Bảng 2.17 : Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng cảnh quan, môi trường tại điểm di tích...55Bảng 2.18 : Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về tình hình an ninh trật
Trang 1KHOA DU LỊCH - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI
TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỀN TRÂN
Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ HỒNG NHUNG Giáo viên hướng dẫn: TH.S LÊ THANH MINH
Huế, tháng 05 năm 2015
Trang 2Lời Cảm Ơn
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo khoa Du Lịch, quý thầy (cô) giáo đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện tại khoa trong suốt thời gian qua Bốn năm qua, quý thầy, cô đã trang bị cho tôi những kiến thức lý thuyết cũng như thực tế cần thiết và hữu ích để tôi vững tin trong tương lai sau này!
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thanh Minh, người đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo công ty cổ phần du lịch Hương Giang, ban quản lý tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua, cung cấp những kinh nghiệm thực tế quý báu cũng như những tư liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ tinh thần, đóng góp ý kiến hữu ích trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Huế, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Hồng Nhung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do tôi thực hiện, các số liệu điều tra và kếtquả xử lý thu thập được là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiêncứu khoa học nào
Huế, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Hồng Nhung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii LỜI CẢM ƠN I iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1 Đối tương nghiên cứu 3
2 Phạm vi nghiên cứu 3
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
V KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1 Cơ sở lý luận về loại hình du lịch tâm linh 6
1.1.2 Du lịch tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 9
1.1.3 Vài nét về lễ hội 13
1.2 Cơ sở thực tiễn của loại hình du lịch tâm linh 17
1.2.1 Một số xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam 17
1.2.2 Xu hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Huế 19
1.2.3 Tình hình kinh doanh của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI TTVH HUYỀN TRÂN 23 2.1 Tổng quan về hoạt động du lịch tâm linh tại TTVH Huyền Trân 23
2.1.1 Khái quát về TTVH Huyền Trân 23
2.1.2 Hoạt động văn hóa và lễ hội tại TTVH Huyền Trân 27
Trang 52.1.3 Tổng lượt khách và doanh thu từ du lịch của TTVH Huyền Trân giai
đoạn 2013–2015 29
2.2 Ý kiến đánh giá của du khách về hoạt động du lịch tâm linh tại TTVH Huyền Trân 30
2.2.1 Thông tin cơ bản về đối tượng điều tra 30
2.2.2 Thông tin về hoạt động du lịch tâm linh của du khách tại TTVH Huyền Trân 36
2.2.3 Đánh giá của du khách về hoạt động du lịch và tổ chức lễ hội tại TTVH Huyền Trân 43
2.2.4 Khả năng quay lại di tích của du khách 60
2.2.5 Khả năng giới thiệu về di tích của du khách 61
2.2.6 Khả năng phát triển loại hình du lịch tâm linh tại TTVH Huyền Trân 61
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TẠI TTVH HUYỀN TRÂN 64 3.1 Giải pháp tuyên truyền quảng bá 64
3.2 Giải pháp phát triển đa dạng các hoạt động văn hóa tâm linh 64
3.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 65
3.4 Giải pháp phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch 65
3.5 Giải pháp quản lý và tổ chức các lễ hội 66
3.6 Các giải pháp về xã hội 66
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 1 KẾT LUẬN 68
2 KIẾN NGHỊ 69
2.1 Đối với ủy ban nhân dân tỉnh 69
2.2 Đối với trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế 69
2.3 Đối với công ty cổ phần du lịch Hương Giang 69
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng lượng khách đến Huế giai đoạn 2013 - 2015 20
Bảng 1.2: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 22
Bảng 2.1: Tổng lượng khách du lịch đến TTVH Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015 29 Bảng 2.2: Doanh thu từ du lịch của TTVH Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015: 29
Bảng 2.3: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách 31
Bảng 2.4: Mục đích đến di tích của du khách 39
Bảng 2.5: Mục đích tâm linh khi đến di tích của du khách 40
Bảng 2.6 : Mục đích đến tâm linh của du khách theo đặc điểm tôn giáo 42
Bảng 2.7: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với cơ sở vật chất kỹ thuật tại di tích 44
Bảng 2.8 : Mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm di tích 45
Bảng 2.9: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật tại TTVH Huyền Trân theo các nhóm nhân tố 47
Bảng 2.10: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với chất lượng cảnh quan, môi trường tại di tích 48
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng cảnh quan, môi trường tại điểm di tích 49
Bảng 2.12: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về chất lượng cảnh quan môi trường tại TTVH Huyền Trân theo các nhóm nhân tố 50
Bảng 2.13: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với chất lượng đội ngũ nhân viên tại di tích 52
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng cảnh quan, môi trường tại điểm di tích 52
Bảng 2.15: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về chất lượng đội ngũ nhân viên tại TTVH Huyền Trân theo các nhóm nhân tố 54
Bảng 2.16: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với tình hình an ninh – trật tự tại di tích 54
Trang 7Bảng 2.17 : Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng cảnh quan, môi trường tại điểm di tích 55Bảng 2.18 : Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về tình hình an ninh trật tự tại TTVH Huyền Trân theo các nhóm nhân tố 56Bảng 2.19: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với hoạt động tổ chức lễ hội tại di tích 57Bảng 2.20: Mức độ hài lòng của du khách về hoạt động tổ chức lễ hội tại di tích57Bảng 2.21: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về hoạt động tổ chức lễ hội tại TTVH Huyền Trân theo các nhóm nhân tố 59Bảng 2.22: Mô hình SWOT trong việc phát triển du lịch tâm linh tại trung tâm văn hóa Huyền Trân 62
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.2: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015 21
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện biến động cơ cấu doanh thu du lịch của TTVH Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015 30
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của du khách 32
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiên cơ cấu độ tuổi của du khách 33
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nghề nghiệp của du khách 34
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về tôn giáo của du khách 35
Biểu đồ 2.6: Phương tiện tìm hiểu về di tích của du khách 36
Biểu đồ 2.7: Số lần đến di tích của du khách 37
Biểu đồ 2.8: Loại hình du lịch của du khách 38
Biểu đồ 2.9: Khả năng quay lại di tích của du khách 60
Biểu đồ 2.10: Khả năng giới thiệu về di tích của du khách 61
Trang 9PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi mà kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống của con người dần
ổn định và hiện đại thì nhu cầu sống của họ cũng ngày một đa dạng hơn Cuộc sốngcon người không chỉ gói gọn trong những nhu cầu cơ bản ăn, mặc, ở nữa Thêm vào
đó, con người còn có mong muốn được vui chơi giải trí, thể thao, du lịch, thể hiệnđẳng cấp…Vì vậy mà du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế- xã hộiphổ biến, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển vượt bật và lànguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới Nhiều loại hình dulịch đã được hình thành và phát triển để đáp ứng được những nhu cầu du lịch ngàycàng đa dạng của khách du lịch, trong đó có loại hình du lịch tâm linh
Ngày nay, khi điều kiện vật chất quá đầy đủ, thì con người lại rơi vào nhữngvấn nạn khác đó là: hụt hẫng, mất phương hướng sống, trầm cảm từ những áp lực,xung đột trong cuộc sống Từ đó con người lại có nhu cầu tìm đến tôn giáo, mong
có sự thanh thản, an bình trong tâm hồn ở hiện tại và tương lai Nhu cầu thưởngngoạn và nương tựa tâm linh trở nên cần thiết đối với mọi người Xu hướng du lịchtâm linh hiện đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm trong đó có ViệtNam Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịchtâm linh thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng Sự
đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tínngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước Nhu cầu dulịch tâm linh của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linhphát triển mạnh mẽ
Huế là một trong số những thành phố du lịch nỗi trội của cả nước với nhiềuthế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Đây cũng là một trong
số ít những địa phương có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình dulịch tâm linh, một loại hình du lịch có ý nghĩa văn hóa cao, có tác động làm phongphú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần cũng cố an sinh xãhội Nhận định về xu hướng phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Thừa Thiên Huế, cố
Trang 10Giáo sư - Tiến sĩ Thái Quang Trung, người đã đóng góp nhiều công sức để định vịthương hiệu cho Du lịch Huế, đã từng nói: “Huế là vùng đất với hàng trăm đền chùa
và cũng là vùng đất của tâm linh Đây là một di sản “sống” nuôi dưỡng khát vọngsâu xa về tâm linh của người dân Huế Huế là nơi để tìm cảm hứng, thức tỉnh vàsáng tạo […] Với tài sản vô giá, giàu về tâm linh, các nhà chức trách nên thay đổihình ảnh của Thừa Thiên Huế - nhấn mạnh đến vùng đất của tâm linh, của bình yên
và hạnh phúc hơn là vùng đất in dấu ấn đau thương của chiến tranh hay của nhữngngành công nghiệp hiện đại” Các điểm đến tâm linh ở Thừa Thiên Huế đều đượchình thành một cách tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của quá trình phát triển lịch sử,của đời sống kinh tế- xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo Đây là yếu tố cơ bản để địnhhình nên giá trị cốt lõi (giá trị tâm linh) của điểm đến
Những điểm đến tâm linh ở Thừa Thiên Huế vẫn không ngừng được xâydựng và phát triển Trung tâm văn hóa Huyền Trân (TTVH Huyền Trân) tọa lạc tại
số 151 đường Tam Thai, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xãThủy An (nay là phường An Tây), TP Huế là cụm quần thể kiến trúc mang đậmmàu sắc văn hóa, tâm linh, lịch sử, là điểm đến tâm linh nỗi bật của thành phố Huếthu hút đông đảo du khách Được khánh thành vào năm 2007, TTVH Huyền Trânkhông chỉ là điểm du lịch văn hóa tâm linh mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa dukhách trở về sự kiện lịch sử trọng đại trong việc bảo vệ và mở mang bờ cõi của đấtnước vào thời nhà Trần, thế kỷ 14 TTVH Huyền Trân là điểm đến tâm linh có sựkết hợp giữa tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, giữa lễ hội và tìm hiểulịch sử văn hóa Đây còn là một thắng cảnh, một nơi lý tưởng để tham quan vãngcảnh, để trầm mình giữa không gian yên tĩnh, u tịch, tránh xa những căng thẳng củacuộc sống bộn bề Lượng khách đến với TTVH Huyền Trân trong những năm gầnđây ngày một tăng cao, đặc biệt là vào dịp lễ hội mùng 9 tháng 1 âm lịch hàng năm
Hiện nay, ở TTVH Huyền Trân nói riêng và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nóichung, vẫn còn nhiều tiềm năng về loại hình du lịch tâm linh chưa được khai tháctriệt để, chưa phát huy hết hiệu quả của nó hoặc chưa khắc phục được những yếuđiểm Với những nỗ lực, định hướng và đầu tư phát triển thích đáng, khai thác hiệuquả những tiềm năng sẵn có Rồi đây, cùng với các loại hình du lịch khác, du lịch
Trang 11tâm linh sẽ được quan tâm khai thác tương xứng hơn, phát huy triệt để các giá trịcủa nó, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh hần của người dân địaphương và khách du lịch đến tham quan, tạo thêm sản phẩm du lịch đặc trưng phục
vụ nhu cầu của khách du lịch cả trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịchcho nước nhà
Từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài : Nghiên cứu phát triển du
lịch tâm linh ở Trung tâm văn hóa Huyền Trân thành phố Huế để làm đề tài khóa
luận của mình
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến du lịch tâm linh
- Tìm hiểu đánh giá của khách du lịch khi đến tham quan tại TTVH HuyềnTrân
- Phân tích khả năng phát triển loại hình du lịch tâm linh tại TTVH HuyềnTrân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch tâm linh đến vớiTTVH Huyền Trân
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tương nghiên cứu
- Khách du lịch đến tham quan di tích và tham gia các lễ hội ở TTVHHuyền Trân
- Tổ chức quản lý TTVH Huyền Trân
2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: TTVH Huyền Trân – 151 đường Tam Thai, phường
An Tây, Thành phố Huế
- Về thời gian: từ 10/02/2016 đến 1/5/2026
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp: số liệu từ văn phòng ban quản lý TTVH HuyềnTrân, báo cáo của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, tài liệu từ sách, báo, tạp chí,internet…
Trang 12Thu thập số liệu sơ cấp: phát bảng hỏi dành cho khách du lịch nội địa đếntham quan tại TTVH Huyền Trân, phỏng vấn lấy thông tin từ ban quản lý.
Phương pháp khảo sát điền dã: đến khảo sát thực tế tại TTVH Huyền
Trân: quan sát, chụp ảnh, mô tả, phỏng vấn, tham khảo tư liệu về TTVH HuyềnTrân…
Phương pháp phân tích thống kê: xử lý bằng phần mềm SPSS
Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution)
Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu sốliệu thô là lập bảng phân phối tần số
Bẩng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp theo một thứ
tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó, thực hiện các bước sau:
Bước 1: xác định số tổ của dãy số phân phối (Number of classes)
Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (Class interval)
Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ
Một cách tổng quát, giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhấtcủa dãy phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tôt của giới hạntrên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng Giới hạn trên của tổ cuối cùng thường
là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giớihạn của tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ
Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu – chọn menu
Analyse – chọn Descriptive Statistics – chọn Frequencies – chọn các yêu cầu, cuốicùng OK
Phương pháp kiểm định độ tin cậy
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Phươngpháp này cho phép loại bỏ các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độtin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Những biến có hệ số tương quanbiến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại Thang đo có hệ sốCronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên và có hệ số Cronbach’s Alpha của biến chi tiết nhỏhơn của biến tổng thì có thể được giữ lại để tiến hành phân tích
Trang 13Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS:
Nhập dữ liệu – chọn menu Analyse – chọn Scale – chọn Reliability Analysis– chọn các yêu cầu – nhấn OK
Phương pháp phân tích phương sai một chiều (Oneway – ANOVA)
Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm định sự khác biệt về ý nghĩathống kê giữa các biến định tính với biến định lượng, từ đó đề xuất các giải phápphù hợp
- Để xem xét mức độ hài lòng của các nhóm khách du lịch về hoạt động dulịch tâm linh tại trung tâm vă hóa Huyền Trân trong mối tương quan với các nhân tốkhác nhau, dùng phương pháp phương sai 1 yếu tố Oneway ANOVA để phân tích,với quy ước như sau:
- Ns: Sig (P – value ) >0.1: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- (* ) : 0.05<= Sig (P – value ) <=0.1: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp.
- (**) : 0.01< Sig (P – value ) <=0.05: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
trung bình
- (***): Sig (P – value ) <=0.01: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao.
Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS:
Nhập dữ liệu – chọn menu Analyse – chọn Coprare Means – chọn OnewayANOVA – chọn các yêu cầu – nhấn OK
V KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 phần:
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần này gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tạiTTVH Huyền Trân
Chương 3: Giải pháp khai thác và phát triển loại hình du lịch tâm linh tạiTTVH Huyền Trân
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về loại hình du lịch tâm linh
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí….”
Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn, có rất nhiều định nghĩa khác nhau vềvăn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Song
có thể khái quát lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra vàphát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lạitham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Vănhóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Vănhóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của conngười Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiệntrong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng nhưtrong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
Tâm linh
Theo Nguyễn Đăng Duy (1997): “ Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống trần thế, là niềm tin thiêng liêng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng”,
Trang 15tức là có hai yếu tố quan trọng nhất là đức tin và sự linh thiêng Tâm linh hiện diện
ở ranh giới giữa cơ thể là hữu hạn và cái khát khao, mong muốn là vô hạn
Tâm linh là cái “tâm” thấy được cái đúng, cái sự thật trong thế giới hữu hình
và vô hình Đó là phần trí tuệ thấy được cái đúng rộng lớn vì thế mà nó linh thiêng.Tâm linh là tin vào các sức mạnh siêu hình (thần linh và các đấng tối cao) có ảnhhưởng tích cực trong việc hỗ trợ, bảo hộ, yêu thương, hướng dẫn con người và cũng
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hiện thực của con người Yếu tố tích cực
là đáp ứng các nhu cầu về mặt tinh thần của con người: cố kết cộng đồng, lưu giữtruyền thống, giáo dục chân thiện mỹ Bên cạnh đó các yếu tố tiêu cực cũng đángbáo động không kém đó là nạn cuồng tín, mù quáng, mê tín dị đoan, dễ dẫn đến bịlợi dụng, trục lợi
Tâm linh còn là khái niệm chỉ những hiện tượng liên quan đến linh hồn củacon người sau khi chết nên có tính huyền bí, mông lung dị thường mà cũng linhứng Đó là sự tồn tại siêu hình của con người và trong mức độ nào đó còn cao hơnkhái niệm đời sống tinh thần Đời sống tâm linh là đời sống hướng tới những giá trịtinh thần thuần khiết, thiêng liêng cao cả được đúc kết qua nhiều thế hệ Tâm linhchính là đỉnh cao, phần thăng hoa của đời sống tinh thần Người phương Đông quanniệm vạn vật hữu linh và tính bất tử của linh hồn những người đã khuất, gần gũinhất là ông bà, cha mẹ, chú bác, vợ chồng, anh chị em trong dòng họ và bạn bè.Người chết chỉ có thân xác là tan biến, còn phần linh hồn được tách ra và tiếp tụctồn tại trong thế giới siêu linh Từ quan niệm vạn vật hữu linh và tính bất diệt vềlinh hồn của người chết, cha ông ta đã sáng tạo ra “tín ngưỡng thờ tổ” thông qua đó
mà thiết lập mối quan hệ giữa thế giới những những người đang sống và thế giớinhững người đã chết Người chết không mất đi mà tiếp tục tồn tại trong ký ức, tìnhcảm của người đang sống Người chết được linh thiêng hóa qua các nghi thức tínngưỡng do người đang sống thực hành thường xuyên hoặc định kì Người sống tạo
ra các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng (đình, đền chùa, miếu, phủ, nhà thờ, bàn thờ tổtiên) là những không gian văn hóa phục vụ cho mục đích thực hành nghi lễ mà ngàynay chúng ta quen gọi là không gian thiêng
Văn hóa tâm linh
Trang 16Văn hóa tâm linh là thái độ ứng xử văn hóa của con người đối với các lựclượng siêu nhiên, thần linh và những người đã khuất Biểu hiện của văn hóa tâmlinh rất đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: thờ cúng thần linh, thờcúng tổ tiên, thờ cúng thành Hoàng, thờ cúng tổ Hùng Vương, quan niệm dương sao
âm vậy….Ngày nay, tâm linh là một hiện tượng văn hóa, thực tại xã hội, còn tồn tạilâu dài và mang tính phổ biến toàn xã hội
1.1.1.2 Khái niệm du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh là một khái niệm khá mới đối với ngành du lịch Việt Namtrong những năm trở lại đây Du lịch tâm linh là kết hợp việc “đi đây đi đó cho biết”với “tín ngưỡng”, đó là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống con người, nhằm manglại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn Du lịch tâm linh làmột hoạt động gắn với yếu tố “thiêng liêng”, con người đến với loại hình du lịchnày để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trường tự nhiên, giao tiếp với tâm linh,hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa, hòa nhập để trải nghiệm những hoạt động lễ nghi,
lễ hội của người dân bản địa, hay tìm hiểu, khám phá nét đặc trưng của văn hóa tâmlinh ở mỗi quốc gia, vùng, miền khác nhau
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có nhữngquan điểm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất Nếu như ởcác quốc gia khác, du lịch tâm linh gắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam, dulịch tâm linh lại chủ yếu hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên Trong nềnvăn hóa Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước là mộttruyền thống tốt đẹp có từ lâu đời, đặc biệt trong thời gian gần đây, khi các chùachiền, đền, miếu ngày càng được tu sửa, cải tạo, khôi phục lại thì việc thờ cúng lạingày càng được chú trọng Mặc dù ở Việt Nam khái niệm du lịch tâm linh chưathực sự được rõ ràng, nhưng đối với nhiều người thì việc đi lễ chùa, đi nhà thờ, đihành hương cũng là một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, cầu bình an chobản thân và gia đình, đây cũng là một trong những biểu hiện của du lịch tâm linh.Nói chung, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố vănhóa tâm linh làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của conngười trong đời sống tinh thần [11]
Trang 17Với cách hiểu như vậy, có thể nhận diện những dòng người đi du lịch đếncác điểm tâm linh gắn với không gian văn hóa, cảnh quan các khu điểm du lịchnhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của mình, trong đó nhu cầu tâm linh được xem là cốtyếu Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linhnhư đền, chùa, đình đài, lăng tẩm, nhà thờ, tòa thánh, khu thờ tự tưởng niệm vànhững vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyềnthống, lối sống địa phương Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìmhiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu,thiền, đặc biệt là tham gia lễ hội…Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại nhữngcảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng
và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng caochất lượng cuộc sống
1.1.2 Du lịch tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1.1.2.1 Nguồn gốc và biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổbiến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Phong tục thờ cúng tổ tiêncủa người Việt có từ rất lâu đời Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính giáodục truyền thống cho các thế hệ Tự bản thân phong tục thờ cúng tổ tiên đã mangtrong nó những gía trị văn hóa nhân bản Chính vì lẽ đó mà người Việt Nam có thểchấp nhận nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng phong tục tốt đẹp này đượctồn tại và chấp nhận như một lẽ đương nhiên của cộng đồng mà không phân biệt tôngiáo tín ngưỡng nào Đây là một nghĩa cử cao đẹp giúp nhắc nhở các thể hệ nhữngngười đang sống phải nhớ đến cội nguồn, phải luôn ý thức được rằng “chim có tổ,nước có nguồn, con người có tổ có tông” Từ đó biết kính trọng, phụng dưỡng ông
bà, cha mẹ lúc sinh thời và phụng thờ khi mất Sự thanh cao, tinh khiết đã trở thànhđạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc.Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.Trong lịch sử và trong cuộc sống hiện tại, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sốngcủa con người
Trang 18Trước hết, chúng ta hãy làm rõ nội hàm của khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổtiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như
cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ…những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnhhưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống Tổtiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gôc là tổ tiên Tô-tem giáo của thị tộc bộ lạc
Tổ tiên Tô-tem giáo thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong tự nhiên, có mối quan
hệ mật thiết với con người và khi được thần thánh , thiêng liêng hóa thì được coi làTô-tem (vật tổ) của thị tộc, bộ lạc Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những ngườiđứng đầu thị tộc, bộ lạc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự…đầy quyền uy Tổ tiêntrong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn Họ thường là những người giữđại vị chủ gia đình, gia tộc đã mất, có quyền thừa kế và di chúc tài sản được luậtpháp và xã hội thừa nhận Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiêncũng có sự biến đổi, phát triển Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống –gia đình, họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xà hội Sự hình thành vàphát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người cócông tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng Họ là những anh hùng, danh nhân
mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng trong cáckhông gian tôn giáo Ở Việt Nam, họ là những tổ sư tổ nghề, thành hoàng làng, anhhùng dân tộc, danh nhân văn hóa…
Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợpcủa ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng Thờ là yếu tố thuộc
ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn, quá khứ Thờ
tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời cũng là
sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên Cơ sở của sự hìnhthành ý thức về tổ tiên là niềm tin về linh hồn tổ tiên còn sống, có thể che chở, phù
hộ độ trì cho con cháu Biểu tượng về tổ tiên là hình ảnh về những người tài giỏi, cócông, có đức Trên bà thờ tổ tiên thường có bài vị, tượng , ảnh được bày đặt cầu kì,trang trọng Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác( khấn, vái, quỳ, lạy ) của người gia trưởng, tộc trưởng Đó là những hoạt động dướidạng hành lễ và được qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng
Trang 19đồng, dân tộc Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thểriêng biệt – đó là sự thờ phụng tổ tiên Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạtđộng “cúng” là hình thức biểu đạt của nội dung thờ cúng Ý thức tôn thờ, thànhkính, biết ơn, tưởng nhớ hy vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cáichủ yếu khiến sự thờ phụng tổ tiên thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nếu không có
“thờ” mà chỉ có “cúng” thì sự thờ phụng tổ tiên không có “hồn thiêng”, không cósức hấp dẫn nội tại dễ thành nhạt nhẽo, và do vậy, không thể là tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên Sự “cúng” tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí,
mờ ảo tạo nên sức hấp dẫn Nó chính là chất kết dính, tạo nên màu sắc thỏa mãnniềm tin của chủ thể thờ cúng
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở niềm tin vào sự bất tửcủa linh hồn tổ tiên Niềm tin ấy bắt nguồn từ ước muốn mang tính bản năng – ướcmuốn trường thọ của con người Chính con người đã thiêng liêng hóa tình cảmthương, thái độ kính trọng người có công tạo dựng cuộc sống Trong cuộc sống, conngười không những chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu, mà còn tiếp xúc với cái vô hình,trừu tượng, mông lung, chỉ được con người cảm nhận, linh cảm chứ không thể lý giảiđược bằng lý trí Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng trạng tháitâm lý, nhiều khi còn là cứu cánh, là sự giải tỏa nỗi cô đơn, bất hạnh của con ngườitrước cái chết Bằng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, con người thể hiện một cách suy nghỉ vềcái chết và cuộc sống sau khi chết, giải tỏa nỗi kinh sợ khi phải đối mặt với nó Trongchế độ phụ quyền, quyền hành của gia trưởng, tộc trưởng còn làm phát sinh ở concháu cảm giác sợ hãi, quy thuận Cảm giác này được nuôi dưỡng di truyền thông quacác thế hệ và thậm chí được chuyển sang thế giới bên kia với quan niệm rằng, ngườichết vẫn có thể trừng phạt con cháu Tổ tiên cũng giống như các vị thần linh khác cóthể giáng tai họa xuống con cháu, vì thế cần phải kính trọng, thờ cúng thường xuyênthì tổ tiên mới không làm hại, mới che chở, bảo vệ, phù giúp
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của concháu Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân của mối quan hệ giữa tổtiên với con cháu sau này Sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối bằng sự tôn thờ, sùngbái tổ tiên Bổn phận kính trọng, báo hiếu, đền ơn công sinh thành dưỡng dục của bố
Trang 20mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổ tiên Thờ phụng tổ tiên thể hiện lòng hiếuthảo, sự thành kính biết ơn các bậc đã sinh thành, nuôi nấng và tác thành cho mình.Tuy nhiên, con cháu chỉ được tổ tiên bao dung, che chở khi sống xứng đáng với ướcnguyện của tổ tiên Mặc khác, con cháu chỉ tôn kính, quy thuận và thờ phụng tổ tiênkhi tổ tiên sống xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu noi theo Nếu ai, trongquá khứ có hành động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng họ tộc và gia đình, chẵngnhững không được kính trọng, tôn thờ mà còn bị nguyền rủa, trừng phạt.
