1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành vi học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

150 5,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Bởi vậy, tôi đặt vấn đề nghiên cứu về hành vi học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhằm tìm hiểu mức độ hội nhập, thích ứng của sinh viên trước những yêu cầu phát triển

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN TRUNG HIẾU

HÀNH VI HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

HÀNH VI HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH : XÃ HỘI HỌC

MÃ SỐ : 60 31 30

Người hướng dẫn khoahọc : PGS-TS Lê Thị Quý

Người thực hiện : Nguyễn Trung Hiếu

HÀ NỘI - 2007

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

18

1 Một số khái niệm và lý thuyết được sử dụng trong đề tài nghiên cứu 18

2 Truyền thống học tập của Việt Nam – Cái nhìn từ chiều cạnh lịch sử 24

3 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế 27

2 Nhận thức của sinh viên về trách nhiệm của mình trước bối cảnh hội

nhập quốc tế

35

3 Nhận thức của sinh viên về cơ hội và thách thức đối với sinh viên

trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trang 4

1 Hành vi học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế 46

1.2 Nội dung học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế 58

2 Những yếu tố tác động và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập của

sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2 Nhiệm vụ của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế 37

Bảng 3 Cơ hội của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế 38

Bảng 4 Tương quan giữa lực học của sinh viên và đánh giá về tầm

quan trọng của kiến thức, thông tin về hội nhập quốc tế

43

Bảng 5: Tương quan giữa trường học và đánh giá về vai trò của

thông tin, kiến thức hội nhập với học tập

44

Bảng 6 Mục đích học tập của sinh viên hiện nay 48

Bảng 7 Mục đích học tập quan trọng thứ nhất, thứ hai và thứ ba của

Bảng 14 Mức độ sinh viên dành thời gian học tập các kiến thức 64

Bảng 15 Tương quan giữa giới và những nội dung sinh viên dành

thời gian học tập

64

Bảng 16 Tương quan giữa khối ngành và việc mức độ dành thời

gian cho các môn học

65

Trang 6

Bảng 17 Tương quan giữa những kiến thức sinh viên còn thiếu với

giới và khối ngành học

67

Bảng 18 Đánh giá về mức độ cần thiết đối của những kỹ năng 68

Bảng 19 Tương quan giữa những kỹ năng sinh viên thường tra dồi

với giới tính, khối ngành

76

Bảng 20 Đánh giá hiệu quả của phương pháp học nhóm 76

Bảng 21 Tương quan giữa khối ngành học và các nội dung được

sinh viên thường xuyên đầu tư thời gian học

77

Bảng 22 Tương quan giữa giới tính và nội dung sinh viên thường

xuyên đầu tư thời gian học

78

Bảng 23 Đánh giá về vai trò của phương tiện thông tin đại chúng

tới hiệu quả học tập

79

Bảng 24 Đầu tư của nhà nước cho giáo dục 81

Bảng 25 Đánh giá ảnh hưởng của các chương trình, chính sách của

Đảng, Nhà nước đối với hoạt động học tập của sinh viên

82

Bảng 27 Đánh giá về hiệu quả của một số nội dung, phương pháp

giảng dạy, học tập trong nhà trường đối với sinh viên trong bối cảnh

hội nhập

89

Bảng 28 Tương quan giữa mức độ tham gia các buổi tọa đàm, trao

đổi về phương pháp giảng dạy, học tập với giới tính và khối ngành

(%)

91

Bảng 29 Tương quan giữa Mức độ động viên, giúp đỡ của gia đình

và điều kiện kinh tế gia đình

95

Bảng 30: Tương quan giữa điều kiện kinh tế gia đình và mức độ gia

đình đáp ứng nhu cầu chi tiêu thêm cho việc học tập

96

Bảng 31: Giải pháp sinh viên cần thực hiện để nâng cao hiệu quả

học tập

97

Bảng 32 So sánh đánh giá của các đối tượng sinh viên về mức độ

cần thiết phải tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học

98

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1 Tỷ lệ nam nữ trong mẫu khảo sát 11

Hình 2 Cơ cấu mẫu phân theo các trường khảo sát 12

Hình 3 Khu vực xuất thân của sinh viên 14

Hình 4 Đánh giá về kinh tế gia đình (%) 15

Hình 5 Mức độ cần thiết hội nhập quốc tế 32

Hình 6 Cảm giác trước bối cảnh hội nhập quốc tế 34

Hình 7 Thách thức của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế 39

Hình 8 Vai trò của thông tin, kiến thức về hội nhập quốc tế với việc

học tập

42

Hình 9 Các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế 44

Hình 10 : Đánh giá về mức độ phù hợp của mục đích học tập với xu

hướng hội nhập quốc tế

53

Hình 11: Mức độ tham gia học nhóm của sinh viên 75

Hình 12: Thời gian tự học của sinh viên 76

Hình 13: Mức độ ảnh hưởng của các chương trình, chính sách của

Đảng và Nhà nước tới việc học tập của sinh viên

81

Hình 14 Số lượng chương trình, hoạt động giảng dạy, học tập có sự

hợp tác quốc tế trong nhà trường (%)

85

Hình 15: Mức độ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của

sinh viên

86

Hình 16: Mức độ tham gia các buổi trao đổi, tọa đàm về phương

pháp giảng dạy, học tập trong nhà trường của sinh viên

90

Hình 17 : Ảnh hưởng của gia đình tới học tập 93

Hình 18: Đánh giá của sinh viên về sự cần thiết phải thay đổi phương

pháp học tập

97

Trang 8

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong hai thập niên trở lại đây, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới Hội nhập giờ đây không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là đòi hỏi cần thiết đối với sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc Đối với Việt Nam, kể từ khi có chính sách đổi mới, mở cửa, quá trình hội nhập quốc tế đã thâm nhập và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như đến mọi thành phần, mọi nhóm xã hội

Là một nhóm nhân khẩu học đặc biệt, thanh niên, trong đó có sinh viên, với tính nhạy bén năng động của mình, luôn là lớp người tiên phong trong việc đón nhận và thích nghi với những luồng gió mới của sự phát triển Nếu coi hội nhập quốc tế là một bước đi mới mẻ của lịch sử xã hội thì thanh niên chính là lớp người dễ hưởng ứng và thích nghi với xu thế đó Đặt trong bối cảnh phát triển hiện nay, khi nhân loại đang bước dần sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức thì đội ngũ sinh viên đóng vai trò rất quan trọng Đây chính là lực lượng đang chiếm giữ những tri thức khoa học tiên tiến để đưa đất nước phát triển theo kịp xu thế chung của thời đại

Hội tụ đầy đủ những tố chất mạnh mẽ và nhiệt thành của tuổi trẻ, đồng thời được trang bị thêm vốn tri thức nghề nghiệp, vốn xã hội phong phú, sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng đón nhận và phát huy những thành tựu phát triển của nhân loại để xây dựng đất nước Đối với sinh viên, hội nhập quốc tế vừa là thách thức, vừa là điều kiện cần thiết để phát triển Hội nhập quốc tế đem đến cho họ một môi trường rộng mở ở đó, những giới hạn, khoảng cách

về không gian địa lý không còn là những cản trở khi các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn nhờ sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ hiện đại Đó là một thế giới hấp dẫn, thu hút sự khám phá của lớp trẻ tràn đầy nhiệt thành và trí tuệ như sinh viên Tuy nhiên, sự thành công trong tương lai phụ thuộc rất

Trang 10

nhiều vào khả năng của họ trong việc hoà nhập, thích ứng và chinh phục thế giới đó

Học tập là hoạt động chủ đạo và cũng là nhiệm vụ chính của sinh viên Trong giai đoạn hiện nay, bằng hoạt động học tập của mình, sinh viên đã có những bước chuẩn bị gì cho con đường hội nhập phía trước? Đồng thời, sinh viên đã nhận thức thế nào về hội nhập quốc tế và vai trò trách nhiệm của mình trong bối cảnh này? Mặt khác, sinh viên phải đối mặt với những trở lực nào trong quá trình hội nhập quốc tế? Đó là các câu hỏi cần tìm kiếm lời giải đáp trong hoạt động học tập của sinh viên trước bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay

Hội nhập quốc tế và vấn đề học tập của sinh viên không phải là những chủ đề nghiên cứu mới mẻ Các công trình nghiên cứu về hội nhập quốc tế đã được nhiều tác giả đề cập tới nhưng phần lớn những nghiên cứu đó thường chuyên sâu vào khía cạnh kinh tế Dĩ nhiên, hội nhập kinh tế là điểm bắt đầu

và cũng là nội dung chính yếu của hội nhập quốc tế song vượt qua phạm vi kinh tế, hội nhập quốc tế đang lan nhanh sang các lĩnh vực khác của đời sống

xã hội Đối với vấn đề học tập, những nghiên cứu liên quan đến chủ đề này thường nằm ở những nghiên cứu về quản lý giáo dục hoặc lý luận về dạy và học

Có thể nói, nghiên cứu học tập của sinh viên trong mối quan hệ với hội nhập quốc tế để thấy được sự tiếp nhận của nhóm xã hội đặc thù này trước nhiệm vụ mang tính thời đại của đất nước là một hướng nghiên cứu mới Bởi vậy, tôi đặt vấn đề nghiên cứu về hành vi học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhằm tìm hiểu mức độ hội nhập, thích ứng của sinh viên trước những yêu cầu phát triển của đất nước, của thời đại thông qua hoạt động học tập của họ Từ đó, nghiên cứu này sẽ đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên để họ có đầy đủ điều kiện, khả năng đưa đất nước phát triển trong xu thế hội nhập

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trang 11

Hội nhập quốc tế là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu không chỉ ở lĩnh vực kinh tế xã hội mà trong cả lĩnh vực giáo dục nhằm thúc đẩy nền giáo dục Việt Nam theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới Những nghiên cứu về chủ đề này thường xoay quanh việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức đối với hoạt động giảng dạy, học tập trong các nhà trường trước xu thế phát triển của thời đại Trước những tác động mạnh mẽ

do hội nhập quốc tế đặt ra, diễn đàn “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập

quốc tế” diễn ra ngày 22-23 tháng 6 năm 2004 do Hội đồng Giáo dục Quốc

gia Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức đã trao đổi, thảo luận về nhiều vấn đề của giáo dục đại học, trong đó có hoạt động học tập của sinh viên Diễn đàn có sự tham gia với nhiều bài viết của các tác giả trong

và ngoài nước Các bài viết đem đến một cái nhìn chung nhất về giáo dục đại học ở nước ta và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động học tập của sinh viên trước những đòi hỏi của hội nhập quốc tế Có thể điểm qua một số bài viết tiêu biểu như:

Bài “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Toản

(Tổng thư ký Hội đồng Quốc gia Giáo dục Việt Nam) đề cập tới những vấn đề tồn tại trong giáo dục đại học hiện nay về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục Đây là những vấn đề đáng quan tâm tìm hiểu bởi chúng có ảnh hưởng rất quan trọng tới hành vi và hiệu quả học tập của sinh viên Tác giả bài viết cũng đề cập tới những tác động từ phía xã hội trong đó có xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, xem đó là những tiền đề, động lực thúc đẩy

giáo dục Việt Nam Tác giả chỉ rõ về xu thế lớn trong thế kỷ XXI - đó là sự

tác động của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, phát triển văn minh trí tuệ đều dựa trên nền tảng năng lực sáng tạo của con người và trở thành cơ hội cho mọi nền giáo dục”

(8, tr.18) Để thích ứng với xu thế phát triển trong thế kỷ mới đòi hỏi hoạt động giáo dục đại học nói chung, hoạt động học tập của sinh viên nói riêng phải có sự đổi mới về nội dung, phương pháp đáp ứng yêu cầu của thời đại

Trang 12

Bài viết “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và chiến lược hội nhập

quốc tế” tại diễn đàn của hai tác giả Bành Tiến Long và Đào Hiền Chi đã

khẳng định rõ vai trò của giáo dục đại học Việt Nam là dẫn đầu trong hệ

thống giáo dục vì giáo dục đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực tri thức và bồi dưỡng tài năng, đồng thời là nơi nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng những tri thức trình độ cao (8, tr.133) Chính vì vai trò quan trọng đó, các tác giả

bước đầu phân tích các giải pháp đổi mới giáo dục để hội nhập quốc tế Có thể nói, bài viết này đưa ra bức tranh chung về những thành tựu của giáo dục đại học Việt Nam Tác giả cũng phân tích những ưu tiên và sự đầu tư của chính phủ dành cho giáo dục, làm cơ sở để đề tài phân tích sự tác động từ phía chính sách, từ đó xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên

Bài “Nhận dạng một số khoảng cách và sự khác biệt giữa thế giới và

Việt Nam về giáo dục đại học trước xu thế toàn cầu hoá” (8, tr.157) của tác

giả Phạm Thụ chỉ ra một số điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam so với các nước trên thế giới về chương trình đào tạo, cách thức tổ chức giảng dạy Những nội dung này gợi mở cho ta những chỉ báo quan trọng về những tri thức, kỹ năng hiện đại đòi hỏi ở người sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hoá

và hội nhập quốc tế

Cũng tại diễn đàn này, bài viết “Chiến lược và giải pháp dành cho giáo

dục đại học chất lượng và tính cạnh tranh toàn cầu” của tác giả Mark Mason

(Đại học Hồng Kông) đã đề cập tới những yếu tố được chứng minh có tác động thúc đẩy hiệu quả học tập Trong các yếu tố mà tác giả chỉ ra, có rất nhiều yếu tố là cơ sở quan trọng để đề tài xây dựng nên những chỉ báo đo lường nội dung và phương pháp học tập của sinh viên Đồng thời, đây cũng là

cơ sở để đề tài so sánh sự phù hợp trong việc học tập của sinh viên Việt Nam với những đòi hỏi chung của thế giới

Không chỉ ở diễn đàn nêu trên, một số nghiên cứu khác cũng góp phần cung cấp cho chúng ta cái nhìn đầy đủ hơn về giáo dục đại học Việt Nam và

những vấn đề đặt ra đối với sinh viên trong bối cảnh mới như cuốn “Về khuôn

mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Phạm Thụ (Nxb Đại học

Trang 13

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005) Cuốn sách này bao gồm hàng chục bài viết của giáo sư Phạm Thụ được đăng trên các sách, báo, tạp chí, hội thảo… với những chủ đề xoay quanh chất lượng giáo dục đại học Việt Nam

và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong điều kiện hiện nay Những giải pháp mà tác giả bàn đến (về đội ngũ giảng viên, về phương pháp, về cơ chế chính sách, về quản lý, về ngân sách v.v ) cung cấp cơ sở quan trọng để đề tài nghiên cứu những yếu tố tác động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập

Nghiên cứu về “Cải cách và chấn hưng giáo dục” do tác giả Hoàng

Tuỵ chủ biên (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005) bao gồm nhiều bài viết của các tác giả xung quanh vấn đề giáo dục Việt Nam bao gồm: miêu

tả hiện trạng, các ý kiến trao đổi và những kiến nghị, đề xuất về vấn đề này Trong cuốn sách này, có hai bài viết đề cập trực tiếp tới giáo dục đại học ở Việt Nam:

(1) Bài viết “Kết quả bước đầu của đổi mới giáo dục đại học” của tác

giả Trần Văn Nhung chỉ ra những yếu kém, bất cập của giáo dục đại học trong đó có việc chưa liên kết giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học; ứng dụng và chuyển giao công nghệ chưa gắn với thị trường và nhu cầu thực tiễn; khoảng cách giữa giáo dục đại học Việt Nam với thế giới vẫn còn rất lớn Điều đó cho chúng ta thấy để có thể thu hẹp khoảng cách này thì việc thay đổi hành vi học tập của sinh viên với những nội dung, phương pháp phù hợp với bối cảnh mới – bối cảnh hội nhập quốc tế – có ý nghĩa to lớn Chính vì vậy, tìm hiểu sự thay đổi trong nội dung, phương pháp học tập của sinh viên trong bối cảnh hiện nay sẽ giúp chúng ta nhận định rõ những điểm yếu, sự thiếu hụt của sinh viên từ đó tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề này

(2) Bài viết “Một số ý kiến về giáo dục đại học ở nước ta” của tác giả

Nguyễn Vũ Đạo đã phân tích sự tụt hậu của giáo dục đại học nước ta so với thế giới và các cải cách cần thực hiện về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập để khắc phục tình trạng tụt hậu đó

