1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam

154 663 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về DLCĐ ở nhiều tỉnh, địa phương như đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây” của Võ Quế Việ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ LẤM

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN,

TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ LẤM

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN,

TỈNH QUẢNG NAM

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch

Mã số: Đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ MAI HOA

Hà Nội - 2018

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7

5.1 Nguồn tư liệu 7

5.2 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc của luận văn 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 11 1.1 Một số khái niệm 11

1.1.1 Du lịch 11

1.1.2 Cộng đồng 12

1.1.3 Du lịch cộng đồng 13

1.1.4 Phát triển du lịch cộng đồng 14

1.2 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 14

1.2.1 Đặc điểm của du lịch cộng đồng 14

1.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 16

1.3 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng 17

1.3.1 Nhu cầu của khách du lịch 17

1.3.2 Tài nguyên du lịch 18

1.3.3 Nguồn nhân lực địa phương 19

1.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 19

1.3.5 Khả năng tiếp cận điểm đến 19

1.3.6 Chính sách phát triển du lịch 20

Trang 4

1.3.7 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 20

1.4 Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò 21

1.5 Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 23

1.6 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam 25

1.6.1 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Sapa (Lào Cai) 25

1.6.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, Hội An 30

1.6.3 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ, An Giang 32

Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 36

2.1 Tổng quan về xã Cẩm Thanh 36

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh 38

2.2.1 Tài nguyên du lịch 38

2.2.2 Nguồn nhân lực địa phương 43

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 45

2.2.4 Chính sách phát triển du lịch địa phương 48

2.2.5 Một số yếu tố khác 51

2.3 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh 52

2.3.1 Nhu cầu của khách du lịch 52

2.3.2 Sản phẩm du lịch cộng đồng 55

2.3.3 Lượt khách, doanh thu 67

2.3.5 Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại xã Cẩm Thanh 74

2.4 Đánh giá của khách du lịch về du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh 80

Tiểu kết chương 2 85

Trang 5

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI

AN, TỈNH QUẢNG NAM 86

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 86

3.1.1 Căn cứ chủ trương phát triển du lịch 86

3.1.2 Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương 87

3.2 Các giải pháp cụ thể 90

3.2.1 Nâng cao công tác quản lý 90

3.2.2 Tạo nguồn thu phát triển DLCĐ 92

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương 93

3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng 95

3.2.5 Khai thác hiệu quả làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch 97

3.2.6 Tăng tính liên kết giữa cộng đồng và các bên liên quan 99

3.2.7 Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương 100

3.3 Kiến nghị 102

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An 102

3.3.2 Đối với Uỷ ban nhân dân xã Cẩm Thanh 103

3.3.3 Đối với các công ty kinh doanh du lịch 105

Tiểu kết chương 3 105

KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác

Người cam đoan

PHẠM THỊ LẤM

Trang 7

VH - TT- DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang

đo Pretty và Hine (1999) 23

Bảng 2.1 Danh mục các điểm thu hút du lịch tại xã Cẩm Thanh 42

Bảng 2.2 Số lượng cơ sở lưu trú tại xã Cẩm Thanh 45

Bảng 2.3 Số lượt khách du lịch đến xã Cẩm Thanh (2013 - 2017) 67

Bảng 2.4 Doanh thu từ hoạt động du lịch - dịch vụ xã Cẩm Thanh (2013 - 2017) 69 Bảng 2.5 Đánh giá của du khách về sức hấp dẫn của du lịch tại xã Cẩm Thanh 81

Bảng 2.6 Đánh giá của khách du lịch về người dân Cẩm Thanh 82

Bảng 2.7 Mức độ hài lòng của du khách về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh 83

Bảng 2.8 Đánh giá chung về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh 84

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT và TNDL tại xã Cẩm Thanh 75

Biểu đồ 2.2 Mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển các hoạt động du lịch tại xã Cẩm Thanh 77

Biểu đồ 2.3 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động quảng bá du lịch tại xã Cẩm Thanh 79

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

DLCĐ là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trên thế giới trong những thập

kỷ qua Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, loại hình DL này đã được quan tâm, chú trọng phát triển và trở nên phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước Trong xu hướng chung của thế giới hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững thì DLCĐ được cho là một hướng đi đúng đắn và lâu dài

Cũng theo hướng phát triển này, xã Cẩm Thanh, Hội An đã và đang thu hút

số lượng lớn KDL đến đây và bước đầu đạt được những kết quả tích cực Đến Hội

An, du khách không chỉ được khám phá một di sản văn hóa thế giới với khu phố cổ yên bình mà còn được chiêm ngưỡng, hòa mình vào cảnh sông nước nên thơ, hữu tình như một “miền Tây” đúng nghĩa, nơi được ví như “Nam bộ trong lòng phố cổ”- Khu sinh thái Rừng dừa Bảy Mẫu hay du khách có cơ hội cùng ăn, ở, sinh hoạt với những người dân thân thiện, chất phác nơi đây; được khám phá nét đẹp bình dị, tận hưởng không khí trong lành nơi thôn quê và trải nghiệm nhiều hoạt động DLCĐ hấp dẫn khác Những năm gần đây, hoạt động DL tại xã Cẩm Thanh có những bước khởi sắc mới Với những tiềm năng DL có được cùng với sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tổ chức hỗ trợ phát triển DL, các công ty kinh doanh DL, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Hội An Quan trọng hơn, một phần cư dân nơi đây đã tham gia vào hoạt động DL, cuộc sống người dân nhờ vậy được cải thiện đáng kể; những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, những giá trị lịch sử địa phương được bảo vệ và giữ gìn; ý thức BVMT cũng được nâng cao

Tuy nhiên, một điểm DL luôn tồn tại một quy luật cố hữu, sau khi phát triển đến một mức độ nào đó sẽ bị ngưng trệ và nếu không có giải pháp, định hướng đổi mới kịp thời sẽ đi đến lụi tàn, quên lãng Cách tốt nhất để kéo dài “tuổi thọ” của một điểm DL là thực hiện phát triển DL một cách bền vững, tức là khai thác, phát triển ở hiện tại mà không làm tổn hại đến nguồn lợi tương lai Đối với xã Cẩm

Trang 10

Thanh, để khai thác hiệu quả hơn nữa các nguồn TN, đem lại nguồn lợi nhiều hơn nữa cho CĐĐP và các bên tham gia nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề MT, bảo vệ được hệ sinh thái, đặc trưng văn hóa, đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động DL tại

đây thì việc “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam” là rất cần thiết

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu các vấn đề gắn với DLCĐ như TN, tổ chức các đơn vị hành chính, dân cư, dân tộc, nguồn lao động được tiến hành khá sớm gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người Nhưng việc nghiên cứu CĐ dân cư gắn với việc phát triển DL bắt đầu được quan tâm từ nửa cuối thế kỷ XIX, gắn liền với lịch sử phát triển của DL hiện đại, đặc biệt là từ đầu những năm 1970 đến nay [57] Từ khi định hình và phát triển, DLCĐ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu về DLCĐ trên thế giới đã có nhiều góc nhìn DL ở những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như

Peter E Murphy (1986) với “Tourism: A community Approach” Tác giả cung cấp

một góc nhìn mới hơn về DL với phương pháp tiếp cận về sinh thái và CĐ, khuyến khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho người dân với việc xây dựng SPDL đặc trưng dựa trên nguồn TN vốn có của địa phương hay

Philip L.Pearce (1997) với “Tourism Community Relationships” đã kết hợp nhiều

phương pháp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lý nhằm nghiên cứu những khía cạnh mới của DL và nhất là làm sao cho CĐĐP hiểu và hành động về DL Nghiên

cứu của tác giả Derek Hall (2003) trong công trình “Tourism and Sustainable Community Development” nhấn mạnh vai trò của CĐ trong việc BVMT, phát triển

bền vững kinh tế và văn hóa Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến DL và phát triển nông thôn là

“Building Community Capacity of Tourism Development” của Gianna Moscardo

(2008) Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách làm DL ở nhiều nơi do thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức và năng lực của CĐĐP về DL còn rất hạn chế Tác giả đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và đưa ra những phương án

Trang 11

hữu hiệu trong việc lập kế hoạch phát triển DL thông qua những mô hình DLCĐ thành công ở nhiều nơi trên thế giới

