1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

107 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Bước sang những thập niên đầu của thiên nhiên kỷ thứ 3, trong bối cảnh toàn cầu hóa TCH và hội nhập kinh tế quốc tế HNKTQT, nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với vấn đề đảm bảo an nin

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Hà Văn Hội

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu viết tắt………i

Danh mục các bảng…… ………ii

Danh mục các hình vẽ……… ……….……… ……….iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7

1.1 Khái niệm và vai trò của an ninh lương thực 7

1.1.1 Khái niệm an ninh kinh tế và an ninh lương thực 7

1.1.2 Quan hệ giữa an ninh lương thực, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia 13

1.1.3 Vai trò của an ninh lương thực đối với đời sống xã hội 15

1.2 Nội dung của an ninh lương thực 19

1.2.1 Sự sẵn có về lương thực 19

1.2.2 Sự tiếp cận với lương thực 20

1.2.3 Sự ổn định của lương thực 20

1.2.4 Sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng 20

1.3 Các nhân tố tác động đến an ninh lương thực 21

1.3.1 Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 21

1.3.2 Các nhân tố liên quan đến việc sản xuất và cung ứng lương thực 32 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH AN NINH LƯƠNG THỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 39

2.1 Khái quát về tiềm năng sản xuất lương thực của Việt Nam và chủ trương, chính sách của Nhà nước về an ninh lương thực quốc gia 39

2.1.1 Khái quát về tiềm năng sản xuất lương thực của Việt Nam 39

2.1.2 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về an ninh lương thực 41

2.2 Tình hình an ninh lương thực của Việt Nam 44

Trang 4

2.2.1 Thành tựu an ninh lương thực Việt Nam 45 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 52 2.3 Cơ hội và thách thức đối với việc đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 61 2.3.1 Các cơ hội đảm bảo an ninh lương thực từ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 61 2.3.2 Thách thức đối với Việt Nam trong đảm bảo an ninh lương thực 62

CHƯƠNG 3 DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 76

3.1 Dự báo an ninh lương thực trong những năm tới 76 3.1.1 Tình hình an ninh lương thực thế giới và dự báo về an ninh lương thực toàn cầu 76 3.1.2 Dự báo an ninh lương thực của Việt Nam 81 3.2 Quan điểm định hướng và giải pháp bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa 85 3.2.1 Quan điểm định hướng về an ninh lương thực của Việt Nam 85 3.2.2 Một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 86

KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2 CAP Chính sách nông nghiệp chung

3 CIEM Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

4 EU Liên minh Châu Âu

5 FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên

Hợp quốc

6 HNKTQT Hội nhập Kinh tế Quốc tế

7 IDSARD Viện Chính sách và Chiến lược phát triển

nông nghiệp nông thôn

8 IFPRI Viện Nghiên cứu và Chính sách lương thực

thế giới

9 ILO Tổ chức Lao động Thế giới

10 IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế

11 KCN Khu công nghiệp

12 NGOs Các tổ chức phi Chính phủ

13 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

14 TCH Toàn cầu hóa

15 UN Liên Hợp quốc

16 UNDP Chương trình Phát triển thuộc Liên hợp quốc

17 VFA Hiệp hội Lương thực Việt Nam

18 WB Ngân hàng Thế giới

19 WFP Chương trình Lương thực Thế giới

20 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1.1 Thuế nhập khẩu nông sản của các nước phát triển 30

2 Bảng 2.1 Sản lượng lương thực qua các năm 46

3 Bảng 2.2 Thu nhập bình quân đầu người 49

4 Bảng 2.3 Tiêu dùng gạo bình quân đầu người mỗi năm 51

5 Bảng 2.4 Diện tích trồng lúa qua các năm 52

6 Bảng 2.5 Diện tích, thu nhập và lợi nhuận của hộ trồng lúa 55

7 Bảng 2.6 Các kịch bản dự báo nước biển dâng đối với Việt

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

1 Hình 1.1 Mối liên quan giữa mất an ninh lương thực, suy dinh

dưỡng, và nghèo đói

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Người xưa nói: “Dân dĩ thực vi tiên” - tức dân lấy ăn làm đầu, cái ăn hay lương thực luôn là nhu cầu thiết yếu trước tiên của con người Đảm bảo lương thực cho người dân luôn là vấn đề trước mắt cũng như lâu dài cho mọi quốc gia, trong mọi thời đại Bước sang những thập niên đầu của thiên nhiên kỷ thứ

3, trong bối cảnh toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với vấn đề đảm bảo an ninh lương thực

- nhân tố hàng đầu đảm bảo ổn định và phát triển xã hội, một nội dung quan trọng trong an ninh kinh tế quốc gia An ninh lương thực ngày càng “nóng” lên, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và cộng đồng thế giới khi thế giới mới trải qua cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 và hiện nay giá lương thực lại đang có xu hướng tăng lên Với 1/5 dân số thế giới trong diện đói nghèo ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển với biểu hiện là không đáp ứng được nhu cầu lương thực hiện vẫn là vấn đề lớn của thế giới hiện nay

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ là hai mặt của quá trình phát triển thế giới, có tác động ảnh hưởng đến các quốc gia, các lĩnh vực của thế giới, trong đó có an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia và toàn cầu Chính bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các quốc gia cần phải giải bài toán an ninh lương thực trong sự tác động ảnh hưởng tổng thể của quá trình phát triển thế giới

Quá trình hình thành dân tộc Việt Nam gắn liền với sản xuất lúa nước lâu đời, hình thành nên một quốc gia nông nghiệp và ông cha ta đã đúc kết một chân lý: “phi nông bất ổn” Đảng ta từ khi ra đời, lãnh đạo cách mạng đã rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp và nông dân, đến đảm bảo lương thực cho nhân dân Quá trình đổi mới hơn 25 năm qua, nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, trong đó nổi bật là thành tựu xóa đói giảm

Trang 9

nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đồng thời duy trì vị thế của nước xuất khẩu gạo hàng đầu góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới Tuy nhiên, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia còn có những hạn chế, như

an ninh lương thực còn thiếu bền vững khi còn có sự chênh lệch về tiếp cận lương thực giữa các nhóm và giữa một số vùng của đất nước; sản xuất lương thực chịu tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và các cú sốc từ thị trường lương thực thế giới; yêu cầu phát huy lợi thế so sánh từ địa vị quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu để gia tăng năng suất và thu nhập cho người sản xuất lương thực v.v…Trong bối cảnh đó, một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam cần phải được giải quyết thấu đáo, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay:

1) Tại sao an ninh lương thực lại là vấn đề cấp bách đối với mọi quốc gia trong bối cảnh hiện nay?

2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới nói chung và an ninh lương thực của Việt Nam nói riêng?

3) Tình hình an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay như thế nào? 4) Việt Nam cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế?

Những vấn đề trên đang đặt ra cho Việt Nam những câu hỏi cần lời giải đáp Do đó, nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận an ninh lương thực, về thực trạng an ninh lương thực thế giới và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam là vấn đề cần thiết và cấp bách

Xuất phát từ các lí do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “An ninh

lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm

luận văn Cao học ngành Kinh tế đối ngoại

Trang 10

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

An ninh lương thực được nhiều chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm dưới các góc độ và cấp độ khác nhau: 1) Trong Báo cáo phát triển con người năm 1994 của Liên Hợp

quốc (UNDP) với chủ đề: “Những khía cạnh mới của an ninh con người” đã

tiếp cận an ninh con người với nội hàm bao gồm an ninh lương thực 2) Báo cáo phát triển con người năm 2005 của Liên Hợp quốc (UNDP) với chủ đề:

“Hợp tác quốc tế trong thời điểm quyết định: viện trợ, thương mại và an ninh

trong một thế giới không bình đẳng” đã chỉ ra những cản trở, bất bình đẳng

của thương mại trong nông nghiệp hiện nay đối với các nước đang phát triển,

từ đó tác động đối với sản xuất lương thực và đảm bảo thực hiện mục tiêu an ninh lương thực trên thế giới 3) Trong Báo cáo phát triển thế giới năm 2008

của Ngân hàng thế giới với tiêu đề: “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển”

đã chỉ ra vai trò của nông nghiệp với đảm bảo an ninh lương thực, các giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa góp phần đảm bảo an ninh lương thực ở cả cấp độ toàn cầu, quốc gia và hộ gia đình 4) Các học giả

