11. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Tình hình giáo dục phổ thông
1.3.2.1. Tình hình giáo dục phổ thông huyện Hƣng Hà
Năm 2009, toàn huyện Hưng Hà đã có 29/34 trường THCS và 36/36 trường Tiểu học có nhà học cao tầng, chiếm 72% với 900/1.408 phòng học là phòng kiên cố, chiếm 63,9%. Toàn huyện có 1.051 máy tính và 72 máy chiếu đa năng, 14 trường đã mua được máy phô tô phục vụ cho hoạt động dạy học. 100% số trường Tiểu học, THCS đã được nối mạng Internet. Phong trào tự làm đồ dùng đã được Phòng GD-ĐT phát động và được 100% các trường hưởng ứng tích cực. Nhiều đồ dùng dạy học có giá trị đã được tuyển chọn giới thiệu tới các trường trong huyện. Đặc biệt nhiều trường THCS đã tổ chức xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả Thư viện điện tử, tạo nguồn học liệu mở phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cho giáo viên và học sinh trong trường.
Đặc biệt đội ngũ cán bộ, giáo viên được kiện toàn đủ về số lượng, nâng cao chất lượng. Năm 2009 là năm chứng kiến sự thay đổi lớn về chất của độ ngũ giáo viên Hưng Hà. Toàn huyện có 1077 giáo viên cấp Tiểu học, cấp THCS: 933. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn tăng mạnh chưa từng có: cấp Tiểu học có 83%, cấp THCS 30% số giao viên có trình độ trên chuẩn. Đặc biệt, số giáo viên biết sử dụng CNTT để soạn giảng ở tất cả các cấp học đã chiếm trên 30% tổng số giáo viên toàn ngành.
Những năm gần đây, song song với việc thực hiện việc đổi mới chương trình GDPT, ngành giáo dục Hưng Hà đã cùng với giáo dục cả nước thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ GD-ĐT phát động; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt. 98% số học sinh Tiểu học được xếp loại học lực trung bình trở lên, trong đó tỉ lệ khá, giỏi chiếm trên 70%; 90% số học sinh THCS được xếp loại học lực trung bình trở lên, trong đó tỉ lệ khá, giỏi chiếm trên 50%. 5 năm trở lại đây, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học luôn đạt xấp xỉ 100%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt từ 98,5% trở lên; Trung tâm GDTX luôn là đơn vị có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt và vượt bình quân của tỉnh.
Trong hơn mười năm gần đây, thực hiện chủ trương của ngành về xây dựng nhà trưòng theo chuẩn quốc gia, xác định rõ đây là một trong những biện pháp quản lý hữu hiệu để nâng cao chất lượng toàn diện tại các nhà trường, trong nhiều năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các nhà trường tập
38
trung nhân lực, vật lực thực hiện có hiệu quả phong trào này. Từ một huyện ban đầu có số trường THCS đạt chuẩn ít nhất tỉnh, 3 năm gần đây số trường chuẩn ở Hưng Hà đã liên tục tăng mạnh. Hết năm học 2008-2009, toàn huyện có 12/33 trường THCS, 36/36 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 4 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Hai năm gần đây Hưng Hà luôn là huyện dẫn đầu trong Phong trào xây dựng trường Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia của tỉnh.
Về phổ cập giáo dục, năm 1990, huyện đạt phổ cập giáo dục Tiểu học. Năm 1998, huyện đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2000, huyện đạt phổ cập giáo dục THCS. Năm 2006, huyện đạt phổ cập Giáo dục Tiểu học cho người lớn từ 15 đến 35 tuổi, phổ cập giáo dục THCS cho thanh niên đến 25 tuổi.
1.3.2.2.Tình hình giáo dục trƣờng Tiểu học Văn Lang
Tổng số lớp: 15 lớp học. Tổng số học sinh là 437 em.
Duy trì sỹ số và công tác phổ cập giáo dục Tiểu học:Đầu năm học, toàn trường có 15 lớp với 435 học sinh. Đến cuối năm học trường vẫn duy trì được 15 lớp với 437 học sinh. Năm học 2010 - 2011 toàn trường không có học sinh bỏ học. Phổ cập giáo dục tiểu học được nhà trường quan tâm thường xuyên. Tổng số học sinh phổ cập giáo dục tiểu học là 812 em. Tỷ lệ học sinh học đúng độ tuổi đạt 97.9%. Tuy công tác phổ cập giáo dục Tiểu học duy trì số lượng đạt hiệu quả cao song 1 bộ phận học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhà trường vẫn chưa dành cho các em được nhiều sự quan tâm đúng mức.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
- Tổng số bàn ghế: 280, đều đúng quy cách. - Tổng số bảng: 16 bảng, đều là bảng chống lóa.
- Tổng số máy vi tính được sử dụng cho giảng dạy: 17 máy. - Máy chiếu: 1 chiếc.
- Tổng số phòng học: 16 phòng, trong đó 12 phòng học kiên cố, 4 phòng học đã xuống cấp nặng.
- Không có phòng bộ môn, thí nghiệm, phòng đựng thiết bị giáo dục và phòng giáo dục thể chất, đa năng.
- Phòng thư viên: 1 phòng kiên cố. Rộng 50 m2 đặt ở trung tâm nhà trường để phục vụ việc độc và mượn sách, báo của giáo viên và học sinh. Có phòng đọc 25 m2, 3 giá sách, 2 tủ, 1 tủ đựng phích, 1 bàn làm việc của cán bộ thư viện, có 2 giá tầng treo bản đồ và tranh ảnh.
39
Hiện nay thiết bị đồ dùng dạy học được cấp về từ những năm thay sách đã hư hỏng nhiều đặc biệt là bộ thực hành dạy Toán, Tiếng Việt của các khối lớp 1, 2 dành cho giáo viên và học sinh. Nhà trường chưa có điều kiện mua bổ sung nên khó khăn cho việc dạy và học của thầy trò nhà trường.
Đội ngũ giáo viên: Là trường loại 3 với số cán bộ giáo viên là 35. Tính đến cuối năm học 2010 - 2011 nhà trường đã có: 6 giáo viên có trình độ Đại học; 21 giáo viên có trình độ Cao đẳng (trong đó có 3 giáo viên đang học Đại học); và 5 giáo viên có trình độ Trung cấp (trong đó có 2 giáo viên đang học Đại học).
Giáo dục đạo đức học sinh: Không có hiện tượng học sinh gây gổ đánh nhau, trộm cướp, mắc các tệ nạn xã hội, không bạo lực học đường, không khói thuốc. Không có học sinh mắc kỷ luật đến mức phải đuổi học.
Hoạt động dạy thêm – học thêm: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc quy chế dạy thêm học thêm theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên, không có hiện tượng giáo viên dạy thêm học thêm ngoài nhà trường. Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém ở các tiết của buổi 2 trong tuần và ngày thứ 7 theo nguyện vọng của đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục cho các em.
Tổ chức dạy 2 buổi/ ngày: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhất là về cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ dạy học buổi thứ hai, song nhà trường đã cố gắng tổ chức cho 100% các em học sinh trong toàn trường được học đủ 2 buổi/ ngày và 10 buổi/ tuần, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.
Đánh giá học sinh: Trường Tiểu học Văn Lang chất lượng ở các môn của các khối lớp đều bằng so với bình quân chung của huyện.
Hạn chế và khó khăn lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Văn Lang hiện nay là cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn. Định mức ngân sách dành cho giáo dục tiểu học chỉ đủ chi lương cho giáo viên. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường quan tâm, đội ngũ giáo viên có nhiều cố gắng và thu được những kết quả nhất định song quá trình chuyển biến còn chậm. Kinh tế của người dân xã Văn Lang thu nhập còn quá thấp nên các khoản thu dịch vụ từ phía phụ huynh học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn.
40
1.3.2.3.Tình hình giáo dục trƣờng THCS Văn Lang
Tổng số lớp học: 10 lớp.
Tổng số học sinh: 368 em, trong đó học sinh nữ chiếm 46.2%, không có học sinh bỏ học và không có học sinh là người dân tộc.
Đội ngũ giáo viên: đạt chuẩn và trên chuẩn là 26/26 (100%).
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, chật hẹp. Trường THCS Văn Lang hiện gồm khu trường cũ và khu trường mới xây nhưng chưa hoàn thiện. Ngôi trường cũ gồm 3 dãy nhà cấp 4 với 8 phòng học cho 10 lớp. Các phòng học đều là phòng cấp 4 và hầu hết đã xuống cấp, bị dột khi trời mưa to. Mỗi phòng học được trang bị 4 bóng điện, tuy nhiên, điều kiện ánh sáng không đảm bảo do bị che khuất bởi một mặt của tường xây phòng học giáp với ngôi chùa của làng Đót. Chất lượng một số bàn ghề do đã cũ kỹ, không đủ đáp ứng việc học tập của học sinh. Tuy nhiên, từ năm 2012, sau khi trường học được xây dựng tại một địa điểm mới, toàn bộ cơ sở vật chất ở khu trường học cũ sẽ được chuyển tới cơ sở mới. Năm 2011 đã có 5 lớp học (3 lớp khối 8 và 2 lớp khối 9) được chuyển tới cơ sở mới.
Tại khu mới của trường chưa có khu vệ sinh và tường rào bao quanh, sân chơi, sân tập thể học cho các em. Hệ thống điện sinh hoạt và quạt cho các em cũng chưa hoàn thiện. Vào mùa hè, các em học sinh phải ngồi học trong không khí oi bức. Điều kiện ánh sáng không đảm bảo do hệ thống đèn điện chưa hoàn thiện.
Kết quả đánh giá học sinh: Kết quả kiểm tra cuối năm các môn: có 9/16 môn đạt trên trung bình huyện (56.3%). 98.29% học sinh lớp 9 đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Nhà trường triển khai đầy đủ, nghiêm túc quy định số 274/PGD ĐT-TH, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, không dạy đọc chép và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Dạy thêm, học thêm: Thực hiện đúng quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình về dạy thêm học thêm. Trên địa bàn nhà trường không có hiện tượng học thêm, dạy thêm không đúng quy định, không có hiện tượng ép học sinh phải học thêm.
1.3.2.4.Tình hình giáo dục trƣờng THPT Bắc Duyên Hà
Năm 1960, trường cấp III Duyên Hà được thành lập. Đây là một trong hai ngôi trường cấp III đầu tiên của tỉnh. Trường được sinh ra trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước và cách mạng kiên cường.
41
Trong những năm gần đây, hòa chung trong phong trào của toàn ngành, nhà trường luôn đi đầu trong việc đổi mới quản lí, đổi mới phương pháp giảng dạy và học, đổi mới kiểm tra, thi cử, đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục – đào tạo phát động đã được nhà trường và các đoàn thể phối hợp tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả. Đó là đòn bẩy giúp nhà trường tạo sự bứt phá về chất lượng và kỉ cương nền nếp hoạt động, nâng cao uy tín, thương hiệu nhà trường. Hàng năm, 98% học sinh được xếp loại đạo đức khá tốt, 98% học sinh lên lớp 12, trên 60% học sinh được xếp loại văn hóa khá giỏi, 99.5%-100% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp. Kết quả thi học sinh giỏi hàng năm, nhà trường luôn được xếp từ thứ 3 đến thứ 5 toàn tỉnh. Thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hàng năm đều đạt từ 50% đến 80% (từ năm 2005 đến năm 2010), trường được Bộ Giáo dục – Đào tạo xếp vào tốp 200 trường THPT có chất lượng cao nhất toàn quốc. Cùng với những bước tiến nhảy vọt về chất lượng giáo dục, quy mô nhà trường cũng phát triển không ngừng. Trường có 34 lớp học với gần 1.800 học sinh.
Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng hoàn thiện. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy và học hiện đại theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trường có 4 dãy nhà cao tầng bề thế, 1 dãy phòng học cấp 4 để học tập và sinh hoạt. Cổng dậu, tường bao, sân chơi đã được xây dựng. Đồ dùng, thiết bị dạy học, tài liệu, sách vở khá phong phú và hiện đại, đáp ứng tốt nhiệm vụ dạy và học. Cảnh quan nhà trường thực sự khang trang và sạch đẹp. Trường trở thành ước mơ, mục tiêu phấn đấu của hầu hết học sinh là con em nhân dân huyện Hưng Hà vào học tập và rèn luyện. Cán bộ, giáo viên nhà trường có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng.
Trong những năm qua đặc biệt là những năm gần đây trường không ngừng được mở rộng về quy mô, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng nâng cao. Cụ thể là: Trường luôn được xếp vào tốp các trường dẫn đầu của tỉnh Thái Bình. Được giám đốc Sở GD& ĐT Thái Bình đánh giá là “Quốc Tử Giám” của Hưng Hà. Năm học 2006-2007-2008 trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen, năm học 2008-2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ “Đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thị đua yêu nước”. Năm 2009, được cấp bằng công nhận trường đạt “Chuẩn Quốc gia” giai đoạn 2001 -2010. 2009-2010 được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
42
Chƣơng 2: DƢ LUẬN XÃ HỘI VỀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC Ở BẬC HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
Nội dung của chương này được phân chia thành những phần chính: i) Dư luận xã hội nói chung về dịch vụ giáo dục; ii) Dư luận xã hội về cơ sở vật chất dịch vụ giáo dục; iii) Dư luận xã hội về tiếp cận dịch vụ giáo dục; iv) Dư luận xã hội về chất lượng giáo dục; và v) Dư luận xã hội về chi phí dịch vụ giáo dục.