DANH MỤC BẢNG Bảng2.1: Triển khai, thực hiện bảo vệ MTST ở địa phương Bảng 2.2: Học vấn và mức độ tìm hiểu thông tin về MTST Bảng 2.3: Giới tính và tìm hiểu về MTST Bảng 2.4: Nơi ở và ph
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ NGA
DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
NGHIÊN CỨU TẠI KHU DU LỊCH TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI- 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ NGA
DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Nghiên cứu tại khu du lịch Tràng An, tỉnh Ninh Bình
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI QUỲNH NAM
HÀ NỘI- 2012
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 4
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 9
3.1 Ý nghĩa khoa học 9
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 9
4 Mục đích nghiên cứu 10
4.1 Mục đích 10
4.2 Nhiệm vụ 10
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 10
5.1 Đối tượng 10
5.2 Khách thể 10
5.3 Phạm vi 10
6 Câu hỏi nghiên cứu 11
7 Giả thuyết nghiên cứu 11
8 Phương pháp nghiên cứu 11
8.1 Phương pháp luận 11
8.2 Phương pháp thu thập thông tin 12
8.2.1 Nghiên cứu định lượng 12
8.2.2 Nghiên cứu định tính 12
8.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 13
9 Kết cấu của luận văn 13
PHẦN 2 NỘI DUNG 14
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
Trang 41.1 Cơ sở lý luận 14
1.2 Các khái niệm 19
1.2.1 Dư luận xã hội 19
1.2.2 Khách thể và chủ thể của dư luận xã hội 20
1.2.3 Chức năng của dư luận xã hội 21
1.2.4 Truyền thông 22
1.2.5 Truyền thông đại chúng 22
1.2.6 Môi trường sinh thái 23
CHƯƠNG 2 CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 24
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 24
2.1.1 Đặc điểm khu du lịch sinh thái Tràng An 24
2.1.2 Giới thiệu mẫu nghiên cứu 25
2.2 Đánh giá dư luận xã hội về môi trường sinh thái tại khu du lịch Tràng An hiện nay 29
2.2.1 Thiết chế xã hội 29
2.2.2 Cộng đồng 37
2.2.3 Truyền thông 76
PHẦN 3 KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng2.1: Triển khai, thực hiện bảo vệ MTST ở địa phương
Bảng 2.2: Học vấn và mức độ tìm hiểu thông tin về MTST
Bảng 2.3: Giới tính và tìm hiểu về MTST
Bảng 2.4: Nơi ở và phương tiện tìm hiểu thông tin về MTST
Bảng 2.5: Học vấn và nhận thức về MTST
Bảng 2.6: Cung cấp thông tin về môi trường sinh thái
Bảng 2.7:Nghề nghiệp và cung cấp thông tin về MTST
Bảng 2.8: Nghề nghiệp và mức độ đánh giá vai trò của việc bảo vệ MTST
Bảng 2.9: Hành động phổ biến gây ô nhiễm môi trường
Bảng 2.10: Nơi ở và hành động phổ biến gây ô nhiễm MT hiện nay Bảng 2.11: Nghề nghiệp và hành động gây ô nhiễm môi trường
Bảng 2.12: Cải tạo, xây dựng tại khu du lịch Tràng An
Bảng 2.13: Đánh giá MTST tại khu DLST Tràng An
Bảng 2.14: Tuổi và đánh giá về MTST tại khu DLST Tràng An
Bảng 2.15: Vai trò của truyền thông trong giáo dục cộng đồng BV MTST
Bảng 2.16: Nội dung tuyên truyền về BV MTST tại địa phương
Bảng 2.17: Nghề nghiệp và phương tiện tìm hiểu thông tin về MTST Bảng 2.18: Tuổi và Phương tiện tìm hiểu thông tin về MTST
Bảng 2.19: Giới và phương tiện tìm hiểu thông tin về MTST
Bảng2.20: Học vấn và phương tiện tìm hiểu thông tin về MTST
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vai trò của chính quyền địa phương trong việc BVMTST Hình 2.2: Hậu quả của việc không bảo vệ môi trường sinh thái
Hình 2.3: Đánh giá về việc đưa khu DLST Tràng An vào sử dụng
Hình 2.4: Sự tham gia tuyên truyền của phương tiện truyền thông ở địa phương trong việc BVMT
Trang 8PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã bước vào những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới Một thiên niên kỷ sẽ chứng kiến nhiều biến động dữ dội, mang tính chất toàn cầu mà các điều kiện và tiền đề đã được chuẩn bị từ những năm cuối của thế
kỷ trước đó Đó là những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, môi trường sống… Những biến đổi này vừa tạo ra những
cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra những thách thức to lớn về nhiều mặt của tất cả các nước Trong đó vấn đề môi trường nói chung và môi trường sinh thái nói riêng đang là vấn đề toàn cầu và cấp bách
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu Sự tương tác hòa đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Chính vì vậy, ngày 5 tháng 6 năm
1972 tại Stockhom (Thụy Điển), các nhà khoa học và đại diện nhiều nước đã họp Hội nghị môi trường thế giới lần đầu tiên để nhắc nhỏ “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” và coi ngày 5 tháng 6 hàng năm là ngày môi trường thế giới Sau đó tháng 6 năm 1992 tại Braxin, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường thế giới diễn ra với sự tham dự của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, một lần nữa khẳng định tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng, kêu gọi mọi quốc gia hãy hợp tác hiệp lực có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường Tại Hội nghị Liên Hợp quốc về Phát triển bền vững (gọi tắt Rio+20) tháng 6-2012 tại Rio de Jeneiro, Brazil đề ra “Kinh tế xanh trongbối cảnh phát triển bền vững và khuôn khổ thể chế cho sự phát triển bền vững” Với chủ đề này sẽ giúp nâng cao nhận thức về những tác động nghiêm trọng của các hoạt động sản xuất kinh doanh như cách chúng ta đang làm
Trang 9Thông qua sự tham gia của các chính phủ trong các hành động và sẽ có tác dụng lan tỏa trên phạm vi toàn cầu sẽ đóng góp một tầm quan trọng của một nền Kinh tế Xanh, nỗ lực tập thể này sẽ giúp bảo tồn thiên nhiên, trong khi vẫn đạt được sự tăng trưởng, và khuyến khích phát triển bền vững.