Ở nước ta, từ cuối những năm 1990, DLCĐ bắt đầu xuất hiện và dần được chú trọng phát triển cho đến ngày hôm nay Đặc biệt, vào năm 1999, Ủy ban Phát triển

bền vững của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi chính phủ các quốc gia “Tối đa hóa tiềm năng DL phục vụ xóa đói, giảm nghèo bằng việc xây dựng hợp tác giữa các nhóm chủ thể chính với CĐ dân cư và dân tộc thiểu số ở địa phương” [58] Trên tinh thần

đó, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bắt đầu điều chỉnh những chính sách, chiến lược ưu tiên phát triển DLCĐ Nhiều hội thảo, hội nghị cũng như nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu về loại hình DL này ngày càng phổ biến và sâu rộng

Những nghiên cứu về DLCĐ được thực hiện bài bản và có nhiều đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này phải kể đến công trình của tác giả Võ

Quế (2006): “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng” hay “Du lịch cộng đồng”

của tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về DLCĐ

ở nhiều tỉnh, địa phương như đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây” của Võ Quế (Viện nghiên cứu

và phát triển du lịch); đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” của Phạm Trung Lương (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa theo hướng phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Thu Nhàn hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan với “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phía Tây tỉnh Thanh Hóa”… Kết quả của những nghiên cứu này trở thành nguồn tài liệu quan trọng để

các địa phương, các tỉnh xem xét, nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả phát triển DLCĐ

Đặc biệt, hiện nay DLCĐ rất được chú trọng phát triển ở các khu bảo tồn, các vườn quốc gia bởi những lợi ích mà nó mang lại hướng tới mục tiêu phát triển DL

Trang 12

bền vững, vì vậy đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu là công

trình “Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương” (2008) của tác giả Trần Đức Thắng; “Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể” (2012) của Hồ Thị Kim Thoa; nghiên cứu của Trịnh Ngọc Anh với “Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng” (2013) hay “Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm - Hội

An, Quảng Nam” (2016) của Phạm Thị Minh Chính…

Cùng với đó, thấy được xu hướng cũng như tầm quan trọng của phát triển DLCĐ đối với mục tiêu phát triển DL bền vững, Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu

phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) đã công bố “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” sau gần hai năm thực hiện dự án nhằm chia sẻ kinh

nghiệm xây dựng mô hình DLCĐ nâng cao đời sống người dân ở các vùng miền của đất nước Tài liệu đã nêu rất chi tiết, cụ thể các vấn đề chung về DLCĐ, các bước cần thiết để triển khai mô hình DLCĐ, đồng thời đưa ra phân tích mô hình

phát triển DLCĐ tiêu biểu ở Bắc Ninh Tiếp đó, năm 2013 “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam - phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường” được phát hành Sổ tay

này được thực hiện dựa trên chương trình phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường, xã hội và quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF) với mục

đích: “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam được thiết kế như một tài liệu hướng dẫn tham khảo thực tế Góc độ nhìn nhận đơn giản nhưng khái quát, bao trùm tất cả các giai đoạn chu kỳ dự án, bao gồm các công cụ thực hành và hướng dẫn sử dụng trong suốt chu kỳ đã khiến cho cuốn sổ trở thành mối quan tâm của các cơ quan du lịch của tỉnh, huyện và địa phương, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng ở Việt Nam, các tổ chức thuộc khu vực tư nhân mong muốn xây dựng đối tác với các cộng đồng để phát triển các sản phẩm du lịch hay các cộng đồng đang mong muốn thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương mình”

[31, tr.4]

Trang 13

Và gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2016, tài liệu “Tiêu chuẩn ASEAN về du lịch dựa vào cộng đồng” (ASEAN Community Based Tourism Standard) do CĐ DL các

nước ASEAN thực hiện với gần 300 trang được giới thiệu trên trang thông tin của Tổng cục Du lịch Đây thực sự là các nguồn tài liệu quý giá, là kim chỉ nam để khai thác, phát triển hiệu quả loại hình DLCĐ ở các vùng miền của đất nước

Ngoài ra, vẫn còn nhiều công trình, bài nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh của loại hình DLCĐ, tuy nhiên, trên đây là những tài liệu tiêu biểu đã được chọn lọc Từ việc tổng hợp các tài liệu nêu trên, có thể thấy rằng, dù dựa trên cách tiếp cận nào, việc phân tích, lý giải dựa trên lập trường nào chăng nữa thì các tài liệu cũng đã nêu bật lên cách hiểu về DLCĐ, nhấn mạnh tầm quan trọng của CĐ đối với

sự phát triển DL, đồng thời xây dựng các mô hình, các giải pháp thiết thực về phát triển DLCĐ hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển DL bền vững ở các quốc gia Tại xã Cẩm Thanh, Hội An, DLCĐ mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây và chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến loại hình DL này cũng như hoạt động

DL tại đây Các công trình chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu khôi phục rừng dừa để phục vụ đời sống người dân, về việc nuôi trồng thủy sản, thống kê hệ sinh vật tại khu sinh thái Cẩm Thanh hay phát triển DLST tại Rừng dừa…

Trong công trình nghiên cứu của Trần Xuân Hiệp “Trồng dừa nước - giải pháp

kĩ thuật sinh thái bảo vệ nền đường ven kênh rạch và môi trường bền vững” (2007)

và Nguyễn Thị Gia Thạnh với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số định hướng khai thác, sử dụng hợp lí nguồn lợi dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An” (2011) có đề cập tới việc phát triển DLST tại Rừng dừa nước Cẩm Thanh,

tuy nhiên mới ở mức độ sơ lược, ở dạng định hướng chung và chưa đi sâu vào việc

nghiên cứu phát triển DL, hay Chương trình Liên minh đất ngập nước 2009 - 2011

(Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam - WAP) đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá trong vùng đất ngập nước, các hoạt động khai thác DLST và trồng phục hồi dừa nước Tuy nhiên, chương trình trồng phục hồi dừa nước chưa thành công do chọn thời gian và địa điểm không thích hợp

Trang 14

Cùng quan tâm đến đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam” (2013) - đề tài khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Hồng

Vi, Khoa DL, Đại học Huế Tuy nhiên, vào thời gian nghiên cứu này thì nhìn chung các hoạt động DL tại xã Cẩm Thanh chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu, chưa có các hoạt động nổi trội Và đến nay, sau thời gian gần 5 năm, hiện tại, DL nơi đây đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đã mang một diện mạo hoàn toàn khác và sẽ có nhiều đổi thay hơn nữa trong tương lai, chắc chắn rằng những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài đã có những thay đổi đáng kể Mặt khác, khóa luận này nghiên cứu trong thời gian ngắn, chỉ chưa đầy 3 tháng, những số liệu, thông tin được sử dụng trước năm 2013, còn trong luận văn này, các số liệu, thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu giới hạn từ năm 2013 đến 2017 và tiến hành khảo sát trong thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2018, các phương pháp nghiên cứu cũng có sự khác nhau lớn Nói cách khác luận văn này là sự phát triển, nối tiếp khóa luận của tác giả Hồng Vi Vì vậy việc nghiên cứu lại vấn đề phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là điều cần thiết

Hiện tại, mặc dù DL tại xã Cẩm Thanh đang thu hút đông đảo số lượng khách

DL trong và ngoài nước, đặc biệt là khu DLST Rừng dừa Bảy Mẫu, tuy nhiên vấn

đề khai thác phát triển và quản lý DL nơi đây vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập Việc khuyến khích, kêu gọi CĐĐP tham gia hơn nữa, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động DLCĐ nơi đây là cần thiết để hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững Có thể nói rằng, những tài liệu trên đây sẽ là nền tảng, là cơ sở khoa học quan trọng để việc nghiên cứu phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam đạt được kết quả tốt

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là từ việc phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh để các cấp chính quyền, các thành phần tham gia DL tại Cẩm Thanh sẽ có cái nhìn khách quan hơn về tình hình hoạt động

DL nơi đây để từ đó có những điều chỉnh, định hướng đúng đắn đưa DL nơi đây

Trang 15

phát triển một cách bền vững nhất, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển Cẩm

Thanh về mọi mặt

Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Tổng quan cơ sở lí luận về DLCĐ

- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ tại xã Cẩm Thanh

- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả DLCĐ tại xã Cẩm Thanh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, qua đó có những nhìn nhận, đánh giá chung về hoạt động DLCĐ nơi đây