Trang 14

Một nghiên cứu khác tuy không trực tiếp bàn về giáo dục đại học ở Việt Nam nhưng lại giúp ta có được cái nhìn về giáo dục quốc tế để từ đó so

sánh với Việt Nam - đó chính là nghiên cứu về “Kinh nghiệm và thành tựu

phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới’ gồm hai tập của tác giả Nguyễn

Tiến Đạt (Nxb Giáo dục, 2006) Tác giả đã đi vào phân tích bối cảnh và sự phát triển giáo dục của các nước trên khắp các châu lục như: châu Mỹ (gồm Hoa Kỳ, Canada, Brazin); châu Phi (gồm Ai Cập, An-giê-ri); châu Đại Dương (gồm Ôxtrâylia, Niu-di-lân), châu Âu (gồm Pháp, Nga, Đức, Anh), châu Á (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ) Tác giả đã phân tích hiện trạng phát triển của nền giáo dục ở những quốc gia này và tác động của nó tới

sự phát triển của mỗi quốc gia Thông qua bức tranh chung về nền giáo dục của các nước trên thế giới, chúng ta có cơ sở để so sánh với nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học của Việt Nam nói riêng Từ đó, chúng ta thấy được những điểm hạn chế và thách thức đặt ra đối với giáo dục đại học cũng như đối với sinh viên của Việt Nam

Trong quá trình xây dựng các chỉ báo đo lường hoạt động học tập của sinh viên, đề tài tham khảo thêm một số nghiên cứu về giáo dục đại học để tìm kiếm những nội dung, tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên

Một trong những nghiên cứu đó là “Giáo dục đại học Phương pháp dạy và

học”(Lê Đức Ngọc, Nxb Đại học Quốc gia, 2005) Trong nghiên cứu này, tác

giả đã đề cập đến nội hàm của chất lượng giáo dục đào tạo đại học về khối

lượng kiến thức và bảy năng lực cơ bản cần có ở sinh viên: Thu thập, phân

tích và tổ chức thông tin; Truyền bá những tư tưởng và thông tin; Kế hoạch hoá và tổ chức hoạt động; Làm việc với người khác và đồng đội; Sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng công nghệ; Cảm thụ văn hoá nghệ thuật (“Giáo dục đại học-Phương pháp dạy và học”,

tr.12) Những nội dung này đã cung cấp cơ sở xây dựng nên những chỉ báo đo lường những kỹ năng cần có trong nội dung học tập của sinh viên hiện nay

Cũng bàn về những nội dung tri thức và kỹ năng cần có đối với sinh

viên trong bối cảnh mới, cuốn “Hành trang thời đại kinh tế tri thức” (Thế

Trang 15

Trường, Nxb Văn hoá thông tin, 2005) đã chỉ ra những điều cần có trong hành

trang của sinh viên khi bước vào thế kỷ mới - đó là: Năng lực tiếp thu tri

thức; Năng lực tiếp thu và xử lý thông tin; Tư duy và năng lực diễn đạt tư duy; năng lực đổi mới; Năng lực tổ chức quản lý; Năng lực hoạt động xã hội

Những nội dung này đem đến cho chúng ta những chỉ báo quan trọng cần đo lường để xem xét việc học tập của sinh viên hiện nay có thể đáp ứng đến mức nào những đòi hỏi cần có đối với thế hệ trẻ thế kỷ XXI

Về mặt lý luận, nghiên cứu về “Giáo dục đại học – một góc nhìn” của tác giả Võ Xuân Đàn (Nxb Đại học quốc gia, 2006) cung cấp những quan

điểm trong lịch sử về giáo dục ở Việt Nam Đây là những nội dung khá quan trọng giúp đề tài xây dựng phần cơ sở lý luận nghiên cứu Mặt khác, trong

phần viết về Các trường đại học với công cuộc đổi mới, tác giả Võ Xuân Đàn

cũng đề cập tới những vấn đề tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, tổ chức quản lý… Đây là những yếu tố được xem xét để đánh giá tác động từ phía nhà trường tới hiệu quả học tập của sinh viên

Cùng chung mảng chủ đề về tiến trình lịch sử của giáo dục Việt Nam,

cuốn “Giáo dục Việt Nam thời cận đại” của Nguyễn Trọng Báu (Nxb Giáo

dục, 2006) đã khái lược sự phát triển của giáo dục Việt Nam trong suốt thời

kỳ từ nhà Nguyễn đến thời kỳ Thực dân và sang thời Cách mạng Đây là cơ

sở tư liệu hữu ích giúp đưa ra cái nhìn khái quát nhất về quá trình phát triển của nền giáo dục nước nhà, làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Nghiên cứu về “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai Vấn đề và giải

pháp” của tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng (Nxb Chính trị Quốc

gia, 2004) đem đến cái nhìn về lịch sử giáo dục việt Nam Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra và phân tích những xu hướng phát triển trong thế kỷ XXI như:

Hình thành xã hội thông tin, Khoa học công nghệ phát triển; Xu thế toàn cầu hoá; Yêu cầu mới của thị trường việc làm Chính xu hướng này đặt ra những

đòi hỏi cao hơn đối với sinh viên Việt Nam để họ có thể thích ứng trước

Trang 16

những thách thức mới của thời đại, vận dụng kiến thức của mình để phát triển bản thân và góp phần xây dựng đất nước

Đề tài cấp bộ KTN 2001-06 về “Hội nhập quốc tế thanh niên trong giai

đoạn hiện nay” (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) do GS.TS Đặng

Cảnh Khanh làm chủ nhiệm tuy không bàn cụ thể vào đối tượng sinh viên mà hướng tới đối tượng rộng hơn - đó là thanh niên - nhưng đề tài giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn nhận thức chung của thanh niên đối với hội nhập quốc tế; những thuận lợi, khó khăn của họ trong quá trình hội nhập quốc tế Đó là những dữ liệu hữu ích cho đề tài trong việc tiến hành tìm hiểu nhận thức, thái

độ của đối tượng thanh niên đặc biệt - đó là sinh viên - đối với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay

Thông qua các tài liệu nghiên cứu, có thể thấy rất nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam nói chung và với sinh viên Việt Nam nói riêng trong thời đại của nền kinh tế tri thức Trước những

cơ hội và thách thức đó, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng tiên tiến, hiện đại với phương pháp học tập hiệu quả là những đòi hỏi cấp bách đó với sinh viên hiện nay Vậy, sinh viên của chúng ta đang học tập những kiến thức và

kỹ năng gì trước những đòi hỏi mới; phương pháp học tập của họ đem lại hiệu quả như thế nào là vấn đề cần nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy sự thích ứng của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu hành vi học tập (thông qua nghiên cứu mục đích, tinh thần học tập; nội dung học tập; phương pháp học tập) của sinh viên trước bối cảnh hội nhập quốc tế; phân tích những yếu

tố tác động tới hành vi học tập và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thời đại

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 17

- Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đế tài nghiên cứu

- Đánh giá nhận thức của sinh viên về hội nhập quốc tế

- Phân tích hoạt động học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

- Phân tích các yếu tố tác động tới hành vi học tập của sinh viên

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

4- Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hành vi học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

5 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

5.1 Giả thuyết nghiên cứu

- Sinh viên hiện nay có nhận thức và thái độ tích cực đối với xu thế hội nhập quốc tế Nội dung và phương pháp học tập của sinh viên đã có nhiều biến đổi

để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tuy nhiên, sinh viên hiện nay còn thiếu những tri thức, kỹ năng hiện đại để có thể thích ứng tốt hơn với sự phát triển của thời đại hội nhập

- Nhà trường cần đổi mới hơn nữa nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập; tăng cường các hoạt động giao lưu hợp tác để thúc đẩy hiệu quả học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trang 18

- Các phương tiện thông tin đại chúng cần phát huy hiệu trong việc cung cấp thông tin liên quan đến hội nhập quốc tế cho công chúng nói chung và sinh viên nói riêng

- Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm và hỗ trợ để cải thiện điều kiện học tập, góp phần thúc đẩy hiệu quả học tập của sinh theo kịp xu hướng hội nhập quốc tế

- Vận dụng một số lý thuyết xã hội học (thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hệ thống) để nghiên cứu hành vi học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập

Các yếu tố bên trong

- Đặc điểm nhân khẩu

học

- Gia đình

HÀNH VI HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN

- Mục đích và tinh thần học tập

- Nội dung học tập

- Phương pháp học tập

Hệ quả: Khả năng thích ứng

và đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế của sinh viên

Nhận thức của sinh viên

về hội nhập quốc tế

Các yếu tố bên ngoài

- Thông tin đại chúng

- Chính sách của Đảng

và Nhà nước

- Nhà trường

Trang 19

6.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích tư liệu:

 Thu thập các nguồn thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục nói chung, học tập của sinh viên nói riêng trước xu thế hội nhập quốc tế;

 Tìm hiểu qua tư liệu các về chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học, về hội nhập để thấy được yêu cầu và vai trò của sinh viên trong tiến trình đó;

 Phân tích kết quả nghiên cứu của một số đề tài khác liên quan đến sinh viên (nêu cụ thể trong từng nội dung, kết quả sử dụng trong đề tài) để

so sánh và góp phần làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu được đặt ra

- Phương pháp định lượng: Thu thập thông tin định lượng bằng bảng hỏi

anket đối với 250 sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội được chia đều theo hai khối trường (Khoa học xã hội và khối Kinh tế – Khoa học tự nhiên) Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên

Số liệu định lượng được xử lý bằng chương trình SPSS

- Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu 08 sinh viên ở một số trường đại học

nhằm làm rõ động cơ học tập và những yếu tố ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên hiện nay Kết quả định tính được xử lý bằng chương trình Nvivo

7 Khái quát về mẫu khảo sát

Giới tính là một chỉ báo nhân khẩu học xã hội quan trọng trong các khảo sát, phân tích của nghiên cứu xã hội học Đối với mẫu khảo sát của đề tài, trên tổng số 250 sinh viên tham gia trả lời bảng hỏi có 84 trường hợp là nam giới (chiếm 33,6%) và 166 trường hợp là nữ (chiếm 66,4%)

Trang 20

Cơ cấu trường và ngành học

Tớnh đến hết năm 2006, cả nước cú tổng số 255 trường đại học và cao đẳng, trong đú, cú 151 trường cao đẳng và 104 trường đại học Phần lớn cỏc trường đại học, cao đẳng của nước ta thuộc hệ thống cụng lập, chỉ cú 34 trường chiếm 13,3% thuộc nhúm ngoài cụng lập Trong giai đoạn năm năm 2001-2006, số lượng cỏc trường đại học, cao đẳng liờn tục tăng (trung bỡnh mỗi năm tăng thờm khoảng 8% và cú xu hướng năm sau tăng cao hơn năm trước) So với năm học 2001-2002, năm học 2002-2003 số trường cao đẳng tăng thờm 6,14% Cựng trong thời gian này, tổng số trường đại học tăng thờm 5,2% Tuy nhiờn, theo thống kờ gần đõy, trong năm học 2005-2006, tổng số trường cao đẳng tăng 10,22%, đại học tăng 11,83% so với năm học trước Sự gia tăng này diễn ra ở cả hai nhúm cụng lập và ngoài cụng lập, nhưng tốc độ tăng của cỏc trường cụng lập cao hơn

Trong khuụn khổ luận văn với quy mụ mẫu nhỏ, khảo sỏt được triển khai trờn 4 trường với kết quả thu được như sau: Học viện Bỏo chớ và Tuyờn truyền cú 60 phiếu khảo sỏt; Đại học Ngoại thương cú 70 phiếu khảo sỏt; trường Đại học Khoa học Tự nhiờn cú 60 phiếu từ cỏc sinh viờn, Viện Đại học

Mở cú 60 phiếu

Hỡnh 2: Cơ cấu mẫu phõn theo cỏc trường khảo sỏt

33.6 66.4

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nam nữ trong mẫu khảo sát

Tỷ lệ: %

Nam Nữ

Trang 21

Hiện nay, sự phân chia chuyên ngành đào tạo của hệ thống giáo dục Việt Nam tương đối đa dạng Sự ra đời và phân tách của nhiều bộ môn khác nhau khiến cho những quan điểm về phân chia các ngành học khó có thể thống nhất Tuy nhiên, những phân chia mang tính thời điểm do sự lớn mạnh của một vài chuyên ngành trong những khoảng thời gian nhất định không thể đem lại một cái nhìn hệ thống logic Trong khuôn khổ luận văn của mình, tôi dùng cách phân chia đơn giản là phân chia theo nhóm các bộ môn khoa học

cơ bản là Khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Theo cách phân chia đó, các chuyên ngành đào tạo của những sinh viên trả lời phiếu hỏi được quy về hai ngành Khoa học xã hội và Kinh tế – Khoa học tự nhiên

Do định hướng lựa chọn ban đầu, trong kết quả khảo sát tỷ lệ những sinh viên của ngành Khoa học xã hội và ngành Kinh tế - Khoa học tự nhiên có

số lượng cân bằng, cùng chiếm 50% tổng số dung lượng mẫu Sự phân chia này đảm bảo cho những phân tích so sánh sử dụng biến ngành học được thuận tiện và rõ ràng hơn Như vậy, có 125 sinh viên đang theo học các ngành Khoa học xã hội và 125 sinh viên học các chuyên ngành Khoa học tự nhiên trong tổng số 250 đối tượng khảo sát

Đào tạo đại học là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân Mỗi năm học tại giảng đường đại học đều đánh dấu sự trưởng thành của sinh viên về kiến thức, kinh nghiệm và nhận thức chứ không

HV B¸o chÝ 24.0%

§H Ngo¹i th-¬ng 28.0%

§H KHTN 24.0%

ViÖn §H Më 24.0%

Trang 22

đơn thuần chỉ là sự khác biệt về tuổi tác Do đó, trong những phân tích tiếp theo, biến số năm học sẽ được đưa vào như một chỉ báo so sánh quan trọng

Trong tổng số 250 sinh viên tham gia trả lời bảng hỏi có 84 người đang học năm thứ nhất (chiếm tỷ lệ 33,6%); có 75 người đang học năm thứ 2 (chiếm tỷ lệ 30%); có 54 người đang ở năm học thứ 3 (chiếm tỷ lệ 21,6%) và

có 37 người đã bước sang năm thứ 4 của giảng đường đại học (chiếm tỷ lệ 14,8%)

Bảng 1: Cơ cấu sinh viên theo năm học

Năm học (Sinh viên) Số lượng Tỷ lệ (%)

Một đặc thù khác của sinh viên cần được đưa vào trong nghiên cứu đó

là thông tin về khu vực sinh sống Kết quả khảo sát phản ánh tương đối gần với tình hình thực tế Trong tổng số 250 sinh viên, có 83 người (chiếm 33,2%) đến từ các khu vực thành thị; có 164 trường hợp (chiếm 65,6%) đến từ khu vực vùng nông thôn (3 trường hợp không cung cấp thông tin chiếm 1,2%) Như vậy, lượng sinh viên xuất thân từ nông thôn lớn gấp 2 lần so với các sinh viên sinh sống ở thành thị

Hình 3: Khu vực xuất thân của sinh viên

65.6%

33.2%

1.2%

Trang 23

Những đặc thù về lối sống gắn với địa vực sinh hoạt có thể là nhân tố

có tác động nhận thức, lối sống và quan điểm học tập của sinh viên Trong một số hoàn cảnh, nó cũng có khả năng tác động gián tiếp đến cơ hội và tính tích cực học tập của sinh viên

Điều kiện kinh tế là một chỉ báo khó đo lường trong hầu hết những cuộc điều tra xã hội học Các phương thức đo lường từ đơn giản đến phức tạp,

từ khái quát đến chi tiết đều có những sai số nhất định Tuy nhiên, kinh tế luôn là một nhân tố rất quan trọng trong phân tích xã hội nên tất cả các cuộc nghiên đều tìm cách lượng hóa một cách chính xác nhất Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tôi chỉ đánh giá về hoàn cảnh kinh tế của khách thể nghiên cứu thông qua những nhận định chủ quan của chính họ về mức sống của gia đình mình Đánh giá theo cách này có những hạn chế nhất định do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân nhưng mặt khác, nó có thể khai thác được tính chủ quan của khách thể khi tự nhận xét về điều kiện kinh tế của gia đình mình Trên cơ sở đó, đề tài tìm hiểu xem yếu tố kinh tế gia đình đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động học tập của sinh viên

Phần lớn những sinh viên trả lời bảng hỏi đánh giá kinh tế gia đình mình ở mức trung bình (chiếm 79,6%) Tỷ lệ những sinh viên tự nhận mình sống trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả chỉ chiếm 8,8% Những sinh viên đang phải đối mặt với vấn đề kinh tế gia đình khó khăn chiếm 10,8% trong tổng số sinh viên được hỏi

