1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An ninh lương thực của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

22 668 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 468,97 KB

Nội dung

An ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế Quốc tế Vietnam’s food security in the context of international economic integration NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 100 tr. + Lê Anh Thực Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội; Trƣờng Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế; Mã số: 60 31 07 Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hội Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Phân tích rõ nội hàm của an ninh lƣơng thực hiện nay; chỉ ra những yếu tố tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lƣơng thực quốc gia. Phân tích, đánh giá tình hình an ninh lƣơng thựcViệt Nam thời gian qua. Dự báo và đề xuất một số định hƣớng giải pháp: Thúc đẩy sản xuất và nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp; Ổn định diện tích đất canh tác; Chú trọng việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho ngƣời nông dân bị mất đất nông nghiệp; Chủ động đề phòng, khắc phục những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh; Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; Tăng cƣờng năng lực dự trữ lƣơng thực và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng nông nghiệp; Nâng cao nhận thức của ngƣời dân nói chung và nông dân nói riêng về an ninh lƣơng thực góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Keywords: Kinh tế đối ngoại; An ninh lƣơng thực; Hội nhập kinh tế; Việt Nam Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Ngƣời xƣa nói: “Dân dĩ thực vi tiên” - tức dân lấy ăn làm đầu, cái ăn hay lƣơng thực luôn là nhu cầu thiết yếu trƣớc tiên của con ngƣời. Đảm bảo lƣơng thực cho ngƣời dân luôn là vấn đề trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cho mọi quốc gia, trong mọi thời đại. Bƣớc sang những thập niên đầu của thiên nhiên kỷ thứ 3, trong bối cảnh toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng thực - nhân tố hàng đầu đảm bảo ổn định và phát triển xã hội, một nội dung quan trọng trong an ninh kinh tế quốc gia. An ninh lƣơng thực ngày càng “nóng” lên, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và cộng đồng thế giới khi thế giới mới trải qua cuộc khủng hoảng lƣơng thực năm 2008 và hiện nay giá lƣơng thực lại đang có xu hƣớng tăng lên. Với 1/5 dân số thế giới trong diện đói nghèo ở nhiều quốc gia, nhất là các nƣớc đang phát triển với biểu hiện là không đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực hiện vẫn là vấn đề lớn của thế giới hiện nay. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ là hai mặt của quá trình phát triển thế giới, có tác động ảnh hƣởng đến các quốc gia, các lĩnh vực của thế giới, trong đó có an ninh lƣơng thực ở cấp độ quốc gia và toàn cầu. Chính bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các quốc gia cần phải giải bài toán an ninh lƣơng thực trong sự tác động ảnh hƣởng tổng thể của quá trình phát triển thế giới. Quá trình hình thành dân tộc Việt Nam gắn liền với sản xuất lúa nƣớc lâu đời, hình thành nên một quốc gia nông nghiệp và ông cha ta đã đúc kết một chân lý: “phi nông bất ổn”. Đảng ta từ khi ra đời, lãnh đạo cách mạng đã rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp và nông dân, đến đảm bảo lƣơng thực cho nhân dân. Quá trình đổi mới hơn 25 năm qua, nƣớc ta đã thu đƣợc nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, trong đó nổi bật là thành tựu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia đồng thời duy trì vị thế của nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực của thế giới. Tuy nhiên, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia còn có những hạn chế, nhƣ an ninh lƣơng thực còn thiếu bền vững khi còn có sự chênh lệch về tiếp cận lƣơng thực giữa các nhóm và giữa một số vùng của đất nƣớc; sản xuất lƣơng thực chịu tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và các cú sốc từ thị trƣờng lƣơng thực thế giới; yêu cầu phát huy lợi thế so sánh từ địa vị quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu để gia tăng năng suất và thu nhập cho ngƣời sản xuất lƣơng thực .v.v…Trong bối cảnh đó, một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam cần phải đƣợc giải quyết thấu đáo, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay: 1) Tại sao an ninh lương thực lại là vấn đề cấp bách đối với mọi quốc gia trong bối cảnh hiện nay? 2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới nói chung và an ninh lương thực của Việt Nam nói riêng? 