Những vấn đề của dịchvụ giáo dục được quan tâm

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 45)

11. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Những vấn đề của dịchvụ giáo dục được quan tâm

Kết quả cho thấy, các vấn đề của dịch vụ giáo dục được dân quan tâm khá đa dạng, trong đó, sự quan tâm lớn nhất là chất lượng giáo dục. Sự quan tâm về chất lượng giáo dục đứng đầu với tỷ lệ 79.4% rất quan tâm, 20.2% quan tâm và chỉ có 0.4% không quan tâm đến vấn đề này. Tiếp theo là sự quan tâm về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập và chi phí đóng góp cho giáo dục. Đây là 2 vấn đề được người dân quan tâm tương đương nhau. 35.4% trong tổng số những người được hỏi cho rằng họ "rất quan tâm" đến vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập, trong khi đó, tỷ lệ này đối với vấn đề chi phí cho giáo dục là 31.4%. Đánh giá ở

47

mức độ "quan tâm" về 2 vấn đề này cho kết quả: 57.8% quan tâm đến vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập của nhà trường; 61.7% quan tâm đến vấn đề chi phí đóng góp cho nhà trường. Phân tích cũng cho thấy tiếp cận giáo dục không phải là vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của người dân, chỉ có 18.1% người trả lời rất quan tâm, trong khi đó, vấn đề này không nhận được sự quan tâm của 23.1% người được hỏi.

Sự quan tâm của các cha mẹ đối với các vấn đề của dịch vụ giáo dục tuỳ theo bậc học và nhóm xã hội. Sự quan tâm của các cha mẹ ở mức độ "rất quan tâm", cha mẹ có con học THPT có tỷ lệ quan tâm lớn nhất về chất lượng giáo dục (82.9%), ở bậc Tiểu học xếp ở vị trí thứ 2 với 81.7%, vấn đề này thu hút sự "rất quan tâm" đối với 74% cha mẹ của học sinh bậc THCS. Cha mẹ của học sinh THPT quan tâm đến chi phí cho việc học tập của con nhiều nhất so với cha mẹ của học sinh Tiểu học và THCS với tỷ lệ 97.4%, trong đó 65.8% ở mức độ "rất quan tâm". Chi phí cho giáo dục không nhận được nhiều quan tâm của những gia đình có con đang học Tiểu học với tỷ lệ 50% cha mẹ cho biết có sự quan tâm, trong đó chỉ có 20% "rất quan tâm". Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu gần đây về chi phí cho giáo dục của các hộ gia đình có con học ở các bậc học khác nhau: chi cho giáo dục là một khoản chi lớn trong kết cấu chi tiêu của hộ gia đình và con cái càng học lên cao, cha mẹ phải đóng góp nhiều hơn cho giáo dục. Kết quả này phải chăng phản ánh các sức ép trong việc học tập ngày càng tăng lên theo bậc học. Trong khi những hộ có mức sống khá giàu chủ yếu quan tâm tới chất lượng giáo dục thì những hộ nghèo lại quan tâm nhiều hơn đến việc chi trả cho việc học tập của con em mình.

Dư luận xã hội không phải là tổng số các ý kiến cụ thể, nó chỉ giữ lại cái chung, cái đặc trưng, cái lặp đi, lặp lại trong số đông những ý kiến cá thể. Ở nhiều trường hợp, ý kiến cá nhân có thể nhanh chóng trở thành dư luận xã hội khi nó thể hiện mối quan tâm chung, sự đánh giá chung của toàn xã hội về một sự kiện, một hiện tượng nào đó [38, tr. 3-8]. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi về dư luận xã hội của nhóm người: "Nhìn chung, những vấn đề đó có phải là mối quan tâm chung của những người khác ở địa phương Ông/bà không?". Kết quả khẳng định mối quan tâm chung của những người dân khác ở địa phương đối với các vấn đề của giáo dục hiện nay (81.6% đồng ý, và chỉ có 0.7% không đồng ý), qua đó thấy được mối quan tâm, vai trò, lợi ích của họ trong các vấn đề của dịch vụ giáo dục.

Không chỉ những cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học hành cũng như việc giáo dục trẻ em nói chung, kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy cả những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đều thể hiện sự quan tâm này.

48

"Gia đình tôi bây giờ chỉ còn một cháu đang học cấp 3, thế nhƣng tôi rất lo lắng sắp tới cháu có thi đậu vào trƣờng đại học không vì lực học của cháu chỉ ở mức trung bình. Tôi cũng không nắm rõ về cách giảng dạy hiện nay của giáo viên ra sao, nhƣng có nghe nhiều ngƣời khác nói cách dạy học sinh của các cô giáo bây giờ cũng giống nhƣ ngày trƣớc thôi, toàn cho học trò đọc, chép. Tôi nghĩ, cứ với cách dạy học ghi ghi chép chép nhƣ thế thì con tôi khó mà học tốt đƣợc".

(Pvs, nam, kinh doanh, phụ huynh học sinh THPT)

Tôi thấy học sinh Tiểu học nhƣ con tôi bây giờ học hành rất vất vả. Các cháu phải đi học suốt cả ngày, sách vở rất nhiều, tôi không hiểu tại sao các cháu còn nhỏ vậy mà ngành giáo dục của chúng ta lại "bắt" các cháu học nhiều thế, làm sao các cháu theo kịp nổi chƣơng trình học quá nhiều nhƣ vậy đƣợc".

(Pvs, nam, cán bộ viên chức, phụ huynh học sinh TH)

"Không chỉ cha mẹ của các em quan tâm đến những vấn đề hiện nay của giáo dục đâu, mà chúng tôi là những ngƣời trực tiếp trong ngành, giữ vai trò truyền đạt tri thức, kinh nghiệm cho các em cũng rất trăn trở, quan tâm. Tôi rất quan tâm đến chất lƣợng giáo dục hiện nay, trong đó tôi phải nhấn mạnh rằng ngành giáo dục cần phải tiếp tục có những thay đổi về phƣơng pháp giảng dạy cho các em học sinh. Mục tiêu của giáo dục gần đây là học phải đi đôi với hành, thực tế tính thực hành hiện nay đã bƣớc đầu đƣợc thực hiện nhƣng chƣa có kết quả cao".

(Pvs, nữ, giáo viên THPT).

"Rất nhiều vấn đề của giáo dục hiện nay cần đƣợc xem xét lại, từ đầu tƣ cơ sở vật chất của nhà trƣờng cho đến chất lƣợng học tập của các em học sinh. Ngay cả vấn đề đạo đức của các em hiện nay cũng rất cần đƣợc quan tâm đến".

(Pvs, nữ, giáo viên THCS). Tóm lại, xuất phát từ những lợi ích về việc học tập của con cái, các phụ huynh học sinh bày tỏ sự quan tâm đến hầu hết những vấn đề của nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, phân chia theo các nhóm xã hội, các vấn đề được quan tâm là khác nhau. Cha mẹ có con đang học THPT quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng và chi phí đóng góp. Gia đình nghèo chủ yếu quan tâm đến khả năng chi trả các khoản đóng góp cho nhà trường, trong khi các gia đình có mức sống khá giả lại quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giáo dục. Điều này không chỉ cho thấy, gánh nặng về chi phí cho giáo dục tăng dần theo các bậc học, mà còn phản ánh sức ép thực sự về chất lượng giáo dục đối với các hộ gia đình ở bậc học cao hơn và đối với các gia đình nghèo.

49

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)