1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát, Tây Ninh

141 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Nghiên cứu tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát; từ đó, đề xuất một số định hướng và các giải

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LAN HẠNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT, TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Chuyên ngành: Du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Lan Hạnh, học viên lớp Cao học Du lịch khóa 3 TPHCM Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Tú

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Lan Hạnh

Trang 4

Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Quản lý Vườn Quốc gia Lò Gò –

Xa Mát, Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu

Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, trường Đại học Sài Gòn đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 03 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Lan Hạnh

Trang 5

1

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Cấu trúc đề tài 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 14

1.1 Cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái 14

1.1.1 Khái niệm về Du lịch sinh thái 14

1.1.2 Những đặc trưng của Du lịch sinh thái 15

1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái 17

1.1.4 Những yêu cầu cơ bản để phát triển Du lịch sinh thái 18

1.1.5 Nội dung của phát triển Du lịch sinh thái 20

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia 22

1.2 Tài nguyên Du lịch sinh thái 23

1.2.1 Khái niệm tài nguyên Du lịch sinh thái 23

1.2.2 Phân loại tài nguyên Du lịch sinh thái 23

1.3 Tác động của du lịch tới môi trường 25

1.3.1 Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường 26

Trang 6

2

1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường 27

1.4 Một số kinh nghiệm phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia trên Thế giới và tại Việt Nam 28

1.4.1 Trên Thế Giới 29

1.4.2 Tại Việt Nam 33

1.5 Bài học kinh nghiệm về việc phát triển du lịch sinh thái cho Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát 37

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT, TÂY NINH 39

2.1 Tổng quan về Tây Ninh 39

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 39

2.1.2 Tình hình phát triển du lịch Tây Ninh 41

2.2 Tổng quan Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát Tây Ninh 42

2.2.1 Vị trí địa lý 42

2.2.2 Lịch sử hình thành 43

2.2.3 Cơ cấu tổ chức Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát 44

2.3 Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát 45 2.3.1 Tài nguyên Du lịch sinh thái tự nhiên 45

2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 50

2.4 Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát55 2.4.1 Sự phát triển về khách du lịch 55

2.4.2 Sự phát triển về tuyến, điểm du lịch sinh thái 59

2.4.3 Sự phát triển về sản phẩm du lịch sinh thái 61

2.4.4 Công tác bảo tồn đa dạng sinh học 65

2.4.5 Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường 65

2.4.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Du lịch sinh thái 67

Trang 7

3

2.4.7 Đội ngũ lao động DLST 68

2.4.8 Cơ chế chính sách quản lý Du lịch sinh thái 71

2.4.9 Sự tham gia của cộng đồng địa phương 73

2.4.10 Công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến du lịch sinh thái 75

2.5 Đánh giá chung việc khai thác tiềm năng cho phát triển DLST tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát 76

2.5.1.Những thành công và nguyên nhân 76

2.5.2.Những hạn chế và nguyên nhân 77

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT 80

3.1 Nhận định chung về phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Tây Ninh 80

3.2 Cơ sở định hướng phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát 81

3.3 Định hướng phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát

82

3.3.1.Tổ chức không gian du lịch sinh thái 82

3.3.2.Tổ chức quản lý hoạt động Du lịch sinh thái 84

3.3.3.Đầu tư CSVC và cơ sở hạ tầng du lịch 85

3.3.4.Thị trường khách và sản phẩm du lịch 87

3.3.5.Hợp tác quốc tế, quảng vá, xúc tiến DLST 88

3.4 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái 88

3.4.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái 88

3.4.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89

3.4.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái 90

3.4.4 Hoàn thiện quy hoạch DLST 91

Trang 8

4

3.4.5 Hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DLST 93

3.4.6 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 95

3.4.7 Công tác bảo tồn tài nguyên 98

3.4.8 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục môi trường 100

3.4.9 Giải pháp phát triển du lịch gắn với công cộng đồng 103

3.4.10 Nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch 106

3.5 Một số kiến nghị 108

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC 116

Trang 9

NN& PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

VHTT&DL : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

IUCN : International Union for Conservation of Nature

(Tổ chức bảo tồn thế giới)

TIES : The Internatonal Ecotourism society

( Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế)

UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

(Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Thế giới)

WTO : World Tourism Organnisation (Tổ chức Du lịch Thế giới)

Trang 10

6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1 Bảng biểu

Bảng 2.1 : Tỷ lệ một số dân tộc chính ở Tây Ninh 40

Bảng 2.2 : Tình hình khách Du lịch Tây Ninh từ 2005- 2012 41

Bảng 2.3 : Tỷ lệ đóng góp vào GDP tỉnh Tây Ninh từ ngành du lịch 41

Bảng 2.4 : Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị VQG Lò Gò - Xa Mát 44

Bảng 2.5 : Tình hình khách du lịch đến Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát từ 2011 – 2014 55

Bảng 2.6 : So sánh số lượng khách du lịch giữa Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát với tỉnh Tây Ninh 56

Bảng 2.7 : Số lần khách du lịch đến tham quan VQG Lò Gò - Xa Mát 58

Bảng 2.8 : Đánh giá của khách du lịch về điểm hấp dẫn của du lịch sinh thái tại Lò Gò - Xa Mát 64

Bảng 2.9 : Đánh giá hoạt động diễn giải môi trường 67

Bảng 2.10 : Cơ cấu bộ máy Trung tâm Giáo dục & Dịch vụ Môi trường rừng 69

Bảng 2.11 : Cơ cấu trình độ cán bộ Trung tâm Giáo dục & Dịch vụ Môi trường rừng 69

Bảng 2.12 : Những hoạt động du lịch mà người dân muốn tham gia 74

Bảng 2.13 : Nguyện vọng của người dân khi tham gia hoạt động du lịch 74

Bảng 2.14 : Bảng thống kê các loại hình du lịch theo tháng tại Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Tây Ninh 91

2 Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Mục đích tham quan VQG Lò Gò - Xa Mát 58

Biểu đồ 2.2: Các loại hình du lịch được ưa thích 63

Biểu đồ 2.3: Các kênh thông tin du khách tiếp cận 75

Trang 11

7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của đời sống văn hóa

xã hội của các nước Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật – công nghệ, nhịp sống của xã hội hiện đại thì du lịch đã, đang và sẽ trở thành một hiện tượng xã hội, một nhu cầu phổ biến biểu thị sự nâng cao mức sống vật chất và đời sống tinh thần

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới, du lịch Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn cho du khách Với nguồn tài nguyên tự nhiên

và nhân văn phong phú, đa dạng… đây chính là tiềm năng to lớn cho sự phát triển

du lịch

Tây Ninh là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, là một vùng đất đang hồi sinh và ngày càng được nhiều người biết tới với các điểm du lịch hấp dẫn Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Tây Ninh gắn liền với quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm của cộng đồng các dân tộc anh em Không những thế, Tây Ninh còn được biết đến như một xứ sở của những cảnh quan thiên nhiên kì diệu phù hợp với loại hình du lịch sinh thái dã ngoại: di tích Trung ương cục Miền Nam, Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát….mà vẻ đẹp ở đó còn nguyên hoang sơ mang tính đặc thù của vùng rừng núi Đông Nam Bộ

Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát rộng hơn 19.000 ha nằm cách TP.Hồ Chí Minh 135km, thuộc địa bàn 4 xã Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Tây (huyện Tân Biên, Tây Ninh) Phía Tây VQG được bao bọc bởi dòng sông Vàm Cỏ Đông thơ mộng với hệ sinh vật học phong phú, phía Bắc có Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát

Rõ ràng đây là những lợi thế rất lớn cho việc khai thác các giá trị của VQG, nhất là

về du lịch sinh thái

Đây là khu vực có hệ động thực vật khá phong phú, đa dạng Hiện nay, hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát có 696 loài, hệ động vật có 42 loài, trong đó có nhiều loài thú quan trọng, có giá trị cao Tại các khu vực trảng, bưng, các vùng đất ngập nước du khách có thể ngắm nhiều loài cây, động vật quý hiếm

Trang 12

8

như: cây nắp ấm (mới phát hiện lại trong tự nhiên sau hơn 100 năm), lan hoàng thảo, thủy nữ Campuchia, chà vá chân đen, khỉ đuôi lợn, hồng hoàng, gà lôi hồng tía, cò nhạn… Cùng với đó là các con suối chạy xuyên rừng, các vùng nước ngập, đặc biệt là dòng sông Vàm Cỏ Đông chạy dọc phía Tây của rừng, thuận lợi cho du lịch đường sông, tạo không khí sông nước

Tuy nhiên hiện nay Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát vẫn chưa khai thác phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng Nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên du lịch giúp tỉnh Tây Ninh nói chung và Ban Quản lý Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát nói riêng khai thác hợp lý, có hiệu quả, tiến hành phát triển, quản lý, bảo tồn và tôn tạo

tài nguyên Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích: Nghiên cứu tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại

Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát; từ đó, đề xuất một số định hướng và các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, góp phần tăng hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch kết hợp với bảo tồn thiên nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý thuyết có liên quan đến phát triển DLST

- Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát

- Định hướng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Tiềm năng du lịch sinh thái và hoạt động du lịch sinh

thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan tới phát triển DLST

Trang 13

9

- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động DLST tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc địa bàn 4 xã Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Tây (huyện Tân Biên, Tây Ninh)

- Về thời gian: Việc khảo sát, điều tra được tiến hành trong thời gian từ 2013 đến 2014; số liệu minh họa trong đề tài được lấy từ năm 2011 đến năm 2014; các giải pháp đề xuất cho đến năm 2020

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

* Những nghiên cứu về DLST

Du lịch sinh thái đang trở thành một loại hình du lịch thu hút ngày càng đông

du khách tham quan, nghiên cứu Là một quốc gia có nguồn tài nguyên DLST đa dạng và phong phú, tại Việt Nam đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về DLST trên phạm vi quốc gia, địa phương hay một điểm cụ thể:

- Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phạm vi quốc gia

+ PTS Phạm Trung Lương (2000), đề tài khoa học cấp ngành “Cơ sở khoa

học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch: đề

tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam Từ đó đưa ra định hướng phát triển tổng quan cho DLST

+ Nguyễn Thị Tú (2006), Luận án tiến sĩ, “Phát triển du lịch sinh thái Việt

Nam trong xu thế hội nhập”: đề tài đã tập trung phân tích được tiềm năng phát triển

du lịch sinh thái tại Việt Nam, đồng thời nêu ra những cơ hội và thách thức của du lịch sinh thái trong xu thế hội nhập Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những khó khăn và phát huy tiềm năng giúp du lịch sinh thái của Việt Nam khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của mình, xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội

- Nghiên cứu phát triển DLST phạm vi địa phương:

+ Phạm Việt Hưng (2008), Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, “Nghiên cứu phát

triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau”, Đại học Sư phạm TPHCM: tập trung nghiên

cứu về lý luận DLST, tiềm năng và thực trạng phát triển DLST tại Cà Mau, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể

Trang 14

10

+ Nguyễn Thanh Vũ (2009), Luận văn Thạc sĩ sinh học, “Nghiên cứu tiềm

năng phát triển du lịch sinh thái tại các cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long”, Đại học Sư

phạm TPHCM: tập trung nghiên cứu vào sự đa dạng sinh học, các hệ sinh thái phục

vụ phát triển DLST các cù lao thuộc Vĩnh Long

- Nghiên cứu phát triển DLST phạm vi tại một điểm du lịch:

+ Nguyễn Thị Hồng (2009), Luận văn Thạc sĩ Địa lý học “Đánh giá tiềm

năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái Bình Châu – Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)” Trường Đại học Sư phạm TP.HCM,: tập

trung nghiên cứu về các vấn đề để phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái Bình Châu – Phước Bửu

- Nghiên cứu phát triển DLST tại một số Vườn Quốc gia

+ Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông (2011) “Nghiên cứu phát triển DLST

Vườn Quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp”, tạp chí Khoa học 2011:18A228-239,

Trường Đại học Cần Thơ: tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của phát triển DLST

+ Lê Huy Bá (2006), “Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương”, Giáo trình Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

* Những nghiên cứu về Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh

Với tiềm năng DLST phong phú và đa dạng, phát triển DLST đang là một hướng đi mới cho du lịch Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát nói riêng và du lịch Tây Ninh nói chung Song đây cũng là loại hình du lịch còn tương đối mới mẻ đối với khách du lịch nội địa và việc khai thác, phát triển DLST còn gặp rất nhiều khó khăn Năm 2004, Vườn Quốc gia phối hợp cùng trường Đại học Khoa học Tự nhiên

TP Hồ Chí Minh thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát”

Năm 2007, Vườn Quốc gia phối hợp cùng Viện Sinh học Nhiệt đới TPHCM thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát”

Trang 15

11

Qua hai đề tài này, Vườn Quốc gia đã điều tra xây dựng được “Danh mục các loài thực vật bậc cao tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát” có ý nghĩa khoa học và kinh tế

Công trình nghiên cứu dự án “Quy hoạch Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Lò

Gò – Xa Mát” được do UBND tỉnh Tây Ninh, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch

là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh và cơ quan triển khai thực hiện và chủ đầu tư là Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Các công trình nghiên cứu trên là một nguồn tài liệu quý để tác giả làm cơ sở khoa học trong quá trình làm luận văn Đồng thời cũng khẳng định việc nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát là cần thiết và không trùng với những công trình đã được công bố

5 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Tác giả sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát… dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được, từ những tài liệu nghiên cứu

đã được thực hiện để xây dựng cơ sở lý luận từ đó đưa ra các nhận định và kết luận cho công trình Các tài liệu, thông tin, số liệu có liên quan đến nguồn tài nguyên du lịch và các hoạt động du lịch tại địa bàn nghiên cứu sẽ được thu thập, xử lý, phân tích nhằm phục vụ công tác nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu thực địa

Phương pháp tại thực địa sẽ giúp tác giả kiểm tra, đánh giá lại độ chính xác của tác tư liệu, tài liệu đã được thu thập, từ đó đưa ra được bản chất của đối tượng nghiên cứu Đồng thời, phương pháp nghiên cứu thực địa sẽ giúp tác giả đưa ra được các giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tế tại địa bàn nghiên cứu Ngoài ra, phương pháp này còn cung cấp các số liệu thực tế, các nguồn thông tin mới nhất mà các tài liệu chưa cập nhật được

Phương pháp này được thực hiện bằng các nghiên cứu tại thực địa như: quan sát, khảo sát, trao đổi trực tiếp với các nhà quản lý du lịch tại tỉnh Tây Ninh, đội ngũ

Trang 16

12

nhân lực du lịch hoạt động tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, người dân địa phương, khách du lịch…

* Phương pháp điều tra xã hội học

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để lấy ý kiến chủ quan của các đối tượng bằng những câu hỏi về nhu cầu và mức độ hài lòng của đối tượng được khảo sát về du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Phương pháp này được tiến hành với các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Lựa chọn nhóm đối tượng điều tra

Đối tượng tác giả lựa chọn là những người quan tâm đến du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát Tuy nhiên, việc am hiểu về tiềm năng và thực trạng của du lịch sinh thái tại đây có thể khác nhau đối với từng nhóm đối tượng, vì vậy, tác giả đã phân khúc ra một số nhóm như sau:

- Những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy có hiểu biết sâu rộng về

du lịch sinh thái

- Những người làm công tác tại BQL và hướng dẫn viên tại địa phương tiến hành khảo sát

- Dân cư bản địa sinh sống quanh khu vực nghiên cứu

- Khách du lịch tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát

- Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát

Tác giả trực tiếp tiến hành điều tra theo từng nhóm đối tượng dựa trên bảng câu hỏi với mức đánh giá tương ứng với số điểm cụ thể Đối tượng được khảo sát có thể bổ sung các tiêu chí có trong bảng câu hỏi

- Giai đoạn 3: Tổng hợp và đưa ra kết quả đánh giá

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, tác giả xử lý dữ liệu thu thập được để từ đó đưa ra các ý kiến mang tính khách quan nhất có thể

* Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện công trình, ngoài những phương pháp kể trên, tác giả cũng đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trực tiếp tại Vườn Quốc gia, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch làm căn cứ cho việc đưa

Trang 17

13

ra các kết luận một cách khách quan, khoa học và thực tiễn, có khả năng thực thi cao Đây cũng là cơ sở để đề ra các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài ra danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái

Chương 2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn

Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh

Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn

Quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Trang 18

14

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm về Du lịch sinh thái

“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm không còn mới đối với ngành du lịch trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng và đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý cũng như khách du lịch Đây là một khái niệm tương đối lớn và được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau

Đối với một số người, du lịch sinh thái được hiểu đơn giản là du lịch thiên nhiên mà thực tế đã xuất hiện từ đầu năm 1800 (Ashton, 1993) Với khái niệm này, mọi hoạt động đu lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là du lịch sinh thái

Cũng có quan niệm cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra hoạt động du lịch

Cũng có những ý kiến cho rằng du lịch sinh thái đồng nghĩa với du lịch đúng đắn có đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững

Năm 1987, lần đầu tiên, khái niệm “ecotourism – du lịch sinh thái” được giới

thiệu bởi Hector Ceballos-Lascurain như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến

những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [16, tr9] Khái niệm về du lịch sinh thái trên còn tương đối đơn giản khi

mới chỉ đề cập đến vấn đề du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa bản địa

Đến năm 1993, Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế (TIES) đã đưa ra định nghĩa

về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực

thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương" [16, tr10]

Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thì “Du lịch sinh thái là một

loại hình du lịch tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn

Trang 19

15

tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo những đặc trưng văn hóa), có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân địa phương”

[12,tr77] Định nghĩa này đã đề cập khá đầy đủ bao gồm các khía cạnh: du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa; có trách nhiệm với môi trường; hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương

Năm 1999, ở Việt Nam, tại đề tài khoa học cấp ngành “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” do Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch thực hiện

đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du

lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” [24, tr10]

Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 cũng định nghĩa khá ngắn gọn về du lịch

sinh thái như sau “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn

với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [14, tr9]

Tuy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái, nhưng có thể nhận thấy các đặc trưng như sau:

- Dựa vào thiên nhiên và nền văn hóa bản địa

- Gắn với hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường nhằm bảo vệ sinh thái môi trường và văn hóa bản địa

- Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

- Đóng góp cho công tác bảo tồn thiên nhiên

1.1.2 Những đặc trưng của Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm về môi trường, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và góp phần bảo tồn thiên nhiên Vì vậy, du lịch sinh thái cũng có một số đặc trưng như sau:

Trang 20

16

Tính đa ngành: Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng để khai thác phục vụ

du lịch như cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử… Không chỉ vậy, du lịch sinh thái phát triển cũng góp phần tăng nguồn thu cho các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải…

Tính đa thành phần: Tính đa thành phần được thể hiện ở các thành phần tham

gia hoạt động du lịch như các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư nhân, thành phần khách du lịch, nhân lực phục vụ du lịch…

Tính đa mục tiêu: được thể hiện ở các mục tiêu của du lịch sinh thái như: nâng

cao hiểu biết, ý thức của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hóa bản địa; mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền vững; hỗ trợ cho các công tác bảo tồn thiên nhiên

Tính mùa vụ: biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với

cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất với các loại hình du lịch sinh thái biển, nghiên cứu, tham quan các hệ sinh thái đặc trưng…

Tính giáo dục về môi trường: Du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần

hơn với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn thiên nhiên Du lịch sinh thái được định hướng phát triển nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên

Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: sự tham gia của cộng đồng

địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường bởi chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất

về các nguồn tài nguyên của mình Đồng thời, hoạt động du lịch sinh thái góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu cho cộng đồng địa phương

Trang 21

17

1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch dựa vào nguồn tài nguyên là thiên nhiên

và văn hóa bản địa Mục tiêu chính của du lịch sinh thái là giáo dục môi trường, tạo

cơ hội việc làm, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đóng góp cho hoạt động bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa Để đảm bảo được các mục tiêu trên, Du lịch sinh thái cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

 Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,

qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

Đây là nguyên tắc cơ bản, tạo sự khác biệt giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác Du khách khi đến tham quan sẽ được diễn giải và giáo dục về môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa Với những hiểu biết trên, thái độ cư xử của

du khách đối với môi trường sẽ được thay đổi và được thể hiện bằng nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về mặt tự nhiên, sinh thái và văn hóa bản địa

 Bảo vệ môi trường và duy trì sinh thái

Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của du lịch sinh thái

Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình Sự xuống cấp của môi trường và sự suy thoái của hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái

Vì vậy, hoạt động du lịch sinh thái phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái

sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của các hệ sinh thái

 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

Văn hóa bản địa là một bộ phận không thể tách rời các giá trị môi trường của

hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái

 Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Trang 22

18

Du lịch sinh thái hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách… thông qua đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương Người dân sẽ nhận thấy được lợi ích từ nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, từ đó giảm thiểu việc khai thác tự nhiên, gây hại tới môi trường

1.1.4 Những yêu cầu cơ bản để phát triển Du lịch sinh thái

các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology) Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình

điểm:

Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với

Trang 23

hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách

du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ

Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá, kinh tế - xã hội của khu vực Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản

lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý ) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội

thức và hiểu biết của khách du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của

Trang 24

1.1.5 Nội dung của phát triển Du lịch sinh thái

Phát triển DLST được hiểu là việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên DLST nhằm đem lại nguồn lợi kinh tế cho cư dân bản địa, góp phần công tác bảo tồn đồng thời hướng tới sự phát triển du lịch bền vững

 Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học

ĐDSH là nguồn tài nguyên quan trọng, có yếu tố quyết định tới việc phát triển DLST Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp những phúc lợi cho xã hội như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, y tế, du lịch Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững

Nội dung của hoạt động bảo tồn ĐDSH được thể hiện ở: việc đánh giá hiện trạng ĐDSH từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để bảo tồn tài nguyên ĐDSH; ngăn chặn những tác động tiêu cực của du lịch tới ĐDSH; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương và khách du lịch về việc bảo tồn ĐDSH…

 Phát triển tuyến điểm DLST

Việc phát triển tuyến điểm DLST có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn, các sản phẩm du lịch đa dạng đối với khách du lịch Đồng thời, phát triển thêm các tuyến điểm du lịch còn tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các điểm du lịch trong VQG Lò Gò – Xa Mát, tăng thời gian lưu trú của du khách tại đây

 Đa dạng hóa sản phẩm DLST

Đa dạng hóa sản phẩm DLST được hiểu là sự tăng về số lượng các hình thức DLST, dịch vụ lưu trú, tham quan…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của

Trang 25

21

khách du lịch Việc tăng khả năng cung ứng các sản phẩm du lịch sinh thái tạo sự hấp dẫn đối với du khách

 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần phát triển bền vững DLST Chất lượng sản phẩm DLST được nâng cao khi có sự phối hợp giữa các nhà quản lý điểm du lịch, các nhà điều hành du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cư dân bản địa và khách du lịch Trong đó, trách nhiệm nặng nề nhất là của các doanh nghiệp du lịch trong việc góp phần đầu tư tái tạo điểm DLST để phát triển DLST như một công cụ hữu hiệu để phục vụ công tác bảo tồn Ngoài ra, các nhà quản lý du lịch cũng có trách nhiệm quan trong trong việc quy hoạch phát triển DLST nhưng không ảnh hưởng tới sự ĐDSH

 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch

Phát triển CSVCKT và cơ sở hạ tầng góp phần tăng tính thuận lợi trong việc tiếp cận các tài nguyên DLST của khách du lịch Đồng thời còn là điều kiện để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ DLST đảm bảo chất lượng đến với du khách Tuy nhiên, việc phát triển CSVCKT tại các điểm du lịch sinh thái phải phù hợp với quy hoạch tại đây

 Phát triển nguồn lực lao động du lịch sinh thái

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái không chỉ nắm vững kỹ năng của người làm du lịch mà còn phải có kiến thức và hiểu biết về sinh thái môi trường học Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở các hoạt động nâng cao trình

độ quản lý, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về đa dạng sinh học cho các đối tượng như các nhà quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cư dân bản địa…

 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý phát triển DLST

Việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý phát triển DLST nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động DLST, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của DLST tới môi trường tự nhiên

Tóm lại, phát triển du lịch sinh thái trên tất cả các mặt quản lý, quy hoạch và thực hiện DLST góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch Tuy nhiên, việc phát

Trang 26

22

triên cũng cần đảm bảo dựa trên nguyên tắc phát triển nhưng không làm tổn hại tới

hệ sinh thái đặc trưng tự nhiên

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia

- Quy hoạch du lịch sinh thái: Quy hoạch du lịch có vai trò quan trọng đối với

sụ phát triển của DLST tại Vườn Quốc gia Quy hoạch bao gồm xác định các định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện những định hướng đó Xây dựng được bản quy hoạch phù hợp sẽ góp phần cân bằng mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên tại các Vườn Quốc gia

- Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái: Đối với các Vườn Quốc gia, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển DLST, hiện tồn tại 2 hệ thống quản lý là Quản lý theo ngành và Quản lý theo lãnh thổ Tuy nhiên, với bất kỳ hình thức quản

lý nào thì sự kiểm soát thường xuyên đối với sự biến đổi các hệ sinh thái và môi trường tự nhiên trong phạm vi được quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch và phát triển bền vững

- Về các nhà điều hành du lịch: Là những người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hành cụ thể hoạt động DLST, họ trực tiếp chịu trách nhiệm xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức DLST, xây dựng các chương trình tour trọn gói, xác định các dịch vụ mà Công ty có thể cung cấp cho khách với cơ chế giá cạnh tranh Chính vì vậy họ phải là những người có hiểu biết toàn diện về tổ chức kinh doanh, song phải luôn tôn trọng những nguyên tắc của du lịch sinh thái

- Hướng dẫn viên du lịch: Là những người được xem là cầu nối giữa khách du lịch và đối tượng du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của khách, chất lượng những đóng góp của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động DLST Chính vì vậy hướng dẫn viên du lịch phải là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu với du khách

Trang 27

23

1.2 Tài nguyên Du lịch sinh thái

1.2.1 Khái niệm tài nguyên Du lịch sinh thái

Khái niệm về tài nguyên du lịch, theo Luật Du lịch 2005: “Tài nguyên du

lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khá có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu

du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [14, Tr17]

Có 2 loại tài nguyên du lịch:

- Tài nguyên du lịch thiên nhiên: bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch

- Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử - cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác

có thể được sử sụng phục vụ mục đích du lịch

Như vậy, là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản

địa, tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm

các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không thể tác rời hệ sinh thái tự nhiên đó [16, Tr36]

Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng, mới được xem là tài nguyên DLST

1.2.2 Phân loại tài nguyên Du lịch sinh thái

Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu

của khách du lịch bao gồm:

Trang 28

24

 Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là noi có tính đa dạng sinh học

cao với nhiều loại động vật đặc hữu, quý hiếm

- Vườn Quốc gia

+ Khái niệm:

Theo Bản Quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng của Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn, năm 2005 định nghĩa: “Vườn quốc gia là một khu vực tự

nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi

bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau Vườn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực” [2, tr1]

+ Nguyên tắc tổ chức du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia, Khu bảo tồn thiên nhiên:

Các hoạt động du lịch sinh thái không được làm ảnh hưởng đến diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động vật, thực vật hoang dã, cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư ở địa phương tại các VQG, KBTTN

Lợi nhuận từ các dịch vụ du lịch sinh thái được tái đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong các VQG, KBTTN Tỷ lệ tái đầu tư cho bảo tồn thực hiện theo quy định của nhà nước

Cộng đồng dân cư ở địa phương được tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động

du lịch sinh thái để nâng cao thu nhập cũng như nhận thức, trách nhiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học

- Miệt vườn: đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp Miệt

vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… rất hấp dẫn đối với du khách Tính cách sinh hoạt của cộng đồng cư dân ở đây pha trộn giữa tính cách người nông dân và người tiểu thương Giá trị văn hóa bản địa cùng cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc

Trang 29

25

- Sân chim: là hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài hecta đến

hàng trăm hecta, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.Vì vậy các sân chim cũng được xem là một dạng tài nguyên DLST đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với du khách

- Cảnh quan tự nhiên: là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong

đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vài trò quan trọng để tạo nên yếu

tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch

 Văn hóa bản địa

Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của

hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết … của cộng đồng

Việc khai thác các giá trị văn hóa bản địa để đưa vào nội dung các chương trình DLST ở từng vùng sinh học khác nhau được xem là một phần hữ cơ không tác rời của DLST, hoàn toàn không lẫn với du lịch văn hóa

Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên DLST bao gồm:

- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng

- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống

- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực

- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng

- Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng

1.3 Tác động của du lịch tới môi trường

Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên, các giá trị văn hoá, nhân văn Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển của các làng nghề

Trang 30

26

thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng người dân địa phương…là hệ quả tích cực của tác động du lịch đến môi trường trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt động du

lịch

1.3.1 Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường

Đối với môi trường tự nhiên

Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ) Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự

án có các công viêncảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch

Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…

Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được áp dụng (ví dụ như đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu du lịch biển )

 Đối với môi trường nhân văn xã hội

Góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ)

Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương

Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y

tế, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch

Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch

Trang 31

27

Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia

1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường

Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài

 Đối với môi trường tự nhiên

Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, gópphần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước

Khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thư-ờng lớn hơn đối với người dân địa phương

Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép

Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức

ép của phát triển du lịch Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới

Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệt đới, thác nước, hang động, cảnh quan… thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ

bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải,

Trang 32

28

đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như: san hô, đồi mồi… bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật… của khách du lịch

Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ ) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

 Đối với môi trường xã hội - nhân văn

Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa

xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống

Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm

có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương; tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương

Mâu thuẫn nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân cư địa phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng

Thực tế cho thấy phát triển du lích thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững

Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lich cụ thể

1.4 Một số kinh nghiệm phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia trên Thế giới và tại Việt Nam

Trang 33

29

1.4.1 Trên Thế Giới

 Du lịch sinh thái tại Rừng Amazon

Rừng Amazon là khu rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ Đây là khu bảo tồn thiên nhiên lớn trên thế giới với diện tích 5.500.000 km2 nằm tại 9 quốc gia: Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam, Guyana thuộc Pháp

Về số lượng du khách tới rừng Amazon tăng qua từng năm Năm 2011, lượng khách là 161 nghìn người, doanh thu là 24,510,000 USD; năm 2012, lượng khách là

214 nghìn người, doanh thu là 32,100,000 USD, tăng khoảng hơn 30% so với năm 2011; năm 2013, lượng khách lên tới 287 nghìn người, doanh thu đạt 43,500,000 USD

Rừng Amazon có số lượng động vật có vú nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ nhì về tổng số các loài lưỡng cư và bướm, thứ ba thế giới về các loài chim và thứ năm thế giới về các loài bò sát Rừng Amazon là nơi tập trung nhiều loại thực vật khác nhau, bao gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn Vùng Pantanal là vùng đất ẩm và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado

là một trong những vùng savan đa dạng nhất trên thế giới

Ngoài ra, sinh sống tại Rừng Amazon còn có người Amazon bản địa sống theo lối “du canh du cư” Các thổ dân xây các ngôi nhà lớn từ gỗ và lá cây Họ đốn cây

để mở đất canh tác cũng như để lấy củi đun Phụ nữ thổ dân trồng các loại thực phẩm như sắn, đậu, bí ngô, củ từ để phục vụ cho cuộc sống thường ngày Tại đây, thổ dân không chỉ trồng trọt mà còn đánh bắt và săn bắn

Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch sinh thái, các bungalow được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường tập trung trong các khu nghỉ dưỡng Những ngôi nhà dành cho khách du lịch được xây dựng giống như nhà của người bản địa, từ các vật liệu thiên nhiên Tất cả các khu lưu trú dành cho du khách đều có hệ thống xử lí nước thải và thu gom rác thải vô cơ

Trang 34

30

Hệ thống đường giao thông từ các thành phố có sân bay tới các khu bảo tồn, nghỉ dưỡng trong rừng Amazon đều sử dụng bằng đường thủy để đảm bảo không ảnh hưởng nhiều tới môi trường sinh thái

Về sản phẩm du lịch, tại đây, du khách có 2 phương thức lựa chọn tour, một là mua tour trọn gói, du khách sẽ được hướng dẫn viên đón tại cá thành phố có sân bay Từ đó, du khách sẽ được đưa về Amazon bằng đường thủy, tại đây, du khách

sẽ tham gia các hoạt động thiết kế trong chương trình toru với sự hướng dẫn của hướng dẫn viên là người bản địa Hai là du khách có thể tự di chuyển đến cá thành phố có tuyến đường thủy vào Amazon, từ đây, du khách sẽ đi tàu thủy vào trong rừng và tham quan, nghỉ tại các khu du lịch sinh thái

Các hoạt động du lịch mà du khách có thể tham gia rừng Amazon gồm có thám hiểm rừng, học nghề thủ công truyền thống của cư dân bản địa, nghiên cứu, các hoạt động tình nguyện có trách nhiệm với môi trường và văn hóa bản địa, cắm trại trong rừng

Tham gia vào các hoạt động du lịch trong rừng Amazon, du khách cũng như

cư dân bản địa phải tuân thủ các quy định vể bảo vệ môi trường để đảm bảo không làm ảnh hưởng nhiều tới cảnh quan và môi trường sinh thái tại đây Người dân chỉ được sử dụng lưới nhỏ để đánh cá và du khách chỉ được sử dụng các loại cần câu đơn giản để câu cá Lượng nước sinh hoạt cho mỗi khách du lịch bị hạn chế chỉ khoảng 60 – 75 lit (trong khi lượng trung bình ở khách sạn là 150 lit – 300 lit) Mọi

di chuyển trong các khu bảo tồn được thực hiện bằng việc đi bộ hoặc chèo thuyền Mỗi đoàn khách chỉ được tối đa 10 người Mỗi khu lưu trú dành cho du khách chỉ được phép thiết kế để chứa được tối da 50 người Mối tour du lịch có mời chuyên gia về bảo tồn thiên nhiên đến nói chuyện với du khách về tầm quan trọng của bảo

vệ môi trường theo từng chủ đề như một hoạt động nằm trong chuyến đi

Cư dân bản địa tại Rừng Amazon cũng được hưởng nhiều lợi ích từ việc phát triển du lịch sinh thái Trên 80% nhân viên phục vụ du lịch (hướng dẫn viên, tài xế, đầu bếp ) là người dân bản địa Hoạt động du lịch đã đem lại nguồn thu nhập ổn

Trang 35

31

định so với việc chặt phá rừng và chăn thả gia súc Lợi tức từ hoạt động du lịch đã được sử dụng để mở 1 trường dạy công nghệ thông tin cho trẻ em địa phương Chính vì vậy, hoạt động du lịch sinh thái tại Rừng Amazon ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo mà còn bởi cách thức làm du lịch tôn trọng môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa bản địa của người dân địa phương Điều đó đã giúp du khách tự nâng cao ý thức về giáo dục và bảo vệ môi trường

 Phát triển du lịch sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển Budongo Uganda

Khu dự trữ sinh quyển Budongo của Uganda được xác định là khu dự trữ rừng Trung ương từ năm 1932, đây là khu rừng nhiệt đới hỗn hợp vơi smootj quần thể lớn cây Dái ngựa, đất đồng cỏ Xavan và đất rừng, là khu rừng dự trữ lớn nhất Uganda Năm 1988, Cục kiểm lâm Quốc gia này đã bắt đầu đánh giá lại hoạt động quản lý các tài nguyên rừng của Uganda và khởi xướng chương trình Phục hồi rừng, trong đó có dự án “Du lịch sinh thái rừng Budongo”

Theo các căn cứ của dự án này, các nhà quy hoạch tiến hành gặp gỡ và thảo luận với người dân địa phương nhằm kiểm định lại việc phát triển du lịch sinh thái tại khu vực này có được người dân chấp nhận hay không và nguyện vọng của họ như thế nào về việc tham gia dự án này Bước đầu, cuộc tiếp xúc được diễn ra tại 5

xã có đường ranh giới gần nhất với hu vực dự kiến quy hoạch, trao đối với khoảng 3 đến 4 ngàn người Quá trình tham khảo này kéo dài tới 4 tháng và với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, “Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái Rừng Bugong” đã được dự thảo với các mục tiêu và nguyên tắc chủ dạo xuyên suốt định hướng cho mọi sửa đổi phát triển sau này

Trong một năm đàu tiên thực hiện dự án hầu hết người dân địa phương tham gia dự án, trực tiếp đóng góp ý kiến xây dụng, một số người có trình độ được tuyển vào làm trực tiếp cho dự án, trong vai trò là những người trực tiếp hướng dẫn và giám sát tại khu vực Budongo, đã được cán bộ và cố vấn phát triển du lịch do Cục kiểm lâm chỉ định đào tạo Hiện nay, dự án đã được điều hành bởi đa số là người

Trang 36

Dự án còn tiến hành một chương trình giáo dục môi trường đặc biệt nhằm vào trẻ em địa phương Nó được thiết kế thông qua chia sẻ thông tin về những thành tựu của Budongo để tăng cường cho bức thông điệp tích cực về rừng mà người dân đang dần hiểu ra qua thấy được những lợi ích vật chất mà rừng đem lại Trẻ em các trường tiểu học trong vùng được tham quan rừng và thấy được những chỉ dẫn thông qua các trò chơi hay khám phá khi tham quan Sau đó cán bộ dự án tới các trường

và nhà dân để giúp các học sinh hệ thống hóa những gì đã học được và xây dựng các hoạt động bảo tồn trong cộng đồng chung của họ

Đến nay, khu vực rừng Budongo đã phát triển thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách đến với Uganda với các sản phẩm du lịch độc đáo như đi bộ trong rừng, xem chim và chiêm ngưỡng tài nguyên rừng nhiệt đới, cắm trại… Lượng khách đến với khu vực này tăng nhanh chóng sau một thời gian ngắn Các công trình trong khu vực này đều do người dân đảm nhận và sử dụng các vật liệu có sẵn của địa phương Sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và cộng đồng địa phương, việc mạnh dạn giao cho cộng đồng địa phương quyết định sự phát triển của cộng đồng là nguyên nhân chính giúp cho dự án phát triển du lịch sinh thái rừng Budongo thành công

Trang 37

33

1.4.2 Tại Việt Nam

 Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương

Vườn Quốc Gia Cúc Phương - Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam cách thủ

đô Hà Nội 120 km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá với tổng diện tích là 22.408 ha Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn

Vườn Quốc gia Cúc Phương không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo mà còn thu hút khách tham quan nhờ việc đưa vào khai thác một số loại hình du lịch như:

Đi bộ trong rừng nguyên sinh

Cúc Phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp, một

số tuyến đi bộ du khách có thể tự khám phá Tuyến cắm trại và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảo tồn Pù Luông là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quan tâm

Xem động vật hoang dã ban đêm

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, Vườn quốc gia có thể tổ chức chương trình xem động vật hoang dã ban đêm, thực hiện chương trình này du khách sẽ có cơ hội được nhìn thấy một số loài động vật hoang dã như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng, Culi

và một số loài thú ăn thịt nhỏ Đây là một hình thức du lịch khám phá rất thích hợp với đối tượng du khách ưa thích sự mạo hiểm

Xem chim

Cúc Phương là một trong những điểm đa dạng nhất về khu hệ chim ở miền Bắc Việt Nam, với 308 loài đã được phát hiện và thống kê, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Niệc nâu, Đuôi cụt bụng vằn…, đặc biệt có nhiều là loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương Vì vậy, Cúc Phương đã

Trang 38

Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng

Cúc Phương là điểm đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng Hiện tại Vườn quốc gia đã điều tra và thống kê được 110 loài bò sát và lưỡng cư, 1899 loài côn trùng, trong đó có nhiều loài là loài đặc hữu của Cúc Phương và Việt Nam Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kỳ lạ như: Rắn lục, Êch xanh hay các loài bọ que…

Thăm các điểm đa dạng sinh học

Hiện tại Cúc Phương đã thống kê được 43 điểm đa dạng sinh học, đây là kết quả từ sự hợp tác nghiên cứu giữa Vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học quốc tế (ICBG), thăm các điểm đa dạng sinh học này

du khách sẽ có nhiều cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới

Chương trình văn nghệ dân tộc

Đến với Cúc Phương, du khách còn được thưởng thức văn hóa truyền thống của dân tộc Mường và các dân tộc vùng cao, những chàng trai, cô gái Mường trong trang phục truyền thống bên ánh lửa trại bập bùng sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá các dân tộc vùng núi nói chung và văn hoá dân tộc Mường nói riêng Thiên nhiên Cúc Phương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế cho cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng là giải pháp quan trọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân Hình thức du lịch này giúp du khách có thể hiểu và được trải nghiệm thực tế với sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa Với việc nghỉ lại tại bản Mường, du khách đã góp phần tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên

Trang 39

35

Nghỉ lại tại Cúc Phương, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí, thư giãn Chèo thuyền kayak trên hồ Mạc và hồ Yên Quang là một trong những hoạt động hấp dẫn được nhiều du khách ưa thích

 Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên

VQG Cát Tiên nằm trên chính đỉnh tam giác của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai – Bình Dương – Bình Phước Vườn Quốc Gia Cát Tiên là nơi có một trong hai khu vực đất ngâp nước Ramsar duy nhất của Việt Nam (Bàu Sấu), là một trong 8 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận của Việt Nam, là nơi sinh sống lâu đời của dân tộc Stiêng và Mạ

Các loại hình du lịch của Vườn Quốc Gia Cát Tiên bao gồm: du lịch khám phá, du lịch nghiên cứu học tập, du lịch nghỉ dưõng, du lịch hội nghị… Đối với hình thức du lịch khám phá, du khách có thể đi xuyên rừng, vượt qua nhiều địa hình hiểm trở để tận hưởng những kỳ bí của thiên nhiên và là dịp để tự thử thách, rèn luyện ý chí

Tham gia du lịch nghiên cứu, học tập, VQG Cát Tiên là khu vực được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học Chính tiềm năng này là điểm thu hút những nhà nghiên cứu và học tập đến VQG Cát Tiên Đối với hình thức du lịch nghỉ dưỡng, với không khí trong lành và sự tĩnh lặng của núi rừng sẽ đem đến cho du khách những giây phút thư giãn đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên Không chỉ vậy, VQG Cát Tiên còn tổ chức du lịch hội nghị, đây là nơi thích hợp cho việc tổ chức các hội thảo, hội nghị kết hợp với tham quan, nghỉ dưỡng Du lịch kết hợp các hoạt động tình nguyện: tại đây, du khách có thể tham gia các hoạt động tình nguyện để góp phần vào sự nghiệp bảo tồn

Dự án phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên (2009 – 2011) do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF - Đan Mạch và WWF Việt Nam đồng tài trợ nhằm tạo sinh kế cho người dân địa phương phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với việc bảo vệ vườn quốc gia Cát Tiên

Trang 40

36

Một trong những hợp phần chính của dự án xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở xã Tà Lài với các cộng đồng dân tộc thiểu số người Mạ và Stiêng ở ấp 4 và người Tày ở ấp 7

Dự án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ năng phục vụ du lịch như biểu diễn cồng chiêng, múa hát dân tộc, hướng dẫn, lễ tân – phục vụ buồng, nấu ăn; tổ chức các đợt tham quan, học tập ở Đạm bri, Đa ra hoa (Núi Voi) ở Lâm Đồng; tham gia hội chợ hàng dệt thổ cẩm ở Hà Nội; tổ chức các lớp nâng cao nhận thức và năng lực cho Ban quản lý du lịch cộng đồng xã Tà Lài và Ban đại diện du lịch cộng đồng các

ấp 4 và ấp 7 Thông qua những lớp tập huấn, tham quan này, dự án đã giúp cho đồng bào dân tộc hiểu biết và tự tin hơn để khai thác du lịch cộng đồng ở Tà Lài giúp nâng cao đời sống của người dân địa phương

Dự án khai thác những tiềm năng tự nhiên kết hợp với các yếu tố văn hóa địa phương để tạo ra những sản phẩm du lịch nhằm mang lại những nguồn lợi thiết thực đến cho cộng đồng Nhà dài Tà Lài đã được xây dựng theo kiến trúc của người Mạ, nằm bên hồ Vàm Hô, nép mình bên cánh rừng nguyên sinh của vườn quốc gia Cát Tiên sẽ cung cấp dịch vụ lưu trú và là địa điểm tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng phục vụ cho du khách đến tham quan Vườn quốc gia Cát Tiên và Tà Lài Ông Trần Văn Thành, Giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên nói: “ Nhà dài cũng giúp cho việc giảm sức ép của du khách đến lưu trú tại Vườn quốc gia Cát Tiên trong những mùa cao điểm”

Đến với Tà Lài, du khách đến đây không những được đắm mình trong không gian yên tĩnh, thoáng mát của vùng đất lịch sử anh hùng mà còn được thưởng thức

vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng tự nhiên bằng những tuyến mạo hiểm đi xuyên rừng; thưởng thức những bài hát, điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc; thưởng thức các món ăn mang đậm bản sắc của địa phương như lá nhíp, rượu cần; mua các sản phẩm dệt thổ cẩm làm quà lưu niệm được đan từ những đôi tay khéo léo của bả con dân tộc Những nét chân chất, giàu kiến thức bản địa của người dân địa phương giúp du khách dễ hòa mình với cộng đồng, làm du khách vơi đi những lo toan, tính toán trong cuộc sống hiện nay

Ngày đăng: 14/08/2015, 19:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bành Thanh Hùng (2006), Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang, báo cáo khoa học tại Hội thảo “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang", báo cáo khoa học tại Hội thảo “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư
Tác giả: Bành Thanh Hùng
Năm: 2006
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý khu bảo tồn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý khu bảo tồn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2013
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6 tháng 11 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Quy chế Quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Quy chế Quản lý rừng
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường du lịch, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường du lịch
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2009
9. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập
Tác giả: Nguyễn Thị Tú
Năm: 2006
10. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
11. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
12. Nguyễn Đức Kháng (2008), Giáo dục môi trường cho cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường cho cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên
Tác giả: Nguyễn Đức Kháng
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2008
13. Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí khoa học 2011:18a228-239, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp
Tác giả: Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông
Năm: 2011
14. Phạm Đình Huê (2013), Kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái (nhìn từ góc độ lữ hành), Tài liệu học tập lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái (nhìn từ góc độ lữ hành
Tác giả: Phạm Đình Huê
Năm: 2013
15. IUCN (2008), Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - Một số kinh nghiệm và bài học kinh tế , Nhà Xuất bản Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - Một số kinh nghiệm và bài học kinh tế
Tác giả: IUCN
Nhà XB: Nhà Xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
16. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
17. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
18. Phạm Trung Lương (2013), Thực trạng Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái, Tài liệu học tập lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái, Tài liệu học tập lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 2013
19. Phạm Trung Lương (2014), Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với liên kết vùng, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Định hướng hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và các địa phương, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với liên kết vùng
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 2014
21. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Tây Ninh (2009), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Tây Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Tác giả: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Tây Ninh
Năm: 2009
23. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (2000), “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
Tác giả: Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch
Năm: 2000
25. Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát (2007), Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh.II. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát
Tác giả: Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát
Năm: 2007
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2005), Quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng Khác
8. Luật bảo vệ môi trường (1994), Luật bảo vệ và phát triển rừng (2001), Luật đất đai (2003), Luật du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w