3) Tình hình an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay như thế nào? 4) Việt Nam cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế? Những vấn đề trên đang đặt ra cho Việt Nam những câu hỏi cần lời giải đáp. Do đó, nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận an ninh lƣơng thực, về thực trạng an ninh lƣơng thực thế giới và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, từ đó đƣa ra kiến nghị, giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam là vấn đề cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ các lí do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “An ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm luận văn Cao học ngành Kinh tế đối ngoại. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài An ninh lƣơng thực đƣợc nhiều chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm dƣới các góc độ và cấp độ khác nhau: 1) Trong Báo cáo phát triển con ngƣời năm 1994 của Liên Hợp quốc (UNDP) với chủ đề: “Những khía cạnh mới của an ninh con người” đã tiếp cận an ninh con ngƣời với nội hàm bao gồm an ninh lƣơng thực. 2) Báo cáo phát triển con ngƣời năm 2005 của Liên Hợp quốc (UNDP) với chủ đề: “Hợp tác quốc tế trong thời điểm quyết định: viện trợ, thương mại và an ninh trong một thế giới không bình đẳng” đã chỉ ra những cản trở, bất bình đẳng của thƣơng mại trong nông nghiệp hiện nay đối với các nƣớc đang phát triển, từ đó tác động đối với sản xuất lƣơng thực và đảm bảo thực hiện mục tiêu an ninh lƣơng thực trên thế giới. 3) Trong Báo cáo phát triển thế giới năm 2008 của Ngân hàng thế giới với tiêu đề: “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” đã chỉ ra vai trò của nông nghiệp với đảm bảo an ninh lƣơng thực, các giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực ở cả cấp độ toàn cầu, quốc gia và hộ gia đình. 4) Các học giả Trung Quốc, Vƣơng Dật Châu và cộng sự (1999) trong cuốn sách “An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa” đã đề cập đến nội dung của an ninh lƣơng thực dƣới góc độ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế, đề ra tác động của toàn cầu hóa đối với an ninh lƣơng thực của Trung Quốc. 5) Các nhà nghiên cứu Việt Nam nhƣ Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006) trong cuốn sách: “Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN” trên cơ sở hệ thống khái niệm an ninh kinh tế theo cách tiếp cận phi truyền thống đã chỉ ra biểu hiện và cấu thành của an ninh kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa gắn với nhiều tiêu chí trong đó có làm rõ nội hàm của an ninh lƣơng thực, dấu hiệu chính để xác định an ninh lƣơng thực, hệ thống giám sát đảm bảo an ninh lƣơng thực và nguyên nhân của bất ổn an ninh lƣơng thực. 6) Trong quyển sách “Kinh tế Việt Nam năm 2008” và 7) Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội (8/2008) của các tác giả Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, đã đề cập đến sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh lƣơng thựcViệt Nam, trong đó khái quát thành tựu của Việt Nam trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thời kỳ đổi mới, thực trạng của sản xuất lúa gạo hiện nay gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh lƣơng thực, đề xuất giải pháp đối với sản xuất lúa gạo gắn với đảm bảo an ninh lƣơng thực trong hội nhập WTO. 8) Trong quyển sách “Thành viên WTO thứ 150 – bài học từ các nước đi trước” của Nguyễn Văn Thanh đã phân tích những tác động đƣợc – mất trong lĩnh vực nông nghiệp khi là thành viên WTO là các quốc gia đang phát triển. Một số bài viết bằng Tiếng Anh trong thời gian