Bên cạnh đó, việc dư luận xã hội ở Việt Nam hết sức quan tâm theo dõi từng bước đi của hệ thống giáo dục, trong đó dịch vụ giáo dục công lập ở bậc học phổ thông thu hút nhiều sự quan tâm
Trang 1Hà Nội - 2013
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
(NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH)
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Mai Quỳnh Nam
Hà Nội - 2013
Trang 34
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Vài nét về tình hình nghiên cứu 10
3 Mục đích, nhiệm vụ 19
3.1 Mục đích nghiên cứu 19
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 19
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi 20
4.1 Đối tượng nghiên cứu 20
4.2 Khách thể nghiên cứu 20
4.3 Phạm vi nghiên cứu 20
5 Câu hỏi nghiên cứu 20
6 Giả thuyết nghiên cứu 20
7 Khung lý thuyết 21
8 Phương pháp nghiên cứu 22
8.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng 22
8.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 24
8.3 Phương pháp phân tích tài liệu 25
9 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 25
9.1 Ý nghĩa lý luận 25
9.2 Ý nghĩa thực tiễn 25
10 Hạn chế của luận văn 26
10.1 Hạn chế về mẫu và phương pháp nghiên cứu 26
10.2 Hạn chế về phạm vi nội dung nghiên cứu 27
11 Kết cấu của luận văn 27
PHẦN NỘI DUNG 28
Trang 45
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ
DỊCH VỤ GIÁO DỤC Ở BẬC HỌC PHỔ THÔNG 28
1.1 Cơ sở lý luận 28
1.2 Các khái niệm 30
1.2.1 Dư luận xã hội 30
1.2.2 Các kênh truyền thông 31
1.2.3 Dịch vụ giáo dục 32
1.2.4 Tiếp cận dịch vụ giáo dục 33
1.2.5 Chi phí dịch vụ giáo dục 34
1.2.6 Cơ sở vật chất dịch vụ giáo dục 34
1.2.7 Chất lượng giáo dục 34
1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 35
1.3.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội 35
1.3.2 Tình hình giáo dục phổ thông 37
Chương 2: DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC Ở BẬC HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH 42
2.1 Dư luận xã hội nói chung về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông 42
2.1.1 Tại sao giáo dục được các bậc cha mẹ quan tâm? 42
2.1.2 Các kênh thông tin về dịch vụ giáo dục 46
2.1.3 Những vấn đề của dịch vụ giáo dục được quan tâm 46
2.1.4 Những vấn đề cấp bách của dịch vụ giáo dục 49
2.1.5 Nội dung và hình thức trao đổi, bàn luận về dịch vụ giáo dục 53
2.1.6 Tiểu kết 59
2.2 Dư luận xã hội về cơ sở vật chất dịch vụ giáo dục 60
Trang 56
2.2.1 Điều kiện cơ sở vật chất 60
2.2.2 Đánh giá về cơ sở vật chất dịch vụ giáo dục 62
2.2.3 Tiểu kết 66
2.3 Dƣ luận xã hội về tiếp cận dịch vụ giáo dục 67
2.3.1 Đi học đúng độ tuổi 67
2.3.2 Lý do chọn trường 70
2.3.3 Tiếp cận và đánh giá về chính sách miễn, giảm học phí 74
2.3.4 Hứng thú học tập 76
2.3.5 Tiểu kết 77
2.4 Dƣ luận xã hội về chất lƣợng dịch vụ giáo dục 78
2.4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục 79
2.4.2 Đánh giá về chất lượng giáo dục 83
2.4.3 Tiểu kết 87
2.5 Dƣ luận xã hội về chi phí dịch vụ giáo dục 89
2.5.1 Các khoản chi phí giáo dục 89
2.5.2 Đánh giá về chi phí so với chất lượng giáo dục 91
2.5.3 Tiểu kết 93
PHẦN KẾT LUẬN 94
PHỤ LỤC 105
Phụ lục 1 Phiếu hỏi 105
Phụ lục 2A Hướng dẫn phỏng vấn sâu học sinh 119
Phụ lục 2B Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý giáo dục 123
Trang 67
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin GD-ĐT: Giáo dục-Đào tạo GDPT: Giáo dục phổ thông GDTX: Giáo dục thường xuyên HĐND: Hội đồng Nhân dân
HGĐ: Hộ gia đình
THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban Nhân dân
DANH CÁC MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu-xã hội của người được hỏi trong mẫu nghiên cứu
định lượng……… 20 Bảng 2.1 Mức độ quan tâm đến các vấn đề trong đời sống gia đình hiện nay của
các bậc cha mẹ (đơn vị: %)……… 41 Bảng 2.2 Những vấn đề của nhà trường thường được các HGĐ trao đổi………… 50 Bảng 2.3 Hình thức trao đổi thông tin của HGĐ về những vấn đề của giáo dục… 51 Bảng 2.4: Đánh giá của HGĐ về chi phí học tập so với chất lượng giáo dục nhận
được ở 3 bậc học (%)……… 89
Trang 7và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc (Nguyễn Hữu Châu, 2009)
Giáo dục nước ta là một quyền cơ bản của người dân - quyền được học hành Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng và quản lý giáo dục Đặc biệt đối với giáo dục phổ thông là cấp học cơ sở, cấp hình thành nhân cách công dân, Nhà nước phải đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập cho mọi người
Thời kỳ Đổi mới đã tạo ra những chuyển biến lớn về kinh tế-xã hội đất nước, trong đó lĩnh vực giáo dục cũng đã có những thay đổi quan trọng Với các chỉ số về giáo dục, Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nhiều đầu tư cho giáo dục ngay
cả trong điều kiện kinh tế (mức thu nhập) còn thấp hơn so với nhiều nước có cùng điều kiện Tuy nhiên, giáo dục nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, còn nhiều điều “đáng bàn” Giáo dục hiện nay đang nổi lên là vấn đề “nóng” trong các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, không chỉ từ khía cạnh các nhà quản lý, hoạch định chính sách mà còn ở góc độ người dân - những người trực tiếp sử dụng loại hình dịch vụ xã hội này Các ý kiến bàn luận, trao đổi về giáo dục-đào tạo thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng Bên cạnh đó, trên các diễn đàn khoa học xuất hiện nhiều ý kiến trao đổi, tranh luận của các nhà khoa học, nhà giáo dục, về "các vấn đề" của hệ thống giáo dục, trong đó nổi bật lên là các vấn về bất bình đẳng giáo dục, chất lượng giáo dục, Sự lạc hậu, yếu kém của giáo dục-đào tạo Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được đòi hỏi mới của phát triển kinh tế-xã hội, trong đó chủ yếu là giáo dục đại học và giáo dục phổ thông đang làm dấy lên yêu cầu về việc đổi mới giáo dục Kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển
Trang 89
GD&ĐT đến năm 2020” cũng nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ
Các vấn đề của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông như chất lượng giáo dục,
cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập, sách giáo khoa, học thêm dạy thêm, thi cử, các khoản đóng góp cho giáo dục của các hộ gia đình, là những sự kiện xã hội, chúng phản ánh các quan hệ xã hội Bên cạnh đó, việc dư luận xã hội ở Việt Nam hết sức quan tâm theo dõi từng bước đi của hệ thống giáo dục, trong đó dịch vụ giáo dục (công lập) ở bậc học phổ thông thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người chứng tỏ rằng có nhiều vấn đề, khía cạnh của dịch vụ này cần được nghiên cứu, giải quyết nhằm làm cho giáo dục phát triển phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của quá trình xây dựng, phát triển xã hội công bằng, dân chủ và văn minh nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá
dư luận xã hội bằng cách nào? Các đặc điểm và chức năng của dư luận xã hội về dịch
vụ giáo dục ở bậc học phổ thông được thể hiện rao sao? Sự hình thành dư luận xã hội
về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông diễn ra như thế nào?
