11. Kết cấu của luận văn
2.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Trong bất kỳ thời đại nào hay ở bất kỳ quốc gia nào, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phụ thuộc phần lớn vào chất lượng sản phẩm của giáo dục. Đối với các trường thuộc bậc học giáo dục phổ thông hiện nay, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Những thành công của ngành giáo dục trong thời gian qua như việc tăng nhanh tỷ lệ nhập học ở tất cả các các học, trong đó, đang tiến tới phổ cập THPT vào năm 2015, đã chuyển trọng tâm của của chương trình cải cách sang việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù có nhiều thành tựu đáng kể, song chất lượng giáo dục vẫn là mối quan ngại lớn đối với xã hội.
Chất lượng giáo dục được thể hiện ở nhiều hình thức, nhiều cấp độ, nhiều khâu trong quá trình giáo dục. Chất lượng giáo dục chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan khác nhau từ hệ thống giáo dục (trong nghiên cứu này còn được gọi là “cung giáo dục”) và từ phía người học (gia đình học sinh, mà trong nghiên cứu này gọi là “cầu giáo dục”). Ở đây, chúng tôi phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục theo quan điểm của các HGĐ, học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từ phía hệ thống giáo dục.
Các HGĐ thường dựa trên số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của trường, chất lượng đội ngũ giáo viên, danh tiếng của trường học, kết quả học tập, phương pháp giảng dạy và nội dung chương trình để đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của con em mình. Giáo viên thường được xem là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trong đó, các tiêu chí để đánh giá chất lượng đội ngũ giáo là trình độ học vấn, sư phạm và thâm niên công tác của giáo viên đó.
80
Kết quả chung đối với cả 3 bậc học cho thấy, chất lượng giáo viên và phương pháp giảng dạy là 2 yếu tố được các cha mẹ học sinh cho rằng ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng giáo dục của con em họ (81.2% và 79.4%). Chỉ khoảng một nửa người cho rằng chất lượng giáo dục phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng, dạy của nhà trường. Khoảng 1/3 người cho biết chất lượng trường học (uy tín, danh tiếng của trường,...) và nội dung chương trình là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Đặc biệt, học thêm là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chỉ nhận được khoảng ¼ trong quan niệm, đánh giá cha mẹ học sinh.
Tuy nhiên, xét theo từng bậc học, nhận thức về yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của con em họ của các cha mẹ học sinh lại không hoàn toàn giống nhau. Đối với cha mẹ học sinh bậc Tiểu học và THCS, chất lượng giáo viên và phương pháp giảng dạy là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả học tập của con em họ. Trong khi đó, chất lượng giáo viên (91.2%) và chất lượng trường học (88.9%) được cha mẹ có con đang theo học bậc THPT cho rằng là điều ảnh hưởng lớn hơn cả đến chất lượng học tập của con cái họ. Theo cách giải thích của những cha mẹ này, khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay chính là đội ngũ các nhà giáo, vì thế họ lựa chọn trường học nào có đội ngũ giáo viên chất lượng tốt để tốt cho kết quả học tập của con cái và như vậy cơ hội để con cái họ thi đỗ vào đại học sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, chất lượng của nhà trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn trường học cho con. Một khi trường học và giáo viên có uy tín, chất lượng tốt, kết quả học tập của con cái họ cũng sẽ tốt. Tuy nhiên, việc lựa chọn trường học, giáo viên có chất lượng tốt còn phụ thuộc vào việc con cái họ có thi đỗ vào trường học đó hay không.
"Chất lƣợng giáo dục của con mình phụ thuộc vào thầy cô giáo thôi. Thầy cô giáo giỏi, có phƣơng pháp dạy hay, con mình cũng sẽ giỏi".
(Pvs, nữ, nông dân, cha mẹ học sinh, Tiểu học)
"Tôi quan tâm nhất đến các thầy cô dạy học cho con mình, môn nào có thầy cô giỏi, quan tâm đến các cháu học sinh thì các cháu học sinh môn học cũng học tốt. Nhƣng vì là trƣờng học phân công, chúng tôi cũng không có ý kiến gì cả, cũng không thể lựa chọn đƣợc cả, trừ khi giáo viên đó quá kém, các cháu phản ánh chúng tôi mới có ý kiến".
81
"Tôi cho rằng chất lƣợng trƣờng học, trong đó chất lƣợng của giáo viên là nguyên nhân ảnh hƣởng lớn nhất đến kết quả học tập của con cái. Gia đình chúng tôi cứ lựa chọn trƣờng học tốt, có nhiều giáo viên tốt, có uy tín để cho con cái mình vào đó học. Học nhƣ vậy thì con cái chúng tôi mới có khả năng thi đỗ đại học cao hơn. Nhƣng điều này còn phụ thuộc vào việc con cái mình có thi đỗ vào đó không nữa, mình cũng phải theo lực học của con cái mình. Trƣờng hợp nhà tôi khá may là trƣớc đây cháu thi đỗ vào trƣờng học này, nên mình cũng yên tâm về việc học của cháu trong ngôi trƣờng nhƣ thế".
