Với sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của hệ thống các quy định đối với hoạt động của các khu BTTN, một yêu cầu hàng đầu của các VQG Lò Gò – Xa Mát là phải phát triển cơ sở hạ tầng theo
Trang 1KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH
CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT
Tác giả
ĐỖ XUÂN HỒNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý Môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
PGS TS BÙI XUÂN AN
Tháng 7 năm 2009
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: ĐỖ XUÂN HỒNG MÃ SỐ SV: 05149044
NIÊN KHÓA: 2005 – 2009
1 Tên đề tài:
“KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC
VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT”
2 Nội dung KLTN:
- Khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát
- Điều tra nhu cầu về cơ sở hạ tầng của du khách khi tham gia du lịch sinh thái
- Đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát theo nguyên tắc phát triển bền vững
3.Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 3/2009 Kết thúc: tháng 6/2009
4 Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Bùi Xuân An
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2009 Ngày 5 tháng 3 năm 2009 Ban chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
PGS TS Bùi Xuân An
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân đến PGS.TS Bùi Xuân An, Trưởng bộ môn Du lịch sinh thái, khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, người thầy luôn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp các ý kiến quý báu
để tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Võ Thị Bích Thùy, người đã động viên
và cung cấp cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về lĩnh vực bảo tồn giúp cho những đề xuất của đề tài phù hợp với thực tế hơn
Xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm qua đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trên giảng đường đại học để tôi có được nguồn tri thức thực hiện khóa luận này
Tôi xin chân thành cám ơn Ban quản lý và các anh, chị cán bộ công nhân viên Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận
Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi tình cảm chân thành nhất vì đã luôn đồng hành, làm điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát” được thực hiện từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009 với mục đích đóng góp vào sự phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đây
Nội dung chính của đề tài:
- Khảo sát thực địa nhằm xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng tại Vườn quốc gia
Lò Gò – Xa Mát
- Phát phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn nhằm xác định nhu cầu cơ sở hạ tầng khi tham gia du lịch sinh thái của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng tại VQG Lò Gò –
Xa Mát dựa vào ma trận SWOT
Kết quả thu được:
- Về cơ sở hạ tầng của VQG Lò Gò – Xa Mát: chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển DLST
- Về nhu cầu cơ sở hạ tầng của du khách: không yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng khi tham gia du lịch sinh thái
- Về quy hoạch đề xuất: theo hướng phát triển khác nhau giữa khu vực hành chính – dịch vụ - nghiên cứu khoa học và Lâm viên (trong khóa luận được gọi tắt là khu hành chính – dịch vụ) với khu vực bảo tồn của VQG
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1 HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 3
2.1.1 Định nghĩa và phân hạng các khu bảo tồn thiên nhiên theo IUCN 3
2.1.2 Mục tiêu quản lí của các khu bảo tồn thiên nhiên 3
2.2 DU LỊCH SINH THÁI VÀ XÂY DỰNG BỀN VỮNG 4
2.2.1 Khái niệm về DLST 4
2.2.2 Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của Du lịch sinh thái 4
2.2.3 Các yếu tố cần thiết để thực hiện hiệu quả Du lịch sinh thái 5
2.2.4 Mục tiêu của xây dựng bền vững 5
2.2.5 Các quy định pháp luật về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại các VQG 6
2.3 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT 8
2.3.1 Lịch sử hình thành 8
2.3.2 Vị trí địa lí 8
2.3.3 Điều kiện tự nhiên 10
2.3.3.1 Địa hình 10
2.3.3.2 Khí hậu 10
2.3.4 Giá trị tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát 11
2.3.4.1 Giá trị tài nguyên thực vật 11
2.3.4.2 Giá trị tài nguyên động vật 12
2.3.5 Giá trị tài nguyên nhân văn của Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát 13
2.3.6 Tình hình phát triển Du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa Mát 13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VQG LÒ GÒ – XA MÁT 15
3.2 ĐIỀU TRA NHU CẦU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA DU KHÁCH 17
3.3 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG 19
Trang 6CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VQG LÒ GÒ – XA MÁT 21
4.1.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu hành chính – dịch vụ VQG Lò Gò – Xa Mát 21
4.1.1.1 Giải phóng mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình 21
4.1.1.2 Đường giao thông nội bộ khu hành chính – dịch vụ 23
4.1.1.3 Hệ thống cấp điện khu hành chính – dịch vụ 23
4.1.1.4 Hệ thống thông tin liên lạc khu hành chính – dịch vụ 23
4.1.1.5 Hệ thống cấp thoát nước khu hành chính – dịch vụ 24
4.1.1.6 Hệ thống quản lý chất thải rắn khu dịch vụ - hành chính 25
4.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực bảo tồn của Vườn Quốc gia 26
4.1.2.1 Cơ sở lưu trú khu vực bảo tồn 26
4.1.2.2 Giao thông khu vực bảo tồn 27
4.1.2.3 Hệ thống cấp điện – thông tin liên lạc khu vực bảo tồn 28
4.1.2.4 Hệ thống cấp thoát nước khu vực bảo tồn 29
4.1.2.5 Hệ thống quản lí chất thải rắn khu bảo tồn 29
4.2 NHU CẦU CỦA DU KHÁCH VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 30
4.2.1 Kinh nghiệm và quan điểm về du lịch truyền thống của du khách 30
4.2.2 Hiểu biết của du khách về DLST 32
4.2.3 Quan điểm về cơ sở hạ tầng khi tham gia du lịch sinh thái của du khách 33
4.3 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VQG LÒ GÒ – XA MÁT 34
4.3.1 Phân tích các yếu tố tác động đến quy hoạch cơ sở hạ tầng tại VQG 34
4.3.2 Quy hoạch cơ sở hạ tầng khu hành chính – dịch vụ 36
4.3.3 Quy hoạch cơ sở hạ tầng khu vực bảo tồn 37
4.3.3.1 Hệ thống giao thông 37
4.3.3.2 Cơ sở lưu trú 37
4.3.3.3 Trung tâm đón tiếp du khách 38
4.3.3.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn 39
4.3.3.5 Hệ thống cung cấp năng lượng và thông tin liên lạc 39
4.3.3.6 Hệ thống cấp – thoát nước 39
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
5.1 KẾT LUẬN 41
5.2 KIẾN NGHỊ 41
5.2.1 Kiến nghị về quy hoạch cơ sở hạ tầng VQG Lò Gò – Xa Mát 41
5.2.2 Các nghiên cứu để hoàn thiện cơ sở hạ tầng VQG Lò Gò – Xa Mát 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 7DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FUNDESO Tổ chức phát triển bền vững Tây Ban Nha
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Khu BTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất VQG Lò Gò – Xa Mát 9
Bảng 3.1 Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại VQG Lò Gò – Xa Mát 17
Bảng 3.2 Thành phần đối tượng điều tra 18
Bảng 4.1 Các công trình trong khu hành chính – dịch vụ 22
Bảng 4.2 Hệ thông tin liên lạc khu hành chính – dịch vụ VQG Lò Gò – Xa Mát 24
Bảng 4.3 Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước 25
Bảng 4.4 Hiện trạng cơ sở lưu trú khu bảo tồn 27
Bảng 4.5 Hiện trạng các tuyến giao thông chính VQG Lò Gò – Xa Mát 28
Bảng 4.6 Lựa chọn cơ sở lưu trú của du khách 32
Bảng 4.7 Hiểu biết của du khách về loại hình du lịch sinh thái 32
Bảng 4.8 Ma trận SWOT về các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch cơ sở hạ tầng tại VQG Lò Gò – Xa Mát 35
DANH SÁCH CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển DLST 5
Hình 2.1 Vị trí VQG Lò Gò – Xa Mát 9
Hình 3.1 Bản đồ tuyến khảo sát 16
Biểu đồ 4.1 Mức độ thường xuyên du lịch của du khách 30
Biểu đồ 4.2 Ý thích du lịch theo nhóm 31
Biểu đồ 4.3 Nhu cầu giao thông khi đi du lịch của du khách 31
Biểu đồ 4.4 Đánh giá nhận thức của du khách về cơ sở hạ tầng trong DLST 33
Trang 9là một trong những công cụ hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề trên
Được thành lập năm 2003, VQG Lò Gò – Xa Mát đang phải đối mặt với những mâu thuẫn về quyền lợi đối với một bộ phận không nhỏ cộng đồng địa phương (các đối tượng có sinh kế gắn liền với TNTN hoặc có đất nông nghiệp nằm trong khu vực qui hoạch VQG) Trước tình hình đó, Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát đã lựa chọn DLST như một giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết mâu thuẫn trên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH tại đây
