Đánh giá về chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 82)

11. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Đánh giá về chất lượng giáo dục

Thái độ về chất lượng giáo dục là một thước đo trực tiếp để các HGĐ đánh giá về hiệu quả và chất lượng dịch vụ giáo dục mà họ và con cái là những người sử dụng trực tiếp. Mặc dù chất lượng giáo dục là khái niệm khó nắm bắt, được các HGĐ hiểu theo nhiều cách khác nhau [35]. Tuy nhiên, khi được đặt ra câu hỏi về thái độ đối với chất lượng giáo dục, các HGĐ đều rất hào hứng trả lời. Nhìn chung, các HGĐ khá hài lòng với những gì con cái họ đang được hưởng ở nhà trường: 92.4% bày tỏ thái độ "hài lòng", "phần lớn hài lòng" và "rất hài lòng". Trong đó, tỷ lệ hài lòng ở HGĐ có con ở bậc Tiểu học và bậc THPT cao hơn so với HGĐ có con ở bậc THCS. 70.2% người cho biết "phần lớn mọi người" hài lòng về chất lượng giáo dục, tỷ lệ này đối với câu trả lời "tất cả mọi người" hài lòng là 7.5%. Đặc biệt, chất lượng giáo dục "đáp ứng" được nhu cầu của 47.3% HGĐ, và tỷ lệ "đáp ứng một phần" nhu cầu của HGĐ là 49.5%. Xét theo các bậc của hệ thống giáo dục phổ thông, HGĐ có con đang học Tiểu học và THPT đánh giá cao mức độ đáp ứng của chất lượng giáo dục đối với nhu cầu của họ hơn so với HGĐ có con đang học THCS.

Rõ ràng, chất lượng giáo dục nhìn chung được phần đông HGĐ đánh giá ở mức "hài lòng" như đã phân tích ở trên cho thấy thái độ ít phê phán về chất lượng giáo dục từ phía người dân, song, vẫn có những lý do nghi ngại về chất lượng thực sự của dịch vụ giáo dục. Thứ nhất, có thể do các yếu tố tâm lý trong mối tương tác với các cá nhân khác trong cộng đồng và nhà trường. Thứ hai, nhận thức và nắm bắt thông tin về các vấn đề của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông còn khá hạn chế, nên họ chỉ có thể đánh giá trong phạm vi hẹp ở nhà trường mà con cái họ theo học và so sánh với những trường họ biết hay nghe nói, và chú ý đến những gì giúp họ so sánh trường này với trường khác, hoặc so sánh trình độ kết quả học tập của con cái họ với các con em khác trong thôn xóm, hơn là việc đối chiếu với những nhu cầu, kỳ vọng mà mục tiêu về chất lượng của hệ thống giáo dục được đề ra trong Luật Giáo dục 2005. Thứ ba, có thể, họ hài lòng về chất lượng các trường ở đây do ý thức được những hạn chế của gia đình trong việc hỗ trợ, kèm cặp con cái học tập hay những khó khăn về khoảng cách đi lại, mức phí trả cho các trường có chất lượng giáo dục tốt hơn... Đối với đa số HGĐ kinh tế khó khăn, họ hài lòng về chất lượng giáo dục của các trường con cái mình theo học một phần cũng do hạn chế về khả năng chi trả thêm cho

84

giáo dục có chất lượng hơn như một số trường Tiểu học và THCS ở khu vực thị trấn. Việc đánh giá về nội dung dịch vụ giáo dục của Nhà nước chưa đáp ứng được mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của học sinh và gia đình học sinh và những kiến nghị đưa ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục với mức độ “rất cần thiết” và “cần thiết” của phần lớn hộ gia đình có thể giải thích cho những nghi ngờ trên.

Một cô giáo là phó hiệu trưởng trường THCS được phỏng vấn bày tỏ lo ngại về "căn bệnh thành tích" trong hệ thống giáo dục phổ thông mà theo đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục này, mặc dù giáo dục hiện nay đã bớt tiêu cực hơn trước do nhiều chủ trương, chính sách của ngành giáo dục nhằm hạn chế "căn bệnh thành tích" đã được áp dụng, nhưng nó chỉ mang tính chất "hình thức" kiểu "bình cũ rượu mới". Một cô giáo chủ nhiệm và dạy môn Tiếng Việt lớp 5 lại đề cao vai trò quan trọng của người quản lý giáo dục trong việc chống "bệnh thành tích" của ngành này, và đề cập đến "bệnh thành tích" trong giáo dục như một "tâm lý chung" của nhiều giáo viên hiện nay.

