Việc đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực bảo tồn tập trung vào xây dựng hệ thống giao thông nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ rừng. Đặc điểm của công tác bảo vệ rừng tại VQG Lò Gò – Xa Mát là được thực hiện dựa vào sự kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng (dưới đây sẽ gọi chung là lực lượng bảo vệ rừng).
Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bảo tồn, BQL Vườn quốc gia đã xây dựng một số trạm bảo vệ rừng (vị trí tại hình 3.1) làm nơi sinh hoạt cho lực lượng bảo vệ rừng. Các hệ thống phụ trợ như hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn thì chưa được quan tâm đầu tư.
4.1.2.1 Cơ sở lưu trú khu vực bảo tồn
Cơ sở lưu trú
Trong khu vực bảo tồn của VQG chưa xây dựng bất cứ cơ sở lưu trú nào để phục vụ cho phát triển du lịch, tuy nhiên BQL Vườn quốc gia cũng đã xây dựng 6 trạm bảo vệ rừng nằm ven các đường giao thông chính làm địa điểm tập trung sinh hoạt cho các đội bảo vệ rừng. Ngoài các trạm chính trên, dọc tuyến giao thông vành đai biên giới 791 còn xây dựng một số chốt bảo vệ khác.
Đánh giá về mức độ phù hợp của các cơ sở lưu trú
- Việc xây dựng các trạm bảo vệ nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt của lực lượng bảo vệ rừng nên không yêu cầu về thiết kế các công trình. Điều đó khiến cho các trạm bảo vệ rừng không phù hợp với cảnh quan, không tạo được cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
- Hai công trình được đánh giá cao nhất chính là trạm Cua Lớn và nhà sàn tại chốt bảo vệ trảng Tà Nốt. Đây là một mô hình có thể được xem xét để nhân
Bảng 4.4 Hiện trạng cơ sở lưu trú khu bảo tồn STT TÊN TRẠM TỔNG DIỆN
TÍCH ĐỊA ĐIỂM
CÔNG TRÌNH HIỆN TRẠNG
1 Trung tâm 500 m2 Nhà cấp 4 Mới xây dựng
2 Lò Gò 500 m2 Nhà cấp 4 Mới xây dựng
3 Cua lớn 500 m2 Nhà gỗ + nhà sàn Sử dụng tốt
4 Đaha 500 m2 Nhà cấp 4 Mới xây dựng
5 Đập đất 500 m2 Nhà cấp 4 Mới xây dựng
6 Tà Nốt 500 m2 Nhà cấp 4 Mới xây dựng
Các trạm bảo vệ rừng hiện hữu có thể được sử dụng làm các điểm đón tiếp du khách khi hoạt động DLST được triển khai với điều kiện phải cải tạo về thiết kế của các công trình lưu trú cho phù hợp với cảnh quan.
4.1.2.2 Giao thông khu vực bảo tồn
Hệ thống giao thông chính
- Từ trước khi thành lập VQG Lò Gò – Xa Mát, hệ thống giao thông chính của rừng Lò Gò – Xa Mát đã được hình thành khá hoàn chỉnh nhằm phục vụ cho mục đích khai thác rừng nhưng chất lượng thấp và xuống cấp trầm trọng.
- Từ năm 2003, nhờ vào các chương trình đầu tư với nguồn kinh phí từ Trung ương và địa phương, hệ thống giao thông đã được cải thiện đáng kể. Hiện trạng các tuyến giao thông chính trong khu vực được nêu trong bảng 4.5.
Các tuyến đường mòn
- Các tuyến đường mòn được thiết lập rộng khắp và sử dụng vào công tác tuần tra, giám sát của lực lượng bảo vệ rừng.
- Hầu hết các tuyến đường đều khá dễ đi vào mùa khô với thời lượng đi bộ dưới 2 tiếng rất phù hợp cho hoạt động dã ngoại. Một số tuyến còn có thể đi xe máy (tuyến xuyên rừng dầu Đaha, từ rừng dầu Đaha đi di tích Xưởng phim giải phóng và phòng hội họa…).
- Vào mùa mưa các tuyến này đa phần không thuận tiên cho giao thông vì bị ngập úng, khó đi.
Với đặc điểm của hệ thống giao thông trong khu vực bảo tồn, việc xây dựng các hoạt động DLST đa dạng theo từng mùa là một giải pháp hợp lý nhằm tận dụng các tuyến đường mòn hiện tại. Khi thiết lập các chương trình DLST tại đây, không nên
thay đổi các tuyến giao thông mà cần trang bị những dụng cụ phù hợp với từng hoạt động du lịch theo từng thời điểm khác nhau trong năm.
Bảng 4.5 Hiện trạng các tuyến giao thông chính VQG Lò Gò – Xa Mát STT TÊN
ĐƯỜNG LỘ TRÌNH DÀI (km)
RỘNG
(m) HIỆN TRẠNG 1 791 Hành lang biên giới 30 8 Đường đất đỏ, sử dụng
tốt.
2 LTL20 Tân Bình – Trạm Lò
Gò 14 5 Đường nhựa, sử dụng
tốt.
3 LTL13 Trạm Lò Gò đi Hòa
Hiệp 4,5 5 Đường đất đỏ, sử dụng
tốt.
