1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh tây ninh

125 3,3K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Việt Nam với nhiều lợi thế về các nguồn tài nguyên du lịch phong phú và sự đa dạng về văn hóa, đa dạng về các lễ hội tôn giáo tín ngưỡng, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  

HỒ TIỂU BẢO

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

DU LỊCH TÂM LINH Ở TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  

HỒ TIỂU BẢO

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

DU LỊCH TÂM LINH Ở TỈNH TÂY NINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi

Những kết quả và các số liệu trong bài luận văn này chưa được bất kỳ ai công

bố trước đây dưới bất kỳ hình thức nào

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước khoa Du lịch học về sự cam đoan này

Học viên

Hồ Tiểu Bảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, các vị Chức sắc tại Tòa Thánh Tây Ninh các anh chị nhân viên hiện đang làm việc trong các khu điểm du lịch và đặc biệt hơn nữa là Quý cô chú đang làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh đã giúp đỡ tôi có thêm tư liệu để làm hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô hiện đang giảng dạy tại khoa Du lịch học - trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người truyền đạt kiến thức hữu ích về du lịch, làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này

Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn

Ngoài ra, tôi cũng rất cảm ơn Thư viện tỉnh Tây Ninh đã cung cấp cho tôi một số nguồn sách cần thiết để tham khảo cho phần cơ sở lý luận

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn

Tôi tin chắc rằng luận văn này không thể tránh khỏi những điều sai sót và hạn chế, tôi kính mong nhận được sự thông cảm, những lời nhận xét và đóng góp của Quý thầy cô

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 7

4.2 Phương pháp điều tra xã hội học 8

4.3 Phương pháp chuyên gia 8

4.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp 8

5 Bố cục luận văn 9

6 Đóng góp của luận văn 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH Ở TÂY NINH VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở TÂY NINH 10

1.1 Khái quát văn hóa tâm linh ở Tây Ninh 10

1.1.1 Phật giáo 10

1.1.2 Kitô giáo 11

1.1.3 Đạo Cao Đài 12

1.1.4 Đạo Hồi 14

1.1.5 Các đạo khác 15

1.1.6 Các tín ngưỡng dân gian 15

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu văn hóa tâm linh ở Tây Ninh 17

1.2.1 Ở Việt Nam 17

1.2.2 Ở tỉnh Tây Ninh 19

1.3 Tổng quan lý luận về nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở Tây Ninh 20

1.3.1 Tâm linh, văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh 20

1.3.2 Những lĩnh vực cần nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh 27

1.3.3 Vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch 35

1.3.4 Vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch ở Tây Ninh 36

Tiểu kết chương 1 38

Trang 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH TÂM LINH Ở TÂY NINH 40

2.1 Thị trường, khách du lịch tâm linh ở Tây Ninh 40

2.2 Tài nguyên du lịch tâm linh ở Tây Ninh 45

2.3 Sản phẩm du lịch tâm linh ở Tây Ninh 61

2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh ở Tây Ninh 63

2.5 Những điểm, tuyến du lịch tâm linh ở Tây Ninh 72

2.6 Nhân lực phục vụ du lịch tâm linh ở Tây Ninh 73

2.7 Hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh ở Tây Ninh 75

2.8 Quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Tây Ninh 80

Tiểu kết chương 2 86

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở TÂY NINH 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 87

3.1.1 Căn cứ pháp lý 87

3.1.2 Căn cứ thực tiễn 89

3.2 Các giải pháp cụ thể 91

3.2.1 Giải pháp phát triển thị trường - khách du lịch tâm linh ở Tây Ninh 91

3.2.2 Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh ở Tây Ninh 92

3.2.3 Giải pháp phát triển sản phẩn du lịch tâm linh ở Tây Ninh 95

3.2.4 Giải pháp phát triển nhân lực phục vụ du lịch tâm linh ở Tây Ninh 98

3.2.5 Giải pháp xúc tiến du lịch tâm linh ở Tây Ninh 101

3.2.6 Giải pháp quản lý du lịch tâm linh ở Tây Ninh 104

3.2.7 Giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch tâm linh ở Tây Ninh 108

Tiểu kết chương 3 110

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC 117

Trang 7

TTTB Tăng trưởng trung bình

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thống kê số lượng tín đồ theo Phật giáo ở Tây Ninh 11

Bảng 1.2: Thống kê số lượng tín đồ theo Kitô giáo ở Tây Ninh 12

Bảng 1.3: Thống kê số lượng tín đồ theo đạo Cao Đài ở Tây Ninh 13

Bảng 1.4: Thống kê số lượng tín đồ theo đạo Hồi ở Tây Ninh 14

Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Tây Ninh, giai đoạn 2012 - 2016 41

Bảng 2.2: Tỉ lệ nhóm tuổi của phiếu điều tra 42

Bảng 2.3: Số liệu hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2012 - 2016 64

Bảng 2.4: Hiện trạng lao động trong ngành du lịch tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2013 - 2015 74

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây đã và đang định hướng theo các nước phát triển để phát triển loại hình du lịch tâm linh Việt Nam với nhiều lợi thế về các nguồn tài nguyên du lịch phong phú và sự đa dạng về văn hóa, đa dạng về các lễ hội tôn giáo tín ngưỡng, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, mỗi miền, mỗi vùng, mỗi tỉnh là một nền văn hóa tâm linh khác nhau, vừa đan xen lẫn nhau tạo nên sức hút lớn với du khách trong và ngoài nước Du lịch tâm linh từ lâu đã phát triển gắn liền với các hoạt động hành hương tại các di tích, danh lam thắng cảnh, chùa, đền… tham gia vào lễ hội văn hóa truyền thống Du lịch tâm linh ở Việt Nam nói chung và du lịch tâm linh ở Tây Ninh nói riêng đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến Tây Ninh đang được nhận định là rất có tiềm năng về phát triển

du lịch, trong đó loại hình du lịch tâm linh là tiêu biểu

Trong dịp dự đại lễ mừng Tây Ninh kỷ niệm 180 năm hình thành và phát triển, vào ngày 09 tháng 9 năm 2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã nhận

định: “So với các địa phương khác trong khu vực, Tây Ninh có những lợi thế vượt

trội phát triển về kinh tế là du lịch mà ít tỉnh nào có được”

Trong chuyến thăm và làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh ngày 13/5/2011,

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã nhận xét: “Tiềm năng và

thế mạnh của du lịch Tây Ninh là rất rõ, với những lợi thế không phải nơi nào cũng

có như: khu di tích lịch sử quốc gia Trung ương Cục, siêu thị mua sắm miễn thuế cửa khẩu Mộc Bài, khu du lịch Núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Vườn quốc gia Lò Gò -

Xa Mát… Mỗi địa điểm đều có lợi thế để khai thác và phát triển du lịch”

Theo công bố của tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam công bố cuối năm 2014 Top

10 điểm du lịch tâm linh thu hút khách nhất Việt Nam thì tỉnh Tây Ninh có 2 điểm

du lịch tâm linh đó là khu du lịch Núi Bà Đen (Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, Khu Di tích Lịch sử văn hóa - Danh thắng và Du lịch Núi Bà Đen) và Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh Với tài nguyên du lịch đa dạng và hấp dẫn, đặc biệt là tài nguyên du lịch tâm linh, Tây Ninh đã chọn phát triển ngành du lịch là ưu tiên để phát triển kinh tế, ngành du lịch Tây Ninh xác định chọn du lịch tâm linh và du lịch

Trang 10

sinh thái là sản phẩm chính để thu hút các nhà đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh làm thương hiệu cho ngành du lịch Tây Ninh nhằm thu hút du khách, đồng thời là động lực chính thúc đẩy du lịch Tây Ninh phát triển nhanh và mạnh hơn nữa

Nhận định được thế mạnh về du lịch tâm linh từ lâu, tuy nhiên hiện nay du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh vẫn chưa thật sự có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng, nguồn lực sẵn có Bên cạnh đó, du khách đến các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như: Đền, chùa, Thánh Thất… chỉ mới dừng lại ở việc tham quan danh lam thắng cảnh hay quan sát các lễ hội chứ chưa thật sự tìm hiểu những cái hay, cái đẹp, cái hồn của di tích, của lễ hội Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến điểm thì đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung phát triển mạnh vào các điểm du lịch lớn như: Núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh… mà chưa tập trung thật sự khai thác hết tài nguyên du lịch tâm linh mà tỉnh đang có Sản phẩm du lịch và các dịch vụ cung ứng cho loại hình du lịch này chưa hoàn toàn đáp ứng hết nhu cầu của khách tham quan, khách du lịch Ngoài ra còn rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý và xúc tiến du lịch…

Du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện Nhiều vấn đề cụ thể của du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh chưa được tìm hiểu Từ

một số hiện trạng trên đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu phát triển du lịch tâm

linh ở tỉnh Tây Ninh” sẽ góp phần tìm hiểu giá trị và tiềm năng văn hóa tâm linh của

tỉnh, khai thác hợp lý và hiệu quả hơn các giá trị di sản văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể của tỉnh Tây Ninh, góp phần phát triển loại hình du lịch tâm linh của tỉnh

Tây Ninh nói riêng và loại hình du lịch tâm linh của cả nước nói chung

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu khái quát tổng quan về tâm

linh, văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh của tỉnh; tìm hiểu, phân tích được thực trạng

du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh qua các lĩnh vực cần nghiên cứu như: Nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh về các nguồn lực của văn hóa tâm linh tỉnh Tây Ninh Từ đó đề

ra giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh

Để đạt được mục đích trên thì phải tiến hành giải quyết các nhiệm vụ chính:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến tâm linh, đến văn hóa

Trang 11

tâm linh, đến du lịch tâm linh làm nền tảng về lý luận cho việc nghiên cứu, có cái nhìn khái quát và nhận định đúng bản chất của loại hình du lịch tâm linh

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác du lịch tâm linh tại khu di tích lịch sử văn hóa có yếu tố tâm linh, nghiên cứu qua các lĩnh vực như: Thị trường khách du lịch tâm linh, tài nguyên du lịch tâm linh, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

du lịch tâm linh, những tuyến điểm du lịch, nhân lực phục vụ du lịch tâm linh, các

hoạt động xúc tiến du lịch và quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Tây Ninh

- Từ phần nghiên cứu thực trạng du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh đề xuất một

số giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể, phi vật thể;

- Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch tâm linh nói riêng và một phần du lịch Tây Ninh nói chung (Cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, công tác tổ chức, quản lý, hoạt động xúc

tiến, quảng bá du lịch ở tỉnh Tây Ninh)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cho loại hình du lịch này

- Phạm vi không gian: Trong khu di tích, chùa, đền, miếu, các công trình tôn

giáo đã được xếp hạng trong địa bàn tỉnh Tây Ninh Đặc biệt đề tài này nghiên cứu kỹ hai khu, điểm du lịch nổi tiếng tại Tây Ninh là Tòa Thánh Tây Ninh và Khu

Di tích Lịch sử văn hóa - Danh thắng và Du lịch Núi Bà Đen Vì đây là hai nơi thu hút du khách tham gia hoạt động du lịch tâm linh nhiều nhất khi đến với Tây Ninh

- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu trong bài được thống kê từ năm 2012

đến hết năm 2016 Tài liệu, sách tham khảo được xuất bản chủ yếu từ năm 2000 đến nay, bên cạnh đó còn có một số đầu sách trước năm 2000 Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2017 đến hết tháng 7 năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Trang 12

Từ nguồn thứ cấp: Trong bài nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu thứ cấp thông

qua các nguồn tài liệu trên mạng như: Các trang báo điện tử, tạp chí tôn giáo, website, công trình nghiên cứu khoa học, văn bản pháp quy về du lịch, văn bản

pháp quy về tín ngưỡng tôn giáo…

Từ nguồn sơ cấp: Đây là phương pháp nghiêng về lý thuyết nhưng tạo cơ sở

lý luận vững chắc để khi thâm nhập vào thực tiễn đảm bảo tìm kiếm được những thông tin đầy đủ, chính xác, hiệu quả hơn

Các đầu sách về du lịch của các nhà xuất bản lớn có uy tín, tác giả có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về du lịch và về văn hóa tâm linh Các nguồn sách về khoa học du lịch toàn là những sách mới xuất bản trong một thập niên trở lại nên mang tính tiếp cận cao với khoa học du lịch hiện nay Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế về nguồn sách viết về tâm linh, hầu hết là sách đã được xuất bản lâu nhưng do vấn đề tâm linh hiện nay còn ít đầu sách nên tác giả vẫn sử dụng các đầu sách cũ viết về tâm linh nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu

4.2 Phương pháp điều tra xã hội học

Sử dụng các kết quả chuyến điều tra khảo sát, phỏng vấn, phát phiếu điều tra cho du khách đang tham quan tại các khu điểm du lịch tâm linh tại tỉnh Tây Ninh, tham vấn ý kiến của những nhà quản lý tại khu điểm du lịch tại địa phương Những thông tin thu thập được từ du khách sẽ là những thông tin khách quan, rất có ích cho

đề tài nghiên cứu này

4.3 Phương pháp chuyên gia

Được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến các nhà chuyên gia về du lịch tâm linh, các nhà văn hóa, các nhà sư chuyên nghiên cứu về tâm linh Tham khảo ý kiến hướng dẫn, nhận định, đánh giá từ những thầy cô giảng viên trong khoa Du lịch học; từ những cán bộ công nhân viên chức hiện đang làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, Ban Tôn giáo Tây Ninh

4.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm định hướng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các quan điểm, nhận xét để đưa ra cái nhìn

Trang 13

khái quát về đối tượng nghiên cứu

Tiến hành phân tích và tổng hợp những thông tin từ các nguồn thu thập tài liệu đã tìm kiếm, thu thập từ thực tế thông qua việc phát bảng hỏi cho du khách và khảo sát thực địa để hoàn thiện từng phần trong luận văn này

5 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và trích dẫn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, phụ lục, phần nghiên cứu của luận văn chia thành 3

chương:

Chương 1 Tổng quan về văn hóa tâm linh ở tỉnh Tây Ninh và vấn đề phát

triển du lịch tâm linh ở Tây Ninh

Chương 2 Thực trạng du lịch tâm linh ở Tây Ninh

Chương 3 Giải pháp phát triển du lịch tâm linh ở Tây Ninh

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâm linh của tỉnh Tây Ninh và từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai

thác tài nguyên du lịch tâm linh của tỉnh cho đúng với tiềm năng mà tỉnh đang có

Việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ góp phần phát triển loại hình

du lịch tâm linh, góp phần hạn chế, ngăn chặn các biểu hiện, hoạt đông tiêu cực trong phá triển du lịch tâm linh như: mê tính dị đoan, thương mại hóa loại hình du lịch tâm linh Tây Ninh

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH Ở TÂY NINH VÀ VẤN ĐỀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở TÂY NINH

1.1 Khái quát văn hóa tâm linh ở Tây Ninh

Từ giữa thế kỷ XVIII, chúa Nguyễn khai phá vùng đất Tây Ninh, từ đó số lượng người Việt đến vùng đất này ngày càng đông Người Khơme cũng đến vùng đất này chung sống đoàn kết và góp phần khai khẩn đất hoang

Tiếp đến là người Hoa cũng di cư đến vùng đất này, cũng vào thế kỷ XVIII, người Chăm cũng đã đến vùng đất này, họ đã sống và khai khẩn đất hoang hình thành nên cộng đồng dân cư Chăm tỉnh Tây Ninh

Cùng với sự hiện diện của nhiều cộng đồng dân cư trên vùng đất Tây Ninh là những tôn giáo, tín ngưỡng gắn liền với các cộng đồng cũng được hình thành và du nhập vào vùng đất này Hoàn cảnh xã hội phức tạp đời sống kinh tế quá khó khăn, thiên tai, giặc cướp… cùng với vốn hiểu biết của con người còn nhiều hạn chế do

đó người dân nơi đây cần sự che chở từ phía thần linh, từ những người có công khai hoang lập địa, tin vào những điều thần bí…[33, tr.291] Những yếu tố trên tạo nên Tây Ninh là vùng hỗn hợp dân cư dân tộc, có nhiều loại hình tôn giáo - tín ngưỡng Các cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng ở đây cũng rất là đa dạng, phong phú như: Đình, miếu, dinh, am, chùa Phật của người Việt, chùa Phật giáo Tiểu thừa của người Khơme, nhà thờ Công giáo, Thánh Thất Cao Đài… [56, tr.474]

1.1.1 Phật giáo

Giới thiệu về Phật giáo tỉnh Tây Ninh

Đạo Phật ở Tây Ninh có hai dòng chính: Dòng Tiểu thừa - Nam tông và dòng Đại thừa - Bắc tông Năm 1763, chùa Linh Sơn tam bảo trên núi Bà Đen được tạo dựng bởi Sư tổ Đạo Trung Thiện Hiếu, tục gọi là Tổ Bưng Đỉa, dòng Lâm Tế Liễu Quán thường được gọi là Tổ thượng, có lẽ là ngôi chùa Phật giáo xưa nhất trên đất Tây Ninh Việc khai sáng ngôi tam bảo này của Sư tổ Đạo Trung Thiện Hiếu đã đặt nền tảng cho sự phát triển của đạo Phật ở Tây Ninh Đến đầu thế kỷ XIX, nhiều đợt di dân quy mô lớn của người Việt từ các nơi đến Tây Ninh và hình thành nên một số thôn, làng mới Song song với hình thành các thôn, làng người

Trang 15

Việt, một số ngôi chùa cũng được xây dựng, tập trung chủ yếu ở các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và thành phố Tây Ninh ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, đồng thời khẳng định công cuộc định cư của người Việt trên mảnh đất này Theo thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh thì năm 2006 trên toàn tỉnh có

Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh

Một số lễ hội Phật giáo ở tỉnh Tây Ninh tiêu biểu như: Lễ cúng Rằm tháng Giêng còn gọi lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ An cư Kiết hạ, lễ Vu Lan và một

số lễ hội lớn liên quan đến các vị Hòa thượng, Ni sư có đạo hạnh và uy tính trong tỉnh,… đây là những lễ hội được tổ chức trong các ngôi chùa theo Phật giáo Bắc tông Còn những chùa theo Phật giáo Nam tông, ngoài lễ Phật đản còn có lễ An cư Kiết hạ, lễ Dâng y Kathina, tổ chức Tết Cổ truyền Chol Chnam Thomay (Lễ chịu

tuổi hay lễ vào năm mới)

Bộ kinh sách đầu tiên của nhà Phật hay còn gọi là bộ thánh điển, là bộ Tam tạng kinh gồm có: Kinh, Luật, Luận Ngoài những kinh sách Phật giáo của Ấn Độ, thì khi du nhập vào Việt Nam, các nhà tu hành thường dịch lại các bộ kinh, biên

soạn những tác phẩm dựa trên cơ sở của giáo lý cơ bản của Phật

1.1.2 Kitô giáo

Giới thiệu về Kitô giáo ở tỉnh Tây Ninh

Đạo Thiên Chúa đến với vùng đất Tây Ninh sớm nhất vào năm 1837, tại Tha

La (nay thuộc ấp An Hội, xã An Hoà, huyện Trảng Bàng), do linh mục Côximô Nguyễn Hữu Trí đứng đầu Từ năm 1861, họ đạo Tha La phát triển mạnh, mở rộng phát triển ảnh hưởng của đạo ra các điểm lân cận, hình thành thêm một số họ đạo ở thị xã Tây Ninh (Nay là thành phố Tây Ninh), Gò Dầu và những nơi khác trong địa bàn tỉnh Tây Ninh Vào những năm 1954 - 1955, có thêm 04 vạn đồng bào Thiên

Trang 16

Chúa từ miền Bắc đến Tây Ninh, cư trú tập trung ở Bời Lời (Trảng Bàng), Truông Mít (Dương Minh Châu), Bàu Cỏ (Tân Châu), đông nhất là ở huyện Châu Thành

Hiện nay, toàn tỉnh Tây Ninh có 26 nhà thờ Công giáo và 02 nhà thờ Tin Lành trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh thống kê năm

2016, tính đến tháng 6/2016, toàn tỉnh có 39,875 tín đồ (Công giáo và Tin Lành) Tín đồ theo Kitô có hai ngày lễ quan trọng là: Lễ Thiên Chúa giáng sinh và lễ Phục Sinh Giáo lý sơ khai của Kitô giáo chủ trương rằng mọi người đều bình đẳng trước tôn giáo, bình đẳng trước Chúa Giáo lý của đạo Kitô được thể hiện trong các bộ

Kinh Thánh

Bảng 1.2: Thống kê số lượng tín đồ theo Kitô giáo ở Tây Ninh

ĐVT: Tín đồ

Số lượng tín đồ Công giáo 37,095 38,208 38,640 38,595

Số lượng tín đồ theo đạo Tin Lành 1,127 1,194 1,202 1,280

Tổng số tín đồ 38,222 39,402 39,814 39,875

Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh

1.1.3 Đạo Cao Đài

Lịch sử hình thành đạo Cao Đài: Đạo Cao Đài ra đời ở Tây Ninh vào đêm

Giáng sinh năm 1925, được chính quyền đương thời chính thức công nhận vào tháng 10/1926, đạo ra mắt tại ngôi chùa Gò Kén, tên chữ là Từ Lâm Tự ở Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 05 km Đạo Cao Đài với tên gọi đầy đủ là “Đại

Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”, với hy vọng kết hợp và hòa đồng các tôn giáo trước đó, theo

tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên, ngũ chi hiệp nhất” Tháng 3/1927, Tòa Thánh

Cao Đài dời từ Gò Kén về xây dựng quy mô lớn hơn tại khuôn viên Tòa Thánh Cao Đài hiện nay ở huyện Hòa Thành Đến tháng 5/1937, Tòa Thánh được xây dựng cơ

bản hoàn tất Tòa Thánh Cao Đài là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng

được xây dựng trong 01 khuôn viên rộng khoảng 01 km2

Nổi bậc trong quần thể kiến trúc là đền Thánh, với những đặc trưng tiêu biểu cho kiến trúc đền, chùa của tôn giáo Cao Đài, công trình thể hiện sự hòa hợp giữa kiến trúc Á Đông và phương

Tây [21, tr.339]

Trang 17

Địa bàn hoạt động của đạo Cao Đài rất rộng lớn, chủ yếu là ở các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Hà Tiên, Lâm Đồng, Long Xuyên (Tỉnh An Giang)… Di sản văn hóa quan trọng nhất của đạo Cao Đài đóng góp cho phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam nói chung và du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh nói riêng Những công trình kiến trúc, mĩ thuật khá độc đáo, được xây dựng rất nhiều ở nhiều nơi với một kiểu dáng tương tự với Tòa Thánh Tây Ninh [27, tr.199], ngoài ra còn các nghi lễ, ban nhạc lễ…

Theo thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh (Năm 2016) thì hiện nay trên địa bàn tỉnh có 135 cơ sở thờ tự bao gồm cả các Thánh thất và các Điện thờ Phật Mẫu Nơi thờ chính của đạo là Tòa Thánh Tây Ninh còn được gọi là Đền Thánh có

vị trí tọa lạc tại huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh Cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 04 km về phía Đông - Nam Nơi đây là nơi thu hút tín đồ, du khách đến tham quan nhiều nhất trong số các cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài, cũng là nơi các tín đồ thường hành hương về vào các dịp lễ hội và nơi đây là nơi tổ chức các lễ

hội quan trọng nhất của đạo Cao Đài Hiện nay, tín đồ theo đạo Cao Đài là đông

nhất ở Tây Ninh Đạo Cao Đài là tôn giáo ra đời tại địa phương, giáo lý gần gũi với tập quán người dân, thu nạp tín đồ thuộc nhiều thành phần có lòng hướng đạo, do

đó số lượng tín đồ phát triển nhanh chóng Đến năm 2016 toàn tỉnh có 559,877 tín

Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh

Đạo Cao Đài có nhiều lễ hội, lễ thức, chẳng hạn: Một số lễ thức có liên quan đến vòng đời (Lễ tắm Thánh, lễ nhập môn, lễ hôn phối, lễ tang…); lễ giỗ hội; lễ Sóc Vọng; lễ kỷ niệm các bậc Giáo tổ; lễ kỷ niệm ngày Khai Minh Đại Đạo và quan trọng nhất là Đại lễ vía đức Chí Tôn và Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung là hai đại lễ

mà các tín đồ Cao Đài từ các nơi trở về tham dự Giáo lý đạo Cao Đài được xây dựng dựa trên tám chữ “Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” thể hiện tư tưởng giáo

Trang 18

lý căn bản của đạo Cao Đài Đạo Cao Đài là tôn giáo toàn vẹn nhất về Đấng Tối Cao, là tôn giáo của mọi tôn giáo, thâu tóm và dung nạp mọi tôn giáo trên thế giới

[27, tr.197] Đạo Cao Đài với tôn chỉ “Tam Giáo Quy Nguyên Ngũ Chi Phục Nhất”

đã không chỉ dung hợp Tam Giáo mà còn dung hợp cả vạn giáo và các học thuyết Đông Tây kim cổ Các yếu tố ngoại sinh này được đạo Cao Đài vận dụng phù hợp

với truyền thống văn hóa dân tộc Tuy nhiên, đối tượng thờ chủ yếu và trên hết của

tín đồ đạo Cao Đài là hình Mắt trái hay còn gọi là Thiên nhãn (Bên trái là dương = trời, tượng trưng cho con mắt của trời) Mắt trời là thống nhất ở khắp mọi nơi, là sản phẩm của tinh thần tổng hợp vạn giáo Biểu tượng này còn mang ý nghĩa là nhìn

đời, nhìn sự vật bằng trái tim bởi vì nó nằm bên trái

1.1.4 Đạo Hồi

Đạo Hồi hình thành ở Tây Ninh (Hồi giáo Islam) gắn liền với quá trình định

cư của cộng đồng người Chăm từ giữa thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX Năm 1755, căm phẫn sự ngược đãi của vua Chân Lạp, hơn 5,000 đồng bào người Chăm đã quy thuận triều Nguyễn, theo chân Ký lục Nguyễn Cư Trinh đến vùng đất Tây Ninh, sống tập trung ở khu vực chân núi Bà Đen Cho đến những năm trước thế kỷ XIX,

có thêm những lớp di dân người Chăm đến định cư ở Tây Ninh và họ cũng theo Hồi

giáo Islam Ở Tây Ninh hiện nay có 02 thánh đường và 03 tiểu thánh đường xây

dựng tại các khu cư trú tập trung của cộng đồng người Chăm Đạo Hồi ở Tây Ninh hiện nay chiếm 0.4% dân số toàn tỉnh (Theo số liệu thống kê năm 2016), tập trung chủ yếu ở khu phố II - phường I - thành phố Tây Ninh, xã Tân Hưng và xã Suối Dây thuộc huyện Tân Châu, xã Thạnh Bình thuộc huyện Tân Biên

Bảng 1.4: Thống kê số lượng tín đồ theo đạo Hồi ở Tây Ninh

ĐVT: Tín đồ

Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh

Sinh hoạt tôn giáo của người dân theo đạo Hồi ở tỉnh Tây Ninh được thực hiện khá quy cũ, chặt chẽ, hằng năm tổ chức lễ sinh nhật Thiên sứ Muhammad, tháng Chay Ramađan, lễ Hiến tế…

Trang 19

Giáo lý của đạo Islam thể hiện trong các bộ kinh Đạo Islam có ba quyển kinh: Kinh Coran, Kinh Sinna, Kinh Hađích

1.1.5 Các đạo khác

Đạo Hòa Hảo ở Tây Ninh: Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh Tây

Ninh thì năm 2015 chỉ có 17 tín đồ theo đạo Hòa Hảo và số lượng tín đồ tăng lên

215 tín đồ vào năm 2016, đạo Hòa Hảo không chủ chương xây dựng chùa chiền, nơi thờ tự mà chủ yếu là thờ tại nhà do vậy chưa có số liệu thống kê cơ sở thờ tự

của đạo Hòa Hảo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Đạo Hòa Hảo là một tôn giáo dân tộc,

thực chất nó là một phái Phật giáo được dân tộc hóa trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, về giáo lý đó là sự kết hợp tư tưởng Thiền Lâm Tề, Trúc Lâm và cả tư tưởng Tịnh Độ Tông Đây là Phật giáo có tinh thần Đại thừa Giáo lý của đạo Hòa Hảo là

sự kết hợp giữa giáo lý Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, có tính khuyến thiện, rất gần gũi với tâm lý dân gian Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 02 phần: Sấm Giảng giáo lý và

Thi Văn giáo lý

Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ở Tây Ninh: Là một tổ chức tôn giáo - xã

hội dựa trên nền tảng là Phật giáo nhưng độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt

Nam hoạt động với phương châm hành đạo là “Tu học - hành thiện - ích nước - lợi

dân” Theo thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh thì năm 2016, trên địa bàn

tỉnh Tây Ninh có 01 hội quán (Cơ sở thờ tự) và 40 tín đồ theo đạo Về lễ tiết, Tịnh

độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam hành lễ đơn giản nhưng thành kính Hàng năm có hai ngày lễ lớn là lễ Phật đản (8/4 Âm lịch) và lễ kỷ niệm ngày viên tịch của Đức Tông

Sư Minh Trí (Ngày 23/8 Âm lịch) Hàng tháng vào ngày mùng một và mười lăm âm lịch là những ngày lễ Sóc Vọng, làm lễ Quy y cho tín đồ mới nhập đạo và thuyết giảng giáo lý Ngoài ra giáo hội còn tổ chức những ngày lễ chung của đạo Phật

như: Tết Nguyên tiêu, lễ Vu Lan…

1.1.6 Các tín ngưỡng dân gian

Thờ cúng ở đình làng: Đình làng ở Tây Ninh cũng như nhiều nơi khác

thuộc Nam bộ thường thờ “Thành Hoàng bổn cảnh” Đây là cái tên gọi chung của

các vị thần được thờ ở đình làng, từng là người có công khai phá, lập làng lúc ban

Trang 20

đầu hoặc là những người có công trạng gắn với làng được dân gian tôn thờ Về sau, nhà nước phong kiến đã công nhận và sắc phong các vị đó là Thành Hoàng bổn cảnh Một số đình ở Tây Ninh tới nay vẫn còn giữ được các sắc phong của triều

Nguyễn như đình Hiệp Ninh, đình Gia Lộc Ngoài việc thờ Thành Hoàng bổn cảnh

còn thờ: Hữu ban, Tả ban, Tiền hiền, Hậu hiền, Thổ địa, Thần nông và còn thờ Ông

Tà của người Khơme, thờ Thánh Mẫu Diêu Trì, thờ Bà Chúa Xứ… Đình làng hằng năm tổ chức các lễ như: lễ hội Kỳ yên (Ngày 16/3 Âm lịch tại đình Hiệp Ninh, ngày 16/11 Âm lịch tại đình Thái Bình, ngày 14 đến 16 tháng 3 Âm lịch tại đình Gia

Lộc), lễ thỉnh sắc thần, lễ khởi đầu… [56, tr.499]

Thờ Quan lớn Trà Vong: Tập tục thờ cúng Quan lớn Trà Vong tức ba anh

em ông Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ là các quan đại thần được triều đình Huế bổ nhiệm vào trấn giữ tại vùng đất Tây Ninh vào năm

1749 Lễ hội Quan lớn Trà Vong gần giống như lễ hội Kỳ yên ở các đình Nam bộ

và trong khu vực tỉnh Tây Ninh Lễ hội được tổ chức hằng năm với sự tham dự đông đảo của nhân dân trong ngoài địa phương từ tháng 02 đến tháng 4 Âm lịch Ngày 12/2 Âm lịch là ngày giỗ Quan lớn Trà Vong, các ngày 15 và 16 tháng 02 Âm lịch lễ hội được tiến hành, bên cạnh tưởng nhớ vị công thần họ Huỳnh ngày trước còn có các nghi thức cầu an Nội dung của lễ hội là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao của Quan lớn Trà Vong và

các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì nước vì dân [6, tr.174]

Thờ cúng các nữ thần: Thờ cúng các nữ thần là một hiện tượng tín ngưỡng

phổ biến ở vùng đất Tây Ninh và cũng đã có từ khá lâu đời, cùng với sự định cư của các lớp dân cư ở Tây Ninh Ở Tây Ninh có khá nhiều đền, miễu hoặc được thờ chung trong các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác, thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (Điện thờ xây ngay bên trong hang núi Bà Đen, lễ Vía Bà được tổ chức long trọng hằng năm vào tháng 5 Âm lịch), Ngũ Hành (Ở Tây Ninh việc thờ Ngũ Hành nương nương được tổ chức tại các miếu thờ Bà và ở một vài nơi đình, miếu thờ các thần linh khác), thờ Bà Chúa Xứ (Có gốc từ núi Sam - Châu Đốc, ở Tây Ninh việc thờ

Bà Chúa Xứ ở một vài nơi huyện Châu Thành, Hòa Thành, thành phố Tây Ninh, giỗ

Bà vào ngày 24 đến 26 tháng 4 Âm lịch)…

Trang 21

Thờ cúng Ông Tà: Một phần đất Tây Ninh, vùng gần biên giới Việt Nam -

Campuchia có người Khơme sinh sống Mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Việt - Khơme đã được thể hiện trong việc thờ cúng Ông Tà Việc thờ cúng Ông Tà góp thêm một nét độc đáo khác cho loại hình tín ngưỡng dân gian của người Khơme ở Tây Ninh Văn hóa thờ cúng Ông Tà khi đến vùng đất Tây Ninh đã được Việt hóa

và kết hợp với tín ngưỡng dân gian của người Việt tạo nên một nét văn hóa mới,

hòa hợp với văn hóa của người Việt

Thờ cúng của người Hoa: Miếu Quán Thánh và Thiên Hậu là nơi thu hút

đông đảo người Hoa, người Việt gốc Hoa đến thờ cúng, nhất là ngày Rằm hằng tháng Ngày vía Ông ở miếu Quán Thánh Tây Ninh là ngày 13 tháng Giêng Âm

lịch, Còn vía Bà là ngày 23 tháng 3 Âm lịch

Thờ cúng trong gia đình của người dân ở Tây Ninh: Bên cạnh hình thức

tín ngưỡng mang tính cộng đồng, người dân Tây Ninh còn tổ chức thờ cúng trong gia đình, dòng họ riêng của mình như: Thờ ông bà tổ tiên; thờ liệt sĩ, tử sĩ, người

trong gia đình; thờ Táo Quân; thờ Trời; thờ Linh Sơn Thánh Mẫu tại gia

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu văn hóa tâm linh ở Tây Ninh

1.2.1 Ở Việt Nam

Về vấn đề du lịch văn hóa đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu và đã xuất bản nhiều cuốn sách hay nói về văn hóa du lịch và du lịch

văn hóa như: PGS.TS Trần Thúy Anh (Chủ biên) với Giáo trình Du lịch văn hóa

(2014), PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề liên

quan đến văn hóa du lịch, văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch, quyển sách Văn

hóa Du lịch được xuất bản gần đây nhất là vào năm 2016 mang nhiều kiến thức

khoa học về văn hóa du lịch Tác giả Phan Huy Xu và Võ Văn Thành với Bàn về

văn hóa du lịch Việt Nam (2016) Đây đề là những nguồn tài liệu hữu ích, tham

khảo cho đề tài luận văn này

Về vấn đề văn hóa và tâm linh, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu như:

Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001), Nguyễn Văn Tân với Cẩm nang

du lịch văn hóa tâm linh Việt Nam (2014)… Các công trình nghiên cứu trên tuy

Trang 22

chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề du lịch tâm linh mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đưa ra lý luận về văn hóa và văn hóa tâm linh của người Việt Nam, song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để người viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn này

Đề cập trực tiếp và chuyên sâu về vấn đề du lịch tâm linh thì ngày càng có nhiều các hội thảo, hội nghị khoa học về phát triển du lịch tâm linh do Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch chủ trì như: Hội thảo Phát triển tuyến du lịch

tâm linh Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Hà Nam năm

2015 được tổ chức thành công tại Ninh Bình Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì

sự phát triển bền vững, Ninh Bình ngày 21 - 22/11/2013 Ngày 24/12/2015, Phân

viện Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Quản lý hoạt động du lịch tâm linh trong bối

cảnh hiện nay tại chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh)

Hay các Hội thảo về Phật giáo trong những năm gần đây đều có những tham luận hoằng pháp về các vấn đề liên quan đến du lịch tâm linh như Thượng tọa Thích

Đạt Đạo (2010), Hoằng pháp với vấn đề du lịch tâm linh tại Hội thảo Hoằng pháp

toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang, diễn ra từ ngày 05/5/2010 đến hết ngày

09/5/2010

Trong báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2011 - 2012

với tên đề tài: Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam (2013) đã góp phần

giúp khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tăng cường phát triển du lịch tâm linh nói riêng và du lịch văn hóa nói chung phù hợp với định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và đường lối chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước

Đề cập trực tiếp đến hoạt động du lịch tâm linh từ đề tài luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, có luận văn cao học của Đoàn Thị Thùy Trang

trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa

tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) đã hệ thống các

cơ sở lý luận về du lịch tâm linh và đánh giá nhu cầu du lịch tâm linh trên địa bàn

Hà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch tâm linh tiêu biểu

Trang 23

trên địa bàn quận Đống Đa Đề tài Luận văn thạc sĩ du lịch Phát triển du lịch tâm

linh ở Lạng Sơn của học viên Trần Thị Bích Hạnh, đề tài khóa luận tốt nghiệp đại

học Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang của sinh viên

Trần Cao Sang và còn rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch tâm linh được tiến hành nghiên cứu cho thấy được sự quan tâm nhiều từ phía những nhà nghiên cứu về mảng du lịch tâm linh, các nhà làm du lịch tâm linh, của các cấp lãnh đạo về

loại hình du lịch này

1.2.2 Ở tỉnh Tây Ninh

Đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh như đề tài luận văn

thạc sĩ du lịch (2014) của học viên Phạm Thị Sương nghiên cứu về Phát triển du

lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Gần đây nhất là vào ngày 31/7/2017, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức thành công

Hội thảo quốc tế: Du lịch Tây Ninh, Tiềm năng - Lợi thế - Cơ hội phát triển với

mục tiêu trưng cầu ý kiến tư vấn, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, các địa phương, nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước nhằm định hướng phát triển du lịch đạt hiệu quả cao, trong đó có phát triển loại hình du lịch tâm linh

Phần lớn những đề tài nghiên cứu và tham luận trong hội thảo chủ yếu là nghiên cứu về tổng thể ngành du lịch tỉnh Tây Ninh nhưng chưa có đi sâu vào

nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể về tâm linh

Hai công trình nghiên cứu về văn hóa tâm linh của tỉnh, một là đề tài luận văn thạc sĩ du lịch (2014) của học viên Nguyễn Thị Minh Thư là nghiên cứu về văn

hóa tôn giáo với tên đề tài “Phát huy giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du

lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh)”, đề tài này chỉ nghiên cứu

về văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch mà văn hóa Cao Đài này chỉ là một

phần của văn hóa du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh Hai là cuốn sách “Tìm hiểu Phật

giáo và tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh” (2014) do Hòa thượng Thích Niệm Thới

chủ biên và nhà báo, nhà thơ Phan Kỷ Sửu biên soạn, cuốn sách này chủ yếu nói về văn hóa tâm linh của Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian trên vùng đất Tây Ninh

mà chưa nói về vấn đề du lịch

Vì vậy mà đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở

Trang 24

tỉnh Tây Ninh” kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó và phát triển thêm, mở

rộng thêm nhằm hoàn chỉnh thêm những lý luận về du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh

và mở ra một hướng phát triển mới cho du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh nói riêng và

ngành du lịch Tây Ninh nói chung

1.3 Tổng quan lý luận về nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở Tây Ninh

1.3.1 Tâm linh, văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh

1.3.1.1 Khái niệm tâm linh

a) Một số khái niệm liên quan

Khái niệm tín ngưỡng

Theo Điều 2, Luật Tín ngưỡng - tôn giáo (2016): “Tín ngưỡng là niềm tin

của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập

quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”

Ngô Đức Thịnh đã đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là

niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào cái thiêng, đối lập với cái trần tục, hiện hữu mà ta

có thể sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào cái thiêng liêng Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng sống tình cảm” [14, tr.16].

Khái niệm tôn giáo

“Tôn giáo” bắt nguồn từ từ thuật ngữ “Religion” (Tiếng Anh) và “Religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “Legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức

mạnh siêu nhiên

Theo Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (2016): “Tôn giáo là niềm tin của

con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”

“Tôn giáo là khái niệm chỉ niềm tin, sự kính ngưỡng của con người vào thế

giới siêu nhiên, hay chỉ mối ràng buộc, liên hệ giữa con người với thế giới hư ảo, giữa trần thế với thế giới thần linh” [27, tr.167]

Trang 25

Tôn giáo là một hệ thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần và những nghi lễ đã thể hiện sự sùng bái ấy Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên, xã hội đều trở thành bí ẩn, những sức mạnh của thế gian trở thành sức mạnh của siêu thế gian

Khái niệm tâm linh

“Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái thiêng (linh) trong tự

nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lôgic không phân biệt thiện ác” [15, tr.52]

“Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin

thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [17, tr.14]

“Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh Về mặt

cá nhân đã như vậy, về mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn

cụ thể sờ mó được, thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừu tượng, rất mông lung lại không thể thiếu được ở con người Con người sở dĩ trở thành con người một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái linh thiêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó” [9, tr.36].

b) Bản chất của tâm linh

Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức của con người, tâm linh gắn liền

với ý thức con người và chỉ có ở con người Trong cuộc sống của các loài vật không

có sự tồn tại của tâm linh

Thứ hai, nói đến tâm linh là nói đến những gì trừu tượng, cao cả, vượt quá

cảm nhận của tư duy thông thường Trong cuộc sống có những sự vượt quá khả năng cảm nhận của tư duy thông thường, những điều khác thường mà không gì giải thích nổi với nhận thức của trí não Song, chúng ta cũng không nên “thần bí hóa” khái niệm tâm linh, gắn cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường

Trang 26

Thứ ba, tâm linh gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống Niềm tin

là sự tín nhiệm, khâm phục ở con người với một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo… được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống Niềm tin

là hạt nhân quyết định trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội

Thứ tư, tâm linh có sức truyền cảm, truyền lệnh, tập hợp ghê gớm Do con

người là sinh vật có linh hồn, có ý thức, có trái tim biết rung động trước những giá trị thẩm mỹ, trước cái anh hùng, cái cao cả Sự nhận biết ý thức đó tạo nên niềm tin

thiêng liêng của con người và chính niềm tin thiêng liêng đó nuôi sống “tâm linh”

con người

c) Hình thức của tâm linh

Tâm linh trong đời sống cá nhân: Trong đời sống cá nhân của những người

theo tôn giáo thì suốt đời chỉ mang niềm tin vào tôn giáo của họ Nhưng trong đời

sống cá nhân đời thường thì không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh

Tâm linh trong đời sống gia đình: Mái ấm gia đình, nơi thiêng liêng nhất, nơi

con người sinh ra và trưởng thành, con người phấn đấu, lo toan và cũng là chỗ ở cuối cùng nơi con người trở về Trong gia đình, bàn thờ tổ tiên là biểu tượng máu thịt thiêng liêng nhất, lôi cuốn người ta quây quần đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị thiêng liêng chuyển giao cho con cháu

Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã: Đó là thần tượng thiêng liêng về

các anh hùng có công dựng làng, giữ nước được tôn thờ trong những không gian thiêng liêng Ở những không gian thiêng liêng ấy, hằng năm lễ thần và hội làng diễn

ra, thì lại là những dịp niềm tin thiêng liêng ấy được củng cố Thần thánh thiêng liêng nhắc nhở nhớ về cội nguồn, lễ hội thiêng liêng nhắc xóa bỏ những gì khúc mắc bất hòa, nếp sống cộng đồng hằng ngày, tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau…

Tâm linh với Tổ quốc, giang sơn đất nước: Ngày nay mỗi cuộc lễ nghi, cuộc

hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc, vào các ngày lễ Thương binh liệt sĩ chúng ta

thường đốt nén hương tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng liệt sĩ

Tâm linh trong văn học nghệ thuật: Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ

thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra

Trang 27

trong tác phẩm làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn Mà muốn được như vậy, nhà sáng tạo nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất

Tâm linh trong tín ngưỡng, tôn giáo: Tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh vực đặc

biệt trong đời sống tâm linh Đây là yếu tố được nhiều người biết đến nhất và khi

nhắc đến hai chữ “tâm linh” thì người ta nghĩ ngay đến các tôn giáo

d) Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan

Mê tính dị đoan là tin một cách mê muội, kì dị, lạ thường Tin không lý trí và đến mức không cần đến mạng sống của mình, niềm tin cực đoan Vì vậy, mê tín dị đoan chỉ tồn tại khi nó bám vào trình độ văn hóa khoa học thấp kém, con người không đủ trình độ để phân tích, lý giải đúng sai, hoặc lợi dụng tình trạng quẫn bách,

mụ mẫm của con người không kịp thời giúp đỡ giải tỏa Trong khi đó, tâm linh là niềm tin thiêng liêng có ở nhiều mặt đời sống tin thần Những người tin vào tôn giáo, họ theo tôn giáo để tìm cách giải thoát trần tục, hoặc những người không theo tôn giáo nào nhưng vẫn tin vào thần, Phật, Chúa… họ tự đến đình, chùa thắp hương khấn lễ, cầu mong điều gì đó Còn xuất phát từ những người muốn kiếm lợi bằng việc dựa vào thần Phật…

e) Phân biệt tâm linh với tôn giáo, tín ngưỡng

Trước đây, nói đến tâm linh người ta nghĩ ngay đến tôn giáo, đến tín ngưỡng

và đồng nhất nó với tín ngưỡng, với tôn giáo Thực ra khái niệm tâm linh vừa hẹp

hơn nhưng vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo

Hẹp hơn vì ở tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh ra còn có phần mê tín

dị đoan và sự cuồng tín tôn giáo

Rộng hơn vì tâm linh gắn với nhiều khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả, cái siêu việt… không chỉ có ở đời sống tôn giáo mà còn có ở cả đời sống tinh thần, đời sống xã hội, đời sống cá nhân Không chỉ có ở Thượng Đế, Thần, Thánh, Phật mới thiêng liêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũng thiên liêng không kém

Tín ngưỡng là do dân gian sáng lập, được lưu truyền trong dân gian, không

có hệ thống kinh sách rõ ràng, không có giáo lý; còn tôn giáo là do con người sáng

Trang 28

lập, có tín đồ, có nơi thờ tự gốc, có hệ thống chặt chẽ, thống nhất, có kinh sách ghi

chép lại Tâm linh là khái niệm bao gồm tín ngưỡng và tôn giáo

Như vậy: Tâm linh không phải là tín ngưỡng là tôn giáo mà tâm linh chứa

đựng chúng Tín ngưỡng tôn giáo chỉ có thể tồn tại trong môi trường tâm linh ở đó con người có niềm tin vào những đối tượng thiêng liêng

1.3.1.2 Khái niệm văn hóa tâm linh

Khái niệm văn hóa tâm linh tương tự như văn hóa thể thao, văn hóa du lịch, văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa của xã hội con người Nó được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện thái độ nhận thức của con người Văn hóa tâm linh bao gồm toàn bộ các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng [27, tr.38]

“Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa xã hội của con người, được

biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (E dè, sợ hãi hay huyền diệu) của con người, Văn hóa tâm linh được hiểu là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [17, tr.27 - 29]

Văn hóa tâm linh để lại biết bao giá trị văn hóa vật chất, đó là những kiến trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng như: Đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ… Những giá trị tinh thần đó là những nghi lễ, những ý niệm thiêng liêng trong tâm thức con người Từ đó ta thấy văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa vô hình và hữu hình

Các biểu hiện sinh hoạt văn hóa tâm linh thể hiện qua hai dạng:

- Văn hóa tinh thần (Vô hình): Đó là những hiểu biết, những suy luận, nhận

thức về một niềm tin thiêng liêng đối với một đối tượng nào đó, các nghi thức cúng

tế, lễ hội văn hóa tâm linh…

- Văn hóa vật chất (Hữu hình): Đó là cơ sở vật chất, nơi thờ tự (Đình, chùa,

miếu…) với các đồ khí tự và những biểu tượng liên quan đến tâm linh, tùy theo mỗi

Trang 29

nền văn hóa mà có các vật dụng thờ cúng tâm linh khác nhau

1.3.1.3 Khái niệm du lịch tâm linh

a) Khái niệm du lịch tâm linh

Khái niệm du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng

có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất

Thượng tọa Thích Đạt Đạo trong đề tài tham luận Hoằng pháp về vấn đề du

lịch tâm linh cho rằng: “Du lịch tâm linh là tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống

Thăm viếng bằng tâm trí, trái tim Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồng loại, chúng sinh Nâng cao được giá trị tâm hồn, hiểu rõ về tâm linh, cụ thể đối với Phật giáo chúng ta là hiểu hơn về chân lý giải thoát, giá trị hiện thực của cuộc sống hiện tại”

“Du lịch tâm linh là loại hình du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn niềm tin

tín ngưỡng của khách du lịch, hết hợp với mục đích vãn cảnh nơi diễn ra hoạt động

du lịch tâm linh” [29, tr.28]

Trong bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững diễn ra tại Ninh Bình ngày 21 - 22/11/2013, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng

cục trưởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng: “Xét về nội dung và tính chất du

lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong đời sống tinh thần Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác”

Từ các khái niệm trên, tác giả xin đưa ra quan niệm của tác giả về du lịch

tâm linh: “Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch văn hóa, nó là sự kết hợp giữa

du lịch và tâm linh - tín ngưỡng, với mục đích đi để tìm hiểu văn hóa tâm linh, tìm hiểu giá trị truyền thống, thăm viếng bằng tâm trí, trái tim tại những nơi có công trình tôn giáo tín ngưỡng Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết, hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồng loại, chúng sanh, cầu mong điều gì tốt đẹp,

Trang 30

nâng cao được giá trị tâm hồn và một phần nào đó hiểu rõ hơn về tâm linh”

b) Các hình thức du lịch tâm linh

Từ gốc độ mục đích chuyến đi: Chiêm nghiệm sự linh thiêng, huyền bí của

địa điểm tâm linh Đây là hình thức du lịch tâm linh phổ biến nhất, thu hút được

đông đảo du khách tham gia

Trải nghiệm đời sống tâm linh là loại hình du lịch dành cho những người muốn trải nghiệm cuộc sống của giới tu hành Theo tour du lịch này họ muốn được nghỉ qua đêm tại các nơi thờ tự, công trình tôn giáo và thực hiện một số công việc thường ngày như: Nấu cơm chay, đọc kinh, nghe giảng kinh…

Nghiên cứu giáo lý là loại hình du lịch tâm linh dành cho những người muốn nghiên cứu về giáo lý, nghe thuyết giảng về giáo lý, thụ phép an tâm để tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh niềm tin và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi lễ truyền thống

Từ gốc độ không gian tổ chức chương trình du lịch: Chúng ta có sản phẩm

chương trình du lịch tâm linh trong nước và các sản phẩm chương trình du lịch đi ra

Việc phân chia thành những loại hình du lịch nêu trên chỉ mang tính chất làm

rõ hơn các đặc tính của từng loại để trên cơ sở đó có thể đưa ra cách tổ chức phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Còn trên thực tế, một chương trình du lịch tâm linh có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch khác nhau

c) Mục đích du lịch

Tham quan: Trong du lịch văn hóa tâm linh khách du lịch có thể trực tiếp

chiêm nghiệm, tham quan, nghiên cứu cảnh quan, kiến trúc, mỹ thuật, hệ thống tượng thờ, phù điêu, các di vật gắn với điểm du lịch tâm linh… Tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo và lối sống bản địa, những giá trị di sản văn hóa gắn với

Trang 31

điểm tâm linh Các đối tượng tham quan của du lịch văn hóa tâm linh không phụ thuộc vào thời gian mà có thể tổ chức quanh năm Du khách có thể tham gia vào chuyến hành trình vào bất cứ thời điểm nào mà họ mong muốn

Tham dự lễ hội: Đến với lễ hội khách du lịch được tham gia trực tiếp vào các

hoạt động tôn giáo với không khí náo nhiệt và sống động Thông qua các thành tố

cơ bản của lễ hội bao gồm: Các nghi lễ, nghi thức thờ cúng, tế lễ, trang phục, ẩm thực, tục hèm và trò diễn dân gian… mà du khách có thể cảm nhận được giá trị văn hóa một cách sống động, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng, hơn nữa du khách còn tìm thấy ở lễ hội bản thân mình, quên đi những áp lực của cuộc sống đời thường Tuy nhiên, du lịch lễ hội có đặc trưng cố định về thời gian hay nói cách khác là có tính mùa vụ, du khách chỉ có thể tham gia vào loại hình du lịch này tại những thời điểm đã được ấn định

Tôn giáo, tín ngưỡng: Du lịch tâm linh mang lại giá trị của tình yêu thương

con người thật sự cho chính bản thân cá nhân đó, đồng thời mỗi cá nhân lại mang đến sự bình an, an lạc cho những người xung quanh và họ tham gia hoạt động du lịch là đi về những Thánh tích, nơi cội nguồn của tôn giáo để tri ân những đấng cao siêu và thể hiện lòng thành kính trước những điều thiêng liêng Đó là mục đích cao nhất của hành trình du lịch tâm linh

1.3.2 Những lĩnh vực cần nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh

1.3.2.1 Thị trường, khách du lịch tâm linh

Theo Nguyễn Văn Lưu thì: “Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường

chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn

bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch” [31, tr.34].

Thị trường du lịch tâm linh cũng được xem xét theo khái niệm này, thị trường du lịch tâm linh của tỉnh, của địa phương là một bộ phận của thị trường du lịch, thị trường tâm linh này có cung là các nguồn tài nguyên du lịch tâm linh, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh, các nhà cung ứng du lịch, các sản phẩm

du lịch tâm linh… còn đối với cầu là thị trường khách du lịch tâm linh hay khách du

Trang 32

lịch có mối quan tâm đến các di tích tôn giáo, văn hóa tâm linh của địa phương, các nhà đầu tư…

Theo Luật Du lịch năm 2005, khách du lịch được phân thành: “1 Khách du

lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế; 2 Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; 3 Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”

1.3.2.2 Tài nguyên du lịch tâm linh

Tài nguyên du lịch văn hóa là gì? Theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng thì:

“Tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể có

khả năng và điều kiện tạo thành sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch… Tài nguyên du lịch văn hóa thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân”

[27, tr.292]

Tài nguyên du lịch tâm linh là một phần của tài nguyên du lịch văn hóa, là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện để hình thành và phát triển du lịch tâm linh ở địa phương, nó bao gồm tài nguyên du lịch tâm linh vật thể (Đang được khai thác và ở dạng tiềm năng) và phi vật thể (Đang được khai thác và ở dạng tiềm năng) Sự phân chia thành hai dạng tài nguyên du lịch tâm linh này chỉ mang tính chất tương đối bởi đôi khi trong tài nguyên vật thể (Hữu hình) nó lại có chứa đựng

cả tài nguyên phi vật thể (Vô hình)

Nhưng không phải tất cả các tài nguyên du lịch tâm linh nào kết hợp với dịch

vụ du lịch cũng có thể tạo ra sản phẩm du lịch tâm linh phục vụ cho khách du lịch được, tài nguyên du lịch tâm linh đó phải đảm bảo đủ các điều kiện như: Có giá trị văn hóa tâm linh, giá trị tôn giáo, giá trị tín ngưỡng đặc biệt, độc đáo, hấp dẫn lớn,

là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch; Có điều kiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở thích hợp; Có sức chứa du lịch đảm bảo về không gian và thời gian; Có khả năng giúp cho việc tạo ra dịch vụ du lịch tâm linh hay kết hợp với dịch vụ du lịch khác; Có khả năng liên kết cao trong

Trang 33

nội vùng và liên vùng… [27, tr.292 - 293]

1.3.2.3 Sản phẩm du lịch tâm linh

Theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng thì: “Sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết

hợp tối ưu giữa tài nguyên du lịch văn hóa với dịch vụ du lịch thích hợp” [27, tr.300

- 301] Phát triển trên quan điểm này thì sản phẩm du lịch tâm linh mang những đặc điểm của sản phẩm du lịch văn hóa, nó là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch tâm linh và các dịch vụ liên quan đến tâm linh thích hợp

Sản phẩm du lịch tâm linh ở địa phương được hình thành từ tài nguyên du lịch tâm linh ở tỉnh thành đó và dịch vụ du lịch mà tỉnh có để phục vụ cho du khách

Sự phân chia thành 4 sản phẩm du lịch tâm linh dưới đây chỉ mang tính chất tương đối: Khám phá địa danh tâm linh; Tổ chức các hoạt động hành lễ, tham gia lễ hội tâm linh; Hoạt động trải nghiệm đời sống tâm linh; Du lịch hành hương

1.3.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm: Cơ sở vật chất của ngành

du lịch (Hệ thống cơ sở ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí…) là các yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho

du khách; Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân khác tham gia phục vụ du lịch (Giao thông, điện, nước, bưu chính, ngân hàng…)

Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh thì cũng không khác với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách, nhưng nó có những điều kiện phục vụ đặc trưng riêng, với cơ sở phục vụ ăn uống thì phải là những món ăn chay, thanh đạm… với cơ sở lưu trú thì cần trang trí các màu sắc tao nhã, mang nét đặc trưng của văn hóa tâm linh, đối với nhiều tôn giáo khác nhau cần có những cách bố trí phòng đặc biệt… Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những yêu cầu chính như: Mức

độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh và mức độ an toàn…

1.3.2.5 Những điểm, tuyến du lịch tâm linh

Nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm của mình về điểm du lịch, điểm du lịch văn hóa như:

Theo PGS.TS Trần Đức Thanh thì: “Điểm du lịch là những chỗ hoặc cơ sở

mà khách du lịch hướng đến lưu trú, điểm du lịch có thể là những chỗ không có dân

Trang 34

cư, điểm du lịch có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch (tài nguyên

tự nhiên, tài nguyên văn hóa…) và có hoạt động du lịch phát triển” [46, tr.112]

Theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng: “Điểm du lịch văn hóa là điểm du lịch

chủ yếu khai thác tài nguyên văn hóa tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách; Tuyến du lịch văn hóa là sự kết nối hợp lý giữa các điểm du lịch văn hóa nhằm phát huy tối ưu khả năng của con người trong việc khai thác tài nguyên và sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu du khách” [27, tr.319 - 320]

Như vậy có thể hiểu điểm, tuyến du lịch tâm linh là sự kết nối các điểm du lịch tâm linh, các điểm di tích tôn giáo… lại với nhau cùng với dịch vụ du lịch tâm linh tạo nên một tuyến du lịch tâm linh Điều kiện để trở thành điểm du lịch tâm linh là phải có sản phẩm du lịch tâm linh đặc sắc, có các dịch vụ thích hợp, có khả năng liên kết nội vùng, liên vùng du lịch…; tuyến du lịch tâm linh là khả năng kết nối các điểm du lịch tâm linh lại với nhau, khả năng khai thác các giá trị văn hóa tâm linh…

1.3.2.6 Nhân lực phục vụ du lịch tâm linh

Để tìm hiểu đặc điểm của nhân lực du lịch, PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng đã

viết trong sách “Văn hóa du lịch” quan tâm đến một số vấn đề như: Nhân lực du

lịch trực tiếp và gián tiếp; Nhân lực du lịch thường xuyên và mùa vụ; Nhân lực du lịch chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực; Giới tính của nhân lực du lịch; Lứa tuổi của nhân lực du lịch; Ngoại hình của nhân lực du lịch; Nhân lực du lịch nòng cốt; Nhân lực trong lĩnh vực văn hóa

Như vậy, nhân lực phục vụ du lịch tâm linh không nằm ngoài nhân lực phục

vụ du lịch văn hóa Chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đến kiến thức và nghiệp vụ của nhân lực du lịch tâm linh là kiến thức và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc khai thác tài nguyên tâm linh và sản phẩm du lịch tâm linh đặc thù của từng vùng, từng địa phương

1.3.2.7 Hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh

Khái niệm xúc tiến du lịch hiện nay được hiểu theo hai cách khác nhau:

Theo nghĩa rộng: (Xúc tiến du lịch với tư cách là một ngành kinh tế) Theo

Điều 4, Luật Du lịch (2005): “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền quảng bá,

Trang 35

vận động nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch” [39]

Theo nghĩa hẹp: (Xúc tiến du lịch là hoạt động xúc tiến của một doanh

nghiệp hay tổ chức du lịch) Theo quan điểm của marketing thì bản chất của hoạt động xúc tiến chính là quá trình truyền tin để cung cấp thông tin về một sản phẩm

và về doanh nghiệp với khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp mình

Khái niệm xúc tiến du lịch tâm linh được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp,

nó bao gồm các hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh, quảng bá điểm đến gắn với văn hóa tâm linh và đặc biệt là tuyên truyền nhận thức về tâm linh cho du khách… dưới đây là tám hình thức xúc tiến du lịch theo nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, có thể áp dụng cho xúc tiến hoạt động du lịch tâm linh:

Thứ nhất, tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại

chúng trong nước và nước ngoài

- Quảng cáo bằng báo chí, các tờ báo chuyên về du lịch;

- Quảng cáo bằng truyền hình, các kênh truyền hình chuyên về du lịch;

- Quảng cáo bằng truyền thanh, các loa đài, FM ;

- Quảng cáo ngoài trời bằng các chương trình đạp xe đạp quảng bá hình ảnh

du lịch, phát tờ rơi ;

- Quảng cáo bằng internet, đây là phương tiện được dùng nhiều nhất hiện nay, mang lại hiệu quả nhiều nhất Đây là phương tiện giúp quảng bá hình ảnh du

lịch ra nước ngoài hiệu quả, đỡ tốn kém nhất

Thứ hai, xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch

Đây là một hình thức quảng cáo truyền thống, nó bao gồm tất cả các dạng in

ấn hay điện tử được thiết kế nhằm tạo ra sự nhận biết đối với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, kích thích nhu cầu và ham muốn về một sản phẩm hay điểm đến cụ thể nào đó Các ấn phẩm, tài liệu thông tin bao gồm các loại như: Tờ rơi, tập gấp; sách mỏng về du lịch; sách giới thiệu hướng dẫn du lịch; đĩa DVD, CD, cờ phướn, bản đồ, băng rôn, đồ lưu niệm được sản xuất nhằm tuyên truyền, quảng bá

du lịch Việt Nam…

Trang 36

Thứ ba, công bố các sản phẩm du lịch mới

Việc công bố các sản phẩm du lịch mới như: Chương trình du lịch mới, kinh doanh hoạt động du lịch mới, sản phẩm du lịch mới đặc trưng cho địa phương Thường là được tổ chức tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tại các trung tâm hội nghị Thành phần tham sự là các tổ chức, hiệp hội du lịch, công ty lữ hành, các tổ chức nước ngoài, đại diện lãnh đạo của địa phương, lãnh đạo các ngành liên

quan

Thứ tư, khảo sát điểm đến

Tổ chức cho các cơ quan thông tấn báo chí, hãng lữ hành, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá và tìm kiếm cơ hội thúc

đẩy phát triển du lịch Tổ chức cho các hãng lữ hành và đơn vị truyền thông, báo chí nước ngoài vào Việt Nam khảo sát điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch

Thứ năm, tổ chức và thực hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm, hoạt động thông tin du lịch (Ở trong nước và nước ngoài) của quốc gia,

khu vực và địa phương

Tổ chức hội chợ triển lãm du lịch là một phương thức tiếp cận khách hàng và công chúng mục tiêu Tại đây những người điều hành du lịch có thể trao đổi, tìm hiểu và mua các chương trình du lịch mới để cung cấp cho khách hàng của họ Hội chợ cho phép các điểm đến du lịch sắp xếp, lên kế hoạch các cuộc gặp gỡ trực tiếp với các đại lý du lịch, những khách hàng đơn lẻ truyền thống và tiềm năng Nơi đây không chỉ diễn ra các cuộc gặp gỡ, trao đổi, giao thương của những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp gồm những người bán và người mua mà còn phục vụ đông đảo quần chúng tham gia Mục đích của hội chợ triển lãm du lịch là tạo cơ hội cho những người bán và người mua gặp nhau để trao đổi thông tin và thực hiện giao dịch Nó cũng là công cụ xúc tiến quan trọng để những người làm tiếp thị điểm đến

có thể tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư, khách du lịch tiềm năng… Đồng thời các nhà tiếp thị điểm đến có thể thiết lập mạng lưới quan hệ với nhau và có thể thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về xúc tiến du lịch nhằm tăng cường sự liên kết giữa các Bộ, ngành, địa phương, vùng miền; liên kết giữa Nhà nước và doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị chuyên đề về

Trang 37

phát triển du lịch, xúc tiến du lịch của các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm tuyên

truyền, quảng bá cho du lịch

Thứ sáu, hợp tác quốc tế về xúc tiến du lịch

Hợp tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế, về mặt hành vi, đó là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, tức là trong

đó bạo lực được loại ra Về mặt mục đích, hợp tác là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích chung, lợi ích chung Sự phối hợp đa dạng từ nhân lực, vật lực

đến tài lực…

Hợp tác quốc tế về xúc tiến du lịch là sự phối hợp hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế trong các hoạt động xúc tiến du lịch nhằm thực hiện các mục đích chung Có thể hiểu rằng, hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch là việc các chủ thể trong quan hệ quốc tế phối hợp hòa bình với nhau trong các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo du lịch, quan hệ công chúng, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán

sản phẩm du lịch một cách hòa bình và lợi ích chung của các bên

Thứ bảy, lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài

Văn phòng đại diện là nơi để các doanh nghiệp lữ hành hai nước tìm hiểu trao đổi và nắm bắt thông tin nhằm hoàn thiện sản phẩm du lịch, đảm bảo phục vụ

khách du lịch một cách tốt nhất

Mục đích thành lập văn phòng đại diện không chỉ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và quốc gia đó thu hút khách du lịch mà còn hỗ trợ các Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và các địa phương đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch tại thị trường quốc tế Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về giao lưu con người giữa hai nước trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế nhất trí thúc đẩy ngành du lịch ở hai nước, quảng bá về đất nước và con người cũng như tiềm năng du lịch của Việt Nam đồng thời cũng trân trọng lắng nghe những ý kiến, khuyến nghị của người dân địa phương nơi đặt văn phòng đại diện để từng bước hoàn thiện và tạo những

điều kiện thuận lợi hơn nữa…

Thứ tám, các hình thức xúc tiến du lịch khác

Việc phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch, nâng cao chất lượng nhân viên, cán bộ làm tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng góp phần tăng

Trang 38

tính xúc tiến du lịch Bên cạnh đó, việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực phục

vụ, làm việc tại các khu/điểm du lịch, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

cho các cá nhân, tập thể

Mời gọi các nhà đầu tư vào các lĩnh vực, không riêng lĩnh vực du lịch nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tiền đề để phát triển xúc tiến du lịch Đầu tư vào các khu/điểm du lịch phát triển về mọi mặt, thu hút vốn đầu tư Kết hợp các ban quản lý du lịch khu/điểm và các khách sạn trên địa bàn nhằm phát triển theo

hướng đồng bộ, cùng nhau phát triển, cùng nhau xúc tiến du lịch

Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương có nhiệm vụ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương, phối hợp với các ban ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, các khu/điểm du lịch tại địa phương về

xúc tiến điểm đến và các mặt khác

1.3.2.8 Quản lý hoạt động du lịch tâm linh

Về nội dung quản lý hoạt động du lịch tâm linh cũng như quản lý du lịch văn hóa bao gồm: Hoạt động quản lý tài nguyên du lịch tâm linh, sản phẩm du lịch tâm linh, thị trường du lịch tâm linh, nhân lực du lịch tâm linh, các hoạt động du lịch

tâm linh, tuyên truyền, quảng bá du lịch tâm linh [27, tr.338]

Toàn bộ các hoạt động quản lý du lịch tâm linh ngoài chịu sự chế định của Luật Du lịch, Luật Doanh nghiệp, Luật Di sản văn hóa, quản lý hoạt động du lịch tâm linh còn chịu sự chế định của nhiều bộ luật có liên quan khác như: Luật Xây dựng, Luật Xuất nhập cảnh, Luật Tài nguyên - Môi trường, Luật Tôn giáo - tín ngưỡng, Luật Lao động…

Về hình thức quản lý hoạt động du lịch tâm linh bao gồm các hình thức quản

lý Nhà nước về du lịch tâm linh, quản lý doanh nghiệp về du lịch tâm linh, quản lý của chính quyền địa phương, quản lý của các tổ chức phi chính phủ, tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng vào việc giám sát khai thác và bảo vệ văn hóa tâm linh nói riêng và du lịch văn hóa nói chung

Hiện nay đa phần sản phẩm du lịch tâm linh thu hút được nhiều du khách tham quan và tham gia vào hoạt động tín ngưỡng là vào mùa lễ hội, do vậy, lễ hội là một sản phẩm du lịch tâm linh đặc biệt Công tác quản lý hoạt động du lịch tâm linh

Trang 39

tại các lễ hội ngày càng được quan tâm, trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp, từ tư duy nhận thức của các cấp lãnh đạo và toàn xã hội, việc ban hành và thực thi các văn bản quản lý Nhà nước, công tác điều tra, kiểm tra lễ hội cho đến việc phục hồi và phát huy có hiệu quả nhiều lễ hội dân gian, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị

di sản văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân [29, tr.120]

1.3.3 Vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch

Nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ưu tiên phát triển loại hình

du lịch này thông qua “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 -

2010 và giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Nhiều hội thảo, hội

nghị phát triển du lịch tâm linh, phát triển các tuyến du lịch tâm linh đã tổ chức thành công Nhiều đề tài khoa học của học viên, sinh viên nghiên cứu về du lịch tâm linh ngày càng được nghiên cứu nhiều Điều này cho thấy rằng vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam ngày càng được thực hiện nhiều hơn, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều đề tài phân tích thực trạng vấn đề khai thác du lịch tâm linh theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều dạng khác nhau, theo từng lĩnh vực riêng biệt, theo từng vùng khác nhau

Hiện nay vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch đã đạt được một số thành tựu nhất định, bên cạnh đó còn một số mặt chưa đạt được, chưa thực hiện được, hy vọng trong tương lai, ngành du lịch Việt Nam sẽ khai thác tốt hơn các giá trị của văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch tâm linh của cả nước nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa vừa mang những đặc điểm chung của du lịch, bao gồm những lĩnh vực khác nhau của du lịch như: Thị trường du lịch văn hóa, khách du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa, những điểm tuyến du lịch văn hóa, nhân lực du lịch văn hóa, hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa, quản lý hoạt động du lịch văn hóa [27, tr.276]

Du lịch tâm linh là một phần của du lịch văn hóa Do vậy, khi khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch cũng cần phải nghiên cứu các lĩnh vực như

Trang 40

là nghiên cứu về du lịch văn hóa

1.3.4 Vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch ở Tây Ninh

1.3.4.1 Vai trò của văn hóa tâm linh trong phát triển du lịch Tây Ninh

Văn hóa tâm linh là tài nguyên du lịch, phát triển loại hình du lịch tâm linh, văn hóa tâm linh góp phần phát triển thị trường du lịch, phát triển tài nguyên du lịch, phát triển các dịch vụ du lịch thích hợp, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù Tạo

ra nhiều việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế Có thể nói, cuộc sống của người dân Tây Ninh phần nào đã thực sự đổi thay nhờ vào văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh

Văn hóa tâm linh Tây Ninh góp phần vào phát triển thương hiệu, hình ảnh du lịch của Tây Ninh Điều này được chứng minh qua số lượng khách du lịch đến với các điểm du lịch tâm linh ở Tây Ninh và các chính sách ưu tiên, phát triển du lịch tâm linh của tỉnh trong những năm gần đây

Với các triết lý, giáo lý của các tôn giáo là sống tốt đời đẹp đạo, du lịch tâm linh chủ động và tích cực trong việc bảo vệ môi trường và đóng góp thích đáng vào phát triển bền vững Hầu hết các điểm du lịch tâm linh là những nơi có phong cảnh đẹp, hệ sinh thái độc đáo luôn được giữ gìn, bảo vệ môi trường tốt bằng các hành vi

có ý thức của con người Văn hóa tâm linh góp phần không nhỏ vào việc phát triển văn hóa du lịch trong du lịch tâm linh nói riêng và ngành du lịch tỉnh Tây Ninh nói chung

Văn hóa tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm cho du khách, nhận thức

và tận hưởng những giá trị tinh thần giúp cho con người đạt đến sự cân bằng, cực lạc trong tâm hồn Những giá trị ấy có được là nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của người dân Tây Ninh

Văn hóa tâm linh góp phần phát triển các điểm du lịch, các tuyến du lịch, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh Khi du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường thì nó sẽ đóng góp tích cực vào phát triển bền vững ngành du lịch Tây Ninh từ đó bảo tồn được văn hóa tâm linh

Ngày đăng: 29/12/2017, 20:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, NXB Mĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Chu Quang Trứ
Nhà XB: NXB Mĩ thuật
Năm: 2001
2. Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh (2016), Niên giám thống kê Tây Ninh 2015, Tây Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Tây Ninh 2015
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh
Năm: 2016
3. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1992
4. Đinh Trung Kiên (1999), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
5. Đoàn Thị Thùy Trang (2010), Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa), Đại học Khoa học - Xã hội - Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)
Tác giả: Đoàn Thị Thùy Trang
Năm: 2010
6. Hòa thượng Thích Niệm Thới (Chủ biên) - Phan Kỷ Sửu (2014), Tìm hiểu Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh, NXB Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh
Tác giả: Hòa thượng Thích Niệm Thới (Chủ biên) - Phan Kỷ Sửu
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2014
7. Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình Văn hóa du lịch, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn hóa du lịch
Tác giả: Hoàng Văn Thành
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
8. Huỳnh Minh (2001), Tây Ninh xưa, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Ninh xưa
Tác giả: Huỳnh Minh
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2001
9. Lê Minh (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển
Tác giả: Lê Minh
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 1994
10. Lê Thị Tuyết Mai (2004), Du lịch di tích lịch sử văn hóa, NXB trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch di tích lịch sử văn hóa
Tác giả: Lê Thị Tuyết Mai
Nhà XB: NXB trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Năm: 2004
11. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo thế giới và Việt Nam
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 1998
12. Nhóm nhiều tác giả (2013), Hỏi và đáp văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi và đáp văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nhóm nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2013
13. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên, 2001), Đạo Mẫu ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Mẫu ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
14. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2001
15. Nguyễn Duy Hinh (2007), Tâm linh Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm linh Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2007
16. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
17. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
18. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Nam bộ, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh Nam bộ
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1997
19. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam bộ, NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam bộ
Tác giả: Nguyễn Hữu Hiếu
Nhà XB: NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
20. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh San
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w