""Căn bệnh thành tích" tuy có đƣợc cải thiện trong vài năm trở lại đây nhƣng không giải quyết tận gốc của vấn đề này mà nó chỉ mang tính chất "hình thức" thôi. "Bình mới rƣợu cũ", "bệnh" cũng bớt đi, ví dụ nhƣ về vấn đề thi cử, Phòng Giáo dục đƣa ra tiêu chí lấy bình quân toàn huyện, không tiêu cực nhƣ ngày xƣa nữa nhƣ tung bài, ném bài, nhƣng vẫn có những vấn đề không thể thoát khỏi bệnh thành tích đƣợc. Có cụm thi giám thị bố trí các em giỏi ngồi gần các em dốt để các em học dốt đƣợc xem bài thi của những em học giỏi này. Nhƣ vậy, nếu đánh giá chất lƣợng học sinh dựa trên kết quả thi cử thì rõ ràng là các em học dốt nhƣ vậy cũng đƣợc coi là đạt yêu cầu, có hiệu quả, tuy nhiên, thực chất thì không hẳn là nhƣ vậy. Có những thứ ở "đằng sau" ngƣời ta vẫn không biết đƣợc".

(Pvs, nữ, Phó Hiệu trưởng, THCS)

“Về "bệnh thành tích", những năm gần đây ngành giáo dục quán triệt rồi. Ngành giáo dục đƣa ra phong trào chống "3 không", trong đó có chống "bệnh thành tích", từ cấp giáo dục dƣới lên cấp giáo dục trên cũng phải thực hiện, nhƣng nói chung là căn bệnh này còn phụ thuộc vào ngƣời quản lý. Có ngƣời quản lý khi lên đảm nhiệm vị trí này muốn vào tay mình quản lý thì phải có chất lƣợng, có uy tín một tí. Nếu muốn trƣờng ở tốp đầu, trƣờng phải đạt thành tích cao,giáo viên phải có thành tích,... Cái đó ăn sâu vào mỗi ngƣời quản lý, rồi ăn sâu vào trong mỗi giáo viên, cứ áp lực về thành tích ở cấp trên dồn xuống cấp dƣới nhất,thành gốc dễ rồi, bình thì cũ nhƣng rƣợu lại mới. Đi họp, ông trƣởng phòng giáo dục cứ nêu"gƣơng xấu" là trƣờng này đứng ở vị trí thế này, thấp hơn so với những trƣờng khác,... thì làm sao hiệu trƣởng đi họp về lại không chỉ đạo quân của mình để cho thành tích của

85

trƣờng “oách” lên. Thay đổi bệnh thành tích kiểu "bình cũ" rất khó vì cái này theo cái chung hiện nay, trên Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục cũng xếp thứ tự về thành tích, nên để có thành tích cao họ lại phải ép thành tích đối với các cấp quản lý dƣới thôi. Giáo viên cũng thế, cô nào cũng muốn chất lƣợng cao,... Điều đó trở thành suy nghĩ, nhận thức chung của mọi ngƣời rồi, kể cả các giáo viên. Mà đã thành nhận thức rồi thì họ phải "ra tay hành động" để đạt đƣợc thôi”.