gần đây đề cập đến an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển nền kinh tế, nhƣ 9) Nguyen Van Ngai (2010): “food security and economic development in Vietnam”; 10) Kazunari Tsukada (2007): “Vietnam: food security in a rice – exporting country”, đề cập đến vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt, đó là vừa phải đảm bảo gạo an toàn cho thị trƣờng trong nƣớc vừa phải cải thiện thu nhập cho ngƣời nông dân trồng lúa bằng việc gia tăng xuất khẩu gạo, từ đó phân tích và rút ra bài học từ thực tế Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng tải trên các trang web ở trong và ngoài nƣớc của các tác giả đề cập đến nội dung liên quan đến an ninh lƣơng thực. Những tài liệu nêu trên thật sự bổ ích, sẽ đƣợc tác giả nghiên cứu sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc triển khai đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình an ninh lƣơng thực của thế giới và Việt Nam trong bối cảnh TCH và HNKTQT từ đó đƣa ra giải pháp, kiến nghị đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Phân tích rõ nội hàm của an ninh lƣơng thực hiện nay; chỉ ra những yếu tố tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lƣơng thực quốc gia . - Phân tích, đánh giá tình hình an ninh lƣơng thựcViệt Nam thời gian qua. - Dự báo và đề xuất một số định hƣớng giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn là an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: từ năm 1998 đến nay. Đây là mốc thời gian Việt Nam hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. - Về không gian và nội dung: + An ninh lƣơng thực, an ninh năng lƣợng, các cân đối vĩ mô… là các nội dung của An ninh kinh tế. Luận văn chỉ tìm hiểu một khía cạnh của an ninh kinh tế đó là an ninh lƣơng thực, nhƣng cũng có phân tích mối liên hệ của các nội dung của an ninh kinh tế. + Do an ninh lƣơng thực là vấn đề toàn cầu không chỉ là quốc gia, nên luận văn khái quát tình hình an ninh lƣơng thực trên thế giới, chỉ ra các tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với an ninh lƣơng thực. Đi sâu phân tích thực trạng an ninh lƣơng thực của Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu an ninh lƣơng thực trong sự vận động, phát triển và liên hệ với các yếu tố tác động ảnh hƣởng của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá về an ninh lƣơng thực trên quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển; tìm ra bản chất của an ninh lƣơng thực quốc gia để chủ động đề ra giải pháp ứng phó. Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong an ninh lƣơng thực của thế giới, trong sự tƣơng tác, liên quan từ các yếu tố tác động của bối cảnh toàn cầu và các yếu tố liên quan trong nƣớc. Luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phân tích tài liệu, số liệu; phƣơng pháp so sánh; phƣơng pháp thống kê số liệu; phƣơng pháp tổng hợp; phƣơng pháp trao đổi với chuyên gia. 6. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ khái niệm an ninh kinh tế, trong đó có khái niệm an ninh lƣơng thực ở các cấp độ. - Luận giải sự cần thiết phải đảm bảo an ninh lƣơng thực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về an ninh lƣơng thực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chƣơng 2: Tình hình an ninh lƣơng thực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chƣơng 3: Dự báo và một số giải pháp đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. CHƢƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƢƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và vai trò của an ninh lƣơng thực 1.1.1. Khái niệm an ninh kinh tếan ninh lƣơng thực 1.1.1.1. Khái niệm an ninh kinh tế Bối cảnh quốc tế trong thập niên cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, với sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu thế hợp tác, phát triển gia tăng và nhất là xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ đã làm cho vấn đề an ninh kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia, dân tộc. Hiện có nhiều dịch nghĩa về an ninh kinh tế theo các hƣớng và góc độ khác nhau. Các quan niệm trên có điểm chung là đều chỉ ra yêu cầu về sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế quốc gia nhƣ là đặc trƣng biểu hiện của an ninh kinh tế. Vấn đề an ninh kinh tế chắc chắn đã chiếm vị trí trung tâm trong lĩnh vực an ninh quốc tếan ninh quốc gia hiện nay, và sẽ chỉ đạo hƣớng đi của an ninh quốc tế trong thế kỷ sau cũng nhƣ việc chế định chiến lƣợc an ninh của các nƣớc. 1.1.1.2. Khái niệm an ninh lương thực Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực thuộc Liên Hợp quốc (FAO) (2002) trong Trade reform and security food, hiện nay có đến hơn 200 định nghĩa về an ninh lƣơng thực, mỗi cách tiếp cận đều đƣa ra một quan niệm về an ninh lƣơng thực [17]. Vì thế khái niệm này đƣợc diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bất cứ khi nào quan niệm an ninh lƣơng thực đƣợc đề cập đến trong tiêu đề của một nghiên cứu thì nên đƣa ra các định nghĩa rõ ràng hoặc ngầm định cho sát với thực tế. An ninh lƣơng thực là một khái niệm với nhiều cấp độ tiếp cận, nhiều cách nhìn khác nhau. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn với cách tiếp cận an ninh lƣơng thực ở cấp độ quốc gia, trên cơ sở kế thừa các quan niệm về an ninh lƣơng thực của các học giả và tổ chức trong và ngoài nƣớc, luận văn thống nhất quan niệm về an ninh lương thực của Việt Nam là việc có đầy đủ, ổn định lương thực cho toàn dân trên phạm vi toàn quốc cả trước mắt và lâu dài để không ai bị đói và mọi người đều được hưởng cuộc sống năng động và khoẻ mạnh. 1.1.2. Quan hệ giữa an ninh lƣơng thực, an ninh kinh tếan ninh quốc gia Khi đề cập đến nội hàm của an ninh kinh tế, đa số các học giả hiện nay đều xác định một trong những bộ phận quan trọngan ninh lƣơng thực. Bên cạnh đó, an ninh lƣơng thựcan ninh quốc gia cũng giống nhƣ hai anh em song sinh. Khủng hoảng lƣơng thực: giá lƣơng thực tăng cao, nguồn cung lƣơng thực không đủ, lập tức ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi ngƣời. Sự thiếu đói về lƣơng thực, dẫn đến sự phản đối của nhiều tầng lớp dân chúng, ảnh hƣởng đến an ninh, chính trị quốc gia. Nhƣ vậy, có thể nói rằng an ninh lƣơng thực đã, đang và sẽ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế. Việc xác định rõ vị trí, vai trò của an ninh lƣơng thực trong nội hàm của an ninh kinh tế quốc gia sẽ giúp nhận diện, đánh giá toàn diện và sâu sắc sự cần thiết của an ninh lƣơng thực quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đồng thời thấy đƣợc nội dung và các yếu tố tác động đến an ninh lƣơng thực quốc gia hiện nay. 1.1.3. Vai trò của an ninh lƣơng thực đối với đời sống xã hội 1.1.3.1. Vai trò an ninh lương thực với đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người và giảm đói nghèo trên thế giới Xã hội đang phát triển nhƣ vũ bão với nhiều vật dụng hiện đại ra đời phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời, nhƣng ngƣời ta có thể thiếu các phƣơng tiện hiện đại nhƣng ngƣời ta không thể làm gì với cái dạ dày trống rỗng. Lƣơng thực nhƣ là một phƣơng tiện thiết yếu bậc nhất để duy trì sự tồn tại của con ngƣời. Lƣơng thực phải đƣợc cung cấp đều đặn, đầy đủ cho mọi ngƣời nếu muốn sống, hoạt động và phát triển. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên nhiên kỷ của Liên Hợp quốc (2003) là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con ngƣời. 1.1.3.2. Vai trò của an ninh lương thực với tăng trưởng kinh tế Vấn đề an ninh lƣơng thực và tăng trƣởng kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xét về mục tiêu chính sách của các chính phủ, an ninh lƣơng thực đƣợc coi nhƣ một chuỗi liên tục từ mức độ vi mô về đảm bảo dinh dƣỡng cho ngƣời dân đến mức vĩ mô là đảm bảo cung cấp đầy đủ lƣơng thực cho thị trƣờng trong nƣớc và khu vực. Ổn định an ninh lƣơng thực theo cả hai góc độ (vi mô, vĩ mô) giúp thúc đẩy triển vọng tăng trƣởng kinh tế hiệu quả hơn, giảm đói nghèo. 