Đánh giá về chi phí so với chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 90)

11. Kết cấu của luận văn

2.5.2.Đánh giá về chi phí so với chất lượng giáo dục

Trong khi chi phí giáo dục là các con số mà các HGĐ có thể ước đoán được thông qua các phép tính toán học, chất lượng giáo dục, như đã phân tích ở phần 2.4.2 của luận văn, là khái niệm khá trừu tượng, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Các HGĐ khi đề cập đến chất lượng giáo dục cũng thường đồng nhất khái niệm này với chất lượng học tập của con cái họ. Mặc dù vậy, khi được hỏi về đánh giá đối với chi phí giáo dục mà gia đình bỏ ra cho việc học tập của con cái so với chất lượng giáo dục mà các con cái họ nhận được, các HGĐ cũng cố gắng đưa ra các ý kiến chủ quan của mình. Dù mang tính "chủ quan", việc đánh giá của các HGĐ về chất lượng giáo dục so với chi phí giáo dục của họ phải bỏ ra cung cấp các luận chứng cho việc xem xét hiệu quả chiến lược đầu tư "vốn con người" của các HGĐ ở nông thôn hiện nay và hiệu quả việc trong việc đáp ứng từ nguồn cung dịch vụ giáo dục đối với nhu cầu của các HGĐ có con hiện đang học ở bậc học phổ thông.

Nhìn chung, các HGĐ có cách nhìn khá tích cực về chất lượng giáo dục so với chi phí mà họ đóng góp. Khoảng ¾ HGĐ cho rằng mức chi phí họ bỏ ra là tương xứng với chất lượng giáo dục mà con em họ nhận được.

"Học phí lớp 9 bây giờ là 20 nghìn đồng một tháng, còn những năm trƣớc có 10 nghìn đồng. Tất cả các lớp thuộc bậc THCS đều có mức thu nhƣ thế. Ngoài ra, việc đóng góp của gia đình cho nhà trƣờng còn bao gồm các khoản khác nhƣ xây dựng trƣờng học mới, quỹ Hội Phụ huynh học sinh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Mỗi gia đình phải tự bỏ tiền mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, trang phục, tiền gửi xe, tiền học thêm,... Nặng nhất là tiền học thêm cho cháu, tiền gửi xe là 20 nghìn đồng một tháng,... Nói chung là chúng tôi thấy chi phí nhƣ vậy là hợp lý so với chất lƣợng giáo dục mà con cái nhận đƣợc. Mức chi nhƣ thế cho việc học của một học sinh ở bậc học THCS nhƣ vậy là đúng, nếu học ở các trƣờng THCS tại thị trấn huyện Hƣng Hà hay hơn nữa là ở thành phố Thái Bình, mức phí đóng góp chắc chắn sẽ phải lớn hơn nhiều, vì chất lƣợng học tập ở những nơi đó tốt hơn".

(Pvs, nam, nông dân, cha mẹ học sinh, THCS)

"Bây giờ nhà nƣớc ta miễn đóng tiền học phí cho các cháu học Tiểu học nên mức chi phí của các hộ gia đình cũng đƣợc giảm bớt. Ở bậc Tiểu học nói chung chi phí chƣa có gì là nhiều lắm. Kết quả học tập của cháu nhà tôi ở trƣờng cũng tốt. Đối với tôi, mức chi phí nhƣ thế là hợp lý rồi".

92

Đánh giá về mức chi phí hiện nay không tương xứng (cao hơn) so với chất lượng giáo dục mà con cái họ nhận được chỉ được ghi nhận ở ¼ HGĐ được hỏi, trong đó tỷ lệ này tăng dần theo bậc học. Trong quá trình phỏng vấn sâu, một số phụ huynh bày tỏ thái độ phàn nàn về các khoản phí đóng góp cho nhà trường.