Do vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, mô hình DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát cần phải được quy hoạch phù hợp với điều kiện tại địa phương để có thể phát huy thật hiệu quả vai trò của mình đối với công tác bảo tồn ĐDSH và phát triển cộng đồng địa phương Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa Mát, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất quy hoạch
cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc phát triển bền vững phục vụ cho Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh”
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đóng góp vào sự phát triển bền vững du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa Mát thông qua đề xuất về quy hoạch cơ sở hạ tầng
Trang 101.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tài nguyên và cơ sở hạ tầng hiện có tại VQG Lò Gò – Xa Mát
- Nhu cầu của du khách về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động DLST
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng VQG Lò Gò – Xa Mát
- Điều tra nhu cầu của du khách về cơ sở hạ tầng khi tham gia DLST
- Đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng phù hợp
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: khu dịch vụ - hành chính và các trạm bảo vệ rừng trong khu bảo tồn của VQG
- Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2009
- Đối tượng du khách: giới trẻ có độ tuổi từ 20 đến 30 đang học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 11CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN (IUCN, 2008)
2.1.1 Định nghĩa và phân hạng các khu bảo tồn thiên nhiên theo IUCN
Định nghĩa về khu BTTN đã được IUCN nêu rõ “Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác” Qua đó, ta có thể khẳng định các khu BTTN đóng vai trò quyết định trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học
Về phân hạng khu BTTN, IUCN đưa ra hệ thống gồm 6 hạng:
- Hạng I: Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ hoang dã
- Hạng II: Vườn quốc gia
- Hạng III: Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên
- Hạng IV: Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh
- Hạng V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/biển
- Hạng VI: Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên
2.1.2 Mục tiêu quản lí của các khu bảo tồn thiên nhiên
Mục tiêu quản lý của các khu BTTN (trong đó có các Vườn quốc gia) rất phong phú và đa dạng:
- Nghiên cứu khoa học
- Bảo vệ đời sống hoang dã
- Bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen
- Duy trì các dịch vụ môi trường
- Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và văn hoá
- Du lịch và nghỉ dưỡng
- Giáo dục
- Sử dụng bền vững tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên
- Gìn giữ các bản sắc văn hoá và truyền thống
Trang 12Đối với các VQG, du lịch và nghĩ dưỡng không chỉ là một nội dung hoạt động
mà nó còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động bảo tồn Chính vì vậy, việc quản lý các VQG phải gắn liền với hoạt động nghiên cứu và phát triển DLST
2.2 DU LỊCH SINH THÁI VÀ XÂY DỰNG BỀN VỮNG
2.2.1 Khái niệm về DLST
Trong những năm qua, khái niệm DLST đã dần trở nên phổ biến và ngày càng được quan tâm hơn tại Việt Nam Điều này càng được khẳng định khi khái niệm về
DLST được nêu rõ trong Luật du lịch (2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch
dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
2.2.2 Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của Du lịch sinh thái
Theo Phạm Trung Lương (1999), DLST cần đảm bảo được bốn nguyên tắc:
- Giáo dục và nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của du khách vào các nỗ lực bảo tồn
- Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên
Sự xuống cấp của môi trường và suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự
đi xuống của DLST
- Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bản địa Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng hoặc thay đổi sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực, sẽ tác động trực tiếp đến DLST
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST sẽ làm giảm sức ép cộng đồng lên môi trường
Ngoài ra, FUNDESO (2004) cũng đề cập đến các yêu cầu cơ bản khi phát triển DLST:
- Ít gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của khu BTTN
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng , khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ
- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân
Trang 13- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn
2.2.3 Các yếu tố cần thiết để thực hiện hiệu quả Du lịch sinh thái
Các khu du lịch, địa điểm tham quan muốn thu hút được du khách và hoạt động
có hiệu quả phải đáp ứng được những yếu tố sau:
- Đánh giá đầy đủ và phát huy những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, địa điểm tham quan hấp dẫn
- Tạo ra được các dịch vụ du lịch hấp dẫn, đặc sắc để thu hút du khách
- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ
du lịch
Sơ đồ 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển DLST
DLST cũng là một loại hình của ngành du lịch nên thành công của việc phát triển DLST tại một Vườn quốc gia chính là việc những nhà quản lý kết hợp ba yếu tố trên theo nguyên tắc phát triển bền vững để đưa ra một chiến lược Quản lý và phát triển DLST phù hợp (hình 2.1)
2.2.4 Mục tiêu của xây dựng bền vững
Là một trong 3 yếu tố góp phần cho hoạt động DLST hiệu quả, nên việc phát triển DLST tại các Vườn quốc gia phải bao gồm việc xác định các mục tiêu khi xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động DLST Nó phải vừa đáp ứng được nhu cầu
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI
du lịch hấp dẫn
Phát huy tối
đa yếu tố tài nguyên thiên nhiên
Trang 14của du khách vừa đảm bảo được những nguyên tắc của DLST, trong đó ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo được nguyên tắc phát triển bền vững
Trước những yêu cầu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ DLST, Cục Quản lý Vườn quốc gia Hoa Kỳ (1993), đã đưa ra các mục tiêu của thiết kế xây dựng bền vững bao gồm:
- Sử dụng bản thân các công trình xây dựng (hay giải pháp phi công trình) như
là một công cụ giáo dục môi trường để chứng minh tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc duy trì sự sống của con người một cách cụ thể
- Liên kết con người với môi trường qua các lợi ích tinh thần, tình cảm và liệu pháp mà thiên nhiên cung cấp thông qua các giải pháp thiết kế nội và ngoại thất thực sự hòa hợp với bối cảnh chung quanh
- Thúc đẩy các giá trị và phong cách sống mới để đạt được một sự hài hòa hơn trong các mối quan hệ với các tài nguyên thiên nhiên và môi trường địa phương, khu vực và toàn cầu
- Tăng nhận thức của công chúng về các công nghệ thích hợp và các ý nghĩa của các giải pháp sử dụng năng lượng và xử lý chất thải khi thiết kế công trình
và sử dụng vật liệu
- Nuôi dưỡng các giá trị văn hóa bản địa trong việc đáp ứng và làm hài hòa với các yếu tố môi trường địa phương; liên kết sự hiểu biết văn hóa và lịch sử của địa điểm với các mối quan hệ địa phương, khu vực và toàn cầu
Các nguyên tắc trên là định hướng quan trọng cho việc quy hoạch cơ sở hạ tầng tại VQG Lò Gò – Xa Mát: quy hoạch không chỉ nhằm phục vụ cho dịch vụ du lịch mà còn phải góp phần tích cực vào công tác bảo tồn
2.2.5 Các quy định pháp luật về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại các
Vườn quốc gia
Từ Quốc hội khóa XI, hệ thống luật pháp về bảo vệ và quản lý rừng đã được xây dựng khá chi tiết bao gồm:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
03 tháng 12 năm 2004
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
Trang 15- Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ – TTg ngày 14 tháng 08 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng
- Thông tư số 99/2006/TT – BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Quy chế quản lý rừng ban hành kèm Quyết định 186/2006/QĐ – TTg
Với sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của hệ thống các quy định đối với hoạt động của các khu BTTN, một yêu cầu hàng đầu của các VQG Lò Gò – Xa Mát là phải phát triển cơ sở hạ tầng theo đúng các quy định trong các văn bản pháp luật, trong đó cần đặc biệt quan tâm các quy định sau:
Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ – CP
“Không được xây dựng các công trình phục vụ du lịch ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái trong rừng đặc dụng.”
