Tình hình an ninh lương thực của Việt Nam

Một phần của tài liệu An ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51)

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua các chính sách đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực quy thóc của Việt Nam đều tăng mỗi năm, tốc độ tăng lương thực cao hơn tốc độ tăng dân số khoảng 3 lần, do vậy bình quân lương thực đầu người/năm đã tăng lên liên tục, ngay cả trong những năm thiên tai diễn ra nghiêm trọng. Giá cả lương thực vẫn bình ổn, lương thực được phân phối cho các vùng khó khăn một cách kịp thời, đảm bảo an ninh lương thực cho hầu hết nhân dân. Việt Nam đã chứng minh được bằng sự việc có thật, từ chỗ là nước thiếu ăn phải

nhập khẩu lương thực trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản. Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đứng thứ hai thế giới trong 22 năm liền, gạo Việt Nam hiện chiếm 1/5 tổng lượng gạo thương mại thế giới. Thành công được coi là “kỳ diệu” bởi mỗi năm nông nghiệp đã đóng góp tới 20% GDP, nhưng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn chưa tới 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Trong khi đó, với "thùng lúa gạo" trong tay, Việt Nam đã tránh bị cuốn vào vòng xoáy của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính - tiền tệ thế giới và khu vực. Trong hoàn cảnh như thế hàng chục triệu nông dân Việt Nam với thửa ruộng nhỏ bé của mình đã làm nên “kỳ tích”. Nói cách khác, Việt Nam đã là "nước lớn" về xuất khẩu nông sản nhờ khai thác thế mạnh của mình. Hơn thế, đây chính là những ngành giúp giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho phần lớn người dân Việt Nam [20].

Nhìn chung, an ninh lương thực của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần ổn định ở trong nước, ứng phó với các bất ổn ở bên ngoài trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Tuy nhiên, an ninh lương thực của Việt Nam vẫn chưa bền vững [3].

2.2.1. Thành tựu an ninh lương thực Việt Nam

2.2.1.1. Sự sẵn có lương thực

Với những chủ trương và chính sách cụ thể của Nhà nước đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, trong những năm vừa qua Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng ghi nhận về sản lượng lương thực (Bảng 2.1.)

Bảng 2.1. Sản lượng lương thực qua các năm Đơn vị tính: triệu tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sản lượng lúa 35,8 35,83 35,87 38,7 38,8 39,9 42,3 Cây lương thực khác 3,76 3,82 4,11 4,6 4,4 4,6 4,7 Tổng 39,56 39,65 39,98 43,3 43,2 44,5 47,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011)

Qua số liệu trên cho thấy, sản lượng lương thực tăng lên hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. So sánh sản lượng nhiều loại lương thực, thực phẩm năm 2010 cao gấp nhiều lần năm 1986 (Hình 2.1).

Hình 2.1. Sản lượng lương thực, thực phẩm năm 2010 so với năm 1986 (lần)

Lương thực không những đủ hàng ngày mà còn được dự trữ ở trong dân và dự trữ của Nhà nước. Nhiều loại lương thực, thực phẩm không những đáp ứng được nhu cầu ở trong nước, mà còn xuất khẩu với khối lượng lớn, đứng thứ hạng cao trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ 1989 đến hết tháng 6/2011, Việt Nam đã xuất khẩu được xấp xỉ 81 triệu tấn, thu về được trên 24,2 tỷ USD. Nước ta đã góp phần đảm bảo nguồn cung lương thực cho nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Sản xuất lúa đã dịch chuyển theo hướng giảm dần diện tích, tăng năng suất và chất lượng gạo để phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy diện tích trồng lúa giảm, nhưng mục tiêu về sản lượng lương thực vẫn được đảm bảo, một trong những giải pháp mà Việt Nam đang áp dụng là mở rộng diện tích lúa lai. Áp dụng chiến lược tạo giống lúa lai có thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày để trồng trước và sau mùa lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, để tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, các tỉnh trọng điểm lúa thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đầu tư mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, áp dụng rộng rãi các chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), 3 giảm 3 tăng (3 giảm gồm giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu; 3 tăng gồm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả), nhờ đó mà chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể [14].

Còn chưa kết thúc năm 2012, nhưng theo thông tin trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngành lúa gạo Việt Nam có hai thông tin nổi bật: Thứ nhất, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa thu hoạch năm nay sẽ tiếp tục thiết lập kỷ lục mới với 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm trước. Con số này được tính toán trên cơ sở ước tính tổng diện tích trồng lúa cả năm 2012 (gộp tất cả các vụ) đạt gần 7,75 triệu ha (tăng 1,2% so với năm 2011); năng suất bình quân ước đạt 56 tạ/ha (tăng 0,6 tạ/ha); Thứ hai, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến 31/10/2012, Việt Nam đã

vươn lên trị trí số 1 về xuất khẩu gạo và các doanh nghiệp đang nỗ lực phấn đấu để đến cuối năm, Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. VFA đưa ra dự kiến Việt Nam sẽ thiết lập kỷ lục mới với 7,5 triệu tấn gạo, nhưng đang phấn đấu đạt mức 7,7 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm nay [25].

