Tiếp cận và đánh giá về chính sách miễn, giảm học phí

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 73)

11. Kết cấu của luận văn

2.3.3.Tiếp cận và đánh giá về chính sách miễn, giảm học phí

Việc coi trọng vai trò, vị trí của giáo dục đối với sự phát triển bền vững của quốc gia được thể hiện ở khía cạnh Chính phủ xem phát triển giáo dục là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống các chương trình mục tiêu quốc gia. Trên cơ sở này, một loạt các chính sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ những địa phương, đặc biệt là khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, cơ hội được học tập của mọi người dân đã được ban hành và thực hiện. “Những chính sách về cải cách giáo dục đã làm tăng cơ hội học tập cho mọi người và mở rộng giáo dục cho quảng đại quần chúng” [33, tr. 9].

Các dự án, chương trình phát triển giáo dục thông qua các nguồn vốn khác nhau đã, đang và tiếp được thực hiện, qua đó góp phần giúp trẻ em có nhiều hơn cơ hội đến trường học. Các chính sách này khá rộng, trong nội dung phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến cách đánh giá và thái độ của các HGĐ, nhất là HGĐ thuộc diện chính sách khi tiếp cận với các chính sách hỗ trợ giáo dục đối với những hộ gia đình khó khăn của Chính phủ, cụ thể là chính sách miễn, giảm học phí, điều được Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em xem là một trong hai khía cạnh của "tiếp cận giáo dục".

27 trong tổng số 277 HGĐ có con đang học ở 3 trường được lựa chọn phỏng vấn bảng hỏi (chiếm 9.7%) thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn, giảm học phí, trong đó 3.2% là HGĐ nghèo. Ở khía cạnh tiếp cận về mặt thông tin đối với chính sách miễn, giảm học phí của nhà trường, khoảng 1/3 người (35.7%) "biết rõ" các thông tin về chính sách miễn, giảm học phí trong chương trình học tập hiện tại của con mình, 42.2% "biết một phần", 17.3% "chỉ nghe nói, không biết nội dung" và 4.7% không biết. Trong số những HGĐ được hưởng chính sách này, không có HGĐ không biết các thông tin liên quan đến chính sách. Chỉ khoảng một nửa trong số đó biết rõ các thông tin, 1/3 biết một phần thông tin và 11.1% chỉ được nghe nói mà không biết nội dung. Nếu so sánh với những hộ không thuộc diện đối tượng được hưởng chính sách trên, tỷ lệ những người nằm trong đối tượng được hưởng "biết rõ" thông tin hơn. Không có sự khác biệt trong việc nắm bắt thông tin về chính sách miễn, giảm học phí của cha mẹ cón con đang học 3 bậc học. Điều này có thể giải thích là do một số HGĐ có con cái đang học các bậc học khác nhau của bậc học phổ thông, nên họ cũng đồng thời nắm bắt thông tin về chính sách miễn, giảm học phí ở các bậc học này.

75

Tuy nhiên, con số khoảng một nửa "biết rõ" và 1/3 "biết một phần", và 11.1% chỉ được nghe nói mà không biết nội dung có thể gợi ý cho việc tìm hiểu khía cạnh cung cấp thông tin về chính sách miễn, giảm học phí của nhà trường như thế nào, cũng như việc tiếp cận thông tin từ phía các HGĐ. Các cuộc họp phụ huynh ngoài vai trò là "diễn đàn" tranh luận, trao đổi của các cha mẹ học sinh với nhà trường về một số vấn đề học tập của các em học sinh, còn là dịp để nhà trường thông báo các thông tin về học tập tới các cha mẹ học sinh, trong đó có thông tin về chính sách miễn, giảm học phí. Kết quả phỏng vấn 277 HGĐ cũng khẳng định vai trò của "kênh" thông tin trên với 85.2% người biết được thông tin về chính sách miễn, giảm học phí. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là hình thức truyền tải thông tin ở vị trí thứ hai (59.1%). 45.1% HGĐ biết được các thông tin về chính sách miễn, giảm học phí thông qua loại hình giao tiếp giữ vai trò trung gian, gián tiếp là hệ thống truyền thông đại chúng. Ở nông thôn hiện nay, kênh giao tiếp trực tiếp giữ vai trò đáng kể trong việc truyền tải thông tin và làm hình thành dư luận xã hội về chính sách miễn, giảm học phí. Kênh "hàng xóm, bạn bè, người quen" giúp 23.5% HGĐ nắm bắt được thông tin.