Điều 22 Quy chế quản lý rừng ban hành kèm quyết định số 186/2006/QĐ - TTg
Việc xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch phải theo quy hoạch khu rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được lập các tuyến đường mòn, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp phục vụ du lịch sinh thái Các tuyến đường mòn phục vụ cho du lịch phải bảo đảm an toàn cho du khách và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của chủ rừng
- Trong phân khu phục hồi sinh thái được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ
- du lịch
- Trong phân khu dịch vụ - hành chính, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ cho việc quản lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động dịch vụ - du lịch
Trang 16định tối đa không quá 1,5 mét chiều rộng Trong xây dựng, không được có những hành
vi xâm hại đến sinh cảnh sống của những loài động vật
b) Trong phân khu phục hồi sinh thái: Được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ - du lịch Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đặc dụng đối với diện tích thuê từ 50 ha trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe; Đối với diện tích thuê lớn hơn 50 hecta, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích được thuê, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe Phần diện tích được thuê các công trình hạ tầng phải được xác định rõ trên bản đồ và phân định rõ ngoài thực địa, thông qua hệ thống biển báo
c) Trong phân khu dịch vụ hành chính, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu khoa học: Tỉ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng không vượt quá 20% diện tích để phục vụ du lịch
2.3 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT
2.3.2 Vị trí địa lí
Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát nằm trên địa bàn ba xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc (hình 2.2)
- Phia bắc và tây giáp Cambodia, phía tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông
- Phía đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập – Tân Bình
- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp
Trang 17- 11o 30’ 4,97 - 11o 40’ 38,96 vĩ độ Bắc
- 105o 48’ 2,27 - 105o 58’ 20,47 kinh độ đông
Điểm đặc biệt của VQG là nằm sát biên giới Việt Nam – Cambodia với hai cửa
khẩu thông thương với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á là cửa khẩu Tân
Phú và cửa khẩu Cây Gỗ
Hình 2.1 Vị trí VQG Lò Gò – Xa Mát (Vũ Ngọc Long, 2006)
Tổng diện tích của VQG Lò Gò – Xa Mát là 18.806 ha Từ khi hình thành đến
nay, diện tích và cơ cấu sử dụng đất của VQG (bảng 2.1) vẫn được giữ nguyên như khi
thành lập
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất VQG Lò Gò – Xa Mát STT HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH (ha) TỈ LỆ (%)
Trang 18Một điểm đặc biệt nữa của VQG Lò Gò – Xa Mát so với các khu BTTN khác là VQG Lò Gò – Xa Mát nằm trong khu vực quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát (xem thêm phụ lục 1)
Vị trí địa lí của VQG Lò Gò – Xa Mát đã tạo nên những điểm đặc trưng về công tác bảo tồn cũng như phát triển du lịch tại nơi đây:
- Vị trí địa lí vùng biên giới của một quốc gia có thể xem như một tài nguyên
du lịch nhằm thu hút du khách nhưng nó cũng đem lại những khó khăn trong công tác bảo tồn khi mà các hoạt động ảnh hưởng đến hệ sinh thái của VQG không phải đến từ phía người dân Việt Nam Do đó, công tác bảo tồn tại đây chỉ có thể thực hiện tốt khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng bảo vệ rừng và lực lượng bộ đôi biên phòng của cả hai quốc gia anh em
- Việc quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát theo hướng hiện đại sẽ đem lại thị trường du khách cho việc dịch vụ DLST của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát Tuy nhiên sự tồn tại của khu kinh tế này sẽ gây ra hiệu ứng ngược, tạo ra những tác động xấu đến các tài nguyên du lịch của VQG
2.3.3 Điều kiện tự nhiên (Vũ Ngọc Long, 2006)
2.3.3.1 Địa hình
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi trong khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so với mực nước biển Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5 o do vậy VQG có địa hình gần như bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông Có thể phân chia địa hình cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa
2.3.3.2 Khí hậu
Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/ năm đến khoảng 1.900mm/ năm, có những năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới 2300mm), phân bố không đều giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên 100mm)
Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25-27 oC, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 27 oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao Giữa hai tháng liền nhau thì chênh lệch dưới 1oC (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,5 oC (các tháng mùa khô)
Trang 192.3.4 Giá trị tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát (Vũ
Ngọc Long, 2006)
VQG Lò Gò – Xa Mát với vị trí nằm trong vùng chuyển tiếp từ cao nguyên về đồng bằng với đặc trưng địa hình, khí hậu của vùng đồng bằng Nam Bộ đã hình thành nên sự phong phú của các loại hình cảnh quan và hệ thống động thực vật đa dạng với nhiều loài quý hiếm, cần được bảo tồn Các kiểu rừng tồn tại trong VQG Lò Gò – Xa Mát bao gồm:
- Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa
- Kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa
- Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế
họ Sao dầu (Dipterocarpaceae) và tràm (Melaleuca)
- Kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế tràm và cây bụi gai
- Trảng cỏ ngập nước theo mùa
- Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối
Với sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên nên giá trị tài nguyên động – thực vật của VQG cũng rất đa dạng với nhiều chủng loại quý hiếm Bên cạnh đó, VQG còn là một di tích lịch sử nổi tiếng, căn cứ địa Trung ương cục Miền Nam
2.3.4.1 Giá trị tài nguyên thực vật
Hệ thực vật rừng VQG – LGXM cho đến nay đã tổng kết được khoảng 700 loài với đại diện của 5 ngành thực vật, 60 bộ, 116 họ và 396 chi Trong đó có 4 họ thực vật
Thiến thảo/cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Phong Lan (Orchidaceae) có số loài vượt trội hơn (từ 28 đến 57 loài) so với các họ thực vật khác Họ Dầu (Dipterocarpaceae) chỉ có 11 loài nhưng là những đại diện tiêu