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên dưới góc độ xã hội học về dư luận xã hội phân tích dư luận xã hội về loại hình dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông tại một địa bàn ở khu vực nông thôn hiện nay Việc tìm hiểu sự đánh giá xã hội về dịch
vụ giáo dục ở bậc học phổ thông là cơ sở khoa học trong việc đóng góp vào hoạch định chính sách giáo dục phổ thông của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy phát triển loại hình dịch vụ này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng dịch vụ và những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước
Trang 910
2 Vài nét về tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về giáo dục dưới góc độ xã hội học trong những năm gần đây đã bắt đầu trở nên phổ biến hơn, nhưng chưa có nghiên cứu xã hội học chuyên biệt dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
Trong nội dung phần này, luận văn tạm chia nghiên cứu về giáo dục thành 4 hướng chính: hướng thứ nhất là nghiên cứu về giá trị học vấn và vai trò của cha mẹ đối với việc học tập của con cái, hướng thứ hai là nghiên cứu về biến đổi giáo dục, hướng thứ ba là nghiên cứu bất bình đẳng giáo dục và hướng thứ tư là nghiên cứu chất lượng giáo dục
2.1 Giá trị học vấn và vai trò của cha mẹ đối với việc học tập của con cái
Nghiên cứu về vai trò của gia đình và công bằng xã hội trong giáo dục, James Coleman (1996) cho rằng, trên thực tế các yếu tố như mức chi ngân sách, chất lượng giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, thực hành, thực tập không phải là các yếu tố tác động mạnh nhất đối với kết quả học tập trong nhà trường Theo ông, hoàn cảnh kinh tế-xã hội và quan điểm giáo dục của bố mẹ mới là những yếu tố tác động trực tiếp mạnh mẽ nhất tới động cơ học tập, chất lượng học tập
và khả năng thành đạt của học sinh (dẫn lại Lê Ngọc Hùng, 2009, tr 283)
Nghiên cứu về giá trị học vấn và vai trò của cha mẹ đối với việc học tập của con cái là hướng nghiên cứu được thực hiện khá sớm trong các nghiên cứu xã hội học
về giáo dục ở Việt Nam Nhìn chung, hướng nghiên cứu này đều khẳng định giá trị học vấn và chỉ rõ vai trò của cha mẹ đối với việc học tập của con cái
Các nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng, học vấn là một giá trị của người nông dân, vì thế họ rất quan tâm đến việc học tập của con (ví dụ: Bùi Quang Dũng, 1984; Nguyễn Thị Văn, 1996, 1998; Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007; Đặng Bích Thủy, 2008; v.v…) Nhận thức về giá trị của việc học tập là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến mức độ quan tâm và đầu tư cho việc học tập của con cái [56,
tr 151] Người nông dân Việt Nam, nhất là dân cư ở lưu vực sông Hồng có truyền thống tôn sư trọng đạo, coi trọng người có chữ [56, tr 91] Học vấn không chỉ được xem xét dưới góc độ kinh tế (chẳng hạn, phân tích của Nguyễn Thị Văn (1996) về định hướng nghề nghiệp cho con khi trưởng thành, cho thấy, những chỉ số được ưu tiên nhất trong bảng giá trị thuộc về những ngành nghề đòi hỏi có học vấn cao), mà
Trang 1011
còn được xem xét dưới góc độ văn hóa Với Bùi Quang Dũng (1984), việc “con cái
học cao” đều được coi là một trong những chuẩn mực để xem xét những triển vọng
của gia đình Sự học không cho chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho đứa trẻ “thành người” mà nó còn bao hàm chính ngay ước muốn “thăng tiến” của bố mẹ “con hơn cha là nhà có phúc” [12, tr 45] Tương đồng với quan điểm này, Nguyễn Thị Văn (1998) cho rằng, đối với một cá nhân, học vấn được coi là phẩm chất quan trọng nhất
mà qua đó người đó được đánh giá là có triển vọng hay không [80, tr 5]
Một số kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của yếu tố trình độ học vấn của cha mẹ đối với việc học tập của con cái (ví dụ: Đặng Thanh Trúc, 1994; Lê Mạnh Năm, 1999; Khuất Thu Hồng, 1996; Đặng Bích Thuỷ, 2008; Nguyễn Đức Vinh, 2011) Một luận điểm rất phổ biến trong nghiên cứu về giáo dục là địa vị cũng như học vấn của cha mẹ là yếu tố quyết định nhất đến kết quả học tập của trẻ em [86, tr 163] Bố mẹ có trình độ học vấn càng cao thì kết quả học tập của con cái cũng cao [54, tr 94; 33, tr 19] Trình độ học vấn của bố mẹ là yếu tố tác động mạnh nhất đến tình trạng giáo dục của con cái trong các gia đình nông thôn [86, tr 186] Bố mẹ có trình độ học vấn càng cao thì con cái càng ít bỏ học, đạt trình độ giáo dục đúng tuổi hơn và có kết quả học tập tốt hơn Học vấn của cha mẹ tác động đến tình trạng giáo dục của con cái thông qua các yếu tố trung gian như sự quan tâm đến việc học của con, cho con học thêm, thái độ và hành vi hướng nghiệp cho con, mức chi tiêu cho giáo dục Mức sống của hộ gia đình là yếu tố rất quan trọng, có lẽ chỉ sau trình độ học vấn bố mẹ, quyết định tình trạng giáo dục của trẻ em và thanh niên nông thôn Hộ có mức sống càng thấp thì con cái càng hay bỏ họ và đi học muộn so với tuổi
Trong một vài năm gần đây với những thay đổi trong đời sống kinh tế, các bậc cha mẹ cũng đã thay đổi trong cách nhìn của mình trong chuyện học hành của con cái Họ đã có những quan tâm thực tế hơn đến hiệu quả học tập của con, không chỉ là đầu tư thời gian, vật chất mà còn chủ động xem xét điều kiện, hoàn cảnh cho con có
cơ hội tốt nhất để tiến bộ trong học tập Từ ngày ngành giáo dục sửa đổi và bổ sung những qui chế mới, bên cạnh việc duy trì nhận học sinh đúng tuyến, các trường phổ thông còn được phép tuyển học sinh trái tuyến Điều này tạo điều kiện cho những bậc phụ huynh quan tâm đến con cái có thể chọn trường có truyền thống dậy và học tốt cho con mình Ngay ở việc lựa chọn này thì "trình độ học vấn" của bố mẹ cùng đã ít nhiều tác động (Đặng Bích Thuỷ, 2008)
Trang 1112
Người mẹ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tri thức, định hướng nghề nghiệp cho con (Nguyễn Thị Kim Thoa, 2002; Nguyễn Đức Vinh, 2011) Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, trình độ học vấn, tôn giáo và điều kiện kinh tế của người mẹ là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến việc giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho con cái Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Vinh khẳng định trình độ học vấn của mẹ có vai trò quan trọng hơn trình độ học vấn của bố trong việc đi học của trẻ em và thanh niên nông thôn
Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hoa (2008) về ý nghĩa của giáo dục ở Yên Bái, Thừa Thiên Huế và Tiền Giang, sự quan tâm của cha mẹ trong giáo dục con cái đóng vai trò quan trọng Vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái được biểu hiện qua quyền quyết định của cha mẹ đối với việc học tập của con cái, việc kiểm soát con trong giờ học và chơi, họp phụ huynh, giúp con học ở nhà
Tìm hiểu về vai trò của cha mẹ trong việc học hành của con cái, Đặng Bích Thủy (2008) khẳng định các gia đình có nhận thức khá tích cực về giá trị của việc học đối với con cái Vì lẽ đó, họ rất quan tâm đến những hoạt động liên quan đến đời sống học tập của con như: họp phụ huynh cho con, giúp con học thêm ở nhà, dạy bảo, đưa con vào nề nếp kỷ luật học tập, định hướng nghề nghiệp cho con Trong những hoạt động này, người mẹ có xu hướng thực hiện nhiều hơn người cha, tuy nhiên, chưa
có cơ sở để khẳng định người cha quan tâm đến các hoạt động này ít hơn người mẹ Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng các gia đình đã cố gắng ưu tiên đầu tư cho việc học hành của con, như cho con học thêm, khuyến khích con cái chăm chỉ học hành và tạo điều kiện về thời gian cho con học tập
Tuy nhiên, tìm hiểu về những đặc điểm chính của tình hình giáo dục ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng trong khoảng 1 thập niên từ Đổi mới, nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn (1996, 1998) lại cho thấy, giá trị học vấn, dù được người nông dân đồng bằng sông Hồng rất coi trọng, chưa phát huy được vai trò của nó trong hoạt động kinh tế ở thời kỳ quá độ ở nông thôn Theo tác giả, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm niềm tin của các bậc cha mẹ và trẻ em vào việc học tập
2.2 Biến đổi giáo dục
Một trong những vấn đề trung tâm của xã hội học là nghiên cứu về biến đổi xã hội Các nghiên cứu về biến đổi giáo dục xem xét giáo dục với tư cách là một thiết chế xã hội Cũng như các thiết chế xã hội khác, từ khi Đổi mới, thiết chế giáo dục cũng đã trải qua những biến đổi đáng kể
Trang 1213
Ở góc độ vĩ mô, trong chủ đề nghiên cứu xã hội học về biến đổi giáo dục, đáng
chú ý nhất là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Văn về "Những biến đổi của giáo dục phổ thông trong thời kỳ Đổi mới và sự thích ứng của các gia đình nông thôn đồng bằng sông Hồng" năm 1998, được trình bày dưới hình thức luận văn cao học
Đây là nghiên cứu xã hội học đầu tiên về sự biến đổi của giáo dục phổ thông ở khu vực đồng bằng sông Hồng Tác giả cho rằng, những thay đổi kinh tế-xã hội cấp vĩ mô
đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình giáo dục ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng Sông Hồng nói riêng và gia đình trở thành người gánh chịu những hậu quả không mong đợi của các biến đổi này Nghiên cứu này cũng chỉ ra những đặc điểm chính về tình hình giáo dục ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng như chi phí giáo dục
có mối quan hệ với tỷ lệ bỏ học của học sinh; những gia đình nghèo gặp khó khăn nhiều nhất trong việc thích ứng với những biến đổi kinh tế-xã hội vĩ mô và biến đổi trong hệ thống giáo dục; trong bối cảnh đó, các em học sinh gái chịu thiệt thòi hơn cả;
sự xuống cấp của chất lượng giáo dục làm giảm sút lòng tin của các bậc cha mẹ và học sinh; giá trị học vấn chưa phát huy được vai trò của nó trong hoạt động kinh tế vào những năm đầu của thời kỳ Đổi mới ở nông thôn là một trong những nguyên nhân làm giảm niềm tin của các bậc cha mẹ và trẻ em vào việc học tập; những khó khăn về thi cử và tình trạng thiếu việc làm sau khi tốt nghiệp đại học khiến cha mẹ và con cái họ có thái độ nghi ngờ về giá trị học vấn
