BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ XOAN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2008 - 2012
Tháng 6/2012
Trang 2NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY
Tác giả
NGUYỄN THỊ XOAN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu
cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ TRẦN THỊ YẾN PHƯƠNG
Tháng 6 năm 2012
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban quản lý vườn quốc gia Chư Mom Ray đã tận tình hỗ trợ, cung cấp những kiến thức và tài liệu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp những số liệu, thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thành khóa luận
Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi tình cảm chân thành nhất vì
đã luôn đồng hành, làm điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn
TP HCM, ngày 29 tháng 5 năm 2012 Nguyễn Thị Xoan
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray” được
thực hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012 với các nội dung:
- Khảo sát thực địa tìm hiểu công tác chuẩn bị phát triển du lịch sinh thái; đời sống, giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư vùng đệm; tiềm năng để phát triển du lịch
- Phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhằm tìm hiểu mong muốn của người dân khi tham gia; vai trò, mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray
- Đề xuất các hình thức tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch và các giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng vào hoạt động DLST tại VQG
Kết quả thu được:
- Nắm bắt được sinh kế, đặc điểm của cộng đồng dân cư vùng đệm: sống chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi; có các lễ hội, phong tục tập quán mang đậm bản sắc Tây Nguyên; trình độ dân trí thấp
- Về tiềm năng của vùng đệm và VQG để phát triển DLST: tài nguyên tự nhiên
đa dạng, phong phú; tài nguyên nhân văn độc đáo, hấp dẫn; nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ chưa cao, cần phải được huấn luyện và đào tạo
- Về sự tham gia của các bên liên quan: chưa phát huy được hết vai trò và chưa
có sự phối hợp chặt chẽ
- Về giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng dân cư nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Chư Mom Ray: phát triển du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, đẩy mạnh công tác quản lý cộng đồng thông qua việc thành lập trung tâm phát triển du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng
- Về xây dựng và thiết kế các hình thức tham gia của cộng đồng: dựa trên tiềm năng của địa phương, đặc điểm đời sống và sản xuất tác giả đã đưa ra các loại hình như: dẫn đường, biểu diễn văn nghệ, sản xuất đồ lưu niệm, phục vụ các món ăn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Giới hạn - Phạm vi nghiên cứu 3
Chương 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Du lịch sinh thái 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 4
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 4
2.2 Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 5
2.2.1 Khái niệm về cộng đồng 5
2.2.2 Khái niệm về sự tham gia 6
2.2.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng 7
2.2.4 Các nguyên tắc tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 7
2.3.5 Bài học kinh nghiệm các mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng 8
2.3.5.1 Trên thế giới 8
2.3.5.2 Việt Nam 13
2.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu 16
2.4.1 Tổng quan về vườn quốc gia Chư Mom Ray 16
2.4.1.1 Lịch sử hình thành 16
2.4.1.2 Bộ máy tổ chức vườn quốc gia Chư Mom Ray 16
2.4.1.3 Vị trí địa lý – Tọa độ địa lý – Ranh giới hành chính 16
Trang 62.4.1.4 Địa hình 17
2.4.1.5 Khí hậu 17
2.4.1.6 Thủy văn 18
2.4.1.7 Giao thông 19
2.4.2 Tổng quan về vùng đệm 19
2.4.2.1 Dân sinh và thành phần dân tộc 19
2.4.2.2 Sản xuất và đời sống 20
2.4.2.3 Cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Nội dung nghiên cứu 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 22
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 23
3.2.3 Phương pháp phỏng vấn 23
3.2.4 Phương pháp SA (Phương pháp phân tích các bên liên quan) 24
3.2.5 Phương pháp SWOT 24
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Hiện trạng đời sống cư dân 3 làng vùng đệm 25
4.1.1 Hiện trạng nhà ở 25
4.1.2 Lao động, mức sống và thu nhập 25
4.1.3 Thực trạng về các loại sinh kế chính 26
4.1.4 Giá trị văn hóa 27
4.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vùng đệm và vườn quốc gia Chư Mom Ray 28
4.2.1 Tài nguyên tự nhiên 28
4.2.2 Tài nguyên nhân văn 30
4.2.3 Tiềm năng về nguồn nhân lực 33
4.3 Phân tích ảnh hưởng của các bên liên quan trong việc phát huy vai trò của cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray 35
4.3.1 Các bên liên quan và vai trò của họ trong sự phát triển hoạt động du lịch 35
Trang 74.3.2 Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của các bên liên quan 36
4.3.3 Phối hợp có hiệu quả các bên liên quan với nhau 39
4.4 Kết quả điều tra xã hội học tại vùng đệm VQG Chư Mom Ray 40
4.4.1 Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST 40
4.4.2 Hiểu biết về đối tượng quyết định lợi ích kinh tế 40
4.4.3 Hiểu biết về du lịch sinh thái của cộng đồng 41
4.4.4 Nhận thức về lợi ích của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động DLST 41
4.5 Đề xuất các giải pháp để gắn kết cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray 42
4.5.1 Định hướng phát triển DLST gắn với cộng đồng tại vườn quốc gia Chư Mom Ray 42
4.5.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong gắn kết cộng đồng vào phát triển DLST tại VQG Chư Mom Ray 43
4.5.3 Đề xuất các giải pháp gắn kết vai trò cộng đồng dân cư vào hoạt động DLST tại VQG Chư Mom Ray 44
4.5.4 Phân loại các giải pháp 46
4.5.5 Đề xuất các giải pháp cụ thể để gắn kết vai trò cộng đồng dân cư vào hoạt động DLST tại VQG Chư Mom Ray 48
4.5.5.1 Tổ chức 48
4.5.5.2 Xúc tiến du lịch 49
4.5.5.3 Quản lý, giám sát 50
4.5.5.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du khách 51
4.5.5.5 Tăng cường năng lực cho cộng đồng 52
4.6 Thiết kế các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái 53
4.6.1 Dẫn đường 53
4.6.2 Biểu diễn cồng chiêng 54
4.6.3 Sản xuất đồ lưu niệm 54
4.6.4 Phục vụ món đặc sản 55
4.6.5 Dịch vụ vận chuyển 56
4.7 Đề xuất mô hình quản lý 56
Trang 84.7.1 Mục đích xây dựng mô hình quản lý 56
4.7.2 Mô hình quản lý DLST với sự tham gia của cộng đồng tại VQG Chư Mom Ray 56
