Cho nên, sự phát triển du lịch tâm linh trong tương lại không xa là nhucầu tất yếu, nhất là đối với các quốc gia có nền văn hóa Phật giáo như Việt Nam.Việt Nam có nhiều điểm tâm linh thu
Trang 1Trong quá trình thực tập và hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp Đại học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Các thầy, cô giáo Khoa du lịch – Đại học Huế đã tận tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích Kiến thức mà tôi học được không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu trong quá trình công tác sau này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Trần Hữu Tuấn người đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến:
Ban lãnh đạo và nhân viên Công ty TNHH TM&DV Nam Thập đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho tôi tiến hành điều tra và thu thập số liệu.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý xây dựng của quý thầy,
Trang 2cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!!
Huế, tháng 05 năm
2017 Sinh viên Phan Thị Ngọc Ánh
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kếtquả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứukhoa học nào
Ngày 05 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện
Phan Thị Ngọc Ánh
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 5
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 5
1.1.1 Văn hóa tâm linh 5
1.1.1.1 Khái niệm văn hóa 5
1.1.1.2 Khái niệm tâm linh 6
1.1.1.3 Khái niệm văn hóa tâm linh 6
1.1.2 Du lịch văn hóa tâm linh 7
1.1.2.1 Du lịch và khách du lịch 7
1.1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh và khách du lịch văn hóa tâm linh 8
1.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch văn hóa tâm linh 9
1.1.3 Du lịch văn hóa tâm linh trong lễ hội Phật giáo 11
1.1.3.1 Lễ hội 11
1.1.3.2 Lịch sử Phật giáo xứ Huế 14
1.1.3.3 Du lịch văn hóa tâm linh trong các lễ hội Phật giáo 18
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 19
1.2.1 Tình hình du lịch tâm linh tại Việt Nam 19
1.2.2 Tình hình phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Huế trong những năm gần đây 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA 23
Trang 42.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA 23
2.1.1 Giới thiệu sơ lược 23
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của đền Huyền Trân công chúa 24
2.1.3 Các công trình tiêu biểu và giá trị đền Huyền Trân công chúa 27
2.1.3.1 Các công trình tiêu biểu 27
2.1.3.2 Giá trị 29
2.1.4 Lễ hội đền Huyền Trân công chúa 30
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA 32
2.2.1 Tình hình lượt khách và doanh thu tại đền Huyền Trân công chúa qua 5 năm(2011-2015) trong ngày lễ và ngày thường 32
2.2.2 Kết quả điều tra người dân và du khách đến đền Huyền Trân công chúa 33
2.2.2.1 Sơ lược về mẫu điều tra 33
2.2.2.2 Thông tin chung về khách điều tra 33
2.2.2.3 Thông tin về chuyến đi và kênh thông tin người dân và du khách về đền Huyền Trân công chúa 36
2.2.2.4 Mục đích của người dân và du khách khi đến tham quan đền Huyền Trân công chúa 40
2.2.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Likert bằng hệ số Cronbach’s Alpha 41
2.2.2.6 Đánh giá của người dân và du khách khi trải nghiệm lễ hội và tài nguyên du lịch tại đền Huyền Trân công chúa 44
2.2.2.7 Cảm nhận chung, sự quay trở lại và giới thiệu cho bạn bè, người thân 57
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG 60
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 60 3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN HUYỀN
Trang 5TRÂN CÔNG CHÚA 61
3.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 62
3.4 GIẢI PHÁP 64
3.4.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 64
3.4.2 Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên tại đền huyền Trân côngchúa 64
3.5 ĐA DẠNG HÓA DỊCH VỤ TẠI KHU DI TÍCH 65
3.6 ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN 66
3.7 NÂNG CAO YẾU TỐ VỀ SỰ ĐẢM BẢO 66
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 KẾT LUẬN 67
2 KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 6Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 2.1: PHƯƠNG TIỆN TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ ĐỀN
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA CỦA NGƯỜI DÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH 38 BIỂU ĐỒ 2.2: DỰ ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG
CHÚA 58 BIỂU ĐỒ 2.3: Ý ĐỊNH CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ NGƯỜI DÂN ĐỊA
PHƯƠNG VỀ VIỆC GIỚI THIỆU ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA CHO BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN 58
Trang 8DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1: LƯỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU TẠI ĐỀN HUYỀN
TRÂN CÔNG CHÚA TỪ NĂM 2011- 2016 32 BẢNG 2.2: THÔNG TIN VỀ NƠI ĐẾN CỦA DU KHÁCH 33 BẢNG 2.4: SỐ LẦN ĐẾN THAM QUAN ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG
CHÚA CỦA NGƯỜI DÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH 37 BẢNG 2.5: THỜI GIAN NGƯỜI DÂN VÀ DU KHÁCH ĐẾN DI TÍCH 39 BẢNG 2.6: HÌNH THỨC CHUYẾN ĐI CỦA NGƯỜI DÂN VÀ DU
KHÁCH 39 BẢNG 2.7: MỤC ĐÍCH CỦA NGƯỜI DÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH KHI
ĐẾN THAM QUAN ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA 40 BẢNG 2.8: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA 42 BẢNG 2.9: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “ CƠ SỞ VẬT
CHẤT HỮU HÌNH” 44 BẢNG 2.10: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ ĐÁNH
GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “CƠ SỞ VẬT CHẤT
HỮU HÌNH” 45 BẢNG 2.11: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “SỰ TIN
CẬY” 47 BẢNG 2.12: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ ĐÁNH
GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “SỰ TIN CẬY” 48 BẢNG 2.13: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “SỰ SẴN
SÀNG ĐÁP ỨNG” 50 BẢNG 2.14: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “SỰ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG” 51 BẢNG 2.15: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “SỰ ĐẢM
Trang 9BẢO ” 53 BẢNG 2.16: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ ĐÁNH
GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “SỰ ĐẢM BẢO” 54 BẢNG 2.17: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “SỰ CHIA
SẺ, CẢM THÔNG” 55 BẢNG 2.18: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ ĐÁNH
GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “SỰ CHIA SẺ, CẢM
THÔNG” 56 BẢNG 2.19: CẢM NHẬN CỦA KHÁCH KHI ĐẾN THAM QUAN ĐỀN
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA 57
Trang 10PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ với những tiềm năng dulịch to lớn: thiên nhiên đẹp và thơ mộng, lịch sử hào hùng ngàn năm với nền văn hóamang đậm chất Á Đông Du lịch được xác định là một ngành có tầm chiến lượcmang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời kỳ hội nhập mở cửa hiện nay Trong đó, dulịch văn hóa tâm linh góp phần quan trọng vào việc phát triển du lịch nói chung Khi cuộc sống nâng cao, xã hội hiện đại thì con người ngày càng có nhu cầucho đời sống tinh thần để thoát khỏi những ngột ngạt,những áp lực của công việc
Có thể nói,du lịch tâm linh gần đây đang hình thành và phát triển mạnh mẽ ở cácquốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản,Thái Lan Cho nên, sự phát triển du lịch tâm linh trong tương lại không xa là nhucầu tất yếu, nhất là đối với các quốc gia có nền văn hóa Phật giáo như Việt Nam.Việt Nam có nhiều điểm tâm linh thu hút khách du lịch trong nước như chùaBái Đính, Chùa Keo, Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, chùa Thiên Mụ…Sự phongphú đó là một trong những thế mạnh và cũng là yếu tố cạnh tranh của du lịch ViệtNam với nền văn hóa Phương Đông giàu bản sắc Nhưng nó cũng đặt ra yêu cầu làcần phải phát hiện và có biện pháp khai thác tối đa các điểm, khu di tích có giá trịvăn hóa tâm linh đặc sắc, độc đáo để biến chúng thành các sản phẩm du lịch cósức cạnh tranh của du lịch Việt Nam
Du lịch tâm linh đưa con người tháo gỡ những bộn bề của cuộc sống hiện tại
Du lịch đến với Phật giáo rất cần thiết cho cuộc sống thực tại Nó bao hàm cả hànhtrình tìm lại giá trị văn hóa đời sống và tìm lại chính mình Làm trỗi dậy đời sốngtâm linh của khách du lịch tại những điểm di tích này
Thừa Thiên Huế là vùng đất cố đô Huế đẹp bởi sự trầm lắng và phong cảnhthiên nhiên lãng mạn, trữ tình Vẻ đẹp Huế từ lâu đã nổi tiếng trong thơ ca, trongnhững nốt nhạc:
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư
Trang 11Mưa Huế, cầu Tràng Tiền, Kinh thành Huế là những nét thu hút người lữkhách phương xa, làm chúm chím đôi môi hồng thiếu nữ, e ấp dòng sông Hươngthơ thẩn bên bờ Tuy nhiên, du khách đến với Huế không chỉ đến thăm phongcảnh của Huế , mà họ còn muốn đến thăm những ngôi chùa, ngôi đền Huế từ lâu
đã nổi tiếng là thành phố của những ngôi chùa Những ngôi chùa ở đây, không chỉmang nét trang nghiêm mà còn gần gũi, chúng cúi mình đón chào những du kháchphương xa đến thăm Bởi vậy mới nói, đặc sản Huế không chỉ mè xửng, tôm chua,
mà còn là những món ăn chay do các bậc tăng ni ở đây tự tay nấu, đó mới làthưởng thức nét riêng của vùng đất cố đô này Chùa, đền ở Huế không chỉ nhiều,
mà trong mình nó còn mang nét đẹp kiến trúc riêng, cố kính, đặc sắc với nhữnggiá trị lịch sử riêng mà không phải nơi nào cũng giống nơi nào
Nước non ngàn dặm ra đi Cái tình chi ? Mượn màu son phấn
Câu hát nhẹ nhàng ấy đưa người ta trở về quá khứ, cái thời công chúa HuyềnTrân dứt bỏ tuổi thanh xuân và hạnh phúc của mình, theo lời cha cưới chồng ở nơiđất khách quê người,đưa ta đến ngôi đền Huyền Trân để tưởng nhớ đến công đứccủa vị vua Trần Nhân Tông cùng công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờcõi nước nhà Ngôi đền đóng vai trò quan trọng trong tâm khảm của mỗi ngườicon xứ Huế, không còn nó, Huế như thiếu mất cái gì đó xa xôi lắm
Vào những ngày lễ tết, người dân kéo nhau nườm nượp, không chỉ thể hiệntinh thần uống nước nhớ nguồn, mà mỗi khi là người con xứ Huế thì không thểnào thiếu được Họ đến với ngôi đền, mang trong mình mong muốn cho cuộc sốngthực tại, những mong muốn cho nguời thân, gia đình sức khỏe, may mắn và thànhcông Đền Huyền Trân không chỉ thu hút những người con của đất Huế, mà mảnhđất nhỏ bé này còn lôi cuốn cả những lữ khách phương xa Là nơi không thể thiếutrong cuộc sống thường ngày của những con người từ lâu đã bị ảnh hưởng của vănhóa tâm linh, đền Huyền Trân giúp con người gột bỏ những khó khăn của cuộcsống thường ngày khi đến nơi đây
Trang 12Là một con người sinh ra trên vùng đất tâm linh này, hiểu Huế là vùng đất cótiềm năng to lớn Vì vậy, tôi đã chọn đền Huyền Trân công chúa là một điểm nổibật về du lịch tâm linh, nơi hằng năm thu hút đông đảo khách du lịch của Huế để
thực hiện đề tài ‘‘Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại đền Huyền Trân công chúa’’ cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại đền Huyền Trân CôngChúa, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp hoàn thiện loại hình du lịch văn hóatâm linh ở Huế
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh ở đền Huyền Trân công chúa
Đặc điểm, lịch sử và tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh
Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đền
Đối tượng tác động
Tổ chức quản lí tại đền
Khách du lịch đến di tích vào ngày lễ hội và ngày thường
Người dân của Thừa Thiên Huế đến di tích vào ngày lễ hội và ngày thường
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu từ đền Huyền Trân công chúa
Thu thập thông tin từ những nguồn khác nhau như: internet, báo chí, tạp chíkhoa học…
Số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra bảng hỏi đối với du kháchsau khi tham quan đền Huyền Trân công chúa
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Công cụ chủ yếu được sử dụng phương là phần mềm SPSS 20.0:
Thống kê ý kiến của khách du lịch đối với các biến quan sát thông qua cácđại lượng như: thống kê mô tả (Descriptive), tần suất (Frequency), phần trăm(Percent), trung bình (Mean)
Đánh giá độ tin cậy thang đo với Hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ cácbiến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu
Phương pháp phân tích phương sai One Way ANOVA để xác định sự khácbiệt trong cách đánh giá về các tiêu chí khác nhau đối với các nhóm du kháchkhác nhau về độ tuổi, quốc tịch, nghề nghiệp
Một số phương pháp khác
5 Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần chính với nội dung như sau
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch văn hóa tâm linh
Chương II: Thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đền HuyềnTrân công chúa
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch vănhóa tâm linh tại đền Huyền Trân công chúa
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Những vấn đề cơ bản về du lịch văn hóa tâm linh
1.1.1 Văn hóa tâm linh
1.1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là hiện tượng xuất hiện từ thuở sơ khai của xã hội loài người Mặc
dù văn hóa rất gần gũi và thậm chí gắn bó máu thịt của sự phát triển của con người
và xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc về nó là cả một quá trình lâu dài Và thậtkhông ngoa khi nói rằng có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn hóa thì có bấy nhiêuđịnh nghĩa
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”[8].
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêmcho rằng:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[7].
Năm 1940, chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[1]
Tóm lại, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do conngười sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên
Trang 151.1.1.2 Khái niệm tâm linh
Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được giải thích theo 2 nghĩa:
“1 Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan
niệm duy tâm 2 Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh” [9].
Trong sách “Tâm linh Việt Nam”, tác giả Nguyễn Duy Hinh quan niệm:
“Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh) trong tự
nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lôgíc không phân biệt thiện ác”[3].
Một quan niệm khác của tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóatâm linh” về tâm linh như sau:
“Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”[4] Cái thiêng liêng cao cả,
niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.
Như vậy, có thể nói tâm linh là cái tồn tại trong mỗi con người Nó thể hiệnqua niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người
và cụ thể hơn chính là sự ngưỡng vọng của họ về những biểu tượng, hình ảnhthiêng liêng
1.1.1.3 Khái niệm văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh xuất hiện từ khá sớm, nó hình thành từ đời sống thực tế củacon người xa xưa, từ các tập tục, thói quen đến các nghi lễ tôn giáo và trở thànhnhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người
Chẳng hạn như vào dịp xuân về, thì dù xa xôi cách mấy, hay dù đi đâu,ở đâu,
họ cũng muốn quay về xum họp với gia đình, thắp nén hương lên bàn thờ gia tiên
để báo với ông bà tổ tiên rằng con đã về, và cầu khẩn cho vong linh những ngườiquá cố phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra… Những việc làm đókhông biết từ bao giờ đã đồng hành cùng con người Việt Nam
Từ xa xưa, trong các hoạt động văn hóa truyền thống dân tộc, người Việtnam đều tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh, hoạt do nhà nước Trung Ương tổchức, hoặc do làng xã tổ chức theo nghi lễ trang trọng,uy linh, với sự tham gia mộtcách thành kính, tự nguyện của nhân dân Đó là lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ tế
Trang 16Trời, Đất, tế Thần, Thánh, tế Tổ tiên nhằm mục đích cầu cho quốc thái dân an, chocon cháu hạnh phúc.
Từ đó có thể hiểu rằng, văn hóa tâm linh là một phần đời sống tinh thần, ở
đó, con người tin vào cái thiêng.Đó là không gian của thần thánh, của Phật tiên lànơi con người găp gỡ và giao hòa với các thánh thần Sống trong không gian đó,con nguời như thoát khỏi những lo âu, muộn phiền trong cuộc sống thường ngày
để đến với những điều tốt đẹp
Trong cuốn Nguyễn Đức Cần – nhà văn hóa tâm linh có viết:
“Văn hóa tâm linh là một nền văn hóa đặc biệt, nó dặc biệt ở chỗ trong nó chứa đựng bao nhiêu điều bí ẩn và cao cả mà con người muốn tìm hiểu khám phá.Có thể nói, từ khi có loài người thì đã xuất hiện nền văn hóa tâm linh Nền văn hóa đó tồn tại song song với nền văn hóa đời thường Văn hóa tâm linh là mạch ngầm chảy trong lòng nhân loại, nó là chiếc cầu nối giữa con người và thế giới tự nhiên, và ngày nay, cùng với sự tiến bộ của loài người trong lĩnh vực khoa học, văn hóa tâm linh được nhìn nhận dưới góc độ ánh sáng khoa học và nền tảng của nó là đạo đức của con người”[5].
1.1.2 Du lịch văn hóa tâm linh
Theo định nghĩa du lịch trong Điều 4 luật du lịch thì:“Du lịch là các hoạt
động liên quan đến chuyến đi chủa con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [2]
Trang 17Khách du lịch.
