1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn

145 508 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Bắc Kạn là một tỉnh nằm trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc, được thiên nhiên ưu đãi cho có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng s

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, ngoài

sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy, cô giáo, cán bộ nhà trường Đặc biệt xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới Thầy giáo PGS TS Triệu Thế Việt – giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã ủng hộ, giúp đỡ và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt thời gian vừa qua

Xin gửi lời cảm ơn UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Bắc Kạn và bà con các thôn bản tại Bắc Kạn, chị Lý Thị Mười – chuyên viên Trung tâm Thông tin và Xúc tiến

Du lịch Bắc Kạn, chị Mai – chủ CSKDLT Quỳnh Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn này

Cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ của các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu của tôi

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do sự hạn hẹp về thời gian, điều kiện nghiên cứu và hạn chế trong năng lực bản thân, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy,

Cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn !

Học viên

Nguyễn Thị Thảo

Trang 4

4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi - Nguyễn Thị Thảo, học viên cao học khóa 2014 - 2016, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Khoa

Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Học viên

Nguyễn Thị Thảo

Trang 5

5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……….3

LỜI CAM ĐOAN………4

MỤC LỤC………5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……….8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ……… 9

MỞ ĐẦU 10

1.Lí do chọn đề tài 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 15

5.Phương pháp nghiên cứu 15

6.Đóng góp của luận văn 17

7 Bố cục của luận văn 17

Chương 1 17

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH…… 18

1.1.Tài nguyên du lịch 18

1.2 Sản phẩm du lịch 19

1.3.Thị trường du lịch 19

1.4.Nhân lực trong du lịch 20

1.5.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 20

1.6.Tổ chức quản lý du lịch 21

1.7.Quan niệm về bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch 22

Tiểu kết chương 1………… ……… 23

Chương 2 24

Trang 6

6

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC

KẠN…… 24

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch……… …… 25

2.1.1 Sơ lược về tỉnh Bắc Kạn…… ……….25

2.1.2 Điều kiện tự nhiên……….29

2.1.3 Điều kiện lịch sử xã hội………32

2.1.4 Tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn……….……… 39

2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn………47

2.2.1.Thị trường khách du lịch tỉnh Bắc Kạn 47

2.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tỉnh Bắc Kạn 56

2.2 3.Các sản phẩm du lịch của tỉnh Bắc Kạn 60

2.2.4.Các tuyến điểm du lịch tiêu biểu 73

2.2.5.Nhân lực trong du lịch 78

2.2.6.Tuyên truyền quảng bá du lịch tỉnh Bắc Kạn 79

2.2.7.Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn 85

Tiểu kết chương 2 87

Chương 3 88

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN……… 88

3.1.Căn cứ đề xuất 88

3.1.1.Cơ sở pháp lý, chủ trương chính sách của nhà nước 88

3.1.2.Định hướng phát triển du lịch của tỉnh 89

3.1.3.Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn 91

3.1.4.Xu hướng nhu cầu của khách đến du lịch vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ 97

Trang 7

7

3.2.Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Bắc Kạn trong thời gian

tới 99

3.2.1.Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 99

3.2.2.Giải pháp phát triển nhân lực 102

3.2.3.Giải pháp về phát triển thị trường du lịch 104

3.2.4.Xây dựng các tuyến điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn 105

3.2.5.Giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch 109

3.2.6.Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Bắc Kạn 110

3.2.7.Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch 111

Tiểu kết chương 3 113

KẾT LUẬN……….114

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….117

PHỤ LỤC……….121

Trang 8

8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN :Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(Association of Southeast Asian Nations)

BOT :Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

(Gross domestic product)

UNESSCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp

quốc

(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

UBND :Ủy ban nhân dân

VAT :Thuế giá trị gia tăng

(Value Added Tax)

VHTTDL :Văn hóa, Thể thao và Du lịch

WHO :Tổ chức Y tế thế giới

(World Health Organization)

Trang 9

9

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Mục đích của khách du lịch đến Bắc Kạn 48 Bảng 2.1: Tình hình phát triển về mặt doanh thu, và nguồn khách của ngành

Du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2016 50 Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến một số tỉnh Việt Bắc 52 Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về loại hình cơ sở lưu trú của khách du lịch đến Bắc Kạn 55 Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2016 56 Bảng 2.4: Doanh thu từ du lịch phân theo loại hình kinh tế 56 Bảng 2.5: Tình hình phát triển các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2016 58

Trang 10

Bắc Kạn là một tỉnh nằm trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc, được thiên nhiên ưu đãi cho có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn trong đó nổi bật lên là di tích quốc gia đặc biệt

- Khu du lịch Ba Bể Nơi đây cũng chứa đựng những tài nguyên về du lịch văn hóa như: những chứng tích văn hóa, những tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống được lưu truyền từ ngàn đời Chính những yếu tố trên đã đem lại lợi thế trong việc phát triển kinh tế - xã hội và du lịch ở Bắc Kạn

Tuy nhiên, cho đến nay sự phát triển của du lịch Bắc Kạn còn trong giai đoạn sơ khai, bộc lộ nhiều yếu kém đặc biệt chưa phát huy được thế mạnh tương xứng với tiềm năng và mong muốn Vấn đề đặt ra là làm sao cho sản phẩm du lịch của tỉnh thực sự phong phú, đa dạng và tạo ra được sự khác biệt, xác định ưu tiên loại hình du lịch nào đang là bài toán khó đặt ra cho các cấp quản lý, các nhà hoạch định chiến lược

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch Bắc Kạn, chủ yếu ở các điểm du lịch mà chưa có một nghiên

Trang 11

11

cứu tổng thể nào về du lịch Bắc Kạn nói chung ngoài “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” Đứng ở phương diện nghiên cứu còn thiếu nghiên cứu tổng hợp về phát triển du lịch Bắc Kạn

Trước thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du

lịch tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp với các lý do sau:

- Thứ nhất, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu tổng hợp về du lịch Bắc Kạn

- Thứ hai, hoạt động du lịch của Bắc Kạn còn nhiều yếu kém chưa phát huy được thế mạnh về tài nguyên

- Thứ ba, mặc dù được xác định là một ngành kinh tế quan trọng nhưng các cấp quản lý, chính quyền và người dân địa phương chưa thực sự nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của du lịch trong việc thúc đẩy phát triển kinh

tế xã hội

Luận văn sẽ đánh giá tiềm năng thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển của du lịch tỉnh Bắc Kạn, đưa ngành Du lịch thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh trong những năm tới đây