"Nhà nƣớc bây giờ có nhiều chính sách miễn giảm phí đóng góp cho học sinh, vì thế phụ huynh chúng tôi cũng đƣợc hƣởng, chẳng hạn nhƣ gia đình tôi mức sống cũng chỉ trung bình kém ở xã nhƣng lại đƣợc miễn học phí vì là gia đình liệt sỹ, và ở bậc Tiểu học cũng không phải đóng học phí nữa nên mức đóng góp cũng phần nào có thuyên giảm. Mặc dù thế, các khoản đóng góp khác lại ngày càng nhiều hơn theo sự trƣợt giá của đồng tiền. Những khoản chi này gia đình phải tự bỏ ra hết. Trong khi cuộc sống gia đình có rất nhiều thứ phải chi tiêu và ở nông thôn ngành nghề phụ làm thêm cũng không có gì, thu nhập chỉ trông chờ vào hạt thóc, gia đình lại còn nhiều con nữa, những khoản chi phí đó thực sự rất mệt đối với gia đình tôi".

(Pvs, nữ, cận nghèo, cha mẹ học sinh, Tiểu học)

Sự khác biệt trong đánh giá về sự không tương xứng của chất lượng giáo dục nhận được so với chi phí giáo dục ở các bậc học giáo dục phổ thông là không lớn, đối với bậc Tiểu học là 21.3%, THCS, 23% và THPT là 25.6%. Kết quả này cũng phù hợp với sự hài lòng về chất lượng giáo dục của các HGĐ đối với các bậc học của giáo dục phổ thông đã được phân tích ở phần 2.4.2.

Bảng 2.4: Đánh giá của HGĐ về chi phí học tập so với chất lượng giáo dục nhận được ở 3 bậc học (%)

Đánh giá về chi phí so với chất lượng giáo dục

Bậc học

Chung Tiểu học THCS THPT

Tương xứng với chất lượng giáo dục 78.7 77.0 74.4 75.8 Cao hơn so với chất lượng giáo dục 21.3 23.0 25.6 24.2

Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0

Dư luận xã hội không chỉ đơn giản là phép cộng cơ học tổng số ý kiến cá nhân, mà là những ý kiến chung nhất của nhóm xã hội lớn nhất định với lợi ích và sự quan tâm chung. Khi được hỏi, "Theo Ông/bà có nhiều hay ít cha mẹ học sinh cho rằng mức chi phí hiện nay không tương xứng/cao hơn so với chất lượng giáo dục mà họ nhận được?", 55% cho biết chỉ có một số cha mẹ, câu trả lời "tất cả cha mẹ" chỉ chiếm 9.7%.

93

Tỷ lệ đánh giá chi phí giáo dục không tương xứng so với chất lượng giáo dục ở nhóm cán bộ viên chức, công nhân cao hơn so với nhóm nông dân và người làm thuê. Các nhóm hộ có mức sống khác nhau đánh giá khác nhau về sự không tương xứng giữa chi phí và chất lượng giáo dục. Các HGĐ nghèo cảm thấy sức ép lớn hơn về chi phí cho việc học tập của con cái họ, đặc biệt là khi con cái họ học cao lên.

Để chất lượng giáo dục của con cái mình tốt hơn, phần lớn cha mẹ học sinh ở cả 3 bậc học đều sẵn sàng chi trả thêm số tiền hiện tại cho nhà trường (93.5%). Chỉ một tỷ lệ nhỏ HGĐ (6.5%) không sẵn sàng chi trả thêm số tiền đóng góp cho nhà trường hiện tại, trong số đó, chủ yếu là các HGĐ nghèo (chiếm gần ¾). Điều này cho thấy hai vấn đề về dịch vụ giáo dục. Vấn đề thứ nhất liên quan tới chất lượng dịch vụ. Việc sẵn sàng chi trả thêm kinh phí để có chất lượng giáo dục tốt hơn của phần lớn HGĐ ở trên có thể phản ánh thực tế là chất lượng giáo dục hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. Vấn đề thứ hai liên quan đến cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận với dịch vụ giáo dục có chất lượng giữa các nhóm xã hội. Khi mà sự cung cấp của dịch vụ giáo dục có chất lượng hiện nay còn hạn chế, giá dịch vụ là yếu tố cản trở người có thu nhập thấp sử dụng các dịch vụ này.