Vấn đề môi trường và nhu cầu nhận thức về tình hình môi trường ở nước ta mới chỉ được thức tỉnh khi nền kinh tế bắt đầu chuyển mạnh sang cơ chế thị trường Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng ta đã khẳng định: Đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của kinh tế và gắn với việc xử lý tốt các vấn đề công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, môi trường và sinh thái Nghị quyết Trung ương khóa VIII cũng khẳng định: “Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững” [27, Tr 60] Vì thế, các chương trình nghiên cứu ở các khía cạnh, các cấp độ khác nhau về môi trường
do Trung tâm Thông tin- Tư liệu khoa học và Công nghệ quốc gia quản lý chỉ bắt đầu từ năm 1984 và tập trung rõ nhất từ sau 1987 trở lại đây
Phần lớn các công trình nghiên cứu này do các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên thực hiện nhằm hướng vào việc đánh giá tình hình môi trường nói chung, chủ yếu là xác định nhiệm vụ bảo vệ, phục hồi nguồn tài nguyên môi trường
Môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch Du lịch có thể làm suy thoái môi trường nếu bị lạm dụng, khai thác quá mức và làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo, khoảng cách về văn hóa và kinh tế giữa người dân địa phương và du khách
Du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái có thể là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững Thông qua việc tham gia vào các
Trang 10hoạt động dịch vụ du lịch, người dân địa phương sẽ không phải khai thác tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu sống của họ Cộng đồng địa phương chính là những người hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường du lịch là hết sức quan trọng Sự tham gia của cộng đồng không những có tác dụng to lớn trong việc giáo dục
du khách mà còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của chính họ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Đối với khách du lịch, nhu cầu ngày càng cao, ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sức khỏe,
xu hướng khách chỉ lựa chọn những điểm đến, những cơ sở du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường
Để thực hiện được các yêu cầu này phải có các nghiên cứu khoa học, trước hết cần nhận rõ mức độ ô nhiễm môi trường sinh thái hiện nay trên các vấn đề: Xây dựng các công trình xâm hại đến cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa; sử dụng phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí; lắp thiết bị tăng
âm quy định gây tiếng ồn; vùi, lấp đồ ăn thừa, vỏ chai lọ, đồ hộp túi ni lông
và các chất phế thải khác; khắc, viết, vẽ lên thân cây, vách đá, hang động Các nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho việc đề xuất một cách hệ thống chính sách về vấn đề môi trường sinh thái
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Dư
luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái (Nghiên cứu tại khu du lịch
Tràng An, tỉnh Ninh Bình) để tìm hiểu sự đánh giá của xã hội về tình trạng môi trường sinh thái Do dư luận xã hội có cấu trúc nhiều chiều, nên thông qua nó ta có thể thấy được vai trò của các tác nhân kinh tế, xã hội, văn hóa, của quá trình đô thị hóa, của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; Dư luận xã hội có chức năng nhận thức và điều hòa các xung đột về lợi ích ở đây là lợi ích về môi trường Chức năng điều hòa các quan hệ xã hội của dư luận xã hội có vai trò rất đáng kể; Việc phân tích dư luận xã hội về
Trang 11môi trường sinh thái sẽ góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện hoạt động
tổ chức và quản lý xã hội đối với vấn đề môi trường
2 Vài nét về vấn đề nghiên cứu
Con người và xã hội đều xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống của thiên nhiên Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên, cũng qua quá trình đó con người và xã hội có sự đối lập với thiên nhiên Con người ngày nay khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của thế hệ tương lai, bất chấp quy luật tư nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang một bên những bài toán về môi sinh và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xàphòng” Vô tình hay hữu ý, con người càng phá hủy môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng
Sự suy thoái về môi trường sinh thái toàn cầu hiện nay được thể hiện ra một trong những vấn đề: Sự suy thoái về tầng ozon Tầng ozon bị suy thoái sẽ tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái đất, làm tăng thêm bệnh tật, làm giảm khả năng miễn dịch của con người Cuối năm 1985, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra lỗ thủng ozon ở Nam Cực, đến năm 1988 người ta lại phát hiện ra lỗ thủng ozon ở Bắc Cực…; Hiện tương “hiệu ứng nhà kính” Trong thế kỷ này, nhiệt độ trái đất tăng lên từ 0,30C đến 0,70C so với thế kỷ trước Các nhà khoa học dự đoán đến năm 2030 nếu lượng khí CO2 tăng lên hai lần thì nhiệt độ tăng từ 1,50C đến 4,50C Nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ làm mực nước biển dâng lên Mực nước biển dâng lên là nguy cơ đe dọa rất nhiều quốc gia và đời sống của hàng triệu người trên trên thế giới; Làm suy giảm nguồn nước sạch Tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.360 triệu km3, trong đó lượng nước ngọt chỉ chiếm trên dưới 3% và con người chỉ sử dụng được
Trang 12khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội Thế nhưng 1% đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất…[37]
Đối với Việt Nam, tuy là một nước nông nghiệp nhưng điều này cũng không có nghĩa là không có hiểm họa sinh thái đe dọa
Ở các nước phát triển, hiểm họa sinh thái là do sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ Ở Viêt Nam, hiểm họa sinh thái do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp cũng chưa ổn định, chưa hoàn thiện
Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tùy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên Trước năm 1945, diện tích rừng của nước ta 43,8%, diện tích che phủ 28% Ngày nay, nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu
cho phép Theo kế hoạch quốc gia về môi trường đánh giá “Việt Nam hiện
nay phải đương đầu với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển, đe dọa tới các hệ sinh thái và sự cạn kiệt nguồn gien ”[42 Tr 7] Đứng trước vấn đề ô nhiễm
môi trường như hiện nay Trước hết chúng ta cần phải có những việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường sinh thái được tốt hơn trước tình trạng ô nhiễm môi trường Đó là chúng ta phải thay đổi nhận thức- xây dựng ý thức sinh thái; cần phải kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội Và du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới Ngày nay, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, hầu hết họ quan tâm đến du lịch sinh thái Trong năm 2011 lượng khách đến Cần Giờ trên
Trang 13457.000 lượt người, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước [40] Đối với khu
du lịch Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), từ đầu năm đến nay, huyện đảo này đã đón trên 61.000 lượt khách tham quan, tăng trên 40%, tổng doanh thu từ dịch
vụ du lịch đạt 186 tỷ đồng, tăng 106% so cùng kỳ năm 2011 [9] Đặc biệt du lịch sinh thái kết hợp với du lịch nhân văn ngày nay đang là một trong những loại hình thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách thăm quan trong nước Chính vì vậy, đòi hỏi những khu du lịch cần phải có công tác tốt trong bảo tồn
và giữ gìn môi trường Chỉ những nơi môi trường sinh thái xanh-sạch-đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ
du lịch Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn
đề đô thị hóa và nạn xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, dẫn tới việc khai khác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải
và khí thải, nước thải, tiếng ồn làm ô nhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của cả cộng đồng dân cư
Đã có những công trình nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá tác động qua lại giữa môi trường, du lịch và vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tại khu du lịch
Trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động du lịch nhằm góp phần phát triển bền vững tại thị