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Ngày nay du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng trên thế giới do đó, nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Có rất nhiều tài liệu, công trình đã công bố, nghiên cứu chung về phát triển du lịch ở Việt Nam và trên thế giới, có thể kể tên như:

Robert Lanqua (1993) trong cuốn Kinh tế du lịch, đã đưa ra khái niệm

và những tác động của ngành Du lịch đối với nền kinh tế Theo đó du lịch là một ngành công nghiệp và có tác động đến nền kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư, sản xuất, tiêu dùng [45]

Trang 12

12

Philip Kotler, John Bowen, James Makens (2003) đã nghiên cứu, ứng

dụng những lí thuyết về du lịch để biên soạn cuốn Marketing for hospitality

and tourist (Marketing cho khách sạn và du lịch) Cuốn sách cung cấp những

bài hội thoại, những ví dụ về marketing, lòng hiếu khách trong hoạt động du lịch, cách trả lời điện thoại, giữ khách hàng, giải quyết những vấn đề khác nhau trong việc làm hài lòng khách hàng [44]

Cũng nghiên cứu về du lịch tác giả Wiliam Theobald trong cuốn Global

Tourism – The next decade đã rút ra hệ thống lý thuyết, khái niệm, cách thức

phân loại du lịch cũng như cách định hướng chiến lược và kế hoạch trong phát triển du lịch thông qua việc phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến mọi mặt của đời sống [50]

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ngày nay, du lịch là một hiện tượng chi phối rất mạnh mẽ nền kinh tế của nhân loại, chỉ tính riêng ở Đông Nam Á đã tạo ra 10% tổng sản phẩm xã hội và 9% GDP của khu vực [11, tr 2] Bởi vậy việc nghiên cứu các vấn đề

về du lịch Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học

Trong cuốn giáo trình Marketing du lịch (2008), PGS TS Nguyễn Văn Mạnh và TS Nguyễn Đình Hòa đồng chủ biên, đã đưa ra được những kiến thức cơ bản về marketing và việc áp dụng lí thuyết về marketing vào ngành

Du lịch ở Việt Nam GS TS Nguyễn Văn Đính và PGS TS Trần Thị Minh Hòa, trong giáo trình Kinh tế du lịch, đã hệ thống hóa những lý luận chung về phát triển du lịch, ý nghĩa kinh tế, xã hội của du lịch; đồng thời cũng đề cập đến các vấn đề về quản lý quy hoạch tổ chức du lịch Việt Nam và thế giới [11]

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (2013), nước ta được chia thành bảy vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du

Trang 13

13

lịch cho các vùng và cả nước Theo đó, vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ có

14 tỉnh, thành phố tập trung khai thác các loại hình du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá…Quy hoạch là cơ sở định hướng để triển khai chỉ đạo quản lí các hoạt động của ngành Du lịch trên phạm vi cả nước [38]

Tại Bắc Kạn, có Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kì đến năm 2020 tầm nhìn 2030 Quy hoạch chỉ ra quan điểm phát triển; mục tiêu phát triển, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; phương hướng tổ chức, phát triển kinh tế xã hội theo lãnh thổ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch Quy hoạch chỉ rõ mục tiêu của ngành Du lịch tỉnh trong thời gian tới là: Phấn đấu lượng khách du lịch (cả trong nước

và quốc tế) hằng năm tăng từ 25 - 28%, doanh thu tăng từ 30 - 35% Đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo được thượng hiệu cho các sản phẩm du lịch sinh thái, lịch sử - văn hoá, lễ hội của Bắc Kạn Cụ thể: Phát triển mạnh các tour

du lịch, gắn phát triển du lịch của Bắc Kạn với du lịch của Hà Nội và Vùng trung du và miền núi Bắc bộ; Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo động lực thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực như: khách sạn, nhà hàng; Phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí,

mở thêm các tour du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách; Tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hoá trong khu du lịch và trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ cho du khách thăm quan

du lịch và giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau này; Nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ của các khách sạn, nhà nghỉ và các khu du lịch để đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi của khách du lịch (nhất là khu du lịch Ba Bể); Khuyến khích các thành phần kinh tế mở thêm các khu du lịch mới; Tổ chức lại công tác quản lý nhà nước và công tác phối hợp trong quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu vực huyện

Ba Bể và trên địa bàn tỉnh Quy hoạch là cơ sở định hướng phát triển kinh tế -

Trang 14

14

xã hội của tỉnh Bắc Kạn nói chung và ngành Du lịch tỉnh Bắc Kạn nói riêng [40]

Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu khác về đề tài này như

luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Việt Anh (2011) “Nghiên cứu sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 – 2011” Luận án chỉ ra sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cần dựa trên những lợi thế cơ bản đó là:

có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, có nguồn tài nguyên tổng hợp để phát triển nông - lâm - nghiệp và công nghiệp chế biến hỗ trợ cho nhau tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa phong phú Phát triển du lịch với cảnh quan sinh thái, có nguồn lao động trẻ, có sức khỏe, cần cù và sáng tạo Tuy không nghiên cứu trực tiếp tới vấn đề phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn nhưng luận án

đã giúp cho Tác giả có được những nhận định tổng quan hơn về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mà trong đó có sự phát triển của ngành du lịch, là những thông tin tham khảo bổ ích trong quá trình thực hiện luận văn

Ngoài ra năm 2016, Bắc Kạn đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 Qua đó đưa ra định hướng và các giải pháp cụ thể với mục tiêu đưa du lịch Bắc Kạn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

Có thể thấy ngoài Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du

và Miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030 trong đó có Bắc Kạn và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 tầm nhìn đến năm 2030 thì chưa có công trình nào mang tính tổng hợp nghiên cứu về

du lịch Bắc Kạn điều này gây trở ngại lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh

Vì vậy, việc có một đề tài riêng nghiên cứu về vấn đề này là cấp bách và thiết thực

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 15

15

Đánh giá hiện trạng phát triển, những mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội, thách thức trong sự phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh du lịch tỉnh Bắc Kạn phát triển, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của du lịch tỉnh Bắc Kạn trong vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Kạn

- Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển

- Đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi, nhằm đóng góp cho sự phát triển du lịch nhanh và bền vững của tỉnh Bắc Kạn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về nội dung phát triển du lịch gồm: Phát triển sản phẩm và xác định thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, cơ chế chính sách, các quy định trong luật về nội dung phát triển du lịch, các hoạt động phát triển du lịch trong luật du lịch

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vị địa bàn hành chính tỉnh Bắc Kạn

Thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho nhau để làm rõ các vấn đề liên quan

- Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp

cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu, điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu Để có được những nhận định khách quan, Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trong quá trình đi thực tế Các đối tượng được

Trang 16

16

phỏng vấn là cán bộ quản lí, cán bộ địa phương, những người trực tiếp kinh doanh du lịch tại Bắc Kạn và địa bàn khác để tổng hợp, so sánh ý kiến về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh; đồng thời tiến hành phỏng vấn một số người dân và du khách

Tác giả luận vănđã tiến hành đi thực tế 2 đợt: Đợt 1: Từ 08/01/2016 - 12/01/2016 địa điểm đi thực tế gồm khu vực trung tâm thành phố Bắc Kạn, các huyện Nam Sơn, Nam Mẫu Các địa điểm được lựa chọn là nơi tập trung các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bắc Kạn Đợt 2: Ngày 24/04/2016 địa điểm đi thực tế tại Hà Nội

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được dùng để xử lí các nguồn tư

liệu, sách báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học đã thu thập Bằng các số liệu thu thập được Tác giả tiến hành xử lí số liệu hệ thống hóa vào các bảng, biểu đồ nhằm làm rõ thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Vì điều kiện thời gian và cách trở về khoảng cách địa lý nên tác giả luận văn chỉ phát được 250 phiếu cho khách du lịch và 50 phiếu cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Số phiếu cho du khách nhiều hơn vì mục đích chính của khảo sát là để nghiên cứu phát triển du lịch của tỉnh góp phần thu hút khách du lịch đến với địa phương

- Phương pháp phân tích Swot: SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT)

là phương pháp phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ Khung phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận lưới, gồm 4 phần chính: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats [44]

Ngày nay cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành Du lịch đang đứng trước nhiều cơ hội quý giá nhưng cũng đương đầu với không ít

Trang 17

17

những khó khăn thách thức Bởi vậy để du lịch phát triển việc trước tiên cần xác định được những điểm mạnh yếu của bản thân cũng như cơ hội thách thức

mà môi trường bên ngoài đem lại Để giải quyết vấn đề này Tác giả áp dụng

mô hình phân tích SWOT nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp phù hợp

6 Đóng góp của luận văn

Đây là đề tài nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn nên công trình có tính thực tiễn đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của tỉnh Bắc Kạn

Luận văn đưa ra những nhận định đánh giá về tiềm năng du lịch, thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực

tế nhằm khai thác các tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

luận văn bao gồm ba chương như sau:Chương 1 Tổng quan cơ sở lý luận

về phát triển du lịch; Chương 2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn; và Chương 3 Đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới

Chương 1

Trang 18

Tài nguyên du lịch không chỉ là các yếu tố tự nhiên mà còn là các yếu

tố văn hoá và các giá trị nhân văn có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch của con người Có nhiều cách phân loại tài nguyên du lịch, cách phân chia phổ biến là dựa vào nguồn gốc hình thành để chia thành hai nhóm chính là: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Hiểu theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch được hiểu là tất cả hàng hoá và dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng trong chuyến đi của họ Theo nghĩa hẹp, sản phẩm du lịch là các hàng hoá và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói

do các doanh nghiệp cung cấp Các dịch vụ hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với

Trang 19

- Sản phẩm du lịch sinh thái: “Là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương” – Lindberg và Hawkins, 1993 [21] Theo đó du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người đồng thời con người cần có trách nhiệm làm cho môi trường phát triển bền vững để mang lại cả nguồn lợi kinh

tế cho người dân địa phương

- Sản phẩm du lịch biển đảo: Du lịch biển là một dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn không có tài nguyên du lịch biển đảo nên tác giả không đi vào nghiên cứu về sản phẩm du lịch này

1.3 Thị trường du lịch

Theo nghĩa rộng: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi giữa người mua và người bán dưới sự dẫn dắt của giá cá Như vậy, thị trường du lịch là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các sản phẩm du lịch Thị trường

du lịch xuất hiện và vận hành dựa trên cơ sở thị trường hàng hóa nên mang đặc tính của thị trường hàng hóa

Trang 20

20

Theo nghĩa hẹp: Thị trường du lịch là thị trường nguồn khách du lịch tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch

Thị trường du lịch thường được phân loại theo phạm vi lãnh thổ bao gồm: thị trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch nội địa

1.4 Nhân lực trong du lịch

Nguồn nhân lực là tất cả những người lao động làm việc trong một tổ chức Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cơ bản quyết định tới hiệu quả công việc Nguồn nhân lực du lịch được hiểu là nguồn lao động tham gia vào các hoạt động của ngành Du lịch Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch có thể được phân thành 3 nhóm sau:

- Nhóm nhân lực có chức năng quản lí nhà nước về du lịch: Bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch từ Trung ương xuống đến địa phương như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh thành phố, các phòng quản lí du lịch ở các quận, huyện

- Nhóm nhân lực có chức năng sự nghiệp ngành Du lịch: Bao gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, các cán bộ nghiên cứu ở các viện khoa học về du lịch

- Nhóm nhân lực có chức năng kinh doanh du lịch bao gồm: Bộ phận nhân lực có chức năng quản lí chung của doanh nghiệp du lịch, bộ phận nhân lực có chức năng quản lí theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch, bộ phận nhân lực có chức năng đảm bảo các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, bộ phận nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách

du lịch

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật tham gia vào việc khai thác tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện

Trang 21

21

các dịch vụ hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu trong chuyến hành trình của du khách

Theo nghĩa rộng: Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch không chỉ là cơ

sở vật chất riêng của ngành Du lịch mà còn bao gồm cả cơ sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan (mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện nước )

Theo nghĩa hẹp: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất được các tổ chức du lịch xây dựng nhằm tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí

Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một yếu tố góp phần quyết định chất lượng dịch vụ, góp phần giúp cho du lịch phát triển

