Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam

40 788 3
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh LỜI NÓI ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường, nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trong việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “có thực mới vực được đạo”, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, “học ăn, học nói, học gói, học mở” Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn, vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”. Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Vì vậy cùng với vẻ đẹp hấp dẫn của hàng ngàn điểm đến, các món ăn đậm bản sắc dân tộc, đặc trưng cho mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam cũng là yếu tố thu hút du khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam. Không chỉ vậy, du khách Việt Nam cũng có cơ hội nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc thông qua việc tìm hiểu những giá trị văn hóa về ẩm thực của chính đất nước mình. Chính vì vậy văn hóa ẩm thực cũng được coi như một tài nguyên du lịch, thu hút những đối tượng khách muốn khám phá về văn hoá ẩm thực của một quốc gia, vùng miền. Trong những năm gần đây, trên thế giới đã xuất hiện loại hình du lịch văn hóa ẩm thực.và kể từ khi chính thức xuất hiện vào năm 2003, du lịch văn hóa ẩm thực đã phát triển mạnh mẽ với lượng khách thu hút ngày càng. Bên cạnh đó, theo thống kê của ICTA – hiệp hội du lịch văn hóa ẩm thực – cũng cho thấy sự tăng nhanh về số lượng thành viên, qua đó ta có thể nhận thấy sự phát triển của du lịch văn hóa ẩm thực trên thế giới. Tuy nhiên đến nay, du lịch văn hóa ẩm thực vẫn còn là loại hình du lịch khá mới mẻ và chưa phổ biến tại Việt Nam, đó là một sự lãng phí nguồn tài nguyên du lịch. Những điều được trình bày trên đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam”. Qua đề tài này, em muốn giới thiệu về các điều kiện phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam, từ đó định hướng một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam trong thời gian tới. SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 1 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh II. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Phương pháp này đóng vai trò là căn cứ để em thực hiện đề tài này theo nguyên tắc đi từ xa đến gần, từ cái chung đến cái riêng. - Phương pháp logic - Phương pháp nghiên cứu tài liệu III. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu một số điều kiện chung để phát triển du lịch văn hóa ẩm thực trên thế giớivà những điều kiện đặc trưng để có thể phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt nam, từ đó định hướng một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam. IV.Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao gồm: Chương I: Lý luận về điều kiện và khả năng phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại một vùng Chương II: Điều kiện và khả năng phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam Chương III: Đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam Em xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh, thầy cô trong khoa Thương mại - Du lich, Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng đã hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện đề án này. Em xin chân thành cảm ơn ! SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 2 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI MỘT VÙNG 1.1. Tổng quan về vùng du lịch 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch Trong việc nghiên cứu về du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu không xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất. Cùng với sự phát triển của xã hội, đã dần dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Hiện nay, tổ chức lãnh thổ du lịch có ba hình thức chủ yếu bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và vùng du lịch. Trong đó, vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và với các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch có hiệu quả, có chuyên môn hoá du lịch kết hợp với phát triển tổng hợp, vì vậy vùng du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 1.1.2. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch và khái niệm vùng du lịch Khi nghiên cứu phân vùng du lịch, dù là phân vùng kinh tế ngành hay phân vùng kinh tế tổng hợp, không thể không đề cập đến hệ thống phân vị vì không thể phân vùng nếu thiếu hệ thống phân vị. Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là đề tài gây tranh cãi. Đối với việc nghiên cứu du lịch, vấn đề các cấp phân vị cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã sử dụng hệ thống phân vị theo năm cấp từ thấp đến cao. 1.1.2.1. Điểm du lịch Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ. Trên bản đồ các vùng du lịch, người ta thể hiện điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù quy mô rất nhỏ, điểm du lịch cũng chiếm một diện tích nhất định trong không gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch có thể tương đối lớn. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên du lịch nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở mức quy mô nhỏ. Vì thế điểm du lịch được chia làm hai loại là điểm tài nguyên và điểm chức năng (điểm du lịch). Điểm du lịch cũng có thể chia thành bốn nhóm bao gồm điểm du lịch thiên nhiên, điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị và điểm du lịch đầu mối giao thông vận tải. SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 3 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh 1.1.2.2. Trung tâm du lịch Trung tâm du lịch là một cấp hết sức quan trọng. Về đại thể, đó là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại, trên lãnh thổ trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Trung tâm du lịch gồm các điểm chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút khách du lịch (nội địa, quốc tế) rất lớn. Nguồn tài nguyên du lịch tại trung tâm du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng về loại hình, song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịch. Trung tâm du lịch còn có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật tương đối phong phú, đủ để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dài.và có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch. 1.1.2.3. Tiểu vùng du lịch Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có) có nguồn tài nguyên đa dạng. Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh nhưng sự dao động về diện tích giữa các tiểu vùng có khác nhau. Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. Trong thực tế, ở nước ta có thể phân biệt hai loại tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng). 1.1.2.4. Á vùng du lịch Á vùng du lịch là tập hợp các điểm, các trung tâm, tiểu vùng du lịch (nếu có) thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn và quy mô lãnh thổ rộng hơn. Á vùng du lịch có thể bao gồm cả những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch nên mối quan hệ bên trong lãnh thổ á vùng du lịch thường đa dạng hơn. Trong á vùng du lịch thường có nhiều loại tài nguyên. Trong chừng mực nhất định, chuyên môn hóa đã bắt đầu được thể hiện, mặc dù có thể chưa đậm nét. Có thể trong một số vùng du lịch, sự phân hóa lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành các á vùng. Trong trường hợp ấy, hệ thống phân vị thực sự chỉ còn bốn cấp: Điểm du lịch – Trung tâm du lịch – Tiểu vùng du lịch – Vùng du lịch. 1.1.2.5. Vùng du lịch SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 4 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị, đó là một kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như là một tổng thể thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn – xã hội, bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch. Nói tới vùng du lịch, không thể không đề cập tới chuyên môn hóa. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với vùng khác. Ở nước ta, tính chuyên môn hóa của các vùng du lịch còn đang trong quá trình hình thành nên chưa thể hiện rõ nét Các mối liên hệ nội, ngoại vùng đa dạng dựa trên ngườn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật sẵn có của vùng. Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Cũng như các tiểu vùng du lịch, người ta phân loại vùng du lịch thành vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng) và vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế). Ở nước ta, có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch tiềm năng, song trên bình diện vùng du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành, quan niệm này phù hợp với thực tế khách quan đang diễn ra ở nước ta về phương diện du lịch. Chỉ có trên cơ sở quan niệm như vậy thì mới có thể cắt nghĩa một số hiện tượng rất khó lý giải trong thực tế sinh động và đa dạng của hoạt động du lịch. 1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch Vùng du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố, đó là các yếu tố tạo vùng vì vậy hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo vùng. Các yếu tố tạo vùng chủ yếu là nguồn tài nguyên (tự nhiên, văn hoá – lịch sử, kinh tế – xã