11. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Tại sao giáo dục được các bậc cha mẹ quan tâm?
Ý thức cá nhân về vấn đề mà họ quan tâm là cơ sở ban đầu trong các giai đoạn hình thành dư luận xã hội. Lợi ích là yếu tố quyết định đến sự quan tâm của cá nhân đến một sự kiện, hiện tượng xã hội nào đó. Trong truyền thống lịch sử, văn hóa của người Việt, giáo dục luôn được đề cao. Điều này xuất phát từ các giá trị to lớn của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước nói chung và đối với các gia đình, cá nhân nói riêng. Đặc biệt giá trị học vấn luôn được người dân ở nông thôn quan tâm.
43
Giá trị của học vấn đối với người dân ở khu vực nông thôn trước hết thể hiện ở giá trị kinh tế. Điều này hàm ý rằng, các gia đình khi đưa ra các quyết định lựa chọn học tập của con cái cũng như các nhà kinh tế đưa ra các quyết định đầu tư, tức là họ có sự tính toán về mặt lợi ích kinh tế. Bằng cách tính toán và so sánh về chi phí và lợi ích kinh tế của giáo dục, các gia đình thấy rằng, đầu tư giáo dục cho con cái là đầu tư hiệu quả nhất. Đối với người nông dân Đồng bằng Sông Hồng mấy trăm năm qua, ước mơ về sự thăng tiến xã hội của các gia đình vẫn được gửi gắm vào sự học hành của con cái. Trước đây người ta chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học mong sao chúng được đỗ đạt làm quan để làm rạng rỡ tổ tông. Ngày nay, "thoát ly" không chỉ thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn của nghề nông mà hơn thế còn là sự thăng tiến, là một vinh dự, một cơ hội "đổi đời" [80, tr. 41].
Nếu chỉ thấy rằng, các lựa chọn cho việc học tập của các gia đình là dựa trên lý do kinh tế, chúng ta sẽ không thể giải thích đầy đủ cho hành vi lựa chọn này. Các quyết định trong việc lựa chọn học tập cho con cái của các gia đình không chỉ thuần tuý ở giá trị kinh tế. Nguyễn Thị Minh Phương (2004) khi phân tích về các lựa chọn học tập cho phát triển làng – xã, cho rằng, cần phải giải thích việc lựa chọn học tập cho con cái của các cha mẹ ở cả góc độ phi kinh tế. Đối với nhiều cha mẹ, bản thân họ đạt được trình độ học vấn cao, việc học tập của con cái ở nhà trường cũng như việc theo đuổi sự học tập suốt đời như là mục đích của cuộc sống, một giá trị thực sự, một mong muốn chiếm lĩnh tri thức [87, tr. 65]. Với Bùi Quang Dũng, "Con cái học cao" là một trong những chỉ báo về triển vọng của gia đình (Bùi Quang Dũng, 1984). Đối với tầng lớp nông dân, thế hệ cha mẹ hiện nay rất khó thoát khỏi tầng lớp của mình nên họ hy vọng trong tương lai, thế hệ con cái trẻ tuổi hơn sẽ di động vươn lên tầng lớp xã hội cao hơn bằng con đường học vấn [34, tr. 123].
Lợi ích trong giá trị học tập là điểm tựa, quy chiếu cho hành động quan tâm và đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cha mẹ hiện nay cũng rất quan tâm đến việc học tập của con, coi việc đầu tư cho con học hành “là một trong những nguồn chi phí lớn nhất trong nguồn chi của một gia đình” (Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Nhận thức về giá trị của việc học tập là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến mức độ quan tâm và đầu tư cho việc học tập của con cái [56, tr. 151]. Nhiều cha mẹ khẳng định rằng tài sản và nguồn vốn
44
có giá trị lớn nhất mà họ để lại cho con cháu chính là sự hiếu học và tri thức thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện cho con cháu họ càng học lên cao càng tốt [23, tr. 190-191].
Kết quả phỏng vấn bảng hỏi của luận văn này tiếp tục khẳng định giá trị học tập của con cái đối với các gia đình hiện nay. Phân tích số liệu định lượng cho thấy, 46.9% người được hỏi cho biết họ mong muốn con cái mình học hết cao đẳng, đại học, tỷ lệ trả lời đối với mong muốn con cái học hết chương trình sau đại học chiếm tới 43.0%. Đối với người dân nông thôn, nghề nghiệp là thước đo của giá trị học vấn. 58.5% mong muốn con cái sau này làm cán bộ viên chức nhà nước, và 39.4% mong muốn cho con thoát ly nông nghiệp làm nghề khác, chỉ có 2.2% người trả lời có mong muốn con cái họ làm nông nghiệp tại địa phương. Bảng 2.1 cho thấy, xét ở chỉ báo "rất quan tâm", người dân quan tâm nhất đến vấn đề học tập của con cái trong đời sống gia đình hiện nay.
Bảng 2.1: Mức độ quan tâm đến các vấn đề trong đời sống gia đình hiện nay của các bậc cha mẹ (đơn vị: %)
Vấn đề trong đời sống gia đình Mức độ quan tâm
Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm
Kiếm tiền, hoạt động tạo thu nhập 48.0 49.1 2.9
Học tập của con cái 79.1 20.6 0.4
Chăm sóc sức khỏe 59.9 39.7 0.4
Quan hệ gia đình 48.0 50.5 1.4
Giải trí 4.3 58.8 36.8
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy học tập của con cái là vấn đề được các cha mẹ quan tâm nhất hiện nay. Một nông dân là mẹ của em học sinh THCS cho biết, dù hàng ngày vẫn phải quan tâm đến vấn đề sản xuất kinh tế, đối với họ, con cái là quan trọng nhất. Sự quan tâm đến con cái đối với người mẹ này chính là việc cho con học cái chữ bởi “chỉ có cái chữ mới giúp con cái chúng tôi có được cuộc sống tốt hơn sau này”. Đối với một phụ huynh nam có con đang học THPT, việc học hành của con là quan trọng nhất trong gia đình, vợ chồng anh quyết tâm cho con đi học ngay cả khi kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, bởi anh nhận thức rằng, chỉ như thế con cái mới có thể “ngẩng cao đầu lên được”, và “gia đình anh cũng được vinh dự với họ hàng, hàng xóm, xã hội”.
45
"Tất cả các ngƣời dân chúng tôi, kể cả già trẻ cũng thế, kinh tế là rất quan trọng nhƣng quan trọng nhất vẫn là con cái. Nếu kinh tế có đi vay, đi mƣợn, nhƣng con cái ngoan ngoãn học hành đến nơi đến chốn còn hơn nhiều tiền, giàu mà con cái hƣ hỏng. Con cái học hành đến đâu, chúng tôi cũng cố gắng làm lụng để các cháu học đến nơi đến chốn. Bố mẹ không có tiền của để cho con, chỉ cho con cái chữ. Chỉ có cái chữ mới giúp con cái chúng tôi có đƣợc cuộc sống tốt hơn sau này. Đó là điều mà chúng tôi mong nhất".
(Pvs, nữ, nông dân, phụ huynh học sinh THCS).
"Việc học hành của con cái là quan trọng nhất của gia đình tôi. Vợ chồng chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, cuộc đời bố mẹ mình và mình đã khổ vì thiếu học rồi, mình phải cho con cái cái chữ thì nó sau này trong cuộc sống nó mới có thể ngẩng cao đầu lên đƣợc, và gia đình tôi cũng đƣợc vinh dự với họ hàng, hàng xóm, xã hội. Gia đình tôi dù có khó khăn đến mấy cũng phải cho con cái đi học bằng đƣợc".
(Pvs, nam, nông dân, phụ huynh học sinh THPT).
"Cháu học đƣợc đến đâu tôi cho đến đó, mong là học đến hết đại học. Ai cũng thế, bố mẹ nào cũng thế, mong muốn con cái học đƣợc càng cao càng tốt. Cháu làm sao ngoan ngoãn, chịu khó học là chị mong mỏi nhất".
(Pvs, nữ, nông dân, phụ huynh học sinh THCS).
"Nhiều phụ huynh hay điện thoại đến cho giáo viên để hỏi thăm tình hình học tập của con em mình, chủ yếu là ý thức và tinh thần học tập của con, hầu nhƣ tuần nào cũng có một vài cuộc điện thoại, chứng tỏ họ rất quan tâm đến con em họ".
(Pvs, nữ, giáo viên THCS).
Văn Lang là một xã nông nghiệp, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, không có làng nghề truyền thống, các ngành nghề phụ ít phát triển. Trong quá trình Đổi mới, tuy có nhiều thay đổi, đời sống kinh tế người dân còn nhiều khó khăn. Ngay cả trong bối cảnh khó khăn trong đời sống kinh tế, giá trị của việc học tập vẫn được người dân đặc biệt coi trọng.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu trên cho chúng ta nhìn nhận rằng, không nên và không thể giải thích sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Văn hóa có thể là một cách tiếp cận bổ sung cho việc giải thích vì sao trong các vấn đề của đời sống gia đình, người dân quan tâm nhiều nhất đến việc học tập của con cái.
46