Các khoản chi phí giáo dục

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 88)

11. Kết cấu của luận văn

2.5.1. Các khoản chi phí giáo dục

Trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Chính phủ Việt Nam phải đối mặt với các thách thức trong việc xác định các thiết chế trong cung ứng và chi trả cho các dịch vụ xã hội thiết yếu, trong đó có dịch vụ giáo dục. Nằm chung trong bối cảnh khó khăn của kinh tế-xã hội Việt Nam, những năm đầu của thập kỷ 90 giáo dục rơi vào tình trạng khủng hoảng dẫn tới tình trạng bỏ học gia tăng. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng mở rộng dịch vụ giáo dục do nhà nước chi trả tới người dân. Những cố gắng này của Chính phủ đã giúp cho các gia đình giảm bớt chi phí giáo dục, đặc biệt ở bậc trung học cơ sở, qua đó tỷ lệ trẻ em đến trường lại được gia tăng đáng kể.

Vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tài chính của Việt Nam trở nên ổn định và nền kinh tế phát triển bền vững đã đem lại sự gia tăng trong chi tiêu cho dịch vụ giáo dục. Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục gia tăng về số giá trị tuyệt đối, với mức trung bình là 5.3% GDP/năm, tuy nhiên, chi tiêu của hộ gia đình cho loại hình dịch vụ này gia tăng với tốc độ nhanh hơn. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là Chính sách Đổi mới vào năm 1986, trong đó có chính sách xã hội hoá trong giáo dục. Với chính sách cải cách này, sự chuyển giao trách nhiệm thể chế về cung ứng và chi trả cho dịch vụ giáo dục sang các tổ chức xã hội và hộ gia đình nhiều hơn. Trong khi đó, đa số các gia đình Việt Nam hiện nay (không chỉ đối với các gia đình ở đô thị) đều rất quan tâm, đầu tư đến việc học hành của con cái. Hiện nay, ước tính chi tiêu tiền túi của hộ gia đình cho giáo dục lên tới 50% tổng chi tiêu cho giáo dục.

Chi phí trực tiếp cho giáo dục cũng là một trở ngại lớn đối với việc đi học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình, chi phí cho giáo dục của một hộ gia đình vào khoảng 5.267.810 đồng/năm, chiếm khoảng 27% tổng chi tiêu, trong đó, tỷ lệ này đối với HGĐ nghèo lên tới 41%. Đối với những hộ nghèo, mức chi phí cho một người đi học là 2.265.000 đồng/năm cao hơn so với mức thu nhập bình quân của một người nghèo ở khu vực nông thôn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là 200.000 đồng/người/tháng. Đối với cả 3 bậc học được nghiên cứu, gánh nặng lớn nhất trong chi phí giáo dục là học thêm.

90

Có sự khác biệt lớn trong chi phí học tập của học sinh ở 3 bậc học với xu hướng mức chi phí lớn hơn ở bậc học cao hơn. Khoảng cách chi phí giữa các bậc học lớn hơn đáng kể ở bậc học THCS, và nhất là ở bậc học THPT. Chi phí bình quân cho một người đi học ở bậc Tiểu học là 928.980 đồng/người/năm. Mức chi phí giáo dục đối với bậc THCS và THPT là 1.398.540 đồng/người/năm và 2.989.590 đồng/người/năm.

Luật Giáo dục chỉ quy định 2 khoản đóng góp bắt buộc là học phí và lệ phí thi cử, tuy nhiên, việc trao quyền tự chủ về thu và chi kinh phí giáo dục cho các tỉnh đã khiến cho các chính sách này được áp dụng không rõ ràng. Các bậc học của chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có bậc học tiểu học vẫn thu rất nhiều loại phí khác nhau và những chi phí này ảnh hưởng tới những người không có khả năng chi trả.

Mức phí chính thức cho giáo dục ở các bậc của giáo dục phổ thông do UBND tỉnh Thái Bình quy định, bao gồm học phí (không áp dụng ở bậc Tiểu học), xây dựng trường, hội phụ huynh, bảo hiểm. Mức chi phí này cũng có xu hướng gia tăng đối với bậc học cao hơn. Trung bình khoản chi chính thức cho giáo dục của bậc Tiểu học 266.080 đồng/người/năm, bậc THCS là 454.210 đồng/người/năm, bậc THPT là 539.400 đồng/người/năm. Ngoài các khoản thu chính thức mà hộ gia đình phải đóng góp theo quy định bắt buộc của UBND tỉnh, trung bình một HGĐ chi cho giáo dục đối với khoản chi phí không chính thức (bao gồm sách giáo khoa, dụng cụ học tập, trang phục, học thêm, phụ đạo, đi lại, ăn trưa, uống nước,...) cho một học sinh Tiểu học trong một năm học là 662.900 đồng. Mức chi này tiếp tục tăng lên ở bậc THCS và THPT (THCS: 944.330 đồng, THPT: 2.450.190 đồng). Như vậy, chi phí của HGĐ cho một học sinh có sự chênh lệch đáng kể giữa khoản chi chính thức và khoản chi phi chính thức. Sự chênh lệch này tiếp tục rõ nét hơn đối với các bậc học cao hơn, đặc biệt ở bậc THPT. Trong đó, mức chi phi chính thức ở bậc Tiểu học gấp 2,49 lần so với mức chi chính thức. Khoảng cách này ở bậc THCS và THPT lần lượt là: 2,08 lần và 4,54 lần.

Trong cơ cấu khoản chi tiêu cho giáo dục, chi phí cho học thêm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, 37%, trong đó, ở bậc Tiểu học vào khoảng 10%, THCS và THPT là 24.6%, 46.2%. Các khoản chi phí khác chiếm tỷ lệ lớn tiếp theo trong cơ cấu chi tiêu cho giáo dục là: quần áo (18.4%), sách giáo khoa, 12.1% (trong đó ở bậc Tiểu học là 26.7%, bậc THCS là 12.7% và THPT là 9.6%), bảo hiểm xã hội, 11.6%, dụng cụ học tập, 10.3%, xây dựng trường, 4.7%, ban phụ huynh học sinh, 2.1%,...

91

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)