5. Cấu trúc luận văn
3.2. Nhìn nhận thiên nhiên, cuộc sống, con người, dưới góc độ
hoá thẩm mỹ, lịch sử, triết học
Trong tâm thức người phương Đông, thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng, và là một trong những đề tài quen thuộc của văn chương. Từ rất sớm con người đã nhận thức được tầm quan trọng của việc con người sống hoà điệu với tự nhiên. Tư tưởng chủ đạo của Chu Dịch – Thiên nhân hợp nhất thực chất lấy thiên nhiên vũ trụ làm trung tâm. Thừa hưởng triết lý cổ nhân theo tư tưởng triết lý phương Đông: "Thiên nhân cảm ứng", con người và
cách riêng song vẫn là sự tiếp nối các giá trị văn hoá văn học của thế hệ đàn anh đi trước. Điểm chung giữa Nguyễn Tuân và HPNT khi cảm nhận về thiên nhiên đó là tình cảm yêu mến tự hào về vẻ đẹp của quê hương, trở về với thiên nhiên như được trở về với cội nguồn giá trị văn hoá. Bên cạnh sự tương đồng, sự cảm nhận về thiên nhiên của hai nhà viết kí này còn có sự khác biệt. Triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất” lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng
nội. Ở Phương Đông người ta đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống tâm linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của con người. HPNT cảm nhận thiên nhiên mang cảm quan phương Đông. Đứng trước thiên nhiên HPNT luôn nhìn ngắm, chiêm ngưỡng, suy nghiệm trong sự mê đắm và
đóng vai của nhà hiền triết hoà hợp với thiên nhiên, cảm xúc chủ đạo của ông
là niềm tự hào ngưỡng vọng đầy thành kính. Khác với HPNT, trong tâm trạng tiếc nhớ NT viết về cái cũ như là để tưởng nhớ hoài niệm, tiếc nuối về quê hương đất nước, cái đẹp đã chìm khuất nay chỉ còn "vang bóng". Cách cảm
nhận của Nguyễn Tuân về thiên nhiên mang đậm dấu ấn cảm quan phương Tây. Đối với phương Tây lại nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể, chúa tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ – thế giới khách quan. Triết học phương Tây lại đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới – tính chất hướng ngoại; còn vấn đề con người chỉ được nghiên cứu để giải thích thế giới mà thôi. Cho nên phương Tây bàn đậm nét về bản thể luận của vũ trụ. Ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, triết học Phương Tây đề cao cái tự nhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người về mặt nhận thức. Nguyễn Tuân đối diện với thiên nhiên trong tâm thế chủ động của một người khám phá chinh phục, hưởng thụ vẻ đẹp với niềm tự hào, xúc
động mãnh liệt. Nguyễn Tuân dụng công viết về cảnh thiên nhiên một mặt để
khẳng định cái tôi, sự tự ý thức về về tài năng của cái tôi như là cách đối chọi với thực tại. Nói như vậy không có nghĩa là HPNT chỉ thuần tuý tư duy theo tư tưởng phương Đông. Tâm hồn của HPNT nhạy cảm, tinh tế, ý thức sâu sắc về giá trị nhân bản đồng điệu với thiên nhiên mặt khác giữa thiên nhiên với bản thân HPNT có sự tồn tại độc lập. Ông dành cho thiên nhiên một vị trí quan trọng trang ký của ông đã từng xuất hiện những cuộc trò chuyện đối thoại với cây cỏ. Cảm quan phương Tây lúc này lộ rõ khi kết hợp với giá trị nhân bản (vốn hiện hữu đậm nét trong tư duy phương Đông), đã làm nên một thế giới nghệ thuật riêng cho kí của ông.
