Nội dung và hình thức trao đổi, bàn luận về dịchvụ giáo dục

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 52)

11. Kết cấu của luận văn

2.1.5. Nội dung và hình thức trao đổi, bàn luận về dịchvụ giáo dục

Nội dung phần này trả lời nhằm tìm hiểu, sau khi nắm bắt những thông tin với cơ sở là tiếp xúc ban đầu về dịch vụ giáo dục, những vấn đề gì của giáo dục được các nhóm xã hội đem ra trao đổi, thảo luận và thông qua những hình thức gì.

Bảng 2.2: Những vấn đề của nhà trường thường được các HGĐ trao đổi, bàn luận (Đơn vị: %)

Nội dung trao đổi

Bậc học

Chung Tiểu học THCS THPT

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập 60.0 68.0 52.1 59.6

Học phí và các khoản đóng góp 68.3 60.0 74.4 67.9

Nội dung, chương trình học 46.7 40.0 54.7 47.7

Phương pháp giảng dạy 51.7 45.0 59.8 52.7

Kết quả học tập của học sinh 86.7 92.0 91.5 90.6

Giáo dục đạo đức học sinh 81.7 81.0 84.6 82.7

Học thêm dạy thêm 48.3 47.0 58.1 52.0

Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên 33.3 16.0 35.9 28.2

Khác 1.7 2.0 2.6 2.2

Bảng 3 cho thấy rằng, không có sự khác biệt nhiều theo các bậc học về những vấn đề của nhà trường được trao đổi. Chỉ có 3 trong số những vấn đề trên có sự khác nhau theo bậc học. Thứ nhất, đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy. Đây là vấn đề được 68% cha mẹ học sinh ở bậc THCS cho biết, tỷ lệ này ở bậc Tiểu học là 60% và chỉ chiếm khoảng một nửa số người trả lời ở bậc THPT cho rằng như vậy (52.1%).

Trả lời câu hỏi "Những vấn đề của nhà trường mà Ông/bà thường trao đổi là gì", 90.6% cho rằng là kết quả học tập của học sinh, 82.7% ở câu trả lời giáo dục đạo đức học sinh, và 67.9% là học phí và các khoản đóng góp. Đây cũng là 3 nội dung có tỷ lệ cha mẹ học sinh thường trao đổi nhất. Các nội dung khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập, phương pháp giảng dạy, học thêm dạy thêm, và nội dung, chương trình học được khoảng 50% người cho rằng thường được họ trao đổi. Đáng chú ý, chỉ khoảng 1/3 người cho biết họ thường trao đổi về vấn đề chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên.

54

Bảng 2.3: Hình thức trao đổi thông tin về những vấn đề của giáo dục (%)

Hình thức trao đổi Bậc học Chung Tiểu học THCS THPT Điện thoại bàn 28.3 37.0 43.6 37.9 Điện thoại di động 48.3 49.0 62.4 54.5 Internet 3.3 7.0 5.1 5.4

Trực tiếp tại các buổi họp phụ huynh 90.0 93.0 89.7 91.0

Trực tiếp tại các buổi họp đoàn thể chính trị-xã

hội ở địa phương 10.0 10.0 9.4 9.7

Gặp trực tiếp tại nhà thầy/cô giáo 5.0 5.0 3.4 4.3

Họp phụ huynh học sinh là một trong những hoạt động thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái và là hình thức trao đổi phổ biến nhất của mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình (Đặng Bích Thủy, 2008: 156). Kết quả phỏng vấn bảng hỏi của luận văn này cho thấy 84.5% người cha hoặc mẹ quyết định việc họp phụ huynh học sinh của con mình và cha mẹ là người chủ yếu đi họp phụ huynh cho con (mẹ: 69.6%, cha: 28.7%).

Theo kết quả ở bảng 4, 91% HGĐ cho biết thông tin trao đổi của họ về những vấn đề học tập của con cái họ được thực hiện trực tiếp tại các cuộc họp phụ huynh học sinh. Nếu so với tỷ lệ HGĐ trao đổi thông tin thông qua các phương tiện thông tin như điện thoại, internet, hay các buổi họp đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương và đến nhà gặp trực tiếp thầy cô giáo thì có thể thấy rằng, các buổi họp phụ huynh là kênh giao tiếp chủ yếu các HGĐ về những vấn đề học tập của các em học sinh.

