Thiên nhiên trong kí của HPNT là bức tranh tươi đẹp, giàu có vớ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 29)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1 Thiên nhiên trong kí của HPNT là bức tranh tươi đẹp, giàu có vớ

với những phát hiện độc đáo

Tâm hồn HPNT hoà nhập gắn bó với thiên nhiên tìm thấy trong đó niềm vui đôn hậu khi được đắm mình trong vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên. HPNT đưa người đọc bước vào cuộc hành trình qua nhiều vùng miền và

"những sự kiện rải rác nhặt được đây đó dọc đường của một chuyến đi mang tính chất hành hương của tôi chỉ càng gợi thêm nỗi khao khát muốn hiểu biết về một vùng đất nước đúng nghĩa là giàu đẹp" [15, tr.110]. Dưới con mắt của

được ông vẽ lên bằng tình yêu da diết, ngấm sâu, bền lâu. Thiên nhiên có lúc là những phút ấn tượng chợt đến như xúc cảm dấu yêu ban đầu - thiên nhiên như một người tình, có khi đằm sâu vào trong thiên nhiên như được ngả mình vào lòng mẹ trong sự bình yên, được sống với những kỷ niệm đẹp về năm tháng đã qua“về một thiên đường đã mất…đấy là một không gian thơm mùi

cỏ, hoa dại, đất sau cơn mưa…những con đường tôi đã đi qua, và không bao

giờ được đi thêm một lần nữa” [15, tr.809]. Qua thiên nhiên “con người có

thể từ ngôi nhà nhỏ của mình bước vào ngôi nhà lớn của vũ trụ". Cũng như

bao ngọn núi khác của đất nước, Bạch Mã mang trong nó “thông điệp về những giấc mơ thái hòa giữa con người và thiên nhiên nhưng cũng đầy những

ưu tư thế sự” và Côn Sơn cũng là căn nhà vũ trụ để con người trở về “thực

hiện cuộc sống tâm linh trong bản giao hưởng của trời đất” [15, tr.776].

Với tâm thức của một nhà viết ký, thiên nhiên trong ký của HPNT hiện lên chân thực, sống động song cũng đẹp, thơ mộng bởi chúng được nhìn qua lăng kính của người nghệ sỹ tài hoa, luôn mê đắm trước trước cái đẹp của tạo hoá. Trong mắt ông thiên nhiên có sẵn tự trong lòng chúng vẻ đẹp, sự giàu có. Hơn thế, là người con xứ Huế mang trong mình bản chất một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị, HPNT đặc biệt nhạy cảm với cỏ cây, hoa lá…đó

là cả một thế giới hoa mộng trong trẻo, thuần khiết (ý của TS. Ngô Minh

Hiền) mang vẻ đẹp tâm hồn con người phương Đông. Trong ký của HPNT luôn hiện hữu những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đa sắc đến lộng lẫy. Nhìn ngắm dòng sông A- mong trong một buổi chiều yên tĩnh HPNT bất chợt gặp vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên mang màu sắc hội hoạ: “Sườn núi ven sông A- mong chi chít những đám rẫy với nhiều màu sắc: rẫy chưa đốt màu vàng cháy, rẫy già vừa dọn xong màu đất đỏ ửng, lúa ba trăng dậy thì lượn sóng xanh mơn mởn bên cạnh những rẫy ngô trổ cờ màu lục tươi lấp loáng ánh nắng…” [15, tr.21]. Ở một nơi khác, HPNT ghi lại khoảnh khắc của thiên

theo suối như một cơn say nồng của núi non…Cuối thung lũng, suối Đỗ Quyên dừng lại giữa hai bờ dốc đứng đổ xuống ghềnh đá thành những bồn

nước thiên nhiên tuyệt vời” [15, tr.734]. Thiên nhiên luôn được HPNT cảm

nhận những nét đặc trưng nhất ở thời khắc khác nhau trong một ngày, một mùa và có khi là của bốn mùa trong năm. Không gian Huế trong tổng thể núi sông trời đất đã tạo nên sự chuyển đổi màu sắc trong ngày đầy thú vị: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” [15, tr.318]. Núi Ngự sông Hương được cảm

nhận theo mùa ở những nét tiêu biểu đặc trưng nhất:“mùa Xuân còn kéo dài

cái rét và ẩm ướt của mùa Đông năm trước; mùa Thu kéo dài cơn nóng của mùa Hè; mùa Xuân thơm lừng hương lạ của trăm loài hoa; mùa Thu còn rộn ràng màu sắc của cây cỏ” [16, tr.32]. HPNT tìm thấy ở ngọn núi Bạch Mã: “không gian huyền nhiệm kiểu phương Đông với thiên nhiên đầy hoa rừng mùa xuân, nắng rực rỡ mùa hè, và sương khói mộng ảo mùa thu, nơi đó cây và đá sạch như vô nhiễm, mây trời và tiếng suối reo khẽ, đánh động trong tâm linh giấc mộng tiền thân” [15, tr.724]. Thiên nhiên Huế là thế giới thu nhỏ

