Những vấn đề cấp bách của dịchvụ giáo dục

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 48)

11. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Những vấn đề cấp bách của dịchvụ giáo dục

Chất lượng giáo dục là vấn đề được nhiều người cho rằng là vấn đề cấp bách trong giáo dục hiện nay (88.1%). Phương pháp giảng dạy cũng là vấn đề được người trả lời cho rằng là vấn đề cấp bách của giáo dục hiện nay, 76.5%. Ngoài ra, 65% người trả lời vấn đề cấp bách của giáo dục hiện nay là cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập, tỷ lệ này đối với vấn đề nội dung, chương trình học là 55.6%.

"Giáo dục hiện nay ồ ạt quan tâm đến thành tích, ít coi trọng chất lƣợng. Tình hình chất lƣợng giáo dục hiện nay rất khó có thể biết đƣợc con cái mình học hành ra sao".

(Pvs, nam, cha mẹ học sinh, THPT)

"Theo tôi, vấn đề giáo dục đáng lo ngại nhất hiện nay ở bậc THCS là tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh, trong khi đó đạo đức là cái cốt yếu, cơ bản của xã hội, của mục tiêu giáo dục. Các em đánh nhau không chỉ đối với học sinh nam mà học sinh nữ cũng có. Nhiều học sinh cấp 2 bây giờ đã lừa dối bố mẹ. Nguyên nhân thì do từ nhiều phía, do chính bản thân học sinh, do ảnh hƣởng của môi trƣờng xã hội bên ngoài, sự rủ rê, lôi kéo của bạn bè, sự giáo dục chƣa thực sự nghiêm khắc của gia đình, thầy cô, xã hội".

(Pvs, nam, cha mẹ học sinh, THCS)

“Cơ sở vật chất nhà trƣờng còn thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng, học sinh chƣa có đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc học. Khu vệ sinh của trƣờng mới xây cũng chƣa có, học sinh muốn đi vệ sinh vẫn phải đi một quãng đƣờng xa vài trăm mét, quay lại khu trƣờng cũ".

(Pvs, nữ, cha mẹ học sinh, THCS)

"Những em học chậm hiểu, thầy cô thì chỉ dạy mà không biết các em đã hiểu chƣa nên về nhà bố mẹ hỏi không biết gì. Phƣơng pháp giảng dạy có tốt, dễ hiểu và gần gũi thì mỗi em học sinh mới có đƣợc những kiến thức tốt và mới tạo hứng thú và sự nhiệt tình cho các em. Chƣơng trình, nội dung học nhồi nhét quá tải, trong khi các em thì ngƣời bé quá, khoác cái cặp to ở sau lƣng trông rõ khổ".

50

Ở đây chúng tôi đặc biệt lưu ý đến tình trạng xuống cấp đạo đức của một số học sinh hiện nay khi mà số đông cha mẹ học sinh (77.6%) cho rằng đó là vấn đề cấp bách của giáo dục. Một số học sinh chạy theo lối sống thực dụng, đua đòi, hưởng thụ, ít chịu rèn luyện, học tập. Một số em sa ngã vào các tệ nạn xã hội, phóng túng trong tình yêu, gây gổ đánh bạn bè,... Rõ ràng, thực trạng này phản ánh tình hình đạo đức của học sinh hiện nay là khá phức tạp. Quá trình Đổi mới với việc hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường đem lại những kết quả tích cực đối với đời sống kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, song hành với những tiến bộ này là những tác động không mong đợi về mặt xã hội trong đó có khía cạnh lối sống của một số em học sinh hiện nay. Việc tiếp cận thuận lợi với các phương tiện thông tin đại chúng và các điểm vui chơi giải trí cũng như sự buông lỏng quản lý, giáo dục đạo đức trong nhà trường và gia đình là gốc rễ của thực trạng trên.

"Nói chung bây giờ học sinh không ngoan nhƣ mấy năm về trƣớc, đạo đức các em ngày càng kém nhƣ hút thuốc lá, ăn chơi sành điệu, gây gổ đánh nhau, yêu đƣơng lăng nhăng, hay nói dối và thƣờng không nghe ngƣời lớn khuyên bảo. Nguyên nhân là do tác động xấu từ bên ngoài, tiếp cận các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các tụ điểm giải trí nhƣ điện tử,… bố mẹ chiều chuộng con thái quá, kỷ luật nhà trƣờng cũng không nghiêm khắc".

(Pvs, nữ, cha mẹ học sinh, THPT) Đối với từng bậc học, vấn đề giáo dục được cho là cấp bách hiện nay lại có sự khác nhau trong đánh giá của các bậc cha mẹ học sinh. Chẳng hạn, ngoài vấn đề chất lượng giáo dục, đối với bậc học Tiểu học và THCS, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học tập được 65% và 73% người trả lời cho biết là vấn đề cấp bách, trong khi đây không phải là vấn đề lớn đối với bậc học THPT. Phương pháp giảng dạy dường như là vấn đề cấp bách hơn đối với các bậc học cao hơn (THPT: 88%; THCS: 71%; Tiểu học: 63.3%). Nội dung, chương trình học tập là vấn đề được nhiều người cho rằng cấp bách ở bậc THPT và Tiểu học hơn so với bậc THCS. Điều này có thể giải thích là sự quá tải trong nội dung, chương trình học tập của 2 bậc học đầu tiên và cuối cùng của bậc học phổ thông. Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức của học sinh có vẻ là

51

vấn đề ngày càng đáng lo ngại khi học sinh học lên cao. Trong khi vấn đề này chỉ được 53.3% người trả lời cho biết ở bậc Tiểu học, tỷ lệ này tăng lên đối với bậc THCS là 82% và THPT là 86.3%. Một điểm đáng ghi nhận nữa học sinh càng học lên cao thì chính sách học phí và các khoản đóng góp cho nhà trường càng trở lên nặng nề hơn. Tương tự như vậy, học thêm, dạy thêm là vấn đề đáng lo ngại ở bậc học cao hơn khi mà nhu cầu học thêm nhằm bổ sung các kiến thức cho học sinh ở các bậc học cao là lớn hơn. Chế độ đối với giáo viên, nhà quản lý giáo dục và tiếp cận giáo dục là hai vấn đề giáo dục không được nhiều người ghi nhận là cấp bách hiện nay với khoảng ¼ số người trả lời cho biết.