xã Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa” năm 2005, do GS.TS Nguyễn Đình Bính- Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội làm chủ nhiệm Đề tài tìm ra nguyên nhân của sự tác động trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với hoạt động du lịch Từ đó, đề ra những giải pháp, góp phần phát triển du lịch bền vững
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên
Trang 14đảo Cát Bà- Hải Phòng” năm 2002, do TS Phạm Trung Lương- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch làm chủ nhiệm Đề tài phân tích hiện trạng, phân tích sức ép tới môi trường du lịch tại đảo trong những năm tới Để thấy rõ các yếu
tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển du lịch bền vững ở đảo Trên cơ sở tính chất của cộng đồng và khả năng đáp ứng của môi trường du lịch tại đảo, từ đó
đề xuất các giải pháp để áp dụng mô hình trên đảo Cát Bà cũng như áp dụng đối với khu du lịch khác
Ngoài việc nghiên cứu về sự tác động qua lại của cộng đồng và việc bảo vệ môi trường du lịch sinh thái Đã có những công trình nghiên cứu về dư luận xã hội về các vấn đề lao động, chống tham nhũng, việc học thêm nhằm tìm hiểu tình hình dư luận hiện nay đánh giá về các vấn đề này như thế nào
Tác giả Từ Điển, với cuốn “Điều tra thăm dò dư luận”, Nxb Thống kê
Hà Nội 1996, đây có thể được coi là một nỗ lực trong việc trình bày các phương pháp thăm dò dư luận Tác giả đã chỉ ra một số nguyên tắc trong thiết
kế thăm dò dư luận cần được thực hiện như vấn đề chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, vai trò của thống kế trong dư luận xã hội
Tác giả Bùi Hoài Sơn, với cuốn “Dư luận xã hội”, Nxb Văn hóa thông tin 2006, đã tập trung vào những vấn đề cơ bản như: những khái niệm liên quan và quan niệm về DLXH, cơ sở hình thành, bản chất, các chức năng, các dạng và sự hình thành DLXH và một số đặc điểm của DLXH trong bối cảnh Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quý Thanh, với cuốn “Xã hội học về Dư luận xã hội”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2006, đã quan sát hiện tượng DLXH từ cách tiếp cận xã hội học với các khoa học liên quan khác như chính trị học, tâm lý học Tác giả cũng chỉ ra ý nghĩa của những nghiên cứu xã hội học về DLXH Trong phần này, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của DLXH trong công tác quản
lý và dự báo
Trang 15Đề tài cấp Viện “Dư luận xã hội của thanh niên công nhân về công cuộc đổi mới”, do PGS TS Mai Quỳnh Nam làm chủ nhiệm Đề tài phân tích
sự đánh giá của dư luận xã hội của thanh niên công nhân trong công cuộc đổi mới hiện nay
Cùng với các công trình xuất bản thành sách đã tổng thuật ở trên khi nghiên cứu về DLXH, có thể kể thêm một số bài viết về DLXH của tác giả Mai Quỳnh Nam đã in trong tạp chí Xã hội học và sách như: “DLXH – mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu (Số 4/1995); “Truyền thông đại chúng và DLXH” (Số 1/1996); “Mấy vấn đề về Dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới” (Số 2/1996); “Nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội” (số 4/2005); “Dư luận xã hội về sự tham gia của người dân trong cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong cuốn “Con người, văn hóa, quyền
và phát triển” (Mai Quỳnh Nam chủ biên, Nxb Từ điển Bách Khoa 2009) Những nghiên cứu này đi theo hai hướng cơ bản: chỉ ra bản chất và cơ chế hình thành DLXH và khả năng vận dụng DLXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, đối với việc tìm hiểu dư luận xã hội trong việc bảo vệ môi trường hiện nay là chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào đã được công bố Mà chỉ có nghiên cứu về môi trường và tác động của nó đến xã hội nói chung Đó là sự thiếu hụt mà chúng ta cần phải có những công trình nghiên cứu như thế này để phân tích xem dư luận xã hội hiện nay họ đánh giá như thế nào về tình trạng bảo vệ môi trường
Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của du lịch rất quan trọng, cách thức mà cộng đồng cư dân tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ
có vai trò quyết định tới sự bền vững của quá trình phát triển Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ tạo ra tiếng nói đồng thuận, tạo dư luận xã hội và tạo thêm nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi
Trang 16trường Đối với lĩnh vực du lịch, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường sinh thái càng có ý nghĩa thiết thực và quan trọng…
Do đó, chúng ta cần làm tốt công tác này, trước hết là ở từng địa phương, từng khu, điểm du lịch và sau đó là trong phạm vi toàn quốc Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch trước mắt cũng như lâu dài Đặc biệt trong ngành du lịch, môi trường sinh thái có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và ngược lại, phát triển du lịch cũng có tác động lớn đến môi trường sinh thái Du lịch cần hướng đến sự phát triển bền vững với
sự tham gia và đóng góp của các bên liên quan: Các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương Vì vậy, việc
nghiên cứu “Dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái” là một hoạt
động khoa học cần thiết ở cả cấp độ nhận thức và thực tiễn
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua tìm hiểu dư luận xã hội với việc bảo vệ môi trường sinh thái, có thể tìm hiểu được những hạn chế chính sách đối với vấn đề này, để góp phần vào việc điều chỉnh chính sách xã hội về giải quyết vấn đề môi trường sinh thái của Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội
Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn là ở chỗ thông qua dư luận xã hội của những tổ chức, cộng đồng- như là những kênh thông tin để truyền tải
Trang 17những thông tin xác thực nhất về vấn đề môi trường sinh thái Để từ đó thay đổi nhận thức và hành động của xã hội đối với môi trường sinh thái
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ khái niệm: dư luận xã hội, khách thể và chủ thể của dư luận
xã hội, các chức năng của dư luận xã hội, truyền thông và truyền thông đại chúng
+ Điều tra xã hội học
+ Nghiên cứu thực trạng dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Trang 18Phạm vi thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010
6 Câu hỏi nghiên cứu
Tình trạng bảo vệ môi trường sinh thái tại khu du lịch được chính quyền địa phương, doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Các tác động xã hội đối với dư luận xã hội về việc bảo môi trường sinh thái tại khu du lịch hiện nay ra sao? Dư luận xã hội đánh giá như thế nào về vai trò của truyền thông trong việc bảo vệ môi trường sinh thái?
7 Giả thuyết nghiên cứu
+ Môi trường sinh thái tại khu du lịch đang ô nhiễm nhưng lại chưa được quan tâm
+ Dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái đã có tác động tới những nhà quản lý, nhận thức và hiểu biết của mọi người dân trong xã hội
+ Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu du lịch nói riêng và môi trường sinh thái nói chung
+ Các yếu tố giới tính, nghề nghiệp, học vấn, nơi ở, độ tuổi có tác động đến dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
Luận văn được tiếp cận dưới quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Quan điểm của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ, dư luận xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội Nó phản ánh thực tế xã hội, trên cơ sở tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội Khi đã hình thành dư luận xã hội lại có tác động đến tồn tại xã hội
Quan điểm của các cộng động người, xuất phát từ lợi ích của họ, thông qua các chức năng của dư luận xã hội can thiệp vào sự phản ánh của dư luận
xã hội và chi phối hành động xã hội của nhóm xã hội
Trang 19Hệ thống phân loại những phương pháp nhận thức của Mác cho thấy, người ta có thể nhận thức thế giới bằng phương pháp lý thuyết (khoa học), hoặc bằng các phương pháp nghệ thuật, tôn giáo, và phương pháp tinh thần- thực tế Theo cách ấy, dư luận xã hội được xếp vào phương pháp tinh thần- thực tế Đặc trưng đó tạo nên bản chất của dư luận xã hội Sự nhận thức của
dư luận xã hội có tính chất đánh giá, từ việc đánh giá, người ta lựa chọn các phương án hành động để thúc đẩy hoặc hạn chế sự kiện, hay hiện tượng đang tạo nên mối quan tâm chung như một quá trình xã hội