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Văn được tiếp cận từ nhiều góc độ Từ góc
độ chức năng luận, do chỗ giáo dục có những chức năng nhất định đối với xã hội, khi
xã hội biến đổi từ trạng thái này này sang trạng thái khác, chức năng của hệ thống giáo dục phổ thông cũng thay đổi, từ đó nghiên cứu phân tích những yêu cầu của xã hội đối với sự đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông Từ góc độ thiết chế luận, nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thiết chế giáo dục với các thiết chế xã hội khác như kinh tế, gia đình,… trong bối cảnh Đổi mới
Như vậy, xét ở góc độ vĩ mô, các nghiên cứu đã đặt biến đổi giáo dục trong bối cảnh cụ thể là từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới và phân tích sự biến đổi này trong quan hệ với biến đổi xã hội nói chung qua việc chỉ ra các đặc điểm chính của hệ thống giáo dục phổ thông Dựa trên hướng tiếp cận này, những phát hiện
Trang 1314
nghiên cứu về sự biến đổi giáo dục phổ thông ở nông thôn cho thấy những “vấn đề” của hệ thống này như sự bất bình đẳng về giới và kinh tế trong tiếp cận giáo dục (những khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục của các gia đình nghèo và trẻ em gái),
sự xuống cấp của chất lượng giáo dục, sự giảm sút của giá trị học vấn trong hoạt động kinh tế,…
Ngoài ra, ở góc độ vi mô, mảng giáo dục cũng được đề cập đến trong một số nghiên cứu xã hội học, trong đó có thể kể đến những biến đổi về chi phí đầu tư cho giáo dục hay những biến đổi trong quan niệm về giá trị của học vấn,…
Nhìn chung, các nghiên cứu về biến đổi giáo dục cho đến nay còn khá mỏng Trong quá trình tổng quan tài liệu, tác giả luận văn không tìm thấy nghiên cứu nào về biến đổi xã hội có đề cập trực tiếp đến sự biến đổi trong lĩnh vực giáo dục
Biến đổi giáo dục còn bao hàm các biến đổi của các thành phần trong cấu trúc của nó Do đó, một mặt, các nghiên cứu xem xét sự biến đổi của hệ thống giáo dục trên bình diện chung nhất, đồng thời cần phải chỉ ra cụ thể các biến đổi trong cấu trúc của hệ thống giáo dục, chẳng hạn sự biến đổi về quan hệ, tương tác xã hội giữa thày
và trò, sự biến đổi về các giá trị, chuẩn mực với tư cách như là một thành tố “phần cứng” của thiết chế này,…
2.3 Bất bình đẳng giáo dục
Bằng cách tiếp cận cấu trúc, các nhà xã hội học phân tích và giải thích hiện tượng bất bình đẳng xã hội trong giáo dục Các nghiên cứu đã mô tả, phân tích mối quan hệ giữa các nhóm xã hội và hệ thống giáo dục ở khía cạnh đạt được các cơ hội giáo dục
Bất bình đẳng giới trong giáo dục biểu hiện rõ ở tỷ lệ nam nữ không ngang bằng nhau trong số học sinh, sinh viên, giáo viên và cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục [23, tr 3-11] Tình trạng bất bình đẳng giáo dục theo giới tính lại thường đem lại những thiệt thòi cho học sinh nữ nhiều hơn So với học sinh nam, tỉ lệ học sinh nữ ở cấp học cao thường ít hơn và các em cũng có ít cơ hội hơn trong việc đạt được bằng cấp Khoản chi tiêu cho giáo dục bình quân 1 người đi học trong 1 năm đối với nam
là cao hơn so với nữ (Đỗ Thiên Kính, 2008)
Trang 1415
Nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong giáo dục không nằm ở vấn đề khác biệt về khả năng học tập giữa nam và nữ mà nằm ở lý do xã hội của nó Tư tưởng trọng nam vẫn còn khá phổ biến ở nông thôn (Nguyễn Thị Văn, 1998; Đỗ Thiên Kính, 2008) Điều đó thường đem lại những thiệt thòi cho học sinh nữ nhiều hơn Con gái thường phải nghỉ học trước con trai và ít có điều kiện học lên cấp cao hơn Nghiên cứu của tác giả Lê Thuý Hằng (2006) về khác biệt giới trong dự định đầu tư của bố mẹ cho việc học của con cái cũng cho thấy điều này Một trong những nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong giáo dục là định kiến của cha mẹ biểu hiện ở quan niệm cho rằng các em gái không cần phải học nhiều mà cần phải làm việc nội trợ giúp đỡ gia đình Theo kết quả nghiên cứu về sự biến đổi của giáo dục phổ thông trong thời kỳ Đổi mới của Nguyễn Thị Văn (1998), thời kỳ quá độ và sự xuống cấp trong giáo dục ảnh hưởng đến các em gái nhiều hơn là các em trai Những thiệt thòi của trẻ em gái so với trẻ em trai là trẻ em gái phải tham gia nhiều hơn vào công việc gia đình Các em gái có thể phải bỏ học sớm hơn các em trai để giúp đỡ gia đình
Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Đức Vinh (2011) về vấn đề bất bình đẳng theo giới trong giáo dục lại đưa ra kết quả khác Bằng số liệu thu thập tại 4 tỉnh Yên Bái, Hà Nam, Thừa Thiên Huế và Tiền Giang từ năm 2004 đến 2008, Nguyễn Đức Vinh cho rằng, tỷ lệ đang đi học của nữ nhỉnh hơn của nam ở độ tuổi học tiểu học, nhưng lại hơi thấp hơn ở độ tuổi sau phổ thông trung học Tuy nhiên nói chung,
sự khác biệt giữa hai giới là khá nhỏ Ngay cả khi ở điều kiện nhân khẩu và gia đình tương đương thì nam cũng hầu như không có ưu thế hơn nữ về tình trạng giáo dục, ngoại trừ trường hợp “giáo dục đúng tuổi” ở nhóm học phổ thông trung học và cao đẳng/đại học (15-24) tuổi, nhất là ở nhóm hộ nghèo Không có bằng chứng cho thấy các bậc cha mẹ ở nông thôn có hành vi hay thái độ phân biệt giới tính trong việc học hành của con cái [86, tr 186]
Sự bất bình đẳng về giáo dục giữa đô thị, nông thôn và vùng sâu, vùng xa được thể hiện thông qua chỉ số học sinh ở vùng sâu, vùng xa có khả năng tiếp tục lên lớp là thấp hơn học sinh ở nông thôn và đô thị Sự bất bình đẳng về giáo dục giữa đô thị, nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn được thể hiện thông qua sự chênh lệch về cơ
sở vật chất Các học sinh ở thành thị được hưởng nhiều cơ sở vật chất hơn học sinh ở
vùng nông thôn và học sinh vùng sâu, vùng xa [33, tr 14-15]
Trang 15sự thay đổi tích cực trong thái độ của các bậc cha mẹ trong những năm gần đây đối với chuyện học hành của con cái xét ở khía cạnh bình đẳng giới trong giáo dục
Bất bình đẳng giáo dục giữa các dân tộc, trong đó chủ yếu là nhóm dân tộc Kinh và Hoa so với các dân tộc khác Sự bất bình đẳng này được thể hiện qua nhiều chỉ báo như tỷ lệ đi học,… Tỷ lệ đi học của người Kinh và người Hoa luôn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ đi học của đồng bào dân tộc thiểu số (Đỗ Thiên Kính, 2008)
Nghiên cứu của Đỗ Thiên Kính (2008) cho thấy, dù phân tích ở góc độ và phép đo lường nào, tình trạng bất bình đẳng cơ hội về giáo dục ở Việt Nam đang giảm dần theo thời gian (1993-2006) và xu hướng là càng học lên cao (theo cấp học),
sự bất bình đẳng có xu hướng tăng dần
2.4 Chất lượng giáo dục
Vấn đề chất lượng giáo dục đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến (Nguyễn Thị Văn, 1998; Trịnh Duy Luân, 2004;…), đặc biệt là trong những năm gần đây Hầu hết các nghiên cứu này chỉ ra những yếu kém về chất lượng của hệ thống giáo dục trong thời kỳ Đổi mới, nguyên nhân ảnh hưởng và những giải pháp khắc phục
Trang 1617
Trong số những nghiên cứu về chất lượng giáo dục, đáng chú ý là nghiên cứu
về giáo dục phổ thông có nhiều điểm liên quan mà luận văn có thể tham khảo là
"Nghiên cứu chất lƣợng giáo dục tỉnh Khánh Hòa" của Nolwen Henaff, Trần Thị
Kim Thuận (chủ biên), tác giả: Marie-France Lange, Jean-Yves Martin, Đinh Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Văn, 2008 Nghiên cứu này đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đối với chất lượng giáo dục và quan niệm của các đối tượng khác nhau về chất lượng giáo dục tại tỉnh Khánh Hòa Kết quả cũng cho thấy thực trạng về cầu (nhu cầu
đi học của người dân) và cung giáo dục (cơ sở vật chất, các nội dung dạy học, giáo viên, quan hệ giữa gia đình với nhà trường và cộng đồng, phân cấp quản lý giáo dục, chi phí cho giáo dục và chính sách hỗ trợ) Về cầu giáo dục, kết quả nghiên cứu chỉ ra nhu cầu của người dân tăng lên rõ rệt nhưng giáo dục Khánh Hòa vẫn chưa chuẩn bị
để đáp ứng những nhu cầu rất đa dạng này Trong khi đó, về cung giáo dục, nghiên cứu cũng chỉ ra những tiến bộ và bất cập trong việc cung ứng giáo dục
Nghiên cứu của tác giả Trịnh Duy Luân cho một góc nhìn khác về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông ở khu vực đô thị Kết quả khảo sát ở các thành phố Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng cho thấy nhiều vấn đề đang được đặt ra trong lĩnh
vực giáo dục phổ thông và cần có những giải pháp kịp thời Bài viết "Giáo dục phổ thông ở đô thị" nằm trong Báo cáo Xã hội 2004 của Viện Xã hội học, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam của tác giả chủ yếu đề cập đến những khó khăn, trở ngại, những vấn
đề và thách thức có liên quan đến chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp các dịch
vụ trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thông qua ý kiến phản hồi của người dân Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố kinh tế là nguyên nhân chính của sự khác biệt trong tiếp cận dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông, và điều này ảnh hưởng tới chất lượng của hệ thống giáo dục Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân đối với hệ thống giáo dục ở thành phố của họ cho thấy, luôn có khoảng gần một nửa các HGĐ cho rằng chi phí hiện nay cao hơn so với chất lượng giáo dục mà con em họ nhận được Về vấn đề học thêm, nghiên cứu khẳng định tỷ lệ rất cao các gia đình đã trả tiền cho việc học thêm của con cái họ với lý do phổ biến là "thấy cần thiết", đồng thời
đa số các HGĐ đều cho rằng mức chi phí hiện nay là hợp lý Nhìn chung, các HGĐ thể hiện những đánh giá khá tích cực về hệ thống giáo dục phổ thông Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy những đề xuất cải thiện chất lượng dịch vụ của người dân,
Trang 1718