Kết quả phân tích đối với đánh giá về vấn đề cấp bách trong giáo dục hiện nay không có sự khác biệt nhiều giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Khác biệt duy nhất trong đánh giá về vấn đề cấp bách của giáo dục hiện nay giữa các nhóm xã hội này là vấn đề tiếp cận giáo dục. Tỷ lệ người trả lời là nhóm hộ nghèo cho rằng tiếp cận giáo dục là vấn đề cấp bách lớn hơn so với nhóm hộ có kinh tế khá giả. Điều đó có nghĩa là người có điều kiện kinh tế thấp sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục. Kết luận này hoàn toàn trùng khớp với kết quả được chúng tôi phân tích ở phần dư luận xã hội về tiếp cận dịch vụ giáo dục, cũng như các kết quả mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, và phù hợp với những thực tế đang diễn ra trong hoạt động giáo dục. Đánh giá về những vấn đề cấp bách trong giáo dục hiện nay theo trình độ học vấn của người trả lời cho thấy có mối quan hệ giữa hai biến số này. Những người trả lời có trình độ học vấn càng cao, càng quan tâm đến chất lượng giáo dục và phương pháp giảng dạy. Cán bộ viên chức và người có học vấn cao hơn có cái nhìn khắt khe hơn về thực trạng dạy thêm học thêm.

Trong khi đó, khi trao đổi về những vấn đề cấp bách của giáo dục hiện nay, ngoài điểm chung với cha mẹ học sinh trong cách đánh giá về những khó khăn trong việc giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên lại quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ nhà giáo ở vấn đề năng lực chuyên môn, tâm huyết nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ. Một băn khoăn nữa của đội ngũ giáo viên về hệ thống giáo dục là những khó khăn của cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập (đối với trường Tiểu học và trường THCS).

52

"Xã hội bây giờ phát triển hơn, phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng phát triển mạnh. Đạo đức học sinh bây giờ có nhiều cái hành động lạ lắm, yêu đƣơng không qua thƣ từ viết tay nhƣ ngày xƣa nữa, mà liên lạc với nhau qua điện thoại. Có khi lớp 6 yêu lớp 8, lớp 8 yêu lớp 7. Giáo dục học sinh trong những năm gần đây mệt hơn trƣớc rất nhiều".

(Pvs, nữ, giáo viên THCS)

"Các phòng chức năng vẫn còn chung, ví dụ nhƣ thƣ viện, thiếu phòng đội, Ban Giám hiệu là nhà cấp 4, phòng học sinh học không có máy vi tính, phòng đọc sách thƣ viện không có. Tóm lại là thiếu 3 phòng, phòng chức năng, phòng đội và phòng thƣ viện để đọc sách. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng nhìn chung vẫn chƣa theo kịp xu thế phát triển của thời đại".

(Pvs, nữ, giáo viên Tiểu học)

"Ngoài lƣơng, trợ cấp, không có nguồn thu nhập ngoài nào khác. giá cả biến động, mất giá liên tục nên đồng lƣơng chi tiêu cho bản thân, gia đình nhiều khi rất hạn chế. rất mong nhà nƣớc nên có trợ cấp thoả đáng với tình hình biến động thị trƣờng. mỗi lần nhà nƣớc thay đổi hệ sống lƣơng, cứ phải cuối quý các cô mới đƣợc truy lĩnh, không đƣợc kịp thời. tuy nhiên, đồng lƣơng của các cô nhƣ vậy, nhƣng các cô vẫn phải đảm bảo chất lƣợng.

(Pvs, nữ, giáo viên Tiểu học) Nhìn nhận của các chủ thể dư luận xã hội về những vấn đề cấp bách trong giáo dục hiện nay một mặt cho chúng ta biết được những lợi ích xã hội mà họ quan tâm, mặt khác cho thấy mức độ quan trọng của những lợi ích đó hay nói cách khác, những lợi ích đó "lớn" đến "cỡ" nào. Đó cũng là cơ sở tạo nên sự tranh luận, đánh giá của dư luận xã hội. Nói cách khác, dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục chỉ được hình thành, thể hiện và hiện thực hóa khi những người "trong cuộc" thực sự quan tâm đến những vấn đề đụng chạm đến lợi ích chung của họ và được họ cho là quan trọng và cấp bách. Dựa trên cơ sở đánh giá này của dư luận xã hội và thông qua các kênh giao tiếp, sự trao đổi, bàn luận về các vấn đề của giáo dục sẽ được diễn ra. Trong quá trình này, các ý kiến riêng về các vấn đề của giáo dục sẽ được sàng lọc để tạo thành một ý kiến chung, thống nhất (ý kiến tập thể). Từ những đánh giá của dư luận xã hội sẽ dẫn đến những biểu hiện cụ thể của hành động nhằm giải quyết những vấn đề họ quan tâm và cho là cấp bách.

53

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)