Trung Quốc, Vương Dật Châu và cộng sự (1999) trong cuốn sách “An ninh

quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa” đã đề cập đến nội dung của an ninh

lương thực dưới góc độ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế, đề ra tác động của toàn cầu hóa đối với an ninh lương thực của Trung Quốc 5) Các nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006) trong

cuốn sách: “Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN” trên cơ sở hệ

thống khái niệm an ninh kinh tế theo cách tiếp cận phi truyền thống đã chỉ ra biểu hiện và cấu thành của an ninh kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa gắn với nhiều tiêu chí trong đó có làm rõ nội hàm của an ninh lương thực, dấu hiệu chính để xác định an ninh lương thực, hệ thống giám sát đảm bảo an ninh lương thực và nguyên nhân của bất ổn an ninh lương thực 6) Trong quyển

sách “Kinh tế Việt Nam năm 2008” và 7) Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế

- xã hội (8/2008) của các tác giả Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung

Trang 11

ương, đã đề cập đến sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực ở Việt Nam, trong đó khái quát thành tựu của Việt Nam trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thời kỳ đổi mới, thực trạng của sản xuất lúa gạo hiện nay gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực, đề xuất giải pháp đối với sản xuất lúa gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực trong hội nhập WTO 8) Trong quyển

sách “Thành viên WTO thứ 150 – bài học từ các nước đi trước” của Nguyễn

Văn Thanh đã phân tích những tác động được – mất trong lĩnh vực nông nghiệp khi là thành viên WTO là các quốc gia đang phát triển Một số bài viết bằng Tiếng Anh trong thời gian gần đây đề cập đến an ninh lương thực của Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển nền kinh tế, như 9) Nguyen

Van Ngai (2010): “food security and economic development in Vietnam”; 10) Kazunari Tsukada (2007): “Vietnam: food security in a rice – exporting

country”, đề cập đến vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt, đó là vừa phải đảm

bảo gạo an toàn cho thị trường trong nước vừa phải cải thiện thu nhập cho người nông dân trồng lúa bằng việc gia tăng xuất khẩu gạo, từ đó phân tích và rút ra bài học từ thực tế Việt Nam Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng tải trên các trang web ở trong và ngoài nước của các tác giả đề cập đến nội dung liên quan đến an ninh lương thực

Những tài liệu nêu trên thật sự bổ ích, sẽ được tác giả nghiên cứu sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc triển khai đề tài

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình an ninh lương thực của thế giới và Việt Nam trong bối cảnh TCH và HNKTQT từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

- Phân tích rõ nội hàm của an ninh lương thực hiện nay; chỉ ra những yếu

tố tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lương thực quốc gia

Trang 12

- Phân tích, đánh giá tình hình an ninh lương thực của Việt Nam thời gian qua

- Dự báo và đề xuất một số định hướng giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: từ năm 1998 đến nay Đây là mốc thời gian Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới

- Về không gian và nội dung:

+ An ninh lương thực, an ninh năng lượng, các cân đối vĩ mô… là các nội dung của An ninh kinh tế Luận văn chỉ tìm hiểu một khía cạnh của an ninh kinh tế đó là an ninh lương thực, nhưng cũng có phân tích mối liên hệ của các nội dung của an ninh kinh tế

+ Do an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu không chỉ là quốc gia, nên luận văn khái quát tình hình an ninh lương thực trên thế giới, chỉ ra các tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với an ninh lương thực Đi sâu phân tích thực trạng an ninh lương thực của Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu an ninh lương thực trong sự vận động, phát triển và liên hệ với các yếu tố tác động ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá về an ninh lương thực trên quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển; tìm ra bản chất của an ninh lương thực quốc gia để chủ động đề ra giải pháp ứng phó

Trang 13

Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu an ninh lương thực của Việt Nam trong an ninh lương thực của thế giới, trong sự tương tác, liên quan từ các yếu tố tác động của bối cảnh toàn cầu và các yếu tố liên quan trong nước

Luận văn cũng sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích tài liệu,

số liệu; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê số liệu; phương pháp tổng hợp; phương pháp trao đổi với chuyên gia

6 Đóng góp mới của luận văn

- Làm rõ khái niệm an ninh kinh tế, trong đó có khái niệm an ninh lương

thực ở các cấp độ

- Luận giải sự cần thiết phải đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh

toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

- Dự báo và đề xuất một số giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lương

thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

7 Bố cục của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về an ninh lương thực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Tình hình an ninh lương thực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3: Dự báo và một số giải pháp đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG BỐI

CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm và vai trò của an ninh lương thực

1.1.1 Khái niệm an ninh kinh tế và an ninh lương thực

1.1.1.1 Khái niệm an ninh kinh tế

Thuật ngữ an ninh quốc gia hiện nay đang có sự mở rộng, từ tiếp cận truyền thống sang cách tiếp cận phi truyền thống Theo cách tiếp cận truyền thống vốn tương đối hẹp trước đây, quan niệm an ninh quốc gia là bảo vệ độc lập chủ quyền, chế độ chính trị và người dân trước các mối đe dọa, xâm lược bên ngoài là chủ yếu Cách tiếp cận phi truyền thống đã mở rộng quan niệm

về an ninh quốc gia không chỉ quan niệm an ninh quốc gia truyền thống mà còn bao hàm cả các lĩnh vực khác như: an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh con người, an ninh văn hóa – tư tưởng… trong đó không chỉ nhấn mạnh các mối đe dọa, xâm lược từ bên ngoài mà còn chú ý đến cả các mối đe dọa từ bên trong, cả quân sự lẫn phi quân sự

Bối cảnh quốc tế trong thập niên cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu thế hợp tác, phát triển gia tăng và nhất là xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ đã làm cho vấn đề an ninh kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia, dân tộc

Hiện có nhiều định nghĩa về an ninh kinh tế theo các hướng và góc độ khác nhau Chẳng hạn, theo B.Buzan, an ninh kinh tế liên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn lực, thị trường cần thiết bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phúc lợi của nhân dân và sức mạnh của nhà nước [15, tr.23]

Trang 15

Theo Vương Dật Châu và cộng sự (1999) trong An ninh quốc tế trong

thời đại toàn cầu hóa, an ninh kinh tế để chỉ năng lực của một hệ thống kinh

tế quốc gia chống lại những sự quấy nhiễu, uy hiếp, tấn công xâm nhập của cả bên trong lẫn bên ngoài, là môi trường trong nước và quốc tế mà trong đó, một hệ thống kinh tế quốc gia được phát triển liên tục và an toàn [2, tr.261]

Theo Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006) trong sách Chênh lệch

phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, an ninh kinh tế được thể hiện thông

qua sự ổn định và tiềm năng duy trì ổn định nền kinh tế của một quốc gia (ở tầm vĩ mô) và kinh tế của hộ gia đình (ở tầm vi mô) Khi nền kinh tế luôn phát triển, ổn định, mức tăng trưởng đều đi đôi với tăng trưởng có chất lượng, trong khi các nguồn lực của tăng trưởng được duy trì một cách bền vững thì nền kinh tế đó được coi là đảm bảo về an ninh Khi nguồn thu nhập của một

hộ gia đình luôn được đảm bảo và ổn định, các cơ hội về việc làm luôn sẵn có thì hộ gia đình được coi là đảm bảo an ninh về kinh tế [11, tr 37]

Các quan niệm trên có điểm chung là đều chỉ ra yêu cầu về sự phát triển

ổn định, bền vững của nền kinh tế quốc gia (hoặc kinh tế của hộ gia đình) như

là đặc trưng biểu hiện của an ninh kinh tế Tuy nhiên, việc đi sâu phân tích và trình bày quan niệm về an ninh kinh tế không phải là yêu cầu đặt ra mà vấn đề

là cần làm rõ vị trí, vai trò hiện nay của an ninh kinh tế trong an ninh quốc gia hay chính là việc làm rõ vì sao an ninh kinh tế nổi lên thành một vấn đề cấp thiết, một trụ cột trong an ninh quốc gia của nhiều nước

Bối cảnh và nguyên nhân nảy sinh vấn đề an ninh kinh tế có thể chỉ ra trên các điểm cơ bản: Trước hết, do bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh, cuộc chạy đua vũ trang đã chuyển sang chạy đua về sức mạnh kinh tế, đa số các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm trong chiến lược phát triển của mình Tiếp đến, sự mở rộng của thể chế kinh tế thị trường trên thế giới, làm cho các nước phụ thuộc, gắn bó lẫn nhau trong mạng lưới phân công quốc tế Ngoài ra còn phải kể đến sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên chiến