Quan niệm trên cho thấy sự phản ánh thực tế trong dư luận xã hội luôn
có tính đánh giá Từ sự đánh giá các hiện tượng trong xã hội- mà các hiện tượng này là những lợi ích có tính cấp bách của số đông, để xác định hành vi ứng xử của con người Tính đặc thù của dư luận xã hội được thể hiện ở chỗ,
nó không chỉ thuần tuý tinh thần mà nó là cấu trúc tinh thần- thực tế Nói về vấn đề này, nhà nghiên cứu người Bungari B.Vinhép viết “Dư luận xã hội xuất hiện, hình thành và hoạt động như một tập hợp các tranh luận, đánh giá thể hiện các quan hệ của các nhóm xã hội với hành vi và hoạt động của từng người riêng biệt” Yếu tố trung tâm của một tranh luận tập thể nào về các hiện tượng đều được coi là dư luận xã hội, đều phải có sự đánh giá âm tính hay dương tính về hiện tượng xã hội đó Tính đặc thù của dư luận xã hội chỉ ra mức độ xem xét và thể hiện của dư luận xã hội
8.2 Phương pháp thu thập thông tin
8.2.1 Nghiên cứu định lượng
Chúng tôi tiến hành điều tra 300 người trong mẫu nghiên cứu
8.2.2 Nghiên cứu định tính
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 người Gồm:
- Cán bộ quản lý khu du lịch (4 người);
- Cán bộ chính quyền địa phương tại khu du lịch (6 người vì khu du lịch Tràng An thuộc địa bàn của 6 xã)
Trang 20Phần 2 Nội dung của luận văn gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Các tác động xã hội của dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.2 Đánh giá dư luận xã hội về môi trường sinh thái tại khu du lịch Tràng An hiện nay
2.2.1 Thiết chế xã hội 2.2.2 Khách du lịch 2.2.3 Truyền thông Phần 3 Kết luận
Trang 21PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
Dư luận xã hội là một trong những biểu hiện sớm nhất củ a ý thức xã hội, nó phụ thuộc vào những quy định của quan hệ giai cấp và các quan hệ xã hội cụ thể Khi các nhân tố kinh tế chưa đủ điều kiện để xã hội phân chia giai cấp, trong xã hội chưa xuất hiện những người tự do v à những người nô lệ , những người giàu đi áp bức những người nghèo khổ , nghĩa là những xung đột lợi ích chưa xuất hiện , tổ chức thị tộc sinh ra trong hoàn cảnh ấy sẽ không biết đến những mâu thuẫn bên trong và chỉ thích n ghi với xã hội đó Về vai trò của
dư luận xã hội trong giai đoạn này F Ănghen đã nhận xét : trong xã hội thị tộc, ngoài dư luận xã hội ra , xã hội này không có một phương tiện cưỡng chế nào khác J.Rút xô, nhà khai sáng t hế kỷ XVIII rất coi trọng vai trò của dư luận xã hội và ý thức dân chúng Trong tác phẩm “Khế ước xã hội” ông nhận định: các điều luật của nhà nước cần phải phù hợp với nguyện vọng và ý chí của nhân dân Kể từ khi tác phẩm “Khế ước xã hội” (1726) của Rút xô ra đời, xét về phương diện nhận thức của nhân loại , quyền lực thiêng liêng và vô hạn của vua chúa xem như đã chấm dứt , với việc khẳng định chủ quyền của nhân dân, quyền lực xuất p hát từ nhân dân Nhà nước được xem là người ký hợp đồng với quốc dân , trong đó các quyền lợi và lợi ích của nhân dân phải được đảm bảo
F.Heghen đã đưa ra một quan niệm tương đối mở rộng về dư luận xã hội Trong công trì nh “Triết học và pháp quyền” , F.Hêghen xem xét dư luận
xã hội trong mối quan hệ với việc phân tích thể chế nhà nước Là một người bảo thủ, bám chặt vào nền quân chủ hùng mạnh , ông đã biểu hiện sự đối lập giữa “Tâm tư ch ính trị quốc gia” với dư luận xã hội của nhân dân , trong khi
Trang 22đó tư tưởng của ông lại gắn với sự công nhận sức mạnh trí tuệ tập thể có ý nghĩa hết sức to lớn F.Hêghen chỉ ra rằng : dư luận xã hội có sức mạnh trong mọi th ời đại, bởi nó mở ra cho con người khả năng thổ lộ và bảo vệ ý kiến chủ quan của mình với cái chung
Không chỉ dừng lại ở việc xem xét vai trò của dư luận xã hội , F.Hêghen còn xác định vai trò chủ yếu của việc hình t hành dư luận xã hội , đó là thảo luận Ông đã giải thích rằng thông qua con đường thảo luận và trao đổi cho phép tách ra được cái chung trong từng ý kiến và nó tăng tỷ trọng hợp lý của các ý kiến được thảo luận và trao đổi cho phép tách ra được cái chung trong từng ý riêng và nó tăng tỷ trọng hợp lý của các ý kiến được thảo luận
Nguyên lý lý luận của chủ nghĩa duy vật chỉ rõ : tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội [17, 3-8] Dư luận xã hội là một bộ phận cấu thành hệ thống tinh thần của xã hội , do đó nó được quy định bởi tồn tại xã hội , nhưng
nó lại tác động trở lại một cách tích cực với tồn tại xã hội Đặc điểm của dư luận xã hội là mộ t cấu trúc tinh thần thực tế đã chỉ rõ mối quan hệ này
Để đánh giá được hiệu quả của dư luận xã hội cần xuất phát từ nhận thức đúng đắn vai trò tích cực của các yếu tố : tâm lý, tư tưởng và vai trò của quần chún g nhân dân trong đời sống xã hội Trong các công trình : “Ý kiến của báo chí và ý kiến của nhân dân” , “Hệ tư tưởng Đức” , dư luận xã hội ở Anh: “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước” , C.Mác
và F.Anghen đã nhiều lần khẳng định vai trò to lớn của dư luận xã hội C.Mác cho rằng: “Dư luận xã hội là dư luận của nhân dân” Ông viết : “Các đại biểu thường xuyên kêu gọi sự ủng hộ của dư luận nhân dân và đem đến cho dư luận xã hộ i nguồn phát ngôn ý kiến thực sự của mình” F.Ănghen nhận định :
“Sự tiến bộ to lớn của dư luận xã hội là tiền đề cho những biến đổi xã hội”
V.I.Lê nin khi nói đến vai trò của dư luận xã hội đã đề cao vai trò của
dư luậ n xã hội trong quản lý như sau : “Chúng ta chỉ có thể quản lý được khi nào chúng ta thể hiện đúng những gì mà nhân dân được ý thức”
Trang 23Xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc , Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận đã trở thành một bộ phận hết sức quan trọng trong toàn bộ di sản của Người Nó có giá trị to lớn về mặt lý luận cũng như về mặt thực ti ễn trong hoạt động nghiên cứu về dư luận xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Nước ta là một nước dân chủ” , “bao nhiêu lợi ích đều vì dân” Bàn về vấn đề thiết chế xã hội đối với hoạt động của tổ chức dân chúng , Người chỉ ra rằng : “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương , do dân cử
ra, đoàn thể từ trung ương đến xã đều do dân bầu nên cán bộ là đầy tớ của dân, phải biết lắng nghe ý kiến của dân , chăm lo đến lợi ích của dân” Và “các thiết chế xã hội này có nghĩa vụ thực hành những công việc chính của Chính phủ, của đoàn thể giao cho” Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định “công cuộc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân” “quyền hành và lự c lượng đều ở nơi dân” Những quan điểm đó chỉ rõ vai trò của quần chúng nhân dân
và của dư luận xã hội trong hoạt động của nhà nước
Hướng tới mục tiêu “Dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng và văn minh” Đảng và Nhà nướ c chủ trương chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước xã hội chủ nghĩa thông qua việc mở rộng nền dân chủ và chính sách mở cửa nền kinh tế Việc mở rộng nền dân chủ là điều kiện hết sức quan trọng để người dân phát huy tính tích cực chính trị , năng lực sáng tạo của họ trong đời sống
xã hội Như vậy công cuộc đổi mới của đất nước ta đã tạo nên những cơ sở khách qua n, làm tăng cường những nhân tố chủ quan của con người , coi con người vừa là mục tiêu , vừa là động lực của sự nghiệp đó Tình hình đó đã đặt
ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nghiên cứu dư luận xã hội Những nghiên cứu này cần được tiến hành thường xuyên, có hệ thống và dựa trên cơ sở khoa học
Trang 24Việc tìm hiểu bản chất của dư luận xã hội cũng phải được xuất phát từ việc nghiên cứu các quy luật chung của sự phát triển xã hội loài ngườ i và quy luật nhận thức Chủ nghĩa Mác đã khám phá ra quy luật này , điều đó cho phép mở đầu những nghiên cứu bản chất của dư luận xã hội một cách khoa học Cụ thể hóa những vấn đề cơ bản của triết học ứng dụng trong xã hội , các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác nhận thấy rằng : ý thức xã hội chính là sự phản ảnh của thực tại xã hội và bất cứ một sự xuất hiện nào của ý thức xã hội (kể
cả dư luận xã hội) đều là sự phản ánh q uá trình sống của con người
Khi nghiên cứu khía cạnh nhận thức của dư luận xã hội người ta luôn phải lưu ý đến ba điểm quan trọng Đó là: 1 Dư luận xã hội phản ánh thực tế ;
2 Dư luận xã hội đi vào mỗi dạng của ý thứ c xã hội ; 3 Dư luận xã hội bao gồm cả “nhận thức thông thường và nhận thức lý thuyết” [17, 3-8].