phản ánh những kỳ vọng mà hiện nay hệ thống này chưa đáp ứng Mặc dù nghiên cứu chỉ tập trung ở khu vực đô thị, song những kết quả đạt được về một số nội dung và giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục phổ thông tại 3 thành phố từ ý kiến của người dân, cũng như kết quả đánh giá về mức độ hài lòng của người dân về chất lượng của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông khi họ phải trả một khoản phí cho dịch vụ này là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho luận văn
Về các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục tại địa bàn nông thôn đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn (1998) cho thấy, chất lượng của giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giảng dạy, trong đó yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng hàng đầu Những vấn đề liên quan đến giáo viên là trình độ đào tạo
và số lượng học sinh mà một giáo viên phụ trách (tỷ lệ giữa học sinh và giáo viên) Một vấn đề khác cũng khá nghiêm trọng là nguồn đầu tư vào giáo dục phổ thông cơ
sở còn quá ít ỏi so với đầu tư cho phổ thông trung học và đại học Tác giả cũng chỉ ra, giáo viên không đạt trình độ đào tạo đòi hỏi ở tất cả các cấp Lương giáo viên quá thấp được xem là yếu tố ảnh hưởng tới động cơ và hành vi của hoạt động dạy thêm của giáo viên
Như vậy, thực tế cho đến nay, có bốn chủ đề nghiên cứu chính về giáo dục: giá trị học vấn và vai trò của cha mẹ đối với việc học tập của con cái, biến đổi giáo dục, bất bình đẳng giáo dục và chất lượng giáo dục Hệ vấn đề nghiên cứu trên đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hệ thống giáo dục Việt Nam, nhưng mặt khác, chúng đều ít nhiều nói đến “các vấn đề” của hệ thống này Trong khi, tìm hiểu về giá trị học vấn và vai trò của cha mẹ đối với việc học tập của con cái đã được các nghiên cứu xã hội học đề cập đến khá sớm trong các nghiên cứu về giáo dục, thì những năm gần đây các nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến các khía cạnh bất bình đẳng trong giáo dục, chất lượng giáo dục,…
Nhìn chung, những thành quả nghiên cứu xã hội học về giáo dục chưa đi được bao xa xét cả trên phương diện lý thuyết và thực nghiệm của một ngành xã hội học chuyên biệt Các nghiên cứu về những vấn đề của giáo dục dưới góc độ xã hội học còn khá mỏng và dàn trải theo các khía cạnh khác nhau Cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu xã hội học tham gia vào việc phân tích, tìm hiểu các "vấn đề xã hội" của giáo dục nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục Đặc biệt, những nghiên cứu giáo
Trang 1819
dục dưới góc độ của chuyên ngành xã hội học về dư luận xã hội còn bị bỏ ngỏ và được xem là "khoảng trống" trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học hiện nay Để có cơ
sở khoa học cho việc hoạch định, quản lý nhằm giải quyết những "vấn đề" của dịch
vụ giáo dục ở bậc học phổ thông hiện nay, cần thu nhận thông tin từ nhiều phía, bao gồm cả phía cung và phía cầu dịch vụ giáo dục, nhất là từ phía các HGĐ bởi họ là
những người trực tiếp sử dụng loại hình dịch vụ xã hội này, cách nhìn nhận, đánh giá,
quan niệm, thái độ của cha mẹ học sinh về các điều kiện cung ứng của dịch vụ giáo dục là những nhân tố chính trong việc quyết định sự lựa chọn của họ về việc có hay không sử dụng loại hình dịch vụ này Điều này cũng cho thấy, sự mong đợi của bậc cha mẹ đối với từng yếu tố này như thế nào và nguồn cung ứng của dịch vụ giáo dục
có đáp ứng được kỳ vọng của các bậc cha mẹ hay không, những yếu tố nào đã đáp ứng được và những yếu tố chưa đáp ứng được
Nội dung phần này của luận văn chỉ ra rằng hiện nay còn rất thiếu các nghiên cứu giáo dục dưới góc độ xã hội học về dư luận xã hội và luận văn này sẽ góp phần cung cấp thêm nhận thức, đánh giá của dư luận xã hội về vấn đề dịch vụ giáo dục (công lập) ở bậc học phổ thông hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu dư luận xã hội
về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
- Phân tích tình trạng của dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông, xem xét cách đánh giá của các nhóm xã hội về dịch vụ giáo dục phổ thông ở các nội dung sau: tiếp cận dịch vụ của người sử dụng; cơ sở vật chất của dịch vụ; chi phí dịch vụ; và chất lượng dịch vụ
Trang 1920
4 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
4.3.1 Không gian và thời gian
- Không gian: Địa bàn nghiên cứu là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Thời gian: Tháng 6 năm 2011
4.3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài được đặt ra khá rộng lớn về phạm vi nội dung, do một số giới hạn về điều kiện nghiên cứu, luận văn không có dịp phân tích dư luận xã hội về tất cả những vấn đề của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông Những nội dung phân tích của luận văn tập trung vào một số vấn đề chính sau đây:
- Dư luận xã hội nói chung về dịch vụ giáo dục;
- Dư luận xã hội về tiếp cận dịch vụ giáo dục;
- Dư luận xã hội về cơ sở vật chất dịch vụ giáo dục;
- Dư luận xã hội về chất lượng dịch vụ giáo dục;
- Dư luận xã hội về chi phí dịch vụ giáo dục
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Đánh giá của dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông như thế nào?
- Vấn đề nào của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông được nhiều người quan tâm nhất hiện nay?
6 Giả thuyết nghiên cứu
- Dư luận xã hội quan tâm rộng rãi đến các khía cạnh của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
- Chất lượng của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay
Trang 20- Nhu cầu, sự kỳ vọng về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
- Chi phí dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
BỐI CẢNH KINH TẾ-XÃ HỘI
- Các sự kiện giáo dục ở bậc học phổ thông
Nhu cầu, sự kỳ vọng về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
Chi phí dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
Các vấn đề giáo dục ở bậc học phổ thông
Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc
học phổ thông
Trang 2122
Các biến số phụ thuộc:
- Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
Các biến số can thiệp:
- Bối cảnh kinh tế - xã hội huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, các sự kiện giáo dục ở bậc học phổ thông
- Các kênh thông tin về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Chọn mẫu:
Việc chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Các mẫu được lựa chọn đại diện cho các cấp học ở bậc học phổ thông bao gồm: lớp 5 (Tiểu học); lớp 9 (THCS) và lớp 12 (THPT) Đề tài lựa chọn ngẫu nhiên 2 lớp 5, 2 lớp 9 và 2 lớp 12 Sỡ dĩ mẫu nghiên cứu được luận văn lựa chọn như trên bởi đây là những khối lớp cuối cùng của các cấp học giáo dục phổ thông Những thông tin về các khối lớp học này có ý nghĩa quan trọng cho việc xem xét đánh giá của dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông Dựa trên danh sách học sinh ở các cấp học thuộc bậc học phổ thông do các trường cung cấp ở 6 lớp học trên, đề tài lập danh sách hộ gia đình những học sinh này, đối tượng phát vấn là đại diện hộ gia đình (cha/mẹ học sinh) Tổng dung lượng mẫu là 277 Cụ thể như sau:
+ Tiểu học: 60 HGĐ + THCS: 100 HGĐ + THPT: 117 HGĐ
Trang 2223
- Đặc điểm mẫu nghiên cứu:
Đặc điểm mẫu theo giới tính, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, mức sống của những người được hỏi được cho ở bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu-xã hội của người được hỏi trong mẫu nghiên
Nhận xét chung về đặc điểm mẫu nghiên cứu:
- Nhóm tuổi chủ yếu > 40 tuổi (67.9%)
- Giới tính tương đối cân bằng (nam: 50.9%, nữ: 49.1%)
- Trình độc học vấn chủ yếu là THCS và THPT (52% và 28.5%)
- Nông nghiệp là nghề chính (67.5%)
- Mức sống các HGĐ chủ yếu là trung bình (66.4%)
Trang 2324
8.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
21 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân đại diện cho 3 bậc học (Tiểu học, THCS và THPT) đã được thực hiện Đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn có chủ định trên
cơ sở xác định phù hợp với mục đích nghiên cứu, cụ thể đối với từng đối tượng như sau:
- Học sinh bậc học phổ thông: 3 trường hợp/3 bậc học
Học sinh ở bậc học phổ thông là đối tượng trực tiếp sử dụng dịch vụ giáo dục Dịch vụ giáo dục bậc học phổ thông thực hiện vai trò cung cấp các điều kiện cơ bản, thiết yếu cho việc học tập của các em học sinh ở bậc học này Bởi vậy, các thông tin cần thu thập được từ đối tượng này là cách nhìn nhận, đánh giá của các em về cơ sở vật chất của nhà trường; tiếp cận giáo dục; chi phí giáo dục; và chất lượng giáo dục
- Cha/mẹ học sinh bậc học phổ thông: 6 trường hợp/3 bậc học
Tầm quan trọng của giáo dục và cách nhìn nhận, đánh giá của cha mẹ học sinh
về các điều kiện cung ứng của dịch vụ giáo dục là những nhân tố chính trong việc quyết định sự lựa chọn của họ về việc có hay không sử dụng loại hình dịch vụ này Điều này cũng cho thấy sự mong đợi của bậc cha mẹ đối với từng yếu tố này là gì, nguồn cung ứng của dịch vụ giáo dục có đáp ứng được kỳ vọng của các bậc cha mẹ hay không, yếu tố nào đã đáp ứng được và những yếu tố nào chưa đáp ứng được
- Giáo viên các cấp thuộc bậc học phổ thông: 6 giáo viên/3 bậc học
Các giáo viên là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục Nguồn giáo viên
có chất lượng của dịch vụ giáo dục là một nhân tố quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục Những thông tin phỏng vấn có được từ nhóm giáo viên ở các cấp thuộc bậc học phổ thông cho thấy các khía cạnh khác nhau trong quan niệm, đánh giá của nhóm xã hội này đối với các nội dung của dịch vụ giáo dục
- Cán bộ quản lý giáo dục các cấp thuộc bậc học phổ thông: 3 hiệu trưởng/phó
hiệu trưởng của 3 bậc học
Với chức năng quản lý nhà trường, các hiệu trưởng/phó hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp những thông tin về các nội của dịch vụ giáo dục Qua phỏng vấn sâu đối tượng này, nhóm nghiên cứu sẽ thu thập được thông tin
