Lý do chọn trường

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 69)

11. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Lý do chọn trường

Những yếu tố xuất phát từ phía người học như mức sống HGĐ, việc nắm bắt thông tin về trường học, sự phù hợp về sức khỏe và lực học của con cái đối với ngôi trường, hoặc yếu tố "tâm lý tập thể" làm theo mọi người cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngôi trường mà con cái họ theo học. Từ góc độ đáp ứng của dịch vụ giáo dục, việc quyết định gửi con đi học một trường nào đó của cha mẹ học sinh liên quan tới sự đánh giá của họ về "tính sẵn có" các điều kiện đáp ứng của ngôi trường đó đối với việc học tập của con cái mình, bao gồm chất lượng trường học, chi phí phải đóng góp cho trường, khoảng cách đi lại, và các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và học tập của nhà trường,... Một lý do khác không thể không tính đến, liên quan tới "tính

71

sẵn có" của dịch vụ giáo dục, đó là sự hạn chế trong cơ hội lựa chọn của các HGĐ. Sự hạn chế ở đây được hiểu theo nghĩa rằng, cha mẹ học sinh không có lựa chọn nào khác ngoài ngôi trường con cái mình theo học như không có trường học tư ở địa phương hay chỉ tiêu tuyển sinh ít (đối với bậc THPT). Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, việc đánh giá của các HGĐ về chất lượng ngôi trường con cái họ theo học cũng tương đương nếu đem so sánh với những ngôi trường khác xung quanh đó, trừ các ngôi trường thuộc thị trấn, tuy nhiên số lượng những ngôi trường ở thị trấn lại không nhiều và thường chỉ đáp ứng nhu cầu tuyển sinh của các em học sinh sinh sống ở đây.

Kết quả định lượng cho thấy, chất lượng giáo dục không phải là yếu tố quyết định và duy nhất với chỉ 41.1% người cho rằng con cái họ theo học ngôi trường hiện tại là do chất lượng giảng dạy của trường tốt, và 36.1% cho biết lý do là "uy tín/danh tiếng của trường". Khả năng tiếp nhận học sinh của nhà trường thu hút sự quan tâm của các cha mẹ học sinh, đặc biệt ở cấp Tiểu học và THCS. Tuy nhiên, điều này lại liên quan mật thiết tới "tâm lý đám đông" đối với việc lựa chọn trường học của cha mẹ học sinh. "Thấy mọi người cũng làm như vậy" là lý do lựa chọn ngôi trường học cho con của 59.7% cha mẹ học sinh được hỏi cho thấy vai trò của yếu tố "ý kiến tập thể" đối với việc lựa chọn hành vi của mỗi cá nhân.

Lợi ích của khoảng cách tới trường gần là nguyên nhân quan trọng của việc cha mẹ lựa chọn trường học cho con mình. Đây cũng là vấn đề được các cha mẹ quan tâm nhất, đặc biệt đối với bậc Tiểu học, các em học theo chương trình 2 buổi/ngày. Họ giải thích rằng, cha mẹ quan tâm đến con cái không chỉ có mỗi việc đưa chúng đến trường mà họ phải đi kiếm tiền thì mới có tiền đóng cho con đi học, nhất là với những gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm suốt ngày, không thể ở nhà đưa con đi học, nhất là các cháu nhỏ tuổi, chỉ có thể đi bộ hoặc cha mẹ đưa đi, nếu trường học gần nhà ngay trong xã, con cái họ có thể đi bộ tới trường học, họ sẽ lựa chọn trường học đó. Mặt khác, các phương tiện giao thông của người dân nông thôn khá hạn chế. Mặc dù đời sống kinh tế của các HGĐ nông thôn trong những năm gần đây có sự thay đổi đáng kể, tỷ lệ hộ có xe máy khá cao, tuy nhiên, mỗi gia đình thường chỉ có 1 chiếc xe. Như vậy, một trong những động cơ của việc chọn trường học cho con mình của cha mẹ học sinh là khoảng cách đi lại, "gần nhà". Trong khi đó, theo kết quả phỏng vấn sâu Hiệu trưởng bậc Tiểu

72

học, chưa có trường hợp cha mẹ gửi con lên thị trấn học Tiểu học, THCS vì họ cho rằng đi xa và chi phí cao hơn. Kết quả cho thấy, khoảng cách trung bình từ nơi ở của học sinh bậc Tiểu học đến trường học là 1.3km, trong đó, khoảng cách 1km là phổ biến nhất. Đối với bậc THCS, các con số tương ứng là 1.5km và 1km. Còn ở bậc THPT, do các em từ các địa bàn xã khác đến theo học trường THPT tại trung tâm huyện nên khoảng cách từ nơi ở của các em tới trường học là khá xa (trung bình là 4.5km, trong đó khoảng cách xa nhất là 7km). Kết quả nghiên cứu trên cũng tương đối giống với nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ướng và một số Viện nghiên cứu khác về đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam tại tỉnh Hà Tây: khoảng cách đến trường Tiểu học trung bình là 1km, trường THCS là 1.6km và trường THPT là 4.4km [84, tr. 22].

