* Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển của Dulịch sinh thái tại VQG Côn Đảo, từ đó đề xuất những định hướng phù hợp để nâng caohiệu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
Viết Thị Hà Xuyên
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢOTỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Khoa Học Môi Trường
Cán bộ hướng dẫn : Lê Văn Lanh
Hà Nội – 2013
1
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy Lê VănLanh – Giảng viên Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi trường − Trường Đại họcKhoa học Tự nhiên − Đại học Quốc gia Hà Nội Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trongsuốt quá trình tìm hiểu và thực hiện khóa luận cũng như giúp đỡ rất nhiều về tài liệu vàphương pháp nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Môi trường,đặc biệt tới các thầy cô trong bộ môn Sinh thái Môi trường − Trường Đại học Khoahọc Tự nhiên − Đại học Quốc gia Hà Nội đã dẫn dắt, truyền thụ cho tôi những kiếnthức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập tại trường
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s Lê Xuân Ái −
giám đốc VQG Côn Đảo, anh Lê Hồng Doãn − hạt trưởng hạt kiểm lâm, anh Lê BáLộc − nhân viên phòng DLST, cùng toàn thể các anh chị trong ban quản lý VQG CônĐảo, huyện Côn Đảo − tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quátrình điều tra, khảo sát thực địa và đặc biệt nhiệt tình cung cấp tài liệu liên quan tới vấn
đề nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2013
Sinh Viên Viết Thị Hà Xuyên
2
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
DLST : Du lịch sinh tháiGEF : Quỹ Môi trường toàn cầuIUCN : Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tếKBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
UBND : Uỷ ban nhân dânUNDP : Chương trình phát triển Liên hợp quốcVQG : Vườn quốc gia
VQGCĐ : Vườn quốc gia Côn ĐảoWTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
MỤC LỤC
3
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, du lịch − ngành công nghiệp không khói có tốc
độ phát triển cực nhanh và dần trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều quốc giatrên thế giới
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội lữ hành quốc
tế (WTTC), trong năm 2012 toàn ngành du lịch đóng góp tới 6.6 nghìn tỉ đô la Mỹ vàoGDP của toàn thế giới và cung cấp 260 triệu việc làm; ước tính năm 2023 con số này
có thể lên tới 10.5 nghìn tỉ đô la Mỹ đóng góp vào GDP, và hơn 340 triệu công việc[17]
Nhận thức được tầm quan trọng ngày một tăng về mặt kinh tế như vậy, hiện nayhầu như tất cả các nước phát triển, cũng như đang phát triển đều có một chính sách dulịch nào đó Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ồ ạt, chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tếtrước mắt mà thiếu đi sự quản lý và bảo tồn tài nguyên tất yếu đem đến những hậu quảkhó lường về văn hóa, xã hội và môi trường Đặc biệt đối với các Vườn quốc gia vàkhu bảo tồn thiên nhiên thì nhiều trường hợp lợi nhuận từ du lịch không đủ để giảiquyết những hậu quả mà nó đã để lại
Du lịch sinh thái là một trong những cách thức để hỗ trợ bảo tồn và làm tăng giátrị của các khu bảo tồn thiên nhiên
Là một bộ phận trong hệ thống các VQG và KBTTN của Việt Nam, VQG CônĐảo có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này Đây là quần đảo có diệntích không lớn nhưng có đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên điển hình quan và sự phongphú về thành phần, số lượng các loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu Hơn thế, cảnh quanthiên nhiên hùng vĩ của rừng và biển Côn Đảo còn có mỗi quan hệ chặt chẽ, tồn tại lâuđời, hài hòa với những giá trị lịch sử cách mạng, văn hóa đã tạo nên cho nơi đây mộthình ảnh đặc sắc riêng hiếm thấy, có giá trị to lớn về nghiên cứu, du lịch… Nhiềuchuyên gia kinh tế, chính trị, báo chí đã ví và cho rằng Côn Đảo như một con gấukhổng lồ giữa biển Đông, sau một thời gian dài ngủ đông nay có cơ hội và điều kiệnđánh thức với sức mạnh tiềm tàng vốn có
Với quan niệm: “Côn Đảo như một tờ giấy trắng, chúng ta phải làm sao vẽ ngay
từ đầu cho đẹp” thì hiện nay chính là thời kỳ quan trọng có tính chất quyết định và mọi
dự định phát triển du lịch phải được quy hoạch cẩn thận sao cho không làm phương hạiđến tính đa dạng sinh học rất nhạy cảm của Côn Đảo nói chung và VQG Côn Đảo nói
Trang 6Năm 2004, Ban Kinh tế Trung ương triển khai dự án “Phát triển Côn Đảo”, vàTổng cục du lịch Việt Nam cũng hoàn thành báo cáo “Định hướng Phát triển Du lịchCôn Đảo” Những tài liệu này đã đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch nói chung củaCôn Đảo, đồng thời tổng kết về tình hình hoạt động du lịch của huyện, tuy nhiên chưathực sự nhấn mạnh đến phát triển du lịch sinh thái Đến năm 2008, Chương trình pháttriển Liên hợp quốc (gọi tắt là UNDP) và Quỹ Môi trường toàn cầu (gọi tắt là GEF)khởi xướng đề án tư vấn “Xây dựng chiến lược định hướng phát triển du lịch bền vữngcho huyện Côn Đảo” đã thực sự thể hiện sự quan tâm đến loại hình du lịch này, vớimục tiêu đưa Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành nơi tiên phong về quản lý du lịch sinhthái tại Việt Nam
Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại VQG Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” không nằm ngoài mục đích hỗ trợ cho sự phát triển du lịch sinh thái tại
VQG Côn Đảo Việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển loại hình du lịchnày, trên cơ sở đó có những đề xuất cụ thể về mặt định hướng và giải pháp là vấn đề có
ý nghĩa thiết thực đối với VQG Côn Đảo trong thời gian tới
* Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển của Dulịch sinh thái tại VQG Côn Đảo, từ đó đề xuất những định hướng phù hợp để nâng caohiệu quả hoạt động của mô hình DLST, góp phần bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môitrường du lịch, đồng thời đem lại lợi ích lâu dài cho người dân địa phương
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Lịch sử hình thành DLST
Trang 7Thuật ngữ “khách du lịch” hàm nghĩa là “một cá nhân du hành với mục đíchgiải trí nhằm mở mang hiểu biết” xuất hiện vào khoảng năm 1800 và đến năm 1811 lầnđầu tiên từ “ du lịch” được đưa vào từ điển Oxford Tuy nhiên, xuất xứ của hoạt độngnày còn từ xa xưa hơn nữa vì nhân loại luôn có mong muốn đi du lịch, thăm viếngnhững vùng đất xa lạ và tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau
Thời Hy Lạp cổ, các nhà lữ hành như Herodotus (năm 484 − 425 trước CôngNguyên) đã tới thăm các xứ sở và vùng đất bên ngoài quê hương mình và tường thuậtghi lại những điều được mắt thấy tai nghe Tương tự như vậy, người La Mã giàu có đã
đi đến Ai Cập và Hy Lạp, thăm các thánh địa, tắm suối nước nóng tự nhiên và nghỉngơi, thư giãn Trong các thế kỷ 18 và 19 việc đi thăm nhiều nơi trên thế giới đã trởthành một hoạt động rất được ưa chuộng trong giới quí tộc châu Âu Đầu thế kỷ 20,việc xuất hiện của ô tô − một phương tiện đi lại linh hoạt lại càng khuyến khích người
Mỹ và châu Âu đi du lịch nhiều hơn Đặc biệt, đến những năm 50 và 60 của thế kỷ 20,khi ngành hàng không phục vụ khách phát triển rộng khắp thì ngành du lịch mới thật
sự “ cất cánh”
Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi đầy kịch tính và liên tục của lữ hành thiênnhiên Khi số lượng tăng lên thì uy tín của du lịch lại trở nên xấu đi Du lịch đại chúng
đi kèm với sự phát triển quá độ và sự phá vỡ những giá trị văn hóa và những nền kinh
tế địa phương (châu Phi là một ví dụ điển hình) Cho đến tận những năm 70 thì du lịchđại chúng và du lịch không phân biệt vẫn chủ yếu để mắt tới các con thú lớn, do đó đãphá hoại môi trường sống, gây nhiều phiền nhiễu tới động vật và phá hủy thiên nhiên
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trở lại đây các hành vi trên đã dần thay đổi Ngàycàng nhiều khách tham quan nhận thức được tác hại sinh thái học có thể gây ra cho giátrị của tự nhiên và cho những mối quan tâm của dân địa phương Các chương trình dulịch chuyên hóa như cưỡi lạc đà, bộ hành thiên nhiên có hướng dẫn và nhiều nữa đangtăng lên Cái dòng nhỏ nhưng đang lớn lên này chính là du lịch sinh thái Và, một cáchngạc nhiên, DLST đang làm cho cả ngành công nghiệp lữ hành trở nên nhạy cảm hơnvới môi trường Vậy có thể thấy sự xuất hiện của DLST giống như một sự tiến hóa hơn
là một cuộc cách mạng Nó bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trờinhưng với quy mô nhỏ hơn, một hình thức du lịch có trách nhiệm với môi trường vàvới cộng đồng địa phương
1.2 Định nghĩa về DLST
Trang 8DLST (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hútđược sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Đây làmột khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cậnkhác nhau
Trên thế giới
Hector Ceballos-Lascurain − một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinhthái, định nghĩa khái niệm DLST lần đầu tiên vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là dulịch đến các khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặcbiệt như nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vậthoang dã, cũng như khám phá các giá trị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) ở những khuvực này” [14]
Theo chương trình DLST của IUCN: “Du lịch sinh thái học hay du lịch sinh thái
là sự đi lại, thăm thú những vùng thiên nhiên tương đối ít bị gây nhiễu loạn, theo mộtcách có trách nhiệm đối với môi trường, nhằm vui thú và thưởng thức thiên nhiên (vàtất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo) cả quá khứ lẫn hiện tại; những hoạt động đilại, thăm thú đó có tác dụng tăng cường việc bảo vệ môi trường, hạn chế tác động của
du khách đến môi trường, tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực về mặt kinh tế, xã hộicủa người dân địa phương theo một cách có lợi nhất” [14]
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (The International Ecotourism Society)thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, góp phần bảo tồn môitrường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [21]
Ở Việt Nam
Năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển
du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịchthiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đếnviệc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộngđồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” [7]
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm: “DLST là một loại hình du lịchlấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách dulịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệsinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịchvới giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo
vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [2]
Trang 9Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn: “Du lịch sinhthái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạtđộng du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp vàPTNT ban hành năm 2007 thì “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiênnhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địaphương nhằm phát triển bền vững” [4]
Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằmtìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST nhưng đa số ý kiến của các chuyên giahàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợcho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặtsinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môitrường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà khônggây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần: (1) sựquan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng 1.3 DLST và các khu bảo tồn thiên nhiên
1.3.1 Lợi ích từ DLST
Hoạt động của du lịch sinh thái dựa trên những nguyên tắc: Sử dụng thận trọngtài nguyên (cả tự nhiên và văn hoá), kích thích sự bảo tồn, giảm thiểu rác thải; tạo nênnhững lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng, bảo tồn văn hoá địa phương; đảm bảo tínhgiáo dục môi trường cho các đối tượng tham gia và mang đến cho du khách những trảinghiệm lý thú, khám phá môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn xã hội
DLST góp phần tăng trưởng kinh tế cho các nước, khu vực, địa phương, đặc biệt
ở vùng sâu, vùng xa
Tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phầnthúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống và giải quyết được lao động thừa, góp phầnvào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cải thiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cho những địa phương phát triểnhoạt động du lịch sinh thái
Trang 10Khuyến khích sự trùng tu, tôn tạo các di sản văn hóa vật thể (các di tích, đềntháp, đình chùa, lăng miếu); bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống (nhạc cụ dântộc, ca múa nhạc, các truyền thống, tập quán ).
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và cáccộng đồng
1.3.2 Tác động tiêu cực của DLST
Bên cạnh hiệu quả nhiều mặt mang lại, hoạt động du lich nói chung và hoạtđộng DLST nói riêng nếu không được quản lý tốt tất yếu sẽ gây ra những hậu quả tolớn như ô nhiễm môi trường, phá vỡ tính thống nhất và cân bằng của môi trường nhânvăn xã hội
• Các tác động lên môi trường tự nhiên
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới với nhiềuloại thực động vật quý hiếm, các thác nước, các hang động thường hấp dẫn các dukhách nhưng dễ bị tổn thương do phát triển DLST đặc biệt là khi phát triển đến mứcquá tải
Các hệ sinh thái của các môi trường ven biển đảo và các dòng sông cũng rấtnhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của sự phát triển DLST
Việc xây dựng trên các cồn cát nhạy cảm gây xói mòn, thay đổi tính chất bờ vàgây mất khu hệ cư trú của cồn cát
Việc khai phá và chuyển đổi những mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạtầng và cơ sở vật chất làm tăng sức ép lên quỹ đất vốn rất hạn chế của các hệ động vậthoang dã
Sự ô nhiễm không khí và tiếng ồn do sử dụng các phương tiện cơ giới trong cácvườn quốc gia làm cằn cỗi cây cối, gây các động xấu lên hệ sinh thái vốn rất nhạy cảmcủa các loài động thực vật trong vườn
Cuộc sống và tập quán các loài động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượnglớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng của chu trình sống (di trú, kiếm ăn,sinh sản)
Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và xử lý nước thải không tươngxứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ Các vấn đề vệ sinh
và giải quyết các chất thải rắn
• Các tác động lên môi trường xã hội
Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư thường khá đặcsắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với nhiều nền văn hóa xa lạ, xu hướng thị
Trang 11trường hóa các hoạt động, mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tươngphản về lối sống.
Các ảnh hưởng của việc phát triển dân số cơ học theo mùa du lịch có thể cónhững tác động xấu đến môi trường Do tính chất mùa vụ của hoạt động DLST, cácnhu cầu tại các thời kì cao điểm có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ côngcộng và cơ sở hạ tầng địa phương
Việc xây dựng các khu du lịch, khách sạn có thể là nguyên nhân của việc dichuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của người dân địa phương gây mâu thuẫnvới cộng đồng địa phương
Các tác động do thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể làm nảysinh do sự thiếu hài hòa về cảnh quan và về văn hóa
Mâu thuẫn dễ nảy sinh giữa những người làm du lịch với người dân địa phương
do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được cânbằng
Nảy sinh những nhu cầu mới trong đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn xã hội.1.4 Điều kiện phát triển DLST
Xuất phát từ định nghĩa và nguyên tắc của DLST, có thể tổng quát hóa các điềukiện để phát triển DLST theo năm nội dung cơ bản sau đây:
Điều kiện thứ nhất: để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm
đến điều kiện trước tiên ở đó phải tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đadạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộngsinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật bao gồm: Sinh thái
tự nhiên (Natural Ecology); Sinh thái động vật (Animal Ecology); Sinh thái thực vật(Plant Ecology); Sinh thái nông nghiệp điển hình (Agricultural Ecology); Sinh thái khíhậu (Ecoclimate); Sinh thái nhân văn (Human Ecology)
Điều kiện thứ hai: nói lên tính chất quản lý tổ chức của con người
+ Đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhân lực trong hoạt động DLST Để đảm bảotính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên
du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người có am hiểu các đặc điểmsinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại Yếu tố này rất quan trọng và có ảnhhưởng rất lớn đến đến hiệu quả của hoạt động DLST Trong nhiều trường hợp, cầnthiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyềnđạt đến cho du khách
+ Đòi hỏi người quản lý điều hành phải có nguyên tắc cụ thể Trước đây cácnhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất
Trang 12kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên, họ chỉ đơn giản làtạo cho du khách cơ hội để tiếp cận những giá trị tự nhiên và văn hóa, mặc cho sau nàynhững giá trị đó suy giảm hay vĩnh viễn biến mất Ngược lại các nhà điều hành và quản
lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý của những khu bảo tồnthiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tắc quản lý với mụcđích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa,cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương vàkhách du lịch
Điều kiện thứ ba: cần hạn chế đến mức tối đa các tác động có hại mà DLST có
thể gây ra cho tự nhiên và môi trường DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc
“sức tải” Khái niệm sức chứa được hiểu ở bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học
và xã hội học Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểmđến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về khônggian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ Công thứcchung để xác định sức chứa của một điểm du lịch như sau:
ARCPI = - aTrong đó: CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity)
AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area )
a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách
Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày:
CPD = CPI x TR = TR x TR/a Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity)
TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day)
Điều kiện thứ tư: thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DLST Việc
thỏa mãn những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm, hiểu biết mới
về tự nhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng nó lại là yêu cầu thực
sự cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng
du khách phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau công tác bảo tồn những giá trị sinh thái
tự nhiên và giá trị xã hội
Trang 13Điều kiện thứ năm: cần định hướng, xây dựng mẫu khách du lịch sinh thái điển
hình, họ là những du khách quan tâm thực sự đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khuvực thiên nhiên hoang dã
1.5 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung, những năm gần đây loạihình DLST ở Việt Nam phát triển mạnh nhất là tại các VQG và KBTTN Nhà nước đãtừng bước nâng cấp một số khu BTTN thành vườn quốc gia để thu hút đầu tư nướcngoài và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như KBTTN Bạch Mã (1991), TràmChim (1998), Cát Bà (1991), Cát Tiên (1992)… Đồng thời sắp xếp lại các khu BTTN
để tăng cường các điểm DLST
Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST được nhà nước ban hànhnhư Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chếquản lý rừng đặc dụng; Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN.Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, dẫn tới dự quản lý và tổ chứcnghèo nàn không hiệu quả của các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên
Để điều hành hoạt động du lịch, một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặcTrung tâm DLST và giáo dục môi trường Cho đến nay, các hoạt động DLST thườngbao gồm: nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái, tham quan tìm hiểu đời sống động thựcvật hoang dã và văn hóa bản địa Tuy nhiên, du khách đến với các VQG mới chỉ tiếpcận được các hệ sinh thái rừng, thực vật, một số loại côn trùng mà rất hiếm gặp thúrừng
Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST ở ViệtNam năm 2009, phần lớn khách du lịch đến các VQG và KBTTN là khách nội địa,chiếm 80% Chỉ có rất ít KBTTN thu hút được du khách quốc tế như KBTTN đất ngậpmặn Vân Long đã đón hơn 40 nghìn lượt du khách quốc tế [3]
Hiện tại hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa cósản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triểncông nghệ phục vụ cho DLST Việc tổ chức du lịch sinh thái ở các VQG còn tùy tiện,tức là thấy khu bảo tồn của mình có cảnh sắc thiên nhiên đẹp, có nhiều người xin thămquan là tổ chức thu tiền, không cần lập đề án không cần xây dựng cơ sở vật chất vànguồn nhân lực (nơi đón tiếp, cán bộ hướng dẫn, sản phẩm du lịch…) Bên cạnh đó,
Trang 14một số VQG và KBTTN có tiềm năng về tài nguyên du lịch lớn nhưng nhận thấy tổchức dịch vụ DLST là việc khó và phức tạp nên “ngại” tổ chức.
