Nội dung phân tích BCTC khách hàng tại NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Quảng Bình (full) (Trang 31)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.4. Nội dung phân tích BCTC khách hàng tại NHTM

a. Phân tích khái quát tình hình tài chính

 Phân tích khái quát BCĐKT: khi phân tích, NH thƣờng tập trung làm rõ cả số tuyệt đối và số tƣơng đối vào các khoản mục chủ yếu nhƣ tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho, giá trị còn lại của TSCĐ, các TS khác hay các khoản phải trả ngƣời bán, nợ ngắn hạn, thuế phải nộp, tổng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, phải trả khác và vốn chủ sở hữu. Qua việc phân tích các khoản mục trên BCĐKT sẽ giúp NH thấy sự thay đổi về cơ cấu đầu tƣ vào các loại TS và cơ cấu huy động các nguồn tài trợ của DN vay vốn nhƣ thế nào. Từ đó nắm bắt đƣợc phần nào xu hƣớng hoạt động KD của DN trong thời gian đến cũng nhƣ mức độ và khả năng thanh toán của DN này.

 Phân tích khái quát BCKQHĐKD: NH thƣờng tập trung vào một số khoản mục chủ yếu nhƣ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí lao động, chi phí khác, chi phí lãi vay, chi phí hành chính, lợi nhuận gộp từ hoạt động KD, thu nhập trƣớc thuế, thuế thu nhập, thu nhập sau thuế. Qua việc phân tích báo cáo thu nhập sẽ giúp NH thấy đƣợc mức độ ổn định trong các hoạt động và hiệu quả của các chính sách mà DN áp dụng, khả năng kiểm soát chi phí và tăng cƣờng thu nhập ( đây chính là nguồn thu nhập chủ yếu dùng để trả nợ NH) cũng nhƣ nguyên nhân thay đổi về tình hình chi phí, thu nhập và lợi nhuận của DN vay vốn.

 Phân tích BCLCTT: BCLCTT còn gọi là BC ngân lƣu hay báo cáo lƣu kim, thể hiện lƣu lƣợng tiền vào, ra của DN trong một kỳ KD. Kết quả phân tích BCLCTT sẽ giúp sẽ giúp NH xác định đƣợc lƣợng tiền do các hoạt động KD mang lại trong kỳ và dự đoán các dòng tiền trong tƣơng lai, đánh giá khả năng thanh toán nợ vay.

BCLCTT đƣợc tổng hợp từ ba dòng tiền ròng, ba hoạt động của DN: hoạt động KD, hoạt động đầu tƣ, hoạt động tài chính.

b. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu [10]

Để phân tích tài chính khách hàng cần tập trung vào các nội dung sau:

b1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nợ phải trả luôn là một nguồn tài trợ quan trọng. DN không thể và không nhất thiết tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn CSH. Việc sử dụng nợ của DN đƣợc xem nhƣ là một tất yếu trong hoạt động kinh doanh, hơn nữa chính việc sử dụng nợ trong một chừng mực nhất định đƣợc xem là cần thiết và có lợi cho DN.

Phân tích khả năng thanh toán cho thấy tình hình tài chính của DN lành mạnh hoặc yếu kém. Khả năng thanh toán của DN đƣợc thể hiện thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, phản ánh tình hình và khả năng thanh toán trên

nhiều gốc độ khác nhau. Nếu xét theo thời hạn hoàn trả, tổng số nợ của DN bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn. Đối với các khoản nợ dài hạn, DN chƣa phải có nghĩa vụ hoàn trả trƣớc mắt nên khi phân tích tình hình công nợ, ngƣời ta thƣờng quan tâm đến các khoản nợ ngắn hạn. Chính vì vậy, các chỉ tiêu phân tích thƣờng tập trung vào việc đánh giá khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN.

Thông thƣờng để đánh giá khả năng thanh toán của DN, ngân hàng thƣờng tập trung vào các chỉ số sau:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này nhỏ hơn một báo hiệu nguy cơ không thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện tại. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán hiện tại càng cao.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hay:

Khả năng thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn

Hàng tồn kho đƣợc xem là bộ phận chậm chuyển đổi thành tiền, do đó các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh không bao gồm hàng tồn kho. Các khoản đƣợc sử dụng để thanh toán nhanh bao gồm

+ Vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) + Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn đến hạn

+ Các khoản phải thu đến hạn

Trong đó vốn bằng tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn đến hạn (còn đƣợc gọi là các khoản tƣơng đƣơng tiền có thể sử dụng để thanh toán ngay hay thanh toán tức thời).