Theo khoản 2, Điều 10, Chương I Pháp lệnh Du lịch Việt Nam thì:
“Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [7]
Theo định nghĩa du lịch trong Điều 4 luật du lịch:
“Khách du lịch là người đidu lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến’’.[2]
1.1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh và khách du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố tâm linh vừa làm
cơ sở vừa làm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sốngtinh thần
Tâm linh thường gắn liền với yếu tố “thiêng” Du lịch tâm linh là việc thỏamãn nhu cầu giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã hội và giao tiếp với thần linhtâm linh, hưởng thụ sinh hoạt văn hóa… làm cho con người gần gũi với tự nhiênhơn Mô hình du lịch này hiện đang rất phát triển tại nhiều nước trên thế giới nhưItalia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ… Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du lịch tôn giáo thì
ở Việt Nam, du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên Tụcthờ cúng tổ tiên vốn có từ lâu đời, đặc biệt trong những năm gần đây, chùa chiền,đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hương và du khách nước ngoài Mặc dùchưa có khái niệm du lịch tâm linh nhưng đối với nhiều người Việt Nam, việc đi
lễ chùa như một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, với mong muốnnhững điều tốt đẹp cho gia đình
Theo hòa thượng Thích Đạt Đạo: “Du lịch văn hóa tâm linh là tìm hiểu văn
hóa, giá trị truyền thống, thăm viếng bằng tâm trí, trái tim Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết và hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên đồng loại chúng sinh” [11].
Theo TS Hà Văn Siêu- giảng viên của khoa khách sạn và du lịch thuộc đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: “Du lịch văn hóa tâm linh thường gắn với lịch sử
Trang 18dân tộc ,gắn với đức tin và hướng thiện Loại bỏ yếu tố mê tín dị đoan, loại bỏ những kẻ “buôn thần, bán thánh, đây là loại hình du lịch hướng con người đến nhiều yếu tố tốt lành”[11].
Du lịch tâm linh tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống Thăm viếng bằng tâmtrí, trái tim Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiêng, hòa hợp vớithiên nhiên, đồng loại, chúng sinh Nâng cao được giá trị tâm hồn, hiểu rõ hơn vềtâm linh, cụ thể đối với Phật giáo là hiểu hơn về chân lý giải thoát, giá trị chânthực và cuộc sống hiện tại
Khách du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch văn hóa tâm linh gồm tất cả các thành phần trong xã hội, các giaicấp.không phân biệt hèn sang, tuổi tác, giới tính Điều lí thú của du lịch văn hóatâm linh còn ở chỗ tất cả du khách đi trong tour điều như nhau trong vai trò củamột tín đồ không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn,giới tính,tuổi tác, địa vị xã hội…
Du lịch văn hóa tâm linh còn là du lịch đặc biệt thu hút khách vào dịp cuốinăm, đầu xuân, bởi thời điểm này, khách du lịch có thói quen hành hương cầunguyện những điều tốt đẹp trong năm mới Đến các điểm du lịch tâm linh, họkhông chỉ lĩnh hội đầy đủ thông tin về cội nguồn, tín ngưỡng, tôn giáo của mình
mà còn trong suốt chuyến du lịch đó, họ được cầu nguyện tu dưỡng tinh thần, tạosức mạnh cho niềm tin và thực hành các nghi lễ truyền thông
1.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch văn hóa tâm linh
Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
Sự phát triển về giao thông vận tải là một trong những điều kiện đầu tiên ảnhhưởng đến du lịch, điểm du lịch dù hấp dẫn đến mấy nhưng nếu không có đầy đủ
cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cận thì cũng không thu hút khách
du lịch, du lịch tâm linh cũng không ngoại lệ Ngoài ra, điểm du lịch tâm linhthường cách xa với các khu dân cư đông người, vì vậy, cơ sở hạ tầng càng phảiđầu tư nhiều hơn nữa so với các điểm tham quan khác
Trang 19Thời tiết
Đây là một trong những yếu tố quan trọng, bởi thời gian thu hút khách dulịch nhất của du lịch tâm linh là vào mùa lễ hội, các lễ hội thường diễn ra ngoàitrời Đây là một trong những điểm khó khăn của du lich tâm linh mà rất khó đểkhắc phục
Nguồn tài nguyên du lịch địa phương
Theo pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999: “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên,di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người để được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch”[7] Do vậy, tài nguyên du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến du lịch Đối
với du lịch tâm linh, những nơi có tài nguyên du lịch tâm linh đa dạng và tập trungnhư chùa chiềng, đền miếu là những điểm thu hút đông khách nhất
Ý thức của khách du lịch
Hiện nay, nhiều khách du lịch đến tham quan tại các chùa chiềng, các nơilinh thiêng nhưng mang váy ngắn, quần áo hở hang thiếu vải.Ngoài ra, họ còn có
Trang 20hành động nói bậy, chửi tục, gây mất hình ảnh tại các điểm du lịch tâm linh này.Đây là một nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch văn hóatâm linh.
1.1.3 Du lịch văn hóa tâm linh trong lễ hội Phật giáo
1.1.3.1 Lễ hội
a Khái niệm
Theo nhà nghiên cứu M.Bakhtin:
“Lễ hội là cuộc sống được tái hiện theo hình thứ tế lễ và trò diễn, đó là cuộc
sống lao động, chiến đấu của cộng đồng dân cư Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết
và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại,đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh,siêu việt và cao cả…” [12]
Việt Nam có nhiều lễ hội, mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng,nhưng bao giờ cúng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn nhưnhững vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyềnnghề, chống thiêng tai, diệt trừ ác thú, giàu long cứu nhân độ thế….Với tư tưởnguống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằngnhững sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻhôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đấtnước của mình Đặc biệt, lễ hội nước ta gắn với làng xã, địa danh, vùng đất nhưmột thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân
b Cấu trúc
Lễ hội sơ khai thời nguyên thuỷ chuyển sang lễ hội nông nghiệp và lễ hộithờ cúng tổ tiên thòi kỳ văn hoá Đông Sơn (hay nền văn hoá Văn Lang – Âu Lạc),rồi trở thành hệ thống lễ hội có nhiều loại hình rất đa dạng, phong phú trong cácthời kỳ lịch sử kế tiếp sau Đó là kết quả của các mối quan hệ giữa lễ hội dân gianbản địa với tín ngưỡng – tôn giáo dân gian và các tôn giáo chính thống (như: Nho– Phật – Đạo giáo) du nhập vào nước ta Nhưng suy cho cùng thì lễ hội truyền
Trang 21thông của người Việt gồm có hai phần: Lễ và Hội gắn quyện chặt chẽ với nhautrong một chỉnh thể thống nhất.
Phần nghi lễ
Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêmtúc, trọng thể mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian Phần nghi lễ mở đầungày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sửtrọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xãhội Nghi thức lễ tế nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh,cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc Nghi lễ tạothành nền móng vững chắc,tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹđối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội
c Đặc điểm
Tính thiêng
Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng tìm được một lý do mang tínhchất “thiêng” nào đó Đó là người anh hùng đánh giặc bị thương, ngã xuống mảnhđất ấy, đùn lên thành mộ Đó là người anh hùng bay về trời.Có khi đó là một bờsông, xác người đang trôi bổng nhiên dừng lại, không trôi nữa, dân vớt lên, thờphụng… Cũng có khi lễ hội hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một vị anhhùng có công với làng, với nước Những người đó bao giờ cũng được “thiênghóa” Được trở thành “thần thánh” trong tâm trí của người dân
Những người đó trở thành thần thánh, phù hộ cho nhân dân, mà còn có thểgiúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống Và chính tính “thiêng” ấy đã
Trang 22trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân trong thời điểm khó khăn, tạo cho họ hivọng về những điều tốt đẹp sẽ đến.