Hình 4: Đánh giá về kinh tế gia đình (%)

Trang 24

Lực học

Bước vào giảng đường đại học, sinh viên phải đối mặt với những khó khăn về thay đổi phương pháp học tập Những kinh nghiệm học tập đã đạt được hiệu quả cao từ thời kỳ phổ thông khó phát huy được hiệu quả cao trước những yêu cầu, đòi hỏi của việc học tập ở bậc đại học Phần lớn các sinh viên trong năm học đầu tiên đều được thầy cô và các thế hệ sinh viên đi trước hướng dẫn cách tiếp cận học tập theo phương pháp mới Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có thể nhanh chóng tiếp thu và thay đổi phương pháp học tập một cách hợp lý để đạt kết quả học tập tốt ngay trong thời gian đầu Trong tổng số sinh viên được hỏi, chỉ có 5,6% sinh viên có kết quả học tập ở mức Giỏi Phần lớn sinh viên có học lực khá (chiếm 42%0 Những sinh viên

có kết quả học tập ở mức trung bình cũng lên tới 39,2%

So sánh giữa các đối tượng sinh viên, nhóm sinh viên năm thứ ba, thứ

tư có kết quả học tập tốt hơn nhóm sinh viên năm thứ nhất và thứ hai Tỷ lệ sinh viên có lực học Khá và Giỏi của các sinh viên năm thứ ba và thứ tư cao hơn nhiều so với sinh viên năm thứ nhất và thứ hai (tỷ lệ sinh viên có lực học

Khá và Giỏi của nhóm sinh viên năm thứ ba và thứ tư là 81.5%, trong khi con

số này của nhóm sinh viên năm thứ nhất và thứ hai chỉ có 49.5%)

8 Kết cấu luận văn

Phần mở đầu

8.9

80.210.9

Trang 25

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5 Giả thuyết nghiên cứu và sơ khung lý thuyết

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Giới thiệu về mẫu khảo sát

8 Kết cấu luận văn

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

1 Một số khái niệm và lý thuyết được sử dụng trong đề tài nghiên

1 Nhận thức chung của sinh viên về hội nhập quốc tế

2 Nhận thức của sinh viên về trách nhiệm của mình trước bối cảnh hội nhập quốc tế

3 Nhận thức của sinh viên về cơ hội và thách thức đối với sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

4 Sự tác động của các nguồn thông tin đến nhận thức của sinh viên

về hội nhập quốc tế

Chương 3 Hành vi học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

1 Hành vi học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trang 26

2 Một số yếu tố tác động và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Kết luận và khuyến nghị

Trang 27

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

Cơ sở lý luận của đề tài

1 Một số khái niệm và lý thuyết được sử dụng trong đề tài nghiên cứu

Một số khái niệm

- Hội nhập: Hội nhập là quá trình các yếu tố, các thành phần mới gia nhập

vào một hệ thống sao cho những yếu tố, những thành phần mới đó có những nét tương đồng với những yếu tố, những thành phần đã tồn tại trong hệ thống Trong xã hội hiện đại, hội nhập đã trở thành một mục tiêu hướng tới, thậm chí

đó là một trong những tiêu chí đo lường sự phát triển, tiến bộ của quốc gia

Trong xã hội học, hội nhập được coi như một quá trình xã hội trong đó

cá nhân với những địa vị, vai trò nhất định do xã hội gán cho được tiếp nhận vào trong hệ thống xã hội Mức độ hội nhập của hệ thống được đánh giá thông qua sự chấp thuận của hệ thống đối với những phần tử mới gia nhập (theo David Jary và Julia Jary, 1991) Hội nhập cũng chính là việc cá nhân trải nghiệm ý nghĩa thuộc về nhóm xã hội hay tập thể do những giá trị, chuẩn mực, niềm tin của chúng

Hội nhập là khái niệm được E.Durkheim sử dụng rất nhiều trong xã hội học của ông Đây chính là một trong hai biến số được ông sử dụng khi giải thích sự thay đổi về tỷ lệ tự tử Theo Durkhiem, sự thiếu hội nhập giữa cá nhân với các nhóm chính là nguyên nhân của loại hình tự tử do vị kỷ Hội nhập còn được xem là thể chế đặc biệt thúc đẩy hành vi bổ xung và phối hợp với nhau của các tiểu hệ thống trong xã hội Sự phát triển của các thể chế hội nhập kiểu này (ví dụ như ngôn ngữ chữ viết, các hệ thống luật pháp chính thống) là một trong những điều kiện tiên quyết về mặt chức năng (những đòi hỏi về mặt chức năng) đối với các hệ thống xã hội Nó cũng là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển xã hội được bàn đến trong thuyết hậu tiến hoá

Trang 28

Việc sử dụng khái niệm hội nhập theo những nghĩa trên là đặc trưng của thuyết chức năng, đặc biệt là trong nghiên cứu sau này của Talcott Parsons

- Hội nhập quốc tế: Là sự tham gia của mỗi quốc gia vào quan hệ đối ngoại

hợp tác và liên kết trong phạm vi khu vực và toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội (9, tr.6) Hội nhập luôn bao gồm hai mặt tiếp nhận và tham gia - đó là tiếp nhận những thành tựu của thế giới vào để phát triển quốc gia

và tham gia đóng góp vàp sự phát triển chung của toàn nhân loại

- Hành vi: Là sự thay đổi, vận động và phản ứng của các thực thể, cá nhân

hoặc hệ thống hoạt động trong bối cảnh cụ thể (19, tr.38)

- Học tập: Theo Đại từ điển tiếng Việt, học tập là học và rèn luyện cho có tri

thức, cho giỏi tay nghề (17, tr 829)

- Sinh viên: Là người đang học ở bậc đại học (17, tr.1448)

Những lý thuyết được vận dụng trong đề tài nghiên cứu

Thứ nhất là nguyên lý tính hệ thống Nguyên lý này biểu hiện ở mâu

thuẫn tính thống nhất giữa tính chỉnh thể và tính phức thể của hệ thống Tính chỉnh thể cho thấy hệ thống là một khối thống nhất Nó bao hàm trong nó tính trồi (tức là hệ thống tạo ra cái mới và tính kiềm chế) Đó là các yếu tố của hệ thống liên kết, hạn chế lẫn nhau Sự thay đổi của một bộ phận trong hệ thống

Trang 29

dẫn tới sự thay đổi của các bộ phận khác Tính phức thể lại cho thấy hệ thống

là một thứ phức tạp do chính sự phức tạp của các phần tử bên trong hệ thống

và của các mối quan hệ giữa các phần tử đó

Thứ hai, nguyên lý về tính cân bằng nội tại Nguyên lý này chỉ ra rằng

mọi hệ thống đều hướng tới sự cân bằng, đó là biểu hiện của sự ổn định

Thứ ba, nguyên lý thích nghi và phản hồi Nguyên lý này cho thấy hệ

thống luôn phải tìm cách thích nghi với môi trường Khi môi trường biến đổi thì hệ thống cũng phải tìm cách biến đổi theo Đó chính là sự thích nghi của

hệ thống

Thứ tư, nguyên lý tự biến đổi tương đối Nội dung này biểu hiện ở khả

năng tự vận động, biến đổi của hệ thống do tính liên kết theo chiều sâu của từng yếu tố bên trong hệ thống

Tựu chung lại, lý thuyết hệ thống thể hiện rõ một số quan điểm chủ đạo, đó là coi xã hội là một hệ thống đặc thù, tồn tại và biến đổi trong sự thống nhất mâu thuẫn giữa cơ cấu xã hội và hành động xã hội; chức năng xã hội và hành động xã hội; chức năng, cơ cấu xã hội và tiến hóa, phát triển xã hội; thích nghi môi trường và chinh phục môi trường

Vận dụng lý thuyết hệ thống vào phân tích vấn đề học tập của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế có thể coi xã hội chúng ta chính là một hệ thống rộng lớn đang vận động trong môi trường hội nhập quốc tế Mỗi cá nhân, trong đó có sinh viên, là những tiểu hệ thống tồn tại trong hệ thống xã hội đó Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường xã hội có sự hội nhập quốc tế đòi hỏi sinh viên bằng những hoạt động thực tiễn của mình (mà hoạt động chủ đạo của sinh viên chính là hoạt động học tập) tạo ra những cơ chế, cách thức để thích nghi và hội nhập với sự phát triển xã hội Đặt vấn đề này vào nghiên cứu chúng ta cần quan tâm xem xét đến hai chiều cạnh Thứ nhất, với tư cách là những tiểu hệ thống, sinh viên hiện nay đã và đang học tập như thế nào để thích ứng với môi trường của hệ thống rộng lớn – môi trường hội nhập quốc tế của xã hội Thứ hai, môi trường xã hội đó với những tiểu hệ

Trang 30

thống khác của nó (gia đình, nhà trường…) có sự phản hồi như thế nào đối

với việc thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động học tập của sinh viên

Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Lý thuyết lựa chọn hợp lý là lý thuyết xã hội học được khởi nguồn từ kinh tế học cổ điển Khởi thuỷ của thuyết lựa chọn hợp lý chính là lý thuyết trò chơi trong kinh tế học Theo đó, người ta coi đời sống xã hội có thể được giải thích chủ yếu như là kết quả của “những sự lựa chọn hợp lý” của các cá nhân và các tác nhân hành động

Lý thuyết lựa chọn hợp lý được James S Coleman phát triển lên thành một lý thuyết xã hội học Ông chính là người sáng lập ra tờ báo “Sự hợp lý và

xã hội” năm 1989 và công bố cuốn “Các nền tảng của lý thuyết xã hội học” năm 1990 Theo Coleman, lý thuyết lựa chọn hợp lý là lý thuyết duy nhất có khả năng tạo ra một mô hình hoà hợp Nó không quá thiên lệch về một thái cực nào đó giống các lý thuyết vĩ mô (thuyết xung đột, thuyết chức năng) Bởi vậy, lý thuyết lựa chọn hợp lý đã khẳng định được những điểm mạnh riêng của mình trong hai thập kỷ gần đây, khi mà các lý thuyết vĩ mô bất đồng với nhau và thể hiện nhiều điểm hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề vĩ mô của xã hội Vận dụng lý thuyết này, Coleman đã lý giải các hiện tượng, các vấn đề vĩ mô nhưng từ cơ sở cấp độ vi mô

Tâm điểm của lý thuyết này là các chủ thể hành động (các agent hay còn gọi là các actor) Khi hành động, các chủ thể đều hướng tới những mục tiêu nhất định Các chủ thể khi lựa chọn hành động luôn tìm cách để tối đa hoá lợi ích của mình Để làm được điều này, theo Coleman, trong quá trình hành động, các chủ thể phải sử dụng đến những tiềm năng khác nhau Điều đó chi phối tới kết quả hành động của mỗi cá nhân Bên cạnh những tiềm năng nội tại của bản thân, các chủ thể hành động còn chịu sự tác động của ngoại cảnh - đó chính là sự ảnh hưởng từ phía các thiết chế xã hội Tất cả những nhân tố đó quy định sự lựa chọn mục đích, hành vi và cách thức tổ chức hành động của mỗi chủ thể

Trang 31

Vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý vào đề tài nghiên cứu có thể coi sinh viên chính là những chủ thể hành động trong đó, hành động chủ đạo của

họ chính là hoạt động học tập Tuy nhiên, mỗi người có những định hướng, động cơ, mục tiêu và cách tổ chức hoạt động để đạt mục đích đó khác nhau Không phải sinh viên nào cũng coi học tập như là một giá trị để mình theo đuổi và phấn đấu Sự lựa chọn này của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong (của bản thân) và bên ngoài (từ phía môi trường gia đình, nhà trường và

xã hội) Không những thế, trong bối cảnh hội nhập, ngày càng có nhiều tri thức mới, kỹ năng mới và phương pháp học tập mới thâm nhập vào môi trường học tập Điều đó đặt sinh viên đứng trước rất nhiều cơ hội Lựa chọn nội dung học tập nào, phương pháp học tập nào để trang bị cho mình có được đầy đủ tri thức cần thiết trước những đòi hỏi, thách thức gay gắt của xu hướng hội nhập là vấn đề đặt ra đối với sinh viên hiện nay Để có thể có được sự lựa chọn đúng đắn đó, để tối đa hoá được lợi ích của mình trong học tập đòi hỏi bản thân sinh viên phải phát huy một cách hiệu quả những tiềm năng của mình (như khả năng, sự nỗ lực của bản thân…) Đồng thời, sự hỗ trợ từ phía gia đình, thầy cô và các chính sách của Đảng, Nhà nước cũng là những tác nhân có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi để

sinh viên đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại hội nhập

2 Truyền thống học tập của Việt Nam – Cái nhìn từ chiều cạnh lịch sử

Coi trọng việc học tập, cần cù trong học tập là những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Từ những năm cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thứ III, việc học hành của Việt Nam đã được bắt đầu dưới thời cai trị đất Giao Chỉ của Sĩ Nhiếp (khoảng năm 187-226) Bởi vậy, ông được người đời sau tôn xưng là Nam Bang học tổ

Từ thế kỷ thứ X, khi đất nước bước vào thời kỳ độc lập, việc học tập ở

nước ta bắt đầu được tổ chức quy mô Tác giả Phan Ngọc trong cuốn Bản sắc

văn hoá Việt Nam (Nxb Văn hóa thông tin, 2004), việc học dưới thời phong

kiến ở Việt Nam không chỉ bó hẹp trong các triều đình mà nó mở ra tới tận

Trang 32

các làng xã Học hành ở làng xã do người dân tự đóng tiền gạo để tổ chức cho con em mình Bởi vậy, phong trào học tập được diễn ra khá rộng rãi Trong cuộc đời, người ta có thói quen dành ra một số năm nhất định cho việc học hành Nó hình thành nên truyền thống học tập của dân tộc Việt Nam Chính

vì thế, dưới triều đại phong kiến, tỷ lệ người dân Việt Nam biết chữ cao hơn

cả tỷ lệ này ở nhiều nước châu Âu trước cách mạng tư sản Coi trọng việc học tập cũng được thể hiện qua quan điểm của một số nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử

Cũng trong cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam, ông đã phân tích nội dung

học tập dưới thời phong kiến - đó là cách học khiến nhiều người biết chữ nhưng trình độ am hiểu học vấn lại không cao Đầu tiên người ta dạy cho

người học Tam tự kinh rồi học Sơ học vấn tân; Ấu học ngũ ngôn thi; Dương

tiết; Minh tâm bảo giám Đó là những sách có vần nên người học rất dễ nhớ

Sau đó, người ta dạy đến Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung)

Sau khi học xong Tứ thư, người học sẽ học đến câu đối Lối học đó lấy sách quyết định tất cả, làm người học mất hẳn óc suy nghĩ độc lập Cách học tập như vậy đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người dân Việt Nam, hạn chế khả năng sáng tạo của con người trong học tập Điều đó ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng tới thế hệ hôm nay

Nửa cuối thế kỷ XIV, khi nhà Trần rơi vào cuộc khủng hoảng trên mọi phương diện, Hồ Quý Ly đã lên nắm quyền Để khôi phục lại chế độ đang bị

sa sút, ông đã cho tiến hành cải cách đất nước trong đó có cải cách giáo dục Quá trình này diễn ra trong khoảng 15 năm (1392 – 1406) Theo Võ Xuân Đàn (2006), dưới thời cai trị của mình, Hồ Quý Ly đã cho biên soạn, dịch và giải thích nhiều cuốn sách được coi là sách kinh điển của thời bấy giờ như Tứ Thư, Ngũ Kinh Một số cuốn sách cũng được ra đời như Minh đạo, Quốc ngữ thi nghĩa với nội dung giáo dục mang tính thực tiễn, sáng tạo hơn chứ không phải là những câu nói mang tính lý thuyết Dưới triều nhà Hồ, việc học hành được mở rộng xuống dưới các địa phương hình thành nên hệ thống trường

Trang 33

lớp ở rất nhiều nơi Bởi vậy, khi nhà Hồ mở thi tuyển chọn người tài vào năm

1405 đã có tới 170 người đỗ đạt

Sang triều đại nhà Lê, quan điểm về giáo dục và học tập được thể hiện

rõ tư tưởng của Nguyễn Trãi và đặc biệt là của vua Lê Thánh Tông Đối với Nguyễn Trãi, nội dung tư tưởng giáo dục của ông là hướng về dân tộc, về nhân dân, giáo dục nhân nghĩa với thế hệ trẻ Theo ông, giáo dục là phải dạy cho người cầm quyền biết hướng tới dân; đào tạo cho thế hệ trẻ trở thành người có ích cho đất nước Nội dung giáo dục là giáo dục đạo đức, lòng nhân