Không gian, thời gian tồn tại của thiên nhiên, cuộc sống trong kí của HPNT có khi là một không gian, thời gian có thực, đang hiện tồn cùng với con người làm thành một thế giới sống đầy ý nghĩa song có lúc là không gian, thời gian của tâm hồn cõi tâm linh, của quá khứ - một thiên đường đã
mất. Ông bộc bạch: “thỉnh thoảng trong cuộc sống vẫn nhận được những
thông điệp từ thiên đường đã mất của tôi, và giống như một hoạ sĩ ấn tượng, tôi nhìn sự vật xung quanh dưới ánh sáng khải thị của những thông điệp ấy”
[15, tr.810]. Những trang tuổi thơ êm đềm nhất trong tuổi thơ HPNT là đi bắt dế những đêm trăng, là không gian thơ mộng thơm mùi hoa cỏ, thả hồn cùng những trang viết Dế mèn phiêu lưu kí để rồi “ con dế mèn của Tô Hoài
đã gieo trong tôi hai hạt mầm sau này lớn lên thành khát vọng của đời
người, ấy là tình bạn và cuộc sống lãng du” [15, tr.812]. Dù là không gian,
thời gian thực hay ảo, hiện tại hay quá khứ ông đều viết về thiên nhiên, cuộc sống không phải để trốn đời hay tiếc nuối mà viết về chúng trong khát vọng được khám phá, hòa hợp để tìm đến phút giây bình yên có ý nghĩa thanh lọc tâm hồn con người và được suy nghiệm cuộc sống đang diễn ra xung quanh, chúng tạo thành mạch chảy cuộc sống có sự tiếp nối, thống nhất. Và hơn thế vì băng qua nhiều không gian, thời gian nên sự trải nghiệm suy ngẫm về cuộc sống trong sự soi chiếu quá khứ hiện tại tương lai sẽ mở ra chiều kích
rộng, sâu sắc hơn nhiều: “thiên nhiên trong cuộc vận động mùa màng kì ảo
của nó in vào tâm hồn thơ bé của tôi một dấu ấn không bao giờ phai mờ; và sau này trở thành một tình cảm bầu bạn không thể thiếu khi tôi nghĩ về một mảnh đất” [15, tr145].
Thiên nhiên mang trong chúng giá trị văn hóa là hiện thân cho sự thân thiện, cho sức sống bền bỉ của một dân tộc. Thiên nhiên vẫn lưu giữ trong lòng sức mạnh nội tại của chúng như chính những con người sống trên mảnh đất ấy, từng ngày bám trụ tranh đấu và yêu thương. Bức tranh thiên nhiên sau chiến tranh được HPNT cảm nhận trong sự trỗi dậy mạnh mẽ biểu tượng cho sức mạnh không dễ khuất phục của con người.
Từ góc nhìn lịch sử - địa lý, con sông của xứ Huế cũng hiện lên trong cảm hứng say mê ngợi ca của nhà văn. Sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” [15, tr.323]. Trong
chiến tranh, nó “biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công” [15, tr.323].
Nhưng khi trở về đời thường, nó lại lặng lẽ, khiêm nhường làm một “người con gái dịu dàng của đất nước” [15, tr.323]. Sông Hương đã không còn đơn
thuần là một dòng chảy địa lý mà cũng như những dòng sông khác trên đất nước Việt Nam, như con người Việt Nam, nó mang trong mình vẻ đẹp truyền thống đã làm thành bản sắc văn hóa Việt “đạp quân thù xuống đất đen/ Súng
gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Các dòng sông là nỗi ám ảnh mong trở về cội
nguồn, về quá khứ lịch sử xa xưa của dân tộc. Trong chiều sâu cảm xúc của HPNT, chúng trở thành niềm trăn trở say mê và xúc động “nỗi say mê riêng,
muốn được tắm mình trong những dòng sông của đất nước...” để xương thịt
và tâm hồn “mãi mãi ướt đẫm chất phù sa nuôi dưỡng”.