Các buổi họp phụ huynh thu hút sự tham gia của phần lớn các cha mẹ học sinh. Trong tổng số 277 cha mẹ được hỏi, 119 người (chiếm 43%) cho biết "tất cả phụ huynh" đều tham gia các buổi họp phụ huynh. Tỷ lệ này đối với câu trả lời "phần lớn phụ huynh" tham gia chiếm 49.1%. Chỉ có 6.5% người trả lời cho rằng chỉ có một số cha mẹ tham gia phụ phụ huynh học sinh. 1/3 người được hỏi (33.2%) cho biết họ "thường xuyên" có ý kiến tham gia trong các buổi họp phụ huynh học sinh. Mức độ có ý kiến tham gia "thỉnh thoảng" được 58.8% người xác nhận. Việc "không tham gia, chỉ nghe" chỉ chiếm 7.9% trong tổng số người được hỏi.

55

"Trong các cuộc họp phụ huynh, chúng tôi cũng hay đề nghị với thầy cô giáo, các cháu bây giờ cuối cấp, đôi khi sự đua đòi của các cháu có phần bạo dạn, nghịch ngợm hơn, dẫn đến học hành chểnh mảng, nhờ nhà trƣờng, các thầy cô đe nẹt, điện thoại trực tiếp về nhà tôi, phải quản lý học hành nhƣ vậy thì các cô mới dạy đƣợc, các cháu mới đi học đƣợc, các cô mới kèm cặp đƣợc".

(Pvs, nữ, nông dân, Hội phó Hội phụ huynh lớp 9A)

"Họp phụ huynh, phụ huynh đi đông, họ nhiều ý kiến lắm. Đa số là ủng hộ chứ không có ai phá ngang. Cái để họ quan tâm đến nhà trƣờng là nhà trƣờng có chuyển biến so với trƣớc về cơ sở vật chất, chất lƣợng dạy các cháu học sinh không. Bây giờ ngƣời ta cũng nhận thức rõ về việc học của con, về đóng góp, đi họp phụ huynh ngƣời ta cũng nói chuyện với nhau".

(Pvs, nữ, giáo viên Tiểu học)

"Cả trƣờng có 15 thành viên phụ huynh đại diện của 15 lớp khác nhau, trong đó có 1 ông Hội trƣởng, 1 ông Hội phó đại diện cho toàn trƣờng. Hàng năm có cuộc họp hội phụ huynh giữa các phụ huynh với nhau, và họp phụ huynh giữa đại diện các cha mẹ với nhà trƣờng, Ban Giám hiệu, mỗi lớp có 1 ngƣời đại diện. Họp phụ huynh rất dân chủ, họ phát biểu về nhiều khía cạnh với giáo viên chủ nhiệm để cuối cùng cùng tìm ra phƣơng hƣớng giải quyết".

(Pvs, nữ, giáo viên Tiểu học)

"Cũng có những phụ huynh họ trao đổi rất sôi nổi, đặt tất cả các vấn đề lên nhƣ chất lƣợng học tập,... nhƣng cũng có rất ít phụ huynh nói về tiền đóng gạo góp, các khoản đóng góp ấy, còn đại đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến chất lƣợng giáo dục, ngƣời ta rất muốn con cái họ có kết quả học tốt, học và thi đƣợc vào cấp 3 và tiếp lên nữa, đó là điều đáng mừng. Họ quan tâm đến chất lƣợng giáo dục là chính chứ chƣơng trình, nội dung họ cũng không quan tâm lắm đâu".

(Pvs, nữ, giáo viên THCS)

"Cơ sở vật chất đƣợc mọi ngƣời quá quan tâm vì trƣờng có một hội phụ huynh để phản ánh. Hàng năm nhà trƣờng họp các bác đó để bầu ra một bác hội trƣởng phụ huynh. Nhà trƣờng có bất cứ công việc gì thì họ cũng tụ tập để giúp đỡ mọi hoạt động. Họ có nhiệm vụ kết nối giữa phụ huynh và nhà trƣờng. Họ là đại diện của hội phụ huynh, họ thông tin với nhau, nếu có ý kiến họ phản hồi lại".

(Pvs, nữ, giáo viên THPT)

"Vấn đề phụ huynh quan tâm nhất là đội ngũ thầy cô giáo. Cơ sở vật chất nhà trƣờng, họ ủng hộ lắm, thấy trƣờng ngày càng đổi mới khang trang, họ phấn khởi lắm, họ luôn sẵn sàng đóng góp để cải thiện cơ sở vật chất cho nhà trƣờng, mua sắm, tu sửa,...".