hội), dòng khách du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật… Về lý thuyết, vùng du lịch là một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ ứng với hệ thống lãnh thổ du lịch. Hệ thống này được hình thành bởi các phân hệ khách, phân hệ tài nguyên, phân hệ công trình kỹ thuật, phân hệ đội ngũ cán bộ phục vụ và phân hệ cơ quan điều khiển. Như vậy, rõ ràng các chỉ tiêu phân vùng phải đề cập đến nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Đặc trưng của mỗi vùng du lịch được thể hiện qua chuyên môn hoá của nó. Chuyên môn hoá du lịch của vùng bắt nguồn ít nhất từ hai yếu tố: nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và số lượng du khách với khả năng (tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật…) của vùng. Mỗi vùng SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 5 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh du lịch phải có một cực đủ mạnh để thu hút các khu vực xung quanh vào lãnh thổ của vùng. Trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu, cũng cần phải chú ý đến vấn đề này. Từ những quan điểm trên có thể đưa ra 3 chỉ tiêu chính trong phân vùng du lịch: số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp các dạng tài nguyên theo lãnh thổ; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật; trung tâm tạo vùng. 1.1.3.1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ. Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng của tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó tài nguyên du lịch được tách thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng phục vụ trực tiếp vào mục đích du lịch. Xét về cơ cấu có thể chia tài nguyên du lịch làm hai bộ phận cấu thành: tự nhiên và nhân văn. Trên cơ sở tác động tổng hợp của tài nguyên tự nhiên (khí hậu, địa hình, thực động vật, nguồn nước) đã xuất hiện các kiểu tổ hợp du lịch: tổ hợp du lịch ven biển, tổ hợp du lịch núi, tổ hợp du lịch đồng bằng – đồi. Tài nguyên nhân văn có nhiều nét khác với tài nguyên tự nhiên. Trước hết, tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức hơn tác dụng giải trí. Việc tham quan các đối tượng nhân văn thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Trong phạm vi một chuyến du lịch, người ta có thể hiểu rõ nhiều đối tượng. Về phương diện khách du lịch, những người du lịch quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường có trình độ học vấn, thẩm mỹ cao với sở thích rất đa dạng. Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm dân cư và thành phố lớn, nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Ngoài ra, đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân văn không mang tính thời vụ, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tác động của tài nguyên du lịch nhân văn đến khách du lịch theo từng giai đoạn: thông tin, tiếp xúc, nhận thức, đánh giá, nhận xét. Khi đề cập tới chỉ tiêu về tài nguyên, trước hết cần xem xét về mặt số lượng tài nguyên vốn có. Tất nhiên, việc xác định số lượng tài nguyên chỉ mang tính chất tương đối. Nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chẳng hạn, có thể có tài nguyên ở nơi xa xôi (nhất là tài nguyên tự nhiên), cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đó còn quá kém. Vì vậy, tài nguyên được sử dụng rất hạn chế. Khi “kiểm kê” rõ ràng phải tính đến, nhưng thực tế giá trị sử SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 6 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh dụng thấp. Hơn nữa, nếu chỉ tính số lượng đơn thuần nhiều khi không phản ánh hết được thực tế khách quan, số lượng tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có sự khác nhau rất lớn. Chất lượng tài nguyên du lịch có tác dụng tạo vùng rất lớn. Trong nhiều trường hợp, số lượng và chất lượng tài nguyên không phù hợp với nhau. Ở một lãnh thổ có thể có rất nhiều tài nguyên, nhưng giá trị lại rất kém. Ngược lại, ở một lãnh thổ khác tuy ít tài nguyên, nhưng giá trị sử dụng lại cao. Các loại tài nguyên chỉ phát huy tác dụng hấp dẫn khách du lịch khi có chất lượng cao (với điều kiện các yếu tố khác như nhau). Ngay đối với từng loại tài nguyên, không phải bất kỳ đặc điểm nào của nó cũng có ý nghĩa đối với du lịch. Thông thường chỉ có một số đặc điểm nhất định tham gia vào quá trình tạo vùng. Mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo vùng. Vai trò tạo vùng của tài nguyên du lịch không chỉ dừng lại ở số lượng và chất lượng mà còn ở sự kết hợp các loại tài nguyên. Mức độ kết hợp các loại tài nguyên càng phong phú, sức thu hút khách du lịch càng mạnh, tác dụng vùng của nó càng cao. 1.