1.6 Tổ chức quản lý du lịch

Công tác tổ chức, quản lý du lịch bao gồm công tác tổ chức quản lý, hoạch định chính sách, phát huy và bảo tồn các tài nguyên du lịch Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững để phát triển du lịch Vai trò này được thể hiện cụ thể như sau:

 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Căn cứ vào điều 10, luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định nội dung quản lý nhà nước về du lịch từ đó có thể thấy được các chức năng nhiệm vụ trong việc tổ chức quản lý du lịch của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch như sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược quy hoạch và chính sách phát triển du lịch

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch

- Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch, xác định khu, điểm du lịch, tuyến du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch

Trang 22

 Đối với chính quyền địa phương

Theo sự phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm của cấp Trung ương, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, cụ thể quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch

 Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch

Các cơ sở kinh doanh du lịch phải thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở tuân thủ các quy định của nhà nước dưới sự quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương Bên cạnh đó phải khai thác có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ tài nguyên để hoạt động kinh doanh được bền vững

1.7 Quan niệm bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch

Sự phát triển du lịch về lâu dài phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường và giá trị nguyên vẹn của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn Đặc điểm của môi trường, bản sắc đặc trưng độc đáo về văn hóa và các yếu tố tự nhiên là các yếu tố thu hút chủ yếu đối với du khách Trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của ngành chính là môi trường và vẻ đẹp thiên nhiên, di tích lịch sử bị xâm hại do tác động của những hành động thiếu hiểu biết về bảo vệ môi trường Ngày nay, khách du lịch đang trở nên nhạy cảm hơn với tình trạng thoái hóa hay ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch mà

họ đến thăm Do đó tại một số nơi trên thế giới, du lịch đang suy giảm vì lý

Trang 23

Trong kinh doanh du lịch, việc bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch cần phải được xác định là trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động du lịch đó là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, du khách và người dân địa phương

Tiểu kết chương 1

Đối với hệ thống cơ sở lí luận về du lịch và phát triển du lịch, chương 1 của luận văn đã tổng hợp được một số khái niệm có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong luận văn

Từ đó đưa ra những nét khái quát nhất về các điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn làm cơ sở giúp đưa ra được những nghiên cứu đánh giá

và đề xuất được một số giải pháp về phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn trong các chương sau

Trang 24

24

Chương 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC

KẠN 2.1 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

2.1.1 Sơ lược về tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du và Miền núi Bắc

Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 168 km về phía Bắc, tiếp giáp với 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang Tỉnh được tái lập năm 1997 với

8 đơn vị hành chính (1 thành phố trực thuộc tỉnh và 7 huyện) Diện tích tự nhiên là 4.859,4 km2, dân số khoảng 318.000 người gồm nhiều dân tộc anh

em sinh sống (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay), trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% [8, tr.33]

Nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Bắc - Nam, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam

Bắc Kạn là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái cùng với đó là lợi thế tiếp giáp với nhiều địa bàn nội địa có nhiều tiềm năm phát triển du lịch: Thái Nguyên, Cao Bằng Bắc Kạn còn có bản sắc văn hóa đa dạng của nhiều dân tộc anh em được bảo lưu qua nhiều thế hệ Vì thế, trên đường hội nhập ngành Du lịch Bắc Kạn đang có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch mà đông đảo khách du lịch quốc tế và trong nước hướng đến là: Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng

Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5,9%/năm, trong đó:

Trang 25

25

Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 9,4%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,21%/năm; khu vực dịch vụ tăng 15,67%/năm Tổng giá trị gia tăng (GRDP) theo giá hiện hành năm 2015 đạt 7.823 tỷ đồng, tăng 490 tỷ đồng so với năm 2014 Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25 triệu đồng, tăng 1,1 triệu đồng so với năm 2014 Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ Năm 2015, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 35,95%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 15,33%; khu vực dịch vụ chiếm 46,37% So với năm 2014, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2,7%; khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 3,4%; khu vực dịch vụ giảm 1,5% [25, tr.15] Tốc độ tăng trưởng của khu vực thương mại, dịch vụ trong những năm qua đạt kết quả khá và ổn định Giai đoạn 2011

- 2015 tăng trưởng bình quân đạt 12,6%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt 3.847.069 triệu đồng [41,tr.16] Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và đi lại của người dân

và khách du lịch, trong đó: Vận chuyển hành khách 942,6 nghìn người, hành khách luân chuyển là 82,68 triệu người/km; vận chuyển hàng hóa ước đạt 1.358,5 nghìn tấn, với khối lượng hàng hóa luân chuyển là 22,886 triệu tấn/km Doanh thu vận tải đầu năm 2015 đạt 168,037 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2014 [41, tr 25]

Tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế về địa lý và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn để nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh nói chung

và kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và đạt được nhiều kết quả khả quan Tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Bắc Kạn đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm

2030, sẽ thu hút 50.000 lượt khách quốc tế và 1,5 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 4.200 tỷ đồng; có 6.000 buồng lưu trú du lịch;

Trang 26

26

nhu cầu lao động trong du lịch 27.000 lao động (Trong đó có 9.000 lao động trực tiếp).[27, tr 3]

Từ năm 2020 - 2030, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu xây dựng khu du lịch Ba

Bể thành khu du lịch quốc gia và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với những bước phát triển bền vững, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành khác cũng như kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo tiền đề đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có

hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh Tỉnh cũng góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí và đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; giữ gìn, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo

vệ môi trường Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, cụm du lịch Ba Bể và vùng phụ cận được ưu tiên số 1, trong đó ưu tiên phát triển du lịch vùng hồ Ba Bể với những cảnh quan hấp dẫn như hang động, thác nước, đảo cùng các làng bản ven hồ gắn với nghệ thuật dân gian hát then, đàn tính, nghề thủ công và các lễ hội truyền thống; xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chất lượng cao, du lịch mạo hiểm tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể; tạo dựng được hệ thống các sản phẩm du lịch vừa đa dạng, vừa đặc thù và

có chất lượng cao; đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững

Về kinh tế, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh ngành kinh tế du lịch và nâng cao mức đóng góp vào thu nhập của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm và chiếm tỉ trọng đáng kể trong khối ngành dịch

vụ – thương mại du lịch

Về văn hóa xã hội, gắn du lịch với việc bảo tồn và phát huy bản sắc của địa phương đồng thời khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử, đa dạng hóa các sản phẩm để thu hút khách du lịch nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động Các sản phẩm độc đáo mang đặc trưng của địa phương được chú trọng,