Dư luận xã hội tồn tại và phát triển tương đối độc lập với các hình thái
ý thức xã hội và nó đi vào “mỗi dạng của ý thức xã hội” mang tính lịch sử cụ thể Điều đó có nghĩa là sự xâm nhập của dư luận xã hội vào các dạng ý thức
xã hội khác nhau ở các giai đoạn phát triển của loài người , là kết quả tác động của yếu tố xã hội lẫn yếu tố nhận thức
Dư luận xã hội là một hình thức biểu hiện các hiện tượng , các sự kiện
xã hội của trạng thái ý thức xã hội trên các mặt tư tưởng , cảm xúc và ý chí Xét trên khía cạnh nhận thức , trong dư luận xã hội luôn có cái đúng và cái sai ,
lẽ phải và sự nhầm lẫn Vì nhận thức được phản ánh trong dư luận xã hội không hoàn toàn tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt của nhận thức chân lý F.Hê ghen có lý khi ông cho rằng : trong dư luận xã hội luôn có cái thật và cái giả Tính chất này tạo nên đặc điểm dễ thay đổi của dư luận xã hội và thể hiện tính biện chứng của dư luận xã hội
Tựu chung lại các yếu tố trên cho thấy dư luận xã hội có cá c đặc điểm sau :
1 Tính công chúng
Trang 252 Nó liên hệ chặt chẽ với quyền lợi của các cá nhân , nhóm xã hội
3 Nó dễ thay đổi [17, 3-8]
Để trở thành dư luận xã hội , các hiện tượng , các sự kiện xã hội phải trải qua một số giai đoạn Có thể hình dung được con đường này như sau : khi có một sự kiện nào đó xuất hiện và tác động lên số đông thì mỗi người trong số đông đó đưa ra ý kiến riêng , nói lên sự đánh giá của mình , bên trong các nhóm xã hội nhỏ n hất, các ý kiến tập thể được hình thành , do có sự tương tác của các cá nhân , sau đó trở thành dư luận xã hội trong các nhóm xã hội lớn Quá trình này được chia thành các bước như sau :
Bước 1: Các cá nhân, các nhóm xã hội tiếp xúc , làm quen tạo nên cảm
giác ban đầu và trao đổi thông tin về các hiện tượng ban đầu và trao đổi thông tin về các hiện tượng , các sự kiện đó, ở đây lợi ích là yếu tố có ý nghĩa to lớn
Bước 2: Trao đổi, bàn luận về các ý kiến xung quanh đối tượng của dư
luận xã hội tại đây ý kiến đánh giá của cá nhân chuyển từ ý thức cá nhân sang
ý thức tập thể
Bước 3: Các ý kiến khác nhau được thống nhất trên những quan điểm cơ
bản để hình thành những đánh giá chung về các hiện tượng, các quá trình xã hội Những đánh giá này thỏa mãn được nhận định của đa số cộng đồng người
Bước 4: Từ việc đánh giá dẫn đến sự phán xét về hành động và rút ra những kiến nghị trong hoạt động thực tiễn
Các bước trên cho ta thấy ba giai đoạn cơ bản của dư luận xã hội
Trang 26a Dư luận xã hội phụ thuộc vào tính chất , quy mô các hiện tượng , các sự kiện xã hội Trong đó tính lợi ích và tính công chúng là quan trọng nhất
b Hệ tư tưởng, trình độ hiểu biết , năng lực văn hóa có ý n ghĩa quan trọng đối với việc hình thành dư luận xã hội Ở đây, hệ tư tưởng giữ vai trò chủ đạo
c Sự tham gia của quần chúng đối với các sinh hoạt chính trị - xã hội, thái độ cởi mở , tinh thần dân chủ trong các hoạt động n ày được coi là tác nhân kích thích sự tích cực của quần chúng để thể hiện dư luận xã hội
d Những yếu tố như tâm lý , không khí đạo đức trong tập thể lao động , thói quen tâm trạng , ý chí của các cộng đồng người đều có tác động đến sự hình thành dư luận xã hội
Việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội ở các nhóm dân cư , các tầng lớp xã hội ở Việt Nam hiện nay gắn liền với quá trình đổi mới đất nước Chủ trương mở rộng nền dân chủ , làm thay đổi những giá trị cơ bản trong xã hội ,
nó tác động đến các mặt của đời sống xã hội đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với yếu tố con người , làm tăng tính tích cực chính trị của công dân , đó là dấu hiệ u cần thiết để người dân bày tỏ thái độ và sự đánh giá của họ đối với các sự kiện , hiện tượng xã hội , từ đó tác động đến tính năng động xã hội đối với thực tiễn cuộc sống
Việc nghiên cứu dư luận xã hội của việ c bảo vệ môi trường sinh thái tại Khu du lịch Tràng An để cho thấy sự đánh giá của xã hội đến việc quản lý , ý thức của người dân tại khu du lịch Tràng An nói riêng và các khu du lịch nói chung
1.2 Các khái niệm
1.2.1 Dư luận xã hội
Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội , phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn , của nhân dân nói chung về các hiện tượng , các sự
Trang 27kiện đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại
Quan niệm trên cho thấy sự phản ánh trong dư luận xã hội trước hết có tính chất đánh giá Sự đánh giá các hiện tượng xã hội dùng để xác định hành
vi ứng xử của con người Dư luận xã hội xuất h iện, hình thành và hoạt động như một tập hợp các tranh luận đánh giá thể hiện quan hệ của các nhóm xã hội và hành vi của họ Yếu tố quyết định của bất cứ tranh luận tập thể nào về các hiện tượng để có thể được co i là dư luận xã hội đều phải có sự đánh giá
âm tính hay dương tính về hiện tượng đó
Nhờ có dư luận xã hội mà một trong những chức năng của ý thức xã hội được hiện thực hóa , cụ thể là chức năng tiền đề thể hiện va i trò trong việc xác định đánh giá tình hình và lựa chọn hành vi của con người Do tính đặc thù của bản chất dư luận xã hội như vậy nên nó không thuần túy tinh thần mà
là một cấu trúc tinh thần thực tế
Tính đặc thù nói trên của dư luận xã hội cũng chỉ ra mức độ xem xét sự thể hiện dư luận xã hội Dư luận xã hội chín chắn phải thể hiện đầy đủ ở mức độ lời nói và mức độ hành vi Vì vậy, dư luận xã hội được xem là một hiện tượng tâm lý xã hội, là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội [17,3-8]
1.2.2 Khách thể và chủ thể của dư luận xã hội
Khách thể của dư luận xã hội có thể là những sự kiện hết sức khác nhau trong đời sống x ã hội Lợi ích chung được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xác định khách thể của dư luận xã hội Cần thấy rằng , trong mối quan hệ với ý thức, lợi ích có thể tồn tại ngoài dư luận xã hội , chẳng hạn , lợi ích được phản ánh dưới dạng các học thuyết , các cương lĩnh , nhưng chính bản thân dư luận
xã hội lại chỉ tồn tại trên cơ sở lợi ích chung Lợi ích chung là cơ sở để xuất hiện các tranh luận tập thể Dấu hiệu thứ hai để xem xét khách t hể của dư luận
xã hội là tranh luận Các tranh luận này gắn với lợi ích xã hội được mọi người cùng có nhu cầu quan tâm [13,3-8]
Trang 28Chủ thể của dư luận xã hội là toàn thể xã hội nói chung , là quần chúng nhân dân, là các tổ chức Đảng, hoặc các tổ chức đoàn thể xã hội Khi xem xét
dư luận xã hội , người ta không chỉ đặt nó trong cấu trúc ý thức xã hội nói chung, mà phải phân tích nó trong cấu trúc các quan hệ xã hội vì bản chất của
dư luận xã hội phản ánh vị thế xã hội trong sự tương tác với các cá nhân và các nhóm xã hội được tạo nên bởi các quan hệ xã hội và các lợi ích của họ
1.2.3 Chức năng của dư luận xã hội
Chức năng điều hòa các quan h ệ xã hội : trong đời sống thường có
