1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại huyện hưng hà tỉnh thái bình

135 623 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 5,51 MB

Nội dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp vi4.7.3 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính 4.7.4 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ CHỌN LỌC CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TRONG VỤ XUÂN HÈ VÀ THU ðÔNG

TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI- 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ CHỌN LỌC CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TRONG VỤ XUÂN HÈ VÀ THU ðÔNG

TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Chuyên ngành ñào tạo: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN HỒNG MINH

HÀ NỘI- 2014

Trang 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả ñược nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa ñược sử dụng trong bảo vệ bất kì một học

vị nào

Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ ñể tôi hoàn thành luận văn này ñã ñược cảm ơn và các trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương

Trang 4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược những sự giúp ñỡ hết sức tận tình và quý báu từ nhiều tập thể và cá nhân

Trước hết tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Hồng Minh – Giám ñốc trung tâm nghiên cứu và phát triển rau chất lượng cao – Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, giảng viên bộ môn Di truyền – Chọn giống cây trồng, ñã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau chất lượng cao – Trường ðại học Nông Ngiệp Hà Nội, ñã nhiệt tình giúp ñỡ trong suốt quá trình tôi thực tập tại Trung tâm ðồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong

bộ môn Di truyền – Chọn giống, khoa Nông học, trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã nhiệt tình dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Cuối cùng tôi xin ñược chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè ñã hết lòng giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành báo cáo

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Hương

Trang 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp iii

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 4

2.1 Nguồn gốc, sự phân bố cà chua trên thế giới 5

2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới 15 2.3.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 15 2.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới 18 2.4 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua tại Việt Nam 30

Trang 6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp iv

2.4.1 Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam 30 2.6.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển cà chua ở Việt Nam 30 PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

3.6.1 Thời gian qua các giai ựoạn sinh trưởng (ngày) 39 3.6.2 Một số ựặc ựiểm sinh trưởng và cấu trúc cây 39 3.6.3 Một số ựặc ựiểm hình thái và ựặc ựiểm ra hoa 39

3.6.5 Một số chỉ tiêu về hình thái quả, ựộ chắc của quả 39

3.6.7 Tình hình nhiễm bệnh trên ựồng ruộng 41 3.6.8 đánh giá khả khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ của các THL

4.1 Kết quả nghiên cứu khả năng chịu nóng của các tổ hợp lai vụ

4.1.1 Các giai ựoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua 42 4.1.2 động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của THL 44 4.1.3 Một số ựặc ựiểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua 48

Trang 7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp v

4.4.1 Các giai ñoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua 72 4.4.2 ðộng thái tăng trưởng chiều cao và số lá của THL 74 4.4.3 Một số ñặc ñiểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua 78 4.4.4 Một số tính trạng hình thái và ñặc ñiểm nở hoa 78 4.4.5 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua 80 4.4.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai 81 4.5 Kết quả nghiên cứu hình thái chất lượng quả các tổ hợp lai vụ

4.7.2 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính

Trang 8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp vi

4.7.3 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính

4.7.4 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính

Trang 9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp vii

VARDC : Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Ấ

Viện CLT và TP : Viện cây lương thực và thực phẩm

VKHKTNNVNN : Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

VDTNN : Viện Di truyền Nông Nghiệp

Trang 10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.2 Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2011 16

2.3 Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2011 18

2.4 Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2011 18

2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai ñoạn 2004-2008 30

4.2 ðộng thái tăng trưởng CCC của các tổ hợp lai vụ XH 2013 45

4.3 ðộng thái tăng trưởng số lá của các THL vụ Xuân hè 2013 (lá) 46

4.4 Một số ñặc ñiểm cấu trúc cây của các THL vụ Xuân hè 2013 48

4.6 Tình hình nhiễm virus của các THL vụ Xuân hè 2013 54

4.7 Tỷ lệ hữu dục hạt phấn của các tổ hợp lai vụ xuân hè 2013 57

4.8 Tỷ lệ ñậu quả của các THL vụ xuân – hè 2013 (%) 59

4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL vụ Xuân hè 61

4.10 Một số ñặc ñiểm hình thái quả của các THL vụ Xuân hè 2013 65

4.11 Một số ñặc ñiểm phẩm chất quả các THL vụ Xuân hè 2013 68

4.12b Kết quả ba lần chọn theo chỉ số chọn lọc 70

4.13 Phân tích tương quan một số chỉ tiêu vụ xuân hè 71

4.14 Các giai ñoạn phát triển trên ñồng ruộng (ngày) 72

4.15 ðộng thái tăng trưởng CCC của các THL vụ thu ñông (cm) 75

4.16 ðộng thái tăng trưởng số lá các THL vụ thu ñông 2013 (lá) 76

4.18 Tỷ lệ ñậu quả của các THL vụ thu ñông 2013 (%) 81

4.20 Một số ñặc ñiểm hình thái quả các THLvụ sớm thu ñông 2013 85

Trang 11

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp ix

4.22b Kết quả ba lần chọn theo chỉ số chọn lọc 90

4.22c Một số THL triển vọng vụ sớm thu ñông 2013 91

4.23b KNKH của các dòng cà chua theo tính trạng tổng quả/cây 93

4.23c Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính

4.23d KNKH của các dòng cà chua theo tính trạng NSCT 95

4.23e KNKH của các dòng nghiên cứu theo tính trạng ñộ brix 96

4.24 Phân tích tương quan một số chỉ tiêu vụ thu ñông 97

Trang 12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp x

DANH MỤC BIỂU ðỒ, ðỒ THỊ

STT Tên biểu ñồ, ñồ thị Trang

Biểu ñồ 2.1: Biểu ñồ thể hiện diện tích trồng cà chua các châu lục năm 2011 17

Biểu ñồ 2.2 : Biểu ñồ thể hiện năng suất cà chua các châu lục năm 2011 17

Biểu ñồ 2.3 : Biểu ñồ thể hiện sản lượng cà chua các châu lục năm 2011 18

Trang 13

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 1

cà chua là loại rau rất ñược ưa chuộng Không những có ý nghĩa kinh tế nông nghiệp quan trọng mà cà chua còn ñược sử dụng như một ñối tượng nghiên cứu di truyền, tế bào và chọn giống ở thực vật bậc cao

Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ Cà (Solanaceae) là

một trong những loại rau ăn quả ñứng ñầu về giá trị dinh dưỡng, là loại rau phổ biến trên thế giới và ñược nhiều người ưa chuộng Trong quả cà chua chín chứa rất nhiều loại chất dinh dưỡng có giá trị cao như: các dạng ñường

dễ tiêu, chủ yếu là glucoza và fructoza; các loại vitamin cơ bản cần thiết cho con người như vitamin A, B1, B2, B6,…Mặt khác, trong quả cà chua còn chứa một hàm lượng axit như oxalic, nicotinic, citric,… và nhiều chất khoáng như K, P, Ca, Na, Mg, S, Fe,… là những chất có trong thành phần của máu và xương Quả tươi còn góp phần làm tăng bề mặt tiếp xúc của thức ăn và lông nhung trong ruột, qua ñó giúp cho quá trình tiêu hoá, hấp thụ thức ăn ñược dễ dàng Cà chua có thể giúp bảo vệ những người nghiện thuốc lá khỏi nguy cơ

bị bệnh phổi (Các nhà khoa học thuộc ðại học Y khoa Jutendo Nhật Bản) ðặc biệt lycopene trong cà chua có tác ñộng mạnh ñến việc giảm sự phát triển của nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và nhồi máu cơ tim…(Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích

Hà, Giáo trình cây rau, 2000)

Trang 14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 2

Lá cà chua non dùng ñắp mụn nhọt, lở loét Lá cà chua già dùng làm nguyên liệu chiết tomatin là một chất kháng khuẩn, chống nấm, chống một số

sâu bệnh hại cây trồng Tomarin ñược dùng ñể tổng hợp các hocmon steridic

Trong hạt cà chua chứa một lượng dầu ñáng kể, có những giống hàm lượng dầu trong hạt chiếm tới 24% Dầu ñược chiết xuất từ hạt cà chua thường dùng trong công nghiệp chế biến bơ, ñồ hộp

Là loại rau quả dễ sử dụng, cà chua ñã trở thành món ăn thông dụng của nhiều nước trên thế giới trêm 150 năm qua Không chỉ là món ăn ñược dùng trực tiếp trong những bữa ăn hàng ngày mà cà chua còn ñược bảo quản lâu qua các dạng khác nhau nhưng vẫn giữ ñược hương vị ñặc trưng, phẩm chất tốt Với ñặc tính ñó, cây cà chua ñã góp phần tích cực trong việc cân ñối nguồn thực phẩm giữa các tháng trong năm, cũng như giữa các vùng khác nhau ñể không ngừng nâng cao ñời sống của con người