Trang 16

lược toàn cầu cho sự tồn tại và phát triển của các nền kinh tế như tài nguyên dầu mỏ, nước, lương thực… Các nguyên nhân cơ bản nêu trên đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ngày nay, làm cho an ninh kinh tế ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết, một trong những trụ cột của

an ninh quốc gia

Có thể dẫn ra đây lời nhận xét của Vương Dật Châu và cộng sự (1999)

trong quyển sách An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa: Vấn đề an

ninh kinh tế chắc chắn đã chiếm vị trí trung tâm trong lĩnh vực an ninh quốc

tế và an ninh quốc gia hiện nay và sẽ chỉ đạo hướng đi của an ninh quốc tế trong thế kỷ sau cũng như việc chế định chiến lược an ninh của các nước [2, tr.261]

1.1.1.2 Khái niệm an ninh lương thực

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thuộc Liên Hợp quốc (FAO)

(2002) trong Trade reform and security food, hiện nay có đến hơn 200 định

nghĩa về an ninh lương thực, mỗi cách tiếp cận đều đưa ra một quan niệm về

an ninh lương thực [16] Vì thế khái niệm này được diễn giải theo nhiều cách khác nhau Các nhà nghiên cứu cho rằng, bất cứ khi nào quan niệm an ninh lương thực được đề cập đến trong tiêu đề của một nghiên cứu thì nên đưa ra các định nghĩa rõ ràng hoặc ngầm định cho sát với thực tế

An ninh lương thực là quan niệm chỉ mới xuất hiện vào giữa những năm

70 của thế kỷ XX trong các thảo luận về tình hình lương thực thế giới và là phản ứng trước cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vào thời điểm đó Quan tâm ban đầu chủ yếu tập trung các vấn đề cung lương thực - đảm bảo nguồn cung cấp và ở một mức độ nào đó là ổn định giá cả của nguồn thực phẩm chủ yếu ở cấp độ quốc gia và quốc tế Mối quan ngại về cung của các tổ chức quốc tế bắt nguồn từ việc thay đổi tổ chức của nền kinh tế lương thực toàn cầu và điều này đã gây ra khủng hoảng Sau đó đã diễn ra các vòng đàm phán quốc tế dẫn đến việc tổ chức Hội nghị lương thực thế giới năm 1974 và

Trang 17

các hệ thống thể chế mới liên quan đến thông tin, nguồn lực để đảm bảo an ninh lương thực và các diễn đàn thảo luận chính sách [16]

Theo FAO, an ninh lương thực là một trong những khái niệm ứng dụng trong chính sách công, quan niệm này tiếp tục được phát triển để phản ánh được độ phức tạp của các vấn đề chính sách và kỹ thuật có liên quan Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1974 định nghĩa an ninh lương thực là: “lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và

để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả” (UN, 1975) Năm

1983, FAO mở rộng quan niệm này để tính thêm cả việc đảm bảo cho những người dễ bị tổn thương tiếp cận được với các nguồn cung cấp sẵn có, hàm ý rằng cần phải quan tâm đến sự cân bằng giữa cầu và cung trong phương trình

an ninh lương thực: “đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt thể chất và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần” Sau đó, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 1986 với tiêu đề “Đói nghèo” đã tập trung vào tính linh hoạt theo thời gian của mất an ninh lương thực Báo cáo này đã đưa ra sự phân biệt giữa mất an ninh lương thực kinh niên, gắn liền với các vấn đề về nghèo khổ lâu năm hoặc nghèo khổ cơ cấu và thu nhập thấp và mất

an ninh lương thực đang chuyển đổi liên quan đến các giai đoạn khi thảm hoạ thiên nhiên, kinh tế sụp đổ hoặc xung đột gây ra các sức ép lớn; và điều này

đã được chấp thuận rộng rãi Quan niệm về an ninh lương thực được cụ thể hoá hơn theo nghĩa: “tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực phẩm để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động.” Đến giữa những năm 1990, an ninh lương thực được xem là mối quan ngại nghiêm trọng, trải nhiều cấp độ từ cấp cá nhân lên đến cấp toàn cầu Tuy nhiên, vấn đề “tiếp cận” trong an ninh lương thực hiện nay còn bao gồm

cả vấn đề có đủ lương thực và điều này cho thấy người ta vẫn lo ngại về suy dinh dưỡng prôtêin Việc mở rộng quan niệm bao gồm các khía cạnh an toàn

Trang 18

lương thực, cân bằng dinh dưỡng cũng cho thấy quan ngại về thành phần lương thực, thực phẩm gồm các điều kiện về dinh dưỡng vi mô và vĩ mô cần thiết cho một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh Người ta cũng khuyến cáo các hộ gia đình để đảm bảo cho con em mình có cân bằng dinh dưỡng và thực phẩm, đặc biệt trong giai đoạn phát triển ban đầu Các tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn đề về lương thực và y tế như Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Chương trình lương thực thế giới (WFP), Viện nghiên cứu và chính sách lương thực thế giới (IFPRI) và nhiều

tổ chức khác kêu gọi phát triển nguồn lương thực, thực phẩm cân bằng và đời sống khoẻ mạnh Người ta cũng quan tâm nhiều hơn đến sở thích đối với lương thực, thực phẩm theo truyền thống văn hoá hoặc xã hội Mức độ phức tạp và cụ thể theo từng hoàn cảnh của an ninh lương thực cho thấy rằng quan niệm này không còn đơn giản và tự nó không phải là mục đích mà nó là một loạt các hành động trung gian nhằm đạt được một đời sống năng động và khoẻ mạnh Báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 1994 cổ vũ cho quan niệm về an ninh con người, bao gồm một loạt khía cạnh, trong đó có an ninh lương thực Quan niệm này cũng liên quan chặt chẽ đến quan điểm về quyền con người trong phát triển đã có ảnh hưởng đến đến các thảo luận về an ninh lương thực

Hội nghị lương thực thế giới năm 1996 sử dụng một khái niệm thậm chí còn phức tạp hơn: “an ninh lương thực ở các cấp độ cá nhân, gia đình, khu vực và toàn cầu (đạt được) khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt thể chất và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn, nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh” [16]

Báo cáo về tình hình mất an ninh lương thực năm 2001 đã chỉnh sửa lại quan niệm này như sau: “an ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt thể chất, xã hội và kinh tế đối với nguồn

Trang 19

lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa

ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh”

Quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Theo Nguyễn Văn Thạo

và Nguyễn Viết Thông trong Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại

hội XI của Đảng, thì an ninh lương thực là khái niệm chỉ tình trạng ổn định,

an toàn, vững chắc của sản xuất, cung ứng lương thực và dự trữ lương thực bên trong một nước cũng như phạm vi toàn cầu

Theo Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, an ninh lương thực ở Việt Nam bao gồm 3 nội dung chính: lương thực có đủ, lương thực được cung cấp đều và mỗi gia đình có khả năng kinh tế để có lương thực An ninh lương thực là kết quả tổng hợp của sự phối hợp nhiều hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối [14, tr.16]

An ninh lương thực là một khái niệm với nhiều cấp độ tiếp cận, nhiều cách nhìn khác nhau Chính vì vậy đề tài thấy cần phải xác định cách tiếp cận phù hợp

Trước hết cần thống nhất cách hiểu về lương thực Hiện có nhiều trường phái khác nhau trong quan niệm về lương thực Trường phái cho rằng lương thực gồm: lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô, kê - ngũ cốc Trường phái khác cho rằng lương thực gồm: lúa gạo, ngô, khoai, sắn - nhóm tinh bột Có quan niệm còn quan niệm lương thực theo nghĩa rộng, gồm lương thực, thực phẩm [3] Trong luận văn này, thống nhất hiểu lương thực chủ yếu là lúa gạo và ngô - tức là lương thực có hạt, trong đó tập trung nghiên cứu lương thực là lúa gạo Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn với cách tiếp cận

an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia, trên cơ sở kế thừa các quan niệm về an ninh lương thực của các học giả và tổ chức trong và ngoài nước, luận văn

thống nhất quan niệm về an ninh lương thực của Việt Nam là việc có đầy đủ,

Trang 20

ổn định lương thực cho toàn dân trên phạm vi toàn quốc cả trước mắt và lâu dài để không ai bị đói và mọi người đều được hưởng cuộc sống năng động và khoẻ mạnh

Nội dung cơ bản của an ninh lương thực của Việt Nam gồm có các nội dung là: lương thực có đầy đủ từ sản xuất hoặc nhập khẩu; đảm bảo lương thực ổn định trong mọi tình huống; đảm bảo người dân đều có được lương thực để tiêu dùng từ thu nhập của mình; lương thực cung cấp cần phải đảm bảo an toàn, chất lượng