của tâm hồn Huế. Khu vườn An Hiên của Huế được cảm nhận trong bốn mùa, mùa nào cũng đẹp cũng thơ mộng như như tâm hồn Huế: Mùa Xuân bạn đọc có dịp cảm nhận hết “sức sống kì diệu của Người Mẹ tạo vật…mùa Xuân chợt

như đánh thức dậy cả một thế giới lộng lẫy,rạo rực như một khúc múa rối loạn xiêm áo”[15, tr.377] - Mùa Hạ “khu vườn lãng đãng khói lam mờ. Khói đốt cỏ và lá khô…thiên nhiên ổn định hẳn trong màu lục trầm trầm của lá già…toát ra khí mạnh của nhựa cây” [15, tr.368] - Mùa Thu “khu vườn hiện ra trong vẻ đẹp của trái, càng gợi cho người đi dạo vườn cảm giác kinh khoái

của một phòng trưng bày tranh tĩnh vật” [15, tr.388] - Mùa đông về “dằng

dặc trong tiếng động nghìn trùng của mưa trên lá”; “từ trong đêm lạnh khu vườn bước ra với sắc đẹp tinh khôi, với mai vàng, hải đường, nguyệt quý, hoa trà mi ngậm sương và hoa đào cười gió Đông” [15, tr.390]. HPNT luôn quan

nhất để có được những trang văn có sức nặng thông tin và sự độc đáo trong cách cảm nhận. Dù là thiên nhiên Huế hay con người Huế, bao giờ HPNT cũng viết về Huế bằng tất cả niềm tự hào say mê thường thấy, sau mùa lũ vẻ đẹp lãng mạn, bình yên rất Huế được hiện lên: “những chiếc vó cá lên xuống

lặng lẽ trong nắng ấm; thành phố thoáng vẻ mơ màng trong một mùa hoa bèo nở tím ngát mặt sông hồ” [15, tr.58]. Màu tím là gam màu đặc trưng của xứ

Huế - “nhân loại tím” được HPNT miêu tả với sự tinh tế và thấu hiểu “Huế thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành màu tím, và sông Hương trở thành dòng sông tím sẫm hoang đường như trong tranh siêu thực” [15, tr.675]. Màu tím của thiên

nhiên trở thành nỗi ám ảnh ngấm sâu trong tâm thức Huế:“thỉnh thoảng tôi

vẫn gặp trong ngày nắng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo điều lục với vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện…Đấy cũng chính là màu sương khói trên sông Hương” [15, tr.323]. Kí của HPNT luôn xác lập trong

bạn đọc những giá trị văn hoá mà người ta đã biết hoặc đã quên hoặc chưa được biết đến. Viết về Thành phố và chim, HPNT miêu tả bằng tất cả rung

động trong sâu thẳm tâm hồn của một con người dành trọn cả cuộc đời sống gắn bó với Huế trong tận cùng nỗi thủy chung: "Chưa cần đến âm

nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.

Là thành phố vườn, Huế tràn đầy âm do thiên nhiên ban cho: dàn đồng ca của ve sầu mùa hè, tiếng hát trong và cao vút của ve kim như tiếng đàn viôlông mùa thu, lời nỉ non của côn trùng trong những khu vườn mùa đông, và cả bốn mùa, ôi Huế bốn mùa đầy tiếng chim". Thiên nhiên sống động,

con người – “kẻ cư ngụ trong ngôi nhà lớn của vũ trụ” [86], hoà trong bản nhạc say mê vô tận của đất trời tạo nên chất thơ và nhạc cho trang kí của HPNT mà có nhà phê bình cho rằng HPNT là một trong số ít nhà văn sở hữu những trang kí đẹp và độc đáo đến vậy.

Vẻ đẹp thiên nhiên của nhiều vùng miền như vẫy gọi HPNT, đến với thiên nhiên đất nước với ông là cuộc "hành hương" đầy thiêng liêng, gần gũi

trong tiếng gọi quê hương. Bạn đọc được ngỡ ngàng vẻ đẹp của miền thượng du, trên toạ độ lửa đất lại vẫn nở một “mùa hoa lê trắng cả núi non”; “thành

phố cổ kính ở biên giới, thơm ngát mùi mận chín dưới bầu trời thu có mưa trong nắng” [15, tr.142], hay miên man trong vẻ đẹp trầm mặc của sông