(Pvs, nữ, kinh doanh, cha mẹ học sinh, THPT)
Kết quả phỏng vấn sâu lại cho thấy, vai trò của cha mẹ trong việc lựa chọn trường học có sự khác biệt giữa các bậc học, không phải cha mẹ ở bậc học nào cũng quyết định đến việc lựa chọn học tập của con cái. Đối với bậc học Tiểu học, cha mẹ là người chủ yếu quyết định chọn trường học, lớp học của con cái. Theo các bậc cha mẹ này, trong các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy và chất lượng giáo viên mới là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tốt cũng được phụ huynh Tiểu học đánh giá là có ảnh hưởng tới kết quả học tập của con cái mình.
"Việc học của các cháu nhỏ là phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dạy dỗ, sự tận tình của các cô giáo. Tôi nghe cháu nhà tôi về nhà kể với bố mẹ là cháu rất thích đƣợc học cô giáo dạy môn Văn, cô ấy dạy môn Văn hay lắm, cô rất yêu các em học trò, cả lớp ai cũng thích đƣợc học cô".
(Pvs, nữ, nông dân, cha mẹ học sinh, Tiểu học)
"Hồi cháu nhà tôi thi đỗ tốt nghiệp cấp 2, vợ chồng tôi muốn cháu chọn thi vào trƣờng cấp 3 có uy tín của huyện, ở đó, các thầy cô dạy giỏi, nhƣ vậy cháu nhà tôi mới có cơ hội thi đỗ vào đại học sau này đƣợc. Nhƣng quả thực là chúng tôi cũng không biết chắc là trƣờng cấp 3 nào là tốt nhất, có lẽ là trƣờng cấp 3 ở trung tâm huyện, tôi cũng chỉ nghe các phụ huynh khác nói là trƣờng học đó rất tốt, các thầy cô đều giỏi. Lực học của cháu nhà tôi chỉ ở mức khá, khi chọn thi vào trƣờng nào cháu tự chọn, tự quyết định là chính chứ chúng tôi cũng không thể biết rõ đƣợc".
82
Kết quả phân tích số liệu tương quan cho thấy có sự khác biệt về mối liên hệ giữa yếu tố kinh tế và đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của các HGĐ. Trong khi những HGĐ có mức sống kinh tế khá giả nhấn mạnh chất lượng giáo viên và ngôi trường con mình theo học là nhân tố chính quyết định tới chất lượng giáo dục, thì những HGĐ có mức sống khó khăn lại cho rằng việc học thêm và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập ở trường tác động chính tới chất lượng giáo dục. Các HGĐ có mức sống khá giả cũng nhấn mạnh vai trò của phương pháp dạy học đối với chất lượng giáo dục, những HGĐ có mức sống khó khăn không đề cao vai trò của yếu tố này. Trình độ học vấn cha mẹ càng cao, họ càng chú trọng đến chất lượng giáo viên, trong khi những cha mẹ có trình độ học vấn thấp thường cho rằng cơ sở vật chất là yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của ngôi trường mà con cái họ đang theo học.
Nhìn chung, theo các HGĐ, giáo viên có chất lượng là giáo viên gương mẫu và có nếp sống, đạo đức tốt (89.9%), có kinh nghiệm giảng dạy (71.8%), và có phương pháp giảng dạy tốt (68.2%). Những biểu hiện khác của giáo viên như nhiều danh hiệu và nhiều bằng cấp, bằng cấp cao không được nhiều HGĐ cho biết là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo viên (36.8% và 49.8%). Những HGĐ này giải thích rằng, khi đánh giá về một thầy hoặc cô giáo, họ chỉ có thể biết được thầy cô giáo đó có kinh nghiệm dạy học qua số tuổi của thầy cô giáo và sự tiếp xúc qua các năm học của mình với các thầy cô giáo đó. Việc trao đổi với các phụ huynh khác hoặc với con cái mình giúp họ có thể hiểu được phương pháp giảng dạy và nếp sống đạo đức của thầy cô giáo đó có tốt không. Bên cạnh tiêu chí "giáo viên gương mẫu và có nếp sống, đạo đức tốt" được hầu hết các HGĐ ở cả 3 bậc học đánh giá về chất lượng của giáo viên, nhiều HGĐ ở bậc Tiểu học và bậc THPT cho rằng tiêu chí của giáo viên có chất lượng là giáo viên có phương pháp dạy học tốt (73.3% và 81.2%). Đánh giá này ở bậc THCS là tiêu chí "giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy" với 68%.
Phần lớn HGĐ quan niệm về "trường học có chất lượng" là "trường học có nhiều học sinh/tỷ lệ học sinh lên lớp/đỗ đại học cao" (79.1%), "chất lượng đội ngũ giáo viên cao" (76.2%), cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (72.2%). Tiêu chí đánh giá về "trường học có chất lượng" là "trường học có nhiều học sinh/tỷ lệ học sinh lên lớp/đỗ đại học cao" và "chất lượng đội ngũ giáo viên cao" được nhiều cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn lựa chọn. Đối với các cha mẹ có trình độ học vấn thấp hơn, họ thường lựa chọn tiêu chí "cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học" là cơ sở đánh giá chất lượng trường học.
83