(Pvs, nữ, giáo viên chủ nhiệm, dạy môn Tiếng Việt lớp 5, Tiểu học) Có thể thấy, xét trên điều kiện của địa phương, mọi người đều đánh giá chất lượng giáo dục của 2 trường ở địa bàn xã (trường Tiểu học và trường THCS) và trường THPT ở thị trấn là tốt. Tuy nhiên, đối với một số cha mẹ, chất lượng giáo dục ở đây chưa tốt và họ không hài lòng lắm về thành tích, uy tín và chất lượng của ngôi trường mà con cái họ đang theo học, đặc biệt là khi cha mẹ bậc THCS so sánh về tỷ lệ các em học lớp 9 thi đỗ vào các trường cấp 3 (THPT), nhất là thi đỗ trường cấp 3 có uy tín, danh tiếng của huyện so với các xã khác, hay cha mẹ bậc THPT lại so sánh về tỷ lệ học sinh học ở bậc học này thi đỗ vào các trường đại học, trong đó có các trường đại học danh tiếng. 6.1% cho biết "phần lớn không hài lòng", 1.4% "rất không hài lòng" khi trả lời câu hỏi "Nhìn chung, Ông/bà có hài lòng với chất lượng giáo dục hiện nay không?" Đáng lưu ý, trong số những người không hài lòng trên, cha mẹ có trình độ nhận thức cao rất phàn nàn về chất lượng giáo dục hiện nay. Câu trả lời "không có ai" hài lòng về chất lượng giáo dục chiếm 1.8% tổng số HGĐ đối với câu hỏi được đặt ra là "Theo Ông/bà, có nhiều hay ít người hài lòng về chất lượng giáo dục hiện nay?". Chất lượng giáo dục cũng không đáp ứng được nhu cầu của 3.2% HGĐ sử dụng dịch vụ. Có rất nhiều lý do được các HGĐ đưa ra để giải thích về việc dịch vụ giáo dục chưa đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của họ như những hạn chế về nội dung, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy,...

Mặc dù nhiều HGĐ hài lòng về chất lượng giáo dục, nhưng đồng thời họ cũng yêu cầu trường học cần nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa và để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, khá nhiều hoạt động của dịch vụ giáo dục được các HGĐ quan tâm và cho là cần thiết phải làm như tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với các cấp học nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ

86

bản (chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn,...) (55.6% cho rằng "rất cần thiết" và 43.7% cho rằng "cần thiết"), tiếp tục thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học (đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,...) (66.8% "rất cần thiết", 30% "cần thiết"), giảm đóng góp học tập để thu hút nhiều học sinh tham gia (11.9% "rất cần thiết", 42.6% "cần thiết"), nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên,...) (66.8% "rất cần thiết", 28.5% "cần thiết"), xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng như tiền lương, tiền phụ cấp,... (23.1% "rất cần thiết", 49.8% "cần thiết"), thường xuyên trao đổi giữa nhà trường và gia đình về học tập của học sinh (48.4% "cần thiết", 46.9% "cần thiết"), và huy động sự tham gia đầu tư, đóng góp của toàn xã hội cho sự phát triển giáo dục (33.2% "rất cần thiết", 54.2% "cần thiết"). Như vậy, ba hoạt động "tăng cường đầu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học", "tiếp tục thực hiện đổi mới quá trình dạy học" và "nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên" được nhiều phụ huynh đề cao. Có thể thấy các HGĐ có con ở bậc Tiểu học và các HGĐ có con ở bậc THPT tập trung đề xuất ý kiến về "tiếp tục đổi mới quá trình dạy học" và "nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục", trong khi các HGĐ có con ở bậc THCS lại chú trọng nhiều hơn đến chất lượng giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất giáo dục. Nhìn chung, những cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn thường chú ý đến vấn đề tiếp tục đổi mới quá trình dạy học và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Không có nhiều sự khác biệt giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp trong việc đề xuất các ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, kết quả quan sát và phỏng vấn sâu cho thấy, các HGĐ nghèo ít có ý kiến đề xuất hơn so với các hộ có mức sống khá giả và khi đề xuất ý kiện, họ thường tỏ ra "rụt rè", "e ngại". Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Duy Luận (2004) về dịch vụ giáo dục ở khu vực đô thị: "Ở đây ẩn chứa tính thiếu tự tin của người nghèo trong việc tham gia vào các công việc cùng với nhà trường trong lĩnh vực giáo dục con em mình" [35, tr. 125].

Nhưng dù đánh giá thế nào về chất lượng giáo dục, đa số cha mẹ học sinh Tiểu học và cha mẹ học sinh THCS đều cho rằng họ chỉ có khả năng cho con học ở trường

87

trong xã, vì họ cũng không có sự lựa chọn nào khác (không có trường học tư ở đây). Có ba loại trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông hiện đang tồn tại ở Việt Nam: trường công lập, bán công và dân lập. Hầu hết học sinh học ở trường công lập và chỉ có rất ít học ở hai loại trường còn lại. Trong khi các học sinh ở khu vực đô thị có thể lựa chọn học ở các trường bán công hoặc dân lập, thì khu vực nông thôn tỷ lệ học sinh học hai loại trường này rất ít. Hiện nay hệ thống giáo dục phổ thông huyện Hưng Hà mới chỉ có 1 trường dân lập ở bậc THPT.

