Khả năng liên kết và phối hợp để phát triển du lịch văn hóaẩm thực tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam (Trang 30)

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động mang tính liên kết cao. Tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng nhìn lại sự phát triển của du lịch nước ta trong những năm qua vẫn nhận thấy sự thiếu liên kết, thống nhất và đồng bộ.

Ai cũng biết rằng, để thu hút du khách thì phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Ngành du lịch và các địa phương đã có nhiều nỗ lực, nhưng dường như những hoạt động này vẫn manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, mạnh ai nấy làm và còn mang nặng lợi ích cục bộ địa phương. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch giữa các địa phương, chưa phát huy được thế mạnh đặc thù của sản phẩm du lịch từng vùng.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, điểm yếu nhất của du lịch Việt Nam là thiếu tính liên kết. Điều này cũng giải thích một phần câu hỏi vì sao chi phí du lịch ở Việt Nam luôn cao và thiếu

tính hấp dẫn. Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu cho riêng ngành du lịch mà sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho nhiều ngành khác, tuy nhiều điều này chỉ có thể thành công nếu như có một góc nhìn chuẩn hơn về tính liên kết trong phát triển du lịch.

Có tới 64% khách du lịch quốc tế sẵn sàng chi trả một khoản tiền cao hơn để thưởng thức ẩm thực tại Việt Nam. Do vậy, theo nhiều nhà phân tích, nếu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực một cách mạnh mẽ thì những chi phí này không chỉ ngành du lịch được hưởng lợi, mà ngay các ngành có thế mạnh xuất khẩu thực hiện việc xuất khẩu ngay ở thị trường trong nước. Du lịch không tạo ra những sản phẩm hữu hình nhưng lại là cầu nối quan trọng cho các ngành khác. Tuy nhiên, sau hàng chục năm phát triển, du lịch Việt Nam phần lớn vẫn dựa trên lợi ích cục bộ lợi ích của từng bộ ngành, doanh nghiệp và địa phương. Còn ở nhiều quốc gia trong khu vực, du lịch đã được hoạt động theo chuỗi và điều này cũng trả lời một phần cho câu hỏi vì sao các tour du lịch nước ngoài thường có giá rẻ hơn các tour du lịch trong nước. Hiện tại ở Việt Nam, chính vì sự thiếu liên kết đã dẫn tới việc bị mất hợp đồng, ép giá ở nhiều hợp đồng của các doanh nghiệp du lịch. Và đây cũng dẫn đến những hệ lụy gây ra việc cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây giảm độ hấp dẫn trong các sản phẩm du lịch trong nước.Câu chuyện thiếu liên kết phần nào cũng lý giải được câu hỏi vì sao Việt Nam có tài nguyên du lịch phong phú nhưng ngành du lịch vẫn chưa phát huy được thế mạnh và đôi khi rơi vào tình trạng suy giảm. Ngoài ra, liên kết ngoài ngành du lịch với các ngành như hải quan, giao thông, hàng không... cũng chưa nhiều. Liên kết giữa các điểm đến cũng yếu. Liên kết giữa Nhà nước và DN lỏng lẻo, thiếu một nhạc trưởng. Đó là chưa kể, không chỉ cần liên kết nội ngành mà còn phải vươn ra ngoài quốc gia, hình thành các tour tuyến du lịch xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn mang tính riêng lẻ, không thật sự gắn kết với các ngành như: hàng không và thương mại. Nhiều khi có những thị trường với du lịch là trọng điểm cần tuyên truyền, mời gọi thì với hàng không lại không phải vậy và kế hoạch quảng bá, xúc tiến của mỗi ngành cũng có sự khác biệt nhất định. Ngay cả khâu đón tiếp, làm thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách cũng không có được sự phối hợp cần thiết, vừa thuận tiện cho du khách, vừa mang lại thiện cảm về hình ảnh con người Việt Nam ngay từ thái độ phục vụ, đón tiếp ở các cửa khẩu.

Có thể nói, sự liên kết, phối hợp hành động một cách đồng bộ, thống nhất là yếu tố quyết định đến sự phát triển của du lịch. Ðiều này đòi hỏi ý thức trách nhiệm ở từng người, từng ngành, từng đơn vị và địa phương vì lợi ích phát triển chung. Sự liên kết yếu kém sẽ làm du lịch

nước ta phát triển với tốc độ chậm, đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Ở nước ta, thời gian gần đây nhiều vùng miền và các tỉnh đã ký văn bản thỏa thuận liên kết phát triển du lịch. Các liên kết khu vực giữa các địa phương được hình thành dưới nhiều hình thức như: Chương trình “Du lịch về nguồn” của ba tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; Chương trình du lịch “Theo dấu chân Bác Hồ” của Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên; Chương trình “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Hành trình Di sản”…; Chương trình phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long;… Nhiều sự kiện du lịch được tổ chức tại một số địa phương đã được các địa phương khác hưởng ứng và tham gia rất tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp cả nước, thể hiện rõ tính liên vùng. Hoạt động kinh doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi để phát triển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗi địa phương và cả nước.

Mỗi năm, Việt Nam tổ chức không ít lễ hội ẩm thực trải dài khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Tuy nhiên, để tổ chức được sự kiện ẩm thực xứng tầm khu vực và thế giới, qua đó quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam thì đến nay vẫn chưa làm được. Mặt khác, chưa có đơn vị hay tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm liên kết quảng bá giới thiệu ẩm thực Việt Nam một cách bài bản. Không chỉ hạn chế ở việc quảng bá, việc liên kết tạo dựng thương hiệu ẩm thực Việt cũng chưa được doanh nghiệp trong nước chú trọng. Những nhà hàng, những món ăn rất nổi tiếng mặc dù đã có từ rất lâu đời, có tiềm năng rất lớn và được nhiều du khách trong, ngoài nước biết tiếng, song trên thực tế, chủ các nhà hàng đó chỉ làm với mục đích kinh doanh cá nhân chứ chưa xâu chuỗi với nhau thành hệ thống nhà hàng nhỏ lẻ để tạo dựng thương hiệu ẩm thực Việt Nam.

Đối với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực, cần kết hợp với các loại hình du lịch khác để có thể đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực nhằm tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho du khách, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các loại khách, cần có tính sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức tour du lịch văn hóaẩm thực, sự kết hợp khai thác các sản phẩm du lịch đặc sắc và có tính đặc thù của từng vùng miền trong cả nước..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)