1.6 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1 Vị trí địa lý, địa hình
Côn Đảo là một huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nằm ở Đông Nam nước
ta, có toạ độ 8o36’ đến 8o49’ vĩ độ Bắc và 106o31’ đến 106o46’ kinh độ Đông, cáchthành phố Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km và cách cửa sôngHậu 83km
Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích tự nhiên phần đất nổihuyện Côn Đảo vào khoảng 75,15 km2, trong đó Côn Sơn (còn gọi là Côn Lôn hay CônĐảo) là hòn đảo lớn nhất có diện tích 51,52 km2 và duy nhất có người dân định cư Cáchòn đảo còn lại và gần 2/3 diện tích đất liền thuộc về VQGCĐ
Thành lập vào năm 1993, VQGCĐ là chủ sở hữu đất đai lớn nhất tại Côn Đảo,chiếm hơn 2/3 tổng diện tích đất đai của Côn Đảo bao gồm tất cả các hòn đảo ngoàikhơi Căn cứ Quyết định 120/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ thìquy mô, diện tích của VQG Côn Đảo là 19.990,7 ha, bao gồm: (i) Phần diện tích bảotồn rừng trên các hòn đảo là 5.990,7 ha, trong đó diện tích phân khu bảo vệ nghiêmngặt là 4.215,6 ha, diện tích phân khu phục hồi sinh thái là 1.755,1 ha, diện tích phânkhu hành chính dịch vụ là 20 ha; (ii) Phần diện tích bảo tồn biển là 14.000 ha; trong đóphân khu bảo vệ nghiêm ngặt biển là 1.735,1ha; phân khu phục hồi sinh thái biển2.740,2 ha; phân khu phát triển là 9.524,7 ha Ngoài ra khoảng 20.500 ha nữa đượcquyết định là vùng đệm trên biển thuộc quyền quản lý của VQG Côn Đảo
1.4.2 Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới ôn hoà gồm hai mùa mưa nắng, ít gió bão lớn
Có hai trào gió mùa là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25 − 270C Tháng 2 là tháng mát mẻ nhất, nhiệt
độ trung bình chỉ khoảng 220C, còn tháng năm là tháng oi bức nhất, nhiệt độ có lúc lên tới 340C
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300 − 2000mm/năm
Số giờ nắng từ tháng 1 − 5 trên 200 giờ Tháng 4 có số giờ nắng trung bình cao nhất 268 giờ Từ tháng 6 − 12 có số giờ nắng thấp hơn trung bình dưới 185 giờ Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2400 giờ
Trang 15*Thủy văn: Côn Đảo không có sông rạch, chỉ có khoảng 60 con suối và 10 hồ
lớn nhỏ, lớn nhất là hồ Quang Trung (20 ha) Nước ngầm là nguồn nước ngọt chủ yếu
để dùng trong sinh hoạt cũng như trong các hoạt động kinh tế Ngoài ra, hồ An Hải và
hồ Quang Trung cũng là hai nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng
Mực nước biển tại Côn Đảo dựa vào mực nước tại Vũng Tàu Là vùng bán nhậttriều, chiều dài bờ biển 200km, độ mặn nước ven bờ 30%
*Hải văn: Thuỷ triều của côn đảo thuộc bán nhật triều, mang tính dao động
không đều Mùa hè từ tháng 5 − 8 độ lớn thuỷ triều cao Mùa đông từ tháng 10 − 4,
thuỷ triều thấp Sóng có hướng theo hướng gió, độ cao trung bình từ 1 − 2m Sóng lừng
có thể lên tới gần 4m.
1.4.3 Kinh tế- xã hội
Cho tới trước năm 1975, Côn Đảo chỉ là nơi sinh sống của các gia đình côngchức thời chính quyền Sài Gòn, làm nhiệm vụ cai quản tù binh và tù chính trị Từ khigiải phóng đến nay, dân số trên đảo tăng do dân cư nhiều địa phương di cư đến
Năm 2012, ở Côn Đảo có 6.717 người sinh sống trên phần đất nổi, chủ yếu ởhòn Côn Lôn Tốc độ tăng dân số cơ học trong giai đoạn 2001 − 2005 khá cao (11,8%/năm) rồi giảm dần trong những năm gần đây Hiện nay huyện Côn Đảo chưa có số liệuthống kê chính thức về số dân thường xuyên sống và hoạt động kinh tế trên vùng biển
Cơ cấu dân tộc: Đại đa số là người Kinh chiếm 98,1%, có nguồn gốc từ đất liền;ngoài ra Khơme chiếm 1,7%, Êđê chiếm 0,1% và Tày chiếm 0,1% Về tôn giáo có đạoThiên chúa và đạo Phật
Bảng 1: Tình hình dân số huyện Côn Đảo qua các năm 2007 − 2012 [9]
Dân số trung bình Người 5.750 5.916 6.246 6.402 6.500 6.717
• Cơ cấu các ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Giai đoạn năm 2006 − 2008 cơcấu kinh tế: dịch vụ-du lịch đạt 73,04%, xây dựng-công nghiệp đạt 17,48%, nông-lâm-
Trang 16thủy sản đạt 9,47% Giai đoạn 2009 − 2011: dịch vụ-du lịch đạt 86,53 %, công xây dựng đạt 7,74 %, nông-lâm-thủy sản đạt 5,73 % [8].
nghiệp-Hình 1: Cơ cấu kinh tế huyện Côn Đảo giai đoạn 2009 − 2011 [8]
• Tình hình giáo dục
Trong những năm gần đây, tình hình giáo dục trên địa bàn huyện ngày càngđược chú trọng Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khá tốt, hiện toàn huyện có 02trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS-THPT, 01 trung tâm giáo dụcthường xuyên Đã hoàn thành phổ cập tiểu học cơ sở, phổ cập giáo dục trung học cơ sở
và trung học cơ sở Các lớp đào tạo từ xa, các lớp tin học, ngoại ngữ đã được phục vụcho một số lao động có cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năngđộng sau khi tốt nghiệp [8]
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập từ năm
1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo, với quy mô gồm 14 hòn đảo lớn,nhỏ thuộc quần đảo Côn Sơn Vườn có diện tích gần 6.000 ha trên cạn và 14.000 havùng nước với mức độ đa dạng sinh học cao Tài nguyên thiên nhiên tại VQG Côn Đảođược bảo tồn khá nguyên vẹn do Chính phủ Việt Nam đã thành lập Khu bảo tồn thiênnhiên tại đây khá sớm (1984), mặt khác do các hoạt động nhà tù trong một khoảng thờigian dài tại khu vực này trước đây (1862 − 1975) VQG Côn Đảo là một trong 7 VQG ở
Trang 17Việt Nam (cùng với Cát Bà, Bái Tử Long, Xuân Thủy, Phú Quốc, Mũi Cà Mau và NúiChúa) có khu bảo tồn biển.