56

Phân tích số liệu phỏng vấn đối với 277 HGĐ cho kết quả như sau: các khoản đóng góp học tập cho nhà trường (91.7%), kết quả học tập của học sinh (89.5%) và đạo đức của học sinh (84.8%) là 3 vấn đề được các bậc cha mẹ thảo luận nhiều nhất tại các cuộc họp phụ huynh học sinh. Kết quả này cũng đúng đối với từng bậc học. Ngoài ra, việc học thêm dạy thêm cũng thu hút sự quan tâm thảo luận của các bậc cha mẹ học sinh (64.8%).

Tuy nhiên, khoảng một nửa số người trả lời cho rằng ý kiến của phụ huynh ảnh hưởng ít hoặc không có ảnh hưởng gì tới chương trình học tập của nhà trường. Trong đó, mức độ ảnh hưởng ở mỗi bậc học khác nhau. Ở bậc học cao hơn, mức độ ảnh hưởng của ý kiến phụ huynh học sinh đối với chương trình học tập của nhà trường lớn hơn. Chẳng hạn, 50.4% phụ huynh của con đang học bậc THPT cho biết, ý kiến của phụ huynh học sinh "ảnh hưởng nhiều" đến chương trình học tập của nhà trường, và chỉ có 6% phụ huynh học sinh ở bậc học này nói rằng "không ảnh hưởng". Trong khi đó, tỷ lệ người trả lời ở bậc học THCS cho biết mức độ "ảnh hưởng nhiều" của ý kiến phụ huynh đối với chương trình học tập của nhà trường là 40%, và tỷ lệ "không ảnh hưởng" là 25%. Đối với bậc Tiểu học, tỷ lệ trả lời "ảnh hưởng nhiều" và "không ảnh hưởng" tương ứng là 33.3% và 31.7%. Sở dĩ ý kiến của phụ huynh không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít tới các vấn đề liên quan đến việc học tập của con cái mình ở nhà trường là vì theo họ, các các nội dung thuộc chương trình học tập của nhà trường hàng năm như vấn đề học thêm, dạy thêm, chương trình, nội dung giáo dục,… đã được “quy định sẵn” trong chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT.

Trả lời câu hỏi "Các nội dung trao đổi trong các buổi họp phụ huynh có được giải quyết không?". Kết quả cho thấy, 52.7% trả lời "phần lớn được giải quyết", 21.7% cho biết "giải quyết hết", và "khoảng một nửa được giải quyết" chiếm 16.2%. Các vấn đề được giải quyết ở bậc Tiểu học là tốt hơn so với bậc THCS và THPT. Đặc biệt, chỉ 3.4% cha mẹ học sinh ở bậc THPT cho biết các nội dung trao đổi trong các buổi họp phụ huynh được "giải quyết hết". Trong khi đó, tỷ lệ này ở bậc THCS là 30% và Tiểu học là 43.3%.

57

"Chỉ đề nghị lên cô giáo chủ nhiệm, là các cô giải quyết đƣợc".

(Pvs, nữ, Hội trưởng Hội phụ huynh TH)

"Ban phụ huynh nhà trƣờng gồm có 11 lớp, 11 hội viên, bầu ra hội trƣởng của nhà trƣờng. Trong các buổi họp phụ huynh, có gì chúng tôi thắc mắc, các cô cũng đáp ứng. Năm vừa rồi mới xây dựng ngôi trƣờng mới phải đóng 70 nghìn tiền xây dựng, nhà trƣờng yêu cầu chúng tôi vẫn đóng, nhƣng năm nay chúng tôi đề nghị các thầy cô là các cháu còn năm cuối cấp để các cháu đến trƣờng mới để các cháu có khí thế thi vào học trƣờng cấp 3. Đề nghị của chúng tôi cũng đƣợc nhà trƣờng giải quyết, các em lớp 9 đƣợc ra học đầu tiên".

(Pvs, nữ, nông dân, Hội phó Hội phụ huynh lớp 9A)

"Về cách giải quyết những thắc mắc của các cha mẹ học sinh trong buổi họp phụ huynh là chúng tôi đƣa lên cô giáo chủ nhiệm, nếu trong trƣờng hợp cô giáo chủ nhiệm giải quyết đƣợc thì cô sẽ giải quyết ngay, còn nếu vấn đề không đủ thẩm quyền giải quyết của cô, cô đƣa lên nhà trƣờng. Cách giải quyết đó chúng tôi rất đồng ý. Cuộc họp sau nếu chúng tôi thắc mắc lại là vấn đề chƣa đáp ứng đƣợc mong muốn, yêu cầu của những phụ huynh, thì cô giáo chủ nhiệm lại đề nghị lên Ban Giám hiệu nhà trƣờng, sau đó vấn đề giải quyết đƣợc ngay".