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch Nếu như tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa hai chỉ tiêu này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Không có cơ sở hạ tầng và nhất là cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, tài nguyên du lịch mãi mãi chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên sẽ chẳng bao giờ có cơ sở vật chất – kỹ thuật cho du lịch. Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc hình thành và phát triển vùng du lịch. Trong cơ sở hạ tầng, nổi lên hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông. Du lịch gắn liền với việc di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định, nó phụ thuộc rất nhiều vào giao thông (mạng lưới đường sá và phương tiện vận chuyển). Một đối tượng có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch, nhưng vẫn chưa thể khai thác được khi thiếu giao thông. Việc phát triển giao thông, đặc biệt là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch mới. Để đảm bảo cho vùng du lịch hoạt động bình thường, phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết như khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, vui chơi giải trí… Khâu trung tâm của nó chủ yếu là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách du lịch. Cần phải xem xét, đánh giá số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Với tư cách là một chỉ tiêu phân vùng du lịch, việc nghiên cứu không chỉ dừng ở mức đánh giá hiện SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 7 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh trạng mà còn thấy trước được sự phát triển tương lai của vùng để đáp ứng kịp thời nhu cầu du lịch. Ngoài ra, cần phải chú ý đến đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch và các cán bộ quản lý. 1.1.3.3. Trung tâm tạo vùng Mỗi vùng du lịch phải có ít nhất một trung tâm tạo vùng. Một lãnh thổ có thể có nhiều tài nguyên du lịch, song nếu thiếu sức hút của một trung tâm tạo vùng thì lãnh thổ ấy không có khả năng lôi kéo quanh mình các lãnh thổ lân cận để tạo thành một vùng du lịch. Vì thế, có thể coi trung tâm tạo vùng là một trong những chỉ tiêu để phân vùng du lịch. Trung tâm tạo vùng phải có nguồn tài nguyên phong phú, được sử dụng ở mức độ rất cao và có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng để thoả mãn nhu cầu của đông đảo khách du lịch. Hơn thế nữa, trung tâm tạo vùng phải có sức hút mạnh mẽ các lãnh thổ xung quanh. Sức hút đến đâu còn tuỳ thuộc vào quy mô và sức mạnh của trung tâm, trung tâm tạo vùng càng lớn thì có sức hút càng mạnh. Những chỉ tiêu phân vùng du lịch trên đây cũng đã khái quát về một số điều kiện phát triển du lịch tại một vùng. Và để có thể phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại một vùng, chúng ta cần nghiên cứu cụ thể hơn về những điều kiện chung để phát triển du lịch tại, những điều kiện đặc trưng để phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực cũng như khả năng để có thể phát triển loại hình du lịch này tại vùng đó. 1.2. Điều kiện chung để phát triển du lịch tại một vùng Để phân tích các điều kiện chung một cách cụ thể chúng ta có thể chia một cách tương đối các điều kiện chung để phát triển du lịch thành hai nhóm. Đó là nhóm các điều kiện chung ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động đi du lịch và nhóm các điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch. 1.2.1. Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động du lịch 1.2.1.1. Thời gian rỗi của nhân dân Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian. Do vậy, thời gian rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để con người tham gia vảo hoạt động du lịch. Thời gian rỗi của nhân dân ở từng nước được quy định trong Bộ luật lao động hoặc theo hợp đồng lao động được kí kết. Hiện nay trong các ấn phẩm kinh tế, quỹ thời gian trong năm được chia làm hai phần: thời gian làm việc và thời gian ngoài giờ làm việc. Hiện nay, trên thế giới mức thời gian lao động tối đa trong ngày ít khi vượt qua 8 tiếng (chỉ còn một số ít các nước có thời gian làm việc trong ngày quá 8 tiếng ). Điều này có nghĩa là thời gian ngoài giờ làm việc (16 tiếng) chiếm phần lớn hơn trong quỹ thời gian một ngày. SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 8 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh Nhờ các thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại, ngày nay năng suất lao động ngày càng cao, kinh tế ngày một phát triển và mức sống của con người ngày một cải thiện. Xu hướng chung bây giờ làm giảm bớt thời gian làm việc và tăng số thời gian rỗi. Đã