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam (trong đó tập trung nghiên cứu 3 thôn có hoạt động DL nổi bật nhất: Vạn Lăng, Thanh Tam Đông, Thanh Đông)

- Phạm vi về thời gian: Tiến hành khảo sát từ tháng 5/2017 đến 3/2018 Các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2013 đến năm 2017

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu của đề tài được tham khảo từ các công trình nghiên cứu về DLST, DLCĐ, DLST dựa vào CĐ trên thế giới và Việt Nam Ngoài ra còn dựa trên nguồn sách, báo, những bài viết có liên quan đến đề tài, cũng như trên các phương tiện truyền thông như internet, truyền hình; nguồn tư liệu, thông tin từ Sở VH-TT-

DL tỉnh Quảng Nam, phòng Thương mại - Du lịch Hội An, phòng TN-MT, phòng

Trang 16

Văn hóa - Thông tin thành phố Hội An, UBND xã Cẩm Thanh và đặc biệt là kết quả

từ những chuyến đi thực tế của tác giả đến các địa điểm thuộc phạm vi nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, sách, báo trong

và ngoài nước, tạp chí, trang website điện tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý DL tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An và chính quyền địa phương xã Cẩm Thanh…

- Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin

Phương pháp này được thực hiện trong luận văn thông qua việc tổng hợp các nguồn tư liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế Phân tích để thấy được tình hình thực trạng phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, mức độ tham gia của CĐ vào phát triển DL địa phương cũng như những mặt hạn chế, tồn tại trong phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh

- Phương pháp thực địa

Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc làm rõ các vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động DL xã Cẩm Thanh Kết hợp với việc nghiên cứu thông qua các biểu đồ, bản đồ, tài liệu liên quan, phương pháp thực địa được coi là phương pháp chủ đạo của đề tài Thông qua khảo sát thực tế trong khoảng thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2018, tác giả nắm được tình hình, hiểu rõ về cách thức hoạt động, thực trạng hiện tại phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh Do đó, thông tin thu được từ phương pháp này khá phong phú và cho kết quả nghiên cứu chân thực

- Phương pháp điều tra xã hội học

+ Phương pháp điều tra bảng hỏi

Thực hiện khảo sát trong phạm vi 3 thôn: Vạn Lăng, Thanh Tam Đông và Thanh Đông Đây là 3 thôn có hoạt động DL nổi bật nhất của xã Cẩm Thanh Thời

Trang 17

gian điều tra bảng hỏi được tiến hành 2 đợt: đợt 1 từ 6/2017 đến tháng 9/2017 và đợt 2 từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2018 Có hai mẫu phiếu dành cho hai đối tượng

là KDL và người dân địa phương Số phiếu khảo sát KDL là 200, trong đó, số phiếu điều tra nhu cầu của du khách trước khi đến DL xã Cẩm Thanh là 100 phiếu (gồm

50 phiếu dành cho du khách đang đi DL tại Đà Nẵng với 2 địa điểm khảo sát là danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng và 50 phiếu dành cho du khách đang thực hiện chuyến đi tại Hội An với địa điểm khảo sát là bến tàu Cửa Đại, phố cổ Hội An) và 100 phiếu dành cho du khách đã kết thúc chuyến DL tại Cẩm Thanh Và

để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, tác giả

đã sử dụng thang đo Likert 5 đi từ rất không hài lòng (thấp nhất) đến rất hài lòng (cao nhất) Để thuận lợi cho việc nhận xét, tác giả quy ước như sau (với Mean là trị

số trung bình):

Mean < 3.00: Mức thấp 3.00 ≤ Mean ≤ 3.24: Mức trung bình 3.25 ≤ Mean ≤ 3.49: Mức trung bình khá 3.5 ≤ Mean ≤ 3.74: Mức khá cao

3.75 ≤ Mean ≤ 3.99: Mức cao Mean > 4.00: Mức rất cao Đối với CĐĐP, số phiếu khảo sát được tính như sau: Khu vực điều tra được giới hạn trong phạm vi 3 thôn ở xã Cẩm Thanh với số lượng các mẫu điều tra được tính toán dựa vào công thức của Nancy J.Helen F Clair E (2004):

n = Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra

N: số hộ gia đình trong cộng đồng e: độ sai số được tính bằng phần trăm sai số của số gốc (e = 10%)

Trang 18

Đơn vị thôn N e = 10% Số mẫu điều tra thực tế

Dựa vào kết quả trên, tác giả lấy số mẫu điều tra thực tế của mỗi thôn là 100 phiếu Để đạt kết quả tốt, tác giả đã tiến hành điều tra thử mỗi đối tượng khảo sát 15 phiếu, từ đó có những điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp

Trong việc xác định mức độ tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu của Pretty và Hine với 7 mức độ tham gia của CĐĐP từ thấp đến cao như sau: mức độ thụ động, thông tin, tư vấn, khuyến khích vật chất, chức năng, tương tác và cao nhất là ở mức

độ chủ động

+ Phương pháp phỏng vấn sâu

Đối tượng thực hiện phỏng vấn trong luận văn là CĐĐP tham gia DL, cán bộ quản lý DL cấp tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An, chính quyền địa phương (cán bộ quản lý DL xã, tổ trưởng tổ DLCĐ, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ), đại diện các doanh nghiệp DL và KDL tại Cẩm Thanh Kết quả phỏng vấn sẽ cung cấp những thông tin đa chiều, cái nhìn toàn diện về phát triển DL nói chung và DLCĐ nói riêng tại xã Cẩm Thanh để việc viết luận văn đạt độ tin cậy cao

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương Cụ thể:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng

Chương 2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Trang 19

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Du lịch

Ngày nay, DL trở thành một hoạt động thường xuyên, phổ biến và là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người Chính những lợi ích nhiều mặt mà DL mang lại, đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là “cứu cánh” vực dậy nền kinh

tế ốm yếu của nhiều quốc gia Mặc dù vậy cho đến nay, việc nhận thức về DL vẫn chưa được thống nhất, đã có nhiều cách hiểu, nhìn nhận khác nhau về DL Sau đây

là một số khái niệm về DL theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động DL [7, tr.1]:

- Đối với người đi DL: DL là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi

cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau như hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác

- Đối với người kinh doanh DL: DL là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận

- Đối với chính quyền địa phương: DL là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, CSVCKT để phục vụ KDL, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho KDL trong chuyến hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương

- Đối với CĐ dân cư sở tại: DL là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hoạt động DL tại địa phương mình vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở…

Trang 20

Ngoài ra còn có nhiều cách hiểu khác về DL, trong đó, khái niệm về du lịch được sử dụng phổ biến ở nước ta là cách hiểu theo Luật du lịch Việt Nam (2005):

“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Năm 2017, Luật du lịch Việt Nam có sự thay đổi và theo đó, khái niệm du lịch hiện nay được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến

đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [28]

1.1.2 Cộng đồng

Thuật ngữ CĐ (community) là một khái niệm được Liên hiệp quốc công nhận vào năm 1950 và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện trong các chương trình viện trợ Có nhiều cách hiểu khác nhau

về thuật ngữ này:

Theo Keith và Ary cho rằng: “Cộng đồng trước hết là một nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [64, tr.7]

Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cộng đồng được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [45, tr.601]

Tác giả Bùi Thị Hải Yến trong công trình Du lịch cộng đồng cũng có cách hiểu về CĐ như sau: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [58, tr.33]

Trang 21

Như vậy, từ những nhìn nhận trên, hiểu một cách chung nhất, “Cộng đồng

là một nhóm người có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội… cùng tồn tại trong một không gian địa lý nhất định”

1.1.3 Du lịch cộng đồng

DLCĐ phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 và ngày càng được coi trọng từ sau những năm 1990 Khái niệm về DLCĐ trong nghiên cứu này dựa vào đặc điểm của CĐĐP với tư cách là thành phần cốt lõi, là trung tâm của mọi hoạt động phát triển DL địa phương Do vậy, tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức,

nhà nghiên cứu, lấy nhận định từ Tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa) [29, tr 2] Tài liệu cũng đề cập thêm: “Du lịch cộng đồng dựa trên

sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định” [29, tr 2]

Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:

- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một CĐĐP cụ thể

- CĐĐP là người kiểm soát các giá trị về mặt TNDL để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ thống TNDL tại không gian sống của CĐĐP

- CĐĐP sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ

du khách

Trang 22

- CĐĐP ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các SPDL phục vụ cho du khách Từ đó, CĐ ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình

1.1.4 Phát triển du lịch cộng đồng

Phát triển là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thiếu sót đến hoàn thiện Phát triển của sự vật, hiện tượng có thể theo chiều rộng và cả chiều sâu

Phát triển cộng đồng được hiểu là tập hợp nhiều hoạt động diễn ra trong đời sống nhằm làm thay đổi các giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của CĐ theo xu hướng ngày càng tốt hơn Phát triển CĐ có sự tham gia của người dân để phát triển nông nghiệp, nông thôn, du lịch được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, đã thực hiện và đang tiếp tục triển khai trên phạm vi cả nước Những sáng kiến đổi mới công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, phát triển sinh kế có sự tham gia người dân bước đầu đã mang lại kết quả Đã xuất hiện các kinh nghiệm hay, bài học quý về phát triển CĐ có sự tham gia của người dân

Từ đó có thể hiểu, phát triển DLCĐ là tập hợp các hoạt động của con người nhằm bảo tồn hoặc thay đổi các giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường tại địa phương phục vụ các hoạt động DL theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa phương

1.2 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

1.2.1 Đặc điểm của du lịch cộng đồng

Mỗi loại hình DL mang những đặc điểm riêng biệt, đặc trưng của loại hình

DL đó DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình DL khác như sau:

Trang 23

- Đặc điểm nổi bật nhất của DLCĐ đó là loại hình DL mà CĐĐP là chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động từ bảo tồn, quản lý đến khai thác các giá trị DL

từ nguồn TNDL và môi trường DL, giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh doanh DL như kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển KDL và kinh doanh các dịch vụ hàng hóa, vui chơi, giải trí, hướng dẫn, tư vấn các hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến DL địa phương

- Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại TN và MT vì sự phát triển của

CĐ Phát triển DLCĐ là thực hiện các mục tiêu phát triển DL gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát triển CĐ, vì sự phát triển của CĐ

- Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: Diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP Đây là những khu vực có nguồn TNDL tự nhiên hoặc nhân văn phong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa và xã hội hiện đã, đang và có thể bị tác động bởi con người

- CĐ dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm TNDL, đồng thời CĐ phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, các nguồn lực phát triển DL bền vững nhằm hạn chế, giảm các tác động tiêu cực, nâng cao số lượng, chất lượng TNDL từ chính các hoạt động kinh doanh DL, kinh tế - xã hội của CĐ, hoạt động của du khách và các bên tham gia vào hoạt động DL nói chung

- Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường DL, các SPDL, đồng thời góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề, kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia nguồn lợi

từ hoạt động DL Phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động DL được giữ lại cho

CĐ Hoạt động này phải tính đến các hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường và chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là luật cung - cầu

Trang 24

- DLCĐ cũng bao gồm các yếu tố trợ giúp CĐ phát triển DL của các bên tham gia DL, gồm các cá nhân, các công ty DL, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước…

Như vậy, phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình DL bền vững,

có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của CĐ Chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường và khai thác chính cho phát triển

DL là CĐĐP Nguồn lợi thu được từ hoạt động DL cũng như mục đích của các hoạt động trên nhằm phát triển CĐ Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình DL vì dân và do dân Việc tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình DLCĐ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất

kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc [58, tr.38]

1.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi loại hình DL phải tuân thủ theo những nguyên tắc đã đặt ra Theo đó, một số nguyên tắc cơ bản để phát triển DLCĐ bao gồm [31, tr.5]:

- Bình đẳng xã hội: Các thành viên của CĐ tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động DL trong CĐ của mình Sự tham gia của CĐĐP vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động DL được chú trọng Các lợi ích kinh tế được chia đều không chỉ cho các công ty DL mà cả cho các thành viên CĐ

- Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động

DL đều tiềm tàng các tác động tích cực và tiêu cực đến CĐĐP và môi trường tự nhiên Quan trọng là các giá trị văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ, tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành DL địa phương, điều này rất quan trọng Do đó, CĐ không chỉ phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trải nghiệm DL thành công mà còn phải hiểu các tác động tích cực, tiêu cực của DL làm ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên do thiếu quy hoạch và quản lý

Trang 25

- Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ DL cho CĐ đòi hỏi CĐ có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác Trong việc chia sẻ lợi ích, doanh thu từ các hoạt động DL thường được chia cho tất cả những người tham gia

và một phần để riêng đóng góp cho toàn bộ CĐĐP thông qua quỹ CĐ, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích CĐ khác như y tế và giáo dục

- Sở hữu và tham gia của địa phương: DLCĐ thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của CĐĐP để đạt được các kết quả trong DL

Sự tham gia của CĐĐP từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá là rất quan trọng để đảm bảo đạt được một cách tốt nhất quyền sở hữu của địa phương và phát huy được tối đa sự tham gia của địa phương

Đây được xem là bốn nguyên tắc chính đảm bảo sự tồn tại, phát triển của DLCĐ Thực tế, hầu hết các điểm DLCĐ vẫn chưa đảm bảo đầy đủ bốn nguyên tắc này Nguyên tắc quan trọng nhất nhưng lại khó thực hiện nhất, đó là việc chia sẻ lợi ích từ DLCĐ Mô hình DLCĐ thu hút sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó CĐĐP là nhân tố chủ đạo, thế nhưng việc phân chia quyền lợi giữa các bên tham gia luôn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi và nhiều mô hình DLCĐ đã thất bại xuất phát từ nguyên nhân này

1.3 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

Cũng như bất kì một sản phẩm, một loại hình DL nào, DLCĐ ra đời, tồn tại

và phát triển cần đảm bảo cả hai yếu tố cung và cầu Theo đó, điều kiện phát triển DLCĐ cần hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản cần thiết, bao gồm: nhu cầu của KDL, TNDL, nguồn nhân lực DL địa phương, CSVCKT DL, khả năng tiếp cận điểm đến, chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ và công tác xúc tiến, quảng bá DLCĐ

1.3.1 Nhu cầu của khách du lịch

Nhu cầu của KDL là điều kiện quan trọng đối với phát triển DLCĐ KDL chính là nguồn cầu đảm bảo cho DLCĐ hoạt động và phát triển Nhu cầu của KDL

Trang 26

đi của du khách Đa số KDL tìm đến các điểm DLCĐ với mong muốn tìm hiểu, khám phá những nét đẹp văn hóa, con người và vùng đất nơi họ đến DLCĐ là điều kiện để du khách cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân bản địa, được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày như chính người dân nơi đó Một số khách vì mục đích thăm quan, nghiên cứu hay kết hợp với chuyến công tác, thăm thân… Dù là mục đích nào thì mọi du khách đều mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng, thỏa mãn một cách cao nhất, hoàn hảo nhất

Nhu cầu của du khách sẽ quyết định đến sự lựa chọn điểm đến của họ Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các thị trường khách rất quan trọng, từ

đó, các điểm DL, các công ty, các địa phương sẽ có định hướng đúng đắn, phù hợp nhằm thu hút khách Có thể thấy rằng, nhu cầu lớn nhất của du khách khi đến với các điểm DLCĐ là tìm hiểu về con người, văn hóa, thiên nhiên nơi họ đặt chân đến nên điều quan trọng nhất ở các điểm DLCĐ phải là giữ gìn, bảo lưu được những nét đẹp nguyên bản, vốn có của vùng đất ấy, phát triển phải đi đôi với bảo tồn Những nơi càng đặc sắc, độc đáo, nguyên bản thì càng thu hút sự tò mò, khám phá của du khách

1.3.2 Tài nguyên du lịch

TNDL là điều kiện tất yếu, là cơ sở hình thành nên một điểm DL Theo Luật

Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên

du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” TNDL của một điểm DLCĐ là

phong tục tập quán, là những nét đẹp văn hóa, con người, ẩm thực… và vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất ấy TNDL càng phong phú, mới lạ thì càng có sức cuốn hút, hấp dẫn lớn với du khách Trong quá trình phát triển, các điểm DLCĐ cần có những định hướng khai thác đúng đắn để vừa bảo vệ được nguồn TNDL vừa phát triển DL một cách hợp lý, hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững

Trang 27

1.3.3 Nguồn nhân lực địa phương

Điểm khác biệt lớn nhất của DLCĐ đối với các loại hình DL khác chính là

sự tham gia, làm chủ và đem lại lợi ích lớn nhất cho CĐĐP Theo đó, nguồn nhân lực địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển DLCĐ tại chỗ

và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ DL địa phương là vấn đề đặt ra đối với mỗi

mô hình DLCĐ Chất lượng dịch vụ DL phụ thuộc lớn vào chất lượng nguồn nhân lực Trong khi đó, ở các địa phương, lao động phổ thông là chủ yếu Số lượng lao động qua đào tạo về DL còn ít Người dân phục vụ du khách phần lớn dựa trên kinh nghiệm tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày Vì vậy, để phát triển DLCĐ một cách hiệu quả và lâu dài, việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực địa phương, trao dồi các kỹ năng phục vụ DL, nâng cao khả năng ngoại ngữ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân… là việc làm cần được quan tâm hàng đầu

1.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

CSVCKT phục vụ DL là một trong những điều kiện cần có đảm bảo phát

triển DLCĐ Đó là những điều kiện thiết yếu về điện, nước, đường xá, cơ sở vật

chất phục vụ ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí… đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của

du khách KDL tìm đến các điểm DLCĐ thường không đòi hòi cao về CSVCKT Nói như vậy không đồng nghĩa với việc yếu tố CSVCKT bị coi nhẹ mà ở những điểm phát triển DLCĐ, CSVCKT hướng đến đặc tính thân thuộc, đơn giản và gần gũi với cuộc sống người dân địa phương CSVCKT có mối quan hệ mật thiết với TNDL Nếu như CSVCKT độc đáo, mới lạ thì nó sẽ thu hút sự quan tâm, tìm đến của du khách và vì thế, nó trở thành TNDL hấp dẫn Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua để phát triển một mô hình DLCĐ

1.3.5 Khả năng tiếp cận điểm đến

Khả năng tiếp cận điểm đến cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự lựa chọn điểm đến của du khách Nếu một điểm DL tuy không mấy hấp dẫn nhưng nằm ở vị trí thuận lợi, có thể tiếp cận bằng nhiều phương tiện khác nhau, lại ở vị trí kết nối với các điểm DL khác, chắc chắn sẽ thu hút du khách hơn so với các điểm

Trang 28

có TNDL hấp dẫn nhưng vị trí tiếp cận khó, lại trái tuyến Đối với loại hình DLCĐ, nước ta hiện nay đang khai thác chủ yếu ở những làng quê, vùng sâu vùng xa - nơi

có điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng có tài nguyên tự nhiên trù phú, nét đẹp văn hóa đặc sắc Do đó, khả năng tiếp cận điểm đến đã và đang là vấn đề gây cản trở lớn đối với sự phát triển của nhiều điểm DLCĐ Vì vậy, để xây dựng một điểm DLCĐ

ở địa phương nào đó, ngoài những yếu tố cần thiết thì vị trí điểm đến cần phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực hiện

1.3.6 Chính sách phát triển du lịch

Bên cạnh đó, chính sách phát triển DL cũng là điều kiện thúc đẩy DLCĐ hình thành và phát triển Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DL đối với từng địa phương sẽ là nguồn động lực, tạo hứng khởi ban đầu để CĐ cư dân tin

tưởng, tham gia phục vụ DL CĐĐP hầu hết là nông dân, là những người nghèo

khó, trình độ thấp, vì vậy để vận động họ làm DL đòi hỏi phải có những định hướng

rõ ràng Bởi lẻ, phát triển DLCĐ không đơn thuần là đem lại lợi ích cho người dân

địa phương mà hơn hết là quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt

Nam đến với thế giới thông qua DL Chính vì vậy, sự chỉ đạo, định hướng đúng

đắn, kịp thời của các cấp thông qua các chính sách phát triển DL cũng như sự giúp sức về vốn, về CSVCKT, về kinh nghiệm phát triển DLCĐ là vấn đề rất quan trọng đối với việc phát triển DLCĐ ở các địa phương trên cả nước

1.3.7 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Ngoài ra, một điều kiện cần thiết, là chất xúc tác quan trọng đối với một điểm DL nói chung và điểm DLCĐ nói riêng là công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến Một điểm DL, mặc dù có sức hấp dẫn lớn, tài nguyên độc đáo, đặc sắc nhưng không được xúc tiến đúng hướng, quảng bá rộng rãi sẽ khó thu hút được sự quan tâm, chú ý của du khách Ngày nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, nhiều điểm DL tận dụng sức mạnh này tạo sự lan tỏa rộng khắp và gây được hiệu ứng lớn đã đem lại hiệu quả đáng kể, mang hình ảnh điểm đến đến với du khách một cách sinh chân thực, sống động nhất Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nơi

Trang 29

đã lạm dụng phương thức này để quảng cáo một cách thiếu văn minh, thiếu sự trung thực ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch Việt Nam Có thể khẳng định rằng, chiến lược xúc tiến, quảng bá là công cụ hữu hiệu, là phương tiện vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một điểm đến DL, vì vậy các nhà quản lý, những người làm du lịch cần nắm bắt, sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất

Trên đây là 7 điều kiện cơ bản đảm bảo một mô hình DLCĐ hình thành, tồn tại và phát triển Có thể một số mô hình sẽ không hội tụ đầy đủ các điều kiện này hoặc chỉ đảm bảo ở một số điều kiện nào đó Tuy nhiên, với mục đích cuối cùng là hướng đến việc phát triển DL bền vững thì đòi hỏi các điểm DL đã, đang và sẽ trở thành điểm DLCĐ cần phải cân nhắc, vạch rõ định hướng, chiến lược đúng đắn để

mô hình DLCĐ được xây dựng vững chắc và đảm bảo sự lâu dài, làm nền tảng tốt cho những hoạch định tiếp theo

1.4 Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò

Tham gia DLCĐ gồm có các thành phần chính sau: CĐĐP, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý DL, các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương, các doanh nghiệp DL và KDL Mỗi thành phần đảm nhiệm một vai trò riêng nhưng tựu chung lại, mục đích chính là vì sự phát triển của DLCĐ Việc kết nối, tạo sợi dây liên kết hiệu quả giữa các thành phần trên đã và đang là vấn đề bức thiết của nhiều địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao trong phát triển DLCĐ

- Cộng đồng địa phương: Là trọng tâm của phát triển DLCĐ bởi vì họ là chủ

nhân của những TNDL, vốn tri thức dân gian và là đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ KDL Không có yếu tố CĐ sẽ không thể phân biệt được DLCĐ với các loại hình DL khác Do đó, khi quy hoạch phát triển DLCĐ nên có sự tham gia của CĐ Đồng thời cần có sự đầu tư để khắc phục những hạn chế về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm DL cho CĐ, hướng đến phát triển DL bền vững Sự thành công của DLCĐ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực địa phương Việc đảm bảo lợi ích công bằng cho CĐĐP trong phát triển DLCĐ là vấn đề được quan tâm đặc biệt

- Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch: Được CĐĐP tín

Trang 30

nhiệm bầu ra và đại diện cho quyền, lợi ích của CĐ Họ là những người lãnh đạo, có vai trò tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của CĐ, đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của CĐ trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa CĐ với thế giới bên ngoài

- Các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương: Các tổ chức hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài nước Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thường xuyên hỗ trợ về mặt chuyên môn hơn và một phần nhỏ về mặt tài chính Các tổ chức này có vai trò là những người chỉ lối dẫn đường, giúp CĐ thực hiện các mục tiêu phát triển DL trong giai đoạn đầu, đưa ra các định hướng, phương pháp làm DL Sau một thời gian DL hoạt động, họ sẽ trao quyền quản lý cho CĐ và chính quyền địa phương

Các tổ chức đào tạo năng lực địa phương có mặt rất ít tại các địa phương Phần lớn đào tạo đều tập trung ở các thành phố lớn dưới hình thức là các trường dạy nghề và cao đẳng Trong khi đó, tại các tỉnh và huyện đang thiếu nghiêm trọng những tổ chức này Chính vì vậy, phương pháp đào tạo của các tổ chức này đang rất khác so với những yêu cầu cụ thể và riêng biệt của từng địa phương Do đó, việc xây dựng một đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp từ dân cư địa phương để tham gia hoạt động DL là cần thiết hơn việc dựa vào một tổ chức đào tạo bên ngoài [9, tr.6]