biểu nhất nằm ở tầng trên cùng đang chiếm ưu thế và giữ một vị trí quyết định đến thành phần các loài trong hệ thực vật và tính chất của kiểu rừng
Tài nguyên cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát khá phong phú và đa dạng không chỉ về thành phần loài (179 loài) mà cả về công dụng cũng như các bộ phận sử dụng để làm thuốc như cả cây, rể, thân, lá, quả hoặc khác (hoa, resin, tinh dầu…) Một
số loài cây thuốc sau đây rất được ưa chuộng và khai thác nhiều ở VQG: Đậu xương, Sưng đừng, Dây linh, Đỗ trọng nam, Sám lộc, Huyết rồng máu, Kim luôn, Quảng mao (Huyết, đỏ, trắng), Bồ húc, Trung quân, Hoàng đằng, Lạc tiên và một số loài khác từ vùng đất ngập nước ở VQG như Kim tiền thảo, Nhân trần, Dây tơ hồng, Dây nắp ấm, Mướp khai…
Trang 202.3.4.2 Giá trị tài nguyên động vật
Qua khảo sát điều tra đã ghi nhận được 24 loài thú Các loài ghi nhận trong
Sách Đỏ như Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Voọc bạc (Trachypithecus margarita), Khỉ đuôi dài (Macaca f fascicularis), Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), Cu
li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Dơi chó tai ngắn (Cynopterus brachyotis), Mễng (Muntiacus m annamensis), Mèo rừng (Prionailurus bengalensis), Sóc đen (Ratufa bicolor)
Đã ghi nhận được195 loài chim có mặt tại VQG Lò Gò-Xa Mát, trong đó có
154 loài cũng được ghi nhận tại VQG Cát Tiên, nơi đã có những nghiên cứu khá đầy
đủ về khu hệ chim, qua nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học cho rằng số lượng loài sẽ tăng thêm nếu được nghiên cứu sâu hơn Do có các sinh cảnh phù hợp, VQG Lò Gò-
Xa Mát còn có những quần thể tương đối lớn của các loài Gà tiền mặt đỏ
(Polyplectron germanii) , Gà lôi hông tía (Lophura diardi), cò nhạn (Anastomus oscitans), hạc cổ trắng (Ciconia episcopus) đang sinh sống Khu vực này đã được xác
định là đủ tiêu chuẩn để nhập vào vùng chim đặc hữu
Lò Gò-Xa Mát còn là nơi dừng chân của Sếu đầu đỏ (Grus antigone) trên
đường di cư qua lại giữa Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Bắc Campuchia Tháng
4 năm 2005 ghi nhận có khoảng 50 cá thể đã dừng chân tại khu vực trảng Tà Nốt, Tân Thanh và Bảy Bàu, cán bộ Vườn đã ghi nhận được hình ảnh tại tiểu khu 17
Một số loài chim quý hiếm được ghi nhận tại VQG Lò Gò – Xa Mát:
- Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus) Sách đỏ thế giới IUCN redlist 2004:
vulnerable, Sách đỏ Việt Nam 2000: Hiếm (R)
- Gà lôi hông tía (Lophura diardi) Sách đỏ thế giới: Near Threatened, Sách đỏ
Việt Nam 2000: bị đe dọa (T)
- Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii), Sách đỏ thế giới 2004: vulnerable, Sách
đỏ Việt Nam: bị đe dọa (T)
- Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Sách đỏ thế giới 2004: LC,Sách đỏ Việt
Nam 2000: Hiếm (R)
- Cò nhạn (Anastomus oscitans), Sách đỏ Việt nam 2000: Hiếm (R)
- Sả mỏ rộng (Halcyon capensis), Sách đỏ Việt nam: Bị đe dọa (T)
Về các nhóm khác, qua khảo sát đã thu thập được hơn 100 mẫu ếch nhái, bò sát,
bò sát có 58 loài, trong đó ếch nhái 22 loài; ghi nhận sự có mặt của 30 loài côn trùng,
50 loài cá
Trang 212.3.5 Giá trị tài nguyên nhân văn của Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát
Với đặc trưng là căn cứ địa quan trọng của lực lượng Cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ nên nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như:
- Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam
- Căn cứ Ban An Ninh Trung ương Cục Miền Nam
- Căn cứ Mặt trận Giài phóng Miền Nam
- Căn cứ chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam
- Đài Phát thanh Giải phóng
- Hãng Phim Giải phóng
- Nhà in Trần Phú
- Thông tấn xã Giải phóng
Ngoài ra tại khu vực này còn có nền văn hóa của các dân tộc Khmer, Hoa Đây
là những ưu thế của VQG Lò Gò – Xa Mát trong việc triển khai hoạt động du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, tìm hiểu lịch sử nhằm đa dạng hóa loại hình dịch vụ
và thu hút nhiều nhóm đối tượng du khách
2.3.6 Tình hình phát triển Du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa Mát
Xác định rõ Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là một địa điểm đầy tiềm năng về
du lịch sinh thái nên UBND tỉnh Tây Ninh cũng đã tạo nhiều thuận lợi về pháp lý cho việc triển khai DLST tại đây:
- Ngày 26/12/2003 UBND Tỉnh Tây Ninh ra Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Hành chính dịch vụ - Nghiên cứu khoa học và Lâm viên (dưới đây sẽ gọi là khu hành chính – dịch vụ) VQG Lò Gò – Xa Mát, với diện tích
125 ha, hiện nay đang ở giai đoạn thi công, bước đầu tạo cơ sở vật chất cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu và bảo tồn sinh học và an ninh quốc phòng
- Ngày 14/11/2008, UBND Tỉnh Tây Ninh ra Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bắt tay vào việc tổ chức DLST và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này của VQG
Công trình nghiên cứu “Điều tra đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát” hoàn thành vào năm 2006 do Tiến sĩ
Vũ Ngọc Long và các cộng sự tại Viện Sinh học Nhiệt đới Tp.HCM thực hiện đã
Trang 22khẳng định các giá trị đa dạng sinh học của VQG Lò Gò – Xa Mát, củng cố thêm cơ sở
lý luận cho việc triển khai du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn tại đây Tuy nhiên, việc triển khai du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa Mát vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho DLST Chính vì vậy việc thực hiện khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất tại đây và đề xuất một quy hoạch
cụ thể về cơ sở hạ tầng cho VQG là rất cần thiết để phục vụ cho chương trình DLST (dự kiến sẽ định hình vào năm 2020)
Trang 23CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát” đã được tiến hành từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009, bao gồm các hoạt động: khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng tại VQG Lò
Gò – Xa Mát và điều tra xã hội học để xác định nhu cầu của du khách đối với cơ sở hạ tầng khi tham gia du lịch sinh thái Việc đề xuất quy hoạch cơ sở hạ được thực hiện thông qua đánh giá, phân tích kết quả điều tra dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VQG LÒ GÒ – XA MÁT
Được thực hiện nhằm nắm bắt các giá trị tài nguyên của VQG đồng thời xác định các cơ sở hạ tầng hiện có của VQG Quá trình khảo sát thông qua ba giai đoạn: tìm hiểu thông tin, xác định tuyến khảo sát và tiến hành khảo sát Các phương pháp được áp dụng để thực hiện nội dung này bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Việc thu thập và nghiên cứu tư liệu từ nhiều nguồn được thực hiện ngay khi triển khai đề tài Các tài liệu, thông tin do Ban quản lý VQG Lò Gò – Xa Mát cung cấp