1.1.3.3. Vai trò ổn định chính trị - xã hội của an ninh lương thực Thế giới đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và kinh tế tri thức. Nhƣng cuộc khủng hoảng kinh tế đang tiếp diễn và đặc biệt cuộc khủng hoảng lƣơng thực thế giới năm 2007 – 2008 đã cho thấy tầm quan trọng của lƣơng thực. Việc bảo đảm an ninh lƣơng thực không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế hay nhân đạo mà còn có vai trò quan trọng đối với sự ổn định chính trị xã hội của mỗi quốc gia cũng nhƣ toàn thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một đất nƣớc, một khu vực mà không bảo đảm an ninh lƣơng thực sẽ tạo ra hệ luỵ lan tỏa không nhỏ đối với các nƣớc và các khu vực khác. 1.2. Nội dung của an ninh lƣơng thực Để đảm bảo anh ninh lƣơng thực, cần phải thực hiện đồng bộ các nội dung, đó là bảo đảm tính sẵn có của lương thực, sự ổn định, khả năng tiếp cận của người dân và sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng. Những nội dung của anh ninh lƣơng thực trên đây đƣợc Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra vào ngày 29/1/2010 tại Davos về chủ đề An ninh lƣơng thực. Cụ thể: 1.2.1. Sự sẵn có về lƣơng thực Sự sẵn có (availability) lƣơng thực đƣợc hiểu là: sản lƣợng lƣơng thực, diện tích trồng trọt, các chỉ tiêu về xuất và nhập khẩu lƣơng thực đƣợc đảm bảo. Tức là đảm bảo nguồn cung lƣơng thực đầy đủ mọi nơi, mọi lúc. Điều này liên quan đến việc nỗ lực trong việc bảo vệ diện tích đất trồng cây lƣơng thực, có chính sách bảo đảm lợi ích cho ngƣời sản xuất lƣơng thực để họ an tâm sản xuất; tăng cƣờng đầu tƣ để tăng sản lƣợng và chất lƣợng lƣơng thực; tạo thuận lợi cho thƣơng mại nông sản, xây dựng hệ thống phân phối lƣơng thực ổn định 1.2.2. Sự tiếp cận với lƣơng thực Sự tiếp cận (access) nguồn lƣơng thực đƣợc hiểu là: tỉ lệ tiếp cận lƣơng thực cơ bản trong tổng dân số, thiếu lƣơng thực cơ bản trong nhóm nghèo, giá lƣơng thực cơ bản cao và tăng, lƣơng thực đƣợc lƣu thông, phân phối đến các vùng trong nƣớc. Điều này liên quan đến việc tạo các cơ hội việc làm, thu nhập và có hỗ trợ thích hợp để bảo đảm khả năng tiếp cận với lƣơng thực của ngƣời dân; thận trọng trong việc sử dụng lƣơng thực vào mục đích khác; 1.2.3. Sự ổn định của lƣơng thực Sự ổn định (stability) của lƣơng thực là: phải có hệ thống phân phối ổn định. Cung và cầu lƣơng thực trên thị trƣờng ổn định, nghĩa là giá lƣơng thực và các xu hƣớng khác trên thị trƣờng không tăng (giảm) mạnh (ví dụ giá gạo cao liên tục hay kho dự trữ giảm báo hiệu những yếu tố không tốt đến sự ổn định về cung lƣơng thực) Điều này liên quan đến các cố gắng của từng quốc gia trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phối hợp hành động chung trong khu vực và toàn cầu để đảmbảo sản và cung ứng lƣơng thực ổn định. 1.2.4. Sự an toàn, chất lƣợng của lƣơng thực đƣợc sử dụng Sự an toàn, chất lƣợng của lƣơng thực đƣợc sử dụng thể hiện qua độ dinh dƣỡng của lƣơng thực, chất lƣợng và vệ sinh lƣơng thực, tỷ lệ suy sinh dƣỡng và thiếu chất do lƣơng thực. 1.3. Các nhân tố tác động đến an ninh lƣơng thực 1.3.1. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 1.3.1.1. Khía cạnh toàn cầu hoá nông nghiệp đối với an ninh lương thực + Vai trò, đặc điểm của toàn cầu hóa nông nghiệp Thứ nhất: Toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay đang ở giai đoạn đầu, những diễn biến tiếp theo của nó đầy bất định, chông gai và khó dự đoán. Thứ hai: Ở nhiều nƣớc, toàn cầu hóa nông nghiệp thƣờng song hành hoặc dẫn đến thị trƣờng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trái ngƣợc với những khu vực sản xuất kinh doanh khác, nơi cơ chế kinh tế thị trƣờng thƣờng đi trƣớc một bƣớc so với toàn cầu hóa. Thứ ba: Thị trƣờng nông sản quốc tế có những tính chất rất đặc thù so với các loại thị trƣờng hàng hóa khác, dẫn tới tự do hóa thƣơng mại nông sản có nhiều điểm khác biệt so với quá trình tự do hóa thƣơng mại nói chung. Thứ tư: Hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp gắn liền với những vấn đề văn hóa, xã hội, môi trƣờng rất to lớn. Thứ năm: Một đặc điểm đáng chú ý nữa của toàn cầu hóa nông nghiệp là giai đoạn toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay đang hàm chứa quá nhiều điều vô lý và bị chỉ trích nặng nề. 1.3.2.2. Những cơ chế tác động chính của toàn cầu hóa kinh tế đối với nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp và nông thôn thế giới, ở các nƣớc giàu cũng nhƣ các nƣớc nghèo, đang đứng trƣớc những khả năng thay đổi sâu rộng và toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thay đổi này. Và cũng phải nói rằng những sự thay đổi của nông nghiệp, nông thôn có liên quan, tác động to lớn đến an ninh lƣơng thực. Theo Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hoà (2002), trong Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đã chỉ ra cơ chế chủ chốt nhất lan truyền những ảnh hƣởng của toàn cầu hóa kinh tế đến nông nghiệp và phát triển nông thôn là tự do hóa các thị trƣờng nông sản quốc tế, tự do hóa đầu tƣ và cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt. Trong đó nhân tố quan trọng là tự do hoá các thị trƣờng nông sản quốc tế hiện nay. 1.3.2. Các nhân tố liên quan đến việc sản xuất và cung ứng lƣơng thực 1.3.2.1. Các nhân tố tác động đến sự sẵn có lương thực - Thứ nhất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới đang có xu hƣớng giảm nhanh. - Thứ hai, từ ba thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, thế giới có nhiều tiến bộ nhảy vọt về khoa học và công nghệ, nhƣng nhiều nƣớc, nhiều vùng đã không chú ý tới việc tiếp tục đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lƣơng thực nói riêng. - Thứ ba, khí hậu là một trong những yếu tố tác động đến sản lƣợng lƣơng thực. 1.3.2.2. Nhóm nhân tố tác động đến sự tiếp cận lương thực Thứ nhất, thị trƣờng nông sản thế giới bị bóp méo vì chính sách trợ cấp nông nghiệp của các nƣớc công nghiệp phát triển. - Thứ hai, việc nhiều nƣớc xuất khẩu lƣơng thực, khởi đầu là Ấn Độ (cuối năm 2007), sau đó Ai Cập, Campuchia, Mêxico, … (quý I/2008) thời gian vừa qua hạn chế xuất khẩu càng khiến giá lƣơng thực tăng cao. 1.3.2.3. Nhóm nhân tố tác động đến sự ổn định của lương thực - Thứ nhất, sức ép dân số và thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng, trong khi nguồn cung ứng lƣơng thực bị đe dọa. - Thứ hai, các nhu cầu về lƣơng thực không chỉ tăng do dân số tăng, mà còn do nhu cầu của các ngành kinh tế khác. 1.3.2.4. Nhóm nhân tố tác động đến sự an toàn, chất lượng của lương thực Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ sinh học, chọn tạo giống lúa và lƣơng thực đảm bảo dinh dƣỡng. Thứ hai, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, an toàn và thân thiện môi trƣờng trong việc tạo ra các sản phẩm lƣơng thực sạch, không chứa nhiều hóa chất, đảm bảo chất lƣợng vệ sinh thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng, không gây hại cho sức khỏe của ngƣời dùng. Thứ ba, các chính sách của các quốc gia trong việc quản lý an toàn lƣơng thực, thực phẩm và chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua phòng chống suy dinh dƣỡng ở bà mẹ và trẻ em. CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH AN NINH LƢƠNG THỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Khái quát về tiềm năng sản xuất lƣơng thực của Việt Nam và chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về an ninh lƣơng thực quốc gia 2.1.1. Khái quát về tiềm năng sản xuất lƣơng thực của Việt Nam Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, có truyền thống trồng lúa nƣớc lâu đời ở khu vực. Hiện chúng ta có nhiều tiềm năng lợi thế về sản xuất lƣơng thực, nhất là lúa gạo. Ngƣời nông dân Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu khó, đƣợc đánh giá là ham học hỏi, tích cực ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp - là nguồn lực quan trọng nhất cho sản xuất lƣơng thực, đảm bảo an ninh lƣơng thực nƣớc ta. Diện tích gieo trồng lúa cả năm không ngừng đƣợc mở rộng, từ 5,6 triệu ha (năm 1980), đến nay là khoảng 7,3 triệu ha. Mỗi vùng sinh thái nông nghiệp của nƣớc ta đều có những thế mạnh nhất định trong việc sản xuất lƣơng thực, thực phẩm. Các thế mạnh ấy đang ngày càng đƣợc phát huy tốt hơn nhờ sản xuất đi đôi với bảo quản và chế biến sản phẩm, nhờ sự trao đổi, lƣu thông lƣơng thực, thực phẩm hàng hoá giữa các vùng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lƣơng thực, thực phẩm số một. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm số hai về lƣơng thực, thực phẩm. Ngoài hai vùng trọng điểm trên, các vùng khác cũng có những thế mạnh khác nhau về sản xuất lƣơng thực, thực phẩm. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nền kinh tế hiện nay góp phần gắn sản xuất với thị trƣờng thế giới, phân tán rủi ro, thu hút nguồn vốn đầu tƣ để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho ngƣời sản xuất lƣơng thực. 2.1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về an ninh lƣơng thực Qua thực tiễn hoạch định và chỉ đạo thực hiện đƣờng lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, Đảng ta nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, xoá đói giảm nghèo bền vững. Mục tiêu phát triển nông nghiệp trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Sau đó, Hội nghị Trung ƣơng 3 (khóa IX) đã ban hành 3 nghị quyết quan trọng liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn: 1) Nghị quyết “Đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”; 2) Nghị quyết “Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân”. Hội nghị Trung ƣơng 7 (khóa X) tiếp tục ban hành nghị quyết về “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Cụ thể hoá đƣờng lối của Đảng về đảm bảo an ninh lƣơng thực, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều chính sách quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực nhƣ: Chính sách đất trồng lúa; Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng trồng lúa; Chính sách thương mại gạo; Chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất lúa 2.2. Tình hình an ninh lƣơng thực của Việt Nam 2.2.1. Thành tựu an ninh lƣơng thực Việt Nam 2.2.1.1. Sự sẵn có lương thực Với những chủ trƣơng và chính sách cụ thể của Nhà nƣớc đầu tƣ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng sản lƣợng nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, trong những năm vừa qua Việt Nam tiếp tục đạt đƣợc những thành tích đáng ghi nhận về sản lƣợng lƣơng thực. Lƣơng thực không những đủ hàng ngày mà còn đƣợc dự trữ ở trong dân và dự trữ của Nhà nƣớc. Nhiều loại lƣơng thực, thực phẩm không những đáp ứng đƣợc nhu cầu ở trong nƣớc, mà còn xuất khẩu với khối lƣợng lớn, đứng thứ hạng cao trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ 1989 đến hết tháng 6/2011, Việt Nam đã xuất khẩu đƣợc xấp xỉ 81 triệu tấn, thu về đƣợc trên 24,2 tỷ USD. Nƣớc ta đã góp phần đảm bảo nguồn cung lƣơng thực cho nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. 2.2.1.2. Sự tiếp cận lương thực - Về tiêu dùng lƣơng thực: nhƣ đã nêu trên đây, do sản lƣợng lƣơng thực tăng nhanh hơn đáng kể tốc độ tăng dân số, nên sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời của Việt Nam đã tăng liên tục, từ 445 kg/ngƣời/năm năm 2000 lên 513kg/ngƣời/năm vào năm 2010. Ngay cả với những năm thiên tai diễn ra nghiêm trọng, lƣơng thực vẫn đƣợc phân phối cho những vùng khó khăn kịp thời, đảm bảo lƣơng thực cho hầu hết nhân dân. Sản lƣợng nhiều loại cây, con đã đáp ứng đủ nhu cầu. - Về khả năng tiếp cận lƣơng thực: Tăng trƣởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua đã giúp cải thiện đáng kể thu nhập của ngƣời dân. Thu nhập tăng là điều kiện quan trọng hàng đầu để ngƣời dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn lƣơng thực: chi tiêu nói chung và chi tiêu cho lƣơng thực nói riêng của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện. - Về lƣu thông, phân phối lƣơng thực: Thị trƣờng lƣu thông lƣơng thực ngày càng đƣợc mở rộng cả về quy mô, cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia, đảm bảo lƣu thông thuận lợi giữa các vùng, các khu vực, kể cả các vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và từng địa phƣơng. Sự phát triển nhanh và rộng khắp của hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại tạo điều kiện cho ngƣời dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn lƣơng thực, phục vụ đời sống bản thân, gia đình. [...]