1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược marketing mix tại các ngân hàng TMCP việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội

13 641 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 364,01 KB

Nội dung

Chiến lược Marketing Mix tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Nguyễn Thị Sen Trường Đại h

Trang 1

Chiến lược Marketing Mix tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế: trường hợp Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Nguyễn Thị Sen

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Tuân

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Làm rõ những cơ sở lí luận về chiến lược Marketing Mix trong lĩnh vực ngân

hàng Phân tích đánh giá thực trạng chiến lược Marketing Mix của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội trong bối cảnh hội nhập của ngành ngân hàng Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing Mix tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Sài Gòn –Hà Nội, trong đó chủ yếu tập trung vào cải thiện các dịch vụ hiện có

nhằm thỏa mãn và thu hút được nhiều khách hàng hơn

Keywords: Tiếp thị; Hội nhập kinh tế; Kinh tế quốc tế; Ngân hàng

Content

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngành ngân hàng là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế để bắt kịp với xu thế hội nhập của nước ta Trong những năm gần đây, Việt Nam gia nhập nhiều hiệp hội kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho hệ thống các ngân hàng thương mại được mở rộng, không ngừng phát triển tạo ra sự sôi động và đa dạng trên thị trường tài chính

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) luôn phát huy vai trò, nỗ lực để trở thành một ngân hàng có uy tín SHB luôn coi trọng công tác Marketing, tuy nhiên, việc áp dụng Marketing trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội còn một số khó khăn Xuất phát từ thực tiễn đó, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội cần

có những thay đổi để xác định lại vị thế của mình trong tương quan cạnh tranh trên thị trường, hoàn thiện các công cụ marketing 7Ps để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình

Trang 2

Vì lý do đó, tôi đã chọn vấn đề: “Chiến lược Marketing Mix tại các Ngân hàng TMCP

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp

2.Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, có một số sách viết về hoạt động Marketing ngân hàng như “Marketing ngân hàng” của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - Học viện ngân hàng; “Marketing ngân hàng” của TS Trịnh Quốc Trung – Nhà xuất bản Thống kê Hai cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực Marketing ngân hàng, đưa ra những chính sách, biện pháp khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh

Liên quan đến Marketing ngân hàng có một số đề tài nghiên cứu khoa học như sau:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế” (2008) của PGS.TS Nguyễn Thị Quy (chủ nhiệm đề tài) - Trường đại học Ngoại thương Hà Nội Đề tài phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ Ngân hàng hiện đại và đưa ra một số giải pháp để phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển dịch

vụ Ngân hàng giai đoạn 2005-2006” của thạc sỹ Nguyễn Hữu Nghĩa (chủ nhiệm đề tài) - Ngân hàng Nhà nước Nội dung chính được đề cập trong đề tài này là những định hướng và các giải pháp

cơ bản để phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng trong giai đoạn 2005-2006

- Đề tài nghiên cứu khoa học “Marketing ngân hàng - thực trạng và giải pháp” (2007) của

Đỗ Lương Trường Đây là đề tài đạt giải A - Nhà kinh tế trẻ của Trường Đại học Kinh tế tổ chức vào năm 2007, đạt giải 3 cấp Bộ về đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên Đề tài cung cấp cái nhìn tổng quát về markeing ngân hàng, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt động Marketing của các ngân hàng trong những năm gần đây và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng bằng biện pháp cải thiện tốt vai trò Marketing ngân hàng

Ngoài ra, còn nhiều khóa luận, luận văn nghiên cứu về hoạt động Marketing ngân hàng Các luận văn, bài nghiên cứu đều hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên quan đến Marketing ngân hàng và chiến lược Marketing ngân hàng; thực trạng hoạt động Marketing của ngân hàng, thực trạng triển khai chiến lược Marketing…; và các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược, hoạt động Marketing tại ngân hàng Tuy nhiên, do mục đích và yêu cầu khác nhau, và đặc thù riêng của từng ngân hàng các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng ngân hàng cụ thể và gần như không áp dụng các giải pháp đó cho các tổ chức khác