Trang 27

27

đặc biệt là truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán có ưu thế cạnh tranh và tạo sức hút mạnh trong thị trường du lịch Mô hình du lịch cộng đồng homestay tại bản Pác Ngòi là một ví dụ hay văn hóa ẩm thực đồng bào Tày cũng có sức hút mạnh đối với du khách trong và ngoài nước Một số sản phẩm du lịch chuyên đề được khai thác dựa vào thế mạnh của địa phương như du lịch tham quan, leo núi, nghỉ dưỡng…

Tỉnh đến nay Bắc Kạn có 24 khách sạn, 180 nhà nghỉ tư nhân, nhà có phòng nghỉ cho thuê, 1 nhà khách của vườn quốc gia Ba Bể Trên địa bàn huyện Ba Bể phát triển rất nhiều nhà có phòng trọ cho thuê phục vụ du lịch theo hình thức homestay tại các bản Bó Lù, Pác Ngòi và xã Nam Mẫu

Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL tỉnh, tổng lượng du khách đến thăm quan du lịch Bắc Kạn năm 2011 khoảng 192.000 lượt tăng khoảng 40.000 lượt người so với năm 2010 trong đó khách nội địa là khoảng 185.000 lượt người, khách du lịch quốc tế là 7000 lượt người Tổng doanh thu ước đạt

135 tỉ đồng tăng gần gấp đôi so với năm trước, công suất sử dụng phòng đạt 63% [27, tr.3]

Tính đến năm 2016 lượng khách du lịch là 400.000 lượt khách trong đó khách du lịch nội địa 389.800 và khách du lịch quốc tế 10.200 ước đạt doanh thu 280 tỉ đồng Trong khi năm 2015 tổng lượng khách du lịch chỉ đạt 360.000 lượt khách, doanh thu tương ứng 210 tỉ đồng Như vậy, trong giai đoạn từ

2010 đến năm 2016 lượng khách du lịch tăng trưởng 108,3 %, doanh thu tăng trưởng 107 %, tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách đạt 18,1 Lượng khách quốc tế đến Bắc Kạn chủ yếu thăm quan hồ Ba Bể theo các tour du lịch đường bộ từ Hà Nội đến [27, tr.3]

Hiện trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bắc Kạn cho thấy còn thấp so với các tỉnh khác trong cả nước chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch vốn có Việc tổ chức dịch vụ cho khách du lịch còn nhiều yếu kém Trong hầu hết các điểm du lịch ở Bắc Kạn chỉ có vườn quốc gia Ba Bể là đón được

Trang 28

28

lượng khách du lịch cao nhất trong toàn tỉnh, chiếm khoảng 40% tổng lượng khách nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch nơi đây Các cơ sở dịch vụ còn khá sơ sài, hệ thống các sân chơi thể thao, câu lạc bộ hầu như nằm trong tình trạng tự phát Chính vì vậy, nguồn thu từ du lịch của tỉnh vẫn còn khá thấp.Thực trạng về nguồn nhân lực địa phương giai đoạn này vẫn còn thiếu và nhiều yếu kém, trình độ quản lí, lao động chưa cao

Để du lịch Bắc Kạn phát triển tương xứng với tiềm năng và trở thành một trong những nền kinh tế mũi nhọn, ngoài xây dựng một chiến lược chi tiết, với các nhóm giải pháp khả thi, cụ thể, tỉnh cần nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của ngành Du lịch trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng giao lưu văn hoá tạo đà phát triển cho ngành

b) Địa hình

Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau, địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh lân cận và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền một dải, chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng), theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (Phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung

rõ rệt Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình tỉnh, đồng thời

là ranh giới khí hậu quan trọng Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh

Trang 29

29

Cốc Xô cao khoảng 1.131 m, đỉnh Phia Khau cao khoảng 1.060 m… Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phia Boóc cao khoảng 1.502 m

và nhiều đỉnh cao trên 1.000 m Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông

Những đặc điểm trên của địa hình tạo nên một vùng cảnh quan độc đáo,

là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch

c) Khí hậu

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới gió mùa Đông Nam

Á Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm [9, tr.7]

Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế mưa bão về mùa hạ Khí hậu có sự phân hóa theo mùa, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng

d) Tài nguyên nước

Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương

Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi Diện

Trang 30

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú

và đa dạng Chỉ tính riêng khu vực vườn quốc gia Ba Bể có khoảng 73% diện tích được che phủ bởi rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trong đó có kiểu rừng nguyên sinh ít chịu tác động của con người Hệ sinh thái rừng ở đây phổ biến nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, nghiến, lát hoa Đặc biệt có loại trúc dây phát triển trên vách núi là loài thực vật đặc hữu chỉ có ở vườn quốc gia Ba Bể Không chỉ đa dạng về các loài thực vật, ở Bắc Kạn có khoảng hơn

500 loài động vật trong đó có hơn 100 loài cá và nhiều loài động vật được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam như: Voọc đen má trắng, Tê tê, Cầy vằn Bắc

Đây là một nguồn tài nguyên quan trọng là cơ sở để phát triển loại hình

du lịch nghiên cứu, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái

2.1.3 Điều kiện lịch sử xã hội

Trang 31

Ngày 11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lấy phần đất thuộc phủ Thông Hóa thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ

Rã, Thông Hóa (sau đổi thành Na Rỳ), Cảm Hóa (sau đổi thành Ngân Sơn) Tiếp theo đó, ngày 25/6/1901, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nhập vào châu Bạch Thông (Bắc Kạn) Năm 1916, theo Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ, một tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng An Biện Thượng thuộc Định Hóa (Thái Nguyên) tách ra lập thành châu Chợ Đồn Thời gian đó, Bắc Kạn có 5 châu (Bạch Thông, Na Rỳ, Ngân Sơn, Chợ Rã và Chợ Đồn) với 20 tổng và

103 xã [44]

Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số 103-NQ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Ngày 14/4/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 50-CP đặt thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông Tiếp theo đó, 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quyết nghị phân định địa giới giữa Bắc Thái và Cao Bằng, tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã thuộc tỉnh Bắc Thái nhập vào tỉnh Cao Bằng [44]