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền + tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Nếu hệ số này >= 1, chứng tỏ DN đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh toán tức thời; hệ số này <1, chứng tỏ DN không đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh toán.

b2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn

- Tỷ suất tổng nợ phải trả trên tổng tài sản

Tổng nợ phải trả trên tổng tài sản = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng tổng tài sản đƣợc tài trợ bằng nợ của DN. Tổng nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Tỷ suất này càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của DN càng thấp, do đó việc tiếp nhận các khoản vay nợ càng lớn.

- Tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Nợ dài hạn trên VCSH =

Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu mà DN sử dụng để tài trợ cho tổng tài sản của nó. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy đƣợc mức độ tài trợ bằng vốn vay một

cách thƣờng xuyên (qua đó thấy đƣợc rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thƣơng mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).

- Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số tài sản

Tỷ suất tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Ngƣợc lại với tỷ suất nợ, tỷ suất này càng cao chứng tỏ DN có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ, DN càng có nhiều cơ hội để vay nợ từ bên ngoài.

b3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

- Vòng quay vốn lƣu động:

Vòng quay vốn lƣu động = Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động của DN, cụ thể là cứ 1 đơn vị tài sản lƣu động sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của DN càng tốt, bởi vì nó chứng tỏ doanh thu đáp ứng đƣợc nhu cầu tài sản ngắn hạn. Ngƣợc lại tỷ lệ này thấp đi có thể là doanh thu của đơn vị không đáp ứng đƣợc tài sản ngắn hạn của DN.

- Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh doanh để tạo ra doanh thu. Phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, số ngày hàng lƣu trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn

đƣợc nâng cao và ngƣợc lại.

- Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ kinh doanh, để đạt đƣợc doanh thu thì DN phải thu bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tiền thu đƣợc về quỹ càng cao, kỳ thu tiền càng ngắn và ngƣợc lại.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần

Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ 1đơn vị TSCĐ sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu

b4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần =

Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cứ 1 đơn vị doanh thu thuần trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận gộp. Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của DN, một bên là lợi nhuận, một bên là doanh thu. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của DN càng lớn.

- Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần =

( lợi nhuận thuần từ hoạt động KD - thu nhập từ hoạt động tài chính + chi

phí cho hoạt động tài chính) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị doanh thu thuần thu đƣợc trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tổng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản của DN càng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH ( ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH = Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN càng cao.

b5. Nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng

Nhóm chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng trƣởng và sự mở rộng về quy mô hàng năm của DN. Trƣờng hợp lý tƣởng là tăng trƣởng doanh thu gắn liền với tăng trƣởng lợi nhuận.

- Tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu (%) :

Tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu = Doanh thu thuần kỳ hiện tại Doanh thu thuần kỳ trƣớc

Đây là một chỉ số quan trọng nhất phản ánh mức độ tăng trƣởng doanh thu của DN. Tỷ lệ này càng dƣơng và càng cao càng tốt.

- Tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhuận kinh doanh (%) Tỷ lệ tăng trƣởng

lợi nhuận KD

Lợi nhuận từ hoạt động KD kỳ hiện tại Lợi nhuận từ hoạt động KD kỳ trƣớc =

b6. Nhóm chỉ tiêu về khả năng kiểm soát chi phí

Chất lƣợng quản lý của DN thƣờng đƣợc đánh giá thông qua khả năng kiểm soát chi phí và tăng cƣờng thu nhập, đây chính là nguồn thu nhập chủ yếu dùng để trả nợ NH. Vì vậy, các NH thƣờng đánh giá khả năng kiểm soát chi phí thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau:

Tiền công, tiền lƣơng/ doanh thu thuần Chi phí hành chính/ doanh thu thuần Chi phí quản lý/doanh thu thuần Chi phí khấu hao/ doanh thu thuần Các khoản thuế/ doanh thu thuần Giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần

Khi đánh giá các chỉ tiêu này, NH cần phải giải đáp những nghi vấn về chất lƣợng quản lý của DN và triển vọng thu nhập trong tƣơng lai, đồng thời, NH cũng cần phải nhận đƣợc những phân tích có tính thuyết phục từ phía KH rằng tình hình chi phí và thu nhập trong tƣơng lai của KH sẽ có những tiến triển tốt.

c. Phân tích báo cáo nguồn và sử dụng nguồn của DN[11]