1.1.2 Quan hệ giữa an ninh lương thực, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia

Khi đề cập đến nội hàm của an ninh kinh tế, đa số các học giả hiện nay đều xác định một trong những bộ phận quan trọng là an ninh lương thực Theo Vương Dật Châu và cộng sự, khi xác định đặc điểm của tình trạng

an ninh kinh tế hiện nay là: Tài nguyên lương thực cũng là nhân tố quan trọng của an ninh kinh tế; sự tăng trưởng của tài nguyên lương thực chịu sự khống chế nghiêm ngặt của đất đai, nước, môi trường sinh thái; và đối với nhiều nước đang phát triển, vấn đề lương thực vẫn là thách thức gay gắt đối với an ninh kinh tế [2, tr.274]

Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đã khẳng định: “Về an ninh kinh tế, phải giữ vững các cân đối vĩ mô; ngoài an ninh lương thực và an ninh năng lượng, cần tăng nhanh dự trữ ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài; phát huy cao nhất các nguồn lực để xây dựng nhanh kết cấu hạ tầng và phát triển có hiệu quả một số ngành và sản phẩm thiết yếu” [5, tr.181]

Theo các học giả của Bộ Ngoại giao Việt Nam như Phạm Quốc Trụ và

Trần Trọng Toàn (2001), trong quyển sách An ninh kinh tế ASEAN và vai trò

của Nhật Bản, khi xem xét đặc điểm, yêu cầu của an ninh kinh tế trong thời

Trang 21

kỳ mới đã chỉ rõ việc bảo đảm an ninh lương thực là một trong những yêu cầu

cơ bản và thiết yếu của an ninh kinh tế [15, tr.23-25]

Theo Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006), trong quyển sách Chênh

lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, đã đưa ra nhận định: Bản thân

nền kinh tế là một tổ hợp các mối quan hệ chằng chịt qua lại giữa các chủ thể kinh tế, do vậy, các yếu tố làm ảnh hưởng tới an ninh kinh tế là rất nhiều và

đa dạng Đối với phạm vi quốc gia và khu vực ASEAN, sự an toàn về hệ thống tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực là những vấn đề đặc biệt quan trọng và luôn chiếm vị trí trọng tâm trong các chương trình nghị sự

về tăng trưởng và phát triển bền vững [11, tr 41]

Bên cạnh đó, an ninh lương thực và an ninh quốc gia cũng giống như hai anh em song sinh Khủng hoảng lương thực: giá lương thực tăng cao, nguồn cung lương thực không đủ, lập tức ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người Sự thiếu đói về lương thực, dẫn đến sự phản đối của nhiều tầng lớp dân chúng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị quốc gia Ví dụ, ảnh hưởng của an ninh lương thực tới an ninh quốc gia đã thể hiện: Giá cả tăng vọt gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo động có nơi tới cả chục ngàn người xảy ra ở nhiều nước như ở châu Phi (Ai cập, Burkina Faso, Morooco, Côte d’Ivoire, Mauritania, Somali, Senegal, Cameroon, Mozambque, Nam Phi, Yemen ) đến Mỹ Latin (Bolivia, Mêhicô), châu Á (Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Srilanka)… Hình ảnh những người quá đói phải ăn đất sét ở Haiti làm xúc động dư luận thế giới, Thủ tướng Jacques- Edoard Alexis đã bị Quốc hội Haiti cách chức vào tháng 4/ 2008

Như vậy, có thể nói rằng an ninh lương thực đã, đang và sẽ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế Việc xác định rõ vị trí, vai trò của an ninh lương thực trong nội hàm của an ninh kinh tế quốc gia sẽ giúp nhận diện, đánh giá toàn diện và sâu sắc sự cần thiết của an ninh lương thực quốc gia

Trang 22

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Đồng thời thấy được nội dung và các yếu tố tác động đến an ninh lương thực quốc gia hiện nay

1.1.3 Vai trò của an ninh lương thực đối với đời sống xã hội

1.1.3.1 Vai trò an ninh lương thực với đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người

và giảm đói nghèo trên thế giới

Xã hội đang phát triển như vũ bão với nhiều vật dụng hiện đại ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người, nhưng người ta có thể thiếu các phương tiện hiện đại nhưng người ta không thể làm gì với cái dạ dày trống rỗng Lương thực như là một phương tiện thiết yếu bậc nhất để duy trì sự tồn tại của con người Lương thực phải được cung cấp đều đặn, đầy đủ cho mọi người nếu muốn sống, hoạt động và phát triển Con người được đảm bảo có lương thực đủ dinh dưỡng và khoẻ mạnh vừa là biểu hiện thành công của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là đầu vào thiết yếu cho sự phát triển Theo các tổ chức quốc tế về an ninh lương thực, có mối quan hệ sâu sắc giữa mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng và nghèo đói (Hình 1.1)

Hình 1.1 Mối liên quan giữa mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng, và nghèo đói

Trang 23

Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên nhiên kỷ của Liên Hợp quốc (2003) là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con người Việc dùng cây lương thực để sản xuất khối lượng lớn nhiên liệu sinh học thời gian gần đây ở các nước phát triển bị “coi là một tội ác vì nó tác động trực tiếp tới giá lương thực trên toàn cầu, đe doạ cuộc sống của hàng triệu người” như phát biểu của ông Jean Ziegler, một đại diện của Liên Hợp quốc Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng gạo làm lương thực để dự trữ Khi gặp sự cố bất ngờ như thiên tai bão lũ mùa màng thất bát thì Chính phủ các nước sẽ sử dụng đến lượng lương thực dự trữ này cứu trợ nhân dân

1.1.3.2 Vai trò của an ninh lương thực với tăng trưởng kinh tế

Vấn đề an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Xét về mục tiêu chính sách của các chính phủ, an ninh lương thực được coi như một chuỗi liên tục từ mức độ vi mô về đảm bảo dinh dưỡng cho người dân đến mức vĩ mô là đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho thị trường trong nước và khu vực Việc củng cố an ninh lương thực làm nảy sinh trực tiếp những chính sách mà chính phủ các nước đặt ra, nhằm biến kinh tế lương thực là một phần của chiến lược phát triển với mục đích đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh với phân phối thu nhập được cải thiện hơn Thiết lập mối liên kết về an ninh lương thực ở góc độ vĩ mô giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng Một chính sách lương thực vĩ mô được thể hiện ở các khía cạnh: tăng trưởng nhanh về kinh tế vĩ mô, xóa đói giảm nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế nông thôn, sự ổn định về hệ thống lương thực Nông nghiệp và động lực kinh tế nông thôn là một trong những yếu tố cốt lõi cấu thành các nhân tố trên (Hình 1.2)

Trang 24

An ninh lương thực

Trang 25

Ổn định an ninh lương thực theo cả hai góc độ (vi mô, vĩ mô) giúp thúc đẩy triển vọng tăng trưởng kinh tế hiệu quả hơn, giảm đói nghèo Xét trên khía cạnh khác, sự ổn định an ninh lương thực làm giảm mức độ dễ bị tổn thương của người dân nghèo đối với những cú sốc đột ngột của giá lương thực tăng, giúp công bằng xã hội và giảm mức độ nghèo đói Sự công bằng hơn trong xã hội cũng sẽ thúc đẩy đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt ở khu vực nông thôn, từ đó góp phần cho tăng trưởng kinh tế nhanh trong dài hạn Chính vì vậy, những bất ổn trong an ninh lương thực thời gian gần đây đang

là mối quan ngại đối với thế giới nói chung và châu Á nói riêng (trong đó có Việt Nam)

Các chuyên gia hàng đầu về phân tích kinh tế cho rằng, tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cung – cầu lương thực đã đẩy giá lương thực tăng và sẽ tăng hơn nữa, từ đó tạo nên làn sóng phá hủy cuộc sống của những người nghèo nhất thế giới – những người chi dùng hơn một nửa thu nhập hàng ngày cho lương thực Nó sẽ làm chính sách vĩ mô bất ổn, ảnh hưởng tới cán cân thương mại và làm tiêu tan những thành quả của cuộc chiến giảm nghèo đói toàn cầu, đồng thời gây thêm sức ép cho nền kinh tế thế giới vốn đang quay cuồng bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính [1, tr.2-4]

1.1.3.3 Vai trò ổn định chính trị - xã hội của an ninh lương thực

Thế giới đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và kinh tế tri thức Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đang tiếp diễn và đặc biệt cuộc khủng hoảng lương thực thế giới năm 2007 – 2008 đã cho thấy tầm quan trọng của lương thực Cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra, đã là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất ổn chính trị ở một số nước châu Phi và châu Á như Ai Cập, Indonesia, Philippines, Bangladesh, Sự cảnh báo về một "thời

kỳ xung đột kéo dài" và sẽ xuất hiện các dạng xung đột mới khác bắt nguồn

từ việc thiếu lương thực và giá cả lương thực tăng Có người nói: không thể

so sánh giá trị của việc sản xuất 1 tấn gạo với giá trị sản xuất của 1 chiếc ô tô,

