Untitled Môn Kinh tế Chính trị Mác Lênin Đề bài Phân tích vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam Liên hệ với ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam Bạn cần làm gì để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Sinh viên thực hiện Nhóm 4 KTCT(11) Nguyễn Thị Ngọc Minh, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thanh Trang, Trần Thị Thanh Thảo, Hoàng Thục Anh, Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Trần Bình Dương, Đặng Hà Mai Anh, Nguyễn Thù.
Trang 1Môn: Kinh tế Chính trị Mác- Lênin
Đề bài
Phân tích vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam Liên hệ với ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam Bạn cần làm gì để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Sinh viên thực hiện: Nhóm 4- KTCT(11): Nguyễn Thị Ngọc Minh,
Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thanh Trang, Trần Thị Thanh Thảo, Hoàng Thục Anh, Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Trần Bình Dương, Đặng Hà Mai Anh, Nguyễn Thùy Dương, Ngô Hiểu Phương, Trần Bình Dương, Nguyễn Phương
Nhi, Nguyễn Đức Lộc, Vũ Doãn Nguyên Bình, Lê Thị Hương Trà
Trang 2
Mục lục
I Phân tích vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội ở Việt nam 1
1 CMCN là gì? 1
1.1 Khái niệm 1
1.2 Đặc điểm 1
2 Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là gì? 2
2.1.Khái niệm 2
2.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 2
3 Nội dung các cuộc CMCN trong lịch sử 2
CMCN lần I - giữa XVIII đến giữa XIX - khởi phát từ nước Anh 3
CMCN lần II - cuối XIX đến đầu XX 3
CMCN lần III - đầu thập niên 60 của XX đến cuối XX 3
CMCN lần IV 3
4 Vai trò và tác động của CMCN, đặc biệt là CMCN 4.0 đối với phát triển kinh tế xã hội 3
a, Thế giới 3
b, Đối với Việt Nam 4
II Liên hệ CMCN với sản xuất ô tô VN 9
1 Tổng quan ngành sản xuất ô tô ở VN 9
2 Tiềm năng và xu hướng phát triển của ngành ô tô Việt trong cách mạng 4.0 11
3 Định hướng: 13
III Bạn cần làm gì để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay? 14
1 Nhiệm vụ của VN trong quá trình CNH-HĐH 14
4 Liên hệ với thanh thiếu niên Việt Nam 17
Trang 3I Phân tích vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội ở Việt nam
1 CMCN là gì?
1.1 Khái niệm
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội
1.2 Đặc điểm
Các đặc điểm chính liên quan đến Cách mạng Công nghiệp bao gồm công nghệ, kinh tế
xã hội và văn hóa Những thay đổi về công nghệ bao gồm những nội dung sau: (1) sử dụng các vật liệu cơ bản mới, chủ yếu là sắt và thép ;(2) sử dụng các nguồn năng lượng mới, bao gồm cả nhiên liệu và động cơ, (3) phát minh ra các máy mới, chẳng hạn như máy kéo sợi và máy dệt điện cho phép tăng sản lượng với chi phí sức người ít hơn; (4) một tổ chức công việc mới được gọi là hệ thống nhà máy, kéo theo sự gia tăng phân công lao động và chuyên môn hóa chức năng;(5) những phát triển quan trọng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc Những thay đổi công nghệ này đã tạo ra khả năng tăng cường
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sản xuất hàng loạt các sản phẩm chế tạo
Cũng có nhiều sự phát triển mới trong lĩnh vực phi công nghiệp (kinh tế xã hội và văn hóa), bao gồm những điều sau: (1) cải tiến nông nghiệp giúp cung cấp lương thực cho một lượng lớn dân số phi nông nghiệp hơn;(2) những thay đổi kinh tế dẫn đến sự phân bổ của cải rộng rãi hơn, sự suy giảm của đất đai như một nguồn của cải khi sản xuất công nghiệp gia tăng và thương mại quốc tế gia tăng; (3) những thay đổi chính trị phản ánh sự chuyển dịch quyền lực kinh tế, cũng như các chính sách nhà nước mới tương ứng với nhu cầu của một xã hội công nghiệp hóa; (4) những thay đổi, bao gồm cả sự phát triển của các thành phố, sự phát triển của các phong trào của giai cấp công nhân, và sự xuất hiện của các mô hình chính quyền mới Cuối cùng, có một sự thay đổi tâm lý: niềm tin vào khả năng sử dụng tài nguyên và làm chủ thiên nhiên được nâng cao
2 Nội dung các cuộc CMCN trong lịch sử
Dựa vào định nghĩa, ta có thể thấy được điều kiện ra đời của các cuộc CMCN dựa trên sự phát triển, đổi mới của khoa học công nghệ và kỹ thuật Các cuộc CMCN là biểu hiện của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất : sự phát triển của lực lượng sản xuất có khả năng phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, tạo ra quan hệ sản xuất mới Để thấy được