Mặt khác, cà chua còn là một mặt hàng rau tươi có giá trị xuất khẩu vào loại lớn trên thị trường thế giới Châu Á là thị trường ñứng ñầu về diện tích trồng và sản lượng, Trung Quốc là quốc gia ñứng ñầu

Ở Việt Nam, cây cà chua ñược xếp vào loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên ñến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở ñồng bằng

và trung du phía Bắc ñược trồng ở nhiều vùng như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam ðịnh…

Trong những năm gần ñây cà chua không chỉ ñược trồng nhiều trong vụ chính mà còn ñược trồng trái vụ ðây là một bước tiến quan trọng trong sản xuất cà chua và có ý nghĩa giải quyết vấn ñề rau giáp vụ vừa nâng cao hiệu quả, năng suất cho người dân

Cà chua trái vụ thường cho năng suất và chất lượng thấp hơn so với chính vụ vì nguồn giống nước ta chưa nhiều, trồng trái vụ khí hậu thường khắc nghiệt bất lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây do ñó tỷ lệ ñậu quả cũng như sự tích lũy các chất dinh dưỡng vào quả kém

Trang 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 3

Ở Việt Nam việc trồng, sản xuất cà chua còn nhiều bất cập như chưa có

bộ giống tốt, lượng giống cung cấp chủ yếu ựược nhập từ nước ngoài, giá thành ựắt, chất lượng chưa cao Mặt khác do ựiều kiện thời tiết thay ựổi, do nhập khẩu ồ ạt các loại giống rau do dó dẫn ựến nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh cao và ựã bùng phát lan tràn trên diện tắch rộng nhất là các vùng chuyên canh

Ở nhiều vùng sản xuất và nhiều mùa vụ sản xuất cà chua bị giảm nghiêm trọng, hầu hết các bộ giống trước ựây ựều khó ựứng vững ựược trước nguy cơ dịch bệnh, dịch hại lan tràn Vì vậy việc tìm ra các giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt ựồng thời phối hợp ựược cả khả năng chống chịu với ựiều kiện môi trường như chịu nóng, chịu bệnh là vô cùng bức thiết

Với mục tiêu ựa dạng hoá sản phẩm, ựáp ứng ựược nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, phục vụ ăn tươi và chế biến, bổ sung thêm vào nguồn giống cà chua trong nước những giống cà chua cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với các ựiều kiện bất thuận của môi trường Tiếp tục hướng nghiên cứu của các ựề tài ựi trước, chúng tôi tiến

hành nghiên cứu ựề tài: Ộđánh giá khả năng kết hợp và chọn lọc các tổ hợp

lai cà chua trong vụ Xuân hè và Thu ựông tại Gia Lâm Ờ Hà NộiỢ

1.2 Mục ựắch - Yêu cầu của ựề tài

1.2.1 Mục ựắch của ựề tài

Chọn ra ựược các giống cà chua có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao, có khả năng chịu nóng tốt thắch hợp trồng ở vụ ựông sớm và xuân hè ựể giới thiệu sản xuất

đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ của các tổ hợp lai

1.2.2 Yêu cầu của ựề tài

- đánh giá khả năng sinh trưởng và một số ựặc ựiểm hình thái, cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua;

- đánh giá khả năng ra hoa, ựậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của các tổ hợp lai cà chua;

Trang 16

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 4

- đánh giá một số ựặc ựiểm hình thái quả và một số chỉ tiêu về chất lượng quả

- đánh giá khả năng chống chịu của các tổ hợp lai với ựiều kiện nhiệt

ựộ cao của môi trường thông qua khả năng ra hoa, ựậu quả ở hai thời vụ nghiên cứu

- đánh giá tình hình nhiễm bệnh virus trên ựồng ruộng theo các triệu chứng quan sát trên cây qua các lần theo dõi ở hai thời vụ trên

- đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ của các tổ hợp lai thắ nghiệm

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ựề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

- Xác ựịnh cơ sở khoa học của khả năng chịu nóng của cây cà chua ựể

bố trắ vào cơ cấu trồng trái vụ

- Khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ có ý nghĩa trong nghiên cứu chọn tạo giống

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Chọn ựược các tổ hợp lai có khả năng chịu nóng trồng trái vụ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ựể giới thiệu ựưa vào sản xuất

Trang 17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 5

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc, sự phân bố cà chua trên thế giới

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố

Cà chua có nguồn gốc ở Pêru, Bôlivia và Equado Những loài cà chua hoang dại vẫn ñược tìm thấy ở dãy núi Anñơ (Pêru), Equado và Bôlivia Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà chua trồng Các nhà thực vật học DeCandole (1884), Mule (1940), Luckwill (1943), Breznev (1955)…thống nhất rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán ñảo Galanpgos bên

bờ biển Nam Mỹ, ở Pêru, Equado, Chilê Có 3 chứng cớ tương ñối tin cậy ñể khẳng ñịnh Mêhico là trung tâm khởi nguyên trồng trọt hóa cây cà chua

- Cà chua ñược bắt nguồn từ Châu Mỹ

- ðược trồng trọt hóa trước khi chuyển xuống Châu Âu và Châu Á

- Tổ tiên của loài cà chua trồng ngày nay là loài cà chua anh ñào

(L.escoletum var cerrasifome) ñược tìm thấy từ vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới

Châu Mỹ sau ñó ñến vùng nhiệt ñới Châu Á và Châu Phi (Kuo và cộng sự) Lịch sử phát triển và du nhập cà chua vào các nước và khu vực trên thế giới là khác nhau Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng nhà thám hiểm Tây Ban Nha, Cortez có thể là người ñầu tiên vận chuyển cà chua quả nhỏ màu vàng ñến châu Âu, sau khi ông bị bắt ở thành phố Aztec của Tenochititlan vào năm 1521 (thuộc thành phố Mêhico ngày nay) Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng Christopher Colombo – một người Ý làm việc cho chế ñộ quân chủ Tây Ban Nha là người ñầu tiên ñưa cà chua du nhập ñến Châu Âu sớm nhất (1943) và từ

ñó cà chua ñược lan truyền ñi các nơi khác nhờ thương nhân và thực dân khai thác thuộc ñịa (Nguyễn Văn Hiển, 2000)

Năm 1544, Andrea Mattioli nhà dược liệu học người Italia mới ñưa ra dẫn

Trang 18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 6

chứng xác ựáng về sự tồn tại của cây cà chua trên thế giới và ựược ông gọi là

ỘpomidoroỢ sau ựó ựược chuyển vào tiếng Italia với cái tên là tomato Mặc dù có

nhiều tên gọi khác nhau nhưng trước ựây người ta cho rằng cà chua là cây có chất ựộc do cùng họ với cây cà ựộc dược và với màu sắc ựẹp cà chua ựược trồng phổ biến ở dạng cây cảnh (Mai Phương Anh, 2003) Cho ựến năm 1750

cà chua mới ựược dùng làm thực phẩm ở Anh

Ở vùng Trung đông cà chua ựược biết ựến bởi John Barkerb lãnh sự Anh tại Aleppo từ những năm 1799 ựến năm 1825 Cà chua ựược du nhập vào Iran thông qua hai con ựường khác nhau ựó là con ựường ựi thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và Amenia và tuyến còn lại là thông qua các chuyến du lịch thường xuyên của gia ựình Hoàng Gia Qajar của Pháp Tên ban ựầu của cà chua ở

Iran là ỘAmani BadenjanỢ Hiện nay cà chua ở Iran ựược gọi chủ yếu là

ỘGojeh FarangiỢ

Ở Bắc Mỹ cà chua ựược du nhập vào từ năm 1710 Chúng ựược trồng

và phát triển mạnh ở California và Floria Sau này, Trường ựại học Califorlia

ựã trở thành một trung tâm lớn về nghiên cứu cà chua

Vào thế kỷ thứ XVIII cà chua ựược du nhập vào Châu Á và ựầu tiên là vào Philippin, quần ựảo Java và Malayxia nhờ các lái buôn người Châu Âu và thực dân Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Hà Lan (Tạ Thu cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bắch Hà, 2000)

Trong nhiều năm cây cà chua chỉ ựược xem như cây thuốc và cây cảnh Cho ựến cuối thế kỷ XVIII và ựầu thế kỷ XIX cà chua mới ựược liệt vào cây rau thực phẩm có giá trị và từ ựó ựược phát triển mạnh đầu thế kỷ XX cà chua ựược trồng và phát triển trên diện rộng

Ở Việt Nam, lịch sử trồng cà chua chỉ mới hơn 100 năm nay Trong những năm gần ựây, diện tắch trồng cà chua ngày một tăng điều kiện thiên nhiên, khắ hậu và ựất của nước ta rất thắch hợp cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển (Mai Phương Anh, 2000)