Trang 26

sản phẩm công nghiệp Cái chính là giá trị ổn định kinh tế - xã hội của 1 tấn gạo khi kinh tế biến động Khi đó vai trò góp phần ổn định chính trị xã hội của quốc gia, toàn cầu của gạo sẽ được thể hiện rõ nét

Theo nhiều nhà nghiên cứu, gạo là lương thực có ý nghĩa sống còn của thế giới, là sinh kế của hơn 2,5 tỷ nông dân và công nhân nông nghiệp toàn cầu và hiện 50 % dân số thế giới lấy gạo làm lương thực Gạo góp phần nuôi sống, tạo việc làm và góp phần duy trì hoà bình Nhiều xung đột chính trị, bất

ổn xã hội xảy ra vì thiếu gạo, vì vậy có người nói: “ gạo có thể lật đổ chính phủ” [11,10]

Việc bảo đảm an ninh lương thực không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế hay nhân đạo mà còn có vai trò quan trọng đối với sự ổn định chính trị xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một đất nước, một khu vực mà không bảo đảm an ninh lương thực sẽ tạo

ra hệ luỵ lan tỏa không nhỏ đối với các nước và các khu vực khác

1.2 Nội dung của an ninh lương thực

Để đảm bảo anh ninh lương thực, cần phải thực hiện đồng bộ các nội

dung, đó là bảo đảm tính sẵn có của lương thực, sự ổn định, khả năng tiếp

cận của người dân và sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng

Những nội dung của an ninh lương thực trên đây được Thủ tướng Nguyễn

Tấn Dũng khẳng định tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra vào ngày 29/1/2010 tại Davos về chủ đề An ninh lương thực Cụ thể:

1.2.1 Sự sẵn có về lương thực

Sự sẵn có (availability) lương thực được hiểu là: sản lượng lương thực, diện tích trồng trọt, các chỉ tiêu về xuất và nhập khẩu lương thực được đảm bảo Tức là đảm bảo nguồn cung lương thực đầy đủ mọi nơi, mọi lúc

Điều này liên quan đến việc nỗ lực trong việc bảo vệ diện tích đất trồng cây lương thực, có chính sách bảo đảm lợi ích cho người sản xuất lương thực

Trang 27

để họ an tâm sản xuất; tăng cường đầu tư để tăng sản lượng và chất lượng lương thực; tạo thuận lợi cho thương mại nông sản, xây dựng hệ thống phân phối lương thực ổn định

1.2.2 Sự tiếp cận với lương thực

Sự tiếp cận (access) nguồn lương thực được hiểu là: tỉ lệ tiếp cận lương thực cơ bản trong tổng dân số, thiếu lương thực cơ bản trong nhóm nghèo, giá lương thực cơ bản cao và tăng, lương thực được lưu thông, phân phối đến các vùng trong nước

Điều này liên quan đến việc tạo các cơ hội việc làm, thu nhập và có hỗ trợ thích hợp để bảo đảm khả năng tiếp cận với lương thực của người dân; thận trọng trong việc sử dụng lương thực vào mục đích khác

Điều này liên quan đến các cố gắng của từng quốc gia trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phối hợp hành động chung trong khu vực và toàn cầu

để đảm bảo sản lượng và cung ứng lương thực ổn định

1.2.4 Sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng

Sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng thể hiện qua độ dinh dưỡng của lương thực, chất lượng và vệ sinh lương thực, tỷ lệ suy sinh dưỡng và thiếu chất do lương thực

Trang 28

1.3 Các nhân tố tác động đến an ninh lương thực

1.3.1 Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Để có được an ninh lương thực đòi hỏi điều kiện trước tiên và căn bản là phải có đủ lương thực để có thể tiếp cận được, có thể sử dụng được Nông nghiệp đã và đang đóng vai trò then chốt, quyết định trong việc đảm bảo an ninh lương thực; địa bàn nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của người nông dân làm ra lương thực và cũng là nơi tập trung chủ yếu tỷ lệ đói nghèo, thu nhập thấp [7, tr.143] Chính vì vậy, cần đi tìm hiểu tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đối với nông nghiệp, nông thôn

1.3.1.1 Khía cạnh toàn cầu hoá nông nghiệp đối với an ninh lương thực

Có thể nói toàn cầu kinh tế, cả về thương mại và đầu tư, được khởi đầu

từ khu vực nông nghiệp Từ xa xưa, các loại nông sản đã được trao đổi rộng khắp xuyên qua biên giới các quốc gia và thậm chí đạt đến quy mô toàn cầu Đầu tư sản xuất quốc tế cũng từng diễn ra khá sôi động trong khu vực nông nghiệp, nhất là khi các nước đế quốc mở rộng hệ thống thuộc địa của mình ra khắp thế giới từ thế kỷ 16 Những loại nông sản rất quý hiếm vào lúc đó như hạt tiêu, đinh hương, nhục đậu khấu, cao su, thuốc lá, cà phê… đã là những miếng mồi lợi nhuận siêu ngạch béo bở nhất thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế [9]

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiện nay toàn cầu hóa nông nghiệp đã chững lại và tụt hậu xa so với toàn cầu hóa công nghiệp và dịch vụ Điều này không

hề có nghĩa là nông nghiệp ít chịu ảnh hưởng của toàn cầu hóa, mà ngược lại, chính nông nghiệp và nông thôn, cùng với cuộc sống của rất đông đảo những người nông dân, trong đó có trên 1,5 tỷ người vẫn phải sống với dưới 1 USD một ngày, lại phải gánh chịu những ảnh hưởng to lớn nhất, và thông thường cũng là tiêu cực nhất của toàn cầu hóa

Trang 29

Trong thời gian qua, chủ đề “tác động của toàn cầu hóa kinh tế với nông nghiệp” và kể cả an ninh lương thực chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà nghiên cứu quốc tế Có tương đối ít các nghiên cứu quốc tế về vấn đề này Những nghiên cứu có liên quan rất hay trượt vào thái cực phê phán quá mức, thiếu khoa học về toàn cầu hóa nông nghiệp, hoặc tập trung hẹp vào quá trình tự do hóa thương mại nông sản trong khuôn khổ WTO, hoặc chỉ xem xét thuần túy những khía cạnh kinh tế mà ít xét tới những chiều cạnh rộng hơn về chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường… vốn luôn gắn bó hữu cơ với nông nghiệp Một trong các nguyên nhân của thực tế trên là toàn cầu hóa kinh tế tác động rất nhiều đối với nền nông nghiệp của các nước đang phát triển, trong khi các nước phát triển và các tổ chức mà họ chi phối lại thực hiện phần lớn những nghiên cứu kinh tế toàn cầu [9, tr.41-42]

+ Vai trò, đặc điểm của toàn cầu hóa nông nghiệp

Bất chấp những làn sóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tri thức hóa đang diễn ra đầy uy lực trên thế giới, nông nghiệp chắc chắn vẫn luôn là một ngành sản xuất không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của con người Trong ít nhất một vài thập kỷ tới, nông nghiệp sẽ vẫn là bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế toàn cầu Bên cạnh vai trò kinh tế, những quan hệ tương tác giữa nông nghiệp với các vấn đề chính trị, xã hội, môi trường sinh thái là rất phong phú và chặt chẽ, thì vai trò của nông nghiệp đối với đảm bảo

an ninh lương thực các cấp độ hộ gia đình, quốc gia và quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế càng quan trọng

Với vai trò quan trọng và đặc thù như trên, toàn cầu hóa nông nghiệp, ngoài những quy luật và tính chất của quá trình toàn cầu hóa kinh tế chung, còn có những đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất: Toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay đang ở giai đoạn đầu,

những diễn biến tiếp theo của nó đầy bất định, chông gai và khó dự đoán Có thể nói toàn cầu hóa nông nghiệp là một hành trình chuyển đổi sâu rộng, tại