về cách thức và nội dung vận hành, điều chỉnh và quản lý của nhà trường đối với các yếu tố của nguồn cung dịch vụ giáo dục
Trang 2425
- Đại diện của Hội phụ huynh: 3 phụ huynh/3 bậc học
Hội phụ huynh học sinh giữ vai trò cầu nối liên kết giữa nhà trường và gia đình trong các vấn đề liên quan đến việc học tập của các em học sinh Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện việc tham gia giám sát một số hoạt động của nhà trường và huy động sự tham gia của các cha mẹ khác
8.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu Các tài liệu thu thập được sử dụng cho phân tích là:
- Các số liệu thống kê về tình hình giáo dục của tỉnh, huyện và xã
- Báo cáo kinh tế-xã hội năm 2010 của UBND xã, huyện
- Các tài liệu, sách báo đã được công khai, kết quả nghiên cứu của một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Viện, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ thuộc lĩnh vực xã hội học và các lĩnh vực có liên quan (giáo dục học, ) Ngoài ra
là một số tài liệu báo cáo nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ liên quan đến nội dung đề tài
9 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
9.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn đóng góp vào các nghiên cứu dư luận xã hội về giáo dục Ở khía cạnh của mối quan hệ giữa các lĩnh vực khoa học xã hội học, luận văn đóng góp ở mức độ nhất định vào các nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học giáo dục
Thông qua việc vận dụng lý thuyết dư luận xã hội, đề tài đưa những cách giải thích quá trình phát triển của dư luận xã hội và cho thấy nguyện vọng, các nhu cầu để cải thiện dịch vụ giáo dục
9.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc tiến hành tìm hiểu dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông cung cấp những bằng chứng và là cơ sở quan trọng cho các nhà quản lý và những người liên quan đến công tác phát triển giáo dục tham khảo và hoạch định chính sách phù hợp với nhu cầu của người sử dụng dịch vụ và thực tế của phát triển kinh tế-xã hội
Trang 2526
10 Hạn chế của luận văn
10.1 Hạn chế về mẫu và phương pháp nghiên cứu
- Về mẫu và phương pháp nghiên cứu định lượng:
Việc lựa chọn khối học cuối cùng của mỗi cấp học mang ý nghĩa quan trọng cho việc xem xét, đánh giá các thông tin về dịch vụ giáo dục ở các cấp học tương ứng, tuy nhiên tính đại diện của mẫu cho cả cấp học còn hạn chế do những đặc điểm khác nhau của từng khối học Do hạn chế về nguồn lực nghiên cứu (kinh phí và thời gian), luận văn sử dụng phương pháp phát vấn bảng hỏi (điều tra bằng bảng hỏi tự ghi) để thu thập thông tin Kỹ thuật này có thể làm cho thông tin được thu thập không đầy đủ, giảm chất lượng thông tin Việc không tiếp xúc trực tiếp của người phỏng vấn với người trả lời câu hỏi làm một số nội dung thiếu thông tin do người trả lời bỏ qua Bên cạnh đó, người trả lời bảng hỏi có thể không đúng là người được lựa chọn trong mẫu (người khác trong HGĐ trả lời hoặc nhiều người trong HGĐ cùng trả lời) Để hạn chế những nhược điểm của kỹ thuật nghiên cứu này, khâu thiết kế kỹ thuật bảng hỏi ngay từ ban đầu đã được tác giả luận văn chú trọng Nội dung các câu hỏi và hình thức trình bày được thiết kế sao cho dễ hiểu đối với người trả lời Do phát vấn bảng hỏi được thông qua đối tượng học sinh của các hộ gia đình được lựa chọn, nên người thu thập thông tin (đồng thời là tác giả luận văn) đã hướng dẫn các em học sinh này cách hiểu nội dung và điền bảng hỏi, sau đó các em về hướng dẫn lại cha mẹ
Bên cạnh đó, một trong những hạn chế về bảng hỏi định lượng của luận văn là chưa có câu hỏi đo quy mô và cường độ dư luận xã hội
- Về mẫu nghiên cứu định tính:
Chính quyền địa phương là nhóm quản lý hành chính với vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế-xã hội nói chung của Nhà nước Cách nhìn nhận, đánh giá của cấp chính quyền địa phương sẽ cho thấy các điểm phù hợp và chưa phù hợp của nhà trường trong việc cung ứng các điều kiện của
nó tới người đối tượng sử dụng (đối tượng đi học bao gồm học sinh và cha mẹ học sinh) Thông tin thu thập từ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục huyện Hưng Hà bao gồm
về cách thức triển khai các chương trình, chủ trương của ngành giáo dục của huyện Mặc dù thiết kế ban đầu của luận văn bao gồm việc thu thập thông tin đại diện chính quyền địa phương và cán bộ quản lý Phòng giáo dục, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian của cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn, hoạt động này đã không được thực hiện Ngoài ra, luận văn cũng thiếu các thông tin thu nhận được từ phương pháp thảo luận nhóm
Trang 2627
10.2 Hạn chế về phạm vi nội dung nghiên cứu
Về hệ thống cơ cấu giáo dục, theo loại hình nhà trường, hệ thống giáo dục Việt Nam gồm có ba loại: trường công lập, trường dân lập và trường tư thục Dịch vụ giáo dục trong luận văn được xem xét là giáo dục công lập, do đó trường học được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu thuộc hệ thống trường công lập
Như đã nêu ở mục phạm vi nghiên cứu, luận văn được đặt ra khá rộng lớn về phạm vi nội dung nhiên cứu, nhưng do một số giới hạn về điều kiện nghiên cứu, luận văn không có dịp phân tích dư luận xã hội về tất cả những vấn đề của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông mà giới hạn vào một số vấn đề chính mà tác giả cho rằng đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bao gồm việc tiếp cận dịch vụ giáo dục, cơ
sở vật chất của dịch vụ giáo dục, chi phí dịch vụ giáo dục và chất lượng giáo dục
11 Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần, được trình bày trong 92 trang Kết cấu của luận văn như sau:
- Phần Mở đầu (20 trang): Giới thiệu lý do chọn đề tài, vài nét về tình hình
nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, những hạn chế của luận văn
- Phần Nội dung (66 trang), bao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của nghiên cứu dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở
bậc học phổ thông (14 trang)
Chương 2: Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông tại huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (52 trang)
- Phần Kết luận (6 trang): Tóm tắt lại những ý chính đã phân tích trong phần
nội dung; kiểm nghiệm những giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra
Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo và các phụ lục
Trang 27dư luận xã hội, chức năng của dư luận xã hội Chương này cũng đề cập đến các khái niệm như dư luận xã hội, dịch vụ giáo dục, tiếp cận dịch vụ giáo dục, chi phí dịch vụ giáo dục, cơ
sở vật chất dịch vụ giáo dục và chất lượng giáo dục Nội dung cuối cùng trình bày vài nét về đặc điểm kinh tế-xã hội và tình hình giáo dục phổ thông của địa bàn nghiên cứu
1.1 Cơ sở lý luận
Khách thể của dư luận xã hội là những sự kiện trong đời sống xã hội Do chỗ lợi ích chung là cơ sở hình thành các tranh luận tập thể, nên nó được xem là một tiêu chuẩn quan trọng để xác định khách thể của dư luận xã hội Bên cạnh đó, một dấu hiệu nữa để xem xét khách thể của dư luận xã hội là thảo luận Thông qua quá trình thảo luận về các lợi ích xã hội mà mọi người có cùng quan tâm, ý kiến tập thể được hình thành
Chủ thể của dư luận xã hội là toàn thể xã hội nói chung, là quần chúng nhân dân, là các tổ chức Đảng, hoặc các tổ chức đoàn thể xã hội Khi xem xét dư luận xã hội, người ta không chỉ đặt nó trong cấu trúc ý thức xã hội nói chung, mà phải phân tích nó trong cấu trúc các quan hệ xã hội vì bản chất của dư luận xã hội phản ánh vị thế xã hội trong sự tương tác với các cá nhân và các nhóm xã hội được tạo nên bởi các quan hệ xã hội và các lợi ích của họ (Mai Quỳnh Nam, 1995)
Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại (Mai Quỳnh Nam, 1995) Điều đó cho thấy, dư luận xã hội có tính chất đánh giá Đồng thời, dư luận xã hội có tính công chúng và gắn liền với quyền lợi của cá nhân, nhóm xã hội
Dư luận xã hội là một cấu trúc tinh thần - thực tế (Mai Quỳnh Nam, 1995) Do
đó, nó gắn bó với hiện thực và là một quá trình nhận thức Thực tế xã hội được phản ánh trong dư luận xã hội Ở khía cạnh cấu trúc tinh thần, dư luận xã hội là một hiện
Trang 2829
tượng tâm lý xã hội, trạng thái ý thức xã hội trên các mặt tư tưởng, cảm xúc, ý chí, phản ánh các hiện tượng, các sự kiện xã hội Như vậy, dư luận xã hội là cầu nối giữa
ý thức xã hội và hành động xã hội Do đó, dư luận xã hội được xem là chín chắn khi
nó phải thể hiện đầy đủ ở cả mức độ lời nói và hành vi
Để trở thành dư luận xã hội, các hiện tượng, các sự kiện xã hội phải trải qua một số giai đoạn Quá trình này được chia thành các bước như sau:
Bước l: Các cá nhân, các nhóm xã hội tiếp xúc, làm quen tạo nên cảm giác ban đầu và trao đổi thông tin về các hiện tượng, các sự kiện đó, ở đây lợi ích là yếu tố có
ý nghĩa to lớn
Bước 2: Trao đổi, bàn luận về các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận xã hội tại đây ý kiến đánh giá của cá nhân chuyển từ ý thức cá nhân sang ý thức tập thể
Bước 3: Các ý kiến khác nhau được thống nhất trên những quan điểm cơ bản
để hình thành những đánh giá chung về các hiện tượng, các quá trình xã hội Những đánh giá này thỏa mãn được nhận định của đa số cộng đồng người
Bước 4: Từ việc đánh giá dẫn đến sự phán xét về hành động và rút ra những kiến nghị trong hoạt động thực tiễn
Các bước trên cho ta thấy ba giai đoạn cơ bản của dư luận xã hội như sau:
về một sự kiện, một hiện tượng nào đó Trong nhiều trường hợp, ý kiến tập thể không phải là sự thể hiện dư luận xã hội Tình trạng đó nảy sinh khi ý kiến tập thể hình thành trên các lợi ích của nhóm nhỏ chứ không xuất phát từ lợi ích xã hội
Để hiểu rõ thái độ của dân chúng, người ta phải quan tâm đến các yếu tố: 1) Xã hội quan tâm đến vấn đề đó như thế nào?