Như vậy, có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡngdân gian, gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở của niềm tin cho rằng, tổtiên đã chết sẽ che chở, phù giúp cho con cháu Đây là một tín ngưỡng dân gian có
từ lâu đời, được thể hiện thông qua những nghi lễ thờ cúng theo quan niệm, phongtục tập quán của mỗi con người, của mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội
1.1.2.2 Du lịch tâm linh với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Như đã giới thiệu ở trên, du lịch tâm linh là một hoạt động du lịch gắn với yếu
tố “linh thiêng” Hay nói cách khác, du lịch tâm linh được cấu thành bởi hai yếu tố là
“du lịch” và “ tôn giáo, tín ngưỡng” Nếu như ở các quốc gia khác, du lịch tâm linhgắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh lại chủ yếu hướng về cộinguồn, tổ quốc, các anh hùng liệt sỹ - hướng về lịch sử thờ cúng tổ tiên
Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong hai yếu tốquan trọng – bên cạnh yếu tố du lịch tâm linh gắn với tôn giáo – của loại hình dulịch tâm linh nói chung Chúng ta thường quan niệm, “âm siêu thì dương mới thới”nên khách du lịch tâm linh thường đi về thăm những chiến trường xưa, những nghĩatrang liệt sĩ, những ngôi đền, miếu, lăng tẩm…nơi thờ các vị vua, các vị anh hùngdân tộc để đền ơn đáp nghĩa, tỏ lòng thành kính tri ân đối với những người có côngvới đất nước, dân tộc
Ngày nay, hoạt động thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc không còn bóhẹp trong phạm vi mỗi gia đình, địa phương làng xã nhất định nữa, mà con người đãdần mở rộng phạm vi của hoạt động văn hoá tín ngưỡng này ra ngày một rộng hơn,bằng cách kết hợp với việc đi du lịch Hay nói cách khác, tín ngưỡng thờ cúng tổtiên, những người có công với tổ quốc đang dần trở thành một trong những mục
Trang 21đích chính cho các chuyến du lịch tâm linh của khách du lịch Tham gia vào loạihình du lịch tâm linh này, du khách có cơ hội ra khỏi môi trường sống quen thuộc điđến những vùng đất mới để giao lưu, tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử, tham giavào các lễ hội dân gian đặc sắc thường được tổ chức hàng năm tại các điểm di tíchtâm linh, thực hành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc thông qua các hoạtđộng thăm viếng, dâng hương, cúng quẩy, cầu xin những điều may mắn từ các bậctiền nhân, các vị anh hùng dân tộc ở khắp mọi miền tổ quốc Bên cạnh đó, sự pháttriển của loại hình du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng xuấtphát từ chính thực tại khách quan của xã hội hiện nay, khi mà cuộc sống ngày cànghiện đại và phát triển, con người ai cũng mưu cầu hạnh phúc, công danh, sự nghiệp,tình cảm… nhưng đâu phải ai cũng được như mong muốn, cho nên khi không đượcnhư mong ước thì người ta sẽ rơi vào tuyệt vọng, đau khổ, khi đó con người lại tìmđến tâm linh, nương tựa vào tâm linh, với mong muốn nhận được sự chở che, an ủi,nâng đỡ về mặt tinh thần.
Đền Hùng ở Phú Thọ, đền mẫu Âu Cơ, đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, đềnTrần ở Nam Định, đền thờ Huyền Trân công chúa ở Thừa Thiên Huế….cùng hàngtrăm ngôi đền, đình, miếu khác trên khắp cả nước chính là hệ thống các điểm đến tâmlinh nổi tiếng gắn liền với yếu tố linh thiêng và lịch sử dân tộc Đó là nơi thờ tự các vịvua, các vị anh hùng dân tộc có công xây dựng và gìn giữ giang sơn Việt Nam, ngàynay đã trở thành những điếm đến du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách cả trong
và ngoài nước Đây thực sự là một nguồn lực to lớn góp phần cho sự phát triển loạihình du lịch tâm linh ở Huế nói riêng và cả nước nói chung Cần có giải pháp thíchhợp để khai thác, bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc này
1.1.3 Vài nét về lễ hội
1.1.3.1 Khái niệm, đặc điểm lễ hội Việt Nam.
Theo Ts.Lê Thanh Tùng(2013): “Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường… là một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội”.
Trang 22Lễ hội Việt Nam là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng,
là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả,hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước,hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần lànhững hoạt động có tính chất giải trí Do đó lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với dukhách Bất cứ lễ hội nào cũng diễn ra gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội
“Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con ngườivới thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo,nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử Cũng như nhiềuquốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng.Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là một nét văn hóarất đặc trưng Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miềnđất nước Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì Lễhội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn lànhân thần hay thiên thần Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhấtcủa con người Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựngmột cuộc sống tốt lành, yên vui
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân, khi đất trờigiao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan, và một số ít vào mùa thu, là haimùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc mùa màng đã kết thúc, lúc ngườinông dân có thời gian nhàn rỗi Địa điểm diễn ra lẽ hội thường là ở các vùng quênơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nơi có những công trình kiến trúc mang dấu
ấn của từng thời đại như: Đình, Chùa, Đền, Miếu Quy mô của từng hội cũng khácnhau Có hội chỉ diễn ra ở một vài làng nhưng cũng có hội mang tính quốc gia như:hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Hoa Lư trong quá trình diễn ra lễ hội đã làmtái hiện lại phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hoá và những sự kiện lịch sử quantrọng Lễ hội chính là một pho sử khổng lồ Bên cạnh những lễ hội thuần tuý mang
Trang 23ý nghĩa về kinh tế như lễ hội Chùa Dâu cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốttươi còn có những lễ hội mang ý nghĩa lịch sử như: Hội Đền Hùng, hộiGióng Ngoài những lễ hội trên còn có những lễ hội mang ý nghĩa văn hoá giải trínhư hội lim, hát quan họ, hội hát xoan, hát đúm, hát văn, hát chèo Tuy chưa cócon số thống kê cụ thể nhưng ước tính hàng năm cả nước có hơn 8.000 lễ hội, lễ hộitập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi có nền văn minh lúa nước pháttriển sớm Như vậy, cùng với các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, dã ngoại,chữa bệnh…thì loại hình du lịch lễ hội luôn có sức hút khách du lịch cả trong vàngoài nước, vì lễ hội không chỉ là sản phẩm văn hóa mà còn là một tiềm năng dulịch hết sức hấp dẫn.
1.1.3.2 Vai trò của lễ hội Việt Nam trong phát triển du lịch
Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với du kháchmột cách sinh động về đất nước con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại; giớithiệu những nét đặc trưng, những giá trị văn hoá tín ngưỡng được thể hiện trong lễhội Đến với lễ hội du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái vui của lễ hộiđược hoà mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, được chiêm ngưỡng nhiềucông trình kiến trúc có giá trị
Du lịch lễ hội xuất hiện rất sớm ở Ai Cập có từ thời cổ đại thông qua cáccuộc hành hương đến thánh địa Ở Việt Nam đây là một sinh hoạt tổng hợp, mangtính lịch sử có từ ngàn đời nay Việc khai thác lễ hội biến nó thành sản phẩm du lịch
sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Mộtkhi những yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du lịch sẽ là cơ sở để pháttriển du lịch bền vững và tạo điều kiện thu hút khách du lịch ngày càng đông Cóthể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ hội và sẽ là điều kiện quantrọng để phát triển du lịch bền vững
Thực tế những năm gần đây cho thấy lễ hội ở Việt Nam nhất là lễ hội dângian truyền thống đã và đang có sức thu hút rất lớn Các lễ hội nổi tiếng của ba miềnđất nước như: Chùa Hương, Phủ Giầy, Hòn Chén, Tháp Bà, Núi Bà hàng năm đãthu hút hàng triệu khách hành hương Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cần phải khai thác
lễ hội như thế nào để vừa phục vụ được phát triển du lịch, vừa bảo tồn được những
Trang 24giá trị chuẩn xác của lễ hội dân gian truyền thống trong giai đoạn hiện nay Trướchết chúng ta cần phải xem xét các xu hướng mới của lễ hội Lễ hội hiện nay không
bó hẹp trong phạm vi một địa phương nói chung mà toả sang các vùng lân cận trởthành lễ hội của một vùng thậm chí có tính chất toàn quốc Số lượng người đi trẩyhội ngày càng đông, người thập phương đông hơn người sở tại Thành phần trẩy hộicũng khác trước, ngày xưa, người đi trẩy hội chủ yếu là bà con nông dân thì nay baogồm đủ mọi thành phần người trong xã hội
Không gian và thời gian của các lễ hội cũng rộng hơn và dài hơn Bên cạnhnhững hoạt động mang tính truyền thống còn có sự tham gia của lực lượng văn nghệchuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và có sự hỗ trợ của các phương tiện biểu diễnnghệ thuật phong phú hơn Các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh đang trở thànhnhu cầu của nhiều người Ngoài nhu cầu tâm linh, con người còn có nhu cầu tìmhiểu cảnh sắc, nghi thức trình tự của tế, rước, nhu cầu ăn uống và mua hàng lưuniệm cũng tăng lên rất nhiều
Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá đặc sắc của dân tộc Đối với con người, lễhội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng và trần thế (lễ và hội) Đây làmột không gian mà trong tâm thức của nhiều người vừa rất thực rất đời thường vàrất tâm linh Lễ hội tạo ra sự đồng cảm, để mỗi người tưởng nhớ đến công đức củacác vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, và cũng là dịp để ngườidân thể hiện sự tự do tín ngưỡng và chiêm ngưỡng các nghi thức thể hiện nét truyềnthống văn hoá tốt đẹp của mỗi vùng, miền Là dịp để vui chơi giải trí và ở đó conngười tìm thấy cho mình một không gian, một khoảng thời gian ít nhiều có tínhthăng hoa khác với cuộc sống đời thường
Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống củacộng đồng Thông qua lễ hội, có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâusắc của nền văn hoá của một quốc gia Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thốngđang được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực coi là nguồn tài nguyên du lịchnhân văn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm của loại hình dulịch văn hoá trong chiến lược phát triển du lịch của mình
Trang 251.2 Cơ sở thực tiễn của loại hình du lịch tâm linh
1.2.1 Một số xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
Hiện nay, loại hình du lịch tâm linh đang có xu hướng phát triển ở một sốquốc gia châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar…và ViệtNam cũng nằm trong số đó Hàng năm, có hàng trăm hàng ngàn người tham gia cáctour du lịch tâm linh hướng đến các thánh tích tôn giáo, tại đây họ không chỉ đơngiản là tham quan viễn cảnh mà còn là tìm hiểu các nền văn hóa Đối với họ, cácthánh tích tôn giáo là nơi giác ngộ, trao tặng cho họ những thông điệp, những nâng
đỡ bồi đắp về tinh thần, chứa đựng những minh triết giác ngộ Việt Nam là mộtquốc gia có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở
bề dày văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng sự đa dạng và phong phú của cácthắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chứcquanh năm trên phạm vi cả nước Nhu cầu du lịch tâm linh của người Việt Namđang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh ở đây phát triển mạnh, dần trởthành một xu hướng phổ biến
Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơcấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa Số khách du lịch đến các điểm tâm linhtăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.Nhu cầu du lịch tâm linh ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổhoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động sinh hoạt tinhthần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác Hoạt động
du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thểthiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận người dân
Hoạt động kinh doanh đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh thểhiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh Ra đời vàphát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương,vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử(Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội), Phát Diệm (Ninh Bình), Núi Bà Đen, ChùaBái Đính (Ninh Bình).v.v…Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìnnhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội Nhà nước ngày càng quan tâm hơn
Trang 26đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứngđời sống tinh thần cho nhân dân Đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trịtruyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả Theo các chuyên gia về nghiêncứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam thì khai thác du lịch tâm linh đang là mộthướng đi mới, đầy tiềm năng cho ngành du lịchViệt Nam Tuy nhiên, cũng cần phải
có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch, nếu không thì du lịch tâm linh có thểtrở thành một yếu tố lệch lạc văn hóa
Đặcđiểm điểm du lịch tâm linh tại Việt Nam
Sự đặc thù khác biệt của du lịch tâm linh ở Việt Nam so với các nơi kháctrên thế giới có thể nhận thấy đó là:
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tôn giáo và đức tin, trong đó Phật giáo
có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như ThiênChúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo… Triết lý phương Đông , đức tin, giáo pháp, nhữnggiá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam
là những ngôi chùa, tòa thánh, và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các ditích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vịanh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với đất nước, dân tộc ( Thành Hoàng)trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn Mới đây,Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là disản phi vật thế của nhân loại
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc,tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thầnnhư thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinhthần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái TrúcLâm Yên Tử
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt dộng gắn với yếu tố linhthiêng và những điều huyền bí
Trang 271.2.2 Xu hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Huế
Từ lâu, Huế đã được công nhận là trung tâm phật giáo miền Trung Huế cótới 80% dân cư theo đạo Phật; hơn 400 ngôi chùa lớn nhỏ, cùng với đó là hệ thốngđền, miếu đa dậng Đạo Phật ở Huế đã đi sâu vào đời sống của người dân và có sựphát triển đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung Dưới góc nhìn du lịch, đây thực sự
là nguồn tài nguyên quý giá để thu hút du khách thập phương đến tìm hiểu, trảinghiệm Những địa chỉ như: điện Hòn Chén, Phật đài Quan Thế Âm, đền thờ HuyềnTrân công chúa, chùa Từ Hiếu, thiền viên Trúc Lâm Bạch Mã…là những nơi khôngthể bỏ qua trong hành trình du lịch tâm linh xứ Huế
Du lịch tâm linh là xu hướng được nhiều du khách trên thế giới rất quan tâm.Tại buổi gặp gỡ mới đây với các nhà báo trong đoàn Presstrip do Viettravel tổ chức,ông Ngô Hòa, phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Lâu nay, du lịch Huế vẫn phát triển dựa trên hai nền tảng chính là du lịch di sản và
du lịch văn hóa Với tiềm năng của mình, thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơnnữa loại hình du lịch tâm linh để trở thành sản phẩm đặc biệt của Huế”
Ở Huế còn lưu giữ gần như toàn bộ những tinh hoa về mặt nghi lễ, kiến trúc và
cả nếp sống của một tự viện Vấn đề đặt ra là khai thác những tiềm năng đó như thếnào để thực sự trở thành những tour, tuyến hấp dẫn riêng Theo ông Lê Hữu Minh, phóGiám đốc sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế : “ Những năm gầnđây, ngành du lịch tỉnh và một số doanh nghiệp đã quan tâm trong việc liên kết hìnhthành các tour du lịch văn hóa di tích lịch sử gắn với du lịch tâm linh Tuy nhiên, Huếvẫn chưa tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh đúng nghĩa về du lịch tâm linh, vì thế, rấtcần có sự đầu tư, quản bá, giới thiệu nhiều hơn về tiềm năng này”
Hiện tại ở Huế đã có các Tour du kịch tâm linh như: tour du lịch chùa Huế,tour chùa Thiên Mụ - điện Hòn Chén – lăng Minh mạng – lăng Tự Đức; Tour hệthống chùa cổ phía Tây – Nam thành phố Huế với di tích lịch sử Chín Hầm – chùa
Ba Đồn – chùa Từ Hóa – đền thờ Huyền Trân công chúa – đàn Nam Giao; TourBạch Mã với Bạch Vân tự - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã – chùa Túy Vân … “ ỞHuế còn nhiều tiềm năng về loại hình du lịch tâm linh chưa được khai thác, hoặcchưa phát huy hết hiệu quả của nó Chính vì thế, lượng khách du lịch đến các điểm,tham gia các Tour du lịch tâm linh còn khiêm tốn”, ông Hoàng Văn Khánh – Giámđốc chi nhánh Viettravel tại Huế chia sẻ
Trang 28Được biết, hiện nay,tỉnh Thừa Thiên Huế đang có chiến lượt phát huy khaithác hiệu quả tiềm năng du lịch tâm linh; tăng cường đầu tư, quảng bá các điểm ditích, tín ngưởng, tôn giáo; phối hợp với các ngành, tổ chức để thẩm định lại nhữnggiá trị đích thực của loại hình văn hóa du lịch tâm linh; phối hợp với các ngành lữhành, doanh nghiệp du lịch để mở tour, tuyến, định hướng cho khách đến với cácđiểm du lịch tâm linh.
1.2.3 Tình hình kinh doanh của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2.3.1 Lượng khách đến Huế giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 1.1: Tổng lượng khách đến Huế giai đoạn 2013 - 2015
(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên Huế )
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2013 – 2015, lượng khách đến Huế có sự tăngtrưởng đều qua các năm nhưng chưa ở mức cao Năm 2015, ngành du lịch Thừa ThiênHuế đã đón và phục vụ được 1.864.674 lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 809.581(lượt khách) chiếm 43,4%, khách nội địa đạt 1.055.093 (lượt khách) chiếm 56,6 %), đạtmức tăng trưởng 0,7% so với năm 2014 và tăng 5,3% so với năm 2013
Biểu đồ 1.1: Lượng khách đến Huế giai đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị: Lượt khách)
0200000
(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên Huế)
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy, Lượng khách quốc tế đến Huế trong
Trang 29những năm gần đây có sự chững lại, năm 2015 lượng khách quốc tế đạt 809.581
lượt đạt mức tăng trưởng 4.02% so với năm 2014 và 8,2% so với năm 2013 Tốc độtăng trưởng chưa cao thậm chí khá thấy cho thấy đây là một điều đáng buồn đối vớingành du lịch tỉnh nhà, đòi hỏi chúng ta cần có những nổ lực hơn nữa trong việcphát huy thế mạnh riêng để quảng bá và thu hút du khách quốc tế
Đối với khách nội địa, năm 2015, Huế đã đón 1.055.093 lượt khách, tăng 3,08%
so với năm 2013; tuy nhiên lại giảm 1,6% so với năm 2014 Đây là con số đáng báođộng đối với du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Theo con số thống kê của Tổng cục du lịchViệt Nam năm 2015, lượng khách du lịch trong nước đạt 57 triệu lượt, tức là số kháchnội địa đến Huế cũng chỉ chiếm khoảng 1,9% trong tổng lượt khách nội địa tại Việtnam Như vậy, có thể thấy rằng, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang trong giai đoạnkhó khăn, chính quyền và cơ quan ban ngành các cấp cần triển khai những giải phápthích đáng nhằm thu hút khách du lịch quay trở lại với Huế
1.2.3.2 Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015
Biểu đồ 1.2: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015
(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên Huế)
Bảng 1.2: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015
Trang 30(Đơn vị: Triệu đồng)
Doanh thu từ
(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên Huế)
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên, có thế thấy rằng, doanh thu du lịch củatỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015 có sự tăng trường đều qua các năm.Điều này cho thấy, gia đoạn hiện nay tình hình doanh thu du lịch của tỉnh Thừa Huếđang có sự biến động theo chiều hướng tích cực Năm 2015, doanh thu du lích tỉnhđạt mức 2.985.295 triệu đồng, tăng 9,4% so với năm 2014 (2.707.847 triệu đồng) vàtăng 22,3% so với năm 2013 Mặt dù lượng khách tăng trưởng ở mức thấp nhưngdoanh thu từ du lịch lại đạt mức khá cao, điều này cho thấy du lịch tỉnh đã có nhiềubước phát triển về sự đa dạng và chất lương dịch vụ, nhằm khai thác hiệu quả vàđem lại nguồn doanh thu lớn cho du lịch tỉnh Tuy nhiên con số này vẫn chưa thực
sự cao, tỉnh Thừa Thiên Huế cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc thu hút đầu tư vàkhai thác các giá trị sẵn có của tỉnh, nhằm làm cho doanh thu du lịch tỉnh đạt mứctrăng trưởng ngày một cao hơn nữa
Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, du lịch ởThừa Thiên - Huế cần tiếp tục đầu tư khai thác, kết nối nhằm khai thác hiệu quảnguồn tài nguyên du lịch vốn có và phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới hơn nữa.Góp phần đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ du lịch Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, góp phần thuhút khách du lịch quốc tế và nội địa đến với tỉnh nhà, thúc đẩy phát triển du lịch,góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho xã hội
Trang 31CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TÂM LINH TẠI TTVH HUYỀN TRÂN
2.1 Tổng quan về hoạt động du lịch tâm linh tại TTVH Huyền Trân.
2.1.1 Khái quát về TTVH Huyền Trân
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết, vua Chiêm Thành Jaya simhavarman III (Chế Mân) đểcưới được Công chúa Huyền Trân đã đem hai châu Ô, Lý dâng lên vua Trần làmsính lễ Vâng mệnh vua Cha là Trần Nhân Tông và vua anh Trần Anh Tông, HuyềnTrân công chúa đã gác tình riêng, gạt lệ xuống thuyền theo chồng, lập mối hòa hiếu
và mở mang bờ cỏi của đất nước về phương Nam Đất Thuận Hóa – Phú Xuân –Thừa Thiên Huế cũng được khai sinh từ đó, đến nay đã hơn 700 năm Một năm sau,vua Chế Mân qua đời, theo tục lệ của đất nước chiêm Thành, hoàng hậu sẽ phải lêngiàn hỏa thêu để tuẫn tang theo chồng Vua Trần Anh Tông biết được nên sai tướngTrần Khác Chung vờ sang viếng để cứu công chúa trở về Kế hoạch giải cứu côngchúa thành công, tháng 8 năm Mậu Thân (1308) sau khi về đến đất Thăng Long,Huyền Trân công chúa đã quy y vào cửa Phật, có pháp danh là Hương Tràng
Để ghi nhớ công ơn của Công chúa, Triều đình nhà Nguyễn ( 1802 – 1945)
đã lập miếu Đại Đế Vương ở làng Lịch Đợi, phường Đúc, Tp Huế, thờ các vị khaiquốc công thần, trong đó có Công chúa Huyền Trân Nhưng do chiến tranh vànhững biến thiên của lịch sử nên đến nay không còn miếu thờ nữa Người dân vàgiới học giả, giới nghiên cứu vẫn hằng mong mỏi Huế sẽ có một công trình vọngniệm xứng tầm với công lao và sự hi sinh của công chúa Huyền Trân – người có thểxem là công dân đầu tiên của đất Thuận Hóa – Phú Xuân
Nhân kỉ niệm 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế (1306 –2006); Được sự đồng ý của UBND Tỉnh, công ty cổ phần Du lịch Hương Giang đãđầu tư xây dựng TTVH Huyền Trân Đây là một công trình văn hóa du lịch mang ýnghĩa lịch sử và tâm linh, được bắt nguồn từ tình cảm và đạo lý “Uống nước nhớnguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta – một dân tộc luôn ghi nhớ và tri
ân những người có công với đất nước Mà một trong những vị anh hùng có côngđầu với đất nước là Huyền Trân Công chúa, người con gái yêu thương và xinh đẹp
Trang 32của đức thượng hoàng Đại Việt Trần Nhân Tông, người đã hy sinh tình yêu vàhạnh phúc của riêng mình mà ra đi vì sự nghiệp lớn để đem về cho Đại Việt mộtvùng đất thiêng châu Ô, châu Lý vuông ngàn dặm…
TTVH Huyền Trân được khởi công xây dựng vào đầu năm 2006, một nămsau đó công trình hoàn thành và được khánh thành vào ngày 26/3/2007 nhân kỉniệm tròn 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế
2.1.1.2 Đặc điểm nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan
Vị trí địa lý
Tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, Tp Huế, TTVH Huyền Trân(mà người dân Huế quen gọi là đền Huyền Trân hay Đền Huyền Trân Công chúa)mang trong mình chút phiêu bồng với cảnh sắc đậm chất thiền, nhưng cũng đậm sắcthái gần gũi từ những hình ảnh gắn liền với Phật giáo cũng như văn hóa Huế
TTVH Huyền Trân có không gian rộng đến 28ha, nằm dưới chân núi NgũPhong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), Tp Huế Đây làkhu vực có đồi núi thoai thoải, rừng thông u tịch xung quanh, bốn mặt là đồi núitrùng điệp Không gian thâm nghiêm, kỳ vĩ, phù hợp với những công trình văn hóamang tính tâm linh, về nguồn
Đền thờ công chúa Huyền Trân
Từ ngoài dẫn vào là bốn trụ biểu lớn, dưới chân có nghê đá phục chầu Tiếpđến là ba bậc sân rất rộng lát gạch Bát Tràng, có hồ nước và cầu bắc qua tương tựnhư cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch trước điện Thái Hòa ở Đại Nội Huế; Tiếpnữa là tam quan, trong cùng là đền thờ Huyền Trân Công Chúa Tất cả nằm trênmột trục thẳng Bên trong đền thờ có pho tượng Công chúa Huyền Trân ngồi trênngai được đúc bằng đồng Tượng cao 2,37m, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếngcủa phường Đúc, TP Huế cẩn tác Hậu điện thiết án thờ Đoàn Nhữ Hài, tươngtruyền là người đã soạn biểu giúp gỡ tội cho vua Trần Anh Tông thoát khỏi cơnthịnh nộ của Thượng hoàng Nhân Tông; ông còn là vị quan người Việt đầu tiên theolệnh vua vào trấn giữ và yên dân hai châu Ô, Lý khi hai châu này về với Đại Việt
Đền thờ vua Trần Nhân Tông
Tiếp theo đền thờ Huyền Trân, năm 2008 công ty CP Du lịch Hương Giang
Trang 33đã cho khởi công xây dựng đền thờ vua Trần Nhân Tông nhân kỷ niệm 750 nămngày sinh của đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông là phụ hoàng của Công chúaHuyền Trân, là vị vua anh minh, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữnước, là vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Đền thờ vua Trần Nhân Tông được khánhthành vào tháng 12 năm 2008 Về sau, bức tượng của ông đã được khởi tạo tạiphường Đúc Huế Bức tượng bằng đồng đỏ nguyên chất, cao 3m, nặng 2 tấn đượcđúc theo phiên bản lấy từ đền thờ các vua Trần tại Nam Định.
Tháp chuông Hòa Bình
Cũng trong khuôn viên TTVH Huyền Trân còn có nhiều công trình kiến trúclớn nhỏ khác, nỗi bật là Tháp chuông Hòa Bình cao 7m được dựng trên đỉnh núiNgũ Phong được đúc bằng đồng nặng 1,6 tấn cũng do các nghệ nhân phường Đúcthực hiện Tháp chuông Hòa Bình tại TTVH Huyền Trân được xem là một trongnhững đại hồng chung lớn nhất tại Huế, là một công trình hội tụ cả những nét hiệnđại nhưng cũng hết sức gần gũi với các Phật tử Cũng gần giống với tháp chuông tạichùa Huyền Không Sơn Thượng nhưng tháp chuông Hòa Bình ấn tượng hơn khiđược dựng ở độ cao 108m (so với mực nước biển) trên đỉnh núi Ngũ Phong với quảchuông nặng 1,6 tấn cao 2,16m Trên thân chuông có khắc hình ảnh của bốn ngôichùa lớn của Việt Nam là chùa Giác Lâm (TP.HCM), chùa Thiên Mụ (Huế), chùaDiên Hựu (Hà Nội) và chùa Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh) như tượng trưng chobốn phương của một chỉnh thể đất nước thống nhất, vẹn toàn “Thế Giới – Hòa Bình– Nhân Loại – Hạnh Phúc” là những từ được đúc nỗi lên thân chuông thể hiện chomong ước về một đất nước hòa bình thịnh vượng, người dân hạnh phúc an lạc Sắpđặt xung quanh là hình rồng, phượng, mây núi…rất tinh xảo và đẹp mắt thể hiệncho non sông Việt Nam gấm vóc, đẹp giàu cùng ước vọng cao quý mang tính hướngthiện Chính những điều này mà không ai có thể bỏ qua khi đã một lần đến Huế
Tượng Phật Di lạc
Trên đường dẫn đến tháp chuông Hòa Bình, ta còn bắt gặp bức tượng Phật
Di Lặc khổng lồ với nụ cười viên mãn thường trực trên môi Bát nhang trước tượngluôn nghi ngút trầm hương của du khách thập phương kính cẩn dâng với ướcnguyện những điều may mắn, bình an, sức khỏe…
Trang 34Nghệ thuật kiến trúc độc đáo
Xứ Huế từ lâu đưuọc nhìn nhận là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất
ở Việt Nam, bởi vậy tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần cũngnhư vật chất của người dân nơi đây được thể hiện rõ ràng và nỗi bật TTVH HuyềnTrân vì vậy cũng hội tụ rất nhiều tinh hoa từ những giá trị văn hóa đó kết hợp vớikiến trúc cung đình, tạo nên những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật kiến trúc độc đáo
mà ít nơi nào có được
Mỗi một góc của TTVH Huyền Trân đều như lưu giữ chút “đặc sản” xứ Huế
Đó là những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Huế trong việc chạm trổ long, ly,quy, phụng trên nững mái đền; là tinh hoa của làng nghề đúc đồng Phường Đúc vớichuông Hòa Bình nguyên chất nặng 1,6 tấn; các bức trướng với những đường thêuvới màu sắc “vượt thời gian”…và cả nghệ thuật khảm, lát pháp lam trên tường củacác công trình, ngay cả trên những bồn trồng cây ở ngoài trời
Nhưng đỉnh cao cho sự khéo léo, tinh tế và tài hoa của những nghệ nhân Huế
đó chính là đôi rồng chầu trước điện thờ vua Trần Nhân Tông Đôi rồng chầu đượcghi vào sách kỷ lục Việt Nam (7/12/2008) là tượng rồng dài nhất Việt Nam vớichiều dài 108m, tương đương với chiều cao của ngọn núi Ngũ Phong Đôi rồngchầu mang hình ảnh tượng trưng cho giấc mộng của đệ tử Bảo Sát cho ngày viêntịch của ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tại am Tọa Vân, núi Yên Tử(mùng 1 tháng 11 năm Mậu Thân, 1308)
Ngoài ra hình tượng rồng còn xuất hiện với nhiều sắc thái, kích thước, hìnhdạng khác nhau ở TTVH Huyền Trân, từ cổng chào vào phía trong, từ dưới lên điệnthờ cao nhất ở đền Huyền Trân Tất cả điều thể hiện sự khéo léo và bàn tay tài hoacủa các nghệ nhân xứ Huế
Cảnh quan trầm mặc, thanh tịnh của chốn Thiên Thai
Đó là sự trầm mặc, u tịch của kết cấu các công trình hòa lẫn trong rừng thôngbát ngát, xen vào đó là sự giản đơn với những lu nước mưa trong vắt, những loàihoa đủ màu sắc Trong miền thanh tịnh của tiếng tụng kinh, gõ mõ, ta bắt gặp lốinhà vườn ba gian, có hòn non bộ trước cửa ra vào làm bình phong và xung quanh lànhững chậu bon sai, những giò phong lan đa chủng loại như mời gọi một chút tò
Trang 35Một trải nghiệm không thể bỏ qua nữa dành cho du khách khi đến đây đó làchinh phục 246 bậc cấp để gióng chiếc chuông Hòa Bình trên đỉnh núi Ngủ Phong,
từ đây, ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn bao quát cả thành phố Huế đẹp nên thơ,nhất là buổi chiều tà dưới ánh hoàng hôn Tĩnh tâm để nghe tiếng chuông Hòa Bìnhngân vang, hòa mình vào thiên nhiên trầm mặc, trong lành, chợt thấy lòng mangchút thiền và chút thiện
2.1.2 Hoạt động văn hóa và lễ hội tại TTVH Huyền Trân
Lễ hội đền Huyền Trân
Một trong những hoạt động du lịch tâm linh nỗi bật và tiêu biểu nhất, thu hútđông đảo sự tham gia của khách du lịch và người dân địa phương là lễ hội đềnHuyền Trân Lễ hội đền Huyền Trân công chúa là một hoạt động thường niên được
tổ chức hàng năm vào ngày mồng 9 tháng 1 Âm lịch – ngày giỗ của công chúaHuyền Trân, tại TTVH Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế Đây là mộthoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhằm tri ân các bậctiền nhân đã có công với dân, với nước trong việc mở mang bờ cõi
Mở đầu cho chuỗi hoạt động của lễ hội là Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái dânan” Lễ hội hoa đăng, ca múa nhạc Phật Giáo… Tiếp đến là lễ khai mạc với phầnnghi lễ chính dâng hương tại Điện Huyền Trân công chúa, đền thờ vua Trần Nhân
Trang 36Tông và tham quan vãn cảnh Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội còn tổ chức triễnlãm, trưng bày và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghềtruyền thống Huế, như: đúc đồng Phường Đúc, chạm khắc Mỹ Xuyên, gốm PhướcTích, hương nhang Tự Đức, nón lá, mây tre đan Bao La, đệm bàng Phò Trạch, thổcẩm A Lưới, sơn mài Huế và bánh kẹo Huế; các trò chơi dân gian; triển lãm thưpháp…Bên cạnh đó, là một số hoạt động dân gian như: cờ tướng, cờ người, võ thuật
cổ truyền Vạn An, thư pháp, hò giã gạo, nghệ thuật ca múa, vẽ chân dung, vẽ tranhthiếu nhi, thi cắm hoa… cũng được tổ chức trong khuôn khổ của lễ hội
TTVH Huyền Trân là quần thể kiến trúc gồm ngôi đền thờ Đức vua TrầnNhân Tông và ngôi đền thờ Huyền Trân Công chúa rất nhiệm mầu Năm mới duxuân, trẩy hội, tham quan vãn cảnh, cầu xin những điều may mắn… làm cho tâmhồn thư thái và an lạc Việc mở hội Đền Huyền Trân tại Thừa Thiên Huế nhằm thểhiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ, tôn vinh công chúa Huyền Trân vàcác bậc tiền nhân của dân tộc đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi Lễ hội thuhút đông đảo các tầng lớp nhân dân, bà con tăng ni phật tử, các chức sắc tôn giáo và
du khách gần xa về dự
Thắp hương khấn vái
Như đã giới thiệu ở trên, về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người cócông với đất nước dân tộc, thì thờ phụng và khấn vái là hai phần chính yếu quantrọng nhất của việc thờ cúng tổ tiên Nếu thờ phụng là yếu tố thuộc về phần ý thức,tâm tưởng của con người luôn hướng về tổ tiên, thì cúng vái là yếu tố mang tínhnghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác ( khấn, vái, quỳ, lạy ) của người thờ cúng.Khi đến TTVH Huyền Trân, du khách sẽ có cơ hội được thắp hương, dâng cúng, váilạy trước điện thờ của các vị anh hùng dân tộc, đó là đền thờ vua cha Trần NhânTông và đền thờ của Huyền Trân công chúa Đây là những hoạt động nhằm thể hiện
sự kính trọng tôn thờ, sự tưởng nhớ tri ân đối với các vị anh hùng dân tộc, qua đócon người muốn tạ ơn và cầu xin những điều may mắn, cầu mong sự bình an nâng
đỡ của các vị thần linh
Hoạt động công đức, từ thiện
Bên cạnh hoạt động thắp hương, khấn vái, cầu nguyện, những vị khách cólòng hảo tâm còn có thể dâng cúng tiền bạc, lễ vật để hỗ trợ cho việc hương khói, tu
Trang 37bổ và duy trì hoạt động của Đền Người đời có câu “ đã làm được việc thiện, nêntiếp tục làm thêm, hãy vui làm việc thiện, tích thiện sống êm đềm” Con người ta,đặc biệt là những người đi theo các tôn giáo, luôn được răng dạy và ý thức về quyluật nhân quả “có cho đi thì sẽ được nhận lại”, cứ làm việc thiện rồi sẽ được đáp đềnxứng đáng sau này Vì vậy mà hoạt động công đức, từ thiện ở đền Huyền Trân rấtđược nhiều du khách hưởng ứng Hàng năm , ở đền Huyền Trân có hàng trăm triệuđồng được quyên góp từ thùng phước sương và tiền thu công đức Đây là mộtkhoản tiền lớn và ý nghĩa thể hiện sự cao đẹp trong nghĩa cử của những vị khách dulịch hướng về tâm linh, hướng về cái thiện.
2.1.3 Tổng lượt khách và doanh thu từ du lịch của TTVH Huyền Trân giai đoạn 2013–2015
Với những thế mạnh sẵn có về nguồn tài nguyên du lịch mang đậm giá trịvăn hóa – tâm linh, TTVH Huyền Trân đã thu hút hàng chục nghìn lượt khách hàngnăm và mang lại nguồn thu lợi nhuận lớn hàng hoạt động du lịch Dưới đây là bảngthống kê tổng số lượt khách đến tham quan tại TTVH Huyền Trân và doanh thu từhoạt động du lịch của TTVH Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015:
Bảng 2.1: Tổng lượng khách du lịch đến TTVH Huyền Trân giai
đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị: lượt khách)
Năm 2013 2014 2015
Tổng lượt khách 42.500 41.200 45.000
(Nguồn: ban quản lí TTVH Huyền Trân)
Bảng 2.2: Doanh thu từ du lịch của TTVH Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015:
STT Doanh thu (triệu đồng) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng cộng: 1310,072 1220,594 1373,714
(Nguồn: ban quản lí TTVH Huyền Trân)
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện biến động cơ cấu doanh thu du lịch của TTVH
Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015
Trang 38Năm 2014
Năm 2015
Thu khácTiền thu công đứcTiền thu phước sương
DT tiền điện KD
DT thuê mặt bằng
DT bán vé
(Nguồn: ban quản lí TTVH Huyền Trân)
Từ các bảng thống kê trên ta có thể thấy, tổng lượt khách đến tham quan tạiTTVH Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015 có sự biến động qua các năm, nhìn chung
có sự tăng trưởng nhưng chưa ở mức cao Cụ thể năm 2013, tổng số lượt khách đếnTTVH Huyền Trân đạt 42500 (lượt khách), đến năm 2014 con số này đạt 41200(lượt khách) tuy có sự giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao Đến năm 2015, đây là mộtnăm đáng mừng khi tổng lượt khách lên tới 45000 (lượt khách) tăng trưởng mạnh
so với năm 2014 và những năm trước đó Sự biến động về tổng lượt khách cũng kéotheo sự biến động của doanh thu du lịch Cụ thể doanh thu năm 2014 là1.220.594.000 đồng, có sự giảm nhẹ (7%) so với năm 2013 (1.310.072.000 đồng).Đến năm 2015, do sự tăng trưởng của tổng lượt khách đã làm cho doanh thu năm
2015 tăng lên 1.373.714.000, đạt mức tăng trưởng 13% so với năm 2014 Điều nàycho thấy, TTVH Huyền Trân đang ngày một biết đến nhiều hơn và dần trở thànhđiểm đến tâm linh được nhiều người lựa chọn cho chuyến du lịch của mình
2.2 Ý kiến đánh giá của du khách về hoạt động du lịch tâm linh tại TTVH Huyền Trân
2.2.1 Thông tin cơ bản về đối tượng điều tra
Bảng 2.3: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách
Trang 40lượng lớn nhất Điều này cũng hiển nhiên, có thể là do sự gần gũi, thuận tiện vềkhoảng cách không gian địa lý; mặt khác, do nằm trên chính địa bàn Tỉnh, nên khảnăng tìm hiểu và nắm bắt thông tin để biết đến điểm di tích của người dân địaphương cũng dễ dàng hơn, vì vậy mà Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chiếm tỉ lệ cao hơncác vùng miền khác.
2.2.1.2 Giới tính
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của du khách
(Nguồn: Số liệu xử lý SPSS năm 2016)
Về giới tính, nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy rằng, tỷ lệ giới tính nam
nữ đến di tích khá là đồng đều, tuy nhiên nữ giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn nữ chiếm60% và nam chiếm 40% Điều này cho thấy, ngày nay nữ giới đã chiếm vị trí quantrọng trong xã hội,nhu cầu du lịch của họ cũng ngày một tăng lên và được đáp ứng.Hơn thế nữa, phụ nữ thường là những người nhạy cảm, họ thường chịu ảnh hưởnglớn từ những áp lực của cuộc sống gia đình, công việc, học hành, tình cảm, nênthường tin vào tâm linh, họ cần tìm đến những điểm du lịch tâm linh để giải tỏanhững căng thẳng muộn phiền và cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp cho bảnthân, gia đình và người thân TTVH Huyền Trân là một trong những điểm đến tâmlinh được họ lựa chọn vì họ tin tưởng vào sự linh thiêng ở đây
2.2.1.3 Độ tuổi
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiên cơ cấu độ tuổi của du khách