Trang 19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 7

đã có nhiều tác giả ựưa ra nhiều quan ựiểm khác nhau về phân loại nhưng hiện nay hệ thống phân loại của Brezhnev (1964) ựược sử dụng ựơn

giản và rộng rãi nhất ựó là Eulycopersicon (chi phụ 1) và Eriopersicon (chi

phụ 2) (Nguyễn Hồng Minh, Chọn tạo giống cà chua, 2000,tr 300-343)

* Chi phụ 1 (Eulycopersicon): là dạng cây 1 năm, gồm các dạng quả không

có lông, màu ựỏ hoặc màu ựỏ vàng, hạt mỏng, rộngẦChi phụ này có một loài

là L.Esculentum.Mill Loài này gồm 3 loài phụ là:

a) L Esculentum Mill Ssp spontaneum Brezh (cà chua hoang dại)

bao gồm các dạng sau:

- L Esculentum var pimpinellifolium Mill (Brezh)

- L Esculentum var Racmigenum (Lange), (Brezh)

b) L Esculentum Mill Ssp subspontaneum (cà chua bán hoang dại)

gồm 5 dạng sau:

- L Esculentum var Cersiforme (A Gray) Brezh: Cà chua anh ựào;

- L Esculentum var Pyrifom (C.H Mull) Brezh: Cà chua dạng lê;

- L Esculentum var Pruniforme Brezh: Cà chua dạng mận;

- L Esculentum var Elongatum Brezh: cà chua dạng quả dài;

- L Esculentum var.succenturiatum Brezh: cà chua dạng nhiều ô hạt

c) L Esculentum Mill Ssp Cultum (cà chua trồng): là loại lớn nhất, có

các biến chủng có khả năng thắch ứng rộng, ựược trồng khắp thế giới Breznep ựã chia loài phụ này thành biến chủng sau:

Trang 20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 8

+ L Esculentumvar Vulgare (cà chua thông thường): chiếm 75% cà

chua trồng trên thế giới

+ L Esculentum var Grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình

+ L Esculentum var Validum: cà chua anh ñào thân bụi, thấp

+L Esculentum var Pyriform: cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn

* Chi phụ 2 (Eriopersicon): dạng cây 1 năm, nhiều năm; dạng quả có lông

màu trắng; xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có các vệt màu antoxyan hay xanh

thẫm Chi phụ này có 2 loài gồm 5 loại hoang dại:

L cheesmanii, L chilense, L glandulosum, L.hirsutum, peruvianum

- Lycopersicum hisrutum Humb: ðây là loại cây ngày ngắn, quả chỉ

hình thành trong ñiều kiện chiếu sáng trong ngày 8-10 h/ngày, quả chín xanh,

có mùi ñặc trưng Loài này thường sống ở ñộ cao 2200 – 2500m

- Lycopersicum peruviarum Mill: mọc ở miền Nam Pêru, bắc Chilê, có

xu hướng thụ phấn chéo cao, có khả năng chống bệnh cao, sống ở ñộ cao 300

– 2.000m so với mặt nước biển Có 3 loại dựa vào hình dạng quả:

- Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia múi Các giống

thường gặp: Ba Lan, Hồng lan của Viên CLT, giống 214, HP5, HP1…

- Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn hạt tạo thành múi, sinh trưởng vô

hạn, thời gian sinh trưởng dài, năng suất và chống chịu khá

- Cà chua bi: quả nhỏ phục vụ ăn tươi

2.2 Nghiên cứu về khả năng kết hợp

2.2.1 Nghiên cứu về ưu thế lai

2.2.1.1 Khái niệm về ưu thế lai

Ưu thế lai (Heterosis) ñược nhà chọn giống ngô người Mỹ Shull ñưa ra

vào năm 1917 ñể chỉ các thế hệ có ưu thế hơn bố mẹ Năm 1760 nhà thực vật

học I.G Kolreuter ñã thu ñược con lai giữa 2 loài thuốc lá Nicotiana tabacum

và Nicotinana rustica có sức sinh trưởng mạnh vượt qua bố mẹ của chúng Dựa

trên kết quả này I.G Kolreuter ñã xây dựng phương pháp thu nhận hạt lai có ưu

Trang 21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 9

thế lai cao ở thuốc lá và ựề nghị sử dụng ưu thế lai cho các cây khác Năm

1878, Beal ựã thu ựược các giống ngô khi lai các giống ngô khác nhau Năm

1904, G Shull tiến hành thụ phấn cưỡng bức ở ngô và năm 1908 ựã thu ựược con lai có ưu thế lai giữa các dòng tự phối Các năm tiếp theo các nhà chọn giống ở nhiều nước khác ựã thu ựược hiệu ứng ưu thế lai ở các cây trồng khác như ở lúa (J.W Jone, 1926), ở cà chua (H Daxcalov, 1961) và ở hầu hết các cây thụ phấn chéo khác Ngày nay chương trình chọn giống ưu thế lai năng suất siêu cao ựã ựược nhiều quốc gia chú ý ựến và tiến hành có hiệu quả điển hình là trên cây ngô các nhà chọn giống ngô ựã tạo ra các tổ hợp lai ựạt năng suất 25,4 tấn/ha/vụ Các nhà chọn giống lúa lai Trung Quốc ựã tạo ra giống lúa lai hai dòng có năng suất trên 17 tấn/ha/vụ, lúa lai ba dòng Giống mắa ưu thế lai của đài Loan ROC20 ựạt năng suất 320 tấn/ha với hàm lượng ựường là 15% Năng suất cà chua lai ựạt 175 tấn/ha (Bungari, 1975) Nhiều giống ưu thế lai năng suất cao, chất lượng tốt cũng ựược tạo ra ở bắp cải, khoai tây, hành tây Chúng ta ựang chuẩn bị ựầy ựủ hành trang ựể bước vào kỷ nguyên mới trong ựó các giống cây trồng và vật nuôi ưu thế lai sẽ chiếm ưu thế tuyệt ựối

(Nguyễn Văn Hiển, 2000)

Tuy nhiên không phải tất cả các con lai ựều có ưu thế lai mà nó chỉ xuất hiện ở những cặp lai nhất ựịnh Mức ựộ ưu thế lai phụ thuộc vào loại cây trồng, tắnh trạng và vật liệu bố mẹ Về năng suất, ưu thế lai có thể làm tăng năng suất

25 Ờ 35%, có thể lên ựến 50% so với bố mẹ tốt nhất (Phan Thanh Kiếm, 2006)

2.2.1.2 Các loại ưu thế lai

Theo Nguyễn Hồng Minh (1999), ựể ựịnh lượng mức ựộ thể hiện ưu thế lai của tắnh trạng ựã phân ra các tắnh trạng sau:

- Ưu thế lai thực: F1 vượt hơn dạng bố mẹ tốt nhất tắnh trạng nghiên cứu

- Ưu thế lai trung bình: F1 vượt giá trị trung bình của các bố mẹ

- Ưu thế lai chuẩn: F1 vượt hơn giá trị của một giống chuẩn

Ưu thế lai là một hiện tượng sinh học tổng hợp thể hiện các ưu việt theo

Trang 22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 10

nhiều tính trạng ở con lai F1 khi các dạng bố mẹ ñược phân biệt theo nguồn gốc, ñộ xa cách di truyền, sinh thái Sự thể hiện tính ưu việt của tính trạng ở con lai F1 ñem lại lợi ích tiến hóa và cho tạo giống Tạo giống ưu thế lai có ý nghĩa lớn về tiến hóa và sản xuất song bản chất và nguyên nhân của hiện tượng

ưu thế lai ñến nay vẫn chưa sáng tỏ

ðể giải thích hiện tượng ưu thế lai ñã có một số giả thuyết ñược ñưa ra:

- Giả thuyết liên quan tới tương tác giữa các gen cùng locus – hiệu quả trội, siêu trội

Con lai F1 thu ñược dị hợp tử nào ñó về các kiểu gen Các gen trội ñược tích lũy và lấn át các gen lặn gây hiệu quả xấu dẫn tới con lai F1 có ưu thế hơn bố mẹ:

AA bb CC dd x aaBBccDD AaBbCcDd Các gen lặn a, b, c, d có hại hoặc có hiệu quả yếu về biểu hiện kiểu hình của tính trạng, mỗi bố mẹ có 2 gen lặn ñồng hợp tử Ở thế hệ F1 các gen lặn ñược lấp trống, 4 gen trội ñược phát huy tác dụng nó có ưu thế hơn hẳn bố mẹ Trường hợp kiểu dị hợp tử có tương tác ñặc biệt dẫn tới hiệu quả thể hiện mạnh hơn so với các kiểu ñồng hợp tử - hiệu ứng siêu trội:

AA≤ Aa ≥ aa

Cơ sở của hiệu ứng siêu trội: ñược kiểm chứng rõ ở sự ñối lập giữ sức mạnh của con lai và mức thể hiện tính trạng yếu ở các dòng tự phối do ở các dòng tự phối có thể xuất hiện nhiều gen lặn gây hiệu quả xấu ðối với các tính trạng số lượng do nhiều gen kiểm tra, sự thể hiện ñộ lớn tính trạng tăng khi các yếu tố trội tăng và mức dị hợp tử

- Giả thuyết liên quan ñến sự tương tác giữa các gen khác locus

Nhóm giả thiết này bao gồm những dạng tương tác giữa các gen khác locus gây lên hiệu quả ưu thế về thể hiện tính trạng ở con lai F1 so với bố mẹ Hiệu quả tương tác bổ sung giữa các gen theo mô hình:

AA bb x aa BB - Aa Bb Các nhân tố di truyền riêng rẽ ở 2 dòng bố mẹ có thể không hoặc cho

Trang 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 11

hiệu quả yếu hơn về thể hiện kiểu hình ở tính trạng, sự tồn tại của chúng ở F1 tạo nên hiệu quả tương tác bổ sung giữa các gen kết quả thu ñược thể hiện tính trạng ưu thế hơn so với bố mẹ

Trong tương tác khác locus, hoạt ñộng của gen này có thể bị phụ thuộc vào gen kia Trường hợp 1 gen ở trạng thái lặn có thể gây ức chế thể hiện kiểu hình của các gen khác Gen này tồn tại ở bố mẹ, song con lai F1 của nó ñược lấp trống bới gen trội, do ñó hiệu quả ức chế không xảy ra kết quả là thể hiện tính trạng ở F1 có ưu thế lai cao hơn bố mẹ

Biểu hiện kiểu hình của tính trạng có thể do hiệu quả tác ñộng của gen chính phối hợp với tác ñộng của các gen phụ

- Giả thiết liên quan tới tương tác nhân – bào chất

Khi lai giữa các cá thể khác nhau về mặt di truyền, ngay sau khi thụ tinh

ñã hình thành những mức ñộ khác nhau về mối quan hệ nhân – tế bào chất, do những nguồn gốc khác nhau về nhân và tế bào chất của các cá thể giao phối Những ñổi mới khác nhau thu ñược trong mối quan hệ nhân – tế bào chất là rất quan trọng Ở các lần phân chia, một số lượng gen nào ñó có mức hoạt ñộng tăng hơn từ ñó quá trình trao ñổi chất ñược tăng cường

Giả thuyết về tương tác nhân – bào chất có thể giải thích sự ñiều hòa quá trình phát triển ñược tăng tốc ngay sau khi thụ tinh ở trường hợp lai Có thể nói thông tin di truyền ñược trẻ hóa ngay sau quá trình thụ tinh

2.2.1.3 Chọn giống cà chua ưu thế lai

Cây cà chua (2n=24) là cây tự thụ phấn Hoa lưỡng tính - bộ phận ñực và cái cùng trên một hoa nên sản xuất hạt giống lai cà chua rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn Trở ngại lớn nhất là vấn ñề khử bộ phận sinh dục ñực ñể ngăn chặn tự thụ và tăng cường khả năng nhận phấn ngoài Trong sản xuất hạt lai cà chua có sử dụng 3 dạng: 1) Sử dụng dòng mẹ bất thụ - vòi nhụy cái vươn dài; 2) Sử dụng dạng bất dục ñực do gen nhân kiểm soát; 3) Sử dụng phương thức khử ñực và thụ phấn cho cây mẹ bằng tay Tuy nhiên trên thế

Trang 24

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 12

giới cũng như ở nước ta ựến nay chủ yếu sử dụng quy trình sản xuất hạt giống

cà chua lai thông qua khử ựực và thụ phấn bằng thủ công (Nguyễn Hồng Minh, 2006); (Yulingbai and Pimlindhout, 2007)

Nguyễn Văn Hiển (2000), hệ thống chọn giống cà chua ưu thế lai theo phương thức khử ựực thụ phấn bằng thủ công gồm các bước sau ựây:

Ớ Chọn bố mẹ

Các nguyên tắc cơ bản trong chọn cặp bố mẹ khi lai đó là nguyên tắc khác nhau về: kiểu sinh thái ựịa lý; các yếu tố cấu thành năng suất; thời gian các giai ựoạn sinh trưởng; về tắnh chống chịu; bổ sung các tắnh trạng ựặc biệt

Ớ Làm thuần bố mẹ

Bản thân các giống ựã là các dòng thuần nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ nào

ựó xảy ra thụ phấn chéo Do ựó cần tiến hành làm thuần bố mẹ Trước tiên chọn các cá thể ựiển hình, bao cách ly ựể thu hạt tự thụ tuyệt ựối, hạt thu ựược gieo thành dòng, chọn các dòng ựồng nhất và bao cách ly một lần nữa sẽ có các dòng bố mẹ thuần dùng cho bước tiếp theo Các dạng bố mẹ tiếp tục bao cách

ly ựể thu hạt duy trì

Ớ Thử khả năng kết hợp

Chia bố mẹ thành các nhóm, mổi nhóm 5-6 giống ựể thử khả năng kết hợp giữa chúng với nhau Tiến hành dialen theo sơ ựồ, con lai ựược trồng thử nghiệm và tắnh khả năng kết hợp riêng theo mô hình của sơ ựồ Mỗi sơ ựồ lai chọn ra một tổ hợp có khả năng kết hợp riêng cao nhất

Ớ Lai thử lại và so sánh giống

Các tổ hợp tốt nhất ựược lai thử lại ựể có ựủ hạt giống cho bố trắ thắ nghiệm so sánh giống, các tổ hợp ựược so sánh với nhau Thắ nghiệm so sánh giống ựược bố trắ 3 Ờ 4 lần nhắc lại theo khối ngẫu nhiên, diện tắch ô thắ nghiệm 10m2 , ựối chứng là giống ựịnh thay thế Tổ hợp lai ựược chọn phải ựạt yêu cầu:

Trang 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 13

- Là giống ựứng ựầu thắ nghiệm

- Cao hơn ựối chứng về năng suất hoặc một tắnh trạng quan trọng nào

ựó (chống chịu bệnh tốt, chịu rét tốt hơn, chịu nóng tốt hơnẦ) Sau ựó tổ chức sản xuất hạt giống ựể cung cấp cho khảo nghiệm

2.2.2 Nghiên cứu về khả năng kết hợp

2.2.2.1 Khái niệm về khả năng kết hợp

Khả năng kết hợp ựược biểu hiện bằng giá trị trung bình của ưu thế lai, quan sát ở tất cả các cặp lai, và ựộ chênh lệch so với giá trị trung bình của cặp lai

cụ thể nào ựó

Giá trị trung bình biểu thị bằng khả năng kết hợp chung (General combining ability - GCA), còn ựộ chênh lệch biểu thị khả năng kết hợp riêng (Specific combining ability - SCA) (Ngô Hữu Tình, Nguyễn đình Hiền, 1996) Sprague và Tatum chia tác ựộng gen liên quan tới KNKH thành hai loại: khả năng kết hợp chung ựược xác ựịnh bởi yếu tố di truyền cộng, còn khả năng kết hợp riêng ựược xác ựịnh bởi yếu tố ức chế, tắnh trội, siêu trội và ựiều kiện môi trường

Khả năng kết hợp chung là ựại lượng trung bình về ưu thế lai của tất cả các tổ hợp lai mà dòng ựó tham gia, thể hiện khả năng cho ưu thế lai của dòng

ựó với các dòng khác Khả năng kết hợp chung (GCA) ựặc trưng cho hiệu quả cộng tắnh, biểu hiện về số lượng, trạng thái và hoạt tắnh của gen làm xuất hiện tác ựộng cộng tắnh, là hợp phần di truyền cố ựịnh mà giống ựó có khả năng truyền lại cho thế hệ sau

Kết quả ựánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ thông qua các tắnh trạng trên tổ hợp lai của chúng, giúp chúng ta có thể xác ựịnh về việc giữ lại dòng có KNKH cao, loại ựi những dòng kém có KNKH thấp

Việc ựánh giá khả năng kết hợp chung, khả năng kết hợp riêng của các giống, dòng là rất quan trọng và cần thiết trong việc tạo giống ưu thế lai để