- Các công ty dịch vụ du lịch (lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển…): Là thành phần quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển cũng như quảng bá sản phẩm DLCĐ, giữ vai trò môi giới trung gian kết nối cung và cầu DL, tạo ra một dây chuyền liên tục trong hoạt động DL Họ có thể sử dụng lao động là người địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân bản địa Bên cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích từ DL cho CĐ bằng việc đóng thuế, phí môi trường, mua vé tham quan, đóng góp cho hoạt động bảo tồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường…

- Khách du lịch: Đây là yếu tố về cầu DL Đặc điểm của các tập khách mua

sản phẩm DLCĐ thường là những tập khách hướng ngoại như các nhà nghiên cứu,

Trang 31

học sinh, sinh viên, những người thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ Họ là những KDL có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên cũng như muốn tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa Những du khách này phần nhiều sẽ sẵn sàng bỏ qua sự xa xỉ, đắt tiền để được thưởng thức những giá trị của phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đặc sắc về văn hóa địa phương Du khách sử dụng sản phẩm DLCĐ thường cần cung cấp thông tin hơn là giải trí, được giáo dục hơn là tiêu khiển [57, tr.49]

Một mô hình DLCĐ thành công là mô hình biết phối hợp, liên kết giữa các thành phần trên một cách tinh tế và hiệu quả, trong đó, trung tâm là CĐĐP Tuy nhiên, đa số các mô hình DLCĐ ở nước ta, vấn đề này chưa được nhìn nhận một cách khách quan và nghiêm túc, vẫn còn mang tính “mạnh ai nấy làm” Chính điều này đã làm cho các mô hình DLCĐ phát triển một cách dè dặt, cầm chừng, thiếu định hướng lâu dài Do đó, cần phải có những tác động tích cực để các địa phương, các thành phần tham gia nhận thức rõ điều này nhằm cải thiện tình trạng hiện nay, đưa DLCĐ trở thành một trong những loại hình DL thế mạnh ở mỗi địa phương nói riêng và nước ta nói chung

1.5 Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức mà CĐĐP tham gia hoạt động DL tại địa phương mình ở các mức độ khác nhau Nghiên cứu về các mức độ tham gia của CĐĐP vào DL, tác giả Pretty và Hine (1999) chia ra thành 7 mức độ, theo đó cao nhất là tham gia chủ động, tiếp đến là tham gia tương tác, tham gia chức năng, tham gia khuyến khích vật chất, tham gia tư vấn, tham gia cung cấp thông tin và thấp nhất

là tham gia thụ động Ứng với mỗi mức độ có các hình thức biểu hiện như sau:

Bảng 1.1 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo

thang đo Pretty và Hine (1999)

Mức độ

Tham gia

chủ động

- CĐ đưa ra các sáng kiến độc lập và có quyền tự quyết

- CĐ liên hệ với các tổ chức bên ngoài để nhận được tư vấn, giữ quyền kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực

Trang 32

Mức độ

- Tự phân phối của cải và quyền lực đảm bảo sự công bằng

Tham gia

tương tác

- CĐ tham gia vào quá trình phân tích, phát triển kế hoạch hành động tại địa phương

- CĐ địa phương kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch

sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ở địa phương Tham gia

- Ý kiến của người dân không được đưa vào

- Thông tin chỉ thuộc về các chuyên gia bên ngoài

[Nguồn: 5, tr.17]

Trên thực tế, sự tham gia của CĐĐP thường đòi hỏi nhiều thời gian và trình

độ quản lý dự án rất cao, tuy nhiên, điều này không được những nhà phụ trách dự án hay chương trình phát triển chào đón, sẵn sàng thực thi, trừ phi họ nhận thức được rằng sự tham gia của CĐ chính là đầu vào đảm bảo thành công của chương trình

Trang 33

hay dự án phát triển Chính vì vậy, ở hầu hết các mô hình DLCĐ nước ta, sự tham gia của người dân chủ yếu nằm ở mức độ tham gia cung cấp thông tin, tham gia để được hưởng khuyến khích vật chất, thậm chí là tham gia một cách thụ động Họ chưa có cơ hội để đưa ra sáng kiến cũng như quyết định đến sự phát triển DL của địa phương mình, nhiều quyền lợi của cư dân địa phương chưa được đáp ứng, cơ hội để họ tham gia vào các hoạt động DL cũng chưa được quan tâm nhiều Do đó,

để mô hình DLCĐ đi đúng hướng cần phải có những định hướng đúng đắn, kịp thời giúp người dân hưởng lợi từ hoạt động DL trên chính địa phương của họ, từ đó, họ

sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động DL vì lợi ích của bản thân và CĐ

1.6 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam

DLCĐ là loại hình DL đã và đang rất được chú trọng phát triển ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi những hệ quả tích cực mà nó mang lại trên nhiều mặt về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường Đây được xem là hướng đi đúng đắn, lâu dài hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững ở các nước DLCĐ hiện có mặt ở hầu hết các vùng miền nước ta Kết quả từ hoạt động DLCĐ ở các địa phương sẽ là những bài học quý giá để xã Cẩm Thanh học hỏi, rút kết kinh nghiệm

để đưa DLCĐ nơi đây có bước tiến mới, khắc phục được những vấn đề “lủng cũng” hiện tại, phát huy tối đa lợi thế vốn có của xã, nâng cao hiệu quả hoạt động DL địa phương Sau đây là một số mô hình DLCĐ tiêu biểu ở Việt Nam mà Cẩm Thanh có thể học hỏi:

1.6.1 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Sapa (Lào Cai)

- Giới thiệu về Sapa

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 33 km và cách Hà Nội gần 400 km Sapa nằm trong vùng núi Hoàng Liên Sơn, nơi có đỉnh núi Phanxipăng cao 3.143m

Do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sapa có khí hậu cận nhiệt đới

ẩm, không khí mát mẻ quanh năm Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là

Trang 34

có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông

Tên Sa Pa có gốc từ tiếng H’Mông, “Sa Pả” nghĩa chữ là Bãi Cát, là tên của vùng đất này, nay còn lại một phần nằm ngoài thị trấn Sapa là xã Sa Pả của huyện Sapa Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H’Mông như Lao Chải, San Sả

Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không dấu, thành Sapa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa” và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt

Về sau, từ này viết được thống nhất là Sapa

Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên trù phú, hùng vĩ, Sapa còn ẩn chứa các giá trị văn hóa đặc sắc được xây dựng bởi các 6 tộc người sinh sống tại đây, đó là người Kinh, H’Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy và Xá Phó Chính vì vậy, nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển DL, trong đó thế mạnh là phát triển DLCĐ

- Sapa phát triển loại hình DLCĐ

Mặc dù có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho phát triển DL nhưng đời sống cư dân các thôn bản ở Sapa còn nghèo, được sự tư vấn, hỗ trợ của tổ chức

Hà Lan (SNV), từ năm 2001, mô hình DLCĐ tại các thôn, bản Sapa đã được khởi xướng, các Ban quản lý DLCĐ tại các xã Thanh Phú, Bản Hồ, Tả Van, Tả Phìn đã được thành lập để mở rộng không gian DL Dự án đã huy động được các nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ CĐ về vấn đề môi trường, xây dựng hệ thống giao thông, các tuyến đường tham quan DL, đồng thời tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng làm DL cho người dân [58, tr.76]

Từ đó, với việc nắm bắt nhu cầu của du khách và phát huy tiềm năng, thế mạnh có được, Sapa tập trung đầu tư phát triển loại hình DLCĐ, hướng về bản làng

và người dân, cộng đồng dân cư, trong đó, dịch vụ chính được khai thác là dịch vụ lưu trú homestay với phương châm ba cùng: cùng ăn, cùng ở và cùng lao động với

Trang 35

người dân, điều này vừa giảm quá tải cho khu vực đô thị chật hẹp, vừa xóa nghèo, tạo thế phát triển DL bền vững, gắn với bảo vệ bản sắc văn hóa và môi trường sinh

thái địa phương Tính đến năm 2017, toàn huyện Sapa có trên 160 cơ sở homestay,

tập trung ở các xã Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn… đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Phát triển DL “ba cùng” là hướng đi đúng của Sa Pa, tuy nhiên làm thế nào