Để giảm bớt gánh nặng đến trường cho các hộ gia đình khó khăn, Việt Nam đang thực hiện chính sách miễn giảm học phí. Bằng chứng cho thấy chính sách này lựa chọn đối tượng khá tốt, góp phần nâng cao tỷ lệ đi học cho các đối tượng nghèo [63].

Nhìn chung, dư luận xã hội biểu tỏ thái độ hài lòng với chế độ chính sách giáo dục này của Chính phủ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các HGĐ được hưởng chính sách, các hệ thống hỗ trợ và miễn giảm hiện nay của địa phương chưa đáp ứng được những đòi hỏi về tài chính của những HGĐ nghèo, mà chỉ mang tính chất hỗ trợ thêm.

"Gia đình tôi không thuộc đối tƣợng hƣởng chính sách miễn, giảm học phí nhƣng tôi cũng có biết, đó là chính sách đối với những con em hộ nghèo, liệt sỹ, thƣơng bệnh binh. Cô giáo chủ nhiệm thông báo cho mình biết. Thông tin đại chúng cũng có đƣa tin. Nếu bố mẹ nào quan tâm đến chuyện học hành của con cái, để ý đến thì mới biết". Mình biết đƣợc thông tin về chính sách này chủ yếu là từ các cuộc họp phụ huynh học sinh. Nếu không đi họp phụ huynh đƣợc thì mình hỏi những ngƣời hàng xóm có con học cùng khối với con mình. Tôi nghĩ đây là chính sách tốt của nhà nƣớc mình dành cho những đối tƣợng nhiều thiệt thòi".

76

"Gia đình tôi không nằm trong diện chính sách này, nhƣng tôi đƣợc biết trên tivi có nói là học sinh khuyết tật đi học đƣợc ƣu tiên, cụ thể là các em ngoài đƣợc giảm tiền học phí, còn đƣợc giảm cả tiền xây dựng cơ sở vật chất". Chính sách đó của nhà nƣớc mang ý nghĩa nhân văn nhƣng tôi nghĩ rằng, mức hỗ trợ của các chính sách này chỉ mang tính chất hỗ trợ thêm phần nào đó cho các hộ nghèo, thƣơng binh liệt sỹ,... thôi, vì số tiền hỗ trợ cũng chẳng đƣợc là bao nhiêu".

(Pvs, nữ, cán bộ viên chức, cha mẹ học sinh, THPT)

"Số học sinh nghèo, khuyết tật cũng đƣợc giảm phí đóng cho nhà trƣờng. Con thƣơng binh liệt sỹ, chất độc da cam đƣợc giảm 100%, khuyết tật và nghèo đƣợc một nửa".

(Pvs, nữ, kinh doanh, cha mẹ học sinh, THPT)

"Nghèo đƣợc miễn giảm, nhƣng phải có sổ hộ nghèo. Nghèo chỉ đƣợc giảm học phí thôi, 50%, còn các đối tƣợng chính sách xã hội nhƣ con thƣơng binh, con liệt sỹ, con chất độc da cam mới đƣợc miễn hết. Hình nhƣ có hơn 20 hộ nghèo thì phải. Mọi năm thì tiền đóng xây dựng ngƣời nghèo cũng đƣợc giảm. Chúng tôi biết đƣợc thông tin về chính sách này là do các giáo viên thông báo trong các buổi họp phụ huynh học sinh". Mấy năm vừa rồi, gia đình tôi đều nhận đƣợc sự hỗ trợ này của nhà nƣớc. Gia đình tôi rất vui vì đƣợc nhà nƣớc quan tâm đến, nhƣng số tiền đó cũng chỉ giúp thêm chút tiền học cho con mình. Dù sao đƣợc nhà nƣớc để ý, quan tâm đến nhƣ thế cũng là tốt rồi".

(Pvs, nữ, nông dân, nghèo, cha mẹ học sinh, THCS)

Như vậy, cần thấy rằng, ngay cả khi các chính sách đầu tư cho giáo dục của Chính phủ trong thời gian đã có những ảnh hưởng tích cực tới cơ hội giáo dục của mọi người dân mà một trong những biểu hiện là sự gia tăng tỷ lệ học sinh đến trường, với nguyên tắc hoạt động công bằng, bình đẳng, tự do, dân chủ và văn minh của hệ thống giáo dục, các chính sách này, đặc biệt đối với các cấp học cao hơn vẫn cần tiếp tục cải thiện hơn nữa nhằm nâng cao cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 73)