2) Dư luận xã hội phân chia ra sao?
3) Người ta thể hiện dư luận bằng cách nào?
4) Quy mô và cường độ của dư luận thể hiện ở các mức độ thế nào?
[83, tr 3]
Trang 2930
Trong đời sống thường có những khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội, những khác biệt đó có thể dẫn đến xung đột xã hội Dư luận xã hội có khả năng điều hòa các quan hệ xã hội, làm giảm bớt những căng thẳng xã hội, bảo vệ các hành vi vì lợi ích chung, vì tiến bộ chung, ở những xã hội kém phát triển, trong một số trường hợp, dư luận xã hội còn có sức mạnh hơn cả pháp luật
Thông qua sự đánh giá của quần chúng về các hiện tượng xã hội cho thấy những thông tin nhiều mặt về tình trạng xã hội, để bộ máy quản lý, lãnh đạo xem xét các hoạt động có phù hợp với lợi ích xã hội hay không? Đối với chức năng này, yếu
tố công khai đặc biệt quan trọng Chỉ trên cơ sở công khai, chức năng kiểm soát của
dư luận xã hội mới phát huy được tác dụng
Dư luận xã hội có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách con người Trong xã hội, hành vi của cá nhân bị chế ước bởi dư luận xã hội, thông qua sự đánh giá (tốt, xấu, khen, chê), để người ta lựa chọn các phương án ứng xử, duy trì các khuôn mẫu hành vi có tác dụng trên các tầng của tổ chức xã hội, từ người dân ở cơ
sở đến các cán bộ có cương vị trong hệ thống quản lý
Trước những vấn đề khó khăn, phức tạp, thông qua sự đánh giá của số đông,
dư luận xã hội có thể đưa ra các kiến nghị, các đề xuất cần thiết để cá nhân, hoặc các
tổ chức xã hội xem đó như những lời khuyên, nhằm lựa chọn các phương án ứng xử, định hướng hoạt động [38, tr 3-8]
Luận văn cố gắng sử dụng các lý luận về dư luận xã hội được đề cập ở trên trong việc nghiên cứu dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông
1.2 Các khái niệm
1.2.1 Dư luận xã hội
Dư luận xã hội là hiện tượng tâm lý xã hội thông qua sự phán xét, đánh giá của quần chúng về những vấn đề mà họ quan tâm (Thanh Lê (biên soạn), Từ điển Xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002)
“Dư luận xã hội là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng những chính kiến cụ thể thuộc một nhóm đông người hoặc tập thể, tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là cả một cộng đồng đối với những vấn đề mà họ quan tâm (Điều tra thăm
dò dư luận, Nxb Thống kê, 1996)
Theo Mai Quỳnh Nam, dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng, các sự kiện đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại
Trang 3031
Quan niệm trên cho thấy sự phản ánh trong dư luận xã hội trước hết cố tính chất đánh giá Sự đánh giá các hiện tượng xã hội dùng để xác định hành vi ứng xử của con người Dư luận xã hội xuất hiện, hình thành và hoạt động như một tập hợp các tranh luận đánh giá thể hiện quan hệ của các nhóm xã hội và hành vi của họ Yếu
tố quyết định của bất cứ tranh luận tập thể nào về các hiện tượng để có thể được coi
là dư luận xã hội đều phải có sự đánh giá âm tính hay dương tính về hiện tượng
Tính đặc thù nói trên của dư luận xã hội cũng chỉ ra mức độ xem xét sự thể hiện dư luận xã hội Dư luận xã hội chín chắn phải thể hiện đầy đủ ở mức độ lời nói
và mức độ hành vi Vì vậy, dư luận xã hội được xem là một hiện tượng tâm lý xã hội,
là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội
Nhờ có dư luận xã hội mà một trong những chức năng của ý thức xã hội được hiện thực hoá, cụ thể là chức năng tiền đề thể hiện vai trò trong việc xác định đánh giá tình hình và lựa chọn hành vi của con người Do tính đặc thù của bản chất dư luận xã hội như vậy nên nó không thuần tuý tinh thần mà là một cấu trúc tinh thần - thực tế [38, tr 3-8]
1.2.2 Kênh truyền thông
Truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin [49, tr 10] Cũng có tác giả
dịch truyền thông là giao tiếp, theo cách hiểu này, truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [89, tr 8]
Theo Tạ Ngọc Tấn, kênh truyền thông là sự thống nhất của phương tiện, con
đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận [89,
tr 9]
Trương Xuân Trường cho rằng, nhìn một cách đại thể có hai loại truyền thông
cơ bản, đó là hệ thống các kênh truyền thông chính thức và không chính thức Kênh truyền thông chính thức là bao hàm những thiết chế nhà nước vĩ mô thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng (Mass media), các thiết chế nhà nước vi mô thông qua các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - quần chúng, các tổ chức chức năng ở
cơ sở Các kênh truyền thông chính thức bao gồm truyền thông đại chúng, kênh chính quyền, đoàn thể, nghiệp vụ và các kênh chính thức khác như đài phát thanh -
truyền thanh xã, câu lạc bộ,… Kênh truyền thông không chính thức là những giao lưu
Trang 3132
xã hội nằm ngoài các thiết chế truyền thông chính thức như các quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè, đồng nghiệp, tín ngưỡng, các dịch vụ tư nhân về văn hóa - sức khỏe,… Trong xã hội nông thôn, các giao tiếp xã hội là không quá phức tạp Hay nói đúng hơn, xã hội nông thôn có một đặc tính là xã hội thân quen và hiểu biết lẫn nhau Người nông dân trong phạm vi làng xã thường có quan hệ thân tộc - họ hàng, hoặc là quen biết, chí ít cũng biết về nhau Trên cơ sở đó, ở giác độ truyền thông, xin tạm
đưa ra 5 dạng quan hệ giao tiếp thuộc các kênh truyền thông không chính thức Đó
là: 1) Vợ - chồng; 2) Gia đình; 3) Thân tộc - họ hàng; 4) Bạn bè – hàng xóm; 5) Các giao lưu xã hội khác [88, tr 43-50]
1.2.3 Dịch vụ giáo dục
Dịch vụ:
“Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công (nói khái quát)” (Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992, trang 264)
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sức khỏe, kinh doanh và sinh hoạt,… Do nhu cầu rất
đa dạng, tùy theo sự phân công lao động nên có nhiều loại dịch vụ: dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình, dịch vụ sinh hoạt cộng đồng, dịch vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi tài năng đặc biệt (hoạt động nghiên cứu, môi giới, quảng cáo,…), những dịch vụ liên quan đến đời sống và sinh hoạt cộng đồng (sức khỏe, giáo dục, y tế,…)"
Như vậy, dịch vụ có thể được hiểu là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm
cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội
Dịch vụ xã hội:
Các dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận Dịch vụ xã hội cơ bản được chia thành 4 loại chính: dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin [9]
Trang 3233
Dịch vụ xã hội là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân văn, vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng, tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng loại hình dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực: giáo dục – đào tào [29, tr 20]
Dịch vụ giáo dục:
Giáo dục là một dịch vụ xã hội cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia Chính phủ ở các nước có trách nhiệm cung cấp các mức độ cơ bản của giáo dục, thông thường lên đến cấp trung học Giáo dục được coi
là một đầu tư xã hội dài hạn của chính phủ, và thường chiếm một phần cốt lõi chi tiêu của chính phủ Tuy nhiên, cung cấp thường gắn với tình hình kinh tế của đất nước Giáo dục miễn phí hoặc các khoản vay có thể được tìm thấy ở các nước ưu tiên cho giáo dục cơ bản bắt buộc hoặc phổ phổ cập [9]
Trong các chức năng chính của nhà nước thì cung cấp các dịch vụ cho người dân là một chức năng căn bản Y tế cùng với giáo dục là lĩnh vực mà chính phủ và người dân có sự tương tác trực tiếp và thường xuyên hơn cả Việc cung cấp các dịch
vụ này một cách có hiệu quả không chỉ là vấn đề đảm bảo công bằng và thể hiện trách nhiệm xã hội như một cam kết của mình mà còn có ý nghĩa kinh tế trực tiếp vì dịch vụ này đảm bảo cho người dân được chăm lo, được hài lòng và phát triển lành mạnh
Dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông trong đề tài này được xem xét là một loại dịch vụ công
1.2.4 Tiếp cận dịch vụ giáo dục
Tiếp cận dịch vụ giáo dục là khả năng các cá nhân, nhóm xã hội được tham gia,
sử dụng và hưởng lợi các dịch vụ giáo dục thể hiện ở việc đến trường, học tập kiến thức, các kỹ năng và được hưởng các lợi ích mà hệ thống giáo dục mang lại một cách công bằng và hiệu quả Khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cũng thể hiện ở việc học
sinh tham gia quá trình học tập và đạt kết quả như thế nào cũng như đƣợc tạo điều kiện học tập từ phía gia đình, nhà trường và cộng đồng
Trang 3334
Trong luận văn này, tiếp cận dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông được xem xét ở các chỉ báo về việc đăng ký học, có được đi học không, khoảng cách đến trường lớp, những hỗ trợ từ chính sách miễn, giảm học phí,