4 ĐT Tà Xia – Tân Phú
Đội trung tâm –
Trạm Tà Nốt 10 5 Đường đất đỏ, sử dụng tốt vào mùa khô
5 QL 22
Xuyên tỉnh Tây Ninh đến cửa khẩu Xa Mát
12 6 Đường nhựa, sử dụng tốt
4.1.2.3 Hệ thống cấp điện – thông tin liên lạc khu vực bảo tồn
Hệ thống cấp điện
- Về tình hình cấp điện địa bàn huyện Tân Biên: tất cả 10 xã trong huyện Tân Biên đều đã được trang bị điện lưới quốc gia (phòng Thống kê huyện Tân Biên, 2008). Đây cũng là một trong những lợi thế khi phát triển DLST tại khu vực vùng biên giới này.
- Tình hình cấp điện trong khu vực bảo tồn: chỉ lắp đặt lưới điện dọc tuyến đường từ đội Trung tâm – đến trạm Tà Nốt (đi qua trạm Đaha). Các trạm khác chỉ sử dụng điện bình để phục vụ cho mục đích chiếu sáng là chủ yếu.
Thông tin liên lạc
- Chất lượng các mạng di động: điện thoại di động chỉ có thể sử dụng tại các trạm bảo vệ rừng, khi di chuyển trên các tuyến đường mòn thì hoàn toàn mất liên lạc.
- Trang thiết bị thông tin liên lạc: mỗi trạm bảo vệ của VQG được trang bị một máy bộ đàm phục vụ cho việc liên hệ công tác và kêu gọi trợ giúp khi có sự cố như: cháy rừng, hỗ trợ truy bắt lâm tặc… Đây là kênh thông tin chính của lực lượng bảo vệ rừng. Ngoài ra, mỗi nhân viên đều tự trang bị điện thoại di động riêng.
Cần tăng cường hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo vấn đề an ninh cũng như an toàn cho du khách khi triển khai du lịch sinh thái tại VQG. Đối với hệ thống cấp điện không nên triển khai lưới điện quốc gia trong khu vực bảo tồn mà nên tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên nếu điều kiện cho phép.
4.1.2.4 Hệ thống cấp thoát nước khu vực bảo tồn
Hệ thống cấp nước
- Nguồn nước: nước ngầm được khai thác từ các giếng nước quay tay.
- Về chất lượng nước: tương đối tốt, ít mạch bị nhiễm phèn. Tuy nhiên vẫn chưa có một hoạt động kiểm tra chính thức về chất lượng của nguồn nước ngầm tại địa điểm này.
Hệ thống thoát nước
- Phương pháp xử lí: tất cả các đội, trạm bảo về rừng đều chưa được đầu tư các thiết bị xử lí nước thải mà thải thẳng ra ngoài.
- Nguyên nhân: chi phí hoạt động của VQG còn hạn chế và số nhân sự của từng đội, trạm còn ít (3 – 5 người) nên vấn đề này vẫn chưa được quan tâm.
Việc triển khai du lịch sinh thái tại VQG sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhu cầu sử dụng nước cũng như lượng nước thải tăng lên cùng sự xuất hiện của du khách.
Khi đó, việc thoát nước trực tiếp ra môi trường như hiện tại là không phù hợp mà cần có công trình xử lý nước thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, VQG phải đảm bảo chất lượng nước ngầm đạt tiêu chuẩn cấp nước để phục vụ cho du khách.
4.1.2.5 Hệ thống quản lý chất thải rắn khu bảo tồn
Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Thu gom: tất cả các trạm bảo vệ rừng đều không trang bị thùng rác, rác được xả thải trực tiếp ngay sau khu nhà ở
- Xử lý: rác thải sinh hoạt được đốt định kì 2 tuần/lần.
Nguyên nhân
- Số lượng nhân viên bảo vệ rừng tại từng trạm ít (3 người/trạm), với tiêu chuẩn xả thải 0,7kg/người/ngày thì lượng rác phát sinh định kì tại mỗi trạm bảo vệ là chưa cao (khoảng 15kg/tuần/trạm).
- VQG đang trong giai đoạn xây dựng nên cũng chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Phương pháp thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt hiện tại là không phù hợp với nguyên tắc bảo vệ môi trường. Vì vậy cần có một hệ thống thu gom và xử lí rác tại chỗ cho khu vực bảo tồn (hoặc vận chuyển rác ra khỏi khu vực bảo tồn để xử lí).
Có thể nói, hiện trạng cơ sở hạ tầng của VQG Lò Gò – Xa Mát hầu như chưa có gì nhưng điều này là phù hợp với nhiệm vụ bảo tồn của VQG. Do đó, không nên quy hoạch cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại mà cần tận dụng các cơ sở hạ tầng có sẵn thông qua việc xây dựng chương trình DLST hướng du khách đến gần thiên nhiên, hạn chế việc sử dụng tài nguyên. Đối với các cơ sở hạ tầng bắt buộc phải cải tạo để phục vụ tốt hơn cho DLST, cần phải phân tích đầy đủ các khía cạnh: các quy định của pháp luật, tác động đến hệ sinh thái và nhu cầu của du khách để những thay đổi (nếu có) thực sự tối ưu.