Mục tiêu nghiên cứu + Khám phá những tiềm năng du lịch của VQG Vũ Quang, + Nghiên cứu, xây dựng sản phẩm DLST nhằm phục vụ du lịch, phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Thị Hồng
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG,
HÀ TĨNH
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Khoa học môi trường
Cán bộ hướng dẫn: CN Lê Văn Lanh
Hà Nội – 2013
Trang 2Em xin được gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoa Môi Trường – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Thầy Lê Văn Lanh: thầy đã hướng dẫn, hỗ trợ em hoàn thành tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian làm bài
Ban quản lý Vườn Quốc Gia Vũ Quang: đặc biệt các anh chị phòng Giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái đã nhiệt tình cung cấp tài liệu cũng như đóng góp nhiều ý kiến quý báu
Gia đình đã tạo điều kiện học tập tốt nhất
Các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thông tin về đề tài trong quá trình thực hiện khóa luận
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Sinh viên Nguyễn Thị Hồng
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
DLST: Du lịch sinh thái
UBND: Ủy ban nhân dân
VQG: Vườn Quốc Gia
Tiếng anh
GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)
SPSS: Statistical Product and Services Solutions (phần mềm thống kê)
SWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức)
VCF: Vietnam Conservation Fund (Quỹ bảo tồn Việt Nam)
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Giá trị thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Khái niệm Du lịch sinh thái 3
1.2 Tác động của du lịch sinh thái tới kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên4 1.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 4
1.2.2 Tác động tới kinh tế 5
1.2.3 Tác động du lịch đến văn hóa - xã hội 6
1.3 Sản phẩm du lịch sinh thái 7
1.3.1 Khái niệm 7
1.3.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái 7
1.3.3 Quy trình tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái 8
1.4 Tổng quan về VQG Vũ Quang 10
1.4.1 Vị trí địa lý, địa hình 10
1.4.2 Khí hậu, thủy văn 11
1.4.3 Kinh tế, xã hội 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.2 Các phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Phương pháp thu thập xử lý số liệu 13
2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội 13
2.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa 14
2.2.4 Phương pháp chuyên gia 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
3.1 Hiên trạng DLST ở VQG Vũ Quang 14
3.1.1 Hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật DLST 15
3.1.2 Hiện trạng về nguồn nhân lực làm du lịch 17
3.1.3 Hiện trạng về sản phẩm DLST 17
Trang 53.1.4 Hiện trạng du khách 17
3.2 Tình hình phát triển DL ở tỉnh Hà Tĩnh và cơ hội của VQG Vũ Quang 18
3.3 Khám phá tiềm năng du lịch ở VQG Vũ Quang 19
3.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 19
3.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 23
3.4 Phân tích SWOT 25
3.5 Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch sinh thái cho VQG Vũ Quang 27
3.5.1 Chương trình 1: Sao La – Cổng Trời 27
3.5.2 Chương trình 2 : Hành trình về căn cứ Vũ Quang 30
3.5.3 Chương trình 3 : Tìm hiểu văn hóa, khám phá thiên nhiên Vũ Quang 33
3.5.4 Chương trình 4 : Sự kết nối hoàn hảo 36
3.6 Giải pháp phát triển sản phẩm DLST ở VQG Vũ Quang 39
3.6.1 Cơ chế chính sách 39
3.6.2 Giải pháp về nguồn vốn đầu tư 39
3.6.3 Giải pháp tiếp thị quảng bá 40
3.6.4 Giải pháp về nhân lực cho hoạt động DLST 40
3.6.5 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng 40
3.6.6 Giải pháp huy động sự tham gia của người dân địa phương 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
1 Kết luận 42
2 Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 44
PHỤ LỤC 1 45
PHỤ LỤC 2 50
Trang 6Những năm gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới đang có sự thay đổi khi
số lượng khách du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các loại hình du lịch bền vững như: du lịch sinh thái (DLST), du lịch văn hóa… Khi ống khói của các nhà máy, các xí nghiệp ngày một vươn cao chiếm lĩnh dần khoảng xanh của bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa trở thành xu hướng chung, các khu công nghiệp tập trung, các nhà cao tầng khói bụi giao thông tràn ngập khắp nơi thì nhu cầu tìm về tự nhiên là một tất yếu Chính vì vậy, trào lưu du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới
Du lịch sinh thái ra đời vào cuối những năm 80 và phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây Theo đánh giá của hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương, DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận của tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển DLST
Nằm trong hệ thống các Vườn Quốc Gia ở Việt Nam, VQG Vũ Quang được thành lập vào năm 2002, với diện tích 55058 ha và được các nhà khoa học đánh giá
là có tính đa dạng sinh học cao, với thành phần loài như sau: Thực vật 1023 loài, động vật 575 loài Đặc biệt ở đây vào những năm 1992, 1993 đã phát hiện ra hai loài thú mới cho khoa học thế giới là; Sao la, Mang lớn và ngoài ra ở đây còn có rất nhiều loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam và thể giới như; Bò tót, Voi, Hổ, về Thực vật có các loài như; Pơ mu, Du sam, Hoàng đàn, Lim xanh, Dổi Mặt khác, cũng theo các nhà khoa học lão luyện trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học thì ở
Trang 7đây còn có nhiều tiềm năng hấp dẫn chưa được nghiên cứu đến và tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Vũ Quang không dừng lại ở những con số trên
Bên cạnh đó, Vũ Quang còn có di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia – căn
cứ Vũ Quang của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do nhà chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng lãnh đạo Đây chính là những tài nguyên DLST tiềm tàng, nếu có sự nghiên cứu và triển khai phù hợp sẽ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo tồn
đa dạng sinh học ở Vũ Quang đồng thời phù hợp với xu thế phát triển bền vững Mặc dù có nguồn tài nguyên DLST tiềm tàng song cho đến nay, việc xây dựng sản phẩm DLST nhằm phát triển kinh tế và hỗ trợ cho công tác bảo tồn của VQG Vũ Quang vẫn còn chưa được triển khai một cách hệ thống Với những lý do trên, khóa
luận xin chọn đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng sản phầm du lịch sinh thái ở VQG
Vũ Quang – Hà Tĩnh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Khám phá những tiềm năng du lịch của VQG Vũ Quang,
+ Nghiên cứu, xây dựng sản phẩm DLST nhằm phục vụ du lịch, phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại khu vực VQG Vũ Quang
3 Giá trị thực tiễn của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những sản phẩm DLST đầu tiên cho VQG Vũ Quang Những sản phẩm mang tính bền vững cao về xã hội, kinh tế và môi trường
để các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, khối kinh doanh xem xét hợp tác để đưa vào hoạt động DLST tại địa bàn
+ Khóa luận còn đưa ra giải pháp, kiến nghị dung hòa giữa nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của cộng đồng và công tác bảo tồn
+ Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo để nhân rộng và phát triển các hoạt động DLST cho VQG, tạo công ăn việc làm và thu nhập bổ sung cho người dân
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm Du lịch sinh thái
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [4]
Tuy có nhiều định nghĩa về DLST nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng DLST
là du lịch dựa vào thiên nhiên và có các đặc điểm sau đây: ít tác động tiêu cực đến khu thiên nhiên, có giáo dục môi trường, có tiếp xúc với cộng đồng địa phương nhưng không tác động tiêu cực mà giúp đỡ họ phát huy bản sắc văn hóa và ngành nghề truyền thống, ít nhất là một phần lợi nhuận từ DLST được dùng cho bảo tồn khu thiên nhiên và để phát triển cộng đồng địa phương
Trước đây khi DLST mới hình thành, nó được bó gọn trong một định nghĩa
mà tất cả những du khách không phù hợp với định nghĩa đó đề không được coi là khách DLST Với một quan niệm như vậy, và với số lượng khách DLST thực sự không nhiều lắm, thật khó mà mở rộng được DLST cũng như không thể tạo lợi nhuận để hỗ trợ bảo tồn và cộng đồng địa phương Do đó một quan niệm mới phù hợp hơn ra đời, thay bằng bó hẹp DLST trong một định nghĩa, DLST được coi như