để loại hình DL này thật sự bền vững, có sức hấp dẫn, thu hút được ngày càng nhiều

du khách là bài toán không đơn giản Trước thực tế đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai và chính quyền huyện Sapa đã xác định phương châm “biến di sản thành tài sản”, và mỗi CĐ, mỗi làng bản phải có một sản phẩm mang tính đặc trưng, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, Sapa tập trung bảo tồn các lễ hội truyền thống như lễ hội Xuống Đồng (Gầu tào, Roóng poọc), Múa xòe, Múa chuông, Múa sinh tiền, Múa quạt, Lễ cấp sắc… Sau khi bảo tồn, phục dựng nguyên bản, Sa Pa đưa các lễ hội vào hoạt động DL ở thị trấn, xã và các bản làng; tập trung thành chuỗi vào dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu xuân, dịp nghỉ lễ trong năm, nhằm thu hút, phục vụ du khách Ở các xã đều thành lập đội văn nghệ dân tộc, sẵn sàng biểu diễn phục vụ du khách ngay tại các điểm homestay Có thể kể đến các chương trình như: xuống đồng Tả Van, xòe Thanh Phú, cấp sắc Thanh Kim, lễ hội trên mây, một ngày làm nông dân Tả Phìn… Nhờ vậy, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phục vụ KDL trong và ngoài nước, tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương

Bên cạnh đó, Sa Pa tăng cường tôn tạo, bảo vệ bãi đá cổ Mường Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và hệ thống ruộng bậc thang ở địa phương, trọng điểm là các xã Trung Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sa Sả Hồ đã được công nhận di tích danh thắng quốc gia Đây là những “điểm nhấn”, tạo cảnh quan môi trường và bản sắc văn hóa, thu hút du khách đến các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đó cũng chính là “sức sống” bền vững của DL “ba cùng” ở Sa Pa hiện nay

Trang 36

Đến Sa Pa, du khách có thể lựa chọn nhiều tuyến DLCĐ như: thị trấn Sa Pa -

Ý Linh Hồ - Lao Chải - Tả Van; Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài; thị trấn Sa Pa - Tả Phìn - Móng Sến - Tắc Cô… trong đó, có nhiều điểm DL được khách nước ngoài đặc biệt quan tâm như: bãi đá cổ (thuộc các xã Hầu Thào,

Sử Pán và Tả Van), điểm DL thôn Sả Séng (xã Tả Phìn)… và điểm DL Cát Cát (xã San Sả Hồ) được xem là điểm nhấn DLCĐ tại Sapa

Đó là kết quả của chủ trương “mỗi cộng đồng, mỗi làng bản có một sản phẩm mang tính đặc trưng” mà Sapa kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua Thông qua các tuyến DL bản làng, mức độ tham gia và hưởng lợi của CĐ dân tộc thiểu số bản địa tăng lên, xuất hiện hàng loạt các nghề mới, như cho thuê nghỉ trọ, hướng dẫn, biểu diễn văn nghệ, bán hàng lưu niệm (thổ cẩm, đồ trang sức), dẫn khách leo núi,…

Như làng Cát Cát có 360 người thì có tới 112 người tham gia hoạt động DL (chiếm tỷ lệ 31,2% dân số); làng Lý Lao Chải có 516 người thì có 102 người của 22

hộ gia đình (trong tổng số 28 hộ) tham gia các hoạt động DL [68] Trước kia, các

hộ kinh doanh lưu trú homestay chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú đơn thuần, nhưng hiện nay, nhiều gia đình mở mang công việc kinh doanh bằng việc cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung như bán đồ lưu niệm, bán đồ uống (bia, nước ngọt), bán hàng ăn, bánh kẹo, thuốc bắc đặc biệt, dân tộc Dao Đỏ có dịch vụ tắm lá thuốc núi rừng Hoàng Liên, được du khách ưa thích

Để tạo chuỗi giá trị sản phẩm DL, Sapa tăng cường liên kết vùng, thông qua các tuyến DLCĐ Bên cạnh đó, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với người dân và chính quyền địa phương ở từng bản làng, cụm dân cư, từng xã để đầu

tư, khai thác tiềm năng, lợi thế DL, theo mô hình “liên kết 1-1” Theo đó, mỗi địa phương làm DLCĐ sẽ đồng hành với một doanh nghiệp cùng chịu trách nhiệm kêu gọi và thu hút du khách, cùng giữ gìn bản sắc văn hóa, cùng quản lý hoạt động DL một cách chuyên nghiệp Thực tế ở Công ty cổ phần DL Cát Cát là minh chứng sống động Tại khu vực thung lũng Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, công ty đầu tư

Trang 37

hàng chục tỷ đồng vào từng nhà của hàng chục hộ đồng bào Mông, để họ giữ nếp sinh hoạt bản địa, lề lối canh tác nông nghiệp truyền thống, phát triển nghề thủ công, giữ nét đẹp trao đổi sản phẩm canh tác, chăn nuôi… tại các chợ phiên Những ngôi nhà, góc bếp, mảnh vườn, ruộng nương, vật dụng sinh hoạt, nghề tước lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu thổ cẩm được giữ nguyên Công ty còn trả tiền trực tiếp cho hơn chục gia đình người Mông (mỗi tháng ba triệu đồng) trên dọc tuyến đường đi bộ xuyên làng, để họ giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ gìn các vật dụng truyền thống, bảo tồn nghề se lanh dệt vải và đồng ý cho du khách thăm nhà tùy thích, không chèo kéo bán hàng hay thu tiền phí của khách “Điều quan trọng là phải dựa vào dân, để giữ nguyên cảnh quan, lối sống, nếp sinh hoạt của người bản địa, như vậy mới phát triển du lịch cộng đồng có sức sống nội tại, lâu bền”- Giám đốc Công ty du lịch Cát Cát Nguyễn Phương Lân khẳng định [68]

Sa Pa đang đón đầu cơ hội rất tốt để trở thành một trọng điểm DL tầm quốc gia, bởi có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giao thông thuận lợi và quần thể công trình cáp treo Phan Xi Păng trên đỉnh “nóc nhà Đông Dương” hấp dẫn du khách Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Mạnh Hảo, du khách trong và ngoài nước có

xu hướng đổ mạnh về Sa Pa, sáu tháng đầu năm 2017 đã đạt hơn một triệu lượt người, gấp hai lần so với cùng kỳ, đem lại doanh thu gần hai nghìn tỷ đồng Đây là

cơ hội vàng để DL “ba cùng” ở Sa Pa phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

So với các loại hình DL thì DLCĐ được coi là thế mạnh tại Sapa, bởi không chỉ khách trong nước mà hầu hết du khách nước ngoài mỗi khi đến Sa Pa đều lựa chọn loại hình du lịch này Theo điều tra của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), một trong hai đơn vị tài trợ ban đầu cho dự án hỗ trợ DL bền vững tại Sa

Pa thì hơn 70% số du khách quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu đi DL đến các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số

Sapa được xem là địa chỉ tiên phong về khai thác loại hình DLCĐ ở nước ta Với phong cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, sự đa dạng sinh học cao

Trang 38

cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, Sapa trở thành địa chỉ yêu thích lâu nay của

các “tín đồ” du lịch

Phát triển DLCĐ trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo

vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên là hướng đi bền vững của DL SaPa Với tiềm năng, thế mạnh của mình, Sapa có triển vọng phát triển nhiều loại hình DL văn hoá chất lượng cao, kết hợp DLCĐ, sinh thái, nghỉ dưỡng Đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước khi đến Sapa, với nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm DL đa dạng, phong phú và độc đáo tại địa phương

1.6.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, Hội An

Hội An nổi tiếng với nhiều tour DLCĐ thú vị và mới mẻ như “Một ngày làm nông dân làng rau Trà Quế”, “Chèo thuyền và cưỡi trâu”, “Trồng lúa nước”, “Một thoáng Kim Bồng”, “Du lịch dọn rác”… Nhờ đó, DLCĐ ở Hội An đã tạo dựng

được thương hiệu riêng, thực sự là loại hình DL hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khám phá mới lạ của du khách Trong đó, làng rau Trà Quế đã và đang là mô hình DLCĐ thành công tại Hội An trong những năm qua