Trang 32

32

Để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Tỉnh Bắc Kạn được tái lập Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) được tái nhập lại tỉnh Bắc Kạn Tháng 8/1998, thành lập thêm huyện Chợ Mới.[44]

Mặc dù có không ít những thay đổi về địa dư hành chính nhưng Bắc Kạn vẫn là một địa bàn được gắn kết bởi quá trình lịch sử văn hóa trên nền tảng cảnh quan địa lý với các sắc thái độc đáo và đa dạng Trải qua một quá trình xây dựng và trưởng thành Bắc Kạn ngày nay đang từng bước đi lên xây dựng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng

b) Kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, vùng đất Bắc Kạn có nhiều đổi thay Đến nay, Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị xã và 07 huyện (Thị xã Bắc Kạn, các huyện: Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rỳ, Pác Nặm), với tổng số 122 xã, phường, thị trấn [17, tr 20]

 Dân số

Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 4.868,41 km2 và dân số là 294.660 người, với 07 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó:người Tày chiếm: 54%; người Dao: 16,8%, người Kinh: 14%; người Nùng: 9%, người Mông: 5,5%, người Hoa: 0,4%, người Sán Chay: 0,3% Mỗi một dân tộc đều

có những nét bản sắc văn hóa riêng rất độc đáo tạo nguồn cảm hứng cho du khách đến tìm hiểu và nghiên cứu [17, tr 23]

 Giao thông

Bắc Kạn là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi Loại hình giao thông chính của Bắc Kạn là đường bộ, đường sông Trong những năm

Trang 33

Tháng 1 năm 2017 tuyến đường BOT Thái Nguyên – Chợ Mới (dài hơn 40km) đã chính thức thông xe đưa vào khai thác nhờ đó rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội – Chợ Mới còn 2 giờ đồng hồ thay vì gần 4 giờ như trước đây Thời gian đi từ Thái Nguyên – Chợ Mới rút ngắn còn 1 giờ thay vì 1 giờ 45 phút khi đi qua quốc lộ 3 cũ Tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới được thiết kế 2 làn xe ô tô với 2 làn xe thô sơ, bề rộng làn đường 12 m, tốc độ thiết

kế xe chạy 80km/ giờ Tuyến đường này tạo điều kiện thuận lợi hơn đưa du khách tới tỉnh Bắc Kạn

Một số công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh đã trang bị xe ô tô chuyên để phục vụ khách Ngoài ra, một số nhà xe chất lượng cao như: Chiến Viên, Hưng Thành, Thưởng Nga, Khoa Mận Đây đều là những đơn vị vận chuyển hành khách đạt chất lượng cao: Nhân viên phục vụ tận tình, chuyên nghiệp,

xe giường nằm đời mới trang bị máy lạnh, ti vi, radio, wifi Phần nào đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách du lịch

Giao thông đường thủy của tỉnh hiện có hơn 23 km gồm: Tuyến Puốc Lốm, xã Khang Ninh - Hồ Ba Bể và tuyến hồ Ba Bể - Thác Đầu Đẳng được khai thác phục vụ du lịch Các bến thuyền, nhà chờ thuyền được xây dựng, toàn tỉnh có khoảng 195 xuồng vận chuyển khách du lịch Tuy nhiên, việc

Trang 34

34

đảm bảo an ninh vận tải đường thủy cho du khách chưa được quan tâm đúng mức Sự buông lỏng trong công tác quản lí dẫn đến tình trạng hầu hết các nhà thuyền không thông báo du khách mặc áo phao khi lên thuyền

Về đường sắt và đường hàng không tại Bắc Kạn chưa phát triển Tuy nhiên với khoảng cách tới thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 168 km đường bộ không khó khăn để khách du lịch tiếp cận với các điểm du lịch của tỉnh

Bên cạnh những thành tựu trong phát triển hệ thống giao thông vẫn tồn tại những hạn chế như: Đường nhỏ, mặt đường xuống cấp, cầu tải trọng thấp Hiện tại đường rẽ vào tham quan tại các điểm di tích thuộc ATK Chợ Đồn đều là đường xe tạm, xe ô tô du lịch không vào được Nhiều nhà chờ, bến xe xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp ngay cả các bến xe trung tâm như bến

xe thành phố Bắc Kạn

 Hệ thống điện

Bắc Kạn có 3 nhà máy thủy điện: Thủy điện Nậm Cắt công suất 3,2 Mw; thủy điện Tà Làng 4,5 Mw; thủy điện Thượng Ân 2,4 Mw, hệ thống điện lưới từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản [9, tr 73] Hiện nay 100% các xã tại Bắc Kạn đã có điện lưới quốc gia đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn Thời gian qua ngành điện của tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống điện Đặc biệt năm 2012 nhà máy thủy điện Nậm Cắt – công trình thủy điện lớn nhất tỉnh Bắc Kạn được đưa vào hoạt động Cùng với hệ thống điện lưới quốc gia, nhìn chung đã phục vụ được sản xuất và sinh hoạt của người dân Mặc dù vậy tình trạng cắt điện, quá tải vào những giờ cao điểm vẫn xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và cả hoạt động kinh doanh du lịch

 Hệ thống cấp thoát nước

Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn thuộc vùng Đông Bắc là sông

Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang, sông Cầu Dựa trên lợi thế

về điều kiện tự nhiên, tỉnh đã tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện

Trang 35

35

có; xây dựng và củng cố hệ thống kè bờ sông, hệ thống hồ chứa Đến nay, toàn tỉnh có 955 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có 35 công trình hồ chứa và 742 đập dâng; 144 hệ thống kênh mương, 10 xi phông; 24 trạm bơm điện phục vụ cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt [9, tr.60] Các công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường

và an toàn cho nhân dân

Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung, lồng ghép các chương trình như chương trình 135, chương trình Môi trường quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, chương trình 30a,… nhằm đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ và công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Toàn tỉnh có 4 nhà máy cung cấp nước sạch tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì và thành phố Bắc Kạn Công suất mỗi nhà máy đạt 8650 m3/ ngày đêm [9, tr 73] Tuy nhiên, việc cung cấp nước máy mới chỉ đáp ứng nhu cầu ở thành phố, các thị xã, trung tâm, các khu vực khác hầu như chưa có nước sạch, chủ yếu người dân tự khai thác từ các điều kiện tự nhiên như sông suối, ao hồ, các mạch nước ngầm

