Dƣ luận xã hội về chất lƣợng dịchvụ giáo dục

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 77)

11. Kết cấu của luận văn

2.4. Dƣ luận xã hội về chất lƣợng dịchvụ giáo dục

Đánh giá chất lượng giáo dục là vấn đề được các cấp quản lý giáo dục, các nhà khoa học giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh và người học quan tâm. Đây là một công việc khó khăn cả về lý luận và thực tiễn đối với những nhà nghiên cứu về giáo dục. Chất lượng giáo dục là khái niệm khá phức tạp, có nội hàm rất rộng, và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu giữa các nhà khoa học và các nhà giáo dục. Thậm chí, cho đến nay vẫn chưa có đánh giá cụ thể nào về chất lượng giáo dục ở nước ta. Những kết quả phân tích ở phần 2.1 của luận văn này đã chỉ ra rằng, chất lượng giáo dục là vấn đề được nhiều người dân quan tâm nhất và cho rằng là vấn đề cấp bách nhất trong giáo dục hiện nay. Như vậy, chất lượng giáo dục là thứ khó nắm bắt nhưng lại được mọi người quan tâm vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều người.

Quan điểm về chất lượng giáo dục thường được sử dụng trong các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo là xem chất lượng giáo dục cũng đồng thời là quan điểm về mục tiêu giáo dục, chính là nội hàm về những kiến thức, năng lực, phẩm chất mà một nền giáo dục nói chung, hay một cấp học, một bậc học, một ngành học cụ thể nào đó phải cung cấp, bồi dưỡng cho người học. Đánh giá chất lượng của một nền giáo dục là đánh giá xem nền giáo dục đó thực hiện được đến đâu mục tiêu giáo dục

79

của nó. Chất lượng giáo dục cũng được hiểu là một quá trình, bao gồm những yếu tố "đầu vào", quá trình thực hiện và những kết quả "đầu ra". Theo nghĩa đó, chất lượng giáo dục là tiêu thức tổng hợp, "đầu vào" là cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình, chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, "đầu ra" là kết quả học tập, đạo đức, sức khỏe của học sinh và khả năng ứng dụng vào hoạt động thực tiễn của những học sinh đó.

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)