Bên cạnh việc phân tích BCĐKT và báo cáo thu nhập, NH cũng cần phải xem xét báo cáo nguồn và sử dụng nguồn của KH. Báo cáo này cung cấp những thông tin quan trọng về sự thay đổi tình hình tài chính của KH, nó sẽ giúp cho NH biết đƣợc DN đã tài trợ cho các hoạt động và phân bổ nguồn vốn huy động đƣợc nhƣ thế nào. Loại báo cáo này sẽ cung cấp những chi tiết về sự thay đổi TS nhƣ: thay đổi về TM, thay đổi về khoản phải thu, thay đổi về HTK, thay đổi về TSCĐ hoặc những chi tiết về sự thay đổi nguồn vốn nhƣ: thay đổi về khoản phải trả, thay đổi về các khoản nợ ngắn hạn, thay đổi về nợ dài hạn, thay đổi về vốn chủ. Qua đó cho biết số vốn trong kỳ của DN tăng hay giảm và đã đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, đồng thời cho biết số vốn tăng đó đƣợc hình

thành từ những nguồn nào.

d. Phân tích các báo cáo dự toán [11]

Khoản vay mà DN vay của NH sẽ đƣợc hoàn trả bằng thu nhập và luồng tiền mặt sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai, chứ không phải là bằng lợi nhuận trƣớc đó trong các BCTC mà DN cung cấp cho NH. Do đó, NH không những cần những thông tin đầy đủ về các hoạt động trong quá khứ và còn cả kế hoạch hoạt động KD trong tƣơng lai của DN.

Các dự toán của kế hoạch KD thƣờng có ba dạng: báo cáo KQHĐKD tạm tính, dự đoán luồng tiền mặt và BCĐKT ƣớc tính. Một báo cáo KQHĐKD tạm tính đƣợc lập cùng mẫu với báo cáo KQHĐKD nhƣ thƣờng lệ nhƣng sử dụng các dự toán về doanh thu và chi phí dự toán chứ không phải kết quả thực tế của một thời kỳ đã qua. Qua báo cáo thu nhập ƣớc tính, NH sẽ biết nhiều về lợi nhuận sẽ đƣợc thực hiện, song chƣa chỉ ra khi nào cần phải vay tiền để bù đắp phần thiếu hụt tiền mặt. Dự toán kế hoạch kinh doanh phản ánh dòng tiền vào, ra trong kỳ kế hoạch, nhu cầu tiền mặt và luồng tiền mặt vào thƣờng đƣợc tính trên cơ sở hàng tháng hoặc hàng quý. Số chênh lệch ròng giữa luồng tiền mặt vào và ra mỗi tháng hoặc quý sẽ chỉ ra rằng có cần vay trong kỳ đó để bù đắp thiếu hụt tiền mặt hay không hoặc liệu có một sự thặng dƣ tiền mặt để sử dụng cho trả nợ ngắn hạn hay không? Điều chủ yếu ở đây là phải nhận biết rằng chỉ có các khoản tiền mặt dự tính, cả doanh thu và chi phí, đƣợc đƣa vào dự toán luồng tiền mặt.

BCĐKT tạm tính là một bảng CĐKT dự toán vào thời điểm cuối của kỳ kế hoạch, nó chỉ ra tình trạng tài chính của một DN tai thời điểm cuối cùng của kỳ kế hoạch. Nó sẽ cho thấy đòn bẩy dự toán, VLĐ và cơ cấu nợ

Việc xem xét kỹ các dự toán kế hoạch KD của DN giúp NH biết đƣợc khả năng sinh lời , nhu cầu vay, khả năng trả nợ và tình hình tài chính của DN trong tƣơng lai. Tuy nhiên, NH cần phải xem xét tính khả thi của các dự

toán này. Đôi khi DN thực sự quá lạc quan hoặc có thể tô vẻ lên một dự toán không có tính khả thi để cố gắng nhận đƣợc khoản vay đáng lẽ không đƣợc vay. Cách tốt nhất để kiểm chứng các dự toán kế hoạch hoạt động SXKD là phải so sánh chúng với hoạt động của DN chịu ảnh hƣởng của việc sử dụng các khoản vốn vay. NH phải xem xét liệu khối lƣợng hàng hóa bán ra có tăng lên, giới hạn lợi nhuận, giá bán, chu chuyển tài sản dự trữ, chu chuyển các khoản phải thu có tính khả thi hay không... NH cũng cần xem xét liệu tỷ lệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Quảng Bình (full) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)