những khác biệt về kinh tế , chính trị, xã hội ở các nhóm dân cư , các tầng lớp
xã hội, những khác biệt đó có thể dẫn đến xung đột xã hội Dư luận xã hội có khả năng điều hòa các qu an hệ xã hội, làm giảm bớt những căng thẳng xã hội , bảo vệ các hành vi vì lợi ích chung , vì tiến bộ chung Ở những xã hội kém phát triển , trong một số trường hợp , dư luận xã hội còn có sức mạnh hơn cả pháp luật
Chức năng kiểm soát : thông qua sự đánh giá của quần chúng về các
hiện tượng xã hội cho thấy những thông tin nhiều mặt về tình trạng xã hội , để bộ máy quản lý , lãnh đạo xem xét các hoạt động có phù hợp với lợi ích xã hội hay không? Đối với chức năng này , yếu tố công khai đặc biệt quan trọng Chỉ trên cơ sở công khai , chức năng kiểm soát của dư luận xã hội mới phát huy được tác dụng
Chức năng giáo dục: Dư luận xã hội có ý nghĩa đối vớ i việc hình thành
nhân cách con người Trong xã hội , hành vi của cá nhân bị chế ước bởi dư luận xã hội , thông qua sự đánh giá (tốt, xấu, khen, chê ), để người ta lựa chọn các phương án ứng xử , duy trì các khuôn mẫu hành vi có tác dụng trên các tầng của tổ chức xã hội , từ người dân ở cơ sở đến cán bộ có cương vị trong hệ thống quản lý
Trang 29Chức năng lời khuyên : trước những vấn đề khó khăn , phức tạp, thông
qua sự đánh giá của số đông , DLXH có thể đưa ra kiến nghị , các đề xuất cần thiết để cá nhân, hoặc các tổ chức xã hội xem đó như những lời khuyên , nhằm lựa chọn các phương án ứng xử , định hướng hoạt động [23,11-14]
1.2.4 Truyền thông
Theo cách hiểu phổ biến, truyền thông được xác định là hoạt động truyền tải và chia sẻ thông tin Quá trình này diễn ra liên tục , trong đó tri thức, tình cảm và kỹ năng liên kết với nhau Đây là một quá trình phức tạp , qua nhiều khâu, các khâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân , các nhóm người [20,210-220]
1.2.5 Truyền thông đại chúng (mass media)
Truyền thông đại chúng là toàn bộ những kỹ thuật lan truyề n thông tin tới những nhóm công chúng lớn , chủ yếu bằng báo viết , phát thanh , truyền hình, Internet Sibermann (1981) định nghĩa đó là sự truyền bá với số lượng lớn những nội dung giống nhau cho những cá nhân và những nhóm đông người trong xã hội dựa trên kỹ thuật truyền bá tập thể Media là những vật truyền, những kênh để truyền đi các thông điệp khác nhau [20,210-220]
Từ các khái niệm cơ bản về truyền thông và truyền thông đại chúng như đã trình bày ở trên , có thể thấy rõ dư luận xã hội có khả năng can thiệp vào các sự kiện xã hội Do chỗ dư luận xã hội là một cấu trúc nhiều triều , nên việc phân tích dư luận xã hội sẽ cho thấy các tương tác xã hội , phản ánh các quan hệ xã hội tạo nên mối quan tâm chung của dư luận Vấn đề môi trường sinh thái tại các khu du lịch hiện nay đang là vấn đề cần quan tâm Bởi hiện nay, ở Việt Nam đang hình thành rất nhiều những khu du lịch si nh thái nhằm thu hút khách du lịch tới thăm quan và nghỉ dưỡng Chính vì thế , việc nghiên cứu dư luận xã hội đánh giá như thế nào về hiện tượng này , cũng như quá trình khai thác và sử dụng các khu du lịch sinh thái hiện nay, việc nghiên cứu
dư luận xã hội về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái hiện nay là cần thiết
Trang 30.1.2.6 Môi trường sinh thái
a Môi trường
Khái niệm môi trường được nhiều học giả trong và ngoài nước đưa ra,
kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Sau đây, chúng tôi xin trình bày một số khái niệm về môi trường của Việt Nam được lấy trong Đại từ điển Tiếng Việt là Luật bảo vệ môi trường năm 1993
Theo đại từ điển Tiếng Việt thì: Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh, có tác động trực tiếp lên
sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật
Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đưa ra khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất, nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, tồn tại
và phát triển của con người và thiên nhiên
Như vậy, môi trường là bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng đến con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, đất, nước và xã hội loài người
b Khái niệm sinh thái
Thuật ngữ sinh thái học “ecology” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp :Oikos, nghĩa là “nhà” hoặc “nơi sinh sống”; Logos, nghĩa là môn học Theo nghĩa của sinh thái học, sinh thái học là khoa học về cơ thể sống trong “nhà của mình” Theo nghĩa thông thường, sinh thái học là khoa học về quan hệ của các sinh vật với môi trường xung quanh chúng
Sinh thái là quan hệ giữa sinh vật, kể cả con người và môi trường Nói cách khác, sinh thái là mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với con người trong một địa vực nhất định, trong đó yếu tố sinh học chiếm vị trí chủ đạo
Như vậy, môi trường sinh thái là tổng thể những mối quan hệ giữa con người, môi trường tự nhiên và các loài sinh vật
Trang 31CHƯƠNG 2 CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm khu du lịch sinh thái Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2.168 ha, nằm trên địa bà n
6 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư , huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm trong dãy đá vôi Hoa Lư Khối đá vôi Hoa Lư được giới hạn về phía Đông là sông Chanh , phía Bắc là sông Hoàng Long, phía Tây Nam là sông Bến Đang Ở phía Bắc , Đông và Đông Nam của khối đá vôi này là những cánh đồng bằng phẳng trù phú được bồi đắp bởi hệ thống sông Đáy và sông Vân
Hiện nay , khu du lịch sinh thái Tràng An chưa có đánh giá chính xác được số lượng hang động , chỉ riêng số hang xuyên thủy đã được đo khảo sát
là 48 hang với tổng chiều dài 12.226m, nhóm hang xuyên thủy dài như : hang Địa linh (1.500m), hang Sinh Dược (1.300m) [8] quần thể hang , động, núi, thung, hồ, suối đã tạo nên một sinh cảnh “Tràng An” thơ mộng “độc nhất
vô nhị” ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như mọi vùng miền của đất nước , nơi đây quần hội nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo đa dạng một tài nguyên du lịch giàu tiềm năng
a Động thực vật
Do đặc điểm môi trường tự nhiên , khu du lịch sinh thái Tràng An có hệ động, thực vật phong phú , tính đa dạng sinh học cao Qua điều tra , khảo sát bước đầu đã thống kê được 577 loài thực vật tr ong đó có 10 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ Đặc biệt là tài nguyên cây thuốc ở đây đa dạng quý hiếm và đã có 311 loài có thể dùng làm thuốc , thực vật làm cây cảnh có 76 loài thuộc 31 họ các loại cây gỗ quý như k iềng, đinh, sến, lát còn rất ít và ở những nơi khó đến còn lại hiện nay trên núi đá vôi là những