Trang 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 14

ựánh giá khả năng kết hợp, thường áp dụng các phương thức lai như: lai dialen, lai ựỉnh với việc sử dụng bộ giống thử tốt Từ ựó thiết lập các chương trình ựể thu các F1 từ các tổ hợp lai (tập ựoàn giống lai F1) ựánh giá, chọn lọc các tổ hợp lai triển vọng và chúng ựược ựưa vào thử nghiệm khác nhau, chọn

ra giống lai phục vụ cho sản xuất theo các mục tiêu ựề ra

2.2.2.2 Phương pháp ựánh giá khả năng kết hợp

a) đánh giá KNKH bằng phương pháp lai ựỉnh

Lai ựỉnh là phương pháp thử chủ yếu ựể xác ựịnh KNKHC (GCA) do Devis ựề xuất năm 1927, Jekins và Bruce , ựã sử dụng và phát triển Các dòng hoặc các giống cần xác ựịnh KNKH ựược lai cùng với một dạng chung gọi là lai thử (Tester) Phương pháp này rất có ý nghĩa ở giai ựoạn ựầu của quá trình chọn lọc, khi khối lượng dòng còn quá lớn, không thể ựánh giá ựược bằng phương pháp lai luân giao Việc chọn cây thử là yếu tố quan trọng quyết ựịnh ựến thành công của phép lai ựỉnh công việc này tuỳ thuộc vào ý ựồ của nhà chọn giống Có tác giả chọn cây thử có năng suất thấp vì nó làm rõ sự khác nhau giữa các dòng ựem thử Các nhà chọn giống thương mại thường chọn cây thử là dòng ưu tú có năng suất cao vì sẽ có xác suất tạo ra ựược giống nhanh hơn

để tăng ựộ tin cậy người ta thường dùng 2 hay nhiều cây thử có nền di truyền rộng, hẹp khác nhau (theo Ngô Hữu Tình, Nguyễn đình Hiền,1996)

Qua nghiên cứu cho thấy rằng cây thử tốt nhất là dòng thuần có lượng alen trội và lặn bằng nhau (Krulirski and Adam Chich, 1979) Việc chọn cây thử có ảnh hưởng lớn ựến kết quả ựánh giá KNKH của các vật liệu trong lai ựỉnh, có thể nói rằng yếu tố thành công trong lai ựỉnh là chọn ựúng cây thử Cây thử có nền di truyền rộng (các giống tổng hợp, giống lai képẦ) hoặc có nền di truyền hẹp (dòng thuần, lai ựơnẦ)

Một giống mới ựưa ra phải có tiềm năng năng suất cao, chất lượng quả

Trang 27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 15

ựáp ứng cho các nhu cầu sử dụng và khả năng thắch ứng rộng

b) đánh giá KNKH bằng phương pháp lai luân giao (Dialen Cross)

Phương pháp ựánh giá KNKH bằng lai luân giao ựược Sprague và Tatum ựề xuất vào năm 1942 (Ngô Hữu Tình, Nguyễn đình Hiền, 1996) ựến năm 1947 thì East ựã sử dụng hệ thống lai luân giao ựể xác ựịnh KNKH của các kiểu gen trong thắ nghiệm chọn giống ngô Sau ựó Hayman (1954) ựã sử dụng và phát triển thêm hệ thống luân giao

Luân giao là hệ thống lai thử, các dòng ựược lai với nhau theo tất cả các tổ hợp có thể Qua phân tắch lai luân giao thu ựược:

- Bản chất và ước lượng các chỉ số di truyền

- KNKH chung và KNKH riêng của bố mẹ và con lai

Phân tắch các tổ hợp lai luân giao cho chúng ta biết ựược bản chất

và giá trị thực của các tham số di truyền, KNKHC và KNKHR của bố mẹ biểu hiện ở con lai Trong phân tắch luân giao có 2 cách tiếp cận chắnh ựó

là tiếp cận Hayman và tiếp cận Griffing

2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới

2.3.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới

Theo FAO (2012) hiện nay có 158 nước trồng với diện tắch 4.980,420

ha, năng suất trung bình là 2030,63 (tạ/ha), sản lượng là 141400,63 (nghìn tấn) Trong ựó ựứng ựầu về diện tắch là Châu Á với 2.436,49 nghìn ha, Châu

Úc ựứng ựầu về năng suất với 63,28 tạ/ha, Trung Quốc là nước có sản lượng

cà chua lớn nhất với sản lượng 2011 là 41.879,68 nghìn tấn

Theo bảng 2.1, trong 10 năm (từ năm 2001 ựến năm 2011) diện tắch cà chua thế giới tăng 1,11 lần (từ 3,987562 triệu ha lên 4,412557 triệu ha), sản lượng tăng 1,41 lần (từ 107,936626 triệu tấn lên 151,699405 triệu tấn, năng suất tăng 1,26 lần (từ 27,306 tấn/ha ựến 34,378 tấn/ha)

Trang 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 16

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Nguồn : FAO Database Static 2012

Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2011

Tên châu lục Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)

Trang 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 17

Nguồn : FAO Database Static 2012

Qua bảng 2.2: Năm 2011, Châu Á có diện tích trồng cà chua 2.506,69 nghìn ha, sản lượng là 87.501,564 nghìn tấn lớn nhất Châu Úc và châu Mỹ

có năng suất lớn nhất (lần lượt ñạt 632,778 tạ/ha và 512,392 tạ/ha)

Biểu ñồ thể hiện diện tích trồng cà chua của các châu lục 2011

Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Úc

Biểu ñồ 2.1: Biểu ñồ thể hiện diện tích trồng cà chua các châu lục năm 2011

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000

SL(1000 tấn)

Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Úc

Châu lục Sản lượng cà chua các châu

SL

Trang 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 18

Biểu ñồ 2.3 : Biểu ñồ thể hiện sản lượng cà chua các châu lục năm 2011 Bảng 2.3: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2011 STT Tên nước Sản lượng (tấn) Gía trị (1000 $) $/tấn

Nguồn : FAO Database Static 2012

Bảng 2.4: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2011 STT Tên nước Sản lượng (nghìn tấn)

Nguồn : FAO Database Static 2012

2.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới

2.3.2.1 Nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua chịu nóng

Một trong các xu hướng của nhà nghiên cứu khoa học hiện nay là tạo ra các giống cà chua chịu nhiệt Chọn tạo giống cà chua có khả năng sinh trưởng

Trang 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 19

bình thường và ra hoa ñậu quả ở trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc ñảm bảo cung cấp cà chua tươi quanh năm Một trong những mục tiêu của dự án phát triển cà chua của trung tâm rau Châu Á (VARDC, 1986) ñối với giống cà chua ñó là: Chọn giống năng suất cao, thịt quả dày, màu sắc thích hợp, khẩu vị ngon, chất lượng cao, chống nứt quả, ñậu quả tốt ở ñiều kiện nhiệt ñộ và ẩm ñộ cao, tiến hành chọn giống chống chịu

Từ năm 1972, Trung tâm rau Châu Á (VARDC) ñã bắt ñầu chương trình lai tạo giống mới với mục ñích tăng cường sự thích ứng của những loại rau này ở vùng nhiệt ñới nóng ẩm Giai ñoạn ñầu tiên của chương trình này bắt ñầu từ năm 1973 ñến năm 1980 với mục ñích chủ yếu là phát triển các dòng lai tạo có tính chịu nóng tốt và chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn; hai tính trạng quan trọng nhất này cần phải có trong các giống mới ñể thích ứng với vùng nhiệt ñới Dòng triển vọng nhất cho vùng nhiệt ñới này là

“pioneering” ñã ñược phổ biến qua hàng loạt các chương trình hợp tác phát

triển rau ở nhiều quốc gia (Stewen J.M,1977)

Nhiều nghiên cứu về chọn lọc các giống cà chua chịu nóng ñã ñược tiến hành ở Ấn ðộ, Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ cũng như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới ðể chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt các nhà chọn giống trên thế giới ñã sử dụng nguồn gen của các loài hoang dại làm nguồn gen chống chịu với các ñiều kiện bất thuận bằng nhiều con ñường khác nhau như lai tạo, chọn lọc giao tử dưới nền nhiệt ñộ cao và thấp, chọn lọc hợp tử (phôi non), ñột biến nhân tạo…bước ñầu ñã thu ñược những thành công nhất ñịnh

Dưới tác ñộng của nhiệt ñộ cao, khả năng của hạt phấn cà chua giữ ñược sức sống ñi vào thụ tinh là khác nhau và phụ thuộc vào kiểu gen (Nguyễn Văn Hiển, 2000) Ở nhiệt ñộ 20-210 C hạt phấn nảy mầm và sinh trưởng ống phấn với tốc ñộ lớn nhất Dưới tác ñộng của nhiệt ñộ 40 - 450 C trong thời gian 4 giờ thì hoa bị hỏng, làm giảm rất mạnh sức sống hạt phấn và

Trang 32

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nơng nghiệp 20

từ đĩ làm giảm rất mạnh tỷ lệ đậu quả

Chọn lọc nhân tạo hạt phấn trên cơ sở đa dạng hĩa di truyền của chúng

là một trong những phương pháp chọn giống tương đối hiệu quả Nhiều nghiên cứu cho thấy ở cà chua bằng cách chọn lọc hạt phấn với nhiệt độ cao

cĩ thể nâng cao sự chống chịu của cây ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (Nguyễn Văn Hiển, 2000)