2.5.3. Tiểu kết

Chi phí cho giáo dục của học sinh ở ba bậc học khá khác nhau theo xu hướng tăng dần ở bậc học cao hơn. Điều này cho thấy chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình tăng lên theo bậc học của con em mình. Đối với các HGĐ ở địa bàn nghiên cứu chủ yếu làm nông nghiệp, chi tiêu cho giáo dục thực sự là gánh nặng, đặc biệt, đối với các hộ nông dân nghèo.

Tại địa bàn được khảo sát, nhìn chung các HGĐ có cách nhìn khá tích cực về chất lượng giáo dục so với chi phí mà họ đóng góp. Đa số HGĐ đánh giá, chất lượng giáo dục mà họ nhận được từ phía nhà trường tương xứng với chi phí họ đóng góp.

Càng học lên học bậc học cao hơn, sức ép về chi phí giáo dục càng lớn hơn đối với các HGĐ và những kỳ vọng về chất lượng giáo dục của các HGĐ có con học ở bậc học cao càng lớn hơn.

Việc sẵn sàng chi trả thêm tiền để con cái được hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng của các bậc cha mẹ một mặt cho thấy thực tế hiện nay chất lượng giáo dục chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của đối tượng học, mặt khác, có thể phản ánh xu hướng về sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục có chất lượng đối với nhóm xã hội thu nhập thấp. Điều này có thể đe dọa mục tiêu về việc cung ứng dịch vụ giáo dục có chất lượng cho mọi người dân Việt Nam mà Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hướng tới.

94

PHẦN KẾT LUẬN

Từ khi Đổi mới, đời sống kinh tế-xã hội nước ta đã có những chuyển biến to lớn, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, giáo dục Việt Nam hiện nay, trong đó có hệ thống giáo dục phổ thông đang gặp phải những thách thức lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những "khiếm khuyết" của dịch vụ giáo dục ngày càng bộc lộ rõ nét. Trong những năm gần đây, nhiều vấn đề của dịch vụ giáo dục được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Kết quả nghiên cứu dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã khẳng định rõ điều này.

Bằng việc vận dụng cơ sở lý luận về dư luận xã hội trong phân tích và giải thích tình trạng của dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông cho thấy các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra đã được khẳng định là phù hợp.

Kết quả nghiên cứu của luận văn tiếp tục khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc học tập của con cái đối với các gia đình hiện nay. Đây cũng là vấn đề được các nhóm xã hội quan tâm nhất trong đời sống gia đình. Như vậy, một mặt, giá trị học tập của con cái mang ý nghĩa ở góc độ HGĐ, đồng thời nó cũng chứa đựng yếu tố lợi ích chung được nhiều người cùng quan tâm – lợi ích xã hội. Đây là cơ sở xuất hiện dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục.

Dư luận xã hội quan tâm rộng rãi đến tất cả khía cạnh của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông, và đều được sự quan tâm của các nhóm xã hội với các mức độ khác nhau, trong đó, chất lượng của dịch vụ giáo dục là vấn đề chủ yếu trong các cuộc trao đổi, thảo luận. Điều này cho thấy chất lượng giáo dục là vấn đề thu hút sự quan tâm, trăn trở của nhiều HGĐ, chứ không chỉ còn là mối quan tâm của các nhà chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng giáo dục và tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh được nhiều cha mẹ học sinh cho rằng là vấn đề cấp bách của giáo dục hiện nay. Trong khi đó, bên cạnh những điểm chung với các cha mẹ học sinh trong cách đánh giá về những vấn đề của hệ thống giáo dục trên, giáo viên lại quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ nhà giáo ở các vấn đề về năng lực chuyên môn, tâm huyết nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ.

Tuy nhiên, ngoài vấn đề chất lượng giáo dục thu hút sự quan tâm của đa số phụ huynh ở tất cả các bậc học, thì đối với từng bậc học, sự quan tâm đến các vấn đề giáo dục lại khác.