ái, thương dân, giáo dục đạo lý làm người, ý thức cần cù lao động Những nội dung này được ông thể hiện rất rõ qua một số tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Phủ núi Chí Linh

Đến triều đại Lê Thánh Tông, nền học vấn của phong kiến nước ta đạt đến độ cực thịnh Vua Lê Thánh Tông cho xây dựng thư viện để in sách và cất giữ sách vở (gọi là Bí thư khố) Cũng theo Võ Xuân Đàm, cứ ba năm, vua

Lê Thánh Tông cho tổ chức một kỳ thi tiến sĩ chọn tam khôi Trong 38 năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã tổ chức được 11 khoa thi Đinh, đào tạo được 4 đình nguyên, 9 trạng nguyên, 9 bảng nhãn, 9 thám hoa và 457 tiến sĩ Để tôn vinh nền học vấn của nước nhà và biểu dương những người có thành tích học tập, năm 1442 ông cho xây dựng Văn Miếu để ghi danh những người đỗ tiến

sĩ Những người đỗ đạt thời đó được tổ chức lễ xướng danh vinh quy bái tổ Những chính sách coi trọng việc học tập đã thúc đẩy phong trào học tập trong

xã hội Việt Nam Số người dự thi ngày một cao Năm 1463 có 1400 người dự thi thì đến năm 1475, số người dự thi đã lên tới 3000 người Điều này cho thấy dân trí Việt Nam thực sự được mở mang dưới một số triều đại phong kiến Tuy nhiên, do chủ yếu chỉ giao lưu với Trung Quốc nên giáo dục Việt Nam thời này chủ yếu chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc

Sang thời kỳ hiện đại, vấn đề học tập ngày càng được coi trọng Ngay sau khi giành độc lập, Hồ Chủ Tịch đã dành sự quan tâm đặc biệt tới việc học hành của nhân dân để giệt giặc dốt Giặc dốt được Hồ Chủ Tịch coi còn nguy

Trang 34

hiểm hơn so với giặc ngoại xâm (diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm) Ngày 8/10/1946 Người ký sắc lệnh thành lập ngành sư phạm để chăm lo đào tạo đội ngũ thầy cô giáo cho các bậc học Người cũng cho mở các lớp bình dân học vụ để xoá nạn mù chũ cho người dân Việt Nam Bản thân tư tưởng của Hồ Chủ Tịch cũng có nhiều quan điểm về phương châm học tập Khi Người còn sống, hàng năm, vào ngày khai trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gửi thư chúc mừng các cháu học sinh nhân ngày khai trường để động viên tinh thần học tập cho các cháu học sinh – những chủ nhân tương lai của

Tổ Quốc

Trong điều kiện hiện nay, khi xã hội bước vào kỷ nguyên của nền kinh

tế tri thức, giáo dục được coi chính phủ Việt Nam coi là quốc sách hàng đầu Bởi vậy, Đảng và Nhà nước có nhiều chương trình, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy và học tập Trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học cho sinh viên có vai trò rất quan trọng Điều này cũng được thứ

trưởng bộ Giáo dục Trần Văn Nhung chỉ rõ: “Giáo dục đại học có vai trò dẫn

đầu trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế vì nó đào tạo ra nhân lực tri thức và bồi dưỡng tài năng trình độ cao; chất lượng đào tạo nghiên cứu khoa học và triển khai, ứng dụng của trường đại học có tác động ngày càng lớn đến sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế” (15, tr.26) Để thích ứng

được với những đòi hỏi của xu thế hội nhập quốc tế, việc phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam kết hợp với những nội dung, phương pháp học tập hiện đại là một vấn đề cấp bách đối với sinh viên hiện nay

3 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế

Ngày nay, hội nhập đã trở thành một xu hướng tất yếu của thời đại cũng như của mỗi quốc gia Thực tiễn đã cho thấy những thành tựu to lớn trên mọi phương diện kinh tế – văn hoá - xã hội mà nước ta đạt được trong những năm qua có phần đóng góp to lớn của các chính sách mở cửa, hội nhập Chính

vì vậy, trong những năm gần đây, hội nhập để theo kịp xu thế phát triển chung của thế giới là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng và Nhà nước đặt

Trang 35

ra Đất nước ta cũng đang dần đặt những bước chân khá vững chắc trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới

Điểm lại các chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước

ta giúp chúng ta thấy được rõ hơn tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới Ngay từ khi mới thành lập nước, trong thư gửi Tổng thư ký Liên Hiệp

Quốc (12-1946), chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố: “Việt Nam sẵn

sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trên mọi lĩnh vực”, “… dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế, chấp nhận tham gia mọi tổ chức kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc” (7, tr

470) Khó có thể hình dung được là cách đây 60 năm, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã có cái nhìn đầy đủ như thế về vai trò của hội nhập quốc tế

Ngay sau khi đất nước thống nhất (1976), đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IV (1976) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kết hợp phát triển kinh tế trong

nước với mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài” Tuy nhiên do ảnh hưởng

bởi cuộc chiến tranh lạnh trong lịch sử và phải trải qua một thời gian dài trong nền quản lý quan liêu bao cấp nên tư tưởng về giao lưu, hội nhập của chủ tịch

Hồ Chí Minh gần như bị gián đoạn tới Đại hội Đảng VI (1986) Đại hội lần này mở đã ra một dấu ấn trên con đường mở cửa và hội nhập của Việt Nam

Đến đại hội Đảng lần thứ VII, những chủ trương, đường lối đối ngoại

rộng mở được thể hiện rõ nét hơn trong văn kiện đại hội: “Việt Nam muốn

làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” Cụ thể là: “Mở rộng, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi”

Cụ thể hoá chủ trương “Chủ động hội nhập quốc tế”, tại Đại hội Đảng VIII, Bộ chính trị ra Nghị quyết 07-NQ/TW (27/11/2001) trong đó ghi rõ:

“Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm

Trang 36

vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Nghị quyết này có ảnh hưởng quan trọng

tới các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế của nước ta hiện nay Quan điểm

và chính sách cởi mở của chính phủ đã giúp nước ta trở thành một môi trường hấp dẫn, thuận lợi đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Trong hơn mười năm trở lại đây, việc Việt Nam trở thành thành viên của rất nhiều các tổ chức khu vực và tổ chức thế giới là những minh chứng thực tiễn cho các quan điểm và chính sách hội nhập của Việt Nam Tháng 10 năm 1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập ASEAN; tháng 12 năm 1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập WTO; tháng 7 năm 1995, Việt Nam chấp nhận các nguyên tắc quy định của ASEAN và chính thức trở thành thành viên của tổ chức này; tháng 6 năm 1996, Việt Nam tham gia thành lập Hội nghị cấp cao á

- Âu (ASEM); tháng 11 năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC và đặc biệt, ngày 07 tháng 11 năm 2006, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam

Trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập về giáo dục có vai trò quan trọng Hội nhập giáo dục nhằm lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức khoa học và những công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Nếu giáo dục nói chung (cụ thể ở đây là hoạt động học tập) không bắt nhịp được với xu hướng hội nhập quốc tế trên thế giới thì tất yếu sẽ bị tụt hậu do không tận dụng được những tri thức tiên tiến Điều đó dẫn tới sự xuống dốc của kinh tế, xã hội Nhiều ví dụ thực tiễn trên thế giới đã chỉ ra giáo dục có vai trò quan trọng đến thế nào đối với sự phát triển của đất nước Xin hãy xem đất nước Singapore - một trong những con rồng châu á làm ví dụ Trong bài viết về đổi mới giáo dục ở Singapore của S.Gopinathan (8, tr 60), tác giả đã cho thấy từ một quốc gia chỉ là một hòn đảo nhỏ không có tài nguyên nhưng Singapore đã phục hồi, thoát khỏi