Với các giá trị đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học, VQGCĐ xác định làkhu vực ưu tiên hàng đầu trong Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học vàChiến lược GEF cấp quốc gia được Chính phủ phê duyệt tháng 12/1995; được Ngânhàng Thế giới (WB) đưa vào danh sách vùng biển ưu tiên bảo vệ trên phạm vi toàn cầu(2005); và được tiến cử công nhận là Di sản thiên nhiên ASEAN (2005)
Nhờ có các tiềm năng du lịch đặc sắc mà VQG Côn Đảo được xác định là mộtcực của vùng trọng điểm phát triển du lịch Việt Nam và là một trong số các khu du lịchchuyên đề cấp quốc gia đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.Việc nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại VQGCĐ là vấn đề tất yếu và có ý nghĩaquan trọng
2.2 Các phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp được áp dụng trong quá trình làm đề tài, thu thập, thanh lọcnhững tài liệu theo nội dung và yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề mục, sosánh, đối chiếu giữa các tài liệu và phân tích, chọn lọc, xử lý tài liệu Thu thập các sốliệu, tài liệu qua các tài liệu từ những công trình nghiên cứu, những báo cáo đánh giácủa các tổ chức phi chính phủ đầu tư vào khu vực nghiên cứu
*Phương pháp phân tích SWOT
(S: Strenghts, W: Weakness, O: Opportunities, T: Threats)
Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng trong khóa luận, nhằm phân tích,đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc phát triển du lịch sinh tháitại VQG Côn Đảo
Phối hợp các chiến lược:
Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ
Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội
Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách
Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu
Trang 18Đây là phương pháp cần thiết để đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và khả thi.Phương pháp khảo sát thực địa cho phép chỉnh lý, bổ sung các tư liệu về tài nguyên, cơ
sở hạ tầng và các vấn đề liên quan khác mà việc phân tích tài liệu thứ cấp không đápứng được Phương pháp còn cung cấp tài liệu thực tế về đặc điểm tổ chức không giancủa địa bàn diễn ra hoạt động du lịch
Chuyến khảo sát thực địa phục vụ khóa luận được tiến hành trong 5 ngày từ2/11/2012 đến 6/11/2012 Tuy nhiên, do còn hạn chế về thời gian và điều kiện nên việckhảo sát thực địa mới chỉ được tiến hành ở một số nơi tiêu biểu trên địa bàn nghiêncứu
Ngày 2/11/2012 Làng Cỏ Ống, di tích lịch sử miếu hoàng tử Cải, bãi
Đầm Trầu, mũi Lò VôiNgày 3/11/2012
Chiều An Sơn miếu, hai hồ nước ngọt Quang Trung và An Hải,mũi Cá Mập, chùa Núi Một, đỉnh Tình Yêu, Bến Đầm.Ngày 4/11/2012 Khảo sát tuyến đường mòn xuyên rừng đi Sở Rẫy, ditích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh, bãi Ông ĐụngNgày 5/11/2012 Đền Bà, nhà Chúa Đảo, hệ thống nhà tù Phú Tường,
nghĩa trang Hàng DươngNgày 6/11/2012 Phòng triển lãm diễn giải môi trường của VQG Côn Đảo
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khám phá tiềm năng du lịch của VQG Côn Đảo
3.1.1 Tiềm năng tự nhiên
Tổng diện tích Vườn quốc gia Côn Đảo (phần rừng núi) là 5.990,7 ha, trong đódiện tích đất có rừng là 4.897,7 ha, đất không có rừng là 622 ha và đất khác là 471 ha.Trong diện tích đất rừng thì rừng cây gỗ lá rộng có diện tích 4.778 ha, rừng tre có diệntích 109 ha và rừng ngập mặn 18 ha Các đảo ở đây đều được che phủ bằng thảm thựcvật rừng có độ che phủ tới 92% diện tích tự nhiên, bắt đầu từ mép nước biển lên đếnđỉnh núi Hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc Hệ sinh thái rừng NhiệtĐới Hải Đảo, với hai kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới;Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới
- Về thành phần thực vật rừng: Qua kết quả điều tra thành phần thực vật rừng
ở VQGCĐ các năm 1993, 1997 và 2000 của Phân viện điều tra Quy hoạch Rừng IITP.HCM đã thống kê được 1.077 loài thuộc 640 chi của 160 họ thực vật bậc cao có
Trang 19mạch, trong đó: cây gỗ 420 loài, cây bụi 273 loài, dây leo 137 loài, cây cỏ 137 loài,khuyết thực vật 53 loài và thực vật phụ sinh 20 loài [6].
Các loài thực vật trên đại diện cho nhiều vùng trong cả nước như:
* Đại diện cho hệ thực vật bản địa miền Bắc Việt Nam gồm có các loài câytrong họ Xoan (Meliaceae) tiêu biểu là loài Lát hoa (Chukrasia tabularis) đây là loàicây gỗ lớn, thuộc nhóm thực vật quý hiếm phân bố rộng trong rừng hỗn loài ở các tỉnhMiền Bắc nước ta, nhưng ở các tỉnh Nam Bộ hầu như ít gặp
* Đại diện cho các loài thực vật ở miền Đông Nam Bộ là những loài cây gỗ lớnnhư: các loài cây trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Tử vi (Lythraceae) Trong đó
có loài Dầu Côn Sơn (Dipterocarpus condorensis) đây là loài cây gỗ lớn, thuộc loàithực vật đặc hữu của Vườn quốc gia Côn Đảo và phân bố tự nhiên trên đảo Côn Sơn
* Đại diện cho thực vật vùng đồng bằng sông Cửu Long như Đước xanh(Rhizophora mucronata), Mắm trắng (Avicennia alba), Vẹt dù (Brughiera gymnorhiza),Cóc vàng (Lumnitzera racemosa)… đại diện cho rừng ngập mặn và cây Tràm(Melaleuca cajeputi) đại diện cho rừng ngập nước úng phèn
- Về thành phần động vật rừng: Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở
Vườn quốc gia Côn Đảo đã thống kê được 160 loài thuộc 65 họ, 32 bộ Trong đó, thú
có 29 loài thuộc 16 họ, 10 bộ; chim có 85 loài thuộc 32 họ, 17 bộ; bò sát có 38 loàithuộc 13 họ, 4 bộ; ếch nhái có 8 loài thuộc 4 họ, 1 bộ
Nhóm Động vật đặc hữu của Côn Đảo: Có 3 loài Động vật đặc hữu của CônĐảo như: Sóc mun (Callosciurus sp), Sóc đen Côn Đảo, Thạch sùng Côn Đảo (Cyrtodtylus condorensis) Đây đều là những loài cần quan tâm bảo vệ đặc biệt
Nhóm động vật quý hiếm: Thú có 11 loài, Chim có 8 loài, Bò sát 12 loài
- Tài nguyên sinh vật biển: Vùng biển Côn Đảo được đưa vào danh sách “các
vùng được ưu tiên bảo vệ cao nhất” trong hệ thống các vùng bảo vệ biển của ngân hàngthế giới
Theo Viện Hải Dương Học Nha Trang và Hải Phòng thì vùng biển Côn Đảo có
sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san
hô còn mang tính nguyên thủy cao, các cuộc khảo sát về sinh vật biển gần đây của cácchuyên gia hàng đầu thế giới luôn tìm ra các loài sinh vật mới cho thế giới và ViệtNam
Biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích
là 18 ha, hệ sinh thái cỏ biển có diện tích khoảng 200 ha, hệ sinh thái các sạn san hô códiện tích khoảng 1.000 ha
Trang 20Thường xuất hiện 3 loài thú: Delphin mõm dài (Stenella longirostris), cá voixanh (Balaenoptera musculus) và Dugong hay còn gọi là Bò biển (seacow) Đây là 3loài thú biển cần quan tâm bảo vệ, đặc biệt có loài thú Dugong đã tồn tại từ lâu ở CônĐảo nhưng đến năm 1995 mới được phát hiện Hiện nay Dugong là đối tượng đượcquan tâm bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
Đặc biệt, với 14 bãi đẻ, hàng năm Côn Đảo là nơi làm tổ của khoảng 300 cá thểrùa mẹ, đây là quần thể rùa được đánh giá chiếm 70 − 80% số rùa biển làm tổ/năm ởtoàn vùng biển Việt Nam Gồm 4 loài: Chelonia mydas (vích) và Ertmochelysimbricata (đồi mồi), Rùa da (Dermochelys coriacea), Quản đồng (Lepidochelysolivacea)
Hình 2: Các khu vực đa dạng sinh học tại Côn Đảo [1]
Như vậy, có thể thấy giá trị nổi bật tài nguyên du lịch sinh thái ở VQG Côn Đảo
là các giá trị về đa dạng sinh học với các “lát cắt” sinh học đặc sắc thể hiện tính đadạng, phong phú của hệ sinh thái rừng nhiệt đới-biển đảo như ở khu vực bãi ÔngĐụng, Đầm Tre và hòn Bảy Cạnh
Bên cạnh đó giá trị về cảnh quan là giá trị nổi bật của tài nguyên du lịch sinhthái ở VQG Côn Đảo Những cảnh quan này có thể được chiêm ngưỡng tại nhiều điểm
Trang 21trong VQG như Đầm Tre, bãi Ông Cường, bãi Đầm Trầu, bãi San Hô, bãi Ông Đụng,đỉnh Thánh Giá, hòn Tre Lớn, hòn Bà, hòn Bảy Cạnh, hòn Cau,
3.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.
Nhân dân Việt Nam và một phần du khách quốc tế biết đến Côn Đảo với biệtdanh là “Địa ngục trần gian” Trong suốt 113 năm thống trị (1862 − 1975), Thực dânPháp và Đế quốc Mỹ đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng vànhững người yêu nước thuộc nhiều thế hệ Chúng biến Côn Đảo thành địa ngục trầngian khét tiếng
Ngày 29-4-1979, Bộ Văn hoá Thông tin đã ra quyết định số 54/VH.QĐ đặc cáchcông nhận khu di tích lịch sử Côn Đảo và công nhận đây là một trong những khu ditích đặc biệt quan trọng của Quốc gia Tại Hội nghị ngày 23-8-1998 do UBND tỉnh chủtrì đã thông qua đề án quy định khu vực bảo vệ Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo với 20địa điểm di tích trọng tâm Sau đây là một số di tích tiêu biểu, được khai thác nhiều cho
- Cơ quan hành chính và khu ở của chúa đảo, bảo tàng Côn Đảo
Di tích này được coi là công trình xây dựng cổ nhất còn tồn tại ở trên đảo và đãkhông bị thay đổi trong suốt 135 năm qua Bây giờ nó trở thành Bảo tàng Côn Đảonơi mô tả lịch sử hệ thống nhà tù trên Côn Đảo
- Cầu tầu 914
Cầu Tàu được khởi công xây dựng vào năm 1873, đây là nơi ghi dấu bước chânlưu đầy đầu tiên của hàng chục vạn người tù lên hòn đảo tù này Hàng vạn người chỉmột lần đặt chân lên đây rồi vĩnh viễn nằm lại Côn Đảo và 914 là số người đã chếttrong lúc xây dựng Cầu Tàu
- Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo và được xem là
Trang 22“Bàn thờ Tổ quốc” Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêunước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trongnhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, sau này là chính quyền Việt NamCộng hòa Họ đã chết dưới sự tàn bạo của cai ngục và hoàn cảnh sống khắc nghiệt tạinhà tù
- Miếu Bà Phi Yến
Đây là một điện thờ nhỏ được người dân địa phương xây dựng để tưởng nhớ BàPhi Yến- vợ vua Gia Long, bị lưu đày và qua đời trên đảo
Hình ảnh về tài nguyên du lịch của VQGCĐ được minh họa trong phụ lục 01.3.2 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái VQG Côn Đảo
3.2.1 Hiện trạng khách du lịch
Nếu coi khách du lịch đến VQG là tham gia hoạt động du lịch sinh thái thì theo
số liệu thống kê chính thức VQG Côn Đảo đón được khoảng 12.894 lượt khách trongnăm 2012 Tuy nhiên con số này có thể cao hơn thế do nhiều khách không đăng ký.Chẳng hạn nhiều du khách đến tham quan các khu vực biển thuộc VQG bằng tàu từ cáckhu du lịch nằm ngoài VQG hoặc tự thuê tàu riêng
Trong đó có 10.127 khách Việt Nam và 2.767 khách nước ngoài Khách du lịchViệt Nam hiện đang chiếm ưu thế tại Côn Đảo; tuy nhiên, trong tương lai khách quốc
tế lại có tiềm năng hơn trong phát triển DLST: gần như cứ 2 trong 3 khách du lịch quốc
tế khi đến Côn Đảo thì sẽ đến tham quan VQGCĐ, trong khi chỉ có khoảng 1 trong 8khách du lịch trong nước đến Côn Đảo sẽ đến tham quan VQG Côn Đảo Trong tổng
số khách du lịch quốc tế đến VQGCĐ phần lớn là đến từ Châu Âu Điều này thể hiện
sự quan tâm của khách du lịch quốc tế đến loại hình DLST tại thời điểm này là cao hơn
so với khách du lịch nội địa Điều này là một thực tế bởi cho đến nay khách du lịch nộiđịa ra Côn Đảo có số lượng không nhỏ là các đoàn các cựu chiến binh, lão thành cáchmạng, đoàn thể ra Côn Đảo với mục đích thăm lại nhà tù Côn Đảo nơi họ, các đồng chícủa họ đã từng bị giam cầm, chiến đấu
Hình 3: Số liệu khách tham quan VQG Côn Đảo thời kỳ 2007 − 2012 [9]
Thu nhập du lịch: Các chương trình du lịch đến VQG Côn Đảo hiện nay
thường được chào ở mức giá từ 10 đô la Mỹ cho đến 40 đô la Mỹ tùy theo các hànhtrình và các hoạt động Với số khách là 3.795 (năm 2007), thì thu nhập du lịch còn khákhiêm tốn nhưng trong thời gian gần đây, thu nhập đã tăng lên đáng kể
Trang 23Hình 4: Số liệu thu nhập du lịch giai đoạn 2007 − 2012 VQG Côn Đảo [9]
3.2.2 Tính mùa vụ
Du lịch Côn Đảo có tính mùa vụ rõ rệt Gần nửa số khách du lịch (45%) tớiCôn Đảo trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 Nguyên nhân chủ yếu là do thờitiêt đẹp và biển lặng Cũng cần chú ý rằng đây là mùa du lịch hè đối với người ViệtNam Ngược lại khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 thời tiết biến động vàthường có sóng lớn nên lượng khách tới Côn Đảo thấp
Hình 5: Lượng khách du lịch đến VQG Côn Đảo các tháng trong năm
2012 [9]
3.2.3 Cơ sở hạ tầng, nhân lực phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung
• Công suất các phương tiện vận chuyển
Côn Đảo cách Vũng Tàu khoảng 230 km, cách điểm đất liền gần nhất là cửasông Hậu khoảng 85 km Hiện tại, du khách có thể đến Côn Đảo bằng tàu thủy hoặcbằng đường hàng không
Đường biển: tàu Côn Đảo 9 hoặc Tàu Côn Đảo 10 Sức chứa của mỗi tàu là 200
khách, tàu khởi hành đi Côn Đảo từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) lúc 17h00 và đến CônĐảo lúc 5h00 sáng ngày hôm sau Do điều kiện xa bờ và điều kiện thời tiết nên lịch tàuthường không ổn định Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 chỉ hoạt động trong điềukiện thời tiết tốt
Đường hàng không: có hai hãng hàng không hiện hoạt động là Vietnam
Airlines và Air Mekong Trong đó, máy bay ATR của Vietnam Airlines có sức chứa 65khách/chuyến và Bombardier của Air Mekong, từ TP.HCM/ Hà Nội đi Côn Đảo có sứcchứa 90 khách/chuyến Phần lớn du khách đến bằng đường hàng không Sân Bay CỏỐng đã được nâng cấp đáng kể bao gồm việc mở rộng đường băng và xây dựng thêmcác công trình sân bay hiện đại Hiện sân bay có khả năng tiếp nhận máy bay phản lực
có sức chứa lên tới 90 hành khách
Bảng thống kê công suất các hãng hàng không hiện đến Côn Đảo được nêutrong phụ lục 03
• Công suất của các cơ sở lưu trú
Trang 24Tổng công suất của các cơ sở lưu trú hiện nay vào khoảng 508 phòng Với sốphòng dự kiến theo tỷ lệ giường 1:2, có thể nhận thấy Côn Đảo có công suất giườngtối đa chứa được khoảng 1.106 khách
Hiện nay các cơ sở lưu trú tại Côn Đảo vẫn còn giới hạn với một khu du lịchnăm sao, 1 khu ba sao, ba khu du lịch tương đương ba sao và các cơ sở còn lại là nhàkhách, khách sạn mini Việc cung cấp phòng và giường hiện nay đáp ứng được nhu cầucủa du khách với công suất sử dụng phòng trung bình từ 40 − 50% Trong mùa thấpđiểm công suất sử dụng phòng có thể giảm xuống đến 25% hoặc thấp hơn và trongmùa cao điểm công suất sử dụng phòng khoảng 60% Đáng lưu ý là vào dịp cuối tuầntrong mùa cao điểm các khách sạn luôn chật kín phòng
Bảng thống kê công suất của các cơ sở lưu trú được nêu trong phụ lục 04
• Khả năng cung cấp nước ngọt
Nước ngọt hiện chỉ có với khối lượng hạn chế ở đảo Côn Sơn và hòn Cau,không có đảo nào bên ngoài có nguồn nước ngọt Trên đảo Côn Sơn có hai hồ nướcngọt lớn cung cấp nước ngọt cho toàn huyện: hồ An Hải và hồ Quang Trung Ngoài ra,với 12 giếng khoan có chiều sâu không quá 25m thì công suất khai thác còn hạn chế là4.500m3/ngày Với nhu cầu của du khách và người dân địa phương ngày càng tăngtrong tương lai sẽ khiến cho việc cấp nước bị hạn chế trong những thời kỳ cao điểm
• Khả năng xử lý nước thải và chất
Hiện tại, việc quản lý môi trường ở Côn Đảo nói chung là rất kém Hiện chưa cócông trình xử lý nước thải hiện đại nào ở Côn Đảo (ngoài các công trình tại Six SensesResort) và, mặc dù chất thải rắn và rác thải được thu gom nhưng việc đổ các loại rác vàchất thải này lại được coi là một vấn đề về môi trường
• Khả năng cung cấp điện
Hiện tại, nguồn cung ứng điện cho Côn Đảo là từ 2 nhà máy điện diesel: nhàmáy điện Trung tâm và nhà máy điện An Hội Tổng công suất thiết kế 4.762 kWh (hơn4,7 MW), công suất khả dụng (công suất thực sử dụng) chỉ khoảng gần 3 MW (chưabằng 1/2 nhu cầu)
Các đảo bên ngoài (hòn Bảy Cạnh, hòn Cau, hòn Tài, ) và khu vực xa đảo CônSơn đã được trang bị hệ thống năng lượng mặt trời
Cơ sở hạ tầng, nhân lực phục vụ du lịch sinh thái nói riêng của VQG Côn Đảo.
Trang 25• Trung tâm du khách
Hiện nay không có trung tâm thông tin du lịch chính thức trên Côn Đảo Vănphòng VQG Côn Đảo hoạt động như một trung tâm thông tin du lịch sinh thái và giáodục môi trường không chính thức, cung cấp các thông tin chung về Côn Đảo và cấpphép cho các hoạt động du lịch trong VQG Côn Đảo Tại đây đã có phòng diễn giảimôi trường với chương trình diễn giải được tổ chức dưới hai dạng: triển lãm diễn giải
và trình bày diễn giải Dù đã có sự đầu tư về các phương tiện diễn giải như: vật trưngbày trên tường, vật trưng bày di động, các mô hình, tiêu bản thật của các loài động vậtquí hiếm trong vườn quốc gia nhưng việc thiết kế, bố trí không gian triển lãm vẫnchưa khoa học và việc trình bày diễn giải chưa vẫn còn mang tính chủ quan của cácdiễn giải viên, chưa xây dựng được các bài diễn giải chuẩn mực
• Hệ thống đường mòn thiên nhiên
Trên đảo Côn Sơn có 3 tuyến đường mòn băng rừng: tuyến sân bay − Đầm Tre,tuyến Vườn Quốc gia − Sở Rẫy − bãi Ông Đụng và tuyến trung tâm Côn Sơn − bãiÔng Đụng Đường mòn bậc đá tự nhiên, phù hợp cho du khách thích khám phá Dọctheo tuyến đường mòn còn có những bảng chỉ dẫn và thuyết minh về thảm thực vật và
hệ sinh thái ở đây Tuy nhiên, các loại bảng này đều có thiết kế chưa hợp lý và hầuhết đã xuống cấp do điều kiện thời tiết, do đó hiệu quả giáo dục môi trường đạt đượcchưa cao Ngoài ra, vì phần lớn du khách hiện tại đến với VQG Côn Đảo là kháchquốc tế nên phần lớn bảng diễn giải trên cả ba tuyến trên đều chỉ được thể hiện bằngtiếng Anh
• Nhân lực du lịch
VQGCĐ hiện tuyển dụng 108 nhân viên với hầu hết là nhân viên kiểm lâm.Các nhân viên kiểm lâm thường kiêm luôn nhiệm vụ hướng dẫn viên du lịch Tuynhiên, trình độ chuyên môn và đặc biệt là tiếng Anh của các nhân viên này còn rấtthấp Trước đây, Quỹ Động vật hoang dã thế giới WWF đã hỗ trợ VQGCĐ đào tạo về
du lịch ở trình độ cơ bản, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch và kiến thức cơ bản vềđộng vật hoang dã Khi du lịch phát triển nhanh chóng ở Côn Đảo và khách du lịchmuốn thăm các khu vực chính của VQGCĐ thì nhu cầu cho các chương trình đào tạo
về du lịch như quản lý tua, khách du lịch và bảo tồn động vật hoang dã càng trở nêncấp thiết
Hình ảnh các công trình phục vụ DLST hiện có tại VQGCĐ được minh họa ở phụlục 02
Trang 263.2.4 Hiện trạng các sản phẩm du lịch sinh thái của VQG Côn Đảo.
Các hoạt động du lịch sinh thái tại Côn Đảo chủ yếu xoay quanh các yếu tố cảnhđẹp tự nhiên và các hệ động thực vật đa dạng của VQG Khách tham quan có thể đặtchương trình có hướng dẫn tới các khu vực chính của Vườn, tuy nhiên các chươngtrình này không phức tạp và hành trình được xây dựng theo nhu cầu Các chương trìnhnửa ngày hay cả ngày điển hình nhất là đến hòn Bảy Cạnh, trạm kiểm lâm, bãi rùa đẻ
và rừng ngập mặn, với các hoạt động khác như bơi lội, lặn có ống thở, lặn có bìnhdưỡng khí và đi bộ dã ngoại
Bảng 3: Một số sản phẩm du lịch sinh thái hiện có của VQG Côn Đảo
Du khách được thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh
kỳ vĩ của Côn Đảo và có những cơ hội tuyệt vời để ngắm độngvật hoang dã trong khu bảo tồn biển như cá heo và rùa Vào cácthời điểm nhất định trong năm, mặt nước trở nên hiền hòa yên ả
và trong xanh giúp du khách có thể chiêm ngưỡng các rạn san hô
và sinh vật biển từ trên mặt nước
Hạn chế:
Mặc dù Vườn có 1 thuyền nhỏ và 2 thuyền lớn nhưng cònphải dùng cho các hoạt động của VQG và công suất phục vụ cácchương trình du lịch và vận chuyển hành khách rất hạn chế Cácchương trình này có xu hướng được xây dựng và có lịch khởihành theo từng ngày
Bơi lội và dã
ngoại tại các
bãi biển trên
Đảo Côn Sơn
Côn Sơn có nhiều bãi biển rộng lớn phục vụ hoạt độngbơi lội, nước biển hầu như sạch và trong xanh Bãi biển tốt nhấtđược cho là bao quanh bãi biển Đầm Trầu Có lẽ không có nhiềubãi biển tại Việt Nam có chất lượng nước như vậy và điều này cóthể tạo ra sự trải nghiệm đặc biệt trong hoạt động bơi lội
Hạn chế:
Số cửa hàng phục vụ khách tắm biển mọc lên còn rất thưathớt tại các khu rừng thông, rừng dừa ven bờ biển
Bơi có ống thở Nước trong xanh và động vật biển tại VQG đem lại các
điều kiện tuyệt vời cho các chuyến bơi có ống thở quanh ĐảoCôn Sơn Tại đây có rất nhiều cơ hội để du khách có thể khámphá và bơi bằng ống thở quanh các vịnh trong thời gian thủy
Trang 27triều dâng cao hoặc thậm chí xuống thấp.
Lặn biển
Theo tất cả các nhà điều hành lặn biển, hoạt động lặn biểntại Côn Đảo có chất lượng tốt nhất Việt Nam Hiện tại, có hainhà điều hành lặn biển và Vườn Quốc gia Côn Đảo cung cấp cácchuyến đi lặn biển quanh Côn Đảo Tuy nhiên số lượng du kháchtham gia lặn tại Côn Đảo vẫn rất nhỏ và chủ yếu biến động theomùa
Hạn chế:
Trong khi có vô số các điểm lặn quanh Côn Đảo, chỉ rất ítđiểm được đánh dấu và chính thức được lập trên bản đồ Cũngcòn thiếu các phao neo thuyền để không những đánh dấu các khulặn mà còn để bảo vệ môi trường biển
Đi bộ ngắm cảnh tự do Đi bộ có hướng dẫn
Sách hướng dẫn hay cácbảng chỉ dẫn được bố trí dọctheo các đường mòn giúp dukhách có thể tự mình đi vàkhám phá thế giới tự nhiên tạiCôn Đảo
Hạn chế:
Hiện tại, đi bộ ngắmcảnh, đi dạo tự do trên cácđường mòn đối với du kháchcòn gặp rất nhiều khó khăn,phải nhờ nỗ lực của tổ chứctrong việc xin giấy phép vàthông hành
Đi dạo bộ có hướngdẫn hiện được đội ngũ nhânviên Vườn Quốc gia Côn Đảocung cấp
Hạn chế:
Chưa có các chương trìn theolịch trình định sẵn và các tourchủ yếu được hình thành tựphát và theo đề nghị củakhách
Xem rùa trong
các chuyến đi
qua đêm
Xem rùa là một sản phẩm du lịch rất độc đáo đối với CônĐảo Hiện tại, Vườn Quốc gia Côn Đảo cung cấp hoạt động xemrùa có giới hạn như một phần trong các tour tham quan khác tạiVườn Quốc gia Côn Đảo Hoạt động này hầu hết liên quan đếntour tham quan khu vực rùa để trứng trên hòn Bảy Cạnh và một
Trang 28số hòn đảo khác như một phần trong chuyến tham quan banngày Tuy nhiên, việc xem rùa nhìn chung diễn ra vào ban đêmkhi rùa lên bờ đẻ trứng Thường thường, Vườn Quốc gia CônĐảo cho phép du khách qua đêm tại trạm kiểm lâm trên hòn BảyCạnh để xem rùa lên bờ trong đêm.
Hạn chế:
Có một số quan ngại rằng sức chứa của trạm kiểm lâmkhông đáp ứng được lượng du khách qua đêm và việc kiểm soátlượng khách xem chưa hợp lý có thể ảnh hưởng đến việc đẻtrứng của rùa
3.2.5 Hiện trạng về xúc tiến quảng bá DLST
Xúc tiến, quảng bá du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để một sảnphẩm thương mại đến được với người tiêu dùng Tuy nhiên, du lịch Côn Đảo vẫn chưa
có chiến lược tuyên truyền quảng bá du lịch rộng rãi Việc tiếp thị và xúc tiến du lịchCôn Đảo còn ở mức độ rất thấp, chỉ dừng lại ở dạng tờ rơi nhưng nội dung rất đơnđiệu; một số thông tin rất vắn tắt về hệ thống nhà tù Côn Đảo, vài cảnh quan thiênnhiên trên trang web http://www.skydoor.net; bariavungtautourism mà không nêuđược nét rất riêng, rất hấp dẫn của Côn Đảo Nhiều người Việt Nam muốn đi du lịchCôn Đảo, mặc dù họ lang thang trên các trang web nhưng vẫn không có đủ thông tinlôi cuốn họ đến với Côn Đảo (đó là khách nội địa còn khách quốc tế thông tin đến với
họ còn nghèo nàn hơn nữa)
Nhìn chung, các hãng lữ hành, đại lý du lịch bán, tổ chức các chương trình dulịch và các dịch vụ khách sạn đến Côn Đảo dựa trên các thông tin thu thập được từ cácnguồn không chính thức từ huyện hoặc tỉnh Kiến thức về Côn Đảo của các hãng lữhành và đại lý du lịch rất ít, không đủ để quảng bá và bán hàng một cách tích cực cho
du khách Hầu hết các hãng lữ hành và đại lý du lịch đều chưa có các ấn phẩm và tàiliệu quảng bá về Côn Đảo Thông thường khách hàng đặt dịch vụ tại các hãng lữ hànhhoặc đại lý du lịch sau khi họ đã biết về Côn Đảo Rất ít các đoàn khách lớn tới CônĐảo Hầu hết khách du lịch có xu hướng đặt dịch vụ khách sạn trước khi họ tới CônĐảo Vé máy bay và phòng khách sạn được đặt riêng lẻ và các hoạt động du lịchthường được tổ chức sau khi khách đã tới Côn Đảo hoặc khi khách yêu cầu
3.3 Phân tích SWOT trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Côn Đảo
Trang 29Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích về tiềm năng, vị trí, đặc điểm kinh tế-xãhội và thực trạng phát triển du lịch Côn Đảo trong những năm qua, bước đầu có thể xác
định những điểm mạnh − yếu − cơ hội − thách thức chủ yếu đối với phát triển DLST
VQG Côn Đảo bao gồm:
- Côn Đảo nằm gần đường hàng
hải quốc tế (cách trục Bắc – Nam
60 km) – là điểm đến khá thuận lợi
cho du khách quốc tế đặc biệt
trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương
- Vườn quốc gia Côn Đảo với hệ
sinh thái biển và trên cạn đa dạng
còn tương đối nguyên vẹn và chưa
bị khai thác, tác động như nhiều
khu bảo tồn biển của nước ta
- Công tác bảo tồn và bảo vệ VQG
Côn Đảo rất tốt, nhất là hoạt động
bảo tồn rùa biển
- Dân cư còn thưa thớt, hiếu
khách, nhiệt tình Là điểm đến an
toàn và thân thiện Cuộc sống làng
quê trên đảo rất yên bình và an
toàn
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
(giao thông vận tải, thông tin liên
lạc, điện, nước) được đầu tư xây
dựng tương đối tốt, đặc biệt là sân
bay đã được nâng cấp xây dựng
đáp ứng đủ nhu cầu
- Nhận được sự quan tâm của
nhiều tổ chức quốc tế về bảo tồn
- Tàu biển là phương tiện phù hợpnhất nhưng gặp khó khăn bởi cácđiều kiện thời tiết (bão…); còn vậntải hàng không thì giá khá đắt,đồng thời khả năng chuyên chở vàmật độ bay còn hạn chế Khó khăntrong việc đảm bảo an toàn cho dukhách
- Ngành du lịch mang tính mùa vụ rõrệt
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịchsinh thái còn rất thiếu và yếu: Chưa
có trung tâm diễn giải để cung cấpthông tin một cách hệ thống cho dukhách Hệ thống đường mòn diễngiải chưa được khảo sát thiết kếhợp lý và thiếu các biển diễn giải
và nhiều thông tin
-Trình độ dân trí còn thấp ý thứcbảo vệ tài nguyên môi trường chưacao; tỷ lệ nhập cư ngày càng tănggây khó khăn cho việc quản lý.Cộng đồng địa phương tham giahoạt động du lịch sinh thái rất hạnchế
- Đội ngũ hướng dẫn viên du lịchsinh thái còn thiếu cả về số lượng
Trang 30thiên nhiên, bảo tồn tính đa dạng
sinh học, động vật hoang dã
(WWF- Rùa biển, Sida - Quản lý
môi trường quốc tế Biển và ven
biển Đông
- Thu hút đầu tư ngày càng nhiều
và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.Phần lớn các hướng dẫn viên chưađược đào tạo nghiệp vụ một cáchbài bản
- Các cơ sở lưu trú chưa có tiêuchuẩn rõ ràng, giá cao, sức chứahạn chế
- Côn Đảo đang và sẽ trở thành
một điểm đến mới và độc đáo
của Việt Nam
- Trở thành điểm quan sát rùa
đẳng cấp thế giới
- Thu hút sự quan tâm của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước Du
lịch biển và du lịch sinh thái
biển đang được quan tâm phát
triển ở Việt Nam và nhiều quốc
gia trên thế giới
- Việc Việt Nam gia nhập WTO,
ký hiệp định thương mại tự do
với Nhật, New Zealand, Úc cũng
như miễn thủ tục nhập cảnh với
nhiều nước trên thế giới và sự ổn
định về an ninh, chính trị của
Viêt Nam đã thu hút ngày càng
nhiều khách du lịch quốc tế đến
Côn Đảo và nhiều khu du lịch
khác của nước ta
-Thiên tai (bão, động đất, sóngthần…), hiện tượng nóng lên củakhí hậu, tràn dầu, sự khai thác bừabãi của con người sẽ tàn phá hoặclàm suy giảm tài nguyên du lịch;tổn hại đến môi trường sinh thái
-Khai thác thủy sản trong các khuvực bảo tồn hoặc khai thác quámức ở các khu vực khác làm suygiảm tài nguyên sinh vật biển, đặcbiệt là các loài quý hiếm
-Thiếu nước uống trên quần đảo
-Sự phát triển dân số và cơ sở hạtầng quá mức sẽ phá vỡ vẻ đẹphoang sơ, yên tỉnh của Côn Đảo và
có thể tác động đối với hệ sinh tháimỏng manh
-Sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu
tư về bảo tồn và quản lý bền vữngnguồn tài nguyên thiên nhiên Nhậnthức của xã hội về phát triển bềnvững thấp, mâu thuẫn giữa pháttriển và bảo tồn đang là thách thứclớn nhất đối với VQG Côn Đảo
Trang 313.4 Định hướng phát triển du lịch sinh thái VQG Côn Đảo
3.4.1 Định hướng thị trường khách
Tổng quan một số tài liệu sẵn có cho thấy khách du lịch quốc tế là thị trườngtăng trưởng chính cho Côn Đảo và VQG Côn Đảo Khách quốc tế cũng có xu hướngtham quan VQG Côn Đảo nhiều nhất Trong khi hiện tại khách du lịch nội địa đang chiphối việc tham quan Côn Đảo và VQG Côn Đảo nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng sẽchậm lại Cần tập trung vào các thị trường khách có nhiều quan tâm tới du lịch sinhthái và có khả năng đem lại tăng trưởng, lợi ích kinh tế cao trên số lượng ít khách dulịch
Thị trường quốc tế
Duy trì các thị trường trọng điểm hiện có là Châu Á và Châu Âu, các thị trườngnày rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái Khách phương Tây dường như chiếm tỷtrọng lớn trong thị trường khách quốc tế và hầu hết các thị trường quan trọng là Pháp,Đức và Mỹ Thị trường Châu Á đến từ khu vực gồm Singapore, Hồng Kông và NhậtBản Chú trọng phát triển các thị trường này, lôi cuốn lượng khách du khách quốc tếsống ở Tp HCM và Hà Nội chọn Côn Đảo cho các kỳ nghỉ cuối tuần và những kỳ nghỉngắn ngày Số lượng khách du lịch sang Việt Nam do nhiều mục đích ban đầu khácnhau có khuynh hướng tham gia du lịch sinh thái là rất lớn, với các biện pháp thông tin,quảng cáo sinh động đồng thời kết hợp với các hãng lữ hành tuyên truyền mạnh mẽcho loại hình du lịch này sẽ thu hút được đông đảo khách có xu hướng muốn tham gia
Thị trường nội địa
Khách nội địa đến Côn Đảo vì mục đích nghỉ trong thời gian ngắn và thư giãn,nhưng cũng vì mục đích viếng thăm các điểm văn hóa tinh thần như chùa chiền vànghĩa trang Đối với một số du khách, mục đích chính của họ khi đi du lịch đến CônĐảo là tham quan các điểm văn hóa lịch sử nổi tiếng nơi đây Đến đây với mục đíchnghỉ biển hay nghỉ lễ dường như chỉ là động cơ thứ yếu của họ Cần sử dụng các biệnpháp giáo dục và tuyên truyền về môi trường và du lịch sinh thái Thúc đẩy các động
cơ du lịch sinh thái, chiến lược phát triển thị trường Một số đối tượng khách nội địacần tập trung khai thác: khách du lịch nghỉ dưỡng và giải trí theo gia đình, khách dulịch nghỉ biển, khách Mice, khách du lịch đi nghỉ trăng mật và các cặp đôi
3.4.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch sinh thái
Trang 32Trong trường hợp phát triển du lịch trong các rừng đặc dụng, cụ thể trongtrường hợp này là VQG Côn Đảo thì việc xác định các không gian (khu vực) với cáchoạt động phát triển du lịch ưu tiên là rất quan trọng Điều 14 của Quyết định186/2006/QD -TTg xác định và mô tả phân vùng chức năng không gian của các vườnquốc gia và các khu bảo tồn tại Việt Nam Điều 14 quyết định số 186/2006/QD-TTg đãxác định các vùng không gian chức năng của Vườn quốc gia Côn Đảo như sau:
− Khu dịch vụ hành chính
− Khu phục hồi sinh thái
− Khu bảo vệ nghiêm ngặt
− Vùng đệm và khu vực huyện Côn Đảo – nằm ngoài Vườn quốc gia Côn ĐảoQuy định này sẽ là cơ sở cho phân vùng du lịch tại Côn Đảo, đảm bảo cácchuyến tham quan, sản phẩm và dịch vụ du lịch diễn ra tại các khu vực có các mục tiêu
Trang 33Nhỏ và mỏm phía Đông đảo nơi có ngọn Hải Đăng); Bãi Đầm Trầu nhỏ và đảo hònCau Những khu vực còn lại thuộc phân khu phục hồi sinh thái và một phần có kiểmsoát chặt chẽ ở một số phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên đảo Côn Sơn và các đảo nhỏđều thuộc khu vực tiềm năng cho hoạt động DLST có lựa chọn Trong phạm vi đề tài,tôi xin mô tả và đưa ra các định hướng phát triển cho một số khu vực trọng tâm.
Vịnh Đầm Tre (bao gồm cả bán đảo và vịnh)
Đầm Tre được quy hoạch là điểm du lịch hoang dã trong quy hoạch tổng thểhuyện Côn Đảo giai đoạn 1998 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt Vịnh cách thịtrấn Côn Sơn khoảng 14km, gần sân bay Cỏ Ống có thể đến Đầm Tre bằng đường bộhoặc tàu thuyền Khu vực vịnh này có phong cảnh đẹp, có rừng ngập mặn, rừng tựnhiên trên đảo, san hô, trai lấy ngọc, cá heo và là khu vực rùa sinh sản Ở đây có giá trị
đa dạng sinh học cao và rất nhạy cảm với các tác động tiêu cực tới môi trường
- Hướng phát triển:
• Vịnh Đầm Tre là khu vực nhạy cảm và có sự đa dạng sinh học cao của Côn Đảo Việcbiến khu vực này thành điểm hoang dã hơn nữa bằng cách đầu tư trực tiếp vào tàinguyên du lịch: bảo hộ rùa biển, thu hút sự tập trung cá heo, chim yến, các loại cá rạnsan hô… sẽ là việc làm rất thiết thực để tạo nên điểm du lịch độc đáo và hiếm trên thếgiới; khai thác đúng tinh thần của sự phát triển bền vững đó là: “sự phát triển đáp ứngnhững nhu cầu hiện tại mà không làm mất khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệtrong tương lai”
• Tổ chức lại lối vào Đầm Tre để hoạt động du lịch được thuận tiện hơn Mặc dù conđường này được đánh giá là phù hợp cho hoạt động du lịch với tác động thấp, tuy nhiên
nó nằm quanh khu vực sân bay, muốn vào phải xin phép
• Không nên xây dựng các cơ sở lưu trú ở đây vì đây là khu vực rất nhạy cảm, rất dễ gâytổn hại đến môi trường sinh thái
• Đây là điểm lý tưởng để triển khai du lịch ít ảnh hưởng và các chuyến đi trong ngày từthị trấn Côn Sơn Các hoạt động ít gây tác động bao gồm tắm biển, lặn có ống thở vàbình dưỡng, đi thuyền kayaking trên biển, các tuyến đi bộ, tuyến tham quan tìm hiểu hệsinh thái đa dạng và hoạt động có tiềm năng là quan sát rùa
• Xây dựng Vịnh Đầm Tre trở thành điểm tập trung Cá Heo của Côn Đảo, đây cũng làmột trong những sản phẩm du lịch độc đáo của Côn Đảo
• Xây dựng đường đi bộ xung quanh vịnh Đầm Tre và lên các đỉnh núi Đường Chơi, núiÔng Cường, núi Con Ngựa để du khách ngắm cảnh, xem chim,…
• Tổ chức hai điểm xem Yến: hang Cửa Vịnh và hang Mũi Việt Minh
Vịnh Ông Đụng
Trang 34Bãi Ông Đụng cách thị trấn Côn Đảo không xa (khoảng 2km), có thể đi bộ rất
dễ dàng Khu vực này có nhiều đá và san hô
- Hướng phát triển:
• Đây là điểm lý tưởng để triển khai du lịch ít ảnh hưởng và các chuyến đi trong ngày từthị trấn Côn Sơn Các hoạt động ít gây tác động bao gồm tắm biển, lặn có ống thở, đithuyền kayaking trên biển, các tuyến đi bộ, tuyến tham quan tìm hiểu hệ sinh thái đadạng và một hoạt động có tiềm năng là quan sát rùa
• Xây dựng vườn sưu tập, lưu giữ các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu, tiêu biểu của hệsinh thái rừng-hải đảo, các loại thú điển hình của Côn Đảo với mục đích phục vụnghiên cứu khoa học, giảng dạy
• Không nên xây dựng những công trình có quy mô lớn như đường sá và cơ sở lưu trú tạibãi Ông Đụng vì bất cứ tác động bất lợi nào tới môi trường cũng có thể làm giảm sức
hấp dẫn của các tài nguyên du lịch trong khu vực
• Lắp đặt những căn nhà trệt bằng gỗ (Bungalow) phục vụ du khách qua đêm
Đảo Côn Sơn – Khu vực Đất liền (không bao gồm Vịnh Đầm Tre)
Đảo Côn Sơn chiếm phần lớn nhất của VQG Côn Đảo Tuy nhiên, rất nhiềuphần của vườn không được phép vào và thuộc khu vực bảo tồn Các khu vực hoạt động
du lịch chính bao gồm đường đi bộ tới Vịnh Ông Đụng và Núi Thánh Giá (572m-điểmcao nhất của Côn Đảo) và khu vực “Vườn thực vật” Sở Rẫy Đây là khu vực tuyệt vờingắm cảnh quan rừng nhiệt đới trên đảo Côn Sơn và khu dân cư Côn Sơn và đi bộ tớiđây khá dễ dàng (chưa đến 1 giờ đi bộ) Đi bộ tiếp sẽ tới vịnh Ông Đụng nơi còn tàn dưcủa khu bến thuyền
- Hướng phát triển du lịch:
• Đưa điểm núi Thánh Giá vào các chương trình du lịch trong ngày
• Xây dựng các điểm bãi Đầm Trầu và bãi San Hô, Đất Thắm, Ông Câu thành các điểmDLST kết hợp dã ngoại
• Xem xét phát triển khu Eco-lodge trên sườn đồi nhìn ra vịnh Đông Bắc, tại Bãi ÔngCâu thuộc phân khu phục hồi sinh thái gần với trục đường bộ giao thông
• Khuyến khích người dân địa phương phát triển các gian hàng đồ lưu niệm, giải khát,…phục vụ khách bơi, lặn ở các rừng thông ven bãi Đầm Trầu
Đảo Bảy CạnhCách mũi Chim Chim (đảo Côn Sơn) theo đường thẳng đến nơi gần nhất là2km, đi bằng đường biển khoảng 11km đến trung tâm đảo Diện tích tự nhiên của hòn