Xét theo bậc học, các cha mẹ bậc Tiểu học có xu hướng lựa chọn ngôi trường học cho con chủ yếu dựa vào khoảng cách đến trường và tâm lý "hành động theo đám đông". Cha mẹ học sinh THCS cũng lựa chọn ngôi trường cho con cái họ theo học chủ yếu cũng dựa vào khoảng cách đến trường và "làm theo mọi người". Trong khi yếu tố chất lượng giảng dạy của trường tốt hay uy tín/danh tiếng của trường là 2 lý do quan trọng nhất của việc lựa chọn trường học cho con cái của các cha mẹ học sinh THPT. Sở dĩ như vậy, bởi theo giải thích của các phụ huynh học sinh là liên quan đến cơ hội "đỗ đại học" của con cái họ.

"Việc tiếp cận học tập của học sinh là rất thuận tiện, bởi trƣờng nằm ở trung tâm xã nên những thôn ở xung quanh, bán kính đƣờng đến trƣờng của các em cũng ngắn, khoảng cách xa nhất có lẽ cũng chỉ khoảng 1.5km. Vì thế, cha mẹ các em thƣờng cho con em mình theo học ở trƣờng của xã thay vì phải đi xa sang các xã khác để học".

(Pvs, nữ, giáo viên, THCS)

"Cũng có trƣờng hợp các em học sinh ở xã khác đến học với lý do chủ yếu là đi lại gần, uy tín của trƣờng chỉ là một phần thôi, còn cự li đƣờng đi là chủ yếu, nhƣng ít thôi vì xã nào họ giữ học sinh xã đó".

(Pvs, nữ, Phó Hiệu trưởng, THCS)

73

đình kinh tế khó khăn, cha mẹ các em phải đi làm thuê kiếm sống, lo cho cuộc sống và lo tiền học tập cho các em, nên phần lớn những em này phải tự đi đến lớp. Điều này có thể là không tốt đối với việc an toàn đi lại của các em, nhƣng thƣờng các em cuối cấp và khoảng cách từ nhà các em đến trƣờng cũng không phải là quá xa, nên cũng không đáng lo ngại lắm. Ở nông thôn, các em học sinh tự đi lại nhƣ vậy là bình thƣờng, các em cũng quen với việc đó rồi".

(Pvs, nữ, giáo viên, Tiểu học)

"Trƣờng học đặt ở trung tâm xã, thuận lợi cho học sinh đi học, học sinh xã nào học ở xã đó, nhƣng các em có quyền học ở các xã khác, không nhất thiết là trong xã, nhƣng thƣờng ít học sinh học ở xã khác. Mỗi xã có một trƣờng, nhƣng ví dụ nhƣ trƣờng mình, làng Vẹ học sinh hay sang học ở xã Minh Hòa vì làng Vẹ gần trƣờng học xã Minh Hòa. Đi lại nhƣ vậy thuận lợi thôi, nhƣng xã nào thƣờng học xã đó vì làm thủ tục nhập học cũng nó thuận lợi hơn".

(Pvs, nam, cha mẹ học sinh, THCS)

"Chúng tôi quan tâm nhất đến ngôi trƣờng mà con cái theo học có thể giúp đỗ đại học đƣợc không. Phải là những trƣờng cấp 3 có chất lƣợng, uy tín thì con cái học ở trƣờng đó cũng có cơ hội đỗ vào đại học hơn so với việc học ở các trƣờng khác"

(Pvs, nam, cha mẹ học sinh, THPT)

"Khoảng cách từ nhà tôi đến ngôi trƣờng khoảng 1.5km, đi học gần, chứ không xa, cháu nhà tôi đi bộ. Cháu học lớp 9 rồi, việc đi lại nhƣ thế không có vấn đề gì".

(Pvs, nữ, cha mẹ học sinh, THCS)

Như vậy, có nhiều nguyên nhân của việc lựa chọn trường học cho con cái của các cha mẹ học sinh, trong đó khoảng cách đi lại, chi phí học tập của trường phù hợp với kinh tế gia đình và tâm lý "thấy mọi người cũng làm như vậy" là 3 nguyên nhân chủ yếu, và chất lượng giáo dục không phải là động cơ chính của cha mẹ học sinh bậc Tiểu học và THCS. Theo đó, tiếp cận giáo dục không phải là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh hiện nay. Kết quả phỏng vấn sâu giáo viên và nhà quản lý giáo dục các bậc học cũng cho thấy rõ luận điểm này. Điều đáng nói, chủ trương của chính quyền xã trong việc "giữ" học sinh là con em của địa phương tiếp cận và theo học ở ngôi trường của chính địa phương đó (bậc Tiểu học và THCS) là nguyên nhân chính đối với việc chủ yếu các em học sinh theo học tại ngôi trường "làng" mặc dù lựa chọn nơi học được Luật Giáo dục khẳng định là "quyền" của các HGĐ và con em họ.

74

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)