2.2.1.2. Sự tiếp cận lương thực

Những năm gần đây, Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ về khả năng tiếp cận lương thực của người dân, biểu hiện ở sự tiêu dùng lương thực, sự lưu thông, phân phối lương thực giữa các vùng, miền đảm bảo người tiêu dùng có được lương thực.

- Về tiêu dùng lương thực: như đã nêu trên đây, do sản lượng lương thực tăng nhanh hơn đáng kể tốc độ tăng dân số, nên sản lượng lương thực bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng liên tục, từ 445 kg/người/năm năm 2000 lên 513kg/người/năm vào năm 2010 [12].

Ngay cả với những năm thiên tai diễn ra nghiêm trọng, lương thực vẫn được phân phối cho những vùng khó khăn kịp thời, đảm bảo lương thực cho hầu hết nhân dân. Sản lượng nhiều loại cây, con đã đáp ứng đủ nhu cầu. Nhà nước đã bãi bỏ việc phân phối định lượng lương thực, thực phẩm theo tem phiếu từ một phần tư thế kỷ; tỷ lệ hộ đói hầu như không còn, ngay tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm nhanh. Từ năm 1993 đến năm 2010, tỷ lệ nghèo đã giảm hơn một nửa theo chuẩn nghèo mới, năm 2010 tỷ lệ nghèo là 20,7%, trong đó nghèo ở nông thôn là 27%, ở thành thị là 6%. Việc giảm tỷ lệ nghèo là thành tựu quan trọng biểu hiện sự tiếp cận được lương thực của người dân [26].

- Về khả năng tiếp cận lương thực: Tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua đã giúp cải thiện đáng kể thu nhập của người dân (Bảng 2.2). Thu nhập tăng là điều kiện quan trọng hàng đầu để người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn lương thực: chi tiêu nói chung và chi tiêu cho lương thực nói riêng của người dân đã được cải thiện.

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người

Đơn vị: USD/người/năm

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Thu nhập bình quân đầu người

561 642 730 843 1052 1064 1168 1300 1540

Nguồn: Tổng cục thống kê (2012)

Do kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá (giai đoạn 2001 – 2005: trung bình 7,51 %; giai đoạn 2006 – 2010: trung bình 7,01%), đồng thời các ngành, các địa phương triển khai thành công chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và nhiều chương trình liên quan khác nên đời sống dân cư nhìn chung được cải thiện rõ rệt. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành 2 năm một lần thì thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của dân cư đã tăng từ 356,1 nghìn đồng đầu năm 2002 lên 484,4 nghìn đồng năm 2004; 636,5 nghìn đồng năm 2006; 995,2 nghìn đồng năm 2008; 1387,2 nghìn đồng năm 2010, 2275 nghìn đồng năm 2011 và dự kiến 2695 nghìn đồng năm 2012 [12, tr.16].

- Về lưu thông, phân phối lương thực: Thị trường lưu thông lương thực ngày càng được mở rộng cả về quy mô, cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia, đảm bảo lưu thông thuận lợi giữa các vùng, các khu vực, kể cả các vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và từng địa phương.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lương thực tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường, nhất là các thời kỳ giáp hạt, thiên tai, thường xuyên đảm bảo dự trữ lưu thông và cung ứng kịp thời khi thiên tai, mất mùa xảy ra. Hoạt động của hệ thống doanh nghiệp này đã góp phần bình ổn giá lương thực, tránh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.

Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm phát triển, là đầu mối tập trung giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông lương thực được dễ dàng và kích thích sản xuất phát triển. Bên cạnh đó hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại đang dần lớn mạnh, góp phần không nhỏ vào lưu thông hàng hóa, lương thực. Nếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và hai trung tâm thương mại, thì năm 2007 có khoảng hơn 200 siêu thị và đại siêu thị, 32 trung tâm thương mại, hơn 1000 cửa hàng tiện lợi, gần 10.000 chợ (trong đó có khoảng 6.790 chợ tại khu vực nông thôn và 3.210 chợ tại khu vực thành thị), đã và đang xây dựng hơn 150 chợ đầu mối buôn bán hàng nông sản cấp địa phương. Sự phát triển nhanh và rộng khắp của hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tạo điều kiện cho người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn lương thực, phục vụ đời sống bản thân, gia đình.

2.2.1.3. Sự ổn định lương thực

Sản lượng lương thực hàng năm gần đây tăng cao hơn tốc độ tăng dân số, chẳng hạn giai đoạn 2001 – 2008, sản lượng lương thực có hạt tăng 3,7% cao hơn 3 lần tốc độ tăng dân số trong cùng thời kỳ [3]. Mặt khác, nhà nước và cả người dân có tỷ lệ dự trữ lương thực nhất định hàng năm là ổn định. Hai nhân tố trên góp phần quan trọng đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định.