có nhiều nước trên thế giới chuyển chế độ làm việc sang còn năm ngày một tuần. Như vậy, thời gian ngoài giờ làm việc ngày càng chiếm ưu thế trong quỹ thời gian và đang trở thành vấn đề quan trọng đặc biệt của xã hội. Chính vì lẽ đó, nhiều chuyên gia kinh tế lao động đã cố gắng đưa ra được một phân chia đúng nhất cho quỹ thời gian ngoài giờ làm việc. Sự phân chia đó như sau : - Thời gian tiêu hao liên quan tới thời gian làm việc như thời gian đi đến nơi làm việc, thời gian dành cho việc chuẩn bị cá nhân trước và sau khi làm việc - Thời gian làm việc gia đình và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như mua hàng, dọn dẹp nhà cửa … - Thời gian cần thiết để thoả mãn các nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lý: ngủ, ăn… - Thời gian rỗi Trong sự phân chia trên, thời gian rỗi là đối tượng cần nghiên cứu của môn khoa học về tổ chức du lịch. Mối quan tâm của xã hội hiện nay không chỉ là số lượng thời gian rỗi của con người. Điều quan trọng hơn là con người sử dụng thời gian đó vào mục đích gì và sử dụng như thế nào. Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người sử dụng thời gian hợp lý quỹ thời gian và có chế độ lao động đúng đắn. Với chế độ làm việc năm ngày một tuần ở nhiều nước, số thời gian rỗi tăng lên và đó là điều kiện thực tế để tổ chức hợp lý du lịch và nghỉ ngơi cho nhân dân lao động. Thời gian rỗi còn tăng được bằng cách giảm bớt thời gian của các công việc khác ngoài giờ làm việc. Trên cơ sở xu hướng phát triển của thời gian làm việc, thời gian ngoài giờ làm việc và thời gian rỗi, các chuyên gia đã dự đoán, số ngày làm việc bình quân một năm sẽ không vượt quá 200. Đó là điều kiện thực tế và khả năng tăng số ngày nghỉ phép trong năm cho phép các tổ chức du lịch thu hút được thêm khách đến các cơ sở của mình. Số thời gian rỗi ngày càng được kéo dài đó phải được sử dụng hợp lý. Các cơ sở du lịch sẽ trở thành nguồn tiết kiệm thời gian rỗi và là tiền đề vật chất cho việc kéo dài thời gian rỗi của nhân dân lao động. Các cơ sở ấy đóng vai trò trung tâm trong việc kích thích sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, để thoả mãn nhu cầu thể chất và tinh thần cho toàn dân. 1.2.1.2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân Mức sống về vật chất cao Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 9 Lớp: 35K03.2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không phải chỉ cần có thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng của nhiều loại dịch vụ, hàng hoá. Con người để có thể đi du lịch và tiêu dùng phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì khi đi du lịch họ phải trả ngoài các khoản tiền cho các nhu cầu giống như các nhu cầu thường ngày, còn phải trả thêm các khoản khác như tiền tàu xe, tiền thuê nhà ở, tiền tham quan…và xu hướng của con người khi đi du lịch là chi tiêu rộng rãi hơn. Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng của du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước đó. Vì nguyên nhân đó, những nước có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân có mức sống cao, một mặt, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và có khả năng phát triển du lịch trong nước, và mặt khác, có thể gửi khách du lịch ra nước ngoài. Trên thực tế có nhiều nước giàu tài nguyên du lịch nhưng vì kinh tế lạc hậu, chậm phát triển nên không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi nhiều khách du lịch ra nước ngoài được. Trình độ văn hoá chung của nhân dân cao Trình độ văn hóa chung của một dân tộc được nâng cao, thì động cơ đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ rệt. Mặt khác, nếu trình độ văn hoá chung của một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách đi du lịch đến đó. 1.2.1.3. Điều kiện giao thông vận tải phát triển Từ xưa, giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch. Ngày nay, giao vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông trong du lịch phát triển cả về lượng lẫn về chất lượng. Phát triển về số lượng Thực chất đó là việc tăng chủng loại và số lượng các phương tiện vận chuyển. Sự phát triển về lượng của các phương tiện vận chuyển đã làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được SVTH: Đỗ Phan Bảo Ngọc 10 Lớp: 35K03.2 [...]