HPNT đưa ra những triết luận sâu sắc về quan hệ dòng sông và lịch sử, dòng sông với con người. Nhìn dòng Hương trôi chảy, HPNT liên tưởng đến xưa kia: "Có một người Hy Lạp tên là Hêraclit đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh!” [15, tr.319] hay khi đứng ngắm dòng
thác Xai-tô trên đỉnh Bạch Mã mải miết qua ghềnh, ông lại tự hỏi: “Dòng nước ư, chảy mãi thế sao, ngày đêm không nghỉ, chảy như sông Thù, sông Tứ nơi quê nhà của ông Thánh đã ngồi viết Kinh Dịch...” [15, tr.747]. Ký
của HPNT mang đậm tính triết lý khi nhìn về thiên nhiên, cuộc sống, con người bởi “Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm lớn trong tâm hồn Huế, đến
nỗi nó mang màu sắc triết học” [16, tr.27]. Tiếp nhận sông Hương từ
phương diện triết học, HPNT đã mang cả tâm huyết vẽ nên một dòng sông y như nó vốn có kết hợp với những suy nghiệm:“gắn bó với Huế sau hơn 40
năm nên tác phẩm dù chỉ viết trong 10 ngày nhưng tôi đã nghĩ về nó bằng
nửa cuộc đời của mình” Dưới con mắt của một triết gia ông nhìn thấy ở
thiên nhiên có sự biểu hiện nhất quán giữa cái hằng cửu và biến dịch, giữa cái biến động và tĩnh tại và trong bóng dáng trầm tư của nhà triết học HPNT
suy ngẫm về nỗi bất lực của kiếp người hữu hạn trước dòng trôi vô thủy vô chung của thời gian. HPNT nhìn nhận Côn Sơn chính là “môi trường tiếp
giáp” của tâm hồn con người với cõi vô cùng, là “căn nhà vũ trụ” để
Nguyễn Trãi “thực hiện cuộc sống tâm linh trong bản giao hưởng của trời đất”. Dưới góc độ triết học HPNT luôn nhìn sự vật trong sự chuyển đổi, sự
luân chuyển bốn mùa được cảm nhận trong những phút giây thăng hoa điển hình nhất của mùa cũng được nhìn nhận giúp con người suy nghiệm về cuộc sống, về thời gian: “Cuộc biến ảo diệu kỳ của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong cuốn lịch vĩnh hằng của thiên nhiên viết trên cây cỏ” [15, tr.786].
Trong đĩa hoa cuối đông được điểm xuyết bằng những bông mai trắng bên nụ đào mới hé nơi phòng khách của bà Lan Hữu, HPNT cảm nhận “bóng dáng của mùa Đông đang ra đi trong âm vang xa xôi của mùa xuân sẽ về”
[15, tr.377]. Chúng không đơn giản gợi ra bước đi của thời gian mà còn là
“tất cả niềm cảm hứng tự do”, là “cái nhìn hướng vọng của tâm hồn bà
được nuôi dưỡng “lặng lẽ qua bao nhiêu cái bi và cái hài, cái ảo và cái thực, cái thiện và cái đẹp, giữa tháng năm đất nước đời người” [15, tr.377].
“ Tự nhiên phải trải qua một nghìn năm để đạt tới cứu cánh nội tại của
nó là văn hoá, và văn hoá là báu vật dành cho con người” [15, tr.722] HPNT
có đề xuất vấn đề tái sinh văn hoá thiên nhiên. Cái nhìn thiên nhiên của nhà văn thật tinh tế và chính xác khi nhận thấy thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó, thực sự quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta gọi là giá trị văn hoá tinh thần “trong tác phẩm của HPNT, thiên nhiên nói chung, thiên nhiên Huế nói riêng được quán chiếu trong mối quan hệ tổng hòa với kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc, ẩm thực... mang sắc màu triết học, hòa hợp với con người một cách tuyệt vời”[82].
Từ dòng sông đến con đường, loài hoa đều mang trong chúng giá trị văn hoá, thẩm mỹ đặc trưng từng vùng miền HPNT đọc ra được nét đặc trưng nhất. Với ông mỗi dòng sông là một dòng huyết mạch: “vận hành trong lẽ tuần hoàn vũ trụ và chuyên trở biết bao điều huyền nhiệm của cuộc sống… Sông Hồng là nỗi nhớ về phù sa của đời người, sông Cửu Long là sức mạnh đi tới biển và sông Hương như nỗi hoài vọng về một cái đẹp nào đó chưa đạt
tới ở đời” [15, tr.664]. Thiên nhiên dưới con mắt nghệ sĩ của HPNT là sinh
thể có hồn, mang bóng dáng tâm hồn con người thể hiện quan niệm thẩm mĩ riêng của tác giả. Sông Hương trong con mắt HPNT không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn mang vẻ đẹp của người thiếu nữ, ta đã thấy ít nhất năm lần trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, sông Hương mang những nét
quyến rũ riêng: “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”; “người gái đẹp
nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”; “người tài nữ
đánh đàn lúc đêm khuya”; “giống như nàng Kiều trong đêm tình tự”; “người con gái dịu dàng của đất nước”. Thiên nhiên thường được nhìn dưới góc độ
thẩm mỹ, mang màu sắc hội họa: Phủ lên không gian Huế là màu tím đầy mơ mộng, hay vẻ đẹp chuyển mình của cây bàng được tác giả hình dung như được vẽ bởi bàn tay Van Gogh…
Cách lý giải mối quan hệ con người - cây cỏ, cách ứng xử của con người với cây cỏ trong kí của HPNT mang đậm màu sắc văn hoá, triết lý phương Đông. Thuyết phong thủy, triết lý đạo Phật, quan niệm hòa hợp thiên nhiên của con người hiện diện khắp nơi trong những khu vườn Huế qua hình ảnh chiếc bình phong trước sân, ngôi nhà ẩn mình dưới cây lá cuối vườn, hay qua hành động đầy tính nhân văn của con người như lễ tạ ơn, lễ đeo tang cho cây... Tác giả còn đối thoại với cây cỏ để tìm sự đồng điệu gắn bó, sống với cây cỏ trong một tình bạn lớn để lắng nghe được cả “tiếng nói vô ngôn” của
chúng và chính chúng đem đến cho con người “sự tự do nội tâm”; để cho
“con người có thể từ ngôi nhà nhỏ của mình bước ra ngôi nhà lớn của vũ trụ. Khác với con người khảng khái “ăn sóng nói gió” trong ký Nguyễn Tuân, con người trong ký HPNT thật nhẹ nhàng, lịch lãm, cách ứng xử rất văn hoá họ bước ra từ trong hoa lá, thiên nhiên.