Trong khi, cầu về lương thực trong thời gian qua được đánh giá là không có sự đột biến tăng hay giảm, nên đã góp phần làm cho giá lương thực cơ bản ổn định (ngoại trừ năm 2008).

Những yếu tố về sự mở rộng thị trường lương thực, đảm bảo lương thực được vận chuyển rộng khắp đến các vùng cũng góp phần quan trọng đảm bảo sự ổn định của lương thực một cách thường xuyên.

Đối với những vùng bị thiên tai, nhà nước có sự cứu trợ, hỗ trợ kịp thời về lương thực, đã giúp bình ổn thị trường lương thực.

2.2.1.4. Sự an toàn, chất lượng lương thực

Cùng với sự gia tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng gạo của người dân Việt Nam đang có xu hướng giảm xuống (Bảng 2.3). Trong khi đó, tỷ lệ thịt, cá, trái cây… trong bữa ăn hàng ngày của người dân tăng lên. Người dân đã chú trọng hơn đến chất lượng dinh dưỡng, độ an toàn của lương thực, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của mình.

Bảng 2.3: Tiêu dùng gạo bình quân đầu người mỗi năm

Đơn vị: kg

Năm 1992 1998 2002 2004

Sản lượng gạo tiêu dùng 155,6 149 126 124

Nguồn: Viện chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (2005).

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng (2010), do yếu tố dinh dưỡng trong lương thực được chú trọng nên Việt Nam là một trong 6 nước hàng đầu về chỉ số lượng calo/ngày của người dân. Chỉ số dinh dưỡng năm 2000 là 2500 calo/ngày/người đến năm 2010 là 2800 calo/ngày/người. Tiêu dùng lương thực đầy đủ, đảm bảo chất lượng đã góp phần quan trọng cai thiện tình trạng suy dinh dưỡng của người dân; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 25% năm 2005 xuống còn 20% năm 2008 [3].

Thời gian qua nhà nước và người dân đã có sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nhà nước đã chú ý đến việc tuyên truyền về sức khỏe dinh dưỡng; tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, chất lượng lương thực, thực phẩm trên thị trường góp phần đảm bảo chất lượng, an toàn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực.

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Sản lượng lương thực có thể giảm xuống, hạn chế sự sẵn có lương thực

Hạn chế về sự sẵn có lương thực do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản:

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, lại đang bị thu hẹp nhanh chóng.

Nước ta có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thuộc loại thấp so với trung bình của thế giới. Tiềm năng mở rộng quỹ đất sản xuất cơ bản không còn, đất đai lại đang bị nguy cơ thoái hóa. Đây là nguyên nhân làm cho sản lượng lương thực giảm trong thời gian tới.

Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, thì diện tích đất nông nghiệp cũng giảm đi do phải chuyển đổi sang các mục địch sử dụng khác (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Diện tích trồng lúa qua các năm

Đơn vị tính: nghìn ha

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích 7445,3 7326,4 7325,5 7201,1 7400.2 7437.2 7489.4 7651.4

Nguồn: Tổng cục thống kê (2011)

Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian từ năm 2000 đến tháng 4/2008, đã có khoảng 500.000 ha đất canh tác được chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. Điều đáng nói là diện tích đất chuyển đổi phần lớn lại là đất canh tác màu mỡ 2-3 vụ/năm, có thể cho năng suất và sản lượng lương thực, rau màu lớn. Theo thống kê, 50% số đất nông nghiệp bị thu hồi trong thời gian qua nằm trong những vùng canh tác trọng điểm, trong đó có 80% diện tích thuộc loại màu mỡ. Các chuyên gia nông

nghiệp cho rằng, để có được những cánh đồng lúa hai vụ/năm với năng suất 10 tấn/ha/năm phải trải qua quá trình diễn biến tự nhiên cộng với sự lao động cải tạo đất của người nông dân. Tuy nhiên, nhiều diện tích đất nông nghiệp sau khi bị thu hồi để chuyển mục đích sử dụng lại bị bỏ hoang, trong khi không ít nông dân bị mất kế sinh nhai do mất đất. Điều đáng nói là việc chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác là đơn chiều, hầu như không thể quay trở lại trồng lúa được nữa.

Việc thu hồi đất nông nghiệp có tác động nhiều mặt, trong đó điều dễ nhận thấy là sản lượng lương thực bị giảm đi ở nhiều vùng. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người nông dân bị mất đất trở nên không còn kế sinh nhai, không có thu nhập, thậm chí có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói. Cả hai tác động này đều ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực.

- Ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh.

Những năm gần đây, Việt Nam đã phải chịu những hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng biến đổi khí hậu. Do nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, gần trung tâm bão phía tây Thái Bình Dương, Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu nhiều loại thiên tai khác nhau như sương muối, lũ lụt, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy và hạn hán.

Các nhà khoa học đánh giá Việt Nam là một trong năm quốc gia bị tác

Một phần của tài liệu An ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)