Trang 4những bước thay đổi về mặt khoa học gắn liền với sự phát triển về khả năng sản xuất như nào, ta sẽ đi vào phân tích 4 cuộc CMCN tiêu biểu sau :
CMCN lần I - giữa XVIII đến giữa XIX - khởi phát từ nước Anh
Nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp
Các phát minh tạo tiền đề: Thoi bay của John Kay ( 1733), Máy hơi nước của Jame Watt (1784), công nghệ luyện sắt của Henry Cort ( 1784), tàu thủy tàu hỏa
CMCN lần II - cuối XIX đến đầu XX
Sự ra đời của những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến như sản xuất theo dây
chuyền, phân công lao động chuyên môn hóa đã thúc đẩy nâng cao sản xuất lao động Thành tựu :
+ Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi,…
+ Sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép ( công nghệ luyện thép Bessemer) , điện, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất và tiêu dùng
+ Sự ra đời của những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến như sản xuất theo dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hóa đã thúc đẩy nâng cao sản xuất lao động
CMCN lần III - đầu thập niên 60 của XX đến cuối XX
ĐK: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diwn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa, tạo động lực để hoàn thiện quá trình tự động hóa có tính hệ thống và đưa tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế chuyển sang một trạng thái công nghệ hoàn toàn mới
Thành tựu : hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp
CMCN lần IV
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với
sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things - IoT)
Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và
hệ thống sản xuất thông minh Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm
Trang 5mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn
3 Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là gì?
3.1.Khái niệm
Có nhiều khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng theo quan niệm mới phù hợp với điều kiện nước ta thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới công nghệ, xây dựng cơ cấu vật chất-kỹ thuật, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp sang trình độ công nghệ cao hơn, nhờ đó mà tạo ra sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Nói tóm lại đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Thực hiện công nghiệp hoá là nhằm phát triển kinh tế- xã hội, đưa nước ta theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới
3.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
Có thể khái quát, với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước VN chủ trương kế thừa và
bổ sung, phát triển đường lối, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
từ nay đến giữa thế kỷ XXI Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diwn ra mạnh mẽ Trọng tâm là thực hiện đồng thời cả hai quá trình là chuyển đổi nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp sang chủ động nghiên cứu, ứng dụng, sáng tạo công nghệ và chuyển đổi nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số dựa trên nền tảng tri thức, đổi mới, sáng tạo Trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn giữ vai trò trung tâm Chính nguồn tài nguyên trí tuệ này là nền tảng cốt lõi, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
4 Vai trò và tác động của CMCN, đặc biệt là CMCN 4.0 đối với phát triển kinh tế xã hội
a, Thế giới
Nhìn chung, những cuộc cách mạng lần 1,2, và 3 đều có những mặt hạn chế nhất định, không đáp ứng được với nhu cầu hiện đại hoá của thời đại Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ thứ 4 đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế, xã hội của thế giới
Trang 6Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, vật liệu, Internet vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn
Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động hết sức tích cực Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn
Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ này đang tạo ra những thách thức liên quan đến những chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động không đồng đều đến các ngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và có những ngành sẽ phải thu hẹp đáng kể Trong từng ngành, kể cả các ngành tăng trưởng, tác động cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệp lạc nhịp về công nghệ
Chính vì vậy mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên
và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo
Làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ ảnh hưởng đến thế giới
mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam Bạn tiếp theo đây sẽ nói rõ hơn…
b, Đối với Việt Nam
- Thứ nhất, Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mô hình tăng trưởng và cách tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng lớn hơn đối với quá trình tái cơ cấu các ngành và tái cơ cấu đầu tư Hiện nay, tăng trưởng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung ở các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều lao động, hạn chế trong chuyển giao công nghệ Nguồn đầu tư nước ngoài vào các ngành chế tạo sử dụng công nghệ thấp, nhân công rẻ, nhưng điều này sẽ là bắt lợi cho Việt Nam
Trang 7- Thứ hai, Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những thay đổi lớn các ngành công nghiệp sản xuất chủ lực của đất nước Những ngành chế biến thực phẩm, sản xuất điện tử, máy vi tính và thiết bị viwn thông, dệt may là những ngành công nghiệp sản xuất trọng điểm sẽ chịu tác động sâu sắc nhất trước những biến động khó lường từ Cách mạng công nghiệp 4.0 Trong thời gian tới Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những ảnh hưởng lớn trong việc thay đối phương thức tổ chức sản xuất của các ngành công nghiệp chính của Việt Nam
Do vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đối mới hoạt động sản xuất và khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đối của thị trường có xu hướng suy giảm đáng kể
- Thứ ba, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng cũng như cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động nhanh và làm thay đổi các phương thức trong kinh doanh thương mại cả trên thị trường nội địa cũng như hoạt động ngoại thương Sự xuất hiện của các nền tảng toàn cầu, trong một thế giới phẳng và các mô hình kinh doanh mới sẽ dẫn tới các hình thức tổ chức
và văn hoá doanh nghiệp có những thay đổi sâu sắc
- Thứ tư, Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi tính chất lao động và việc làm ở Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động lớn tới lao động và việc làm, cũng như bản chất của lao động trong cấu thành giá trị sản phẩm; có những việc làm mới với các yêu cầu khác và trong một môi trường làm việc hay cách tổ chức không còn giống như hiện nay
- Thứ năm, xuất hiện các mô hình sản xuất kinh doanh mới Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép thay thế nguồn lực tài chính bằng nguồn lực tri thức và trí tuệ, cho phép tạo ra những cơ hội đầu tư và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc phát triển ngày một rộng của internet vạn vật cho phép các công ty này tiếp cận tốt hơn với từng đơn vị, từ đó có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của họ trong thời gian thực Như vậy, với Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp khởi nghiệp dw dàng hơn, vốn ít hơn trong khi mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn hơn
- Thứ sáu, xuất hiện nhiều loại hình hoạt động thương mại mới Các phương thức kinh doanh thương mại mới như thương mại điện tử, thành toán điện tử, giao dịch điện tử sẽ làm thay đổi, thậm chí triệt tiêu các hoạt động kinh doanh truyền thống Thị trường thương mại điện tử vì thế cũng được mở rộng, mô hình thương mại điện tử ngày càng đổi mới Các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh
tế số nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng Cách mạng công nghiệp 4.0 làm giảm đáng kể chi phi giao dịch, vận chuyển, góp phần giảm giá bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giảm chi phí trong quá trình lưu thông và phân phối sản phẩm
Trang 8Tương tự như với nhiều nước trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động tích cực đến tiêu dùng, giá cả và môi trường ở Việt Nam Tuy nhiên, các nước đã phát triển đã áp dụng được CMCN vào trong đời sống thường ngày trước Việt Nam chúng
ta khoảng chục năm trước Điều đấy cũng đã đặt ra cho Việt Nam một thách thức khá lớn khi cố đuổi kịp các nước trên thế giới Tác động này có sự khác biệt giữa các ngành theo phân loại truyền thống:
- Nhóm ngành năng lượng
Nhóm ngành này cung cấp các đầu vào chiến lược cho nền kinh tế Tuy nhiên tác động có
sự khác biệt giữa dầu khí và điện năng, do có một sự khác biệt căn bản giữa hai phân ngành này: dầu khí có thể xuất nhập khẩu được và do vậy chịu sự chi phối của giá thế giới, trong khi đó điện năng cơ bản là không