Tính cộng đồng
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tựnguyện của một cộng đồng Cộng đồng lớn thì phạm vi lễ hội cũng lớn Bởi thếmới có lễ hội của một họ, một huyện,một vùng hoặc cả nước
Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định.Bởi thế, lễhội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó Tính địa phương của lễ hội chính làđiều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứngnhững nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội màcòn ở phong cách của lễ hội Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, trang phục, kiềulọng, lễ vật dâng cúng…
Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch
sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại Những trò chơi mới, nhữngcách bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như radio, catset, tăng âm đãtham gia vào lễ hội , giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhucầu mới
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải trải qua sự sàng lọc tự nguyệncủa nhân dân, được cộng đồng chấp thuận, không thể là một sự lắp ghép tùytiện, vô lý
Trang 231.1.3.2 Lịch sử Phật giáo xứ Huế
Thời kỳ phong kiến
Phật giáo đã tồn tại ở Việt Nam hơn 200 năm, một thời gian khá dài để chodân tộc ta có thể chắt lọc những yếu tố thích hợp với điều kiện lịch sử - xã hội củadân tộc ta, đất nước ta
Khi Phật giáo hưng thịnh ở Đại Việt dưới thời Lý-Trần thì tại dải đất miềntrung lúc này vẫn thuộc lãnh thổ của Vương quốc Chăm Pa, tôn giáo chính đượcthừa nhận là Bà La Môn giáo Trên thực tế, Phật giáo được truyền từ Ấn Độ vàoChăm Pa rất sớm và đã từng hưng thịnh dưới thế kỷ IX, X Tuy nhiên, sau đó là
Bà la Môn giáo và sau này là Ấn Độ giáo chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo Chăm Padần suy thoái.Mọi sự thay đổi khi Quảng Bình và hai châu Ô-Lý lần lượt thuộc vềlãnh thổ của Đại Việt vào các năm 1069 và 1306 Năm 1206, Vua Chế Mân cắthai châu Ô-Lý cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân , chính thứcđánh dấu vùng đất Thừa Thiên Huế này thuộc lãnh thổ Việt Nam Cùng với việc
di dân người Việt tiến vào vùng đất mới, những phong tục tập quán, tín ngưỡngtôn giáo cũng từng bước được mang theo vùng đất này Vị tăng sĩ xuất hiện đầutiên để giáo hóa cho dân chúng là đức Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông, sau
đó, ngài đã thêm các vị tăng khác đẻ làm chỗ dựa cho người dân Phật giáo từngbước được khôi phục từ đó
Thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, chiến tranh giữa Nam triều và Bắc Triều, tiếp đếncuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài khiến nhân dân ta chịu thống khổ, loạn lạc.Trong bối cảnh như vậy triết lý của Phật tử Việt Nam lại được vận dụng, thực thitrong đời sống thực tiễn, trong việc xây dựng vương triều nhà Nguyễn, mở mang
bờ cõi, thiết lập xã hội an bình, hạnh phúc Do đó, từ khi nguyễn Hoàng đượcphong tước Đoan Quốc Công và được bổ nghiệm trấn thủ vùng đất Thuận Hóa với
sứ mệnh mở cõi xứ đàng trong từ năm 1558, thì các chúa Nguyễn đã chọn Phậtgiáo làm ngọn nguồn quy tụ các tầng lớp dân chúng để an dân, trong việc thiết lậpquốc gia, mở mang bờ cõi Trong thời gian chúa Nguyễn Hoàng trấn giữ hai xứThuận Hóa và Quảng Nam, chúa đã chủ trương đoàn kết, thu phục nhân tài, nắmgiữ lòng dân, trong tinh thần hướng về quốc thái, dân an
Trang 24Vào năm 1601, khi vào vùng đất Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng đã choxây dựng một ngôi chùa Thiên Mụ tại đồi Hà Khê, xã Giang Đạm, huyện KimTrà, Thuận Hóa Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lênphía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanhuốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại.Theo người dân
kể rằng, nơi đây, vào ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện
trên đồi, nói với mọi người rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để
tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh” Năm sau, trong vai
trò lãnh đạo, chúa đứng ra tổ chức lễ hội trai đàn , niệm kinh giải oan và cầu choquốc thái dân an Điều đáng nói, trên đường về, Chúa thấy một thảo am sụp đổ,chúa cho lệnh trùng tu lại để phụng thờ Phật và sai Cai bạ lâm để biển Sùng Hóavới mục đích là cầu phúc cho dân chúng được sống an lành Năm Quý Mão 1603,Chúa tổ chức đại lễ Phật đản tại chùa này với mục đích không chỉ tạ ơn Tam bảo
về những thành tựu đạt được của quân dân mà còn khẳng định với các nước lánggiềng về sức mạnh của dân tộc Việt Nam không có một thế lực nào có thể phân ly.Như vậy, Phật giáo dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chu đã thực sự tạo ra mộtnguồn nhân lực tăng tài cho Phật Giáo Ngoài ra, Phật giáo đằng trong còn có điềukiện giao lưu với Phật giáo Trung Hoa, làm cơ sở tạo lập quốc gia, cũng là bướcđầu tiên Tọa niềm tin Phật Giáo với quần chúng nhân dân Tuy nhiên, vào năm
1775, khi nhà Trịnh đưa quân từ Bắc Hà chiếm được Phú Xuân, bị quân Tây Sơnchiếm lại, các chúa Nguyễn bỏ vào Nam, do hậu quả của chiến tranh nên chùaThuận Hóa gần như bị bỏ hoang, cho đến khi Nguyễn Ánh chính thức lên ngôivua thành lập nhà Nguyễn vào năm 1082, Phật giáo mới ít nhiều được phục hồi Tuy nhiên, trong cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình vào năm 1968 củaĐoàn Trưng, Đoàn Trực ,do có một số nhà sư trực tiếp tham gia, nên vua Tự Đức
đã định giết hết các tăng sĩ ở Huế Nhờ Thái hậu Từ Dũ can thiệp, nên mệnh lệnhnày không được ban ra nhưng chỉ còn 24 ngôi chùa còn hoạt động và 24 vị tăngtrụ trì Đây là giai đoạn suy thoái nhất của Phật giáo xứ Thuận Hóa kể từ khiNguyễn Hoàng đi mở mang bờ cõi Bước sang thế kỷ XX, Phật giáo đã không cònđược sự quan tâm của triều đình, nhưng đó lại là tiền đề cho phong trào chấn hưngPhật giáo diễn ra mạnh mẽ vào cuối nhứng năm 20 của thế kỷ XX
Trang 25Công cuộc chân hưng Phật giáo từ đầu thế kỷ XX
Thời kỳ 1930-1945 là thời kỳ Phật Giáo Huế chấn chỉnh, phục hồi địa vị củamình trong quần chúng nhân dân, đây cũng là giai đoạn mà nước ta có nhiềuchuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Sự ra đời của hội An nam Phật học
Từ những năm đầu thế kỷ XX, với những chuyển biến về tình hình trong vàngoài nước đã tạo những tiền đề cho việc chấn chỉnh Phật Giáo Huế Một cuộchọp đã được tiến hành ở Huế để thành lập hội An Nam Kỳ nghiên cứu Phật họcnăm 1931 và Hội An Nam Phật học năm 1932
Việc thành lập Phật học đường trên toàn quốc
Khi hội An Nam Phật học ra đời, các học đường được thành lập, các Phậthọc đường mở ra nhằm đào tạo các tăng ni có tài năng đức độ làm nòng cốt chotiến trình Phát triển Phật giáo Việt nam.Hội còn chú trọng truyền giáo lý nhằmphát triển Phật giáo trong quần chúng Trong hoàn cảnh khó khăn chung của lịch
sử nước nhà giai đoạn 1930-1945, sự xuất hiện của nguyệt san Viên Âm đã làmsống lại truyền thống Phật giáo Việt Nam, chuẩn bị một bước tổ chức rộng rãi hơn
là thành lập gia đình Phật tử-một tổ chức Phật giáo đông đảo trong mọi giai tầng
xã hội theo đạo Phật
Việc thành lập tổ chức Gia đình Phật tử
Gia đinh Phật tử là tổ chức bao gồm mọi thành phần lứa tuổi, giới tính từ nhiđồng, thiếu niên thanh niên nam nữ Phật tử Năm 1950, Hội gia đình Phật tử đầutiên được khai mạc tại tổ đình Từ Đàm Huế và danh hiệu của “Gia đình Phật Tử”chính thức xuất phát từ hội này Những hoạt động của hội An Nam Phật học đãđáp ứng một phần nhu cầu đòi hỏi sự duy trì và phát triển Phật giáo ở Thừa ThiênHuế, tạo không khí mới phù hợp với sự phát triển của dân tộc.Gia đình Phật tử tạiHuế tổ chức sinh hoạt vào chủ nhật và các ngày vía, lễ hàng năm gồm học kinh,giáo lí, học đạo đức ứng xử trong gia đình và xã hội, học hát, làm trò vui chơi…Sinh hoạt gia đình Phật tử nhằm mục đích tạo nền móng căn bản Phật giáo cho các
em ngay từ niên thiếu, tạo hạt giống tương lai phát triển mạnh mẽ Phật giáoViệt Nam đồng thời là tổ chức thành công lớn nhất của Hội An Nam Phật học
Trang 26Như vậy, khi quyền lực chính trịcủa triều đình không còn thì cũng là lúc Phậtgiáo Thuận Hóa bước vào thời kỳ suy thoái Tuy nhiên, Phật giáo không nhữngmất đi, mà đó là một bàn đạp vững chắc để Phật giáo trở thành một tôn giáo vữngchắc, một nền tảng tư tưởng văn hóa lớn với hàng nghìn năm lịch sử, tồn tại vàphát triển với sự thăng trầm của lịch sử.