... nội dung của an ninh lƣơng thực; những tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lƣơng thực quốc gia Luận văn phân tích thực trạng an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong thời gian qua Khẳng định những thành tựu trong đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia qua các nội dung: sự sẵn có lƣơng thực, tiếp cận lƣơng thực của ngƣời dân, sự ổn định của lƣơng thực và tiêu dùng lƣơng thực đảm... đề an ninh lƣơng thực ở cấp độ cao hơn Do đó, một số vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu là: An ninh lƣơng thực của Việt Nam trong tổng thể an ninh quốc gia; Những tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lƣơng thực, an ninh kinh tế quốc gia; Nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo an ninh lƣơng thực của một số quốc gia tiêu biểu, để rút ra các bài học kin nghiệm cho việc xây dựng chiến lƣợc an ninh. .. sản xuất lƣơng thực lớn nhất nƣớc nhƣ đồng bằng sông Cửu Long Nguyên nhân cơ bản là thiếu chăm sóc y tế và chế độ ăn uống không đảm bảo cân bằng về dinh dƣỡng 2.3 Cơ hội và thách thức đối với việc đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.3.1 Các cơ hội đảm bảo an ninh lƣơng thực từ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Mở rộng thị trƣờng lƣơng thực, gia tăng... VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 Dự báo an ninh lƣơng thực trong những năm tới 3.1.1 Tình hình an ninh lƣơng thực thế giới và dự báo về an ninh lƣơng thực toàn cầu 3.1.1.1 Tình hình an ninh lương thực thế giới gần đây Vấn đề an ninh lƣơng thực lại "nóng" trên toàn cầu những ngày gần đây, trong bối cảnh giá lƣơng thực đã tăng mạnh trở lại Trong khi đó, nạn đói đang tiếp tục đe dọa hàng... bảo an ninh lƣơng thực Do hạn chế về thời gian và trình độ, luận văn chƣa đi sâu phân tích các nội dung của việc đảm bảo an ninh lƣơng thực gắn với phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam; chƣa đi sâu, phân tích nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo an ninh lƣơng thực của một số quốc gia tiêu biểu, để rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lƣợc an ninh lƣơng thực của Việt Nam Trong thời gian... động dự báo bám sát tình hình lương thực khu vực và thế giới để có chính sách lương thực quốc gia phù hợp, vừa phát huy lợi thế so sánh góp phần tăng trưởng kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế vừa bảo đảm ổn định xã hội 3.2.2 Một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.2.1 Thúc đẩy sản xuất và nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp a)... 2020 3.2 Quan điểm định hƣớng và giải pháp bảo đảm an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa 3.2.1 Quan điểm định hƣớng về an ninh lƣơng thực của Việt Nam Để đảm bảo an ninh lƣơng thực cho Quốc gia, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân có ý thức cộng đồng về vấn đề an ninh lương thực Thứ hai,... Á, châu Phi thời gian qua càng thấy vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, nền tảng đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc gia 2.3.2.3 Thách thức từ sự bất cập của các chính sách liên quan an ninh lương thực hiện nay + Chính sách dân số Vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng thực vẫn tiếp tục đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết Dân số nƣớc ta đông, trong đó có đến 73%... phát trong sản xuất nông nghiệp, xu hƣớng chạy theo lợi nhuận, mong muốn đạt đƣợc năng suất, sản lƣợng cao bằng mọi giá… Tăng cƣờng các hoạt động để ngƣời nông dân quan tâm nhiều hơn tới chất lƣợng của sản phẩm và sức cạnh tranh cũng nhƣ độ an toàn của lƣơng thực KẾT LUẬN Luận văn đã làm rõ quan niệm an ninh lƣơng thực của quốc gia trong mối quan hệ với an ninh kinh tế; vai trò của an ninh lƣơng thực. .. và tiêu dùng lƣơng thực đảm bảo an toàn, chất lƣợng Đồng thời cũng chỉ ra nhiều hạn chế của an ninh lƣơng thực Luận văn cũng đã nêu lên các cơ hội và nhất là thách thứcViệt Nam phải đối mặt để đảm bảo an ninh lƣơng thực bền vững trong thời gian tới Luận văn cũng đã trình bày dự báo tình hình an ninh lƣơng thực của thế giới và dự báo về an ninh lƣơng thực Việt Nam trong giai đoạn các năm 2015, 2020 . về an ninh lƣơng thực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chƣơng 2: Tình hình an ninh lƣơng thực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. . bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. CHƢƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƢƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w