là nguồn tham khảo quan trọng để xác định đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, và các cơ
sở hạ tầng hiện có của VQG
Ngoài ra, việc nghiên cứu tài liệu cũng xác định rõ cơ sở lý luận cùng quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững trong đề xuất quy hoạch về cơ sở hạ tầng của đề tài:
- Các lý thuyết về bảo tồn đa dạng sinh học, khái niệm về khu BTTN, du lịch sinh thái, xây dựng bền vững thu thập từ kinh nghiệm của nhiều tổ chức và các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên là cơ sở lý luận vững chắc cho việc định hướng nghiên cứu và tư duy giải quyết các vấn đề khi thực hiện khóa luận
- Các văn bản pháp quy liên quan đến việc phát triển DLST trong các khu BTTN là một trong những cơ sở quan trọng trong việc đề xuất quy hoạch cơ
sở hạ tầng với tiêu chí “đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững và không phạm luật”
Trang 24- Các chương trình DLST đã được triển khai tại các VQG, khu BTTN khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng là nguồn tham khảo quan trọng để có thể đưa
ra đề xuất cuối cùng cho đề tài
Phương pháp bản đồ
Dựa trên bản đồ các tuyến khảo sát trong nghiên cứu về tài nguyên của VQG (Vũ Ngọc Long, 2006), tôi xác định các địa điểm chính khảo sát là các trạm bảo vệ rừng và khu dịch vụ - hành chính của VQG (hình 3.1)
Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn được sử dụng để phân tích các lợi thế về vị trí địa lí của VQG, phân tích vai trò của khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát đến việc phát triển cơ sở hạ tầng của VQG để hạn chế đầu tư cơ sở hạ tầng không cần thiết
Hình 3.1 Bản đồ tuyến khảo sát (Vũ Ngọc Long, 2006)
Phương pháp khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa giúp cho tôi nắm rõ tình hình thực tế tại VQG để đưa ra những đề xuất phù hợp nhất Công tác khảo sát thực địa được chia làm hai đợt:
Trang 25- Đợt 1: từ ngày 10/03/2009 đến 25/03/2009 với các nội dung chính là xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng và kiến trúc đặc trưng trong VQG cũng như khu vực Tân Biên:
- Đợt 2: từ 09/05/2009 đến 18/05/2009 với nội dung chính là khảo sát một số kiến trúc có tính đặc trưng của tỉnh Tây Ninh
Bảng 3.1 Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại VQG Lò Gò – Xa Mát THỜI GIAN KHẢO SÁT NỘI DUNG
Từ 09/05/2009 đến
15/05/2009
- Khảo sát khu vực dân cư ven đường biên giới nông – lâm của VQG, tìm hiểu về tập tục sinh hoạt và các kiến trúc nhà ở của cư dân vùng ven khu bảo tồn của VQG
- Tham quan tòa thánh đạo Cao Đài thuộc tỉnh Tây Ninh
3.2 ĐIỀU TRA NHU CẦU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA DU KHÁCH
Nhu cầu của du khách về cơ sở hạ tầng là một cơ sở lý luận quan trọng để đưa
ra đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng tại VQG Lò Gò – Xa Mát Chính vì vậy tôi đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để xác định quan điểm của du khách về cơ sở hạ tầng khi tham gia DLST
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua phát phiếu câu hỏi kết hợp phỏng vấn và phân tích kết quả điều tra
Trang 26 Đối tượng điều tra
Nhóm đối tượng nhắm tới là giới trẻ (độ tuổi từ 20 – 30) đang sinh sống, học
tập và làm việc tại TP HCM, đây là đối tượng tiềm năng khi chương trình DLST tại
VQG Lò Gò – Xa Mát đi vào hoạt động chính thức từ 2020
Số lượng du khách điều tra là 60 người được lựa chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên, thành phần được nêu trong bảng 3.2
Nội dung điều tra (xem thêm phụ lục 2)
Các câu hỏi được sử dụng trong quá trình điều tra chia ra 3 nội dung:
- Nhóm một là các câu hỏi nhằm nắm bắt kinh nghiệm và quan điểm của du
khách đối với loại hình du lịch truyền thống thông qua mức độ thường xuyên
du lịch, đặc điểm tour và chất lượng cơ sở hạ tầng mong muốn
- Nhóm hai là các câu hỏi đánh giá sự hiểu biết của du khách về loại hình
DLST nhằm xác định sự phổ biến của khái niệm của DLST và phần nào đánh
giá được vị trí của DLST trong thị trường du lịch
- Nhóm ba là các câu hỏi thể hiện quan điểm về cơ sở hạ tầng trong DLST của
du khách khi đứng trước 2 sự lựa chọn: tiện nghi nhưng có tác động lớn đến
môi trường hay thân thiện với môi trường
Bảng 3.2 Thành phần đối tượng điều tra THÀNH PHẦN SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra
Kết quả điều tra được tổng hợp và phân tích theo 2 phương pháp:
- Đối với các câu hỏi thuộc nhóm một và hai, với mục đích nắm bắt suy nghĩ
của du khách tôi sử dụng phương pháp so sánh tỉ lệ của các lựa chọn để đánh
giá thị hiếu của du khách, một trong những luận chứng để đưa ra quy hoạch
phù hợp cho VQG Lò Gò – Xa Mát
- Đối với các câu hỏi thuộc nhóm ba, mỗi câu hỏi tôi đưa ra ba sự lựa chọn cho
du khách và áp dụng phương pháp tính điểm bình quân theo trọng số Trong
Trang 27o Trọng số: là tỉ lệ du khách đồng ý với mỗi lựa chọn
o Điểm số: được cho ở 3 mức điểm 1, 3, 5 dựa vào tiêu chí thân thiện với môi trường và phù hợp với cảnh quan
o Công thức tính điểm: Tổng điểm = Σ(Điểm số x Tỉ lệ)
o Đánh giá kết quả: nhóm nhu cầu về cơ sở hạ tầng của du khách đạt mức điểm trên 3 chứng tỏ du khách đã có ý thức và hiểu biết
về các nguyên tắc của DLST Đối với các nhóm cơ sở hạ tầng có kết quả điểm bình quân dưới 3, cần xem xét nguyên nhân để có thể giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu du khách và nguyên tắc giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên của DLST
3.3 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG
Phương pháp ma trận SWOT
Phương pháp ma trận SWOT (Wikipedia, 2009) được sử dụng trong đề tài để phân tích khả năng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho DLST của VQG Lò Gò – Xa Mát Ma trận được xây dựng với 4 nhóm yếu tố đặc trưng: các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (opportunities), và các thách thức (Threat) Dựa trên bốn nhóm yếu tố trên, trong quá trình phân tích tôi kết hợp các nhóm yếu tố với nhau nhằm tìm kiếm phương hướng phát triển phù hợp trong thời gian tới cho VQG Lò Gò – Xa Mát:
- Phối hợp điểm mạnh – cơ hội (S – O): nhằm sử dụng thế mạnh bên trong VQG để khai thác các cơ hội bên ngoài
- Phối hợp điểm mạnh – thách thức (S – T): nhằm khai thác các thế mạnh của VQG để tránh hoặc giảm ảnh hưởng của các đe dọa bên ngoài
- Phối hợp điểm yếu – cơ hội (W – O): nhằm khắc phục điểm yếu bên trong đơn vị bằng cách tranh thủ các cơ hội bên ngoài