95

Nhìn chung, tiếp cận dịch vụ giáo dục không phải là vấn đề nhiều người dân quan tâm và cho là cấp bách trong các vấn đề của giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, các nhóm xã hội quan tâm đến việc tiếp cận dịchvụ giáo dục theo quan niệm khác nhau các khía cạnh của vấn đề này. Đáng lưu ý, kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa yếu tố kinh tế và cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục. Người có điều kiện kinh tế thấp, cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao sẽ khó khăn hơn. Trên bình diện xã hội, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng trong việc làm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng xã hội. Trong thực tế, việc ngày càng gia tăng tình trạng bất bình đẳng giáo dục theo các nhóm cấu trúc xã hội như vậy, vấn đề này dường như lại là yếu tố mang lại kết quả về tác động xã hội ngược lại nếu như Chính phủ không có các chính sách can thiệp và điều chỉnh kịp thời đối với dịch vụ giáo dục ở khía cạnh đảm bảo cơ hội tiếp cận bình đẳng giữa các nhóm xã hội.

Trên phương diện quản lý nhà nước, thái độ nhìn chung hài lòng của dư luận xã hội cho thấy thực tế các chế độ chính sách này của Chính phủ đang ngày càng hữu ích hơn trong việc huy động trẻ em đến trường. Tuy nhiên, các chính sách mới chỉ mang tính chất hỗ trợ cho gia đình họ chứ chưa đáp ứng được những đòi hỏi về tài chính của những HGĐ nghèo trong việc giáo dục cho con cái họ, cho thấy hành động này của Chính phủ cần được tiếp tục cải thiện.

Một mặt, Chính phủ Việt Nam đã cam kết mở rộng các cơ hội giáo dục và đào tạo cho người dân thông qua chương trình "Giáo dục cho mọi người" trong chiến lược về giáo dục. Mặt khác, song hành với việc mở rộng số lượng người dân được tiếp cận với các cơ hội về giáo dục, Chính phủ cũng gia tăng nguồn chi trong ngân sách cho việc thực hiện chiến lược này, và chủ trương đẩy mạnh công tác "xã hội hóa giáo dục" nhằm phát huy sự tham gia trong việc cung ứng chi phí cho giáo dục. Rõ ràng, những nỗ lực này từ góc độ cung giáo dục, đã nâng cao khả năng lựa chọn của các gia đình trong chiến lược giáo dục của con em họ. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang đứng trước thách thức lớn trong việc đảm bảo tính công bằng và mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng, nói cách khác là bất bình đẳng trong giáo dục xuất phát từ sự đa dạng hóa của cung giáo dục khi mà chi phí cho giáo dục của các gia đình chênh lệch đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu đáp ứng chất lượng giáo dục của người dân ngày càng gia tăng.

96

Hiện nay, chi phí này bao gồm các phí thu chính thức do cơ quan chức năng định ra và các chi phí không chính thức. “Học thêm” là một ví dụ điển hình của các chi phí không chính thức. Điều đáng nói ở đây là việc ngày càng gia tăng các khoản chi phí không chính thức mà hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ. Đặc biệt, các khoản chi giáo dục (cả chính thức và phi chính thức) tăng cao hơn theo bậc học. Và điều này đồng nghĩa với việc không phải gia đình nào cũng lựa chọn và tiếp cận được dịch vụ giáo dục đáp ứng được nhu cầu về chất lượng giáo dục của họ, nhất là ở bậc học càng cao do những khó khăn về kinh tế.

Những vấn đề của nhà trường cần được xem xét ở góc độ tạo sự hứng thú, niềm vui cho các em khi đến trường. Việc đi học hiện nay đối với các em vẫn là một gánh nặng bởi sự quá tải của chương trình giảng dạy, hay sự thiếu lôi cuốn, hấp dẫn của bài giảng. Điều này tiếp tục đặt ra yêu cầu đổi mới, cải cách những vấn đề về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy của hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay.

Lý do chất lượng dịch vụ giáo dục không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của những HGĐ đưa ra khá đa dạng. Điều này tiếp tục củng cố cho luận điểm về những "lỗ hổng" mà dịch vụ giáo dục hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng dịch vụ, bao gồm những bất cập về nội dung, chương trình dạy; phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý; chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo,...

Chi cho giáo dục đôi khi là khoản chi lớn đối với nhiều HGĐ và nó được xem

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 90)