Hương – con sông thuộc về một thành phố duy nhất. Bạn đọc cũng có thể cùng tác giả lênh đênh trên các kênh rạch của miệt rừng đước đất Mũi Cà Mau – mảnh đất trầm mình nơi chân sóng, nơi có cái miên man xanh biếc của rừng tràm, đước, sác, vẹt…hay ăn bữa cơm đậm chất dân tộc và ấm tình người của đồng bào Cà Tu giữa không gian xanh mênh mang của núi rừng. HPNT luôn ám ảnh màu xanh bởi lối sống hoà mình giữa không gian xanh của người Huế: xanh núi non, xanh của trời bể, xanh của dòng sông, bãi cỏ, xanh của những khu vườn cây hoa trái…Trong kí của HPNT gam màu ấy trở đi trở lại có sức lay động tâm thức con người như thẳm sâu nỗi niềm khao khát tan trong cõi vô cùng của vũ trụ: “tôi lên Côn Sơn chỉ để cho đã thèm một màu trời xanh, xanh như một đại dương thăm thẳm ở trên cao và xanh như một thoáng hiện của vô hạn thấp thoáng đâu đó trên trán tôi” [15,

tr.775]. Có lúc gam màu ấy được cảm nhận là: “màu xanh huyền ảo của chiều

miền Tây đẹp như một giấc mơ” [15, tr.21], có khi là màu xanh ngun ngút của

con đê sông Hồng, của những vạt cỏ kéo dài suốt những cánh đồng vùng Yên Phụ, có lúc là màu xanh trải rộng không gian Gò Nổi: “ngan ngát màu xanh của lúa, của dâu, của dòng sông và bầu trời” [16, tr.254], màu xanh biếc của

những khu vườn “một vùng đất trầm mình trong những khu vườn tre trúc xanh biếc, tên là Vĩ Dạ” [20, tr.12]. Thành phố Huế luôn mở ra trong kí của

HPNT không gian xanh vời vợi thêng thang như vậy “thành phố phơi mình giữa non xanh nước biếc, toả rộng linh hồn vô ưu thênh thênh trong hương cỏ”; “cỏ mọc xanh lạ thường, khói đốt toả ra mịt mùng xanh mờ một vùng

ven sông” [20, tr.11]; có lúc ta bắt gặp màu xanh mang dấu ấn của cảm giác

tâm trạng: “còn lại trong tôi chiều nay một bãi cỏ tranh rối bời xanh ngắt đến

đau lòng” [15, tr.174]. Sắc xanh ấy nhiều lúc trải qua sự biến đổi kì ảo thơ

mộng trở thành màu của cảm xúc, của tâm tưởng: “dáng nằm nghiêng của núi

Ariêl chìm trong màu khói xanh thẳm” [15, tr.773];“lòng xiết bao cảm hoài tưởng thấy hiện bóng màu áo của Trần Cao Vân. Ôi! Cái màu xanh thẳm sâu

của Trung Thiên Dịch” [16, tr.254]; “sông vẫn thường xanh, nhưng chính

màu xanh trở mình sau lũ mới lạ lùng, nắng vàng lạnh, và dòng sông vừa xanh trở lại hôm qua, màu lục non trẻ đến chạnh lòng, như một tình cảm nào

thiết tha khôn nguôi trong đời” [15, tr.674]; “cánh thư màu xanh vốn là

ruộng lúa” [15, tr.372]… Không chỉ cảm nhận thiên nhiên bằng thị giác

HPNT mở rộng mọi giác quan để cảm nhận cho hết vẻ đẹp của đời sống, thiên nhiên còn được cảm nhận qua hương thơm đầy tinh tế. Hương thơm thường gắn với một kí ức nào đó của con người nên dễ gợi nỗi nhớ. Hương cốm thường gợi cho con người nỗi nhớ cái se lạnh của Hà Nội khi thu về, Chế Lan Viên đã từng có cuộc viễn du đến với Tây Bắc qua tâm tưởng trong nỗi xúc động khi nhớ về hương nếp xôi ấm lòng người. HPNT cũng có một không gian đậm hương thơm xao xuyến trong những nỗi niềm. Khu vườn An Hiên như níu bước chân con người bởi: “mùi hương dịu ngọt của hoa ngọc lan, hoa chanh bưởi và thoang thoảng trăm thứ hương cây khác” [20, tr.92], mỗi

khi hạ về hương sen Thành nội làm mọi người “như chìm đắm trong hương

sen thơm nồng” [20, tr.75]. Trong miền thương nhớ của HPNT lại là “một

con đường ven sông có thảm cỏ dày, và hương cỏ đêm khuya thơm lạ lùng làm người ta nghĩ đến một nỗi bình yên nào đó không có ở đời”, có lẽ bởi