- Phối hợp điểm yếu – thách thức (W – T): cố gắng hạn chế các điểm yếu bên trong để giảm bớt các đe dọa bên ngoài
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng nhằm mục đích chỉnh lí quá trình diễn giải, đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong đề tài Đối tượng và nội dung phỏng vấn bao gồm:
- Các nhân viên đang công tác tại VQG: chỉnh lí về độ chính xác của thông tin đồng thời cung cấp thêm các thông tin xảy ra trong lịch sử hình thành và hoạt
Trang 28động của VQG Lò Gò – Xa Mát Đây là những cá nhân am hiểu nhất về công tác bảo tồn tại địa phương nên các nhận xét của họ rất có giá trị
- Các giảng viên tại ĐH Nông Lâm Tp.HCM: là những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nên đánh giá về mức độ khoa học của đề tài của các giảng viên ĐH Nông Lâm Tp.HCM là vô cùng cần thiết để đề tài có tính khách quan, có giá trị thực tiễn cao
- Các chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực DLST và bảo tồn tài nguyên: cung cấp kinh nghiệm của những người đã thực hiện và tham gia vào hoạt động bảo tồn cũng như DLST, nguồn tri thức quý báu cho quá trình thực hiện
đề tài
Trang 29CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VQG LÒ GÒ – XA MÁT
Từ khi chính thức đi vào hoạt động năm 2003, Ban quản lý VQG đã triển khai
dự án “Đầu tư VQG Lò Gò – Xa Mát” của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II Sau hơn 6 năm triển khai dự án, cơ sở hạ tầng của VQG đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu tương lai của VQG khi chương trình du lịch sinh thái bắt đầu vận hành
Do đặc điểm quy hoạch VQG Lò Gò – Xa Mát nên việc phát triển cơ sở hạ tầng tại đây có sự khác biệt giữa khu hành chính – dịch vụ nằm bên ngoài khu vực bảo tồn và các trạm bảo vệ rừng nằm bên trong khu vực bảo tồn của VQG
4.1.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu hành chính – dịch vụ VQG Lò Gò – Xa Mát
Một lợi thế lớn đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu hành chính – dịch vụ có diện tích 125 ha là đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết (phụ lục 2) Tuy nhiên, công tác thi công còn chậm sau 6 năm triển khai
4.1.1.1 Giải phóng mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình
Giải phóng mặt bằng
Công tác giải phóng mặt bằng cho khu hành chính – dịch vụ của Vườn quốc gia
Lò Gò – Xa Mát vẫn chưa hoàn thành do chưa thu hồi khu vực trồng cao su thuộc xã Thạnh Tây thuộc Nông trường cao su Xa Mát Dự kiến đến năm 2010 công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất đảm bảo cho việc tiếp tục thi công các hạng mục công trình trong khu hành chính – dịch vụ
Các hạng mục công trình (xem thêm phụ lục 2)
Các hạng mục công trình trong khu hành chính – dịch vụ được quy hoạch bao gồm 3 phân khu:
- Phân khu trung tâm hành chính: tập trung các công trình phục vụ hoạt động của Ban quản lý VQG Lò Gò – Xa Mát
- Phân khu trung tâm dịch vụ: các địa điểm giải trí, hỗ trợ cho hoạt động DLST
Trang 30- Phân khu lâm viên: phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn và
tuyên truyền giáo dục môi trường
Hiện trạng xây dựng
Hiện tại, công tác thi công chỉ mới hoàn thành một số hạng mục thuộc phân khu
trung tâm hành chính, còn hai phân khu trung tâm dịch vụ và lâm viên vẫn chưa được
triển khai (bảng 4.1)
Bảng 4.1 Các công trình trong khu hành chính – dịch vụ
Phân khu trung tâm hành chính
3 Nhà truyền thống di tích lịch sử cách mạng Chưa triển khai
Phân khu trung tâm dịch vụ
10 Quầy bán quà lưu niệm Chưa triển khai
Phân khu lâm viên
13 Vườn ươm Chưa triển khai
14 Vườn thuốc sưu tập Chưa triển khai
15 Khu cấy mô phong lan vườn cây cảnh Chưa triển khai
16 Khu trồng rừng sưu tập cây bản địa, nghiên cứu khoa học Chưa triển khai
18 Khu nghiên cứu tái tạo nguồn gen động vật Chưa triển khai
19 Vườn chim có phủ lưới Chưa triển khai
20 Khu cắm trại – sân khấu ngoài trời Chưa triển khai
Trang 31Khu dịch vụ - hành chính có vai trò vừa là nơi cung cấp dịch vụ cho du khách vừa thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, tôn tạo di tích lịch sử nên việc nhanh chóng hoàn thành công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực dịch vụ - hành chính sẽ đóng vai trò quyết định cho việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa Mát
4.1.1.2 Đường giao thông nội bộ khu hành chính – dịch vụ
Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của khu vực hành chính – dịch vụ được quy hoạch bao gồm trục đường chính kết hợp thảm cỏ, cây xanh hai bên đường với bốn phân hạng:
- Đường loại 1: lộ giới 28m
- Đường loại 2: lộ giới 12m
- Đường loại 3: lộ giới 7m
- Đường loại 4: lộ giới 3,5m
Hiện trạng thi công
Hệ thống giao thông của khu vực chỉ mới thực hiện xong giai đoạn san nền, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa đều chưa được triển khai nên việc đi lại vào mùa mưa và vào buổi tối gặp nhiều khó khăn Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống giao thông nội bộ khu dịch vụ - hành chính
4.1.1.3 Hệ thống cấp điện khu hành chính – dịch vụ
Đặc điểm
Mạng lưới điện của khu hành chính – dịch vụ được lấy từ lưới điện trung thế 22kV hiện hữu trên Quốc lộ 22B Sau khi qua các trạm hạ thế 22/0,4kV sẽ được đưa vào sử dụng
Hiện trạng
Hệ thống điện trong khu vực đã được lắp đặt tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu của khu hành chính – dịch vụ Đây là một lợi thế trong quá trình hoàn thiện cơ
sở hạ tầng trong thời gian tới tại đây
4.1.1.4 Hệ thống thông tin liên lạc khu hành chính – dịch vụ
Mạng điện thoại di động
Các mạng di động lớn (Vina, Mobi, Viettel) đã phủ sóng rộng khắp các khu vực dân cư của huyện Tân Biên Tại khu hành chính – dịch vụ của VQG Lò Gò – Xa Mát,
Trang 32chất lượng các mạng di động đều rất tốt và tất cả nhân viên làm việc tại khu hành
chính – dịch vụ đều có điện thoại di động cá nhân để thuận tiên cho việc liên lạc
Hệ thống điện thoại cố định, internet (bảng 4.2)
- Nhà làm việc của BQL: tất cả các phòng ban đều được trang bị điện thoại cố
định và đường truyền internet Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ cáp nối đến tất cả
các máy vi tính trong các phòng ban
- Các công trình khác bao gồm nhà ở cán bộ, nhà khách – nhà ăn, nhà làm việc
chuyên gia, nhà tiêu bản đều chưa lắp đặt điện thoại cố định lẫn hệ thống
internet
Bảng 4.2 Hệ thông tin liên lạc khu hành chính – dịch vụ VQG Lò Gò – Xa Mát
STT CÔNG TRÌNH ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH INTERNET
Nhà làm việc Ban quản lý Vườn quốc gia
Nguyên nhân chính của việc chậm trễ trong lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc
tại khu hành chính – dịch vụ là do quá trình quy hoạch và thi công hệ thống giao thông
cũng như các hạng mục công trình khác còn chậm Vì vậy, hệ thống thông tin liên lạc
của khu hành chỉ có thể được cải thiện khi tiến độ thi công hệ thống giao thông và các
hạng mục công trình được đẩy mạnh
4.1.1.5 Hệ thống cấp thoát nước khu hành chính – dịch vụ
Hệ thống cấp thoát nước của khu hành chính – dịch vụ vẫn còn trong giai đoạn
thi công Đặc điểm các hạng mục hệ thống cấp thoát nước của khu hành chính – dịch
vụ được nêu trong bảng 4.2
Trang 33 Cấp nước
Nước ngầm sau khi được khai thác sẽ cung cấp cho các công trình nhà ở thông qua mạng lưới cấp nước chạy theo các trục giao thông chính để cấp nước cho các công trình đã được xây dựng
1 Trạm cấp nước - Khai thác nước ngầm
- Lưu lượng 250m3/ngđ Đang hoạt động
2 Mạng lưới cấp nước - Đường ống ∅100 - ∅50
- Sơ đồ mạng lưới vòng Lắp đặt 1 phần
3 Bể tự hoại - Tại tất cả các dãy nhà ở Đang hoạt động
4 Mạng lưới thoát nước
- Đường ống ∅200 - ∅300
- Dẫn ra hệ thống kênh mương của khu vực
Lắp đặt một phần
Do khu hành chính – dịch vụ vẫn chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình nên mạng lưới cấp thoát nước trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục được lắp đặt và đấu nối
4.1.1.6 Hệ thống quản lý chất thải rắn khu dịch vụ - hành chính
Hiện trạng quản lý chất thải rắn
- Thu gom: trong khu hành chính – dịch vụ chưa có hệ thống thu gom – xử lý chất thải sinh hoạt hoàn chỉnh mà chỉ mới bố trí các thùng rác cá nhân trong phòng làm việc và phòng ở của công nhân viên VQG
- Xử lý: rác được đổ tập trung tại khu vực bên cạnh từng khu nhà và đốt định kì khoảng 2 tuần/lần
Nguyên nhân
- Các hạng mục công trình chưa hoàn thiện nên BQL chưa chú trọng xây dựng
hệ thống thu gom rác cho toàn bộ khu hành chính – dịch vụ
- Tổng số cán bộ công nhân viên làm việc trong khu hành chính – dịch vụ chỉ khoảng 30 người nên lượng rác phát sinh chưa lớn
- Hệ thống thu gom rác tại 2 xã Tân Bình, Tân Lập vẫn chưa phát triển
Trang 34Hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại của khu hành chính dịch vụ tuy phù hợp với điều kiện thực tế nhưng lại không đúng nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chính vì vậy, đây là một vấn đề cần được cải thiện trong thời gian sắp tới theo hướng hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý sơ bộ chất thải rắn cho khu hành chính của VQG
Tóm lại, vấn đề còn tồn tại trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu hành chính – dịch vụ là việc triển khai quy hoạch còn chậm Điều này không chỉ kéo theo sự yếu kém của các hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn… mà còn khiến cho các hạng mục đã hoàn thành ngày một xuống cấp, dẫn đến sự thiếu đồng bộ giữa các hạng mục công trinh và phát sinh thêm các chi phí mới
4.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực bảo tồn của Vườn Quốc gia
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực bảo tồn tập trung vào xây dựng hệ thống giao thông nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ rừng Đặc điểm của công tác bảo vệ rừng tại VQG Lò Gò – Xa Mát là được thực hiện dựa vào sự kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng (dưới đây sẽ gọi chung là lực lượng bảo vệ rừng) Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bảo tồn, BQL Vườn quốc gia đã xây dựng một số trạm bảo vệ rừng (vị trí tại hình 3.1) làm nơi sinh hoạt cho lực lượng bảo vệ rừng Các
hệ thống phụ trợ như hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn thì chưa được quan tâm đầu tư
4.1.2.1 Cơ sở lưu trú khu vực bảo tồn
Cơ sở lưu trú
Trong khu vực bảo tồn của VQG chưa xây dựng bất cứ cơ sở lưu trú nào để phục vụ cho phát triển du lịch, tuy nhiên BQL Vườn quốc gia cũng đã xây dựng 6 trạm bảo vệ rừng nằm ven các đường giao thông chính làm địa điểm tập trung sinh hoạt cho các đội bảo vệ rừng Ngoài các trạm chính trên, dọc tuyến giao thông vành đai biên giới 791 còn xây dựng một số chốt bảo vệ khác
Đánh giá về mức độ phù hợp của các cơ sở lưu trú
- Việc xây dựng các trạm bảo vệ nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt của lực lượng bảo vệ rừng nên không yêu cầu về thiết kế các công trình Điều đó khiến cho các trạm bảo vệ rừng không phù hợp với cảnh quan, không tạo được cảm giác gần gũi với thiên nhiên
- Hai công trình được đánh giá cao nhất chính là trạm Cua Lớn và nhà sàn tại chốt bảo vệ trảng Tà Nốt Đây là một mô hình có thể được xem xét để nhân
Trang 35Bảng 4.4 Hiện trạng cơ sở lưu trú khu bảo tồn STT TÊN TRẠM TỔNG DIỆN
4.1.2.2 Giao thông khu vực bảo tồn
Hệ thống giao thông chính
- Từ trước khi thành lập VQG Lò Gò – Xa Mát, hệ thống giao thông chính của rừng Lò Gò – Xa Mát đã được hình thành khá hoàn chỉnh nhằm phục vụ cho mục đích khai thác rừng nhưng chất lượng thấp và xuống cấp trầm trọng
- Từ năm 2003, nhờ vào các chương trình đầu tư với nguồn kinh phí từ Trung ương và địa phương, hệ thống giao thông đã được cải thiện đáng kể Hiện trạng các tuyến giao thông chính trong khu vực được nêu trong bảng 4.5
Các tuyến đường mòn
- Các tuyến đường mòn được thiết lập rộng khắp và sử dụng vào công tác tuần tra, giám sát của lực lượng bảo vệ rừng
- Hầu hết các tuyến đường đều khá dễ đi vào mùa khô với thời lượng đi bộ dưới
2 tiếng rất phù hợp cho hoạt động dã ngoại Một số tuyến còn có thể đi xe máy (tuyến xuyên rừng dầu Đaha, từ rừng dầu Đaha đi di tích Xưởng phim giải phóng và phòng hội họa…)
- Vào mùa mưa các tuyến này đa phần không thuận tiên cho giao thông vì bị ngập úng, khó đi
Với đặc điểm của hệ thống giao thông trong khu vực bảo tồn, việc xây dựng các hoạt động DLST đa dạng theo từng mùa là một giải pháp hợp lý nhằm tận dụng các tuyến đường mòn hiện tại Khi thiết lập các chương trình DLST tại đây, không nên
Trang 36thay đổi các tuyến giao thông mà cần trang bị những dụng cụ phù hợp với từng hoạt động du lịch theo từng thời điểm khác nhau trong năm
Bảng 4.5 Hiện trạng các tuyến giao thông chính VQG Lò Gò – Xa Mát STT TÊN
ĐƯỜNG LỘ TRÌNH
DÀI (km)
RỘNG (m) HIỆN TRẠNG
1 791 Hành lang biên giới 30 8 Đường đất đỏ, sử dụng
Xuyên tỉnh Tây Ninh đến cửa khẩu Xa Mát
- Tình hình cấp điện trong khu vực bảo tồn: chỉ lắp đặt lưới điện dọc tuyến đường từ đội Trung tâm – đến trạm Tà Nốt (đi qua trạm Đaha) Các trạm khác chỉ sử dụng điện bình để phục vụ cho mục đích chiếu sáng là chủ yếu
Thông tin liên lạc
- Chất lượng các mạng di động: điện thoại di động chỉ có thể sử dụng tại các trạm bảo vệ rừng, khi di chuyển trên các tuyến đường mòn thì hoàn toàn mất liên lạc