* Ngành dầu khí của Việt Nam hiện nay đang chịu áp lực rất lớn, trước tiên là do sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc Việc đầu tàu của kinh tế thế giới “ngốn nhiều năng lượng và nguyên vật liệu” này chạy chậm lại ảnh hưởng mạnh đến các ngành dầu khí và khai thác tài nguyên Một nguyên nhân khác mang tính căn bản và có tác động dài hạn hơn là do có những đột phá trong lĩnh vực năng lượng và vận tải, nhu cầu đối với dầu thô khó có thể tăng mạnh
* Ngành điện có thể được hưởng lợi khá nhiều nhờ những đột phá trong công nghệ năng lượng tái tạo,trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời cũng đã tiến bộ rất nhiều ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đức v.v… với tiềm năng phổ biến nhanh trên toàn cầu nhờ giá sản xuất giảm đáng kể
- Nhóm ngành công nghiệp chế tạo
Đây là nhóm ngành mà Việt Nam sẽ phải chịu tác động mạnh nhất vì ba lý do: Thứ nhất, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến nhóm ngành này rất mạnh Thứ hai, cơ chế lan truyền tác động của công nghệ trong kinh tế toàn cầu rất nhanh thông qua kênh xuất nhập khẩu do bản chất thương mại quốc tế cao của nhóm ngành này (tradable sector) Thứ ba, những đột phá về công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và công nghệ in 3D đang làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ tại đây Tác động đến một số phân ngành cụ thể như sau:
* Ngành dệt may, giày dép
Trang 9Có một số đột phá công nghệ quan trọng đang vẽ lại bức tranh của ngành này trên phạm
vi toàn cầu: (i) công nghệ chế tạo đắp dần, máy chụp thân thể, thiết kế bằng máy tính giúp
có thể sản xuất các sản phẩm hàng loạt các sản phẩm phù hợp với những thông số đơn lẻ của từng khách hàng; (ii) công nghệ nano giúp các sản phẩm dệt may, giày dép có thể tích hợp các chức năng theo dõi sức khỏe (đo nhịp tim, lượng calo giải phóng liên tục v.v…); (iii) tự động hóa khâu cắt và khâu may (sử dụng robots, trong khâu may còn được gọi là sewbots)
* Ngành điện tử
Ngành điện tử trong những năm gần đây có những tiến bộ vượt bậc nhờ sự hiện diện của các tập đoàn đa công nghệ đa quốc gia dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu Với lợi thế tương đối về lao động giá rẻ, và vị trí địa kinh tế rất thuận lợi, Việt Nam đã hưởng lợi nhiều từ quá trình này, là ngôi sao đang lên trong con mắt các nhà bình luận quốc tế nhờ xuất khẩu điện tử tăng mạnh
- Nhóm ngành dịch vụ
* Ngành tài chính - ngân hàng
Tuy các sản phẩm ngân hàng kết hợp với kỹ thuật mới đã và đang được đầu tư triển khai,
và dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai ở tất cả các ngân hàng, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế Lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm này vẫn chiếm phần nhỏ Thói quen dùng tiền mặt cũng như tâm lý e ngại việc bảo mật thông tin cá nhân, và lo sợ bị mất cắp thông tin tài khoản khi sử dụng dịch vụ Internet banking của người dân khiến các loại hình dịch vụ này chưa phát triển mạnh
* Ngành du lịch
Đây là ngành có nhiều triển vọng, có nhiều tiềm năng đóng vai trò ngày một to lớn hơn ở Việt Nam vì một số lý do Thứ nhất, mặc dù thương mại toàn cầu có xu hướng suy giảm
rõ nét kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành du lịch toàn cầu lại có xu hướng tăng trưởng tốt, và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai Thứ hai, ngành này ít chịu ảnh hưởng của quá trình tự động hóa.Thứ ba, các sản phẩm
du lịch cũng mang tính chuyên biệt, gắn với giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, bởi vậy nên ít chịu áp lực cạnh tranh quốc tế hơn so với nhiều ngành khác
Thách thức đối với ngành lại là: làm thế nào có thể sử dụng hiệu quả nhất những công nghệ hiện đại để giúp đẩy mạnh tiếp thị, khuếch trương hình ảnh ở trong nước cũng như
ra quốc tế, giảm bớt chi phí v.v… để tiếp tục thúc đẩy ngành này phát triển, cũng như nâng giá trị gia tăng của các sản phẩm du lịch Một thách thức khác là làm thế nào ngành
Trang 10du lịch có thể tăng khả năng hấp thụ lao động rút ra ngành nông nghiệp trong bối cảnh các ngành chế tạo thâm dụng lao động ở Việt Nam có thể gặp khó khăn như được nêu ở trên
=> CMCN 4.0 đang diwn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân và tác động mạnh đến Việt Nam, cả thuận lợi cũng như bất lợi Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến và thực hiện được mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp tục gia tăng