Con người Huế mang đậm dấu ấn văn hoá vùng, được nhà văn nhìn nhận khá sâu sắc tinh tế. HPNT có những phát hiện rất độc đáo bản chất nhất về tính cách con người Huế “là một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị…con người hành động luôn dấn thân rất quyết liệt trong hoàn cảnh thúc bách của lịch sử, nhưng sau đó họ lại quay về sống với tự do nội tâm của
mình” [16, tr.27-28], âm nhạc Huế là “nét mềm mại có tiết tấu buông lơi của
các điệu lý, chất trữ tình trong các điệu hò…nhạc Huế cần không gian thân mật và bóng đêm” [16, tr.25-26], và cả cách ăn uống của người Huế xưa nay đã
nhiều người ca ngợi cách ăn thanh cảnh, thẩm mỹ và tinh tế của người Huế nhưng cũng chỉ có mình HPNT phát hiện ra: cách ăn của người Huế có đặc điểm là "trên cơ sở vật chất khiêm tốn, vẫn chuyển tải những ý tưởng nhân văn
sâu sắc, trong truyền thống văn hoá dân gian Việt Nam" [16, tr.53]. Trong tư
duy thẩm mỹ của người Huế thiên về cái thanh tao, duyên dáng, mềm mại, nhẹ nhàng, xinh xắn, chứ không ưa cái nặng nề, cục mịch...từ trong cách ăn uống đi lại hay đến các công trình cung điện, đền chùa, lăng tẩm được xây
dựng dưới vương triều Nguyễn, không ít cái mang dáng vóc to lớn, đường bệ, nhưng nhìn chung vẫn toát lên nét thanh thoát, trang nhã, hài hoà mang phong thái, nếp tư duy, lối sống, cách ứng xử với môi trường tự nhiên của con người
Huế “Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ
cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách người Hy lạp và La mã, mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên thành một kẻ có văn hóa để có thể tham dự một cách hài hòa vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài lẫn bên trong” [15,
tr.371]. Từ đó, HPNT đọc ra được cái bản chất nhất của văn hoá tâm linh Huế: “Nét ung dung, thảnh thơi từ cõi sống sang cõi chết là một phẩm chất nhân văn của lăng Nguyễn và đấy cũng là phong thái nhẹ nhàng của người Huế đối diện với lẽ sinh tử vô thường của đời người” [ 117, tr. 13].
Dưới góc độ văn hoá, HPNT quan tâm nhiều đến thái độ sống, phương cách ứng xử của con người với thiên nhiên, với bè bạn, với cộng đồng, và trước hết là với chính mình. Đối với thiên nhiên con người không thể đối xử,
thống trị thiên nhiên như kẻ xâm lược thống trị dân tộc khác như một kẻ đứng ngoài thiên nhiên (tác giả dẫn ý câu nói của Mác) mà “sắp xếp tổ chức chúng trở thành kẻ có văn hoá để có thể tham dự một cách hài hoà vào cuộc sống của con người”[15, tr.373] ở một khía cạnh khác, thiên nhiên và con người là
hai thực thể độc lập, chỉ gắn bó với nhau bằng tình bạn thân thiết và tươi
xanh. Trong tác phẩm Hoa trái quanh tôi HPNT đưa ra một dẫn chứng ấn