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ
SNV Tổ chức phát triển Hà Lan
SPDL Sản phẩm du lịch
SWOT The Strength – Weakness – Opportunity – Threat Matrix
TAT Cục du lịch Thái Lan
TTCH Trung tâm cứu hộ
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization VQG Vườn quốc gia
VU Sẽ nguy cấp
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại bản Huay Hee 10
Hình 2.2: Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn quốc gia Annapurna - Nepal 12
Hình 2.3: Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại Sín Chải, Sa Pa, Lào Cai 15
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy vườn quốc gia Chư Mom Ray 16
Hình 4.1: Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề 25
Hình 4.2: Thành phần tôn giáo 3 làng vùng đệm 27
Hình 4.3: Cơ cấu dân số 3 làng vùng đệm 34
Hình 4.4: Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng 40
Hình 4.5: Hiểu biết của cộng đồng về đối tượng quyết định đến lợi ích kinh tế 41
Hình 4.6: Hiểu biết của cộng đồng về DLST 41
Hình 4.7: Nhận thức của cộng đồng về lợi ích khi tham gia hoạt động DLST 42
Hình 4.8: Mô hình quản lý DLST với sự tham gia của cộng đồng tại vườn quốc gia Chư Mom Ray 57
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tính chất nhiệt đới của VQG Chư Mom Ray theo độ cao 18
Bảng 2.2: Khoảng cách từ trung tâm các xã vùng đệm đếm ranh giới VQG Chư Mom Ray (theo đường chim bay) 19
Bảng 4.1: Mức độ đa dạng về thành phần loài thú ăn thịt vườn quốc gia Chư Mom Ray 29
Bảng 4.2: Tổng hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phân khu Dịch vụ - Hành chính 30
Bảng 4.3: Hạng mục, khối lượng và tổng vốn đã đầu tư giai đoạn 2006 - 2011 31
Bảng 4.4: Bảng liệt kê và đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan 35
Bảng 4.5: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc gắn kết cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray 43
Bảng 4.6: Đề xuất các giải pháp gắn kết vai trò cộng đồng dân cư vào hoạt động DLST tại VQG Chư Mom Ray 45
Bảng 4.7: Phân loại các giải pháp 47
Trang 12Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển du lịch sinh thái là một xu thế của thời đại và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của
du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trường Nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến những lợi ích về giáo dục - kinh tế của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn tự nhiên Chính vì thế mà hệ thống các vườn quốc gia được duy trì và phát triển với chức năng phát triển du lịch sinh thái mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và nâng cao nhận thức của cộng đồng Theo tổ chức du lịch thế giới, ngày nay trên 80% du khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, các giá trị văn hóa độc đáo và khác biệt với nền văn hóa dân tộc họ Họ muốn được tự mình khám phá thiên nhiên, xem và hưởng thụ các giá trị văn hóa giàu bản sắc, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân
Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Hiện nay, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang được khai thác, sử dụng phục vụ phát triển du lịch Mặc dù du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là một trong những tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam, nhưng cho đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái mới còn ở mức cảm tính, chưa thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Theo PGS.TS Phạm Trung Lương - Viện nghiên cứu phát triển du lịch nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững rằng: “Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trong đó giá trị truyền thống
và vai trò cộng đồng được phát huy đầy đủ là một trong những phương thức tiếp cận quan trọng cho phát triển du lịch bền vững” Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến trong du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của
Trang 13người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến
du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên
Vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích tự nhiên trên 56.000 ha, là vườn quốc gia duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn là Lào và Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum với tiềm năng quý giá về hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện có, đặc biệt có các loài đặc hữu, quý hiếm Ngoài ra, vườn quốc gia Chư Mom Ray còn có tiềm năng rất lớn về cảnh quan thiên nhiên Bên cạnh đó, ở vùng đệm vườn quốc gia Chư Mom Ray có những bản làng tiêu biểu cho dân tộc Tây Nguyên thân thiện, mến khách Hơn thế nữa, các giá trị văn hóa truyền thống: lễ hội cồng chiêng, lễ bỏ mả, phong tục cưới hỏi, lễ hội Puh Hơ Drih (lễ cầu an), lễ hội về nhà rông mới…làm tăng sức hấp dẫn đối với du khách Nhận thức được tiềm năng đó, vườn quốc gia đang tiến hành các hoạt động du lịch sinh thái và dự tính sẽ triển khai thực hiện vào giữa năm 2012 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, khu du lịch khác cho thấy rằng muốn phát triển du lịch bền vững thì sự tham gia tích cực của cộng đồng là điều kiện cần thiết Vì thế phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray tại thời điểm này là vấn đề cấp thiết
nhất đặt ra, do vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray
Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát đời sống và giá trị văn hóa hiện nay của cộng đồng địa phương
- Xác định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray
Trang 14- Tìm hiểu và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại vùng đệm và vườn quốc gia Chư Mom Ray
- Đề xuất các giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch sinh thái nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Chư Mom Ray
- Đề xuất các hình thức tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên du lịch của VQG Chư Mom Ray
- Người dân sống trong vùng đệm VQG (làng Kà Đừ, làng Ba Gốc, làng K’Leng thuộc 3 xã của huyện Sa Thầy)
- Ban quản lý VQG
1.4 Giới hạn - Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: đề tài chỉ nghiên cứu tại vườn quốc gia Chư Mom Ray
và 3 làng (Kà Đừ, Ba Gốc, K’Leng) thuộc các xã vùng đệm VQG Chư Mom Ray
- Giới hạn về thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Du lịch sinh thái
2.1.1 Khái niệm
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Luật du lịch, 2005)
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Các yếu tố để phát triển DLST (Theo Drumm, 2002):
- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ
- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân
- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN
- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn
- Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức
Trang 162.2 Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
2.2.1 Khái niệm về cộng đồng
Khái niệm cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học có nhiều hướng nghĩa khác nhau Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội Rộng nhất là nói đến tập hợp người, các liên minh rộng lớn như cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu…hay căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo như cộng đồng người Do Thái
Theo Keith và Anry (1998) thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hay hôn nhân, và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”
Theo Mai Văn Bính (2011) thì: “Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội”
Khái niệm cộng đồng đã được nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia và kết quả của các nghiên cứu cho thấy các yếu tố chính của cộng đồng là địa lý, kinh tế và các yếu tố
có tính văn hóa Và các yếu tố này cũng chính là quan điểm của các nhà nghiên cứu khi tiếp cận đến cộng đồng
- Địa lý: được xem là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất Nói đến cộng đồng
là nói đến tập thể người định cư trên một vùng đất đai và lãnh thổ là điểm đầu tiên để phân biệt giữa các cộng đồng Theo nghĩa xã hội thì cộng đồng nhất thiết phải gắn chặt với yếu tố đất đai, nghĩa là con người sinh sống thường xuyên trên một khu vực nhất định và cùng nhau sinh hoạt trên khu vực đó Ranh giới được xác lập trong quá trình lịch sử là một cơ sở để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác Đường phân chia ranh giới thường lấy một số mốc tự nhiên như sông, núi, đường sá…cũng có khi là các đường phân ranh vô hình được các cộng đồng thỏa thuận và chấp hành trong thực tiễn
- Yếu tố về kinh tế (hay về nghề nghiệp): các hoạt động về kinh tế không những đảm bảo cho cộng đồng về mặt vật chất để cùng họ tồn tại, nghề nghiệp là yếu
tố tạo nên sự gắn kết cộng đồng Ngành nghề ở nông thôn ít ngành chính, có nơi
Trang 17chỉ có thuần một nghề Vì vậy, đây là một yếu tố tương đồng về địa vị kinh tế, cách thức làm ăn Họ có chung thị trường nguyên vật liệu, sản phẩm tiêu thụ Còn ở đô thị, các yếu tố ngành nghề ít có tác động vào các gắn kết cộng đồng nếu có đó là những nhóm cùng ngành nghề Sự đa dạng về nghề nghiệp có thể làm ngăn cách sự gắn kết đó nên ở đô thị sự gắn kết của cộng đồng không chặt chẽ bằng ở nông thôn
- Các yếu tố văn hóa: đây là yếu tố tổng hợp khi nhận biết cộng đồng, trong đó đặc biệt là các khía cạnh như truyền thống lịch sử, tộc người, tôn giáo – tín ngưỡng, ngôn ngữ, hệ thống giá trị chuẩn mực, phong tục tập quán…
2.2.2 Khái niệm về sự tham gia
Sự tham gia xuất hiện đầu tiên vào cuối những năm 1950 Lúc đầu sự tham gia được thiết kế từ những nhà chuyên môn từ bên ngoài (external experts) dựa trên những yêu cầu của họ với người dân địa phương Sau đó, họ ép buộc người dân phải thực hiện và thường đổ trách nhiệm lên người dân địa phương trong trường hợp dự án thất bại Nói cách khác, họ áp dụng phương thức “top – down” tức là từ trên xuống cho sự tham gia
Năm 1984, Oakley và Marsden đã trình bày hai cách lý giải khái niệm thường dùng
về sự tham gia trong bối cảnh phát triển nông thôn như sau:
+ Sự tham gia được hiểu như “một loại thuốc tiêm có thể áp dụng vào dự án phát triển nông thôn và do đó ảnh hưởng đến kết quả của nó” Về phương diện này, “sự động viên” và “sự ép buộc” đã được sử dụng để mô tả đặc điểm tự nhiên của sự tham gia + Cách nhìn thứ hai, sự tham gia là quá trình liên đới từ dưới lên, nó được mô tả đích thực và tập trung vào sự phân bố Cách nhìn về sự tham gia này có sự liên quan trực tiếp đến tổ chức phi chính phủ Nó nhấn mạnh vào giáo dục và xây dựng nền tảng tổ chức với những nhóm nhất định trong khu vực nông thôn được phép thực hiện có sự tham gia
Tham gia cho phép người tham gia được sống dân chủ và đưa ra hoạt động cho xã hội Nó giúp con người xóa bỏ khoảng cách giữa xã hội cá nhân và xã hội chính quyền Sự tham gia được khai thác những yếu tố cá nhân để nâng cao những yếu tố đó trong không gian chung
Trang 182.2.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng
Mức độ tham gia của cộng đồng còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề như: sự hiểu biết của cộng đồng đối với vấn đề tham gia, giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi Theo Rodney Fackson (2004), mức độ tham gia và tính liên tục theo chiều hướng tăng dần đến sự tự chủ như sau:
- Thụ động: cộng đồng tham gia nhưng không có ý kiến phản hồi tức là thông tin
chia sẻ chỉ phụ thuộc vào tác nhân bên ngoài (nhà đầu tư, nhà quản lý dự án)
- Tham gia đưa thông tin: cộng đồng trả lời những câu hỏi được đưa ra nhưng
không có khả năng tác động đến quyết định khi thông tin được chia sẻ
- Tư vấn: quan điểm của cộng đồng được ghi nhận nhưng những quyết định là do những tác nhân bên ngoài, vốn không nhất thiết phải theo quan điểm cộng
đoạn lên kế hoạch
- Tham gia có sự tương tác: người dân theo sát quá trình thu thập thông tin, lên
kế hoạch và ra quyết định, nguồn lực địa phương được tận dụng, mặc dù vẫn
tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư địa phương duy trì cấu trúc
- “Tự thân vận động”: người dân chủ động lên kế hoạch, ra quyết định và thực hiện nó Những công ty bên ngoài chỉ giữ vai trò hỗ trợ về hoạt động và kỹ
thuật hơn là chỉ đạo các hoạt động
2.2.4 Các nguyên tắc tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cộng đồng đã đưa ra các nguyên tắc:
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện
và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng
- Công việc mà cộng đồng tham gia phải phù hợp với khả năng của cộng đồng Khả năng bao gồm khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc
Trang 19sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng Các điều kiện, khả năng tài chính
và nhận thức của cộng đồng để đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch
- Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch Theo nguyên tắc này, cộng đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,…
- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa hướng tới phát triển bền vững