“hoa thì im lặng, hương chính là tiếng nói riêng của nó” [15, tr.378-379] nên

hương sầu đông tác động mạnh mẽ nhất đến kí ức con người: “mùi hương sầu

đông rất sâu, chạm thấu từng tế bào của trí nhớ và đánh thức trong tôi nhiều điều như đã quên trong đời”[15, tr.789]. Kí của HPNT luôn đằm sâu trong

những cảm xúc mà thiên nhiên đóng vai trò là nguyên cớ đánh thức tâm tư con người. Qua thiên nhiên bạn đọc phần nào thấy được sự tinh tế của HPNT trong cảm nhận và sự điêu luyện của ông trong cách thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Là nhà viết kí, HPNT muốn cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin hiện thực đầy hữu ích. Thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ dưới con mắt thơ và thiên nhiên còn mang trong chúng những giá trị kinh tế, văn hoá khi được nhìn dưới lăng kính khoa học của nhà viết kí. Thả hồn theo không gian hùng vĩ của rừng ngập mặn, nhà viết kí không quên nhiệm vụ cung cấp thông tin về sự giàu có của thiên nhiên, giá trị kinh tế của đước Năm Căn: "Vỏ đước và vỏ già

giàu chất ta nanh trên 24% dùng để nhuộm quần áo và nhuộm lưới" hay "đặc biệt than đước có nhiệt năng rất lớn, mỗi kilôgam than đước cho đến 6.660calo, gấp hai đến ba lần loại than thường, rất quí trên thị trường trong và ngoài nước. Một cây đước bình thường khoảng 20 tuổi, đem hầm cho được 300 kilôgam, rừng Cà Mau là vàng thực sự" [15, tr.117]. Viết về Cà Mau,

HPNT không chỉ miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của rừng ngập mặn, ông còn làm sống dậy âm hưởng vang động của làng biển vào mùa cá, tôm – sông, biển Cà Mau đầy ắp những cá, tôm, sò, hến. Khu rừng Bạch Mã, thung lũng A sao trong kí ức của HPNT, trước khi bị tàn phá bởi chiến tranh là khu rừng đẹp, giàu có bởi các loài thực vật động vật quý hiếm: hoa lan, đỗ quyên, chim trĩ, chồn bay... Lục tung thư viện của cụ Hữu HPNT tìm cho ra, hiểu cho sâu để cung cấp cho bạn đọc những thông tin quý giá về một sản phẩm quốc hồn quốc túy là cây hồi. Trong kí, thao tác của tư duy nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu thể hiện trực tiếp trong văn bản nên sự chuẩn bị tư liệu khá công phu nghiêm túc như đang thực hiện một công trình khoa học. Tác phẩm Rừng

hồi có những đoạn thuyết minh rất rành rọt về cấu tạo, tính chất, công dụng,

giá trị… của cây hồi một cách khoa học và có cơ sở: “ tinh dầu hồi là sản phẩm công nghiệp rất quý trên thị trường thế giới, chứa khoảng 80-90% a-xê-

tôn đông vào khoảng 14 đến 15 độ, có mùi thơm rất dịu dàng và quyến rũ, màu sắc chuyển từ không màu đến vàng nhạt sang đỏ gạch. Tinh dầu được chiết ra bằng cách chưng, quả hồi quý nhất là hồng đại hồi, loại có tám cánh màu nâu đỏ” [15, tr.298]. Dù viết về vùng miền nào HPNT cũng thể hiện

niềm say mê lạ kỳ, miêu tả sự phong phú, giàu có về một vùng đất nước với niềm tự hào phấn khích. Dù đang đứng trên mảnh đất ấy ông thấy vẫn háo

hức “như đất ấy tuồng ở đâu xa đang cất tiếng gọi tôi từ chân sóng của một

đại dương”. Đối với người viết ký tận tâm, niềm đam mê, sự hiểu biết luôn

cần và chưa bao giờ cảm thấy đủ, thoả mãn. Dường như chuyến đi thực tế không làm HPNT thoả khao khát mà càng gợi lên nỗi khát khao trong lòng

“cồn lên nỗi khát vọng được đi tới tận cùng đất nước”[16, tr.141].

Khám phá sâu sắc về đối tượng, tìm tòi đưa ra những phát hiện mới như là một niềm đam mê là cách thể hiện năng lực của nhà viết kí. Nguyễn Tuân đã viết về sông Đà trong niềm phấn khích khi đó là dòng sông duy nhất chảy ngược về hướng Bắc, HPNT lại có phát hiện thú vị khác về thiên nhiên:

“Từ chỗ tiếp cận của dòng hải lưu với vùng biển Thừa Thiên trở ra, những chỗ lồi lõm răng cưa của bờ biển đều hướng mũi nhọn về hướng Bắc, trở vào

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)