Cho tới nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu về hoạt động Marketing Mix tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Trên cơ sở lý thuyết cơ bản, rút kinh nghiệm từ những luận văn nghiên cứu trước đó, áp dụng vào đặc thù riêng của ngân hàng, tác giả sẽ đi sâu phân tích chiến lược Marketing mix tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing góp phần nâng cao vị thế của Ngân hàng

Trang 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những cơ sở lí luận về chiến lược Marketing Mix trong lĩnh vực ngân hàng

- Phân tích đánh giá thực trạng chiến lược Marketing Mix của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội trong bối cảnh hội nhập của ngành ngân hàng

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing Mix tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luâ ̣n văn t ập trung nghiên cứu chiến lược Marketing Mix tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, cụ thể là các nội dung về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, cơ sở vật chất, quy trình cung ứng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực Tìm hiểu ho ạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011 làm cơ sở

chứng minh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, kết hợp giữa lý luận và tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng Đồng thời vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá thông qua các nguồn tài liệu, qua thu thập thông tin từ báo chí, tạp chí chuyên ngành, báo cáo thường niên… để đưa ra nhận định và giải pháp

6 Đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luâ ̣n xây dựng chiến lược Marketing Mix trong lĩnh vực ngân hàng

- Rút ra được những nguyên nhân dẫn đế n những thành công và ha ̣n chế trong viê ̣c thực hiê ̣n chiến lược Marketing Mix ta ̣i Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n chiến lược Marketing Mix của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong bối cảnh hội nhập như hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, bảng biểu, luận văn đư ợc trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Lý luận chung về chiến lược Marketing Mix tại các ngân hàng thương mại trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Phân tích thực trạng chiến lược Marketing Mix tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài

Gòn – Hà Nội

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing Mix tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam:

trường hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm, vai tro ̀, chức năng, đặc điểm của Marketing ngân hàng

1.1.1 Khái niệm

Marketing ngân hàng là mô ̣t hê ̣ thống tổ chức quản lý của mô ̣t ngân hàng để đa ̣t được mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về vốn , về di ̣ch vu ̣ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách , biê ̣n pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận

1.1.2 Vai trò của Marketing ngân hàng

* Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng, trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường, góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng

1.1.3 Chức năng của bộ phận Marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng bao gồm 04 chức năng: Chức năng thích ứng, chức năng phân phối, chức năng tiêu thụ, chức năng yểm trợ

1.1.4 Đặc điểm của Marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, Marketing hướng nội và Marketing quan hệ

1.2 Chiến lược Marketing mix trong các ngân hàng TMCP

1.2.1 Khái niệm

Các nội dung của Marketing hỗn hợp bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp, chiến lược phương tiện hữu hình, chiến lược quy trình cung ứng sản phẩm và chiến lược con người

1.2.2 Nội dung chủ yếu của Chiến lược Marketing mix trong các Ngân hàng TMCP

1.2.2.1 Chính sách sản phẩm

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng được hiểu là một tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính

1.2.2.2 Chính sách giá cả

Giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng được biểu hiện dưới ba hình thức phổ biến là lãi, phí và hoa hồng

1.2.2.3 Chính sách phân phối

Kênh phân phối truyền thống chủ yếu dựa trên lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân viên Kênh phân phối ngân hàng hiện đại ra đời trên cơ sở tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt là ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng…

1.2.2.4 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Marketing ngân hàng gồm hệ thống các hoạt động thông

Trang 5

tin, truyền tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng như hoạt động quảng cáo, giao dịch

cá nhân, Marketing trực tiếp…

1.2.2.5 Chính sách phương tiện hữu hình/Cơ sở vật chất

Mục tiêu của chiến lược phương tiện hữu hình là tăng tính hữu hình hóa của sản phẩm

dịch vụ ngân hàng, phát huy tối đa tác động của các phương tiện hữu hình trong quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài của khách hàng với ngân hàng

1.2.2.6 Chính sách quy trình cung ứng sản phẩm

Quy trình là một tập hợp gồm những quy định, thủ tục, trình tự của quá trình cung ứng một sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng

1.2.2.7 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Nhân viên là người trực tiếp hướng dẫn, thực hiện quy trình dịch vụ Họ không chỉ có vai trò quyết định về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn tạo nên hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách hàng

1.3 Hô ̣i nhập kinh tế quốc tế và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến chiến lược Marketing mix của Ngân hàng

1.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế

“Hội nhập kinh tế quốc tế” là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp

độ đơn phương, song phương và đa phương góp phần khai thác các nguồn lực bên trong một cách hiệu quả

1.3.2 Như ̃ng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến chiến lược Marketing của các Ngân hàng thương mại Viê ̣t Nam

* Tác động tích cực

- Đối với các ngân hàng TMCP, hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy cải cách, buộc các

ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường

- Thu hút đầu tư trực tiếp

- Tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn

* Tác động tiêu cực

- Tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản

- Tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần

Trước những cơ hô ̣i và thách thức như đã phân tích tr ên, các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nói riêng cần hoàn thiện chiến lược Marketing ra sao để duy trì và phát triển hoa ̣t đô ̣ng trong môi trường kinh doanh quốc tế

Trang 6

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

2.1.1 Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nhơn Ái được thành lập vào năm 1993 tại Cần Thơ

2.1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

2.2 Môi trường kinh doanh và thị trường mục tiêu của ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Hà Nội

2.2.1 Môi trường vĩ mô

* Môi trường chính trị - pháp luật

* Môi trường văn hóa – xã hội

* Môi trường công nghệ

* Môi trường kinh tế

2.2.2 Môi trường vi mô

* Các yếu tố nguồn lực của SHB

* Đối thủ cạnh tranh

* Khách hàng của ngân hàng

2.2.3 Thị trường mục tiêu và định vị thị trường

2.3 Thực trạng chiến lược Marketing Mix tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội

2.3.1 Xây dựng danh mục sản phẩm

Trong năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung cấp cho khách hàng 15 sản phẩm dịch vụ huy động vốn giúp nguồn vốn huy động năm 2011 tăng 135% so với năm 2010, và tăng 237% so với năm 2009, 11 sản phẩm dịch vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn với dịch vụ tốt nhất, thời gian nhanh nhất và thủ tục đơn giản nhất; 04 sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế (so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT toàn hàng năm 2011 tăng 48.5%, 350 ngân hàng đại lý và tỷ lệ điện thanh toán đạt chuẩn cao trên 98%); các sản phẩm thẻ (đến hết năm 2011, hệ thống Core thẻ giúp SHB tự phát hành các loại thẻ ghi nợ nội địa số lượng là 53.359 thẻ, chủ thẻ Solid SHB có thể thực hiện nhanh chóng các giao dịch như rút tiền mặt, vấn tin số dư tài khoản…tại 13.000 ATM và 47.000 điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc), sản phẩm dịch vụ về ngân hàng điện tử như Mobile Banking, Internet Banking… và các sản phẩm dịch vụ khác

Trang 7

2.3.2 Điều chỉnh lãi suất, phí theo hướng thị trường

Trên cơ sở mức độ gắn bó và doanh số giao dịch, SHB có những chính sách ưu đãi về lãi suất, phí,… phù hợp với mọi đối tượng khách hàng Bên cạnh đó, với chủ trương cạnh tranh bằng phí kết hợp với tăng doanh thu phí dịch vụ đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, SHB cũng đã nghiên cứu và ban hành biểu phí có tính cạnh tranh

2.3.3 Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối

Đến thời điểm 31/12/2011, ngoài Trụ sở chính tại Hà Nội và 26 chi nhánh (trong đó có

01 chi nhánh ở Campuchia, 01 chi nhánh ở Lào), 113 phòng giao dịch, SHB còn có 01 công ty trực thuộc là Công ty khai thác và quản lý tài sản AMCSHB; 19 ATM đang hoạt động

Bên cạnh đó, SHB đặc biệt quan tâm đến phát triển các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ Phone Banking, E- Banking, hệ thống máy giao dịch tự động ATM, POS thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về các giao dịch ngân hàng hiện đại, tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng

2.3.4 Hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Thứ nhất, quảng bá thương hiệu

Thứ hai, quảng cáo trên báo, tạp chí, đài truyền hình, thông qua băng rôn, khẩu hiệu … Thứ ba, hoạt động khuyến mại: SHB luôn có các sản phẩm ý nghĩa nhân dịp lễ và các

chương trình khuyến mại với quà kỉ niệm và phần thưởng giá trị,…

Thứ tư, SHB xây dựng phong cách phục vụ, giao tiếp “vui lòng khách đến, vừa lòng

khách đi”

2.3.5 Chiến lược phương tiện hữu hình

Từ địa điểm đặt trụ sở chính đến các trang thiết bị đều được SHB chú trọng, quan tâm đảm bảo giao dịch thuận lợi Biểu tượng của SHB là khối hình vuông màu cam thể hiện cho sức mạnh, sự quyết đoán của Ban Lãnh đạo; lòng trung thành, sự nhiệt tình và tâm huyết của cả tập thể cán bộ, nhân viên mang lại niềm tin cho khách hàng

2.3.6 Hoàn thiện quy trình cung ứng sản phẩm

Các quy trình cung ứng sản phẩm của SHB ngày càng tiến tới giảm thiểu các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch Bên cạnh đó, SHB triển khai hệ thống phân phối hiện đại, khách hàng

có thể vấn tin bất kỳ lúc nào

2.3.7 Phát triển nguồn nhân lực

Số lượng và chất lượng nhân viên tăng đều qua các năm Để tạo sự gắn bó giữa nhân viên

và Ngân hàng, SHB luôn quan tâm tới nâng cao thu nhập và đời sống cán bộ SHB còn chú trọng tới chế độ khen thưởng, chế độ phụ cấp bảo hiểm xã hội, sinh hoạt đoàn thể và các chính sách khác

2.4 Đánh giá Chiến lƣợc Marketing Mix tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn–Hà Nội

2.4.1 Kết quả của hoạt động Marketing Mix tại Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội

SHB đạt mức vốn điều lệ là 4.908.536 tỷ đồng và chủ động thực hiện kế hoạch mở rộng

Trang 8

mạng lưới Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn năm 2011 là 42.07% so với năm 2010; dư nợ tín dụng năm 2011 tăng 19.64% so với năm 2010; số lượng thẻ phát triển đều qua các năm và đạt 53.359 thẻ; số lượng cây ATM và điểm chấp nhận thẻ tăng lên đến 47.000 điểm; nguồn thu

từ các hoạt động dịch vụ ngày càng được cải thiện tính đến 31/12/2011 thu từ hoạt động dịch vụ đạt 192.763 triệu đồng tăng 132% so với mức 58.027 triệu đồng tại thời điểm 31/12/2010 Bên cạnh việc mở rộng danh mục sản phẩm, SHB cũng chủ động điều chỉnh các loại phí và lãi suất phù hợp với thị trường, phù hợp với từng sản phẩm cụ thể

Cuối năm 2011 SHB đã có 158 điểm giao dịch (tính cả Phòng giao dịch và các cây ATM), đặc biệt có những điểm giao dịch vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam Ngoài ra, SHB còn phát triển các kênh phân phối hiện đại qua thương mại điện tử khác

Số lượng cán bộ nhân viên tăng đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới của SHB và SHB đã

mở một trung tâm đào tạo chuyên trách tổ chức các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp

vụ, kỹ năng ứng xử, kỹ năng thao tác nghiệp vụ để nhân viên phục vụ, tư vấn khách hàng tốt nhất

2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1 Tồn tại

Một là, SHB chưa hoạch định được chiến lược Marketing với hệ thống các công cụ kỹ

thuật đồng bộ xuất phát từ nhu cầu thị trường và chưa xác định đúng vị trí của chiến lược Marketing trong hoạt động kinh doanh

Hai là, hệ thống công nghệ thông tin còn yếu

Ba là, mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng chưa định hình rõ, chưa phù hợp với NHTM

hiện đại

Bốn là, SHB chưa xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo một hệ thống chuẩn mực, quy tắc

phù hợp trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, tư vấn và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho toàn bộ nhân viên ngân hàng

2.4.2.2 Nguyên nhân của tồn tại

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đặc biệt còn thiếu những luật liên quan

đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Thứ hai, tính hợp tác giữa các NHTM nước ta còn chưa cao

Thứ ba, Việt Nam hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết loại bỏ các rào cản đối với

ngân hàng có vốn hoặc 100% vốn nước ngoài

* Nguyên nhân chủ quan

+ Thứ nhất, trình độ Marketing của các cán bộ nhân viên ngân hàng còn thấp

+ Thứ hai, SHB đang trong quá trình hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công

nghệ thông tin

+ Thứ ba, Bộ phận phát triển sản phẩm và thị trường chưa làm tốt công tác nghiên cứu

thị trường

Trang 9

+ Thứ tư, mức vốn điều lệ của SHB thuộc loại trung bình của Việt Nam và thuộc mức thấp

so với các NHTM trong khu vực

+ Thứ năm, chi phí của các NHTM cho hoạt động Marketing phải nằm trong giới hạn chi

phí tiếp thị do Bộ Tài chính quy định

+ Thứ sáu, nguồn thông tin hạn hẹp, khả năng nắm bắt, dự báo các biến động thị trường

chậm

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN – HÀ NỘI 3.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.1 Điểm mạnh

Thứ nhất, SHB có những cổ đông lớn, tiềm năng

Thứ hai, SHB là ngân hàng sớm tham gia thị trường chứng khoán

Thứ ba, nguồn nhân lực trẻ, năng động

Thứ tư, hệ thống điểm giao dịch của SHB được đầu tư, nằm ở các vị trí thuận lợi

Thứ năm, với chủ trương cạnh tranh bằng phí, SHB ban hành biểu phí dịch vụ rất cạnh tranh

Thứ sáu, danh mục sản phẩm cơ bản đầy đủ

3.1.2 Điểm yếu

Thứ nhất, Số điểm giao dịch của SHB còn khá khiêm tốn Một phần do điều kiện mở chi

nhánh của Ngân hàng Nhà nước, một phần do SHB đang hoàn thiện bộ máy

Thứ hai, SHB hiện đang trong quá trình cơ cấu tổ chức hoạt động

Thứ ba, hoạt động thẻ còn yếu

Thứ tư, SHB chưa được phép tham gia vào một số lĩnh vực theo quy định của Ngân hàng nhà nước

Thứ năm, số lượng sản phẩm dịch vụ chưa phong phú

Thứ sáu, nhân sự ít kinh nghiệm

3.1.3 Cơ hội

Thứ nhất, nắm bắt cơ hội từ nền kinh tế như thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện

Thứ hai, sau năm 2010 sự can thiệp, bảo hộ của nhà nước sẽ ngày càng giảm theo cam kết gia nhập WTO, SHB sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, trình độ công nghệ, quản lý từ các ngân hàng nước ngoài

Thứ ba, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế vừa là thách thức nhưng cũng tạo ra không ít cơ

Trang 10

hội cho việc thâu tóm tài sản giá rẻ, đa dạng hóa đầu tư của các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh

Thứ tư, thị trường tiềm năng: Việt Nam với dân số 86 triệu người, trong đó mới chỉ có gần 10% trong số đó sở hữu tài khoản ngân hàng Mật độ phục vụ của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực

3.1.4 Thách thức

Thứ nhất, năm 2012 NHNN sẽ tiếp tục được quản lý chặt chẽ nhưng sẽ giảm dần lãi suất

để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ hai, quy mô được phép tăng trưởng tín dụng hạn hẹp

Thứ ba, cầu tín dụng giảm

Thứ tư, vấn đề nợ xấu là vấn đề nan giải trong giai đoạn hiện nay

Thứ năm,áp lực phải nâng cao năng lực tài chính

Thứ sáu, áp lực tái cơ cấu

Thứ bảy, cạnh tranh từ khối ngoại

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chiến lƣợc Marketing tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác Marketing

3.2.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức Ngân hàng theo hướng thị trường

SHB cần sắp xếp mạng lưới chi nhánh và củng cố bộ máy Trụ sở chính phù hợp dần với

mô hình NHTM hiện đại Các ban, phòng phải được xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm xuất phát từ và vì công việc

3.2.3 Hoàn thiện các chính sách trong chiến lược Marketing mix

3.2.3.1 Phát triển chiến lược sản phẩm

Thứ nhất, SHB nên đa dạng các hình thức, các kỳ hạn để huy động vốn

Thứ hai, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Thứ ba, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng kinh doanh ngân hàng hiện

đại

Thứ tư, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tiện

ích cho khách hàng

Thứ năm, triển khai một số sản phẩm dịch vụ mới

Thứ sáu, việc điều hành chính sách sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm từng giai đoạn

của chu kỳ sống

3.2.3.2 Điều hành chính sách lãi suất, phí theo nguyên tắc thị trường

Thứ nhất, Ngân hàng cần tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh để

điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế và có cách thức điều chỉnh lãi suất tiền gửi phù hợp

Thứ hai, tìm biện pháp quản lý rủi ro về lãi suất

Thứ ba, tích cực nghiên cứu thị trường để niêm yết biểu phí phù hợp với quy định của ngân

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Quốc Đạt (2006), “Kinh nghiệm phát triển hoạt động dịch vụ ở Ngân hàng thương mại một số nước”, Tạp chí khoa học đào tạo, (51), Tr. 61-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển hoạt động dịch vụ ở Ngân hàng thương mại một số nước”, "Tạp chí khoa học đào tạo
Tác giả: Trần Quốc Đạt
Năm: 2006
2. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Marketing ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hiền
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
3. Trần Huy Hoàng (2010), “Những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (15), Tr 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập”, "Tạp chí Phát triển kinh tế
Tác giả: Trần Huy Hoàng
Năm: 2010
4. Phương Mi (2007), “Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí kinh tế, (22), Tr. 16-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - Những vấn đề cần quan tâm”, "Tạp chí kinh tế
Tác giả: Phương Mi
Năm: 2007
5. Philip Kotler (2007), Quản trị Marketing, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2007
6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (2008), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2008
Tác giả: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Năm: 2008
7. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (2009), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2009” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2009
Tác giả: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Năm: 2009
8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (2010), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2010
Tác giả: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Năm: 2010
9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (2011), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2011
Tác giả: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Năm: 2011
10. Nguyễn Trọng Tài (2007), “Cơ hội và thách thức đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, (60), Tr. 13- 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội và thách thức đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, "Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Trọng Tài
Năm: 2007
12. Nguyễn Mạnh Tuân (2010), Marketing - cơ sở lý luận và thực hành, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing - cơ sở lý luận và thực hành
Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
13. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012), “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí khoa học, (10), Tr. 158-168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh
Năm: 2012
15. Nguyễn Văn Vân (2007), “Dịch vụ ngân hàng – tiền tệ sau gia nhập WTO”, Báo Pháp luật Việt Nam, (2), Tr.12.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ ngân hàng – tiền tệ sau gia nhập WTO”, "Báo Pháp luật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Vân
Năm: 2007
16. Carl J. Friedrich (1968), Trends of Federalism in Theory and Practice, New York, Praeger Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trends of Federalism in Theory and Practice
Tác giả: Carl J. Friedrich
Năm: 1968
17. Karl W. Deutsch and all (1957), Political Community and the North Atlantic Area, Princeton, N.J., Princeton University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Political Community and the North Atlantic Area
Tác giả: Karl W. Deutsch and all
Năm: 1957
18. Karl W. Deutsch and all (1967), France, Germany, and the Western Alliance: A Study of Elite Attitudes on European Integration and World Politics, New York, Scribner’s Sách, tạp chí
Tiêu đề: France, Germany, and the Western Alliance: A Study of Elite Attitudes on European Integration and World Politics
Tác giả: Karl W. Deutsch and all
Năm: 1967
19. Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe (1986), Introduction to International Relations: Power & Justice, Englewood Cliffs, New Jersey, Prentice-Hall.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to International Relations: Power & Justice
Tác giả: Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe
Năm: 1986
14. Phạm Quốc Trụ (2009), Kinh tế Việt Nam sau 03 năm gia nhập WTO, báo cáo của Viện Kinh tế học trình bày tại Hội nghị tổng kết 2 năm gia nhập WTO tổ chức tại Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w