Trong nghiên cứu về biến động hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của các kiểu gen cà chua dưới 2 chế độ nhiệt cao và tối ưu; Abdul và Stommel (1995) đã cho thấy: ở nhiệt độ cao các kiểu gen mẫn cảm với nĩng hầu như khơng đậu quả, tỷ lệ đậu quả của các kiểu gen mẫn cảm trên chịu nĩng trong khoảng 45 – 65% Như vậy phản ứng của hạt phấn khi xử lý nĩng phụ thuộc vào từng kiểu gen và hiện nay chưa cĩ quy luật chung để dự đốn trước về tỷ lệ đậu quả ở điều kiện nhiệt độ cao

Ở Ấn ðộ trong điều kiện mùa hè, nhiệt độ ngày đêm là 400 C/250 C đã xác định các dịng cĩ tỷ lệ đậu quả cao 60 – 83% là EC50534, EC788, EC455, EC276, EC126755, EC10306, EC2694, EC4207 dùng làm vật liệu lai tạo giống chịu nhiệt (Ku C.G, Opena RT and Chen J.T,1998) Trong điều kiện nhiệt độ ngày đêm là 35,90 C/23,70 C tại Tamil Nadu (Ấn ðộ), 124 dịng cà chua đã được đánh giá khả năng chịu nhiệt trong đĩ 2 dịng là LE.12 và LE.36

cĩ tỷ lệ đậu quả cao Khi lai chúng với nhau và với PKM thì con lai của tổ hợp LE.12 × LE.36 đã cho tỷ lệ đậu quả cao nhất (79,8%) (Opena R.T.S.K Green, N.S Talekar and J.T.Chen, 1989)

Trường ðại học Nơng nghiệp Punjab ở Ludhiana - Ấn ðộ, năm 1981

đã chọn tạo ra giống Punjab chhuhara cĩ năng suất cao (75 tấn/ha), với chất lượng quả tốt, quả to trung bình, chắc, khơng hạt, khơng chua, thịt quả dày, quả chín đỏ đều đặc biệt quả cĩ thể duy trì được chất lượng thương phẩm trong thời gian dài ở điều kiện nhiệt độ mùa hè, thích hợp cho thu hoạch cơ

Trang 33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 21

giới, vận chuyển và bảo quản lâu dài Năm 1983, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn độ ở New Dellhi chọn tạo ra giống Pusa Gaurav cũng mang ựặc ựiểm tương tự Punjab Ludhiana, thắch hợp cho cả ăn tươi lẫn chế biến chịu vận chuyển và bảo quản lâu dài (Sight, Checna 1989) (Trắch dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998)

đánh giá 9 dòng cà chua về khả năng chịu nóng, Abdul Baki, (1991) ựã rút ra những ưu thế của nhóm chịu nóng ở một loạt các tắnh trạng: ựậu quả, nở hoa, năng suất quả, số hạt/quảẦCác dòng chọn lọc trong thắ nghiệm có tỷ lệ ựậu quả và năng suất cao hơn giống chịu nóng (tương ứng là 70% và 52%) Nhiệt ựộ cao làm giảm năng suất, ựộ nở hoa và tỷ lệ ựậu quả ựồng thời cũng làm tăng tỷ lệ dị dạng của quả như nứt quả, ựốm quả, mô mọng nước, quả nhỏ

và không thành thục Khả năng sản xuất hạt dưới nhiệt ựộ cao bị giảm hoặc

ức chế toàn bộ (ở nhiệt ựộ 290 C ban ngày và 280 C ban ựêm)

Kết quả ựánh giá nguồn gen chịu nóng và khả năng ựậu quả trong ựiều kiện nhiệt ựộ cao ở Ai Cập cho thấy: trong số 4050 mẫu giống trong tập ựoàn giống thế giới có dưới 15 giống có khả năng chịu nóng tốt và ựều thuộc loài

Lycopersicum esculemtum điển hình là mẫu giống: Gamad, Hotset, Portert,

Nhiều công trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) cho thấy những giống cà chua ựược chọn tạo trong ựiều kiện ôn ựới không thắch hợp với ựiều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả

Trang 34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 22

kém chất lượng như quả chín có màu ñỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua (Kuo và cs, 1998) Các dòng chọn tạo, các vật liệu gen từ AVRDC ñã ñược gửi tới các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu, các trường ñại học trên 60 nước ở khắp các nước trong khu vực nhiệt ñới như Nam Mỹ, Châu Phi, Châu

Á và các vùng ñảo Thái Bình Dương Các dòng này ñã thể hiện khả năng vượt trội so với các giống ñịa phương về năng suất, tính chịu nhiệt và khả năng chống chịu sâu bệnh

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á còn phát triển chương trình về các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn có khả năng cho ñậu quả ở giới hạn nhiệt ñộ cực ñại 32 - 340 C và cực tiểu 22 - 240 C ñã ñưa ra nhiều giống lai có triển vọng ñược phát triển ở một số nước nhiệt ñới như CLN161L, CLN2001C, CL5915-204DH, CL143….(Morris, 1998)

2.3.2.2 Nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua chất lượng

Việc chọn tạo giống cà chua ñã có nhiều tiến bộ trong khoảng 200 năm trở lại ñây và bắt ñầu ở Châu Âu Italia là một trong những nước ñầu tiên phát triển các giống cà chua mới Họ chọn các giống có sự khác nhau về tính trạng quả, chủ yếu là màu sắc quả

Năm 1863, 23 giống cà chua ñược giới thiệu trong ñó giống Trophy ñược coi là giống có chất lượng tốt nhất Chương trình thử nghiệm của Liberti Hyde Bailey ở trường Nông nghiệp Michigan (Mỹ) bắt ñầu từ năm 1886 ñã tiến hành chọn lọc phân loại giống cà chua trồng trọt A.W.Livingston là người Mỹ ñầu tiên nhận thức ñược việc phải chọn tạo giống cà chua Từ năm

1870 ñến năm 1893 ông ñã giới thiệu 13 giống ñược chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể Năm 1900, Moore và Simon ñã chọn tạo ñược giống cà chua “Xẻ Khoan” Tiếp ñó vào năm 1908, G.W Midleton chọn ñược mẫu giống cà chua “Chân thiện Mỹ” từ giống “Xẻ Khoan” Năm 1914, B Goeft

chọn ñược mẫu giống Cooper Specisl có loại hình sinh trưởng vô hạn, thích

hợp cho việc trồng dày và sử dụng máy khi thu hoạch (Tạ Thu Cúc ,1983)

Trang 35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 23

Chương trình thử nghiệm của Liberti Hyde Bailey tại trường nông nghiệp Michigan (Mỹ) bắt ñầu từ năm 1886, tác giả ñã tiến hành chọn lọc, phân loại giống cà chua Từ năm 1870 ñến 1893, A.W.Livingston ñã giới thiệu 13 giống cà chua trồng trọt ñược giới thiệu theo phương pháp chọn lọc

cá thể Khoảng hơn 200 năm trước việc chọn tạo giống cà chua trồng riêng cho các vùng, chọn giống chịu bệnh ñã có nhiều tiến bộ Người Italia là những người ñầu tiên phát triển các giống cà chua mới này Sau ñó người ta chú ý hơn ñến việc chọn giống cà chua theo mục ñích sử dụng riêng Nhìn chung hiện nay hướng chọn tạo giống cà chua trên thế giới phụ thuộc vào ñiều kiện khí hậu ñất ñai của từng vùng, kỹ thuật canh tác hay nhu cầu chế biến, ăn tươi mà xác ñịnh sự ña dạng trong công tác chọn tạo loại cây trồng này Những giống cà chua mới phải có năng suất cao, ổn ñịnh, mềm dẻo sinh thái, chống chịu một số bệnh cơ bản của từng vùng sản xuất Cuối thế kỷ XIX

có trên 200 dòng, giống cà chua ñã ñược giới thiệu rộng rãi (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư,1999)

Nhiều công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) cho thấy những giống cà chua chọn tạo trong ñiều kiện ôn ñới không thích hợp với ñiều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng như có màu ñỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua…(Kuo và cs, 1998) Theo ý kiến của Anpachev (1978), Iorganov (1971), Phiên Kì Mạnh (1961) (dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998) thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là: + Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm;

+ Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi và nguyên liệu cho chế biến ñồ hộp;

+ Tạo giống chín ñồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa;

+ Tạo giống chống chịu sâu bệnh

Các nhà chọn tạo giống trên thế giới ñã sử dụng nguồn gen của các loài hoang dại làm nguồn gen chống chịu với các ñiều kiện bất thuận bằng nhiều

Trang 36

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 24

con ñường khác nhau như lai tạo, chọn lọc giao tử, hợp tử, ñột biến nhân tạo…bước ñầu ñã thu ñược những thành công nhất ñịnh