Trang 30

đó người ta mới chỉ biết được điểm khởi hành mà chưa thống nhất được đích đến Do những đặc thù của sản xuất và trao đổi nông sản, cũng như những ảnh hưởng tràn ra bên ngoài rộng lớn về xã hội – môi trường của nông nghiệp, các lý thuyết kinh tế hiện đại đang gặp khó khăn trong việc chứng minh rằng toàn cầu hóa nông nghiệp nhất định sẽ là một điều tốt đẹp đối với

sự phát triển rộng lớn của con người (không chỉ là tăng trưởng kinh tế) Bên cạnh đó, những tác nhân có liên quan về lợi ích và có khả năng gây ảnh hưởng đến toàn cầu hóa nông nghiệp cũng rất đông đảo, phức tạp, không chỉ bao gồm các tổ chức đa phương, các tổ chức khu vực, các nhà nước, các doanh nghiệp, mà còn bao gồm sự tham gia rất tích cực và không kém phần quyết định của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) thuộc mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, và các phong trào tự phát hoặc có tổ chức của người nông dân Nói chung, toàn cầu hóa nông nghiệp đang được định hình

và tất cả những tác nhân liên quan, nhất là các nước đang phát triển cần tích cực tham gia vào quá trình đó

Thứ hai: Ở nhiều nước, toàn cầu hóa nông nghiệp thường song hành

hoặc dẫn đến thị trường hóa hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trái ngược với những khu vực sản xuất kinh doanh khác, nơi cơ chế kinh tế thị trường thường đi trước một bước so với toàn cầu hóa Tại nhiều nước, nền nông nghiệp thường chưa thực sự bị phơi ra trước sức ép cạnh tranh khắc nghiệt của kinh tế thị trường Trước đây và cho đến tận bây giờ, nông nghiệp luôn là khu vực tại đó hiện diện rõ nhất vai trò can thiệp của nhà nước, nhiều khi đến mức lấn át vai trò của thị trường tự do, khiến cho cấu trúc các thị trường nông sản cũng như thị trường các đầu vào sản xuất nông nghiệp bị bóp méo và có tính bao cấp nặng nề Do vậy, dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, nền nông nghiệp thế giới phải trải qua một sự “chuyển đổi kép”, vừa

dò dẫm cải cách hướng về cơ chế thị trường vừa phải chấp nhận ngay sự cạnh tranh quốc tế rất khắc nghiệt

Trang 31

Thứ ba: Thị trường nông sản quốc tế có những tính chất rất đặc thù so

với các loại thị trường hàng hóa khác, dẫn tới tự do hóa thương mại nông sản

có nhiều điểm khác biệt so với quá trình tự do hóa thương mại nói chung Tổng cầu thế giới đối với nhiều loại nông sản có xu hướng tăng trưởng rất chậm, thậm chí trì trệ, không tăng cùng nhịp với mức tăng thu nhập và công nghệ của thế giới Con người không thể thiếu lương thực và thực phẩm, nhưng cũng khổng thể tiêu dùng quá mức những loại hàng hóa này Trong khi

đó, tổng cung nông sản không co giãn linh hoạt với sự thay đổi của giá cả nông sản, trừ các sản phẩm của cây ngắn ngày Khác với những ngành khác, mức cung nông sản khó có thể được điều chỉnh trong ngắn hạn và ngày cả trung hạn đối với một số sản phẩm Cho dù giá nông sản có giảm xuống đến mức nào đi nữa thì từng người nông dân, nếu không có sự điều tiết của nhà nước, vẫn không có cách nào khác là sản xuất càng nhiều càng tốt Hơn nữa, từng người nông dân cũng không thể có đủ thông tin để kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất của mình phù hợp với diễn biến cung cầu quốc tế Do vậy, hoạt động “ tự điều chỉnh” cung cầu theo tín hiệu giá cả trên các thị trường nông sản, đặc biệt là các thị trường quốc tế, diễn ra chậm chạp và yếu ớt

Ngoài ra, những tính chất khác của nông sản như khó bảo quản, thời gian

từ sản xuất tới tiêu dùng ngắn và tính thời vụ… cũng ảnh hưởng tới thương mại nông sản quốc tế Tất nhiên, cùng với tiến bộ vượt bậc của khoa học hiện đại, những hạn chế thương mại của nông sản sẽ được khắc phục đáng kể Như vậy, thị trường nông sản quốc tế là một thị trường đặc thù, tại đó những trục trặc của thị trường nhiều khả năng xuất hiện hơn và mối quan hệ cung cầu thường không ăn khớp, dẫn tới giá cả nông sản quốc tế hay dao động và ở mức thấp Hệ quả là, việc tham gia toàn cầu hóa nông nghiệp là một quá trình khó khăn, lợi nhuận thấp và chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến an ninh lương thực ở các cấp độ

Trang 32

Thứ tư: Hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp gắn liền với những

vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường rất to lớn Thực tế này đã được các nhà nghiên cứu quốc tế nhắc đến nhiều qua những thuật ngữ như “những quan tâm phi thương mại” (đã được nêu chính thức trong Hiệp định nông nghiệp WTO) hoặc tính “đa chức năng” của hoạt động nông nghiệp, tức là nông nghiệp phục vụ nhiều chức năng khác ngoài chức năng lợi nhuận và hiệu quả kinh tế Đặc biệt, hai vấn đề nổi bật là sự liên quan chặt chẽ của nông nghiệp tới việc đảm bảo lương thực cho con người và giữ gìn môi trường sinh thái

Vì vậy, quá trình toàn cầu hóa nông nghiệp, đặc biệt là quá trình tự do hóa thương mại nông sản, cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng không chỉ về chiều cạnh hiệu quả kinh tế mà còn về những chiều cạnh khác liên quan chặt chẽ với nông nghiệp Đồng thời, chính đặc điểm này lại có thể là một tấm khiên

để các nước trì hoãn tham gia toàn cầu hóa nông nghiệp

Thứ năm: Một đặc điểm đáng chú ý nữa của toàn cầu hóa nông nghiệp là

giai đoạn toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay đang hàm chứa quá nhiều điều

vô lý và bị chỉ trích nặng nề Cho dù thừa nhận toàn cầu hóa nông nghiệp là một quá trình tất yếu sẽ phải xảy đến theo trào lưu toàn cầu hóa chung, nhưng một loạt những báo cáo gần đây của các tổ chức quốc tế lớn như Tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2001), Diễn đàn Thương mại và phát triển của Liên Hợp quốc (UNCTAD, 2001), Tổ chức lao động thế giới (ILO, 1999) đã lên tiếng phê phán quá trình toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay, coi quá trình

đó đã gây ra hoặc có tiềm năng gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của con người, nhất là tại các nước đang phát triển và kém phát triển Tại sao toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay lại bị phê phán đến mức như vậy? Nguyên nhân quan trọng là toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay có nhiều điều bất hợp lý, trong đó bao gồm:

Nghịch lý lớn nhất là trên tổng thể, toàn cầu hóa hiện nay mang lại những lợi ích rất nhỏ bé, rất khiêm tốn cho những tác nhân chủ chốt và trực

Trang 33

tiếp của hoạt động nông nghiệp, đó là trên một tỷ người nông dân ở khắp các quốc gia trên thế giới; trong khi đó lại ban phát lợi ích hậu hỹ cho những tác nhân “phụ” của nông nghiệp như các công ty xuyên quốc gia về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chế biến nông sản, thương mại nông sản… Đã có ý kiến cho rằng toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay về bản chất là quá trình “công ty hóa” nông nghiệp, tức là quá trình đưa những người nông dân ra khỏi trung tâm hoạt động nông nghiệp và thay vào đó bằng những công ty có liên quan Một nghịch lý rất rõ ràng khác là những nước kém phát triển nhất lại là những nước mở cửa thị trường nông nghiệp nội địa nhiều nhất, còn những nước phát triển nhất, vốn luôn khuyếch trương và ra vẻ thúc đẩy toàn cầu thì luôn tìm cách trì hoãn, thậm chí không thực hiện những cam kết của mình Một nghịch lý nữa là toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay diễn ra khập khiễng, không đồng bộ, được dẫn dắt chủ yếu bởi thị trường mà chưa thấy nổi lên vai trò quan trọng đủ mức của Nhà nước và những tác nhân liên quan khác, đặc biệt là sự tham gia của những người nông dân Do vậy, toàn cầu hóa nhiều khi trở nên quá nghiệt ngã đối với người nông dân và môi trường sống của con người Trong khi đó, những người nông dân nghèo vốn đã ở trong tình trạng khó khăn để đương đầu với những thử thách mà toàn cầu hóa hiện nay tạo ra, lại ít khi có khả năng chuyển đổi sang những ngành sản xuất phi nông nghiệp khi những hoạt động canh tác truyền thống của họ trở nên phi hiệu quả trước sức ép của các hàng nông sản nhập khẩu rẻ hơn từ nước ngoài [9] Những nghịch lý trên cho thấy toàn cầu hóa nông nghiệp tác động tiêu cực đến an ninh lương thực và nhất định cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới

1.3.2.2 Những cơ chế tác động chính của toàn cầu hóa kinh tế đối với nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp và nông thôn thế giới, ở các nước giàu cũng như các nước nghèo, đang đứng trước những khả năng thay đổi sâu rộng và toàn cầu hóa và

Trang 34

hội nhập kinh tế là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thay đổi này Và cũng phải nói rằng những sự thay đổi của nông nghiệp, nông thôn có liên quan, tác động to lớn đến an ninh lương thực

Theo Đặng Kim Sơn và cộng sự (2002), trong Một số vấn đề về phát

triển nông nghiệp và nông thôn, đã chỉ ra cơ chế chủ chốt nhất lan truyền

những ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đến nông nghiệp và phát triển nông thôn là tự do hóa các thị trường nông sản quốc tế, tự do hóa đầu tư và cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt Trong đó nhân tố quan trọng

là tự do hoá các thị trường nông sản quốc tế hiện nay

Trong những năm gần đây, đã có nhiều cải cách chính sách, ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế, tác động sâu sắc tới cấu trúc thị trường nông sản quốc tế Đường hướng chung của tất cả những cải cách này là nâng cao vai trò quyết định của “thị trường” đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, cũng như để thị trường quyết định phương hướng và quy mô của các luồng thương mại nông sản nội địa và quốc tế Về mặt tác động trực tiếp, so với những luật lệ tự do hóa thương mại đa phương tại WTO và các tổ chức quốc tế khác, những cải cách chính sách nông nghiệp nội địa trong thời gian qua đã ảnh hưởng rộng rãi và to lớn hơn nhiều đến thị trường nông sản quốc

tế Trong vòng trên một thập kỷ trở lại đây, rất nhiều nước, bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, đã tiến hành hoặc đang có kế hoạch thay đổi tận gốc các chính sách nông nghiệp quốc gia của mình Những chính sách này có thể được ban hành trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế (đa phương, khu vực, song phương), hoặc được ban hành đơn phương dựa trên những nhận thức mới về vai trò của khu vực nông nghiệp trong phát triển kinh tế cũng như vai trò của nhà nước trong phát triển nông nghiệp và nông thôn

Ở các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, các cải cách chính sách nông nghiệp thường gắn liền với các chương trình điều chỉnh cơ cấu và các

Trang 35

chương trình chuyển đổi mà khoảng 100 nước đã thực hiện từ thập kỷ 80, theo những ảnh hưởng và tư vấn của IMF và WB Những chính sách này một mặt tự do hóa thị trường nông sản nội địa, giảm bớt các hàng rào bảo hộ, mặt khác thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phục vụ xuất khẩu Kết quả là hiện nay nhiều nước đang phát triển và kém phát triển, đặc biệt là một số quốc gia châu Phi, lại là những nước có chế độ thương mại nông sản tự do nhất thế giới

Các nước phát triển cũng đã và đang tiến hành những cải cách quan trọng về chính sách nông nghiệp Trong đó, có thể kể ra việc cải cách Chính sách nông nghiệp chung (CAP) của EU và việc ban hành Luật Cải tổ và đổi mới nông nghiệp liên bang vào năm 1996 của Mỹ Một nội dung cải cách chính là các nước phát triển đang dần xóa bỏ tư tưởng “xuất khẩu nông sản với mọi giá” trước đây Dù những cải cách này tiến triển chậm chạp do vấp phải những sức ép chính trị nội địa to lớn, nhưng chúng cho thấy quyết tâm cải cách cao của nhiều chính phủ Thêm vào đó, các nước phát triển đã giảm mạnh lượng nông sản dự trữ từ mức 60 – 70% tổng sản xuất hàng năm trước đây xuống còn 10 – 15%, khiến cho giá cả nông sản thế giới lên xuống nhạy cảm hơn với diễn biến của quan hệ cung cầu

Các chính sách tự do hóa thương mại nông sản đa phương

Trong suốt tám vòng đàm phán của GATT kể từ năm 1947, tự do hóa thương mại nông sản luôn là vấn đề khó khăn nhất và được đối xử như một trường hợp đặc biệt Phải từ vòng đàm phán thứ năm (vòng đàm phán Dillon

1960 – 1962) thì nông nghiệp mới được đưa vào chương trình nghị sự đàm phán và đến tận vòng đàm phán cuối cùng, tức là Vòng đàm phán Urugoay, Hiệp định Nông nghiệp mới được ban hành, đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình tự do hóa thương mại nông sản quốc tế Hiệp định đã xem xét và ràng buộc ba mảng vấn đề chính là tăng cường khả năng xâm nhập thị trường (giảm các hàng rào thuế quan và thuế quan hóa các hàng rào phi thuế quan),

Trang 36

cắt giảm các biện pháp trợ giúp nội địa và dần loại bỏ các trợ cấp xuất khẩu

Về cơ bản, nhiều nhà phân tích đã cho rằng những cam kết của hiệp định này vừa nhỏ bé, khiêm tốn, vừa còn nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng để các nước duy trì bảo hộ, cho dù có được thực hiện thì cũng không tự do hóa nhiều thị trường nông sản quốc tế Trên nhiều khía cạnh, những cam kết này thậm chí thấp hơn mức độ tự do hóa thị trường nông sản hiện nay ở nhiều nước đang phát triển Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Nông nghiệp là nó đánh dấu sự cam kết của các thành viên WTO đối với thương mại nông sản tự do, ngăn ngừa sự gia tăng bảo hộ trong tương lai và dọn đường cho những đợt tự

do hóa đa phương tiếp theo của thương mại nông sản

Hiệp định Nông nghiệp còn được bổ sung bởi nhiều Hiệp định và Quyết định khác của Vòng đàm phán Urugoay, trong đó đặc biệt quan trọng là Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật và động vật (SPSs); Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBTs) và Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPs) Ngoài ra, tất cả những hiệp định tự do hóa hàng hóa chế tác và dịch vụ khác của WTO (tổng cộng tới trên 30 hiệp định) cũng đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới nông nghiệp thông qua ít nhất ba kênh tương tác là 1) hạ thấp chi phí các đầu vào trung gian của sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, 2) tăng tính sẵn có của lao động và vốn cho sản xuất nông nghiệp và 3) khuyến khích khách hàng tiêu dùng ít nông sản hơn do hiệu ứng thay thế hàng hóa giữa nông sản và các loại hàng hóa chế tạo và dịch vụ trở nên rẻ hơn nhờ sự tự do hóa thương mại

Ngoài các hiệp định đa phương trong WTO, những hiệp định tự do hóa thương mại khu vực đều có những điều khoản quan trọng về tự do hóa nông nghiệp

Nhìn tổng quát, qua các hiệp định có liên quan, những luật lệ thương mại nông sản quốc tế trở nên “gần hơn” với khung luật lệ chung của GATT (tức WTO hiện nay), cho dù thuế quan nông nghiệp vẫn ở mức cao và nhiều biện

Trang 37

pháp bị cấm sử dụng trong hoạt động thương mại chế tác và dịch vụ, như trợ cấp xuất khẩu, vẫn được phép trong lĩnh vực nông nghiệp

Những cải cách chính sách nông nghiệp nêu trên đã tác động tích cực tới thị trường nông sản quốc tế Tuy nhiên, về cơ bản, thị trường nông sản quốc

tế vẫn được bảo hộ cao bởi nhiều tầng lớp hàng rào thuế quan, phi thuế quan dày đặc; sự cạnh tranh trên thị trường tuy càng ngày càng khắc nghiệt nhưng lại bị bóp méo nặng nề và bất công, tại đó những quy luật của kinh tế thị trường nhiều khi mất hiệu lực Thuế quan bảo hộ trong nông sản còn rất cao, đặc biệt ở các nước phát triển Thuế quan trung bình của các hàng hóa nông sản trên thế giới vẫn ở mức 40% so với mức tương ứng từ 1 – 5% của hàng chế tác Những nông sản mà những nước đang phát triển có lợi thế, như ngũ cốc, đường, sữa thường phải chịu những mức thuế nhập khẩu rất cao (nhiều khi lên tới trên 300%) ở các nước phát triển

Bảng 1.1: Thuế nhập khẩu nông sản của các nước phát triển

(1) Đỉnh thuế là những thuế suất lớn hơn 20%

Nguồn: UNCTAD/WTO, The post – UR tariff environment for developing countries

Hơn thế, theo quy định “quyền tự vệ đặc biệt” của WTO, các nước còn

có quyền tăng thuế vượt qua mức thuế ràng buộc đối với những mặt hàng

“nhạy cảm” Theo FAO (FAO 1999), các nước OECD coi 80% các mặt hàng nông sản có thuế nhập khẩu lớn hơn 0 là thuộc danh mục này Trong khi đó, hầu hết các nước đang phát triển đều chưa đủ tư cách sử dụng quyền này vì nhiều lý do