Thời kỳ hiện đại
Thời kỳ năm 1945-1975 là giai đoạn đấu tranh của Phật giáo miền Nam nóichung và Thừa Thiên Huế nói riêng, nhiều tăng ni, Phật tử đã tham gia đấu tranhphản đối chính quyền Ngô Đình Diệm và nhờ sự tin tưởng vào phật giáo và dântộc nên đã đứng vững và tếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến bây giờ
Năm 1963, Chùa Từ Đàm là trụ sở cho các cấp lãnh đạo Phật giáo Việt Namhọp ra “Tuyên cáo 5 nguyện vọng bảo tồn Phật pháp” mở đầu cho phong trào Phậtgiáo đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, đế quốc
Mỹ và nhóm phản động Thích Tâm Châu, Thích Tâm Giác, Thích Quảng Liêntrong giai đoạn 1963- 1974 Phật giáo Huế đã tích cực tham gia phong trào đấutranh chính trị của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, các vương triều đãtìm thấy tính quần chúng Tình cảm dân tộc và sự cứu độ nhập thể của Phật giáoHuế, là chỗ dựa góp phần củng cố địa vị cho mình và sự bền vững của vươngtriều Trái lại, Phật giáo Huế đã tìm thấy sự che chở của nhân dân mà tồn tại, pháttriển cùng lịch sử dân tộc với tát của những thử thách quyết liệt trong quá khứ.Phật giáo việt Nam luôn đặt sự phát triển của mình trong sự tồn tại và pháttriển của nhân loại và dân tộc, đó cũng góp phần nói lên trách nhiệm cao cả củaPhật giáo Huế đối với Huế và với Việt Nam Năm 1981, Chùa Từ Đàm Huế làmột trong những địa danh ra mắt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam của nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tóm lại, có thể nói, vào thời Lê Trần, Thời Chúa Nguyễn Phúc Chu đến nay,Phật giáo ngày càng vàng son, là vì Phật giáo hòa hợp, gắn bó với dân tộc , vớiquê hương, và cũng nhân dân Việt Nam tồn tại, phát triển và đấu tranh hết mìnhcho sự tồn tại và phát triển của dân tộc
Trang 271.1.3.3 Du lịch văn hóa tâm linh trong các lễ hội Phật giáo
Mặc dù được mệnh danh là thành phố với những ngôi chùa với bề dày lịch
sử của nó, Huế có thế mạnh lớn trong việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh.Tuynhiên, hầu như khách du lịch khi đến Huế đều đã quen tham quan các di sản,thắng cảnh mà bỏ quên các yếu tố tâm linh từ lâu đời vốn đã rất mạnh mẽ ở vùngđất thiêng này Các lễ hội tâm linh dần dần bị bỏ quên khỏi tour du lịch của công
ty lữ hành, trong khi đó, các lễ hội Phật giáo này là một trong những nét đẹp tâmlinh được người Huế hết sức ưa chuộng
Mỗi người đến tham dự các lễ hội Phật giáo với các mục đích khác nhau,người đến vì tò mò tìm hiểu,người đến cầu nguyện, người đến tham quan….nhưngđiểm chung của họ là niềm tin với các tín ngưỡng mà mình đang tôn sùng Ngoàiniềm tin tôn giáo đó, họ còn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp tôn giáo, thỏa mãn nhu cầuthưởng thức các giá trị văn hóa.Và sự tham gia đông đảo của các tín đồ đó gópphần làm cho lễ hội thêm sinh động, hấp dẫn và đa dạng, bởi mỗi người đều mangtất cả lòng thành kính và trân trọng đến cùng với ước mong, khao khát bản thân đã
từ lâu.Đến để thờ lạy, cúng viếng những giá trị văn hóa đó
Những người Phật tử rất quan tâm đến tôn giáo, họ tự nguyện đến các lễ hộiPhật giáo như một trách nhiệm cao cả.Các lễ hội Phật giáo như lễ hội Phật Đản, lễhội đền Huyền Trân công chúa … chưa bao giờ được quảng bá rộng rãi nhưng lạiđược tham gia rất đông và nồng nhiệt Minh chứng đó là số lượng khách tham giarất đông tại đền Huyền Trân, tại Điện Hòn Chén…, điều này chứng tỏ rằng, dulịch văn hóa tâm linh có sức hút rất lớn và cần thiết để nâng tầm và tăng doanh thucho Huế
Ngoài ra, tất cả những thứ liên quan đến lễ hội như thời gian tổ chức rõ ràng,các nghi thức, quy trình đã được ấn định sẵn, các đặc trưng được thể hiện qua lễhội là sức hút đưa con người đến với Phật giáo Huế Vì vậy, việc khai thác du lịchtâm linh là hướng khai thác rất hiệu quả Ngoài ra, có thể kết hợp tham gia lễ hộicùng với thăm viếng chùa chiềng, các hoạt động tại chùa như ẩm thực…để khámphá di sản Phật giáo Huế, cảm nhận giá trị văn hóa tâm linh của con người Huế
Trang 281.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa tâm linh
1.2.1 Tình hình du lịch tâm linh tại Việt Nam
Việt Nam đang là đất nước có tiềm năng và thế mạnh lớn về việc phát triển
du lịch văn hóa tâm linh, bởi ở đây có bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôngiáo và tín ngưỡng.Với sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tín ngưỡngtôn giáo, các lễ hội dân gian được tổ chức trên phạm vi cả nước, nhu cầu du lịchtâm linh của người Việt ngày càng trở nên phổ biến, thúc đẩy ngành du lịch tâmlinh phát triển Với những thuận lợi đó, khách du lịch văn hóa tâm linh hiện nay
có một số chuyển biến sau:
Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơcấu khách du lịch, đặcbiệt là khách nội địa Số khách du lịch đến các điểm tâmlinh tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đờisống xã hội.Nhu cầu và du lịch tâm linh ngày càng đa dạng không chỉ giới hạntrong khuôn khổ hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạtđộng, sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linhthiêng khác Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trởthành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân.Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện
ở quy mô, tính chất hoạtđộng của các khu, điểm du lịch tâm linh Ra đời và pháttriển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương, vùng,miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử(QuảngNinh); Chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); Núi Bà Đen, Thánh thấtCao Đài (Tây Ninh); Chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (BìnhDương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Công Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương); TâyThiên (Vĩnh Phúc); Đền Trần, Phủ Dầy (Nam Định)
Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả vềkhía cạnh kinh tế và xã hội Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển
du lịch tâm linh và coi đó là một trong nhữnggiải pháp đáp ứng đời sống tinh thầncho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suytôn những giá trị nhân văn cao cả
Trang 29Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá: “Số
lượng khách du lịch ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa Nhu cầu và du lịch tâm linh ngày càng đa dạng, không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt động gắn với tính tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoat tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận người dân”.
Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch tâm linh hiện nay còn đơn điệu và phảncảm: Không đảm bảo an ninh, trật tự, ô nhiễm môi trường, các nạn mê tín, dị đoannổi dậy gây ảnh hưởng đến nét đẹp tâm linh Với những ngày lễ hội lớn, khách dulịch đông kèm theo hiện tượng xô đẩy, chén lấn, quát nạt nhau,xả rác bừa bãi…một số khách du lịch còn ăn mặc hở hang ngay cả nơi tâm linh gây ảnh hưởng đếnhình tượng trang nghiêm ở đó, điều này chưa được quản lí nghiêm ngặt và đã đểlại nhiều ấn tượng xấu cho khách du lich trong nước cũng như quốc tế Điều nàykhiến cho việc tham quan các đền đài, chùa chiền không còn mang ý nghĩa khámphá, trải nghiệm, tìm hiểu, hay đơn giản là tỏ lòng thành kính, trân quý những nétđẹp tâm linh nữa…
Du lịch tâm linh đang trở thành xu hướng phổ biến, gắn kết các nền văn hóatrong thế giới tinh thần.Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linhbởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với nhucầu hướng tới những giá trịtinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng và tôn giáo.Tuy nhiên, chúng ta cần phải loại
bỏ hết những cái xấu, những hình tượng không đẹp, để biến du lịch tâm linh thànhnhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôi động, mang lại hiệu quả thiết thựccho kinh
tế địa phương, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và đóng góp tích cực vàophát triển bền vững
1.2.2 Tình hình phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Huế trong những năm gần đây
Huế là một vùng đất với hàng trăm ngôi đền chùa và cũng là vùng đất tâmlinh Với những lợi thế đó, Huế được công nhận là trung tâm Phật giáo miền
Trang 30Trung với 80% cư dân theo đạo Phật Ngoài ra,ở Huế có hơn 400 ngôi chùa lớnnhỏ, cùng với hệ thống đền,miếu đa dạng Mỗi ngôi chùa là một câu chuyện kể,được truyền từ đời này sang đời khác, trong đó yếu tố lịch sử và truyền thuyết đanquyện vào nhau vô cùng hấp dẫn Đạo Phật ở Huế đã đi sâu vào đời sống củangười dân và có sự phát triển đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung Dưới góc nhìn
du lịch, đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá để thu hút du khách thập phươngđến tìm hiểu, trải nghiệm Ngoài những công trình kiến trúc như: điện Hòn Chén,Phật đài Quan Thế Âm, đền thờ Huyền Trân công chúa, chùa Từ Hiếu, thiền việnTrúc Lâm Bạch Mã, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giákhông chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật, luôn thu hút đông khách dulịch, là điểm đến không thể thiếu trong hành trình đến Huế của du khách Đây làyếu tố cơ bản để định hình nên giá trị tâm linh của điểm đến
Ngoài những điểm đến tiêu biểu đó, Huế còn thu hút khách du lịch tâm linhvới lễ hội vô cũng độc đáo, tiêu biểu như lễ hội Điện Huệ Nam (còn gọi Lễ hộiĐiện Hòn Chén) được tổ chức vào tháng Ba và tháng Bảy âm lịch tại ngôi điệnnằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, thuộc xã Hương Thọ, thị xã HươngTrà, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu Lễ hội đền Huyền Trân với ý nghĩa tri ânngười có công mở nước, tạo lập vùng đất Thuận Hóa-Phú Xuân cách đây 700 nămtrước, lễ hội đền Huyền Trân cũng là dịp quảng bá sản phẩm du lịch mới của tỉnhThừa ThiênHuế… Các lễ hội này được người dân tổ chức một cách linh đình vàloan tỏa đến khắp mọi người Tuy nhiên, hiện nay loại hình du lịch văn hóa tâmlinh ở Huế vẫn còn khá mới mẻ, dường như mọi kế hoạch chỉ nằm trong giấy tờvăn bản Du lịch văn hóa tâm linh ở Huế vẫn chưa thực sự đúng nghĩa với cái têncủa nó.Khách du lịch đa số chỉ đến các chùa, các đền, các miếu tham quan và nógắn liền với những chương trình du lịch truyền thống
Trong những năm trở lại đây, du khách trong và ngoài nước đến Huế đểnghiên cứu, tìm hiểu Phật giáo Huế, tham quan vãng cảnh chùa chiền, hànhhương, chiêm bái, cầu nguyện, tham dự lễ hội, thực hành đời sống tâm linh …cóchiều hướng tăng lên Thời gian qua, tỉnh đã chú ý đến du lịch tâm linh Trong đóphải kể đến Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Phú Lộc), Trung tâm Văn hóa Huyền
Trang 31Trân (Huế), Khu du lịch tâm linh Tượng đài Quán Thế Âm (Hương Thủy) bướcđầu thu hút du khách Thế nhưng, so với vị trí là một trong những trung tâm tôngiáo của cả nước, du lịch tôn giáo ở Huế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thếmạnh vốn có.Ngành du lịch đã có nhiều cố gắng để đáp ứng nhu cầu của du kháchsong điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường, việc giới thiệu,quảng bá, tổ chức thực hiện tour tuyến du lịch… vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Thời gian qua, phải khẳng định rằng, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vềvấn đề tôn giáo và tín ngưỡng đã có tác động tích cực, mạnh mẽ đến hoạt động tôngiáo, tín ngưỡng Đây chính là chỗ dựa vững chắc để phát triển loại hình du lịchtâm linh một cách có hiệu quả, những điểm đến tâm linh vẫn không ngừng đượcxây dựng, phát triển và hội đủ điều kiện cần thiết để trở thành những địa điểm dulịch hấp dẫn, mời gọi, không chỉ giúp cho Thừa Thiên Huế phát triển bền vữngngành du lịch mà cả phát triển kinh tế - xã hội nói chung
Trang 32CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
2.1 Tổng quan về đền Huyền Trân công chúa
2.1.1 Giới thiệu sơ lược
Địa chỉ: 151 Thiên Thai, Ngũ Tây, phường An Tây, thành phố Huế
Thời gian mở cửa: 6h – 18h
Xứ Huế từ lâu được nhìn nhận là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất ởViệt Nam, bởi vậy tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần cũng nhưvật chất của người dân nơi đây được thể hiện rất rõ ràng và nổi bật Trung tâm vănhóa Huyền Trân vì vậy cũng hội tụ rất nhiều tinh hoa từ những giá trị văn hóa đókết hợp với kiến trúc cung đình
Đó là sự trầm mặc, u tịch của kết cấu các công trình hòa lẫn trong rừng thôngbát ngát, xen vào đó là sự giản đơn với những lu nước mưa trong vắt, những loàihoa hữu sắc vô hương Trong miền thanh tịnh của tiếng tụng kinh, gõ mõ, ta bắtgặp lối nhà vườn ba gian, có hòn non bộ trước cửa ra vào làm bình phong và xungquanh là những chậu bon sai, những giò phong lan đa chủng loại như mời gọi mộtchút tò mò, ưa khám phá của du khách
Trong bài phụng soạn Bia ký tại đền thờ Huyền Trân công chúa, tác giảDương Phước Thu đã miêu tả rất kỹ về kết cấu đậm chất Huế này: “Ngôi đền tọalạc về phía nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng vài dặm, tương truyền lànơi danh thắng phước địa Kiến trúc theo lối truyền thống: trụ biểu vươn cao, nềnmóng kiên cố, lương đống vững chắc, điện thờ tôn nghiêm Phía sau, thế núi NgũPhong trấn giữ.Phía trước, dòng tiểu khê quầy thành hồ Trường Xuân soi bóngnhật nguyệt, sơn mạch tả hữu trườn xuống như hai bức trường thành.Nội điện đặttượng Huyền Trân, hậu điện phối thờ các bậc công thần mở nước Sân sau xây lầubát giác, dựng tượng Ni sư, mở vườn Bồ Đề; sau nữa là điện Trúc Lâm, nhà đọcsách, tượng Di Lặc, miếu Sơn thần, Thủy thần, gác chuông Hòa Bình… tất cả tạothành một Trung tâm văn hóa tâm linh ở chốn Thiên Thai”
Trang 332.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của đền Huyền Trân công chúa
Lịch sử phong kiến Việt Nam có biết bao ông hoàng, bà chúa, mà việc làmcủa họ ít nhiều điều có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển dân tộc,côngchúa Huyền Trân cũng là một trong số những người như vậy Bà là người có cônglớn trong việc mở mang bờ cõi nước ta về phía Nam.Công chúa Huyền Trân đượcngười đời sau nhắc đến với những yếu tố đậm chất trữ tình, cùng cuộc hôn nhânngoài giao
Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông nhường ngôicho con là Trần Anh Tông(1293-1314) Để chúc mừng vua Trần Anh Tông lênngôi, vua của nước Chăm Pa khi đó là Chế Mân đã sai sứ sang mừng Tháng 3năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tông có dịp viễn du sang Chăm Pa, để tăngcường thêm mối quan hệ hòa hiếu giữa nước Việt và Chăm Pa, vua đã hứa gả congái là công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân Sau đó nhiều lần, vua Chế Mânsai sứ sang hỏi về việc hôn lễ Năm 1305, vua Chế Mân sai sứ là Chế Bồng Đài vàhơn 100 người đem vàng, bạc, hương liệu quý, vật liệu đến dâng sính lễ Triềuthần lúc đó điều tỏ ý không bằng lòng, chỉ có vân túc vương Đại Tái và Trần KhắcChung là tán thành Sau đó, Chế Mân dâng phần đất là hai châu Ô và châu Lý làmvật sính lễ, khi đó nhà Trần mới đồng ý gã Huyền Trân công chúa cho Chế Mânquốc vương
Tháng 6 năm 1306, công chúa Huyền Trân được đưa về Chăm, được phonghoàng hậu.Trong dân gian lúc bấy giờ, sự việc này trong cuộc đời của Huyền Trân
bị nhân dân chê cười, đàm tiếu rất nhiều Sĩ phu phần nhiều điều mượn chuyệnchiêu công cống hổ đặt làm thơ Nôm để chế giễu:
“Con vua lấy gã bán than
Nó đưa lên ngàn cũng phải theo”
Công chúa Huyền Trân không một lời oán trách vua cha, người đã hi sinhtình yêu và hạnh phúc của mình để lo cho sự nghiệp dân tộc:
Nước non ngàn dặm ra đi Cái tình chi ? Mượn màu son phấn
Trang 34Đền nợ Ô Ly Đắng cay vì Đương độ xuân thì
Độ xuân thì Cái lương duyên, hay là cái nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết Quyết liều như hoa tàn trăng khuyết Vàng lộn theo chì Đặng vài phân
Vì lợi cho dân Tình đem lại mà cân Đắng cay muôn phần
Có thể nói, đây là cuộc hôn nhân mang đậm màu sắc chính trị, đã mang đếncho Đại Việt đất đai của hai châu Ô, châu Lý Năm 1307, được vua Trần AnhTông trở thành Thuận Châu, Hóa Châu Các huyện Triệu Phong, Hải Lăng thuộcQuảng Trị ngày nay và các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Huyện Hương Tràthuộc tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay là thuộc Thuận Châu xưa Các Huyện PhúLôc, Phú Vang của Thừa Thiên Huế và Hòa Vang thuộc Đà Nẵng Đại Lộc, ĐiệnBàng, Duy Xuyên của tình Hà Na, thuộc Hóa châu xưa Như vậy, cuộc hôn nhânkhông chỉ mang đến cho Đại Việt nhiều lời ích kinh tế, mà còn khẳng định sự thânthiết, gắn bó giữa hai nước Chiêm-Việt và đồng thời tạo áp lực lên Phương BắcSang làm dâu xứ Chiêm chưa tròn 1 năm, thì vào tháng 5 năm 1307, vuaChiêm Chế Mân băng hà Khi vua băng hà, người Chiêm có một phong tục rất đặcbiệt Đó là hoàng hậu phải lên dàn hỏa thiêu, thiêu sống để cùng vua về Thế giớibên kia Đối với người Việt thì đây là một phong tục rất khắc nghiệt, nhưng đốivới người Chiêm thì nó được cho là thiêng liêng và cao quý Bởi những ai đượcvua sủng ái nhất mới có quyền lên dàn hỏa thiêu để cùng vua trở về thế giới bênkia Và Huyền Trân công chúa chính là người được vua sủng ái, và bà phải gánhchịu phong tục này của người Chiêm
Nhưng lúc này, Huyền Trân công chúa lại đang mang giọt máu của vị vuaChiêm Chính vì lẽ đó, người Chiêm không thể thực hiện tục lệ đó được sau khi
Trang 35Huyền Trân vừa sinh nở xong, vào hai tháng sau năm đó, bà hạ sinh cho vua ChếMân một hoàng tử, đặt tên là Chế Đa Da Người Chiêm đã lấy danh nghĩa là hoàng
tử Chế Đa Da để báo tin sang Đại Việt Vào tháng 10 năm 1307, đức vua Trần AnhTông , là anh trai của bà Huyền Trân, nhận được tin báo Sau khi nhận được tin, ông
đã cử một phái đoàn tùy tùng sang nước Chiêm với hai mục đích Mục đích đầu tiên
là viếng thăm tang lễ vua Chế Mân, mục đích thứ hai là tìm cách giúp Huyền Trânthoát khỏi phong tục của người Chiêm.Sau khi sang nước Chiêm, vị tướng TrầnKhắc Chung đã đưa ra ý kiến: “Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không cóngười chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về,rồi sẽ vào giàn thiêu” và được người Chiêm đồng ý Lợi dụng sương mù trên bờbiển, người Chiêm đang bận rộn lập dàn chiêu hồn, Trần Khắc Chung đã dùng mộtchiếc thuyền để đưa công chúa về Thăng Long Đại Việt
Một người phụ nữ mới 20 tuổi chịu đựng quá nhiều nỗi đau Nỗi đau thứnhất là nỗi đau mất chồng, nỗi đau thứ hai là nỗi đau phải bỏ lại đứa con nơi xứngười Nỗi đau thứ ba, sau khi về Thăng Long Đại Viêt, bà nhận được tin báoThượng hoàng Trần Nhân Tông, thân phụ của bà đã biên tịch Nỗi đau chồng chấtnỗi đau, bà đã quyết định xuất gia tu hành Điểm tu đầu tiên của Huyền Trân lànúi Châu Sơn – Bắc Ninh, vào năm 1309 dưới dự ấn chứng của quốc sư Bảo Pháp,công chúa thọ bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng Cuối năm TânHợi 1311, Hương Tràng cũng với một thị nữ trước đây, bấy giờ đã quy y đến làng
Hồ Sơn, huyện Thiên Bản, nay thuộc tỉnh Nam Định, lập am dưới chân núi Hổ để
tu hành Sau đó, am trở thành điện phận, tức là chùa Nội Sơn, hay còn goi làQuảng Nghiêm tự Huyền Trân công chúa mất ngày 9 tháng giêng năm 1340, dânchúng quanh vùng thương tiếc, tôn bà là Thần Mẫu, lập đền thờ cạnh chùa NộiSơn Ngày bà mất sau này, hàng năm trở thành lễ hội đền Huyền Trân trên núiNgũ Phong ở Huế Triều đại sau đều xác phong bà là thần hộ quốc, hoàng đếTriều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa trong việc giữ nước giúp dân có nhiềulinh ứng, nâng bậc tăng là Trai Tĩnh Trung Đẳng thần Huyền Trân công chúacũng như những người phụ nữ khác của dân tộc Việt như Bà Triệu, Hai Bà Trưng,Bùi Thị Xuân… đã tạo nên trang lịch sử Việt, xứng với 8 chữ vàng mà sau này
Trang 36Bác Hồ đã tặng, đó chính là “ phụ nữ Việt Nam trung hậu, bất khuất, kiên cường,đảm đang”, một người phụ nữ đáng được ta ghi nhận công lao hiện tại cho đếnbây giờ
Để ghi nhớ công ơn của Công chúa, Triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945) đãlập miếu Đại Đế Vương ở làng Lịch Đợi, phường Đúc, TP Huế, thờ các vị khaiquốc công thần, trong đó có Công chúa Huyền Trân Miếu thờ này ngày naykhông còn nữa Nhân dịp kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân, đầu năm
2006, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân được khởi công xây dựng nhằm tưởng nhớcông ơn vị công chúa đã có công mở mang bờ cõi nước Việt.Từ đầu năm 2006,
Ủy ban nhân dân tình Thừa Thiên Huế và công ty Du lịch Hương Giang đã khởicông xây dựng Trung tâm văn hóa Huyền Trân ngay dưới chân núi Ngũ Tây,phường An Tây, cách thành phố Huế 5km về phía Đông Nam
Ngày 26 tháng 3 năm 2007, Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã được khánhthành hoạt động để nhân dân Thừa Thiên Huế có nơi thờ tự Huyền Trân công chúamột cách tôn nghiêm,trang trọng, ghi nhớ công lao to lớn của vị anh hùng có công
mở mang bờ cõi là vùng đất Thuận Hóa- Phú Xuân- Thừa Thiên Huế
2.1.3 Các công trình tiêu biểu và giá trị đền Huyền Trân công chúa
2.1.3.1 Các công trình tiêu biểu
Đền thờ Huyền Trân Công chúa mang lối kiến trúc truyền thống, được khởidựng năm 2006, nhân kỷ niệm 700 năm hình thành mảnh đất Thuận Hoá - PhúXuân -Thừa Thiên Huế, là tấm lòng, tình cảm của những người con xứ Huế vớilòng tri ân, nhớ ơn công đức của Huyền Trân, nàng công chúa vì nước năm xưa
đã dấn thân ngàn dặm, góp phần đi mở cõi
Đền thờ Huyền Trân công chúa
Đền thiết trí bàn thờ đầy đủ tam sự ngũ sự, liễn đối hoành phi, chạm khắctinh xảo, sơn thếp rỡ ràng oai nghi đúng mức, không quá rườm rà Tượng CôngChúa trong trang phục áo dài, đầu đội khăn, nét mặt hiền từ, và đúng độ tuổi khiCông Chúa sang Chiêm Thành đang ngồi trên ngai với khuôn mặt phúc hậu, dáng
vẻ uy nghiêm truyền tải vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn của con người Việt Tượng cao2,37m, được đúc bằng đồng nguyên chất do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của
Trang 37phường Đúc, Thănh phố Huế thực hiện Đỉnh nhang trước cửa đền luôn nghi ngútkhói hương của du khâch thập phương Gió sớm mai thổi nhẹ mang theo hươngtrầm thoang thoảng khắp không gian ngôi đền, ướp văo cđy cỏ, tạo cho du khâchcảm giâc lđng lđng, bình yín.