Các giống cà chua lai của công ty lai Ấn – Mỹ ở Bangalore Ấn ðộ như Naveen, IA HS-88-2, Krnatak, Ijaani và Vaishali có năng suất cao, chất lượng tốt, quả tròn, to trung bình, màu sắc ñẹp thích hợp cả cho ăn tươi lẫn chế biến (Phạm Thị Ân, 2000)

Với mục tiêu chọn tạo giống cà chua chất lượng cao (hàm lượng chất khô, hàm lượng ñường tự do, hàm lượng axit hữu cơ, mẫu mã quả…) năm

2013 Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) ñã ñưa ra giống cà chua màu vàng có hàm lượng ß-Catoten cao cấp 3-6 lần so với giống

cà chua màu ñỏ Ngoài ra giống cà chua này còn có hàm lượng axit thấp hơn,

ñộ ngọt tương ñương các giống cà chua quả ñỏ Giống cà chua này góp phần làm giảm tỷ lệ quáng gà, mù cho trẻ em ñặc biệt là trẻ em ở các nước ñang và kém phát triển Giống cà chua này ñược trồng phổ biến ở Băng La ðét và ñược ñông ñảo người dân ñón nhận (Ho L C and Hewitt, 1986)

Trong quá trình nghiên cứu chọn tạo các giống cà chua chất lượng các nhà khoa học ñã ñưa ra kết luận khác nhau Hương vị cà chua có thể ảnh hưởng ñến chất lượng và chịu ảnh hưởng lớn với sự tác ñộng giữa việc giảm hàm lượng ñường (Glucoza, Fructoza) và axit hữu cơ (axit Citric và axit Malic) (P Bucheli et al, 1999)

Hàm lượng ñường dễ tan góp phần quan trọng vào việc tạo hương vị thơm ngon cho sản phẩm Hàm lượng ñường dễ tan trong quả cà chua gồm Fructoza và Glucoza, ở hầu hết các giống chúng ñều tạo lên trên 50% lượng chất khô tổng số Nhiều công trình nghiên cứu tăng hàm lượng chất khô tổng

số cho các giống có năng suất cao thông qua việc lai tạo giữa các loài khác

nhau của chi Lycopersicon Tuy nhiên, nếu hàm lượng chất khô cao thì năng

suất giảm và ngược lại do vậy cần dung hòa hai yếu tố này trong công tác chọn

Trang 37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 25

giống (Nguyễn Thanh Minh, 2003); (Trương Văn Nghiệp, 2006)

Một số nghiên cứu cho rằng việc nâng cao chất khô dễ tan trong giống quả mềm dễ hơn quả chắc Có thể tạo ra giống có năng suất thấp nhưng hàm lượng chất khô không tan và khó tan, hàm lượng axit cao nhưng ñể tạo ra ñược giống có năng suất cao cùng với các chỉ tiêu cao về chất lượng cao là rất khó (Nguyễn Thanh Minh, 2003)

Hàm lượng axit hữu cơ và ñộ PH là các yếu tố quan trọng tạo nên hương vị quả cà chua Trong nhiều trường hợp các giống quả chắc có hàm lượng axit thấp vì quả của các giống này có số ngăn nhỏ hơn (với cà chua thì hàm lượng axit chứa trong các ngăn ô cao hơn trong thịt quả) ðể giải quyết vấn ñề này các nhà nghiên cứu ñã sử dụng phương pháp lai giống có gen quy ñịnh hàm lượng axit cao với giống có tiềm năng năng suất ñể cải thiện lượng axit trong quả

Vitamin A và C là các thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong quả cà chua Hàm lượng vitamin C liên quan ñến các yếu tố như cỡ quả, dạng quả, số ngăn quả Thường các giống quả nhỏ có hàm lượng vitamin C cao hơn Trong quả viatamin C tập chung ở gần vỏ quả, trong mô của ngăn quả ðiều này cho thấy các giống quả chắc thường có hàm lượng vitamin C thấp hơn Ngoài ra các giống quả dài, bộ lá rậm cũng cho quả có hàm lượng vitamin C thấp hơn

Màu sắc quả cà chua ñược tạo nên bởi sự kết hợp của các sắc tố ñỏ

(quy ñịnh bởi gen og) và chất nhuộm màu (quy ñịnh bởi gen hp) Nếu chỉ có

sắc tố ñỏ sẽ tác dụng bất lợi ñến hàm lượng vitaminA của quả Các nhà khoa

học ñã dùng phép lai ngược lại ñể chọn gen hp ở thời kỳ cây con và og ở thời

kỳ nở hoa thông qua việc xử lý cây con ở nhiệt ñộ thấp Sự kết hợp này tạo cho con lai duy trì ñược cả hai gen từ thời kỳ cây con cho ñến khi trước khi trồng Mặt khác sự kết hợp giữa hai gen này tạo cho quả cà chua có màu ñỏ ñẹp Ngoài ra một số giống có thân lá phát triển tốt, ñộ che phủ cao tạo cho

Trang 38

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 26

quả ắt bị biến ựổi màu do ánh sáng mặt trời

Tỷ lệ giữa ựộ chắc và dịch quả trong ngăn hạt là một trong những chỉ tiêu ựể chọn giống cà chua chất lượng cao Dịch quả là nguồn axit quan trọng

và giúp người sử dụng cảm nhận ựược hương vị của cà chua Steven cho rằng việc tăng hàm lượng axit và ựường trong thành phần dịch quả rất cần thiết trong việc tạo hương vị tốt cho các giống cà chua mới, ựặc biệt là trong phục

vụ ăn tươi (Steven, 1977)

Tuy nhiên, lượng dịch cao thường gây khó khăn trong công tác vận chuyển, bảo quản và thu hoạch Vì vậy các nhà chọn giống cần phải kết hợp hài hòa giữa ựộ chắc và dịch quả (Eskin, 1989)

Ngày nay các nhà chọn giống ựã ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học hiện ựại trong công tác chọn tạo giống cà chua như nuôi cấy bao phấn ựể tạo dòng thuần, chuyển nạp gen năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và ựã tạo ra ựược những giống cà chua chất lượng cao, ựáp ứng các nhu cầu khác nhau Bằng kỹ thuật biến ựổi gen, Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Trung quốc sau hơn 10 năm ựã cho ra ựời một giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh viêm gan B vào cơ thể con người (Trương Văn Nghiệp, 2006)

Cà chua còn là chủ thể khá tốt ựể sản xuất các vacxin và dược phẩm Các nhà nghiên cứu ở Novosibirsk ựang phát triển loại vacxin chống AIDS ăn ựược trên cơ sở cà chua biến ựổi gen Các protein tổng hợp từ cây biến ựổi gen an toàn hơn rất nhiều so với các sản phẩm có nguồn gốc từ ựộng vật do mầm gây bệnh ở ựộng vật và người như là virus hoặc prion không sản sinh trong tế bào thực vật (http://www.avrdc.org/pdf/mtp2003.pdf)

Bằng phương pháp lai Dialen một phần ựã nghiên cứu di truyền tắnh kháng bệnh ựốm lá ở cà chua làm giảm bệnh ựốm lá ở con lai Một chương trình lai phối hợp ựưa vào Pháp và 7 nước Trung cận đông ở Châu Phi nhằm tăng tắnh kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua Các loài hoang dại như

Trang 39

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 27

Lycopersicon pimpinellifolium, L.hirsutum, L Peruvianum ựược sử dụng làm

nguồn gen chống chịu (Kaloo G, R.D Bhutani, K.L Chadhatel (1993))

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á từ những ngày ựầu thành lập (1972) ựã bắt ựầu chương trình chọn tạo nhằm tăng cường khả năng thắch ứng của cà chua với vùng ựiều kiện nóng ẩm Và hầu hết các giống AVRDC lai tạo và các giống ựã ựược cải thiện trong tập ựoàn từ năm 1974 ựến nay ựều có khả năng chịu nhiệt cũng như chống chịu sâu bệnh tốt Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) ựã phối hợp với AVRDC và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt ựới (TARC) ở Nhật Bản

ựể xúc tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển vọng đã chọn ựược 6 dòng có khả năng chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT10 (Melor R, 1986)

Nhiều thử nghiệm về các giống cà chua ựược tiến hành ở AVRDC- TOP, trường ựại học Kasestart, phân viện Kamphaeng Thái Lan chọn tạo nhiều giống ựược ựánh giá là chất lượng tốt kết hợp với tắnh chịu nóng, năng suất cao và chống bệnh: CHT104, CHT92, CHT105 có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả ựẹp, hương vị ngon, quả chắc Các giống PT225, PT3027, PT4165, PT446, PT4121 cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống bệnh và chống nứt quả (Chu Jinping,1994)