Các nguyên tắc tham gia của cộng đồng giúp cho cộng đồng và du khách tiếp cận văn hóa và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa sẽ được khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường văn hóa bền vững Bên cạnh đó, các nguyên tắc này nhằm tăng cường quyền lực cho cộng đồng với phương châm: cộng đồng tự tổ chức, quản lý Quá trình này thúc đẩy và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào việc phát triển du lịch như tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, nâng cao dịch vụ du lịch Cộng đồng có thể tự làm chủ điểm
du lịch, có thể tự lập kế hoạch phát triển và có trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động Nhìn chung, sự tham gia của cộng đồng vào du lịch là cách tốt nhất để đạt được lợi ích về kinh tế vừa giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương, vừa sử dụng dịch vụ tại chỗ, phát triển văn hóa và vừa trân trọng, giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương
2.3.5 Bài học kinh nghiệm các mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng
2.3.5.1 Trên thế giới
Hoa Kỳ
Làng người da đỏ ở bang Massachusetts (Đông Bắc của Mỹ) là một mô hình về sự tham gia cộng đồng trong hoạt động du lịch hiệu quả Cộng đồng dân cư tham gia vào
Trang 20các hoạt động trình diễn nét văn hóa bản địa, cho khách du lịch lưu trú cùng gia đình mình và cung cấp các dịch vụ như ăn uống, hướng dẫn du lịch, vận chuyển khách… Những người dân ở đây vẫn sống trong những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, bên cạnh ngôi làng được xây dựng theo mô hình truyền thống Mỗi khi có đoàn khách tham quan, họ được thông báo trước 24 giờ và những người da đỏ được huấn luyện trước tái hiện lại một giai đoạn lịch sử khi thực dân Anh tấn công Khách du lịch được chứng kiến toàn cảnh cuộc chiến đấu như thật Doanh thu từ hoạt động du lịch phần lớn để lại cộng đồng địa phương Với lợi ích này, người dân sẵn sàng tham gia và họ nhận thức được vai trò của hoạt động du lịch đối với đời sống cộng đồng, vai trò của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa bản địa, đối với hoạt động du lịch và họ có trách nhiệm hơn trong bảo tồn và phát huy giá trị đó
Trung Quốc
Hồng Nham là thôn của người dân tộc Dao ở Trung Quốc, nằm ven sông khá thơ mộng Trước đây người dân sống rải rác, điều kiện sinh sống khó khăn Họ sống bằng nghề trồng các loại cây ăn quả, trong đó cây trồng chính là hồng, ngoài ra còn có các loại trái cây khác như đào, bưởi, cam, quýt,… Nhà nước đã đầu tư quy hoạch và thiết
kế một khu định cư mới với kiến trúc vừa hiện đại, vừa giữ được nét truyền thống phù hợp với cảnh quan miền núi Người dân bỏ tiền xây dựng, mỗi nhà được xây với tiện nghi khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, tham quan
Du khách đến tham quan Hồng Nham có thể thăm những vườn quả với những kĩ thuật canh tác hiện đại, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao, hay có thể học hỏi
mô hình một làng quê, một đời sống mới đi lên từ nông nghiệp, hoặc cũng có thể đi trên những thuyền, bè mảng bằng tre, trúc xuôi ngược dòng sông để nghỉ ngơi và thư giãn
Thái Lan
Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia cộng đồng tại bản Huay Hee Bản Huay Hee nằm trong khuôn viên vườn quốc gia Mã Hồng Sơn Là một bản miền núi, bản nằm trên sườn núi thuộc đỉnh Doi Hui Dân cư địa phương đây thuộc
Trang 21các dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Karen Phong tục tập quán của người Karen là thờ lạy hình tượng, họ tin vào thế lực siêu nhiên như thần Đất, thần Nước
Việc chọn bản Huay Hee làm nơi để phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng là do điều kiện đất đai, khí hậu khắc nghiệt, nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là do khai thác rừng, săn bắt dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt
Để quản lý tài nguyên, chính phủ Thái Lan thành lập Ban quản lý (BQL) vườn quốc gia Mã Hồng Sơn dẫn đến sự mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương và BQL vì BQL có ý định dời toàn bộ làng ra khỏi vườn quốc gia Kế hoạch không thực hiện được do không được sự đồng ý của người dân Sau đó, BQL kết hợp với các Tổ chức phi chính phủ như REST (Responsible Ecological Social Tours), cục du lịch Thái Lan, quỹ hỗ trợ nghiên cứu, quỹ an ninh dân tộc thiểu số và các công ty lữ hành thành lập
dự án phát triển du lịch nhằm động viên dân tộc Karen tham gia cung cấp dịch vụ Mục đích dự án để nâng cao điều kiện dân sinh, nâng cao hiểu biết và nhận thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Nguồn:
Hình 2.1: Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại bản Huay Hee
(Nguồn:Võ Quế, Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, 2006)
Tổ chức phi chính phủ
Ban dự án vườn quốc gia
Cơ quan tổ chức thực hiện
Phát triển du lịch bản Huay Hee
Trang 22Nhìn chung, mô hình này áp dụng đã giải quyết được vấn đề mâu thuẫn Bên cạnh
đó, mô hình góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, nâng
cao đời sống của cộng đồng và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Karen
Nepal
Làng Ghandruk là một trong hai làng thuộc dự án bảo tồn vùng Annapurna - Nepal Dân cư ở đây thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác nhau Nguồn thu nhập chính của người dân là nông nghiệp, chăn nuôi trang trại Tháng 12/1986, được sự hỗ trợ của dự
án bảo tồn thiên nhiên vùng Annapurna (ACAP) thì vùng này đã bắt đầu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích chính là bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường với phát triển cộng đồng bền vững Dự án đã huy động người dân địa phương tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách Dự án đã cam kết người dân địa phương được thừa hưởng mọi thành quả từ hoạt động du lịch trong vùng Dự án đã mở những lớp đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về tài nguyên, du lịch, các phương pháp quản lí hoạt động du lịch địa phương để cộng đồng hiểu biết và thao tác tốt các công việc
Trong dự án này, BQL đã trao toàn quyền cho cộng đồng địa phương trên mọi lĩnh vực trong đó có du lịch
Trang 23Hình 2.2: Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn quốc gia
Annapurna - Nepal
(Nguồn:Võ Quế, Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, 2006)
Từ việc tìm hiểu các mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương các nước trên thế giới đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
- Hầu hết các mô hình có người dân tham gia vào du lịch đều nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức và chú trọng công tác đào tạo hướng dẫn cho cộng đồng ngay từ khi triển khai các vấn
đề
- Các mô hình đều chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch và bảo tồn thông qua các lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học tập cho cộng đồng
- Trong quá trình tổ chức tham gia với cộng đồng cần tôn trọng những tri thức truyền thống bản địa của cộng đồng trong suốt thời gian triển khai dự án, từ hỏi
ý kiến, bàn bạc, vạch kế hoạch và triển khai
Dự án khu bảo tồn quốc gia Annapurna
Phát triển du lịch tại Annapurna
Cộng đồng dân tộc Gurung, Thakali và Manangba
Trang 24- Trong quá trình thiết lập và xây dựng đều có sự cam kết với cộng đồng về đảm bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích được hưởng từ du lịch để đảm bảo lòng tin cho cộng đồng
Mô hình thực hiện với mục tiêu là tăng cường quyền lực cho cộng đồng trong quá trình thực hiện các kế hoạch
2.3.5.2 Việt Nam
Loại hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng của nước ta mới được bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên vào đầu những năm 2000 Hiện tại, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu về mặt lý luận vào mô hình có sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động
du lịch để áp dụng cho các khu vực Việc áp dụng mô hình có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam chỉ mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nhiều khu vực Chính vì thế, các khu vực hiện nay áp dụng mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng không nhiều và hiệu quả chưa cao
Khách du lịch muốn đến tham quan phải mua vé tại Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, người dân cung cấp các dịch vụ như cho thuê nhà trọ, biểu diễn văn nghệ , trình diễn các hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức cho du khách tham quan các hoạt động sản xuất
Thừa Thiên Huế
Suối Voi là một điểm du lịch nổi tiếng ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Xã có 370 hộ, trong đó có 22% hộ nghèo, tuy nhiên trình độ dân trí ở đây
Trang 25tương đối cao Điểm du lịch này được biết đến và đưa vào hoạt động du lịch năm
1997
Tổ chức cung cấp các dịch vụ phục vụ du khách tại khu du lịch được chính quyền xã cho phép hợp tác xã nông nghiệp Song Thủy đã thành lập BQL du lịch Đây là một mô hình tham gia quản lý kinh doanh du lịch là một hợp tác xã nông nghiệp BQL này hoạt động dưới dạng cổ phần do các xã viên nông nghiệp Song Thủy và chỉ có các cổ đông được tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch Phân chia lợi nhuận được tính như sau:
Trích 25% phục vụ cho công tác điều hành
10% nộp thuế cho huyện
5% nộp quản lý xã
10% lệ phí tài nguyên
5% phí giao dịch và quảng cáo
5% quỹ chung để làm quỹ phúc lợi xã hội
40% chia cho các cổ đông
Đây là mô hình có nhiều ý tưởng hay để tạo điều kiện cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng tham gia Tuy nhiên, việc thu mua cổ phiếu không phải tất cả các cộng đồng trong khu vực đều có hưởng lợi từ hoạt động du lịch Bên cạnh đó, những người phục vụ trong hoạt động du lịch chưa được một tổ chức nào đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ du lịch và môi trường Dự án phát triển du lịch này chú trọng kinh doanh các dịch vụ để thu lợi nhuận nên chưa coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường Số tiền trích cho chính quyền địa phương 45% là quá lớn nhưng chưa rõ ràng về việc chia
sẻ quyền lợi
Lào Cai
Bản Sín Chải cách thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 4km nằm trên sườn núi thuộc dãy Hoàng Liên Hệ sinh thái của bản đa dạng và phong phú do nằm gần với vườn quốc gia Hoàng Liên Thành phần sinh sống của bản chủ yếu là người dân tộc H’Mông Đa số nghề sống của người dân là du canh, du cư, canh tác nương rẫy và khai thác từ rừng Văn hóa của người H’Mông rất đặc sắc với những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng, có kho tàng về điệu múa, các bài hát, hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng
Trang 26Năm 2001, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cùng với tổ chức phát triển
Hà Lan (SNV) đã xây dựng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Sín Chải với mục tiêu “tăng cường năng lực cho các sáng kiến về du lịch bền vững” Tiêu chí của
dự án này là thúc đẩy cộng đồng tham gia các dịch vụ du lịch nhằm góp phần phát triển bền vững cộng đồng, bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa cộng đồng
Hình 2.3: Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại Sín Chải, Sa
Pa, Lào Cai
(Nguồn: Võ Quế, Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, 2006)
Nhìn chung, phát triển du lịch tại bản Sín Chải có sự tham gia của cộng đồng người H’Mông là mô hình phát triển đảm bảo được các yếu tố để đạt được tiêu chí phát triển bền vững với công tác tổ chức chặt chẽ Mô hình vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng vừa phát triển du lịch
Tóm lại, cộng đồng là thành phần quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch và cũng
là tài nguyên quý báu trong định hướng phát triển du lịch Sự tham gia của cộng đồng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường, nhất là trong lĩnh vực du lịch Việc nghiên cứu lý thuyết về cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng giúp
Chính quyền các cấp và các tổ
chức đoàn thể
Cộng đồng dân cư thực hiện
Phát triển du lịch sinh thái tại bản Sín
Chải
Tài nguyên thiên nhiên tại Sín Chải
Các tổ chức
phi chính phủ
IUCN, SNV
Thị trường khách du lịch
Trang 27cho việc định hướng phát triển loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại Tây Nguyên nói chung và tại vườn quốc gia Chư Mom Ray nói riêng
2.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.4.1 Tổng quan về vườn quốc gia Chư Mom Ray
2.4.1.1 Lịch sử hình thành
Vườn quốc gia Chư Mom Ray được hình thành trên cơ sở là khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray và chính thức được Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 103/2002/QĐ-TTg, ngày 30/07/2002, diện tích VQG Chư Mom Ray là 56.621 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 40.566 ha, phân khu phục hồi sinh thái 12.137
ha, phân khu hành chính dịch vụ và du lịch 3.198 ha; vùng đệm 188.749ha
2.4.1.2 Bộ máy tổ chức vườn quốc gia Chư Mom Ray
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy vườn quốc gia Chư Mom Ray
(Nguồn: Phòng hành chính, vườn quốc gia Chư Mom Ray, 2011)
2.4.1.3 Vị trí địa lý – Tọa độ địa lý – Ranh giới hành chính
Trang 28- Phía Bắc nằm trên địa giới hành chính các xã Bờ Y, Sa Loong, Đăkcan thuộc huyện Ngọc Hồi
- Phía Nam nằm trên địa giới hành chính các xã Mô Rai, Ya Xiêr
- Phía Đông trên địa giới hành chính các xã Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn và thị trấn
- Núi trung bình và núi thấp
Núi trung bình và núi thấp được cấu tạo bởi mác ma axít (trừ 1 diện tích nhỏ khoảng 3 - 4% núi thấp được cấu tạo bởi đá biến chất phiến thạch sét), cho nên tạo hình thái địa hình đỉnh nhọn và dốc Độ cao tuyệt đối lớn nhất là đỉnh Chư Mom Ray 1.782m, Ngọc Lan Drong 1.570m, Ngọc Tơ Lum 1.274 m Hướng của địa hình Tây Bắc - Đông Nam Độ chia cắt địa hình đạt mức khá
- Địa hình đồi
Địa hình đồi có cấu trúc bởi đá mácma axít, nhưng hình thái địa hình lại dốc thoải dưới 80 Địa hình đồi tạo nên một bậc thềm dưới chân núi Đây là một đặc trưng của địa khối Kon Tum
- Địa hình thung lũng
Thung lũng là địa hình tụ thuỷ của núi và đồi Thung lũng được cấu tạo bởi sản phẩm sườn tích, lũ tích phủ trên nền đá gốc Thung lũng thường có vách thoải ở địa hình đồi và vách tương đối đứng ở địa hình núi Độ rộng và dốc của thung lũng cũng tuân thủ theo quy luật hạ trung và thượng lưu Tính từ hạ lưu, thung lũng càng lên trung thượng lưu độ rộng càng thu hẹp lòng và độ dốc càng tăng
2.4.1.5 Khí hậu
VQG Chư Mom Ray thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm (K = 1,0 - 1,5) Tính chất nhiệt đới thể hiện rất cụ thể là:
- Tổng nhiệt độ năm 8.000 0c
Trang 29- Nhiệt độ trung bình năm 23,40c
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất 20,40c (tháng 12 và tháng 1)
- Nhiệt độ trung bình cao nhất 25,70c (tháng 5)
- Biên độ nhiệt trung bình trong năm là 4,80c – 5,30c
- Lượng mưa trung bình năm đạt 1783 mm
- Độ ẩm bình quân năm là 78%
- Không khí thịnh hành: mùa mưa và mùa khô, nhiệt đới
- Tính chất nhiệt đới thể hiện theo đai cao cũng khá rõ ràng
Bảng 2.1: Tính chất nhiệt đới của VQG Chư Mom Ray theo độ cao
(Nguồn: Vườn quốc gia Chư Mom Ray, 2010)
- Tính chất nhiệt đới thể hiện theo mùa: VQG Chư Mom Ray nói riêng, tỉnh Kon Tum
nói chung chia làm 2 mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng
mưa chiếm hơn 90% cả năm Mùa khô kéo dài 4 tháng từ tháng 12 đến tháng 3 trong
đó có 1 tháng khô hạn, còn 2 tháng 11 và tháng 4 là tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa
- Đặc điểm thời tiết: Nắng nóng vào mùa khô, mưa rào vào mùa mưa do ảnh hưởng
bão và áp thấp nhiệt đới, mây mù trên đỉnh núi cao vào những ngày thời tiết nhiều
mây
2.4.1.6 Thủy văn
VQG Chư Mom Ray có 3 hệ suối chính, cả 3 hệ thống suối này là nguồn tụ thuỷ
cung cấp nước cho vườn, vì các hệ suối này đều có nước chảy quanh năm
- Hệ thống suối Ya Leon, Đăk Hơ Đrai, Ya Mo chạy theo hướng Bắc Nam, đổ ra sông
Nam Sa Thầy Đây là hệ thống thuỷ văn chính của VQG Đăk Hơ Đrai chạy xuyên
suốt vườn là suối dài nhất
- Hệ thống suối Đak Car, Ya Ray, chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, đổ ra Đak Sir
Trang 30- Hệ thống suối Đak Klong, Đak Kal, Đak Hơ Niang, chạy theo hướng Đông Bắc Tây
Nam, đổ ra Đak Pơ Kô
2.4.1.7 Giao thông
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm cách thành phố Kon Tum 30 km, cách sân bay
Plieku (Gia Lai) 75 km, hệ thống giao thông thuận lợi; VQG có đường tỉnh lộ 675 nối
liền Sa Thầy và Ngọc Hồi đi cửa khẩu quốc tế Bờ Y cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 80
km Tuyến đường quốc lộ 14C đã được quy hoạch sẽ đi ngang qua vườn quốc gia nối
liền với đường Hồ Chí Minh đi các tỉnh Gia Lai, Quy Nhơn, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Huế và Đăk Lắc, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh sẽ rất thuận
tiện cho việc thông thương và đi lại của du khách
2.4.2 Tổng quan về vùng đệm
2.4.2.1 Dân sinh và thành phần dân tộc
Dân địa phương tập chung chủ yếu ở vùng đệm, gồm 9 xã: Sa Long, Bờ Y, Sa Sơn,
Sa Nhơn, Ya Ly, Rờ Koi, Mo Ray, Ya Xiêr và thị trấn Sa Thầy
Bảng 2.2: Khoảng cách từ trung tâm các xã vùng đệm đếm ranh giới VQG Chư Mom
Ray (theo đường chim bay)
(Nguồn: Phòng kỹ thuật, vườn quốc gia Chư Mom Ray, 2012)
Dân số gồm 29.832 khẩu, 7.161 hộ với diện tích 247.547 ha Mật độ trung bình
12,05 người/km2, xã Mo Ray có mật độ dân cư thấp nhất là 1,3 người/ km2 Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên toàn khu vực là 2,02% (Báo cáo KTXH – ANQP huyện Sa Thầy năm
2011)
Trang 31Thành phần dân tộc đa dạng, hiện tại có một số dân tộc sau: Kinh, Gia Rai, Rơ Mâm, H’Lăng, Bờ Râu, Mường…
2.4.2.2 Sản xuất và đời sống
Nông nghiệp
Là ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của vùng đệm, với hai ngành chính là trồng trọt (tổng diện tích cây hàng năm là 2.917,6 ha, diện tích cây lâu năm là 7.829 ha) và chăn nuôi (21.690 con trong đó có 145 con trâu, 880 con bò, 980 con heo, 210 con dê, 19.475 con gia cầm các loại)
Lâm nghiệp
Rừng ở địa phương trước đây là do lâm trường, hạt kiểm lâm huyện, VQG quản lý Nhưng hiện nay các hộ gia đình đã được tham gia nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng (huyện Sa Thầy đến năm 2010 đã giao khoán và bảo vệ rừng được 29.910 lượt ha)
Đời sống của người dân
Đồng bào dân tộc thiểu số thường là người bản xứ lâu đời, có trình độ canh tác và học vấn thấp Tuy tiềm năng đất đai cho phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp tương đối lớn nhưng họ chưa tận dụng để phát triển Bởi vậy, hiệu suất lao động thường thấp dẫn đến đời sống khó khăn Đối với người Kinh, tuy mới di cư từ các tỉnh đồng bằng tới, họ có trình độ học vấn và tư duy phát triển kinh tế cao hơn nên
họ thường chú ý đến các hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn như phát triển trồng cây công nghiệp (cao su, dứa), cây lâm nghiệp (bời lời đỏ, dú trầm) và chú ý phát triển hệ thống ruộng nước nên đời sống kinh tế khá ổn định Nhiều hộ gia đình người Kinh đã trở nên giàu có trong khu vực
2.4.2.3 Cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội
Giao thông
Có tuyến giao thông tới vườn quốc gia Chư Mom Ray khá thuận lợi Con đường chính nối từ thành phố Kon Tum tới thị trấn Sa Thầy được rải nhựa Có tuyến giao thông nối với các xã vùng đệm được dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn nâng cấp thành đường nhựa như: đoạn đường Sa Thầy – Sa Sơn – Ba Gốc; Sa Thầy – RoKoi; Ngok Vin – Ngọc Hồi
Trang 32 Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi được cải thiện nhiều nhờ sự đầu tư của chương trình 135, các chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi khác và dự án BVR&PTNT Tuy nhiên, ở nhiều thôn bản nhiều diện tích đất canh tác có nhu cầu nhưng chưa đủ nước tưới tiêu Nguyên nhân chủ yếu là do công trình thủy lợi chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, đồng thời các đập thủy lợi do các dự án xây dựng chưa tiếp cận đúng cách nên hiệu quả tưới tiêu không cao
Nước sạch
Chương trình 135 và dự án BVR&PTNT đã hỗ trợ cho hầu hết các thôn trong vùng đệm xây dựng các công trình nước sạch từ các nguồn nước suối tự nhiên và các giếng đào
đã được kiên cố hơn và tương đối ổn định
Đặc điểm chung của giáo dục trong khu vực: Đối với tiểu học cứ 460 học sinh/1 trường học/18 lớp, cứ 22 học sinh/1 giáo viên Đối với phổ thông cơ sở cứ 434 học sinh/1 trường học/13 lớp, 19 học sinh/1 giáo viên Đối với trung học cơ sở cứ 617 học sinh/1 trường học/16 lớp, cứ 23 học sinh/1 giáo viên
Y tế
Huyện Sa Thầy có bệnh viện huyện, các xã vùng đệm đều có trạm xá, các thôn bản đều có mạng lưới y tế thôn bản Tỷ lệ bác sỹ chiếm 15,7%, y tá chiếm 35,3%, thành phần khác (hộ sinh, dược sỹ…) chiếm 49%
Trang 33Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng đời sống của cộng đồng trong vùng đệm
- Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vùng đệm và vườn quốc gia Chư Mom Ray
- Ảnh hưởng của các bên liên quan trong việc phát huy vai trò của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại VQG
- Đề xuất các giải pháp để gắn kết cộng đồng dân cư vào hoạt động DLST tại vườn quốc gia Chư Mom Ray
- Đề xuất các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các tài liệu liên quan đến VQG cần thu thập, bao gồm:
- Thu thập các tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan đến đề tài
- Các tài liệu tại vườn quốc gia Chư Mom Ray, bao gồm:
Bản đồ chi tiết VQG Chư Mom Ray
Nguồn nhân lực và cách thức hoạt động
Các mục tiêu và kế hoạch phát triển VQG đang hướng tới
Các báo cáo kết quả trong công tác giáo dục môi trường
Cách thiết kế, tổ chức các hoạt động DLST
Kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Mức độ thu hút vốn đầu tư trong hoạt động DLST
Các dự án trong hiện tại và tương lai tại VQG
Các chính sách thu hút sự tham gia của cộng đồng
Trang 34- Các tài liệu liên quan đến dân cư vùng đệm, bao gồm:
Bản đồ phân bố dân cư vùng đệm VQG Chư Mom Ray
Dân sinh và các thành phần dân tộc
Sản xuất và đời sống
Cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội (giáo dục, y tế, lễ hội, điện, nước )
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Mục đích: Nhằm nắm bắt rõ tình hình thực tế, thu thập thông tin một cách chính xác,
cụ thể, định hình được công việc cần phải làm, các vấn đề cần giải quyết để đề xuất các giải pháp hiệu quả và thiết thực nhất
Cách thức tiến hành: Khảo sát thực địa chia làm 3 đợt được tiến hành như sau:
Đợt 1 (từ ngày 10/2/2012 đến 5/3/2012): tìm hiểu hiện trạng đời sống, kinh tế; nhu cầu tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng 3 xã vùng đệm thông qua phiếu phỏng vấn (90 phiếu, mỗi làng 30 phiếu); tài nguyên có thể phục vụ cho DL tại VQG Chư Mom Ray
Đợt 2 (từ ngày 23/3/2012 đến 10/4/2012): tìm hiểu sự tham gia của các tổ chức có liên quan trong công tác chuẩn bị tiến hành hoạt động DLST thông qua ý kiến của ban quản lý, nhân viên trong VQG Chư Mom Ray
Đợt 3 (từ ngày 10/4 đến 20/4/2012): khảo sát từng tuyến du lịch sẽ đi vào hoạt động
3.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Đối
Cách thức thực hiện
Phụ lục
Dân địa
phương
- Hiện trạng về kinh tế - xã hội
- Nhu cầu về sự tham gia hoạt động DL cải thiện
đời sống
- Sự hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng của VQG
Chư Mom Ray
- Những tác động của người dân đến tài nguyên của
VQG Chư Mom Ray
- Các loại hình cộng đồng muốn tham gia
- Các chính sách, chương trình hỗ trợ mà BQL đã
triển khai
- Mối quan hệ giữa cộng đồng và BQL VQG
Phát phiếu điều tra
11
Trang 35Ban
quản lý
- Cơ cấu nhân sự
- Sự gắn bó của ban quản lý đối với VQG
- Tiềm năng phát triển DL của VQG
- Sự mong muốn VQG phát triển DL của BQL
- Những khó khăn của VQG khi phát triển DL
- Các chính sách, chương trình hỗ trợ cộng đồng đã
và đang thực hiện
- Mức độ thu hút vốn đầu tư
Hỏi trực tiếp
12
3.2.4 Phương pháp SA (Phương pháp phân tích các bên liên quan)
Phân tích các bên liên quan có thể giúp cho việc đánh giá và tận dụng tiềm năng của VQG để phục vụ du lịch Nội dung:
- Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ
- Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan đến việc phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên, văn hóa dân tộc
- Xác định cách phối hợp tốt nhất giữa các bên có liên quan
3.2.5 Phương pháp SWOT
Áp dụng phương pháp phân tích SWOT trong đánh giá tiềm năng du lịch VQG Chư Mom Ray phục vụ du lịch để xác định điểm mạnh (S: Strenghts), điểm yếu (W: Weaknesses), cơ hội (O: Opportunities), thách thức (T: Threats) và xác định các chiến lược phù hợp để gắn kết vai trò của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái và định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững cho VQG Chư Mom Ray Sau khi phân tích SWOT, thực hiện việc vạch ra 4 chiến lược:
- Chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ
- Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội
- Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách
- Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu từ các đợt phỏng vấn, khảo sát qua đó đưa ra các nhận định về vấn đề nghiên cứu
Trang 36Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng đời sống cư dân 3 làng vùng đệm
4.1.1 Hiện trạng nhà ở
Nhà ở của dân sinh sống đơn giản, thô sơ Tổng số nhà trong 3 làng: 635 nhà trong
đó có 315 nhà trệt (chiếm 49,6%), 190 nhà sàn (chiếm 29,9%), 130 nhà tạm bợ (20,5%) (Theo thống kê cuối năm 2011 của xã Sa Sơn, xã Sa Nhơn, thị trấn Sa Thầy)
4.1.2 Lao động, mức sống và thu nhập
Tổng số lao động trong 3 làng: 2.774 lao động, chiếm 61% dân số Trong đó cơ cấu lao động chia theo ngành nghề kinh tế (Hình 4.1):
Hình 4.1: Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề
Qua kết quả điều tra kinh tế xã hội 3 làng vùng đệm cho thấy mức sống của dân cư còn thấp, cuộc sống bấp bênh, khó khăn thể hiện ở tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (28,09%) Cụ thể: làng Ba Gốc 53 hộ nghèo, làng K’Leng 28 hộ nghèo, làng Kà Đừ 39