Đền thờ có đăi lục giâc, đặt một tượng Công Chúa trong bộ âo nhă tu măutrắng, dâng hiền từ đạo hạnh, tay phải cầm hoa sen búp, tay trâi lần trăng hạt, nhưngăi Bồ Tât Quân Thế Đm (chỉ khâc hoa sen thay vì thủy bình)
Bia ký đền Huyền Trđn công chúa
Bia ký được xđy đựng để tưởng nhớ công lao to lớn của vị công chúa có vaitrò to lớn trong việc mở mang bờ cõi, lưu lại cho ngăn đời sau chúc tụng
Đền thờ đức vua Trần Nhđn Tông
Đức vua Trần Nhđn Tông(1258-1308) lă vị vua thứ 3 của triều Trần, đđy lẵng vua anh hùng dđn tộc, văn võ song toăn, nhă chính trị ngoại giao đê hai lầnlênh đạo nhđn dđn đânh tan quđn xđm lược Nguyín-Mông Không chỉ vậy, vuaTrần Nhđn Tông còn có công trong việc mở mang bờ cõi, đưa hai chđu Ô, Lý văolênh thổ Đại Việt Đồng thời với tư tưởng “Phật giâo nhập thế”, vị vua năy đêsâng lập ra Thiền phâi Trúc Lđm.Ngăi lă thđn phụ của Huyền Trđn công chúa, vị
nữ thần có công lớn trong việc mở mang bờ cõi của đất nước, trong đó có tỉnhThừa Thiín Huế ngăy nay.Trung tđm văn hóa Huyền Trđn đê xđy dựng đền thờđức vua Trần Nhđn Tông để tưởng nhớ công lao to lớn của ngăi Cuối thâng10/2008, bức tượng Trần Nhđn Tông đê được khởi tạo tại phường Đúc Huế Bứctượng bằng đồng đỏ nguyín chất, cao 3m, nặng 2 tấn được đúc theo phiín bản lấy
từ đền thờ câc vua Trần tại Nam Định Ngoăi ra, nơi đđy còn đang đầu tư nghiíncứu xđy dựng thím một số hạng mục như: Thiền đường, nhă thư phâp, nhă phonglan, thư viện để lưu giữ vă nghiín cứu chủ yếu câc tăi liệu về vua Trần NhđnTông, Trần Anh Tông, Huyền Trđn Công Chúa cùng câc nhđn vật anh hùngkhâc dưới thời đại nhă Trần; về Thiền phâi Trúc Lđm qua câc Triều đại, văn hoâHuế vă lịch sử văn hoâ kiến trúc Chămpa cùng một số dịch vụ bổ sung khâc đểlăm nơi sâng tâc văn nghệ, tập dưỡng sinh, yoga…
Trang 38Tháp chuông Hòa Bình:
Tháp chuông này cao 7m, mái hình lục giác, bên trong treo một quả chuôngnặng 1,6 tấn, cao 2,16m, cũng do các nghệ nhân phường Đúc thực hiện Thânchuông có khắc các hình ảnh tượng trưng của bốn chùa: Giác Lâm (TP.HCM),Thiên Mụ (Huế), Diên Hựu (Hà Nội) và chùa Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh).Phần dưới cùng gần miệng chuông, chạm hình rồng mây ẩn hiện
Huế là một nơi có số lượng người dân tham gia Phật giáo đông và họ sốngvới niềm tin vào các yếu tố tâm linh Đây là nơi có vị trí quan trọng trong đời sốngtâm linh của người dân xứ Huế cũng như cả nước Đây cũng là nơi người dânThừa Thiên Huế ghi nhớ công ơn của đức vua Trần Nhân Tông cùng công chúaHuyền Trân trong việc mở mang bờ cõi Vì vậy, hằng năm, cứ vào dịp lễ hội ngày
9 tháng Giêng âm lịch, số lượng khách du lịch đến đây tham quan rất đông
Ngoài ra, đây không chỉ là một di tích tôn giáo, mà nó là một điểm thamquan thu hút du khách thập phương, bởi những điều kiện đáp ứng nhu cầu giải trí,tìm hiểu kiến trúc, lịch sử, cũng như không gian thoáng đãng Đền Huyền Trâncông chúa với số lượng khách tham quan đông bởi đây là một nơi có trật tự ổnđịnh, không tồn tại nạn trộm cắp, chèo kéo khách, ăn xin điều này để lại một hìnhảnh đẹp trong lòng du khách
Đền Huyền Trân công chúa là một điểm tham quan du lịch tâm linh, nó cóchỗ đứng rất quan trọng trong lòng người dân địa phương cũng như khách du lịch
cả nước
Trang 392.1.4 Lễ hội đền Huyền Trân công chúa
Thông tin về lễ hội
Tên : Lễ hội đền Huyền Trân
Thời gian tổ chức: Ngày 1 tháng 9 âm lịch
Địa điểm tổ chức: Đền Huyền Trân là nơi diễn ra lễ hội chính và các hoạtđộng khác rải khắp thành phố Huế
Đối tượng tham gia: Tăng ni Phật tử, người dân Thừa Thiên Huế và cả nước Mục đích tổ chức : Nhằm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" tưởngnhớ, tôn vinh công chúa Huyền Trân và các bậc tiền nhân của dân tộc đã có côngdựng nước, mở mang bờ cõi
Nội dung lễ hội:
Mở đầu cho chuỗi hoạt động của lễ hội là Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái dânan”, lễ hội hoa đăng, ca múa nhạc Phật Giáo
Phần lễ
Tuyên bố lý do lễ hội đền Huyền trân công chúa là nhằm để lãnh đạo tỉnh vànhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng và nhân dân cả nước nói chung có dịp đểtưởngnhớ công chúa Huyền Trân đã có công trong việc mở nước và tạo lập vùngđất Thuận Hóa cách đây hơn 700 năm
Đọc diễn văn khai mạc nhắc lại cuộc đất “địa linh” nơi có nhiều hương khóicủa chốn Thuận Hoá-Phú Xuân- Huế từ trong huyền sử trở về với Đại Việt vuôngngàn dặm nhờ có công lao to lớn của công chúa Huyền Trân Sự nhấn mạnh nàymột lần nữa khẳng định vai trò của đức vua, vai trò của Phật giáo qua nhiều giaiđoạn lịch sử khác nhau để un đúc nên một xứ sở “thâm trầm sâu lắng”
Đánh hồi trống khai hội và lễ hội Đền Huyền Trân chính thức được khai mởvới nhiều chương trình nghệ thuật hay sâu sắc dựng lại các giai đoạn lịch sử củaCông chúa Huyền Trân từ khi xuất giá về làm dâu Chiêm Quốc đến khi trở về CốQuốc Đại Việt và xuất gia làn Ni sư Hương Tràng
Màn nghệ thuật tuồng Công chúa Huyền Trân từ giả hoàng huynh Trần AnhTông và hoàng thái hậu Khâm Từ Bảo thánh để lên thuyền theo Chế Mân vềChiêm Quốc Tuồng chèo hát về công hạnh của Công chúa Huyền Trân được tiếp
Trang 40nối, và ngau sau đó là màn hoạt cảnh đưa công chúa Huyền Trân trở về Cố QuốcĐại Việt, bằng nhiều hoa và những bài ca Huế điệu trùng phùng Ngay sau đó làmàn hoạt cảnh công chúa Huyền Trân xuất gia làm Ni sư Hương Tràng trong sựtinh tế nhẹ nhàng của lời kinh tiếng mỏ.
Lễ hội tiếp diễn với phần dâng hương của quan khách chính quyền, các chứcsắc tôn giáo và quần chúng nhân dân cùng du khách thập phương về dự lễ trongkhoảng giao hoà với âm dương là những bài ca Huế
Phần hội
Tổ chức triển lãm, trưng bày và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệcủa các làng nghề truyền thống Huế, như: đúc đồng Phường Đúc, chạm khắc MỹXuyên, gốm Phước Tích, hương nhang Tự Đức, nón lá, mây tre đan Bao La, đệmbàng Phò Trạch, thổ cẩm A Lưới, sơn mài Huế và bánh kẹo Huế; các trò chơi dângian; triển lãm thư pháp…
Một số hoạt động dân gian như: Cờ tướng, cờ người, võ thuật cổ truyền Vạn
An, thư pháp, hò giã gạo, nghệ thuật ca múa, vẽ chân dung, vẽ tranh thiếu nhi, thicắm hoa cũng được tổ chức trong khuôn khổ của lễ hội