- Trang thiết bị thông tin liên lạc: mỗi trạm bảo vệ của VQG được trang bị một máy bộ đàm phục vụ cho việc liên hệ công tác và kêu gọi trợ giúp khi có sự
cố như: cháy rừng, hỗ trợ truy bắt lâm tặc… Đây là kênh thông tin chính của lực lượng bảo vệ rừng Ngoài ra, mỗi nhân viên đều tự trang bị điện thoại di động riêng
Trang 37Cần tăng cường hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo vấn đề an ninh cũng như
an toàn cho du khách khi triển khai du lịch sinh thái tại VQG Đối với hệ thống cấp điện không nên triển khai lưới điện quốc gia trong khu vực bảo tồn mà nên tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên nếu điều kiện cho phép
4.1.2.4 Hệ thống cấp thoát nước khu vực bảo tồn
Hệ thống cấp nước
- Nguồn nước: nước ngầm được khai thác từ các giếng nước quay tay
- Về chất lượng nước: tương đối tốt, ít mạch bị nhiễm phèn Tuy nhiên vẫn chưa có một hoạt động kiểm tra chính thức về chất lượng của nguồn nước ngầm tại địa điểm này
có công trình xử lý nước thải sinh hoạt Bên cạnh đó, VQG phải đảm bảo chất lượng nước ngầm đạt tiêu chuẩn cấp nước để phục vụ cho du khách
4.1.2.5 Hệ thống quản lý chất thải rắn khu bảo tồn
Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Thu gom: tất cả các trạm bảo vệ rừng đều không trang bị thùng rác, rác được
xả thải trực tiếp ngay sau khu nhà ở
- Xử lý: rác thải sinh hoạt được đốt định kì 2 tuần/lần
Nguyên nhân
- Số lượng nhân viên bảo vệ rừng tại từng trạm ít (3 người/trạm), với tiêu chuẩn
xả thải 0,7kg/người/ngày thì lượng rác phát sinh định kì tại mỗi trạm bảo vệ là chưa cao (khoảng 15kg/tuần/trạm)
- VQG đang trong giai đoạn xây dựng nên cũng chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Trang 38Phương pháp thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt hiện tại là không phù hợp với nguyên tắc bảo vệ môi trường Vì vậy cần có một hệ thống thu gom và xử lí rác tại chỗ cho khu vực bảo tồn (hoặc vận chuyển rác ra khỏi khu vực bảo tồn để xử lí)
Có thể nói, hiện trạng cơ sở hạ tầng của VQG Lò Gò – Xa Mát hầu như chưa có
gì nhưng điều này là phù hợp với nhiệm vụ bảo tồn của VQG Do đó, không nên quy hoạch cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại mà cần tận dụng các cơ sở hạ tầng có sẵn thông qua việc xây dựng chương trình DLST hướng du khách đến gần thiên nhiên, hạn chế việc sử dụng tài nguyên Đối với các cơ sở hạ tầng bắt buộc phải cải tạo để phục
vụ tốt hơn cho DLST, cần phải phân tích đầy đủ các khía cạnh: các quy định của pháp luật, tác động đến hệ sinh thái và nhu cầu của du khách để những thay đổi (nếu có) thực sự tối ưu
4.2 NHU CẦU CỦA DU KHÁCH VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
4.2.1 Kinh nghiệm và quan điểm về du lịch truyền thống của du khách
Mức độ thường xuyên du lịch và đặc điểm tour:
Nhóm đối tượng được nghiên cứu đi du lịch khá thường xuyên (hình 4.1) với khoảng cách giữa các lần đi du lịch dưới 6 tháng chiếm đa số và nhóm đối tượng nghiên cứu thường tổ chức tour theo đoàn thông qua các đơn vị lữ hành, rất ít trường hợp du khách thích đi du lịch một mình (hình 4.2) Điều này chứng tỏ nếu thu hút được sự quan tâm của giới trẻ Tp.HCM thì đó sẽ là một thị trường du khách tiềm năng cho việc phát triển DLST tại Lò Gò – Xa Mát
22%
62%
13% 3% Dưới 1tháng
Dưới 6 tháng Dưới 1 năm Trên 1 năm
Biểu đồ 4.1 Mức độ thường xuyên du lịch của du khách
Trang 39Biểu đồ 4.2 Ý thích du lịch theo nhóm
Với kết quả đa số du khách có ý thích du lịch với nhóm bạn ta cần quy hoạch cơ
sở hạ tầng tại VQG Lò Gò – Xa Mát theo hướng tập trung vào mục tiêu tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho đối tượng du khách theo nhóm và việc sử dụng hình thức cắm trại có lẽ là phù hợp nhất
Chất lượng cơ sở hạ tầng mong muốn
Đối với cơ sở hạ tầng khi tham gia các hoạt động du lịch truyền thống, nhóm đối tượng nghiên cứu đều mong muốn được hưởng một cơ sở hạ tầng hiện đại
- Về hệ thống giao thông: khi tham gia du lịch, đa số du khách mong muốn hệ thống giao thông được trải nhựa (tỉ lệ 61%) và rất ít du khách thích hệ thống giao thông đường đất (tỉ lệ 12%) số còn lại đưa ra lựa chọn chấp nhận điều kiện của từng địa điểm du lịch (hình 4.3) Kết quả này cho thấy hệ thống giao thông hiện đại sẽ nâng cao sự hài lòng của phần đông du khách đối với dịch
vụ du lịch Đó cũng là xu thế quy hoạch giao thông tại các khu du lịch trong thời gian tới
Biểu đồ 4.3 Nhu cầu giao thông khi đi du lịch của du khách
- Về cơ sở lưu trú: lựa chọn hàng đầu vẫn là các nhà nghỉ 1 sao với chi phí vừa phải, tuy nhiên lựa chọn khách sạn 3 sao cũng chiếm tỉ lệ đáng kể với 23% Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân đưa ra lựa chọn (bảng 4.6) cho thấy tỉ lệ
du khách mong muốn được cung cấp dịch vụ lưu trú tiện nghi, sang trọng là không ít và sẽ còn gia tăng trong giai đoạn tới theo đà tăng trưởng kinh tế
Trang 40Bảng 4.6 Lựa chọn cơ sở lưu trú của du khách LỰA CHỌN VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ TỈ LỆ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
Khách sạn chuẩn 3 sao trở lên 23% Tiện nghi, sang trọng
Kết quả trên khẳng định các nhà cung cấp dịch vụ du lịch phải không ngừng nâng cao chất lượng về cơ sở hạ tầng để gia tăng số lượng du khách sử dụng dịch vụ
và gia tăng sự hài lòng của du khách Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa Mát cũng phải đảm bảo chất lượng về hệ thống giao thông, cấp điện điện và cấp nước tại khu hành chính – dịch vụ, địa điểm được quy hoạch cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại để nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của du khách khi tham gia các hoạt động du lịch sinh thái của VQG Lò Gò – Xa Mát
4.2.2 Hiểu biết của du khách về DLST
Các vấn đề khảo sát
Để tìm hiểu hiểu biết của du khách về loại hình DLST và nắm bắt một phần sở thích của du khách đối với loại hình dịch vụ này, tôi đã đưa ra câu hỏi khảo sát về bốn vấn đề (bảng 4.7)
Bảng 4.7 Hiểu biết của du khách về loại hình du lịch sinh thái
STT VẤN ĐỀ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TỈ LỆ (%)
1 Hiểu biết về khái niệm DLST Biết về DLST 100
2 Kinh nghiệm du lịch tại các khu BTTN Ít nhất một lần 78
3 Ý thích du lịch tại các khu rừng tự nhiên Thích 100
4 Ý thích nghỉ qua đêm tại rừng tự nhiên Rất thích 72
Kết quả (chi tiết xem thêm phụ lục 3)
- Do được tiếp xúc khá nhiều với các nguồn thông tin khác nhau nên tất cả du khách được hỏi đều đã biết về loại hình DLST Điều này chứng tỏ trong thời