Nước thải từ sinh hoạt và kinh doanh du lịch vẫn chưa được xử lí mà chủ yếu được thải trực tiếp ra môi trường từ nhiên Đây là cũng là một trong những vấn nạn chung của rất nhiều điểm du lịch, tác động tiêu cực tới môi trường

 Hệ thống thông tin liên lạc

Cũng như các địa phương khác hiện nay Bắc Kạn có dịch vụ bưu chính viễn thông khá phát triển, đảm bảo liên lạc thông suốt và vẫn tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa Cổng giao tiếp điện tử và bán điện tử được đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lí và hiện đại hóa dịch vụ thông tin.Đến nay, 24/28 cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc tỉnh có trang/cổng thông tin điện tử, đạt 85,7%

Trang 36

36

- Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ được triển khai ở 28 đơn vị cấp

sở, huyện để quản lý văn bản đi đến, chuyển nhận văn bản trên môi trường mạng

- Hệ thống thư điện tử của tỉnh đưa vào sử dụng tại địa chỉ http://mail.backan.gov.vn đến nay đã cấp cho 100% cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

Hạ tầng CNTT tại các cơ quan nhà nước cũng được nâng cấp và bổ sung đảm bảo phục vụ công tác chuyên môn và đảm bảo cho 80% cán bộ, công chức của cơ quan QLNN từ cấp huyện trở lên trên địa bàn tỉnh có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho công việc Hiện nay 100% các sở, ban, ngành và các huyện thị trong tỉnh

đã có mạng LAN, tỷ lệ kết nối Internet đạt trên 95%; 100% xã, phường được đầu tư máy tính hỗ trợ làm việc và 65,6% xã, phường có kết nối Internet Đến nay 100% cán bộ, công chức cấp huyện trở lên và 60% cán bộ, công chức cấp

xã được phổ cập tin học cơ bản [9, tr 35]

Nhìn chung cơ sở hạ tầng ở Bắc Kạn có nhiều thuận lợi, nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi những hạn chế Vì vậy, trong thời gian tới vẫn cần đầu tư để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất, phục vụ du lịch của tỉnh góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP chung toàn tỉnh

 Hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng bảo hiểm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 04 chi nhánh ngân hàng thương mại, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và 01 phòng giao dịch của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang hoạt động [9, tr 31] Cùng với việc tập trung phát triển ở trung tâm tỉnh, thời gian qua, các chi nhánh ngân hàng cũng

nỗ lực mở rộng thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ở các huyện

Hiện tại, mạng lưới Ngân hàng Chính sách xã hội đã mở rộng các điểm giao dịch đến 122 xã, phường, thị trấn; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Trang 37

37

nông thôn có 9 chi nhánh tại các huyện và thị xã, Chi nhánh ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam đã nâng cấp quỹ tiết kiệm tại 03 huyện lên thành phòng giao dịch [9, tr.31]

Riêng đối với Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt, dù mới đi vào hoạt động trên địa bàn từ năm 2013 nhưng ngân hàng cũng đã có những hướng đi mới nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động Với đặc thù thừa hưởng nhiều cơ sở vật chất từ hệ thống bưu điện trên địa bàn, hiện ngân hàng đã hoàn thành các thủ tục để tiếp nhận các phòng giao dịch tiết kiệm bưu điện tại các huyện và có định hướng nâng cấp thành các phòng giao dịch trong thời gian tới Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng bảo hiểm chưa thực sự mở rộng hoạt động để đáp ứng được các hình thức thanh toán ngày càng linh hoạt và cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm cho khách du lịch trong và ngoài nước Tỉnh cần có định hướng phát triển hệ thống dịch vụ này phải thỏa mãn các yêu cầu đơn giản, nhanh, chính xác, kịp thời

2.1.4 Tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tính đến nay trên toàn tỉnh Bắc Kạn có 18 danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 02 danh lam thắng cảnh được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia (hồ Ba Bể, động Nàng Tiên), 16 danh lam thắng cảnh được

xếp hạng cấp tỉnh (thác Nà Noọc, động Puông, thác Nà Khoang, động Áng Toòng, thác Tát mạ, động Thẳm Phẩy, động Hua Mạ, hang Thắm Làng, hang Động hun, hang Thắm Phẩy, suối Bản Lù, hang Dơi, hang Thắm Là Pàn, động Minh Tinh, thác Nà Đăng, thác Nà Cà) [9, tr.32]

- Vườn quốc gia Ba Bể: Là một trong số 50 hồ nước ngọt lớn nhất thế

giới Vườn quốc gia Ba Bể có diện tích khoảng 44.000 ha chủ yếu nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn Vườn quốc gia Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn

Trang 38

38

khoảng 68 km theo hướng Tây Bắc và cách Hà Nội 250 km về phía Bắc Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/QĐ – TTg ngày 10/11/1992 của thủ tướng chính phủ Với cảnh quan thiên nhiên kì thú, hệ sinh thái đa dạng năm 1986 vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là di sản văn hóa lịch sử quốc gia Năm 2004 vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản của ASEAN Năm 2008 hồ Ba Bể được các quốc gia châu Á đưa vào danh sách 68 khu bảo tồn ngập nước nội địa, ven biển có giá trị đa dạng sinh học và môi trường quốc gia cũng như toàn cầu [27, tr.5]

Đây là khu vực đa dạng về sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi Nơi đây nổi bật với sự đa dạng của dạng địa hình caxtơ

- Thác Đầu Đẳng: Thác Đầu Đẳng cách thị trấn chợ Rã (huyện Ba Bể)

khoảng 16 km, dài hơn 2 km nằm trên dòng sông Năng tiếp giáp giữa Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang Nằm giữa hai dãy núi đá vôi có độ cao khoảng 50

m, độ dốc chừng 500 m tạo nên một thác nước kì vĩ hòa cùng với phong cảnh thiên nhiên Không chỉ vậy tại đây còn xuất hiện loài cá chiên (có con nặng trên 10 kg) là loại cá rất hiếm thấy hiện nay

- Động Puông: Nằm trong khu vực vườn quốc gia Ba Bể Động Puông

là một hang động lớn ở phía Bắc Việt Nam dài khoảng 300 m cao hơn 30 m được hình thành khi con sông Năng chảy xuyên qua núi đá vôi Lũng Nham tạo nên những nhũ đá vôi với hình thù kĩ vĩ bắt mắt Mặc dù là một điểm dừng chân của rất nhiều khách du lịch đến với vườn quốc gia Ba Bể nhưng động Puông vẫn còn giữ được cảnh vật nguyên sơ Khi tiến hành nghiên cứu địa chất ở động Puông các nhà khoa học đã phát hiện một hiện tượng địa chất độc đáo là đá vôi chuyển hóa thành đá hoa cương