- Giới thiệu làng rau Trà Quế

Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về phía Đông Bắc, nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế, làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế, xã Cẩm

Hà, thành phố Hội An Rau Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với nhiều sản phẩm rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông nên có hương vị đặc trưng riêng Với diện tích đất không quá rộng nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ Hằng năm, cứ đến mùng 7 tháng giêng âm lịch, người dân Trà Quế tổ chức lễ hội Cầu Bông để cầu mong mưa thuận gió hòa, những mùa rau bội thu Kể từ khi DL Hội An bắt đầu khởi sắc cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất

- Cách thức làm DL tại Làng rau Trà Quế

Trang 39

Du khách có thể đến Trà Quế bằng xe đạp, bằng thuyền… Đến với Làng rau Trà Quế, du khách sẽ được trở thành những người nông dân trồng rau thực thụ trong những bộ áo quần nông dân, dép lê, nón lá, được người làng rau bày cho cách cuốc đất, trồng, tưới nước và chăm bón rau Sau khi tắm rửa, nghỉ ngơi, du khách sẽ thưởng thức các món ăn chế biến từ các loại rau xanh đặc hữu Trà Quế và các món ngon của Quảng Nam như: bánh đập, bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao lầu Hội An Tại đây cũng có nhiều hộ gia đình kinh doanh dịch vụ homestay cho

du khách cùng tham gia vào công việc trồng rau sạch, trải nghiệm cuộc sống của người trồng rau

Để thương hiệu DL rau Trà Quế có tiếng như ngày nay thì phải kể đến tầm nhìn và tâm huyết của các cấp chính quyền Quảng Nam Nhằm bảo tồn thương hiệu gần 400 năm của rau Trà Quế, từ năm 2004 đến nay, UBND thành phố Hội An đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng làng rau, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thương hiệu “Trà Quế - Hội An” Chính quyền Hội An đã giao cho Công ty Cổ phần Du lịch Hội An khai thác tour DL tham quan và làm nông tại Trà Quế, sau đó chuyển sang cho UBND xã Cẩm Hà Đồng thời yêu cầu các tour DL trong địa bàn bổ sung Làng rau Trà Quế vào hành trình Tour DL “Một ngày làm nông dân Trà Quế” trở thành “đặc sản” DL Hội An Thành phố phối hợp với UBND xã Cẩm Hà tổ chức nhiều buổi tập huấn, giáo dục người dân cách làm DL, cử những hộ gia đình tiêu biểu học tập, nghiên cứu và tiếp cận với các mô hình DLCĐ thành công ở các vùng miền… Và hơn 10 năm qua, lượng du khách đến tham quan làng rau Trà Quế ngày một tăng thể hiện sự hấp dẫn vốn có của làng nghề này đối với khách thập phương, đặc biệt là khách nước ngoài Nhờ đó, bộ mặt của thôn Trà Quế cũng được thay đổi

Giá vé được thành phố niêm yết, 20 nghìn đồng đối với khách DL quốc tế và

10 nghìn đồng đối với khách nội địa Các gia đình sẽ được thay phiên nhau phục vụ khách nhằm đảm bảo lợi ích công bằng giữa các hộ tham gia trồng rau kết hợp làm

DL Tổ DL cũng được thành lập nhằm quản lý tốt các vấn đề về sản xuất rau cũng như làm DL Việc phục vụ khách tham quan theo một quy trình cụ thể từ tiếp đón

Trang 40

khách cho đến khi khách hoàn thành chuyến tham quan Ở đây, bất cứ người dân nào cũng có thể được coi là hướng dẫn viên DL của làng, chào đón khách bằng sự nhiệt tình và thân thiện Đến nay, có thể khẳng định rằng Làng rau Trà Quế là một thương hiệu DLCĐ thành công Bộ mặt xã đã có sự thay đổi lớn và hơn hết, những người dân tham gia làm DL trực tiếp được hưởng lợi từ hoạt động DL nơi đây

1.6.3 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ, An Giang

- Giới thiệu về Cù lao Ông Hổ

Nằm trên dòng sông Hậu, Cù lao ông Hổ xanh ngắt bóng tre và cây ăn trái, thấp thoáng những mái nhà nhỏ bé, yên bình giữa hai bờ Cù lao ông Hổ nay thuộc xã

Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên Từ thành phố Long Xuyên xuống bến phà

Ô Môi, qua Cù lao ông Hổ chừng 30 phút Bao quanh Cù lao là cảnh quan thiên nhiên với sông nước mênh mông, làng bè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây

ăn trái và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị như khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu ông Hổ tạo nên một không gian thoáng mát, yên bình đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ mát của KDL Nhiều năm qua, nơi đây được ví như lá phổi của thành phố Long Xuyên và được tỉnh chọn là nơi để phát triển DLST CĐ

- Cách thức làm du lịch tại Cù lao Ông Hổ

Với vẻ đẹp đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cù lao thu hút rất đông KDL, nhất là KDL quốc tế đến đây để thưởng lãm cảnh đẹp cũng như trải nghiệm đời sống văn hóa độc đáo của người dân miền sông nước Bởi thế, bên cạnh các nghề chính như trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản, làm mắm… người dân nơi đây còn kinh doanh các dịch vụ DL, trong đó, chủ yếu là cung cấp dịch vụ homestay (du khách ăn, ngủ và tham gia các công việc hàng ngày với người dân địa phương như: nấu ăn, thu hoạch hoa màu, trái cây, tát mương, bắt

cá, kéo lưới, mò ốc…)

Việc phát triển DLCĐ nơi đây trước hết nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp Năm 2004, UBND tỉnh An Giang đã xây dựng các giải pháp phát

Ngày đăng: 17/01/2019, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Xuân An (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang
Tác giả: Phạm Xuân An
Năm: 2015
2. Trịnh Ngọc Anh (2013), Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng
Tác giả: Trịnh Ngọc Anh
Năm: 2013
3. Lê Huy Bá (chủ biên), Thái Lê Nguyên, (2006), Du Lịch Sinh Thái, Nxb Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du Lịch Sinh Thái
Tác giả: Lê Huy Bá (chủ biên), Thái Lê Nguyên
Nhà XB: Nxb Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2006
4. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hội An (2016), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hội An (1975 - 2010), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hội An (1975 - 2010)
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hội An
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2016
5. Nguyễn Thị Minh Chính (2016), Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm - Hội An, Quảng Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm - Hội An, Quảng Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Chính
Năm: 2016
6. Vũ Đức Cường (2014), Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia Cát Tiên - tỉnh Đồng nai, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia Cát Tiên - tỉnh Đồng nai
Tác giả: Vũ Đức Cường
Năm: 2014
7. Đại học Đông Á (2014), Đề cương ôn thi môn tổng quan du lịch, Đại học Đông Á, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương ôn thi môn tổng quan du lịch
Tác giả: Đại học Đông Á
Năm: 2014
8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
9. Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch, Trường Đại học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương
Năm: 2007
10. Lê Thu Hương (2007), Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Tác giả: Lê Thu Hương
Năm: 2007
11. Nguyễn Thị Lan (2014), Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phía Tây tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Năm: 2014
12. Phạm Thị Lấm (2017), Cẩm Thanh phát triển du lịch cộng đồng, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8, tr.28 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8
Tác giả: Phạm Thị Lấm
Năm: 2017
13. Phạm Thị Lấm (2017), Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh, Hội An, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, số 24(03), tr.64 - 68.Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Giáo dục
Tác giả: Phạm Thị Lấm
Năm: 2017
14. Phạm Thị Phương Loan (2014), Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn
Tác giả: Phạm Thị Phương Loan
Năm: 2014
15. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2001
16. Phạm Trung Lương (Chủ biên) (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
17. Phạm Trung Lương (2002), Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 2002
18. Phạm Trung Lương (2008), Phát triển du lịch Việt Nam với sự tham gia của cộng đồng: Hiện trạng và những vấn đề đặt ra, Tuyển tập Hội thảo quốc gia:Sự tham gia của người dân trong lĩnh vực du lịch, Đà Lạt, Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Hội thảo quốc gia
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 2008
19. Lê Giang Nam (2014), Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo
Tác giả: Lê Giang Nam
Năm: 2014
20. Phạm Thành Nghị (2005), Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững
Tác giả: Phạm Thành Nghị
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w