... tour du lịch văn hóa ẩm thực Như vậy, du lịch văn hóa ẩm thực qua các chương trình du lịch là một tập hợp con của du lịch văn hóa ẩm thực nói chung Theo nghĩa này, du lịch văn hóa ẩm thực là một loại hình du lịch với mục đích tìm hiểu văn hóa ẩm thực của điểm đến Trong phạm vi đề án nghiên cứu này, em cũng chỉ xin giới hạn việc nghiên cứu ở nghĩa hẹp của du lịch văn hóa ẩm thực như một loại hình du lịch. .. Điều kiện về cầu du lịch văn hóa ẩm thực Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực ,du lịch văn hóa ẩm thực là sự theo đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng cũng có thể chỉ là du lịch văn hóa ẩm thực tại nhà Du lịch văn hóa ẩm thực bao gồm các loại kinh nghiệm ẩm thực Nó bao gồm các trường học nấu ăn, sách dạy nấu ăn, các chương trình ẩm thực trên tryền hình,... cũng như phát triển du lịch nói riêng 2.2 Các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam 2.2.1 Điều kiện về cầu du lịch văn hóa ẩm thực Một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam là ẩm thực Trong thời gian qua các các công ty lữ hành, khách sạn, khu du lịch tại Việt Nam đã tổ chức khá thành công các chương trình du lịch tìm hiểu nét độc đáo của loại hình ẩm thực Việt, cũng... PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM 3.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch Như em đã phân tích ở trên, tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ẩm thực ở Việt Nam là rất lớn và hầu như vùng miền nào cũng có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc riêng Tuy nhiên không vì thế mà có thể phát triển du lịch tràn lan Bởi như vậy có thể dẫn tới sự trùng lắp của các sản phẩm du lịch ở các địa... năng và một số kinh nghiệm để có thể phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại vùng đó CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM 2.1 Điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động du lịch tại Việt Nam 2.1.1 Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam Theo con số của Bộ Công thương, năm 2011 nhiều chỉ số vĩ mô của Việt Nam đang tốt lên đáng kể, với tổng... năng liên kết và phối hợp để có thể phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam cũng như một số kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ẩm thực của một sô quốc gia khác trên thế giới Qua những phân tích trên, ta có thể chỉ ra tiềm năng phát triển cũng như những mặt còn hạn chế cần khắc phục để có thể phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam trong thời gian tới CHƯƠNG III:... đặc trưng cần thiết để có thể phát triển loại hình du lịch này tại vùng đó 1.3 Các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại một vùng Hệ thống các điều kiện cần thiết đối với từng nơi, từng vùng hoặc từng đất nước để phát triển du lịch bao gồm điều kiện về cầu du lịch văn hóa ẩm thực, tài nguyên du lịch văn hóa ẩm thực, sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch cũng như các điều kiện về... tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại một vùng, một quốc gia, chương này đã thể hiện tổng quan về vùng du lịch, hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch và khái niệm vùng du lịch, hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch và đưa ra những điều kiện chung để phát triển du lịch tại một vùng cũng như những điều kiện đặc trưng để có thể phát triển văn hóa ẩm thực tại. .. văn hóa ẩm thực Việt Nam, ta có thể kết luận rằng Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú, đa dạng và là tiềm năng to lớn cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực 2.2.3 Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch 2.2.3.1 Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Mặc dù chỉ mới phát triển trong một vài thập kỉ trở lại đây nhưng cùng với các ngành kinh tế khác, du lịch Việt Nam. .. chương I, trong chương II, em đã trình bày về những điều kiện chung để phát triển du lịch Việt Nam hiện nay và thực trạng phát triển của loại hình du lịch văn hóa ẩm thực ở Việt Nam hiện nay trên các phương diện: điều kiện về cầu du lịch văn hóa ẩm thực, điều kiện về tài nguyên văn hóa ẩm thực, điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, điều kiện về tổ chức, điều kiện về nguồn nhân lực Ngoài ra, chương . tour du lịch văn hóa ẩm thực Như vậy, du lịch văn hóa ẩm thực qua các chương trình du lịch là một tập hợp con của du lịch văn hóa ẩm thực nói chung. Theo nghĩa này, du lịch văn hóa ẩm thực. chọn đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam . Qua đề tài này, em muốn giới thiệu về các điều kiện phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam, từ đó. phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại vùng đó. CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM 2.1. Điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động du lịch

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI MỘT VÙNG

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan