NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát” đã được tiến hành từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009, bao gồm các hoạt động: khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng tại VQG Lò Gò – Xa Mát và điều tra xã hội học để xác định nhu cầu của du khách đối với cơ sở hạ tầng khi tham gia du lịch sinh thái. Việc đề xuất quy hoạch cơ sở hạ được thực hiện thông qua đánh giá, phân tích kết quả điều tra dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững.
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VQG LÒ GÒ – XA MÁT Được thực hiện nhằm nắm bắt các giá trị tài nguyên của VQG đồng thời xác định các cơ sở hạ tầng hiện có của VQG. Quá trình khảo sát thông qua ba giai đoạn:
tìm hiểu thông tin, xác định tuyến khảo sát và tiến hành khảo sát. Các phương pháp được áp dụng để thực hiện nội dung này bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Việc thu thập và nghiên cứu tư liệu từ nhiều nguồn được thực hiện ngay khi triển khai đề tài. Các tài liệu, thông tin do Ban quản lý VQG Lò Gò – Xa Mát cung cấp là nguồn tham khảo quan trọng để xác định đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, và các cơ sở hạ tầng hiện có của VQG.
Ngoài ra, việc nghiên cứu tài liệu cũng xác định rõ cơ sở lý luận cùng quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững trong đề xuất quy hoạch về cơ sở hạ tầng của đề tài:
- Các lý thuyết về bảo tồn đa dạng sinh học, khái niệm về khu BTTN, du lịch sinh thái, xây dựng bền vững thu thập từ kinh nghiệm của nhiều tổ chức và các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên là cơ sở lý luận vững chắc cho việc định hướng nghiên cứu và tư duy giải quyết các vấn đề khi thực hiện khóa luận.
- Các văn bản pháp quy liên quan đến việc phát triển DLST trong các khu BTTN là một trong những cơ sở quan trọng trong việc đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng với tiêu chí “đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững và không phạm luật”.
- Các chương trình DLST đã được triển khai tại các VQG, khu BTTN khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng là nguồn tham khảo quan trọng để có thể đưa ra đề xuất cuối cùng cho đề tài.
Phương pháp bản đồ
Dựa trên bản đồ các tuyến khảo sát trong nghiên cứu về tài nguyên của VQG (Vũ Ngọc Long, 2006), tôi xác định các địa điểm chính khảo sát là các trạm bảo vệ rừng và khu dịch vụ - hành chính của VQG (hình 3.1).
Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn được sử dụng để phân tích các lợi thế về vị trí địa lí của VQG, phân tích vai trò của khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát đến việc phát triển cơ sở hạ tầng của VQG để hạn chế đầu tư cơ sở hạ tầng không cần thiết.
Hình 3.1 Bản đồ tuyến khảo sát (Vũ Ngọc Long, 2006)
Phương pháp khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa giúp cho tôi nắm rõ tình hình thực tế tại VQG để đưa ra
- Đợt 1: từ ngày 10/03/2009 đến 25/03/2009 với các nội dung chính là xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng và kiến trúc đặc trưng trong VQG cũng như khu vực Tân Biên:
- Đợt 2: từ 09/05/2009 đến 18/05/2009 với nội dung chính là khảo sát một số kiến trúc có tính đặc trưng của tỉnh Tây Ninh.
Bảng 3.1 Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại VQG Lò Gò – Xa Mát.
THỜI GIAN KHẢO SÁT NỘI DUNG
Từ 10/03/2009 đến 25/03/2009
- Khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng trung tâm DLST Đaha.
- Khảo sát các di tích lịch sử trên đường vành đai biên giới 791.
- Khảo sát các bàu, trảng, rừng dầu nơi tập trung cảnh những quan hấp dẫn, đặc trưng của VQG.
- Khảo sát một số tuyến đi bộ xuyên rừng và các trạm bảo vệ rừng trên tuyến.
- Thực hiện đi xe máy xuyên rừng cùng lực lượng bảo vệ rừng.
- Tham quan khu di tích lịch sử TW Cục và khu cửa khẩu Xa Mát, xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực Tân Biên.
Từ 09/05/2009 đến 15/05/2009
- Khảo sát khu vực dân cư ven đường biên giới nông – lâm của VQG, tìm hiểu về tập tục sinh hoạt và các kiến trúc nhà ở của cư dân vùng ven khu bảo tồn của VQG.
- Tham quan tòa thánh đạo Cao Đài thuộc tỉnh Tây Ninh.
3.2 ĐIỀU TRA NHU CẦU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA DU KHÁCH
Nhu cầu của du khách về cơ sở hạ tầng là một cơ sở lý luận quan trọng để đưa ra đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng tại VQG Lò Gò – Xa Mát. Chính vì vậy tôi đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để xác định quan điểm của du khách về cơ sở hạ tầng khi tham gia DLST.
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua phát phiếu câu hỏi kết hợp phỏng vấn và phân tích kết quả điều tra.
Đối tượng điều tra
Nhóm đối tượng nhắm tới là giới trẻ (độ tuổi từ 20 – 30) đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP. HCM, đây là đối tượng tiềm năng khi chương trình DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát đi vào hoạt động chính thức từ 2020.
Số lượng du khách điều tra là 60 người được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, thành phần được nêu trong bảng 3.2.
Nội dung điều tra (xem thêm phụ lục 2)
Các câu hỏi được sử dụng trong quá trình điều tra chia ra 3 nội dung:
- Nhóm một là các câu hỏi nhằm nắm bắt kinh nghiệm và quan điểm của du khách đối với loại hình du lịch truyền thống thông qua mức độ thường xuyên du lịch, đặc điểm tour và chất lượng cơ sở hạ tầng mong muốn.
- Nhóm hai là các câu hỏi đánh giá sự hiểu biết của du khách về loại hình DLST nhằm xác định sự phổ biến của khái niệm của DLST và phần nào đánh giá được vị trí của DLST trong thị trường du lịch.
- Nhóm ba là các câu hỏi thể hiện quan điểm về cơ sở hạ tầng trong DLST của du khách khi đứng trước 2 sự lựa chọn: tiện nghi nhưng có tác động lớn đến môi trường hay thân thiện với môi trường.
Bảng 3.2 Thành phần đối tượng điều tra
THÀNH PHẦN SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
Công nhân viên 18 30
Sinh viên 16 27
Kinh doanh 12 20
Tự do 11 18
Nội trợ 3 5
Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra
Kết quả điều tra được tổng hợp và phân tích theo 2 phương pháp:
- Đối với các câu hỏi thuộc nhóm một và hai, với mục đích nắm bắt suy nghĩ của du khách tôi sử dụng phương pháp so sánh tỉ lệ của các lựa chọn để đánh giá thị hiếu của du khách, một trong những luận chứng để đưa ra quy hoạch phù hợp cho VQG Lò Gò – Xa Mát.
- Đối với các câu hỏi thuộc nhóm ba, mỗi câu hỏi tôi đưa ra ba sự lựa chọn cho du khách và áp dụng phương pháp tính điểm bình quân theo trọng số. Trong
o Trọng số: là tỉ lệ du khách đồng ý với mỗi lựa chọn.
o Điểm số: được cho ở 3 mức điểm 1, 3, 5 dựa vào tiêu chí thân thiện với môi trường và phù hợp với cảnh quan.
o Công thức tính điểm: Tổng điểm = Σ(Điểm số x Tỉ lệ).
o Đánh giá kết quả: nhóm nhu cầu về cơ sở hạ tầng của du khách đạt mức điểm trên 3 chứng tỏ du khách đã có ý thức và hiểu biết về các nguyên tắc của DLST. Đối với các nhóm cơ sở hạ tầng có kết quả điểm bình quân dưới 3, cần xem xét nguyên nhân để có thể giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu du khách và nguyên tắc giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên của DLST.
3.3 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG
Phương pháp ma trận SWOT
Phương pháp ma trận SWOT (Wikipedia, 2009) được sử dụng trong đề tài để phân tích khả năng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho DLST của VQG Lò Gò – Xa Mát. Ma trận được xây dựng với 4 nhóm yếu tố đặc trưng: các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (opportunities), và các thách thức (Threat).
Dựa trên bốn nhóm yếu tố trên, trong quá trình phân tích tôi kết hợp các nhóm yếu tố với nhau nhằm tìm kiếm phương hướng phát triển phù hợp trong thời gian tới cho VQG Lò Gò – Xa Mát:
- Phối hợp điểm mạnh – cơ hội (S – O): nhằm sử dụng thế mạnh bên trong VQG để khai thác các cơ hội bên ngoài.
- Phối hợp điểm mạnh – thách thức (S – T): nhằm khai thác các thế mạnh của VQG để tránh hoặc giảm ảnh hưởng của các đe dọa bên ngoài.
- Phối hợp điểm yếu – cơ hội (W – O): nhằm khắc phục điểm yếu bên trong đơn vị bằng cách tranh thủ các cơ hội bên ngoài.
- Phối hợp điểm yếu – thách thức (W – T): cố gắng hạn chế các điểm yếu bên trong để giảm bớt các đe dọa bên ngoài.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng nhằm mục đích chỉnh lí quá trình diễn giải, đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong đề tài. Đối tượng và nội dung phỏng vấn bao gồm:
- Các nhân viên đang công tác tại VQG: chỉnh lí về độ chính xác của thông tin đồng thời cung cấp thêm các thông tin xảy ra trong lịch sử hình thành và hoạt
động của VQG Lò Gò – Xa Mát. Đây là những cá nhân am hiểu nhất về công tác bảo tồn tại địa phương nên các nhận xét của họ rất có giá trị.
- Các giảng viên tại ĐH Nông Lâm Tp.HCM: là những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nên đánh giá về mức độ khoa học của đề tài của các giảng viên ĐH Nông Lâm Tp.HCM là vô cùng cần thiết để đề tài có tính khách quan, có giá trị thực tiễn cao.
- Các chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực DLST và bảo tồn tài nguyên:
cung cấp kinh nghiệm của những người đã thực hiện và tham gia vào hoạt động bảo tồn cũng như DLST, nguồn tri thức quý báu cho quá trình thực hiện đề tài.