Trang 32thực vật ít có giá trị về kinh tế Động thực vật thủy sinh trong vùng ngập nước Tràng An còn tương đối phong phú , bao gồm 30 loài động vật nổ i, 40 loài động vật đáy đặc biệt là rùa cổ sọc được coi là động vật quý hiếm cần được bảo vệ [8]; động vật trên cạn chưa thống kê đầy đủ nhưng tương đối phong phú về số loài như khỉ , sơn dương , cầy đổi màu , tê tê, các loài chim đặc biệt là phượng hoàng đất - một loài chim quý hiếm sống thành bầy đàn
b Về tài nguyên du lịch nhân văn
Thông qua các đợt khảo sát dưới góc nhìn của các lĩnh vực chuyên môn khác nhau các chuyên gia có nhiều đánh giá khác nhau song đều có một thống nhất đó là khu du lịch sinh thái Tràng An đang còn ẩn chứa nhiều những giá trị tài nguyên du lịch nhân văn rất lớn , có những giá trị đã được phát lộ , có những giá trị đang trong quá trình nạo vét để đưa vào khai thức như hệ thống hang động , khai quật khảo cổ Nhiều di vật , dấu tích của người tiền sử từ 5.000- 30.000 năm [6] ở các hang Bói, hang Trống
Gắn liền với lịch sử dựng nước , giữ nước của dân tộc, vùng đất này còn được đánh dấu bởi những dấu tích để lại như đền Trần , chùa Bái Đính
Khu du lịch sinh thái Tràng An hiện nay có 9 tuyến du lịch đường thủy
và 2 tuyến du lịch đường bộ Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng
11 tuyến chí nh và các tuyến đường nhánh , các quèn đi bộ qua núi Khu du lịch đã được quy hoạch chi tiết , đồng bộ cả hệ thống cấp điện , hệ thống thông tin liên lạc , cấp nước và vệ sinh môi trường Tuy nhiên, do mới đưa vào khai thác nên tình trạng quản lý nói chung và quản lý về môi trường nói riêng tại khu du lịch chưa đi vào nề nếp nên tình trạng lộn xộn, vứt rác, rác thải, đất thải ra môi trường tại điểm du lịch này còn phổ biến
2.1.2.Giới thiệu mẫu nghiên cứu
Trong phần trên, chúng ta đã trình bày rằng dư luận xã hội có cấu trúc tinh thần- thực tế Đặc trưng ấy là ảnh hưởng của việc tác động quy mô và
Trang 33cường độ của dư luận xã hội Sự nhận thức của dư luận xã hội có tính chất đánh giá, người ta lựa chọn các phương án hành động để thúc đẩy hoặc hạn chế các sự kiện, hay các hiện tượng xã hội tạo nên mối quan tâm chung Quan điểm của cộng đồng người xuất phát từ lợi ích của họ, thông qua sự đánh giá
xã hội, các chức năng của dư luận xã hội can thiệp vào sự phản ánh của dư luận xã hội và chi phối hành động xã hội của các nhóm dân cư, các nhóm xã hội khác nhau, cũng như các tập đoàn xã hội Nhờ có dư luận xã hội mà một trong những chức năng của ý thức xã hội được hiện thực hóa, cụ thể là chức năng tiền đề thể hiện vai trò trong việc xác định đánh giá tình hình và lựa chọn hành vi con người Chính vì tính chất đặc thù của dư luận xã hội, việc nghiên cứu dư luận xã hội dựa trên các yếu tố giới tính, học vấn, nghề nghiệp, tuổi, nơi ở để thấy được sự đánh giá của nhóm xã hội khác nhau về vấn đề môi trường hiện nay
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 300 bảng hỏi, được khảo sát ở khu du lịch Tràng An, Tỉnh Ninh Bình Đối tượng nghiên cứu là những người làm ở các lĩnh vực nghề nghiệp, lứa tuổi, học vấn, giới tính, nơi ở khác nhau, để thấy được dư luận của xã hội họ nhìn nhận và đánh giá như thế nào về môi trường du lịch sinh thái hiện nay Cơ cấu mẫu được thể hiện cụ như sau:
a Cơ cấu giới tính
148 152
Nam 49,3
Nữ 50,7
Chúng tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên với khách du lịch trên địa bàn khu du lịch Tràng An Trong đó tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%
Trang 34b Cơ cấu tuổi
Lứa tuổi mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu được xác định là ngoài lứa tuổi vị thành niên Trong đó, chúng tôi chia ở ba nhóm tuổi, gồm lứa tuổi được xác định là tuổi thanh niên (18-35), lứa tuổi trung niên (35-60) và ngoài chung niên hay còn gọi là “người cao tuổi” (ngoài 60 tuổi) Bởi vì theo chúng tôi, lứa tuổi này đã có được những kiến thức, trải nghiệm trong cuộc sống nói chung và trong nhận thức về môi trường sinh thái du lịch nói riêng Nhóm tuổi 18-35 chiếm 37,7%; Nhóm tuổi 35-60 chiếm 43,7% và Nhóm ngoài 60 tuổi chiếm 18,7% Nhìn vào số liệu này, nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy rằng lứa tuổi có nhiều tiềm nằng đi du lịch là nằm trong độ tuổi 35-60, điều này cho thấy khả năng về mặt kinh tế, làm chủ cuộc sống của họ đã vững
Cơ cấu về học vấn chúng tôi xét theo cấp bậc của Bộ giáo dục đào tạo,
đó là từ cấp tiểu học đến cấp trên đại học Trong đó trên đại học 15,0%, đại
Trang 35học 16,7%, trung cấp 24%, PHPT là 18,7% , THCS là 12,3% và tiểu học chiếm 13,3%
d Cơ cấu về nghề nghiệp
viên
nông dân
hưu trí giáo
viên
nghề tự do
công nhân
khác
Chúng tôi chia theo những nghề nghiệp chủ yếu sau: Cán bộ có 13,3%, nhân viên 13,0%, nông dân 17,0%, hưu trí 5,7%, giáo viên 15,3%, công nhân 13,0%, nghề tự do 15,7,0% và nghề khác 7,0%
e Về cơ cấu nơi ở
151 149
Nông thôn 50,3 Thành thị 49,7
Nhóm nghiên cứu chia nơi ở trong cơ cấu mẫu nghiên cứu thành hai vùng chính, nông thôn và thành thị Nông thôn có 50,3% và thành thị là 49,7%
Trang 362.2 Đánh giá dư luận xã hội về môi trường sinh thái tại khu du lịch Tràng An hiện nay
Nhìn chung, các nhà xã hội học đều cho rằng thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội Trong mọi xã hội bao giờ cũng có nhưng nhu cầu cơ bản, mà việc thỏa mãn chúng có ý nghĩa sống còn với sự tồn tại của bản thân xã hội Sự hiện diện một cách phổ biến của các thiết chế trong các xã hội chứng tỏ rằng chúng có những vai trò và những chức năng quan trọng trong đời sống xã hội Các nhà xã hội học thường cho rằng thiết chế xã hội có hai chức năng cơ bản đó là điều hòa và kiểm soát xã hội
Hướng nghiên cứu dư luận xã hội về thiết chế xã hội đã có tác động như thế nào đến việc bảo vệ môi trường sinh thái là một nội dung quan trọng của luận văn này Các thiết chế xã hội có vai trò đáng kể cùng với cả cộng đồng thực hiện các chính sách để bảo vệ môi trường sinh thái Vai trò, chức năng của thiết chế xã hội đóng vài trò quan trọng trong việc kiểm soát hành vi của cá nhân Vấn đề này cũng được thể hiện qua sự đánh giá của dư luận xã hội từ các đối tượng tham gia chương trình nghiên cứu của chúng tôi Mục đích của sự tham gia của thiết chế xã hội là làm cho cộng đồng xã hội thấy rõ hậu quả của việc không bảo vệ môi trường để từ đó thấy rõ được vai trò của thiết chế xã hội trong vấn đề này Đây là một trong những chức năng quan
Trang 37trọng của dư luận xã hội, bởi chính thiết chế xã hội là những đơn vị kiểm soát hành vi của việc gây ô nhiễm môi trường
Bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường sinh thái nói riêng