Trang 37

tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế Đông á trong những năm 90 của thế

kỷ XX và vươn lên như thế nào nhờ giáo dục ở thời điểm đó, chính phủ Singapore nhận thấy rõ nền kinh tế mới đòi hỏi con người phải có hàng loạt những kỹ năng mới sau khi rời khỏi ghế nhà trường Bởi vậy, đổi mới nội dung học tập là vấn đề cần phải đặt ra Điều đó đã giúp Singapore lĩnh hội nhanh chóng các tri thức khoa học tiên tiến, đưa đất nước không chỉ thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn vươn lên trở thành quốc gia có tốc độ phát triển đứng hàng đầu khu vực châu á

Đối với Việt Nam, việc xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu cho thấy sự ưu tiên của chính phủ đối với giáo dục Trong những năm gần đây, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã được quan tâm và đầu tư đáng kể Nếu năm 1998, chính phủ dành 11 tỷ đồng (chiếm 13.7% GDP) cho giáo dục thì năm 2000 đã tăng lên 16.4 tỷ đồng (chiếm 15% GDP)

và tới năm 2003 là 27.2 tỷ đồng (chiếm 16.2% GDP) Bên cạnh đó, những hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học tập tuy chưa đạt thành tựu đáng kể nhưng nó cho thấy tầm nhìn về giáo dục của Việt Nam đã có sự thay đổi để phù hợp và thích ứng với xu thế của thời đại Hội nhập quốc tế cũng tạo cơ hội cho các hoạt động hợp tác trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng diễn ra khá mạnh mẽ qua các hoạt động trao đổi giáo viên,

hỗ trợ trang thiết bị, cấp và học bổng v.v Đó chính là môi trường khách quan thuận lợi để sinh viên Việt Nam tiếp nhận những cơ hội học tập, đổi mới về tư duy, nội dung, phương pháp nhằm nâng cao tri thức và năng lực của bản thân Vậy, với tư cách là chủ thể của những hoạt động này, sinh viên Việt Nam đang học tập như thế nào để trở thành những chủ nhân tương lai với đầy đủ tri thức, năng lực cần thiết đưa đất nước đi lên hội nhập cùng với khu vực và thế giới?

Trang 38

Chương 2 Nhận thức của sinh viên về hội nhập quốc tế

1 Nhận thức chung của sinh viên về hội nhập quốc tế

Mấy năm vừa qua, có một số cuộc biểu tình đã nổ ra tại nhiều nơi tổ chức các hội nghị kinh tế quốc tế lớn, chẳng hạn (Seattle, Washington, Praha, Quebec, Doha, Genéve, Johannesburg) Các cuộc mittinh, biểu tình này đều

có một nội dung chung là chống toàn cầu hóa Có lẽ sẽ có nhiều người ngạc nhiên về việc tại sao những người này phải đấu tranh chống lại một xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế thế giới Tuy nhiên, nhưng thực tế các cuộc biểu tình đó là một lời cảnh tỉnh của thế giới đối với những mặt trái của quá trình toàn cầu hóa Nếu chúng ta có nhận thức đúng đắn về vai trò của toàn cầu hóa cũng như những tác động tráI chiều của nó thì mới có thể có những bước đi hội nhập phù hợp

Mặc dù có liên quan trực tiếp với quá trình toàn cầu hóa nhưng hội nhập quốc tế là một phạm trù hoàn toàn khác Không có nhiều quan niệm trái chiều về hội nhập quốc tế nhưng có những quan điểm cho rằng hội nhập quốc

tế là vấn đề của quốc gia, hoặc cho rằng hội nhập quốc tế chỉ áp dụng trong lĩnh vực kinh tế Chính vì vậy, khi đánh giá về mức độ cần thiết phải hội nhập quốc tế của sinh viên theo thang điểm từ 1-10 (từ Không cần thiêt đến Rất cần thiết), điểm trung bình của sinh viên đạt mức rất cao với 9.29 điểm Trong đó,

có 143 trong tổng số 228 trường hợp trả lời (chiếm 62.7%) lựa chọn mức đánh giá 10 điểm và không có trường hợp nào đánh giá ở mức dưới 5 điểm

Sự đánh giá về mức độ cần thiết phải hội nhập quốc tế giữa các đối tượng sinh viên khá giống nhau Khi đánh giá về tính cần thiết phảI hội nhập quốc tế của sinh viên, điểm trung bình trong sự lựa chọn của nam giới là 9.35 điểm; điểm trung bình của nữ giới là 9.26 điểm So sánh giữa các khối ngành, điểm trung bình khi đánh giá về tính cần thiết phải hội nhập quốc tế của sinh viên đối với sinh viên khối ngành Khoa học xã hội là 9.18 điểm; của sinh viên

Trang 39

khối ngành Kinh tế – Kinh tế – Khoa học tự nhiên là 9.40 điểm (kết quả cụ thể được thể hiện trong hình 5)

Hình 5: Mức độ cần thiết hội nhập quốc tế

Số liệu nghiên cứu định tính cũng phần nào thể hiện rõ hơn đánh giá của sinh viên về vai trò của hội nhập quốc tế

Đánh giá của sinh viên về vai trò của hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế giúp sinh viên học hỏi, giao lưu có cơ hội tiến xa hơn và có được nhiều tiền Nó cũng giúp sinh viên phát huy năng lực bản thân, được thử thách trong công việc (Nam, 19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất, Học viện báo chí và

nhất, Viện Đại học Mở)

Hội nhập giúp sinh viên gặp gỡ được nhiều sinh viên và khách du lịch nước ngoài, có thể rèn luyện khả năng giao tiếp của mình Nó tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường… Hội nhập quốc tế tạo cơ hội phát triển kinh tế

Tõ 5-7

®iÓm 7.5%

Tõ 8-9

®iÓm 29.8%

10 ®iÓm 62.7%

Trang 40

theo nhiều ngành nghề hơn, giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý của nước ngoài và thể hiện khả năng của người Việt (Nữ, 21 tuổi, sinh viên năm thứ 3, Đại học Ngoại thương)

Khi đất nước bước vào hội nhập quốc tế có lẽ kinh tế và giáo dục sẽ có nhiều thay đổi Có lẽ vì thế sinh viên có nhiều cơ hội được tiếp cận với những nền giáo dục tốt, hiện đại mà các tổ chức giáo dục nước ngoài mang tới Có nhiều thuận lợi cho việc tìm kiếm những công việc đòi hỏi trình độ và sự nhạy bén (Nam, 20 tuổi,

sinh viên năm thứ hai, Đại học Khoa học tự nhiên)

Hội nhập tạo điều kiện cho nứơc ta mở rộng giao lưu quốc tế, chuyển giao công nghệ tiên tiến và tạo ra thị trường rộng lớn, thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển tiềm năng mà kinh tế trong nước chưa có điều kiện kỹ thuật phát triển (Nữ,

19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất, Học viện báo chí và tuyên truyền)

Bản thân sinh viên đánh giá cao vai trò của hội nhập quốc tế còn do họ nhận thức được rõ những cơ hội mà hội nhập đem lại cho đất nước, trong đó,

tập trung chủ yếu vào các cơ hội là: Tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ

thuật (có 196 trên tổng số 243 trường hợp lựa chọn, chiếm 80.7%); Có điều kiện phát triển kinh tế (có 192 trên tổng số 243 trường hợp lựa chọn, chiếm

79.0%); Mở rộng sự hợp các quốc gia trên thế giới (có 177 trên tổng số 243 trường hợp lựa chọn, chiếm 72.8%) và Tăng cường vị thế của Việt Nam trên

trường quốc tế (có 174 trên tổng số 243 trường hợp lựa chọn, chiếm 71.6%);

Không chỉ nhận thức rõ cơ hội, sinh viên cũng hiểu được những thách

thức mà Việt Nam phải đối mặt trước bổi cảnh hội nhập - đó là: Gia tăng tệ

nạn xã hội (có 145 trên tổng số 243 trường hợp lựa chọn, chiếm 59.7%); Mai một truyền thống văn hoá dân tộc (có 142 trên tổng số 243 trường hợp lựa

chọn, chiếm 58.4%) Một số thách thức khác cũng được lựa chọn nhưng

chiếm tỷ lệ đều dưới 50% là: Mất ổn định chính trị; Tụt hậu xa hơn về kinh tế

xã hội Như vậy, sinh viên nhận thấy hội nhập đem lại cơ hội cho Việt Nam

có tỷ lệ nhiều hơn so với những thách thức

Mặc dù thấy rõ tác động tích cực của hội nhập đối với Việt Nam nhưng cảm nhận của những người chủ nhân tương lai đất nước về hội nhập quốc tế

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w