hộ nghèo Bình quân thu nhập đầu người đạt 450.000 đồng/người/tháng Mức thu nhập bình quân đầu người của các làng thấp hơn mức thu nhập chuẩn đối với người nghèo (800.000 đồng/người/tháng) nên cuộc sống còn nhiều khó khăn (Báo cáo KTXH – ANQP năm 2011 huyện Sa Thầy)
Trang 374.1.3 Thực trạng về các loại sinh kế chính
Nguồn sinh kế từ sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt
616 hộ gia đình (chiếm 97%) ở đây đều có thu nhập từ việc trồng lúa, mì, cao su 19
hộ còn lại (chiếm 3%) buôn bán hoặc không có ruộng đất nên họ đi làm thuê cho các gia đình khác Đất ở đây khá cằn cỗi nên việc đạt năng suất cao rất khó Năng suất bình quân trên 1 ha đất canh tác: lúa 58,93 tạ/ha; ngô: 45,3 tạ/ha; khoai lang 70 tạ/ha; sắn: 118,39 tạ/ha Bên cạnh đó, người dân không có kỹ thuật chăm sóc trước, trong và sau khi thu hoạch nên năng suất không cao, đất bị suy thoái
Chăn nuôi
Chăn nuôi cũng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân vùng đệm Tổng đàn gia súc, gia cầm trong 3 làng vùng đệm là 4.337 con, trong đó đàn trâu có 28 con; đàn bò 176 con, đàn heo 196 con; đàn dê 42 con; gia cầm các loại 3.895 con Hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp (từ trồng trọt) và tận dụng lao động nhàn rỗi nên hiệu quả không cao
Nguồn sinh kế từ sản xuất lâm nghiệp
Nhận khoán rừng
Các hộ gia đình trong thôn, bản chưa từng vi phạm quy định của vườn quốc gia, hương ước của làng sẽ được nhận rừng để chăm sóc và bảo vệ Diện tích rừng được giao sẽ phụ thuộc vào nhân khẩu trong gia đình Các hộ gia đình được nhận rừng được thành lập thành các tổ, đội bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm cùng phối hợp với các tổ, đội bảo vệ rừng để thường xuyên tuần tra, kiểm soát diện tích rừng được giao Ban quản lý vườn quốc gia sẽ chi trả hàng quý theo quy định của nhà nước (100.000 đồng/ha/năm)
Lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân thể hiện qua kết quả phỏng vấn, 100% hộ gia đình có người được phỏng vấn đều vào rừng lấy măng, tre, lồ ô, củi, mây, hà thủ ô (Phụ lục 11)
Trang 38Ban quản lý vườn quốc gia đã quy hoạch những khu vực để dân địa phương vào rừng để lấy những lâm sản ngoài gỗ Việc vào rừng lấy lâm sản ngoài gỗ là hoạt động hàng ngày của người dân sống xung quanh vùng đệm Các lâm sản ngoài gỗ đa số phục vụ cho nhu cầu của chính gia đình Một số ít lâm sản như: hà thủ ô, mây, măng, mật ong…được mang ra trao đổi, mua bán
Nguồn sinh kế từ buôn bán - dịch vụ
Các cửa hàng bán phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, bán hạt giống không có trong làng, bản Đây là điều nghịch lý khi người dân sống chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi Mỗi làng chỉ có một cửa hàng tạp hóa do người Kinh làm chủ
Ở đây không có các dịch vụ vui chơi, giải trí hay vận chuyển, lưu trú, ăn uống
Nguồn sinh kế từ các hoạt động khác
4.1.4 Giá trị văn hóa
Tôn giáo, tín ngưỡng
Tất cả dân trong thôn, bản đều theo tôn giáo và chủ yếu theo 2 tôn giáo chính là thiên chúa giáo và đạo tin lành (Hình 4.2)
Hình 4.2: Thành phần tôn giáo 3 làng vùng đệm
Trang 39 Lễ hội
Làng, bản thường tổ chức các lễ hội, trong năm tổ chức khoảng 7 lễ hội: lễ hội vào mùa, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ hội cầu an, lễ hội cồng chiêng,
lễ hội về nhà rông mới, trong đó lễ hội mừng lúa mới là lớn nhất Dần dần các lễ hội
đã bỏ đi một số thủ tục, thời gian diễn ra lễ hội cũng ngắn hơn
Làng nghề truyền thống
Trước đây hầu như làng, bản nào cũng dệt thổ cẩm để phục vụ nhu cầu cho dân trong làng nhưng hiện nay một số làng đã không còn duy trì nữa do trang phục, thủ tục của người dân nơi đây đã thay đổi Hiện tại, còn một vài gia đình trong làng dệt thổ cẩm chủ yếu phục vụ cho những người già do họ vẫn giữ được văn hóa ăn mặc của dân tộc mình Vào những ngày vụ mùa, những gia đình đó không còn dệt thổ cẩm nữa
và để đáp ứng được nhu cầu đó người Kinh đã mua thổ cẩm từ nơi khác và bán cho dân làng có nhu cầu Dần dần, dệt thổ cẩm đã bị mai một
Hầu hết các hộ gia đình trong thôn, bản đều tự ủ rượu cần phục vụ cho nhu cầu của chính gia đình họ Các bí quyết để làm cho rượu cần thơm ngon, mang đậm bản sắc của từng dân tộc vẫn được lưu truyền trong nội bộ của làng, bản
Các làng nghề thủ công truyền thống: đan lát, đẽo tượng nhà mồ vẫn còn đươc lưu giữ Sản phẩm được làm ra ngày càng tinh xảo và lạ mắt
4.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vùng đệm và vườn quốc gia Chư Mom Ray
4.2.1 Tài nguyên tự nhiên
Vườn quốc gia Chư Mom Ray
Về thực vật, qua khảo sát đã ghi nhận được 1.494 loài thuộc 166 họ và 541 chi (ngành dương xỉ 25 họ - 52 chi, ngành hạt trần 04 họ - 04 chi, ngành hạt kín 134 họ -
482 chi, ngành khác 03 họ - 03 chi) trong đó có 131 loài được xác định là quý hiếm bị
đe doạ ở các cấp CR, N, VU và LR
Về động vật, đã xác định được 620 loài trong đó có 111 loài thú (thuộc 11 bộ - 29
họ ), 370 loài chim (thuộc 33 bộ - 103 họ), 45 loài bò sát (thuộc 02 bộ - 14 họ), 20 loài
cá nước ngọt và 17 loài lưỡng cư (thuộc 01 bộ - 04 họ), côn trùng 57 loài (thuộc 08 họ) đặc biệt ở Chư Mom Ray với cánh đồng cỏ (thung lũng Ja Book) rộng vào loại lớn
Trang 40nhất Việt Nam (gần 10.000 ha) Đặc biệt, ở đây có mức độ đa dạng về thành phần loài thú ăn thịt so với cả nước khá cao (Bảng 4.1)
Bảng 4.1: Mức độ đa dạng về thành phần loài thú ăn thịt VQG Chư Mom Ray
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Cả nước
VQG Chư Mom Ray
(Nguồn: Phòng kỹ thuật, vườn quốc gia Chư Mom Ray, 2011)
Về cảnh quan, do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao chia cắt nên vườn quốc gia Chư Mom Ray có những thảm thực vật đa dạng Đứng trên đình Chư Mom Ray cao 1.782m có thể nhìn thấy sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn Những ngọn núi với mây mù bao phủ quanh năm, thác nước đổ từ trên cao tung bọt trắng xóa, những con suối trong vắt, tiếng hót của muôn loài chim tạo nên một không gian thơ mộng nhưng cũng không kém phần kỳ bí Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, vườn quốc gia Chư Mom Ray sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách
Vùng đệm vườn quốc gia Chư Mom Ray
Giữa núi rừng trùng điệp, hai bên đường dẫn đến các xã vùng đệm là rừng hoa ban
và hoa xoan Vào tháng một âm lịch, thời tiết nắng ấm, hoa ban nở rộ làm hiện lên khung cảnh giống núi rừng Tây Bắc pha lẫn sắc tím hoa xoan cùng với thời tiết nơi đây tạo nên sự khác biệt vốn có, còn mùa khô làm cành lá khẳng khiu tạo nên nét độc đáo