Một số kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóaẩm thực tại các vùng khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam (Trang 32)

Việt Nam là một đất nước với phong cảnh hữu tình, có sự hòa bình và ổn dịnh về chính trị và có nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đặc biệt là tài nguyên văn hóa ẩm thực, những điều này đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Việt Nam cũng như tham gia vào loại hình du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng khách quốc tế Việt Nam

nói chung và lượng du khách đến với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam nói riêng vẫn còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, kể cả so sánh với những nước có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa ẩm thực không đa dạng, phong phú như ở Việt Nam. Để quản lý và khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực du lịch, hoàn thiện các chính sách và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để có thể phát triển loại hình du lịch mới này đôi khi ngoài nỗ lực của bản thân, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là những vùng, quốc gia đã có những thành tựu vượt bậc trong việc khai thác loại hình du lịch này.

Một quốc gia được đánh giá cao nhất trong việc phát triển du lịch văn hóa ẩm thực chính là Australia. Kể từ năm 2000, Ủy ban Du lịch Úc đã cung cấp dịch vụ tư vấn để hỗ trợ cho việc tiếp thị tại các điểm đến khác nhau trong chiến lược phát triển ngành du lịch văn hóa ẩm thực. Du lịch văn hóa ẩm thực tại đất nước này cũng rất phát triển nhờ vào sự sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực, những sản vật địa phương phong phú cũng như những loại rượu vang trứ danh.

Mỗi nơi trên đất nước Australia đều có những lễ hội ẩm thực riêng để giới thiệu văn hóa ẩm thực của mình. Có thể dễ dàng nhận thấy các sự kiện và lễ hội ẩm thực được tổ chức khá thường xuyên tại xứ sở Kanguru. Vào tháng 10, du khách cũng như người dân ở Sydney trở nên cuồng nhiệt với ẩm thực, khi Lễ Hội Ẩm Thực Quốc Tế mang đến thị trấn hơn 400 sự kiện sành ăn. Hơn thế nữa, du khách cũng có thể nếm thử những đặc sản của Thung Lũng Hunter tại lễ hội Long Lunch ở Lovedale trong tháng 5 hay Tháng ẩm Thực và Rượu Vang ở Thung Lũng Hunter vào tháng 6, cũng trong tháng này, lễ Hội Ẩm Thực, Rượu Vang và Lễ Hội Sustainability cũng được tổ chức cho khách nếm thử,… Lễ Hội Ẩm Thực và Rượu Vang của Melbourne diễn ra vào tháng 3, đây cũng là nơi tổ chức sự kiện Bữa Ăn Trưa Dài Nhất Thế Giới và tham dự các lớp học với những đầu bếp, người nấu rượu và pha cocktail hàng đầu,…

Bên cạnh đó, chủ của những nhà hàng được đánh giá tốt nhất Australia đã đề xuất với Trung tâm du lịch New South Wales ý tưởng để có thể phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại đây, đó là tiếp thị Sydney như một khu vực ẩm thực nhằm chia sẻ kỹ thuật nấu nướng của những đầu bếp hàng đầu của Australia ở nước ngoài. Chiến lược của các đầu bếp Australia cũng đã rất thành công và ngày càng có nhiều khách du lịch đến Australia để thử các món ăn độc đáo của đất đất nước này. Từ đó, một khách hàng đã viết một bài báo giới thiệu nhà hàng và tiếp tục lui tới Australia để nhận xét về nhiều nhà hàng khác sau khi bị chinh phục hoàn toàn bởi các món ăn tại đây.

Việc quảng bá ẩm thực Australia cũng đã được thực hiện rất thành công thông qua các Lễ hội Rượu vang và Ẩm thực được Tổng Lãnh sự quán Australia tổ chức tại một số nước trên thế giới, đây là dịp để du khách thập phương tìm hiểu nét phong phú và đa dạng của ẩm thực Australia. Lễ hội này đã từng được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, với khoảng 200 loại rượu vang Úc và rất nhiều món ăn độc đáo được triển lãm tại lễ hội.

Điển hình thứ hai chính là Hồng Kông, nơi được xem như là “Thiên đường của những người sành ăn”. Chính phủ Hồng Kông đã nhận ra rằng thức ăn chính là tâm điểm của kinh nghiệm du lịch của du khách. Hồng Kông Chính vì vậy mà Hồng Kông đã rất năng động trong việc tiếp thị và quảng bá cho nền ẩm thực của họ. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại Macao- điển hình thứ 3. Macao trước đây tùng là một thuộc địa của Bồ Đào Nha, và cùng với bối cảnh lịch sử này các món ăn đặc sắc đã được mang đến Ma Cao và phát triển thành các lễ hội du lịch về văn hóa ẩm thực, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Điển hình thứ tư là Singapore. Tương tự như Hồng Kông, Singapore được xem như là “Thủ đô của các món ăn” và đất nước này sử dụng thức ăn như là một cách để tiếp thị hiệu quả nhất, những chính sách liên quan đã được ban hành nhằm kích thích sự phát triển của du lịch văn hóa ẩm thực. Điển hình thứ năm là Hàn Quốc, Hàn Quốc đã tích hợp hình ảnh văn hóa ẩm thực vào phim truyền hình Hàn Quốc, và khi phim truyền hình Hàn Quốc trở nên phổ biến ở hàng loạt các nước khác nhau, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc cũng trở thành một điểm nóng cho chiến lược tiếp thị du lịch. Gần đây, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu quảng bá văn hóa ẩm thực của mình, nhằm tích hợp một cách đầy đủ các món ăn vào du lịch nhằm quảng bá một hình ảnh mới của du lịch văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Điển hình thứ sáu là Thái Lan. Thái Lan đã được dành tặng cho tên gọi “Nhà bếp của thế giới” và những món ăn Thái ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhà hàng Thái Lan được quốc tế công nhận về thương hiệu văn hóa ẩm thực và điều này làm cho Thái Lan trở thành một nơi không thể không đến đối với những du khách văn hóa ẩm thực. Điển hình thứ bảy là Đài Loan, cho đến nay, ăn uống vẫn là một hoạt động thu hút khách du lịch hàng đầu tại Đài Loan (theo Tổng cục Du lịch Đài Loan) và việc này đã giúp cho Đài Loan phát triển một cách tích cực theo hướng du lịch văn hóa ẩm thực và Đài Loan đã dần biết cách tích hợp các món ăn vào văn hóa để quảng bá du lịch nơi đây. Từ những thực tế ở trên, ta có thể thấy Australia, Hồng Kông, Macao, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan là những tấm gương tiêu biểu nhất cho Việt Nam trong việc phát triển du lịch văn hóa ẩm thực không phải chỉ vì họ đang tích cực phát triển du lịch văn hóa ẩm thực mà còn vì chiến lược phát triển du lịch của họ rất sáng tạo và vô cùng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam (Trang 32)