Trang 38

Nhiều nước, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, vẫn tiếp tục duy trì và tăng cường hệ thống dày đặc những biện pháp nhằm ngăn cản hoặc bóp méo các hoạt động thương mại nông sản quốc tế Ngoài trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu, các nước còn hình thành nhiều rào cản khác

về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, xuất xứ hàng hóa, điều kiện lao động và điều kiện chính trị để bảo vệ thị trường nội địa Nói chung, những cam kết của Hiệp định Nông nghiệp WTO đã không có tác động đáng kể về lĩnh vực này Vào năm 1999, tổng trợ cấp nông nghiệp tại các nước OECD là

362 tỷ USD (trung bình 20.000 USD cho một nông dân) và chiếm 40% tổng thu nhập của nông dân các nước này so với mức 31% của năm 1997 Theo số liệu mới nhất, tổng trợ cấp của chính quyền trong năm 2000 đã chiếm tới 80% thu nhập của nông dân Mỹ Các hàng rào này là nguyên nhân quan trọng chèn

ép giá cả nông sản quốc tế, khiến mức giá này chưa phải là tín hiệu trung thực của cạnh tranh thị trường, thường xuyên bất ổn ở mức thấp, nhiều khi thấp hơn cả giá thành sản xuất

Luồng viện trợ lương thực có xu hướng tăng, bên cạnh giá trị nhân đạo của nó, cũng là nhân tố quan trọng bóp méo giá cả nông sản quốc tế

Bên cạnh sự can thiệp của Nhà nước, thị trường cạnh tranh quốc tế của nhiều loại nông sản và đầu vào sản xuất nông nghiệp còn ngày càng tập trung hóa, chịu sự chi phối độc quyền ngày càng lớn của các công ty quốc gia khổng lồ, của một nước hoặc một nhóm nước nào đó Sự độc quyền này càng gây lo ngại bởi nó diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực chiến lược như giống, phân bón và khoa học kỹ thuật Thời gian gần đây đang diễn ra các cuộc đàm phán liên quan đến nông nghiệp [9, tr.46-52]

Vòng đàm phán Đô-ha (hay còn được gọi là Chương trình nghị sự Đô-ha

về Phát triển DDA) được khởi động tại Hội nghị Bộ trưởng WTO (MC) lần thứ 4, tổ chức tại Đô-ha, Quatar tháng 11 năm 2001 Mục tiêu ban đầu mà các

Bộ trưởng đề ra là kết thúc Vòng Đô-ha vào năm 2005 nhưng cho đến nay

Trang 39

vẫn chưa thực hiện được, trong đó sự khó khăn nhất liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và thị trường nông sản Vấn đề trung tâm của vòng Đô-ha là các rào cản mang tính bảo hộ của các nước phát triển chống lại các nước đang phát triển Từ lâu, các nước giàu trợ cấp, trợ giá cho các nông trại của mình, đánh thuế thật cao để sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển không tiếp cận được thị trường của họ, trong lúc đó nông sản dư thừa của họ được đổ vào bán phá giá ở các nước nghèo [10, tr.68]

Trong lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2020, tại Hội nghị

Ủy ban Khoa học công nghệ ASEAN lần thứ 62 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/11/2011 đã thông qua lộ trình ưu tiên phát triển khu vực, trong đó có vấn đề an ninh lương thực và cảnh báo thiên tai Hội nghị đã xác định trong giai đoạn 2012-2017, ASEAN sẽ thực hiện một số chương trình ưu tiên trong khu vực Theo đó, vấn đề an ninh lương thực sẽ được triển khai đến năm

2013 Hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm nhẹ thiên tai, nhiên liệu sinh học, ứng dụng và phát triển phần mềm, biến đổi khí hậu thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 [29]

1.3.2 Các nhân tố liên quan đến việc sản xuất và cung ứng lương thực

Dưới góc độ các nhân tố tác động trực tiếp đến an ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, có thể chỉ ra từ

nội dung của an ninh lương thực

1.3.2.1 Các nhân tố tác động đến sự sẵn có lương thực

Nhóm nhân tố tác động đến sự sẵn có của lương thực hay là sản lượng lương thực bao gồm:

- Thứ nhất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới đang có xu

hướng giảm nhanh

Trang 40

Cùng với dân số thế giới ngày càng tăng, các đô thị, trung tâm công nghiệp ngày càng nhiều thì tỉ lệ nghịch với nó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng ít đi vì phải chuyển đổi mục đích sử dụng Chưa kể đến những tàn phá của con người gây ô nhiễm môi trường, đất bị xói mòn, bạc màu hiệu quả

sử dụng không cao Đây là những tín hiệu không vui cho thế giới về vấn đề tăng năng suất lương thực

Sự phát triển là tất yếu, nhưng sự phát triển lộn xộn, thiếu quy hoạch đã làm cho nhiều quốc gia trên thế giới rơi vào tình trạng mất đất đai dành cho trồng trọt Theo FAO, mỗi năm thế giới mất đi từ 5 - 10 triệu ha đất nông nghiệp do đất bị thoái hóa; tính trong 30 năm qua, có trên 100 triệu ha bị thoái hóa Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở các nước đang phát triển, nhất là ở châu Á, đã phải sử dụng không ít diện tích tự nhiên, trong đó một tỷ lệ lớn là diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lương thực Ở Trung Quốc, 10 năm qua diện tích đất canh tác giảm từ 1,95 tỷ mẫu còn 1,82 tỷ mẫu; Bănglađét mỗi năm mất 80.000 ha đất nông nghiệp (phần lớn là đất chất lượng tốt); Philipin, một ví dụ điển hình vì việc giảm diện tích trồng lương thực xuống còn khoảng 60% so với những năm 80 của thế kỷ trước Ở Việt Nam, trong vòng 5 năm 2001 – 2005, đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp là 366.440 ha (chiếm 3,89% đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng) Vì vậy, mỗi quốc gia cần có những hành động rõ ràng, cụ thể hơn để bảo vệ đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững

- Thứ hai, từ ba thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, thế giới có nhiều

tiến bộ nhảy vọt về khoa học và công nghệ, nhưng nhiều nước, nhiều vùng đã không chú ý tới việc tiếp tục đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lương thực nói riêng

Nếu như những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, thế giới bước vào cuộc cách mạng xanh (trong đó việc lai tạo thành công và đưa các giống mới của các

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tuần tin kinh tế - xã hội, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuần tin kinh tế - xã hội
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2008
2. Vương Dật Châu và cộng sự (1999), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa
Tác giả: Vương Dật Châu và cộng sự
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
4. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2005), Báo cáo phát triển con người 2005, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển con người 2005
Tác giả: Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2005
7. Ngân hàng Thế giới (2008), Báo cáo phát triển thế giới 2008, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển thế giới 2008, Nxb Văn hóa – Thông tin
Tác giả: Ngân hàng Thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin"
Năm: 2008
8. Chu Tiến Quang (2008), “Sản xuất lúa gạo gắn với đảm bảo An ninh lương thực”, Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế xã hội, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất lúa gạo gắn với đảm bảo An ninh lương thực”, "Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế xã hội
Tác giả: Chu Tiến Quang
Năm: 2008
9. Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn
Tác giả: Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002
10. Nguyễn Văn Thanh (2007), Thành viên WTO thứ 150 – bài học từ các nước đi trước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành viên WTO thứ 150 – bài học từ các nước đi trước
Tác giả: Nguyễn Văn Thanh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
11. Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006), Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN
Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
12. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2011
13. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2008), Kinh tế Việt Nam 2008, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam 2008
Tác giả: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2008
14. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2008), Đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới và ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới và ở Việt Nam
Tác giả: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
Năm: 2008
15. Viện Kinh tế Thế giới (2001), An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản
Tác giả: Viện Kinh tế Thế giới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
16. FAO (2002), Trade reform and security food, Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade reform and security food
Tác giả: FAO
Năm: 2002
17. Kazunari Tsukada (2007), Vietnam: food security in a rice – exporting country” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam: food security in a rice – exporting country
Tác giả: Kazunari Tsukada
Năm: 2007
18. Nguyen Van Ngai (2010), “food security and economic development in Vietnam”Các trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: food security and economic development in Vietnam
Tác giả: Nguyen Van Ngai
Năm: 2010
3. Chính phủ Nước CHXHCNVN (2009), Nghị quyết số 63/NQ CP về đảm bảo ANLT quốc gia Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w