Quan điểm về chất lượng giáo dục thông dụng nhất được sử dụng trong các chỉ
thị, nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo là quan điểm "chất lƣợng giáo dục cũng đồng thời là quan điểm về mục tiêu giáo dục, chính là nội hàm về những kiến thức, năng lực, phẩm chất mà một nền giáo dục nói chung, hay một cấp học, một bậc học,
một ngành học cụ thể nào đó phải cung cấp, bồi dưỡng cho người học Đánh giá chất lượng của một nền giáo dục là đánh giá xem nền giáo dục đó thực hiện được đến đâu mục tiêu giáo dục của nó” [46] Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong luận văn
Trang 3435
1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội
1.3.1.1.Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Hƣng Hà
Huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình được thành lập từ 1969 trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Duyên Hà - Hưng Nhân và 5 xã của huyện Tiên Hưng cũ Huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, cách Thành phố Thái Bình khoảng 27 km Phía Bắc tiếp giáp huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lý Nhân tỉnh
Hà Nam, phía Nam giáp huyện Vũ Thư, phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng Tổng diện tích đất tự nhiên là 20.041,9 ha, dân số là 260.422 người được phân
bố ở 33 xã và 2 thị trấn
Hưng Hà một vùng quê được bồi đắp bởi 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Luộc, sông Trà, vì thế đã tạo lên những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn thiện, 3 trục đường lớn đang được xây dựng và nâng cấp, đường 39A và đường 223 nối liền thị trấn Hưng Hà qua Tịnh Xuyên sang huyện Vũ Thư về Thành phố Thái Bình Và đặc biệt là đường cao tốc nối từ Pháp Vân, Cầu Rẽ
đi Hải Phòng Điều kiện về địa lý, giao thông thuận tiện, cùng với những tiềm năng sẵn có, con người và truyền thống lao động sản xuất sẽ là cơ sở cho sự phát triển kinh
tế ở Hưng Hà
Nền kinh tế Hưng Hà chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện có những thay đổi theo hướng tích cực Hưng Hà luôn đạt năng suất bình quân 13 tấn/ha, luôn là huyện có năng suất lúa dẫn đầu toàn tỉnh Năm 2008 năng suất lúa đạt 134,15 tạ/ha Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, thu hút được nhiều lao động vào làm việc Hiện nay toàn huyện có 165 doanh nghiệp các loại, có 42 làng, 2 xã được tỉnh công nhận là làng nghề, xã nghề
Nhiều xã trong huyện tiếp tục phát triển những nghề truyền thống cho giá trị thu nhập cao Nghề dệt bông vải từ làng Phương La nay đã phát triển ra 12 xã trong huyện với 4.670 máy dệt Nghề dệt chiếu cũng là nghề truyền thống của huyện: “ăn cơm hom, nằm giường hòm đắp chiếu Hới” xưa từ làng Hới nay đã phát triển ra toàn
xã Tân Lễ, và các xã lân cận, hàng năm sản xuất trên 10 triệu lá chiếu các loại, sản
phẩm chiếu được đưa đi khắp các miền tổ quốc
Trang 3536
Hưng Hà còn có nhiều nghề khác phát triển với quy mô khá lớn Toàn huyện
có 44 nghề các loại, hàng năm tạo ra nhiều sản phẩm và cho thu nhập cao như: Nghề mộc, nghề mây tre đan, làm lưới ni lông, nghề làm nón, nghề cơ khí nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề làm thảm đệm, nghề sản xuất hạt nhựa… Hiện nay toàn huyện đã có 3 cụm công nghiệp đang hoạt động và ngày càng được mở rộng: Cụm công nghiệp Phương La, cụm công nghiệp Đồng Tu - Phúc Khánh, cụm công nghiệp thị trấn Hưng Nhân và đang tiếp tục quy hoạch một số điểm công nghiệp: xã Minh
Tân, xã Điệp Nông
1.3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội xã Văn Lang
Văn Lang là một xã đồng bằng thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, không có những làng nghề truyền thống, các ngành nghề phụ ít phát triển
Về vị trí địa lý, phía Đông giáp xã Hồng Minh, phía Nam giáp xã Kim Trung, phía Tây giáp xã Duyên Phúc và phía Bắc giáp xã Độc Lập Văn Lang có diện tích đất tự nhiên là 6.36km², trong đó đất nông nghiệp vào khoảng 500 ha Dân số của Văn Lang năm 2010 là 7,477 người với 2,204 hộ, chủ yếu là người Kinh Xã có 5 thôn là Mỹ Lương, Vĩnh Truyền, Vẹ, Phú Khu và Thượng Ngạn
Xã có trục đường tỉnh lộ 224 chạy qua 2 thôn với tổng chiều dài 2400m, cùng với mạng lưới giao thông liên xã liên thôn hầu hết được bê tông hóa (chiều dài khoảng 22km) là điều kiện thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
Từ sau Đổi Mới, đời sống kinh tế của người dân Văn Lang có nhiều thay đổi, tuy nhiên, với đặc điểm là xã thuần nông, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ
lệ hộ nghèo hiện nay còn khá cao, 9.2% (theo Báo cáo Kinh tế-xã hội của UBND xã Văn Lang năm 2011 số hộ nghèo là 207 hộ) Năm 2011, năng suất lúa đạt 137,8 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 7500 tấn, bình quân lương thực đầu người 950kg/năm Có 2
hộ có ô tô, 910 hộ có xe máy, 600 hộ có điện thoại, 1300 hộ có tivi Xã có 1 Trường Tiểu học với tổng số lớp là 16, 455 học sinh và 1 trường THCS với số lớp và số học sinh là 10 lớp và 368 học sinh, trong đó Trường Tiểu học là đơn vị chuẩn quốc gia
Xã cũng có trạm y tế là đơn vị chuẩn quốc gia về y tế xã, với khu điều trị riêng, 2 bác
sỹ, 5 giường bệnh Văn Lang cũng là địa phương hiện nay có nhiều người đi làm ăn
xa, nhất là lực lượng lao động trẻ tuổi, chủ yếu làm những nghề lao động phổ thông ở các thành phố lớn, theo mùa vụ
Trang 3637
1.3.2 Tình hình giáo dục phổ thông
1.3.2.1 Tình hình giáo dục phổ thông huyện Hƣng Hà
Năm 2009, toàn huyện Hưng Hà đã có 29/34 trường THCS và 36/36 trường Tiểu học có nhà học cao tầng, chiếm 72% với 900/1.408 phòng học là phòng kiên cố, chiếm 63,9% Toàn huyện có 1.051 máy tính và 72 máy chiếu đa năng, 14 trường đã mua được máy phô tô phục vụ cho hoạt động dạy học 100% số trường Tiểu học, THCS đã được nối mạng Internet Phong trào tự làm đồ dùng đã được Phòng GD-ĐT phát động và được 100% các trường hưởng ứng tích cực Nhiều đồ dùng dạy học có giá trị đã được tuyển chọn giới thiệu tới các trường trong huyện Đặc biệt nhiều trường THCS đã tổ chức xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả Thư viện điện tử, tạo nguồn học liệu mở phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cho giáo viên và học sinh trong trường
Đặc biệt đội ngũ cán bộ, giáo viên được kiện toàn đủ về số lượng, nâng cao
chất lượng Năm 2009 là năm chứng kiến sự thay đổi lớn về chất của độ ngũ giáo
viên Hưng Hà Toàn huyện có 1077 giáo viên cấp Tiểu học, cấp THCS: 933 Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn tăng mạnh chưa từng có: cấp Tiểu học có 83%, cấp THCS 30%
số giao viên có trình độ trên chuẩn Đặc biệt, số giáo viên biết sử dụng CNTT để soạn giảng ở tất cả các cấp học đã chiếm trên 30% tổng số giáo viên toàn ngành
Những năm gần đây, song song với việc thực hiện việc đổi mới chương trình GDPT, ngành giáo dục Hưng Hà đã cùng với giáo dục cả nước thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ GD-ĐT phát động; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt 98% số học sinh Tiểu học được xếp loại học lực trung bình trở lên, trong đó tỉ lệ khá, giỏi chiếm trên 70%; 90% số học sinh THCS được xếp loại học lực trung bình trở lên, trong đó tỉ lệ khá, giỏi chiếm trên 50% 5 năm trở lại đây, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học luôn đạt xấp xỉ 100%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt
từ 98,5% trở lên; Trung tâm GDTX luôn là đơn vị có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt và vượt bình quân của tỉnh
Trong hơn mười năm gần đây, thực hiện chủ trương của ngành về xây dựng nhà trưòng theo chuẩn quốc gia, xác định rõ đây là một trong những biện pháp quản
lý hữu hiệu để nâng cao chất lượng toàn diện tại các nhà trường, trong nhiều năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các nhà trường tập
Trang 3738
trung nhân lực, vật lực thực hiện có hiệu quả phong trào này Từ một huyện ban đầu
có số trường THCS đạt chuẩn ít nhất tỉnh, 3 năm gần đây số trường chuẩn ở Hưng Hà
đã liên tục tăng mạnh Hết năm học 2008-2009, toàn huyện có 12/33 trường THCS, 36/36 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 4 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 Hai năm gần đây Hưng Hà luôn là huyện dẫn đầu trong Phong trào xây dựng trường Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia của tỉnh
Về phổ cập giáo dục, năm 1990, huyện đạt phổ cập giáo dục Tiểu học Năm
1998, huyện đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi Năm 2000, huyện đạt phổ cập giáo dục THCS Năm 2006, huyện đạt phổ cập Giáo dục Tiểu học cho người lớn
từ 15 đến 35 tuổi, phổ cập giáo dục THCS cho thanh niên đến 25 tuổi
1.3.2.2.Tình hình giáo dục trường Tiểu học Văn Lang
Tổng số lớp: 15 lớp học Tổng số học sinh là 437 em
Duy trì sỹ số và công tác phổ cập giáo dục Tiểu học:Đầu năm học, toàn trường
có 15 lớp với 435 học sinh Đến cuối năm học trường vẫn duy trì được 15 lớp với 437 học sinh Năm học 2010 - 2011 toàn trường không có học sinh bỏ học Phổ cập giáo dục tiểu học được nhà trường quan tâm thường xuyên Tổng số học sinh phổ cập giáo dục tiểu học là 812 em Tỷ lệ học sinh học đúng độ tuổi đạt 97.9% Tuy công tác phổ cập giáo dục Tiểu học duy trì số lượng đạt hiệu quả cao song 1 bộ phận học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhà trường vẫn chưa dành cho các em được nhiều sự quan tâm đúng mức
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
- Tổng số bàn ghế: 280, đều đúng quy cách
- Tổng số bảng: 16 bảng, đều là bảng chống lóa
- Tổng số máy vi tính được sử dụng cho giảng dạy: 17 máy
- Máy chiếu: 1 chiếc
- Tổng số phòng học: 16 phòng, trong đó 12 phòng học kiên cố, 4 phòng học
đã xuống cấp nặng
- Không có phòng bộ môn, thí nghiệm, phòng đựng thiết bị giáo dục và phòng giáo dục thể chất, đa năng
- Phòng thư viên: 1 phòng kiên cố Rộng 50 m2 đặt ở trung tâm nhà trường
để phục vụ việc độc và mượn sách, báo của giáo viên và học sinh Có phòng đọc 25 m2, 3 giá sách, 2 tủ, 1 tủ đựng phích, 1 bàn làm việc của cán
bộ thư viện, có 2 giá tầng treo bản đồ và tranh ảnh
Trang 3839
Hiện nay thiết bị đồ dùng dạy học được cấp về từ những năm thay sách đã hư hỏng nhiều đặc biệt là bộ thực hành dạy Toán, Tiếng Việt của các khối lớp 1, 2 dành cho giáo viên và học sinh Nhà trường chưa có điều kiện mua bổ sung nên khó khăn cho việc dạy và học của thầy trò nhà trường
Đội ngũ giáo viên: Là trường loại 3 với số cán bộ giáo viên là 35 Tính đến cuối năm học 2010 - 2011 nhà trường đã có: 6 giáo viên có trình độ Đại học; 21 giáo viên có trình độ Cao đẳng (trong đó có 3 giáo viên đang học Đại học); và 5 giáo viên
có trình độ Trung cấp (trong đó có 2 giáo viên đang học Đại học)
Giáo dục đạo đức học sinh: Không có hiện tượng học sinh gây gổ đánh nhau, trộm cướp, mắc các tệ nạn xã hội, không bạo lực học đường, không khói thuốc Không có học sinh mắc kỷ luật đến mức phải đuổi học
Hoạt động dạy thêm – học thêm: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc quy chế dạy thêm học thêm theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên, không có hiện tượng giáo viên dạy thêm học thêm ngoài nhà trường Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém ở các tiết của buổi 2 trong tuần và ngày thứ 7 theo nguyện vọng của đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục cho các em
Tổ chức dạy 2 buổi/ ngày: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhất là về cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ dạy học buổi thứ hai, song nhà trường đã cố gắng tổ chức cho 100% các em học sinh trong toàn trường được học đủ 2 buổi/ ngày và 10 buổi/ tuần, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học
Đánh giá học sinh: Trường Tiểu học Văn Lang chất lượng ở các môn của các khối lớp đều bằng so với bình quân chung của huyện
Hạn chế và khó khăn lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Văn Lang hiện nay là cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn Định mức ngân sách dành cho giáo dục tiểu học chỉ đủ chi lương cho giáo viên Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường quan tâm, đội ngũ giáo viên có nhiều cố gắng và thu được những kết quả nhất định song quá trình chuyển biến còn chậm Kinh tế của người dân xã Văn Lang thu nhập còn quá thấp nên các khoản thu dịch vụ từ phía phụ huynh học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn
Trang 39Đội ngũ giáo viên: đạt chuẩn và trên chuẩn là 26/26 (100%)
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, chật hẹp Trường THCS Văn Lang hiện gồm khu trường cũ và khu trường mới xây nhưng chưa hoàn thiện Ngôi trường cũ gồm 3 dãy nhà cấp 4 với 8 phòng học cho 10 lớp Các phòng học đều là phòng cấp 4 và hầu hết đã xuống cấp, bị dột khi trời mưa to Mỗi phòng học được trang bị 4 bóng điện, tuy nhiên, điều kiện ánh sáng không đảm bảo do bị che khuất bởi một mặt của tường xây phòng học giáp với ngôi chùa của làng Đót Chất lượng một số bàn ghề do đã cũ kỹ, không đủ đáp ứng việc học tập của học sinh Tuy nhiên, từ năm 2012, sau khi trường học được xây dựng tại một địa điểm mới, toàn bộ cơ sở vật chất ở khu trường học cũ sẽ được chuyển tới cơ
sở mới Năm 2011 đã có 5 lớp học (3 lớp khối 8 và 2 lớp khối 9) được chuyển tới cơ
sở mới
Tại khu mới của trường chưa có khu vệ sinh và tường rào bao quanh, sân chơi, sân tập thể học cho các em Hệ thống điện sinh hoạt và quạt cho các em cũng chưa hoàn thiện Vào mùa hè, các em học sinh phải ngồi học trong không khí oi bức Điều kiện ánh sáng không đảm bảo do hệ thống đèn điện chưa hoàn thiện
Kết quả đánh giá học sinh: Kết quả kiểm tra cuối năm các môn: có 9/16 môn đạt trên trung bình huyện (56.3%) 98.29% học sinh lớp 9 đủ điều kiện xét tốt nghiệp
Nhà trường triển khai đầy đủ, nghiêm túc quy định số 274/PGD ĐT-TH, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, không dạy đọc chép và bệnh thành tích trong giáo dục”
Dạy thêm, học thêm: Thực hiện đúng quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình về dạy thêm học thêm Trên địa bàn nhà trường không có hiện tượng học thêm, dạy thêm không đúng quy định, không có hiện tượng ép học sinh phải học thêm
1.3.2.4.Tình hình giáo dục trường THPT Bắc Duyên Hà
Năm 1960, trường cấp III Duyên Hà được thành lập Đây là một trong hai ngôi trường cấp III đầu tiên của tỉnh Trường được sinh ra trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước và cách mạng kiên cường
Trang 4041
Trong những năm gần đây, hòa chung trong phong trào của toàn ngành, nhà trường luôn đi đầu trong việc đổi mới quản lí, đổi mới phương pháp giảng dạy và học, đổi mới kiểm tra, thi cử, đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh Cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”
và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục – đào tạo phát động đã được nhà trường và các đoàn thể phối hợp tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả Đó là đòn bẩy giúp nhà trường tạo sự bứt phá về chất lượng và kỉ cương nền nếp hoạt động, nâng cao uy tín, thương hiệu nhà trường Hàng năm, 98% học sinh được xếp loại đạo đức khá tốt, 98% học sinh lên lớp 12, trên 60% học sinh được xếp loại văn hóa khá giỏi, 99.5%-100% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp Kết quả thi học sinh giỏi hàng năm, nhà trường luôn được xếp từ thứ 3 đến thứ 5 toàn tỉnh Thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hàng năm đều đạt từ 50% đến 80% (từ năm 2005 đến năm 2010), trường được Bộ Giáo dục – Đào tạo xếp vào tốp 200 trường THPT có chất lượng cao nhất toàn quốc Cùng với những bước tiến nhảy vọt về chất lượng giáo dục, quy mô nhà trường cũng phát triển không ngừng Trường có 34 lớp học với gần 1.800 học sinh
Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng hoàn thiện Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy và học hiện đại theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu và nhiệm
vụ trong giai đoạn mới Trường có 4 dãy nhà cao tầng bề thế, 1 dãy phòng học cấp 4
để học tập và sinh hoạt Cổng dậu, tường bao, sân chơi đã được xây dựng Đồ dùng, thiết bị dạy học, tài liệu, sách vở khá phong phú và hiện đại, đáp ứng tốt nhiệm vụ dạy và học Cảnh quan nhà trường thực sự khang trang và sạch đẹp Trường trở thành ước mơ, mục tiêu phấn đấu của hầu hết học sinh là con em nhân dân huyện Hưng Hà vào học tập và rèn luyện Cán bộ, giáo viên nhà trường có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng
Trong những năm qua đặc biệt là những năm gần đây trường không ngừng được mở rộng về quy mô, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng nâng cao Cụ thể là: Trường luôn được xếp vào tốp các trường dẫn đầu của tỉnh Thái Bình Được giám đốc Sở GD& ĐT Thái Bình đánh giá là “Quốc Tử Giám” của Hưng Hà Năm học 2006-2007-2008 trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen, năm học 2008-2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ “Đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thị đua yêu nước” Năm 2009, được cấp bằng công nhận trường đạt “Chuẩn Quốc gia” giai đoạn 2001 -2010 2009-2010 được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì