5. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Chân dung các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, giới trí thức
thức nghệ nhân, nghệ sĩ
Mến mộ những con người làm nên gương mặt lặng thầm cho đất nước và như để tìm thấy sự đồng cảm trong suy nghĩ và hành động với nhân vật và hơn hết là tình cảm yêu quý ngưỡng vọng những con người tài năng, HPNT dành nhiều trang viết để viết về những nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, giới trí
thức, nghệ nhân, nghệ sĩ. Ở đó “Hoàng Phủ Ngọc Tường thường dựng chân
dung các “tri âm tri kỷ” bằng sương mờ cảm xúc và quãng ngưng tưởng vọng"
[116]. Những cái tên lớn trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Đào Duy Từ, Đặng Huy Trứ... dưới ngòi bút của HPNT, ta mới có thể hiểu hơn về họ qua những trăn trở của nội tâm và qua những bão táp diễn ra trên sân khấu lịch sử mà họ đóng vai trỏ là nhân vật chính trên sân khấu ấy, cả những chọn lựa sống còn đầy đau đớn, trách nhiệm mà họ đã phải thực hiện trước ngã rẽ lớn của cuộc đời. HPNT nói nhiều về sự sự dấn thân hết mình cho sự chọn lựa đầy trách nhiệm của những nhân vật lịch sử: Sự lựa chọn giữa ở lại hay trở về núi để tự trong sạch một mình của Nguyễn Trãi khi trong lòng đang ngổn ngang nỗi nợ nước ơn dân; sự lựa chọn của Ưng Bình Thúc Giạ Thị trong ba lần trở về lớn lao của một đời người: trở về với Dân, về với Đất, trở về với chính mình; sự lựa chọn của Ngô Kha mà theo HPNT là “sự lựa chọn mang tính chung thẩm của người lính ra trận, có thể bị hủy diệt nhưng không bao giờ thất bại” [16, tr.284]. Những trang viết thời kì đầu ông cũng viết về sự chọn lựa
hướng đi cho cuộc đời, trở đi trở lại việc nói đến sự chọn lựa đã là một ám ảnh trong tâm hồn HPNT. Dường như việc lần tìm quá khứ, phân tích sự chọn lựa của các nhân vật lịch sử sẽ giúp ông lí giải tìm hướng đi trong chính cuộc sống hiện đại…
Trong tác phẩm kí của HPNT rất ít khi xuất hiện số đông mà thường chỉ thấy xuất hiện một hay hai nhân vật nhưng HPNT đã biết tiếp cận nhân vật chắt lọc ở nơi sâu nhất của thế giới tâm hồn họ, giúp người đọc thấy được nét riêng trong mỗi cái tên, mỗi gương mặt. Điều đặc biệt nữa là những nhân vật lịch sử được tác giả tái hiện trong tác phẩm, qua cuộc đời, hoặc qua thơ văn của chính họ, ta thấy hầu hết họ đều là người Huế, hoặc ít nhiều liên hệ đến Huế.
Con người xuất hiện trong ký HPNT giản dị không hào nhoáng qua cách sống, qua đời sống của họ ta như được soi trong những tấm gương gột rửa tâm hồn tìm cho mình con đường đi đúng đắn trong cuộc sống. Những
nhân vật cụ thể được đưa ra từ cuộc sống có thật nhưng đã được nhà văn chọn một góc độ thích hợp nhất để tiếp cận nên không có cảm giác gượng gạo hay phô bày. Họ bước vào tác phẩm một cách hồn nhiên chân thật nhất. HPNT viết về các nhân vật lịch sử trong quá khứ không vì tinh thần hiếu cổ, phục cổ mà như là phương cách để góp phần soi chiếu, đánh giá, định hướng thực tại. HPNT ca ngợi những hành động tích cực mẫn tiệp của những nhân vật lịch sử: đó là Nguyễn Trãi một đời lo lắng cho sự an nguy của dân, suốt đời vì lợi ích của dân (Nguyễn Trãi trước những ngã ba thời đại); biết lấy dân làm gốc (Thầy Đào Duy Từ); và Nguyễn Huệ - “một nhà vương đạo mang cái tâm
nhân nghĩa bao trùm cả thời đại ông”; với ước vọng “xây đắp một nền đại
chính để nhân dân sống có hạnh phúc”[16, tr.216], việc dùng người để thực
thi con đường vương đạo của những đấng minh quân; sự nỗ lực không mệt mỏi của con người trong việc tìm tòi những phương thức làm ăn mới theo Đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế, đưa đất nước đi lên (Khái niệm Lê
Minh Ngọc)…
HPNT viết về các anh hùng lịch sử trong sự nối dài tiếp nối có tính chất truyền thống, khơi một mạch chảy thống nhất từ quá khứ đến hiện tại. Qua những sự kiện nhỏ HPNT cũng hình dung ra dòng chảy có tính chất truyền thống ấy: “những anh hùng tráng sĩ của Hoá Châu thời xưa đã tái sinh thành
những con người mà tôi đã gặp trong Huế Mậu Thân” [15, tr.332]. Những
nhân vật trong quá khứ như Hai Bà Trưng, Bùi Thị Xuân, Hoàng Diệu và cả những con người trong thời hiện đại mẹ E, mẹ Thoả, cô du kích Lê Thị Thuận, Trịnh Tam, anh Cầm, anh Lái... trong suốt chiều dài lịch sử gồng trên vai sứ mệnh lịch sử, có những tấm gương thầm lặng lập công mà không mong được báo đáp. Với HPNT, họ là những “Anh hùng xuyên suốt những vở kịch bi tráng của lịch sử vắt qua hai thế kỷ” [15, tr.459]. Họ “Cần sống để hành động, nhưng nếu tình thế không khác đi được thì cái chết trở thành hành động sống sau cùng của người anh hùng”. Trên sân khấu lịch sử diễn ra chiến
tranh dưới nhiều dạng khác nhau, ta bắt gặp trang nam nhi từ bỏ giấc mộng công danh để cầm lấy vũ khí tự định vị bản thân giữa đấu trường của thời đại. Từ hình tượng lẫm liệt của Nguyễn Huệ - người anh hùng hấp thụ nội lực vô địch của nhân dân, đến Từ Hải - hiện thân của lí tưởng anh hùng mang tính
chất không khuất phục (theo cách hiểu của HPNT về nhân vật của Nguyễn Du), rồi HPNT nhận ra: “ ở Từ Hải hình tượng hùng vĩ của Nguyễn Huệ vang
động trong lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du”[16, tr.69]. Dù sinh muộn hơn
song ở Cao Bá Quát “có sự bùng nổ khát vọng vươn tới lí tưởng anh hùng
như là di sản châu báu của thế kỉ trước”; “lí tưởng anh hùng mang bản chất Nguyễn Huệ lớn lên rất nhanh trong tâm thức thời đại của Cao Bá Quát” với
những nội dung như: Tư tưởng nhân nghĩa gắn bó máu thịt với số phận khổ đau của nhân dân dân, nỗi uất hận với bạo quyền, khát vọng đổi mới dân chủ…Sau này lí tưởng anh hùng “còn một ít vang vọng qua Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu, Giai Nhân Kì Ngộ của Phan Châu Trinh,…hoà nhập vào dòng chảy văn học yêu nước của phong trào Cần Vương Văn Thân, Duy Tân, để chuyển hướng lần thứ hai thành cảm hứng anh hùng ca rộng lớn trong văn học hiện đại” [16, tr.76]. Với tinh thần dũng cảm trong chiến đấu và chết trong vinh quang họ là những con người tiêu biểu làm nên diện mạo một dân tộc có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử. Phải chăng, cảm hứng anh hùng ca trong sáng tác của HPNT cũng được khơi nguồn từ đây. Ký của HPNT luôn thể hiện niềm tin về bề dày truyền thống văn hoá và bản lĩnh dân tộc. Ông tìm cho ra dòng chảy của sự sống của những giá trị truyền thống tốt đẹp nối liền những con người Việt Nam từ trong quá khứ đến bây giờ. Có một phát hiện khá thú vị, trên sân khấu lịch sử Việt Nam, các nhân vật trong tác phẩm hay những nhân vật lịch sử có trong thực tế được HPNT cảm nhận ở họ dù có diện mạo riêng song có một điểm chung xuyên suốt như có tính chất tiếp nối giữa những con người này đó là lí tưởng anh hùng và khát vọng đổi mới…giúp bổ sung thêm, làm nên nét tiêu biểu của tính cách Việt. Tất cả đã
Là người cởi mở, sống thân thiết gần gũi với bạn bè văn nghệ sỹ nên giữa HPNT và giới văn nghệ sĩ có mối tương giao tri kỷ hay sự thấu cảm của những tâm hồn. Ông viết về tác phẩm nhân vật của Nguyễn Du, cố gắng phân tích lí giải nỗi ưu tư của Nguyễn Trãi trong sự thấu hiểu khiến ta cảm nhận có sợi dây gắn kết giữa các văn nghệ sĩ của mọi thời đại với tâm thế của những người cùng hội cùng thuyền, tri kỉ tâm giao đồng điệu. HPNT có một loạt các bài viết về Trịnh Công Sơn, Lê Thương, Đinh Cường, Lâm Triết, Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị, Phùng Quán, Bùi Giáng, Nguyễn Trọng Tạo, Ngô Kha… Hầu hết trong số đó là bạn bè một thuở là những con người có tài tự thiết lập cho mình một vị trí xứng tầm trong cuộc đời. Ông đưa ra những nhận xét, những cách cảm nhận rất tinh tế, chính xác, đầy hình ảnh: “Chữ của Bùi Giáng là những chữ bụi bặm thường ngày; hình như người ta vứt đi, và ông
nhặt lên, phủi phủi, hà hơi vào, để đất hoá thành thơ” [16, tr.310]; “…là một
nhà trừu tượng thuần tuý, Lâm Triết từ bỏ mọi biểu hiện của ý niệm chuyển động (thí dụ như tốc độ, động tác, cơn lốc… ) để đưa chuyển động tiềm nhập vào bên trong cấu trúc như một mạch nước ngầm, và đó chính là dạng chuyển động của năng lượng. Ở Lâm Triết, ấn tượng mạnh mẽ vẫn là một chuyển động thầm lặng, mãnh liệt nhưng sâu kín giống như dòng chảy của tâm thức. Hoặc nếu là chuyển động của một vũ trụ nào đó, thì đấy chính là vũ trụ tự tại ở bên trong con người, như lời của chính tác giả “cứ như là những giấc mơ, sẽ không bao giờ hết được”[16, tr.383]…Trong số đó HPNT dành khá nhiều
trang viết về Trịnh Công Sơn (bốn bài viết in trong tập 3 – Tuyển tập Hoàng
Phủ Ngọc Tường) như là sự tri âm mến mộ, tìm đến nét đồng điệu giữa hai
tâm hồn của hai con người sống cùng thời đại như: khát vọng sống, sự nhạy cảm về tính hữu hạn của đời người, tâm thức lãng du qua cõi đời vô thường, xu hướng tìm về cội nguồn minh triết của Phương Đông, níu cái Tâm của mình để sống với đồng loại…
Cái tôi dấn thân nhập thế giàu bản lĩnh ở HPNT có sự đồng cảm sâu sắc với những nhân cách lớn mà phần đông trong số họ đều là những con người bản lĩnh lớn lao, hành động rạch ròi, quyết liệt, có dáng dấp của đấng trượng phu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Trần Cao Vân….Quan điểm sống, tính cách của HPNT phần nào chi phối đến việc chọn lựa nhân vật để viết về họ, dường như ở họ có những nét tính cách quan điểm tương đồng với ông khiến ông tâm đắc và viết rất say sưa. Trong số đó HPNT đặc biệt ngưỡng mộ Nguyễn Công Trứ, HPNT dành tới bốn bài viết để bày tỏ sự thông hiểu về nhân vật này – nói người như muốn nói chính tâm mình. Có lẽ ông tìm thấy ở con người Nguyên Công Trứ phương châm hành xử, tính cách của chính mình trước cuộc đời. Theo ông, ở Nguyễn Công Trứ “có
nhiều con người trong một con người: một nghị lực không lùi bước của quê hương Nghệ Tĩnh, một kẻ sĩ tiết tháo của Bắc Hà, một tài hoa lịch lãm miền Kinh Bắc, một dòng tâm linh sâu thẳm miền núi Ngự sông Hương, một bản lĩnh hành động của phương Nam… và phần còn lại, một tay chơi cuồng phóng của văn hoá hiện đại”[16, tr.234]. Hành động dấn thân của các nhân
vật lịch sử trong quá khứ được soi chiếu qua con mắt của người hiện đại đồng thời ông lấy chính những nhân vật trong quá khứ làm điểm tựa để thấu nhận lí tưởng sống trong con người hôm nay. Chính vì thế qua tư duy phân tích, duy lí và qua cả cái nhìn tâm cảm của HPNT, các giá trị nhận thức được mở theo chiều kích, bổ sung vào đó những giá trị mới. HPNT có cái nhìn khá am tường có cơ sở về cuộc sống con người nhận ra ở họ có sự tiếp nối kế thừa giá trị truyền thống nhưng mặt khác lại là: “cái khát vọng và ý chí của con người muốn phá vỡ quán tính của quá khứ trong tất cả những gì trì kéo và kìm hãm của nó để giành thế chủ động sáng tạo trên hướng mới của cuộc sống”[15,
tr.452]. Trong trang kí của mình HPNT luôn thể hiện niềm trân trọng tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người.