Những trường học ở xã khác theo đánh giá của họ là cũng "đều đều" về chất lượng như vậy. Các ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt hơn theo họ là những trường ở khu vực thị trấn, với lý do được đưa ra các ngôi trường này do thuộc sự quản lý của thị trấn nên có sự đầu tư lớn hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên có chất lượng. Với bậc THPT, chỉ có một cơ sở dịch vụ giáo dục ngoài công lập là ngôi trường dân lập. Tuy nhiên, điều đáng nói là, chất lượng ngôi trường này không được sự tin tưởng của các bậc phụ huynh và học sinh. Hầu hết mọi người đều cho rằng, đây chỉ là ngôi trường “thu nạp” những học sinh cuối bậc THCS ở các xã không thi đỗ được vào các trường thuộc hệ công lập. Hầu hết những em học sinh không đủ khả năng thi vào trường hệ công lập mới phải vào học tập ở ngôi trường này.

2.4.3. Tiểu kết

Kết quả rút ra từ 3 ngôi trường được khảo sát cho thấy chất lượng giáo dục là mối quan tâm hàng đầu và có tính cấp bách hiện nay. Mặc dù “chất lượng giáo dục” là khái niệm khó nắm bắt và hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, thậm chí là khá trừu tượng đối với một số người trả lời. Tuy nhiên, các HGĐ khi được hỏi về vấn đề này cũng đưa ra những đánh giá của mình. Kết quả này phần nào góp phần nhìn nhận thêm về khái niệm “chất lượng giáo dục” từ phía người dân, đối tượng trực tiếp sử dụng dịch vụ giáo dục.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đa số cha mẹ học sinh dựa trên chất lượng giáo viên, phương pháp giảng dạy, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường và uy tín, danh tiếng của trường để đưa ra bình luận, đánh

88

giá về chất lượng giáo dục, trong đó chất lượng giáo viên và phương pháp giảng dạy là 2 yếu tố được cho là ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, xét theo từng bậc học, nhận thức về yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của con em họ của các cha mẹ học sinh lại có sự khác biệt.

Dù kết quả xem xét ở thái độ hài lòng của người dân đối với chất lượng giáo dục là khá tích cực như phân tích ở trên, tuy nhiên, vẫn có những lý do để nghi ngờ về chất lượng thực sự trong việc cung ứng dịch vụ này. Xét trên điều kiện của địa phương, nhìn chung các HGĐ đều đánh giá chất lượng giáo dục của ngôi trường là tốt và khá hài lòng với những gì con cái họ đang được hưởng ở nhà trường. Đây là kết quả khá ngạc nhiên nếu chúng ta so sánh với "tâm trạng" của các HGĐ về những "vấn đề cấp bách" của dịch vụ giáo dục đã được luận văn phân tích ở phần 2.1. 4. Tuy nhiên, các HGĐ thường có xu hướng đồng nhất khái niệm "chất lượng giáo dục" với "chất lượng học tập" của con cái mình. Do đó, họ rất quan tâm đến kết quả thi cuối kỳ, cuối năm và thi tuyển lên cấp để đánh giá về chất lượng giáo dục, trong đó đánh giá chất lượng các giáo viên và uy tín, chất lượng trường học. Điều này cũng ẩn chứa "căn bệnh thành tích" của ngành giáo dục cũng đã "ngấm" trong cả suy nghĩ, nhận thức và đánh giá của các cha mẹ học sinh hiện nay khi mà họ cho rằng, kết quả học tập được biểu thị qua kết quả các kỳ thi của con cái họ là thước đo về chất lượng và hiệu quả cung ứng của dịch vụ giáo dục. Đây là điều đáng lo ngại về chất lượng và hiệu quả "thực sự" của hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay.

Có thể nói rằng, khi mà sự cung cấp dịch vụ tư nhân trong giáo dục hầu như

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)