- Động Hua Mạ: Cách mặt đất khoảng 300 m là động treo trên núi đá

có chiều dài hơn 500 m, vòm chỗ cao rộng nhất khoảng 50 m Cũng giống như kiểu điạ chất tại động Puông tại đây có rất nhiều nhũ đá đẹp được hình

Trang 39

39

thành qua hàng triệu năm Đây được coi là một trong những kì quan đệ nhất động

- Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ: Có diện tích khoảng 14.000 ha là

nơi lưu giữ được hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên cùng với sự đa dạng sinh học cao, nhiều loại động thực vật quý hiếm

- Ao tiên: Là một hồ nước nhỏ rộng chừng 3 ha trên đỉnh núi được bao

bọc bởi rừng nhiệt đới nên khí hậu ở đây trong lành mát mẻ quanh năm Tương truyền đây là nơi các nàng tiên thường xuống tắm và chơi cờ Ao tiên nằm ở góc hồ Ba của hồ Ba Bể nằm lọt thỏm giữa thung lũng của những cánh rừng nguyên sinh, có nhiều mạch nước ngầm nhỏ thông với hồ Ba Bể, đây cũng chính là nơi cư trú của nhiều loại động vật thủy sinh

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

Ngoài cảnh quan thiên nhiên, các giá trị về văn hóa lịch sử của quá trình hình thành và phát triển, phong tục tập quán làm nên giá trị văn hóa tỉnh Bắc Kạn Tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều di tích gắn với truyền thống văn hóa, lịch

sử, nhiều lễ hội truyền thống

 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Cho đến nay, tỉnh Bắc Kạn có 157 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 10 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 147 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh [9, tr 33]

Di tích lịch sử văn hóa: Bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật thuộc các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học Nó mang những giá trị tinh thần, tinh hoa văn hóa bởi thế đây

là tài nguyên du lịch quý giá của mỗi địa phương, đất nước, dân tộc Đây là tài nguyên du lịch tạo tiền đề để phát triển loại hình du lịch mang đậm bản sắc dân tộc, có sức hút đối với du khách quốc tế

Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh trong khu vực Việt Bắc Nơi đây từng là trung

Trang 40

40

tâm căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã lãnh đạo quân và dân nơi đây trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược cùng cả nước Tỉnh Bắc Kạn hiện nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa của từng thời kì lịch sử Tập trung khai thác những lợi thế trên có thể hình thành nên các chương trình du lịch đa dạng

và thu hút Ngoài ra Bắc Kạn có nhiều di tích đình, đền chùa cổ có thể phục

vụ bổ trợ cho sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Tính đến năm 2017 Bắc Kạn sở hữu 432 di sản văn hóa phi vật thể trong đó có 11 di tích lịch sử cách mạng Một số di tích tiêu biểu đó là: Khu ATK Chợ Đồn, di tích lịch sử

Nà Tu [27, tr 5]

 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là những giá trị tinh thần do bàn tay, khối óc của các dân tộc chung sống ở Bắc Kạn sáng tạo và gìn giữ tới ngày nay Các tài nguyên này bao gồm: những lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực Tất cả thể hiện lên nét văn hóa hết sức đa dạng của Bắc Kạn Đây là một nguồn tài nguyên quý giá góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Bắc Kạn tham quan, học tập, nghiên cứu và tìm hiểu

- Lễ hội

Đầu thế kỉ XXI du lịch phát triển đột biến trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của nhiều tỉnh thành, nhiều loại hình du lịch mới ra đời và phát triển mạnh trong đó không thể không nói đến du lịch lễ hội Các công ty du lịch đã đưa vào chương trình du lịch của mình các chương trình du lịch lễ hội

Là một tỉnh có nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống Bắc Kạn có được sự

đa dạng về bản sắc các dân tộc cùng với đó là sự độc đáo trong hệ thống các

lễ hội Đây là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, là tiềm năng du lịch văn

Ngày đăng: 11/01/2019, 16:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thúy Anh (chủ biên), (2013), Giáo trình Du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ
Tác giả: Trần Thúy Anh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
2. Hoàng Việt Anh (2011), Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 – 2011, luận án tiến sĩ đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 – 2011
Tác giả: Hoàng Việt Anh
Năm: 2011
3. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
6. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996), Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng hồ Ba Bể, tỉnh Cao Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng hồ Ba Bể
Tác giả: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Năm: 1996
7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, quyết định số 91/208/ QĐ – BVHTTVDL Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ đến năm 2020
8. Nguyễn Đổng Chi (1997), Sự tích hồ Ba Bể, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tích hồ Ba Bể
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 1997
12. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 2010
13. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn di sản văn hóa đúng cách. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần bảo tồn di sản văn hóa đúng cách
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 2012
14. Lương Thị Hạnh (2013), Tang ma người Tày ở Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tang ma người Tày ở Bắc Kạn
Tác giả: Lương Thị Hạnh
Năm: 2013
15. Ma Thị Minh Hạnh (2016), Nghiên cứu đặc điểm khí hậu ở Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ, đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm khí hậu ở Bắc Kạn
Tác giả: Ma Thị Minh Hạnh
Năm: 2016
16. Đức Hoan Hoàn (chủ biên), (2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: Đức Hoan Hoàn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2004
17. Hà Thị Hồng (2008), Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ, đại học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: Hà Thị Hồng
Năm: 2008
18. Đinh gia khánh (chủ biên), Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại
Tác giả: Đinh gia khánh (chủ biên), Lê Hữu Tầng
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1993
19. Phạm Trung Lương (2005), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 2005
20. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2010), Giáo trình Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2010
21. Phạm Thanh Nghị (2005) , Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Khoa học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã Hội
22. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009) Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
25. Dương Văn Sáu (2012), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, giáo trình trường đại học Văn Hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch
Tác giả: Dương Văn Sáu
Năm: 2012
43. Trang wed wikipedia, https://vi.wikipedia.org/ Link
44. Trang wed, http://itdr.org.vn/  Tài liệu tiếng nước ngoài Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w