(Pvs, nữ, cán bộ viên chức, Hội trưởng Hội phụ huynh THPT)

Kết quả phỏng vấn sâu cha mẹ học sinh cho thấy, đã có hình thức trao đổi giữa nhà trường và gia đình trên kênh internet, tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn bảng hỏi chỉ có 5.4% cho biết là họ có sử dụng hình thức này (bảng 4). Hiện nay, khi đời sống của người dân ngày càng đi lên, họ cũng mua sắm nhiều hơn các phương tiện sinh hoạt đời sống, trong đó có phương tiện liên lạc là điện thoại. Theo báo cáo của UBND huyện Hưng Hà, phần lớn các gia đình hiện nay trên địa bàn huyện có điện thoại, ít nhất là điện thoại bàn. Liên lạc với nhà trường bằng điện thoại có xu hướng tăng lên theo bậc học. Đã có 37.9% người trả lời cho biết họ có liên lạc với thầy/cô chủ nhiệm qua phương tiện điện thoại bàn, trong đó, 28.3% cha mẹ học sinh ở bậc Tiểu học và 37% cha mẹ học sinh ở bậc THCS cho biết như vậy. Hình thức trao đổi thông tin của cha mẹ học sinh bằng điện thoại di động trong kết quả khảo sát khá cao, chiếm 54.5%, trong đó, cũng như xu hướng sử dụng phương tiện điện thoại bàn, cha

58

mẹ học sinh ở bậc học cao hơn có xu hướng sử dụng điện thoại di động để trao đổi nội dung liên quan đến học tập của con cái cao hơn. Điều này được giải thích là do tính thuận lợi của việc sử dụng điện thoại trong giao tiếp cá nhân (trong thời gian ngắn nhất và không phải đi lại). Kết quả này cho thấy, điện thoại hiện nay trở thành phương tiện thông tin liên lạc quan trọng nhất giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, tuy nhiên sự giao tiếp này chỉ mang tính liên cá nhân, trong phạm vi hẹp giữa hai chủ thể này.

"Đại đa số cuộc điện thoại điện cho cô là trao đổi tình hình học tập của con em họ, còn vấn đề khác thì không, chƣa gặp trƣờng hợp nào, họ điện đến với nội dung con họ về ý thức và tinh thần học tập, hầu nhƣ tuần nào cũng có một vài cuộc điện thoại".

(Pvs, nữ, giáo viên THCS)

Kênh trao đổi trực tiếp của cha mẹ học sinh với giáo viên bằng hình thức gặp trực tiếp tại nhà thầy/cô giáo được xác nhận của 4.3% người trả lời. Điều đó cho thấy, đây không phải là hình thức giao tiếp chính của cha mẹ học sinh với các thầy cô và nhà trường. Thậm chí, một số người được cho là không bao giờ biết nơi ở của thầy cô.

"Nếu có vấn đề gì cần trao đổi giữa nhà trƣờng và cha mẹ học sinh thì thầy cô giáo điện thoại trực tiếp về gia đình hoặc nếu từ phía gia đình trƣớc thì gia đình trực tiếp điện cho thầy cô giáo. Ở nông thôn chúng tôi không nhƣ ở thành phố, chúng tôi không đến trực tiếp nhà cô giáo bao giờ, thậm chí nhà cô giáo ở đâu chúng tôi cũng không biết. Chỉ gặp cô giáo ở các cuộc họp phụ huynh hoặc trao đổi trên điện thoại nếu con mình có vấn đề gì. Điện thoại nhƣ thế cũng tiện thôi".

(Pvs, nữ, nông dân, cha mẹ học sinh, THCS)

Tóm lại, cha mẹ học sinh thường trao đổi nhất về ba vấn đề của dịch vụ giáo dục là kết quả học tập của con cái họ, giáo dục đạo đức học sinh, và học phí và các khoản đóng góp. Các vấn đề này của nhà trường thường được các bậc cha mẹ trao đổi, bàn luận tại các cuộc họp phụ huynh. Bên cạnh đó, hình thức giao tiếp trực tiếp giữa cha mẹ và con cái và giữa các vợ chồng với nhau cũng là kênh quan trọng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội.

59

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)