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á còn phát triển chương trình về các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn có khả năng ựậu quả cho phép ở giới hạn nhiệt ựộ cực ựại 32-340C và cực tiểu 22-240C ựã ựưa ựược nhiều giống lai có triển vọng, ựược phát triển ở một số nước nhiệt ựới như CLN 161L, CLN 2001C, CL5915-204DH, CL143Ầ( Morris, 1998)

Tháng 8/2005, AVRDC giới thiệu 3 giống cà chua triển vọng là CLN2026D, CLN2116B, CLN2123A Cả 3 giống này ựều sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chịu nhiều loại bệnh như héo xanh vi khuẩn, héo rũ do nấm, virusẦtrong ựó giống CLN2026D quả có thể dùng ăn tươi hoặc chế biến;

Trang 40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 28

giống CLN2116B có quả tròn, chịu nóng tốt, thích hợp trồng nửa cuối mùa khô; giống CLN2123A là giống có khả năng chịu nóng cao, quả thuôn dài phục vụ cho cả ăn tươi và chế biến (http://www.avrdc.org/pdf/mtp2003.pdf; http://www.vst.vista.gov.vn/nongthondoimoi/2006)

Trong chọn tạo giống cà chua, người ta chú ý nhiều ñến ưu thế lai Ở Nhật Bản ưu thế lai ñược sử dụng rộng rãi trên cà chua từ năm 1930 Khi lai thử giữa giống Rutgres với 5 giống khác nhau cho thấy ưu thế lai về tổng trọng lượng quả cao hơn bố mẹ nhưng về số quả trên cây và trọng lượng quả phần lớn là trung gian giữa bố và mẹ (Kiều Thị Thư, 1998)

Gần ñây, nhiều nước trên thế giới ñặc biệt là Mỹ, các nhà khoa học ñã tạo ra những giống cây trồng biến ñổi gen trong ñó có cà chua Những giống cây trồng này ngoài khả năng chống chịu ñược sâu bệnh, tuyến trùng, khô hạn, sương muối mà còn có khả năng cất giữ bảo quản lâu, chất lượng cao, mang nhiều dược tính, năng suất cao Các nhà nghiên cứu tại ñại học bang Oregon (Mỹ) ñang hoàn thiện một giống cà chua tím, ñây là một sự kết hợp giữa màu sắc và chất dinh dưỡng Màu tím trong quả cà chua do có chứa chất Phytochemical, có khả năng giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim Loại cà chua này có nguồn gốc từ dạng dại ở Nam Mỹ Hàng trăm năm trước các nhà khoa học ñã phát hiện cà chua màu tím trong thiên nhiên nhưng loài cây này nhỏ và

có ñộc Vào thập niên 1960 -1970, các nhà khoa học ñã thu nhặt hạt giống từ

cà chua tím và lai với loài hiện ñại ñể cho ra loại quả an toàn với mọi người hơn dạng ban ñầu

Các giống cà chua lai của công ty lai Ấn – Mỹ ở Bangalore Ấn ðộ như Naveen, IA HS-88-2, Krnatak, Ijaani và Vaishali có năng suất cao, chất lượng tốt, quả tròn, to trung bình, màu sắc ñẹp thích hợp cả cho ăn tươi lẫn chế biến (Phạm Thị Ân, 2000) Cho ñến nay các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn ñang tiếp tục tiến hành các nghiên cứu và thử nghiệm ñể tạo ra các giống cà chua mới nhằm ñáp ứng cho sự ñòi hỏi ngày càng khắt khe của con người

Ngày đăng: 07/07/2015, 15:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Phương Anh (1996), Rau và trồng rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr.164-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau và trồng rau
Tác giả: Mai Phương Anh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1996
2. Phạm Thị Ân (2006), Tuyển chọn các mẫu giống cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và chế biến, Luận án thạc sĩ Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn các mẫu giống cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và chế biến
Tác giả: Phạm Thị Ân
Năm: 2006
3. Tạ Thu Cúc (1985), Khảo sát một số giống cà chua nhập nội trong vụ xuân hố trờn ủất Gia Lõm Hà Nội, Luận ỏn PTS Nụng nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số giống cà chua nhập nội trong vụ xuân hố trờn ủất Gia Lõm Hà Nội
Tác giả: Tạ Thu Cúc
Năm: 1985
4. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, Giáo trình cây rau, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây rau
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp - Hà Nội 2000
6. Trương đắch (1998), 265 giống cây trồng mới. Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng TW. NXBNN – Hà Nội, tr 175-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 265 giống cây trồng mới
Tác giả: Trương đắch
Nhà XB: NXBNN – Hà Nội
Năm: 1998
7. Ngô Thị Hạnh (2001), đánh giá một số dòng giống cà chua vụ thu ựông và Xuân hè tại Gia Lâm Hà Nội,Luận án thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: đánh giá một số dòng giống cà chua vụ thu ựông và Xuân hè tại Gia Lâm Hà Nội
Tác giả: Ngô Thị Hạnh
Năm: 2001
8. Lê Thị Ánh Hồng, Nguyễn Hữu ðống, ðặng Thị Chín (1993), “Ứng dụng phương pháp ưu thế lai trong chọn giống cây cà chua”, Tạp chí Sinh Học, số 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phương pháp ưu thế lai trong chọn giống cây cà chua”
Tác giả: Lê Thị Ánh Hồng, Nguyễn Hữu ðống, ðặng Thị Chín
Năm: 1993
9. Nguyễn Văn Hiển(2000), Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chọn giống cây trồng
Tác giả: Nguyễn Văn Hiển
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
10. Trần Thị Minh Hằng (1999). Nghiờn cứu ủặc ủiểm nụng sinh học của một số tổ hợp lai cà chua trồng trong vụ Xuân hè tại Gia Lâm – Hà Nội.Luận án thạc sĩ Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu ủặc ủiểm nụng sinh học của một số tổ hợp lai cà chua trồng trong vụ Xuân hè tại Gia Lâm – Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Minh Hằng
Năm: 1999
11. Vũ Tuyên Hoàng và CS (1997), Giống cà chua vàng, Tạp chí Nông nghiệp và CNTP, 1997, N o 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống cà chua vàng
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng và CS
Năm: 1997
12. Vũ Tuyên Hoàng, Chu Thị Ngọc Viên và các cộng tác viên (1993), Kết quả chọn tạo giống cà chua 2/4, Tạp chí NN& CNTP- số 3 trang 147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo giống cà chua 2/4
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng, Chu Thị Ngọc Viên và các cộng tác viên
Năm: 1993
13. Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Lê Thị Tuyết Trâm (2011), “Kết quả nghiên cứu tạo ra giống cà chua lai HT142”, tạp chí NN & PTNT, chuyờn ủề giống cõy trồng, vật nuụi, tập 1, thỏng 6-2011, Tr.107-112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu tạo ra giống cà chua lai HT142”
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Lê Thị Tuyết Trâm
Năm: 2011
14. Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Phạm Thị Ân (2011), “Kết quả nghiên cứu tạo ra giống cà chua lai HT160”, tạp chớ NN & PTNT, chuyờn ủề giống cây trồng, vật nuôi, tập 1, tháng 6-2011, Tr.101-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu tạo ra giống cà chua lai HT160”
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Phạm Thị Ân
Năm: 2011
15. Nguyễn Hồng Minh (2007). Báo cáo phát triển sản xuất thử. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tháng 8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển sản xuất thử
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh
Năm: 2007
16. Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Vũ Triệu Mân (1994-1995). Kết quả nghiên cứu tập đồn mẫu giống vụ Xuân Hè. Kết quả nghiên cứu khoa học, khoa trồng trọt trường ðHNN – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu tập đồn mẫu giống vụ Xuân Hè
17. Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư (2000), Báo cáo công nhận giống cà chua lai HT7, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tháng 9/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công nhận giống cà chua lai HT7
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư
Năm: 2000
18. Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư (1999),Giống cà chua MV1, Tạp chí NN-CNTP. Hà Nội, số 7, tr.317-318 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống cà chua MV1
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư
Năm: 1999
19. Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Phạm Quang Tuân (2011), Tạo giống cà chua lai quả nhỏ HT144, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 9, N o 1, trang 16-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo giống cà chua lai quả nhỏ HT144
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Phạm Quang Tuân
Năm: 2011
20. Nguyễn Hồng Minh, “Chọn tạo giống cà chua, trong chọn tạo giống cây trồng”, 2000,tr. 300-343 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn tạo giống cà chua, trong chọn tạo giống cây trồng”
21. Nguyễn Hồng Minh (2007), “Phát triển sản xuất cà chua lai F1 trồng trái vụ, chất lượng cao, góp phần thay thế giống nhập khẩu”, Báo cáo tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản xuất cà chua lai F1 trồng trái vụ, chất lượng cao, góp phần thay thế giống nhập khẩu
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w