là việc làm quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người trên hành tinh này Điều này, đòi hỏi cần phải có các tổ chức, thiết chế xã hội vào cuộc một cách mạnh mẽ và phải tích cực hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường Để đảm bảo thực thi việc bảo vệ môi trường một cách tích cực và chủ động, đòi hỏi các cấp chính quyền, các tổ chức cần phải có những chính sách cụ thể nhằm áp dụng vào việc thực thi vấn đề bảo vệ môi trường có hiệu quả Đối với khu du lịch sinh thái nói chung và khu du lịch sinh thái Tràng An (tỉnh Ninh Bình) nói riêng cần phải có những chính sách quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương ở nơi đây Vai trò của chính quyền địa phương đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái du lịch đóng vai trò quan trọng cần thiết Bởi vì, cần phải có cơ chế quản lý chặt chẽ của các cấp- cơ quan trực tiếp quản lý các khu du lịch về mặt hành chính Chúng tôi có tìm hiểu chính quyền địa phương
thì được biết "Chúng tôi chỉ làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, đối với vấn đề
môi trường ở đây thì không có gì phải quan tâm Họ xây dựng khu du lịch tất nhiên là họ phải thực hiện tốt về vấn đề này Nếu như họ không làm tốt thì sẽ không thu hút được khách du lịch đến đây Đối với chúng tôi, điều chúng tôi quan tâm là sau khi khu du lịch đưa vào sử dụng thì lợi ích về mặt kinh tế đêm đến cho người dân như thế nào? Và nó có tác động như thế nào đến đời sống của người dân nơi đây (Nữ, 38 tuổi, cán bộ, PVS số 1)"
Yếu tố môi trường của khu du lịch sinh thái Tràng An chưa được các cấp chính quyền ở đây quan tâm Họ còn thụ động trong việc này, họ làm theo
sự chỉ đạo của cấp trên, chưa chủ động đưa ra những ý kiến của mình trong việc bảo vệ giữ gìn môi trường ở đây
Trang 38Họ là đơn vị hiểu rõ nhất về môi trường sinh thái nơi đây Họ hiểu được vùng đất, con người nơi đây Khi một công ty, một đơn vị muốn thi công hoặc cải tạo các vùng đó thành khu du lịch thì chính họ là người nắm bắt
và yêu cầu đơn vị thi công phải làm như thế nào cho phù hợp với môi trường
tự nhiên ở vùng đó Vai trò quan trọng của các cấp chính quyền địa phương
đã được người dân và khách thăm quan du lịch đánh giá cao Với câu hỏi
“chính quyền địa phương (Xã/Phường) đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu du lịch” Có 77,7% số người được hỏi trong mẫu điều tra trả lời là “quan trọng” Hầu hết mọi người đánh giá vai trò quan trọng của các cấp chính quyền ở các khu du lịch trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Điều này, cho thấy rằng, vai trò không thể thiếu của các cấp trong việc bảo vệ môi trường Như đã phân tích ở trên, chính quyền địa phương là đơn vị trực tiếp quản lý khu du lịch đó thì họ sẽ nắm rõ vấn đề của vùng Khi họ nắm được thì họ sẽ có những chính sách quản lý và khai thác có hiệu quả cả về mặt kinh tế cũng như về mặt môi trường
Hình 2.1: Đánh giá của cộng đồng về vai trò của chính quyền địa phương trong việc BVMTST
77,7
12,7 9,6
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Nguồn: số liệu điều tra thực địa tại Tràng An
Trang 39Nhìn bảng đo mức độ đánh giá về vai trò của thiết chế xã hội cho chúng ta thấy được mức độ quan trọng của họ trong việc quản lý và bảo vệ môi trường sinh thái tại các điểm du lịch Trong số 300 người được hỏi có 38 người đánh giá là “rất quan trọng” và “quan trọng” là 233 người, chỉ có 29 người lựa chọn phương án trả lời là không quan trọng Như vậy, DLXH hiện nay người cho rằng vai trò của chính quyền địa phương là quan trọng và rất quan trọng chiếm số đa số
Chúng tôi hỏi cán bộ quản lý cấp cơ sở về vai trò của chính quyền
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chúng tôi nhận được câu trả lời "Đó là
cấp ủy ở trên, chúng tôi chỉ là người thực hiện theo nên vai trò của chúng tôi chỉ là thực hiện Ngoài ra, chúng tôi chỉ có phát động người dân tham gia dọn vệ sinh chung của cộng đồng như đường làng, ngõ xóm mà chúng tôi phát động người dân họ còn không muốn tham gia (Nam, 39 tuổi, cán bộ,
PVS số 2)"
Đối với vai trò của cấp chính quyền xã trong việc bảo vệ môi trường sinh thái chỉ là thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên Đối với việc kết hợp với công ty khai thác du lịch thì vai trò của các cấp chính quyền cơ sở như thế
nào? "Chúng tôi chỉ được làm việc chung chung về việc triển khai để đưa vào
khai thác du lịch như thế nào? Vai trò của chúng tôi là phối kết hợp, tạo điều kiện để cho công ty du lịch thực hiện tốt việc triển khai công việc của mình Còn việc môi trường hoặc làm đẹp của khu du lịch là do Công ty khai thác du lịch phải chịu trách nhiệm Vấn đề này phải do cấp trên thực hiện vì hiện nay, chúng tôi nói về vấn đề này thì cũng không biết như thế nào vì ở địa phương tôi chưa có ai được đi học về vấn đề này (Nam, 40 tuổi, cán bộ, PVS số 2)"
Cán bộ địa phương chưa nhận thức đúng vai trò của họ trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường của mình Như trong phỏng vấn sâu số 2 đã nêu là
có phát động nhưng người dân không tham gia Chính vì vậy mà họ cảm thấy mình không có trách nhiệm trong việc này Việc bảo vệ môi trường ở cấp cơ
sở là do sự tự phát của từng địa phương mà chưa có kế hoạch cụ thể
Trang 40Con số đã phản ánh được phần nào nhận thức của người dân đối với vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức trong việc quản lý vấn đề này Tuy nhiên, các cấp chính quyền, cũng như các tổ chức đã làm được điều mong đợi
của người dân hay chưa Tìm hiểu cán bộ ở đây được biết " Khu du lịch sinh
thái Tràng An nằm trực tiếp trên địa phận hành chính của xã nên việc triển khai đưa khu du lịch sinh thái này vào sử dụng Cấp trên có đưa ra công văn, chỉ thị của tỉnh Ủy, cũng như của Nhà nước Chúng tôi cứ theo công văn đấy
để thực hiện, còn vấn đề môi trường liên quan đến công ty khai thác du lịch
Họ khai thác nên họ phải có trách nhiệm quản lý về vấn đề này, chúng tôi không sử dụng nên không có trách nhiệm (Nam, 45 tuổi, cán bộ, PVS số 4)"
Xét về nhận thức của người dân đối với vai trò của thiết chế xã hội trong việc bảo vệ môi trường du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An, tỉnh Ninh Bình Đó là tín hiệu tích cực để thúc đẩy vai trò của thiết chế hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Về nhận thức của người dân chúng ta thu được sự đánh giá cao của cộng đồng đối với vai trò của các tổ chức này, còn việc thiết chế ở địa phương đã làm được những gì trong bảo vệ môi trường sinh thái
Với câu hỏi “Việc triển khai, thực hiện ở địa phương Ông/Bà về việc bảo vệ môi trường sinh thái?” Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng2.1:Triển khai, thực hiện bảo vệ MTST ở địa phương
Triển khai, thực hiện Tần suất
(số người)
Tỷ lệ (%)
Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng 127 42,3
Thu rác, túi nilon, chất thải 100 33,3
Thực hiện những qui định trong BVMT 28 9,4
Bảo vệ tốt hệ động, thực vật 45 15,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực địa tại Tràng An