một loại các nguyên tắc áp dụng cho tất cả các đối tượng du khách nhằm DLST hóa
tất cả những du khách phổ thông, giúp họ ý thức và từ đó nảy sinh ý muốn được thực hành DLST.[6]
Theo các chuyên gia ở hiệp hội vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam cho rằng việc áp dụng các nguyên tắc DLST vào du lịch phổ thông là rất hữu ích ở Việt Nam, nơi mà hầu hết du khách trong nước đi theo các nhóm đông như nhóm sinh viên và nhóm cán bộ viên chức
Các nguyên tắc DLST bền vững
- DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hóa Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST bền vững
Trang 9- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt
để nhằm nâng cao chất lượng môi trường
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa…(chủng loài thực vật, động vật, bản sắc văn hóa dân tộc…)
- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách
- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho
sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.[2,13]
1.2 Tác động của du lịch sinh thái tới kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên
1.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên
Tác động tích cực
+ Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
+ Cung cấp nguồn tài chính cho các chương trình và hoạt động bảo tồn nói chung, trả lương cho các nhân viên, kiểm lâm và bảo vệ vườn
+ Gia tăng nhận thức đối với môi trường: du lịch cung cấp các thông tin môi trường
và làm tăng nhận thức cho du khách về những hậu quả môi trường mà họ gây ra đồng thời cũng nâng cao hiểu biết, nhận thức về lợi ích của bảo vệ tài nguyên môi trường cho cộng đồng địa phương
Tác động tiêu cực
Phát triển DLST và các hoạt động có liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng
Trang 10+ Ảnh hưởng đến tài nguyên nước: DLST phát triển kéo theo sự phát triển về khách sạn, nhà cho thuê, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước thải sinh hoạt nhưng thường không được xử lí triệt để lâu ngày thấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các điạ phương
+ Ảnh hưởng lên tài nguyên không khí: Hàm lượng bụi, khói và các chất gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông phục vụ DLST thường nằm dưới mức cho phép và bị hòa loãng nhanh nhưng các khu dân cư ven đường bị ảnh hưởng hàng ngày của bụi, khói, đặc biệt là tiếng ồn quá mức cho phép
+ Ảnh hưởng lên tài nguyên đất: Phát triển du lịch sẽ kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng như khách sạn, các công trình phục vụ du lịch khác sẽ làm cho diện tích đất bị xâm lấn, thu hẹp
+ Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học:
Du khách tham quan trong một số khu rừng chưa được quản lí nghiêm ngặt thường đi thành từng đoàn khoảng 70 - 80 người Họ ồn ào và xả rác trong rừng; điều này đã làm ảnh hưởng đến không gian và môi trường sống của một số loài động vật
Một số hành động thái quá của du khách như: chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú và sự săn bắt tự do các thú rừng quí hiếm, hoang dã như nai, gấu, heo rừng, gà lôi lam… của người dân để phục vụ khách du lịch cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng của sinh vật trong phạm vi khu du lịch
+ Phát triển khu vực thông qua việc khai thác các khu riêng biệt
+ Kích thích sự đầu tư của chính quyền vào cơ sở hạ tầng giúp cả thiện và nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy sự phát triển của địa phương
Tác động tiêu cực
Trang 11+ Lượng ngoại tệ nhập vào không tính được cụ thể Bởi bản thân ngành du lịch cũng cần có những khoản chi ngoại lệ
+ Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch không ổn định
+ Tác động tiêu cực đến nền kinh tế địa phương như sự chênh lệch đầu tư, tiềm lực kinh tế được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giảm sự đầu tư cho giáo dục, y tế,… tính mùa vụ của du lịch cũng gây bất lợi cho thu nhập cộng đồng địa phương
1.2.3 Tác động du lịch đến văn hóa - xã hội
Tác động tiêu cực
+ DLST tạo ra lượng du khách trong và ngoài nước càng đông gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp và thường rất khác với nếp sống, lối suy nghĩ của người dân địa phương Hoạt động du lịch phát triển, người dân địa phương quan hệ nhiều với du khách lâu ngày sẽ làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách, cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng
+ Sự phát triển DLST đem lại công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng nó cũng tác động đến việc di cư một lực lượng lao động Nhập cư lao động là một hiện tượng khá phổ biến ở các khu du lịch Lực lượng này nếu không quản lí tốt
sẽ là mầm móng của tệ nạn và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở địa phương [2,13]
Trang 12Trong thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, sản phẩm du lịch sinh thái hầu như không tồn tại ở dạng thuần tuý mà thường là một bộ phận cấu thành của một sản phẩm du lịch nói chung khác; hay nói cách khác, sản phẩm du lịch sinh thái thường là một bộ phận của một sản phẩm du lịch nào đó
1.3.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST chủ yếu bao gồm những yếu tố thuộc thiên nhiên như các
hệ động thực vật tồn tại ở các dạng sinh thái tự nhiên đặc thù và rất có giá trị bởi sự quý hiếm của các loài động thực vật đặc hữu Trong thực tế, các dạng sinh thái này thường được nghiên cứu phát hiện và được bảo tồn dưới các hình thức như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển…
Bên cạnh các hệ sinh thái đặc thù nêu trên, các giá trị văn hoá bản địa, hay nói cách khác là những giá trị văn hoá của cộng đồng dân cư đã được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của chính các hệ sinh thái nêu trên Ở đây, những nét văn hoá truyền thống của cộng đồng dân cư địa phương nơi tồn tại hệ sinh thái cũng
là những yếu tố được khai thác và sử dụng để xây dựng sản phẩm DLST
Ngoài ra, ở Việt Nam, những hệ sinh thái nông nghiệp cũng được coi là những yếu tố thuộc tài nguyên DLST và được quan tâm khai thác và sử dụng rất phổ biến
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật sử dụng để cấu thành lên sản phẩm du lcịh sinh thái không cầu kỳ phức tạp khi so sánh với các loại hình du lịch khác Khách du lịch sinh thái có những đặc thù riêng vì những đòi hỏi không cao về cơ sở vật chất và các điều kiện khác liên quan Cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản phẩm du lịch sinh thái thể hiện ở các phương tiện được sử dụng để cung cấp các dịch vụ du lịch sinh
Trang 13thái Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: các phương tiện vận chuyển, các cơ sở lưu trú, và các yếu tố khác
Các loại hình dịch vụ
Các loại hình dịch vụ trong sản phẩm du lịch sinh thái cũng bao gồm những dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung như các sản phẩm du lịch khác Tuy nhiên, dịch
vụ trong du lịch sinh thái không tiện nghi như các loại hình du lịch khác Các dịch
vụ bao gồm: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ phụ trợ khác
1.3.3 Quy trình tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái
Nghiên cứu nhu cầu thị trường
- Mục tiêu của nghiên cứu nhu cầu thị trường:
+ Mục tiêu thứ nhất là xác định được thị trường mục tiêu
Mục tiêu của nghiên cứu nhu cầu khách du lịch là để xác định được thị trường khách hàng của doanh nghiệp hay của cơ sở kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ du lịch sinh thái, giúp các chủ thể này có được định hướng sản xuất sản phẩm phù hợp, thúc đẩy quá trình bán và thu lợi nhuận cao
+ Mục tiêu thứ hai là cơ sở đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng được thực hiện sẽ là cơ sở để doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch sinh thái có được định hướng đúng trong việc tạo ra các sản phẩm phù hợp được thể hiện bằng việc các chương trình du lịch được xây dựng lên phù hợp với số đông đối tượng khách hàng tiềm năng Khách hàng sẽ thoả mãn với nội dung, chất lượng và số lượng các dịch vụ mà doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ chuẩn bị và cung cấp Việc này sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và các đơn vị cung ứng dịch vụ trên thị trường
+ Mục tiêu thứ ba là tiêu thụ được sản phẩm và thu lợi nhuận cao
Việc doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để doanh nghiệp có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm Trong kinh doanh, việc tiêu thụ nhiều sản phẩm sẽ là cơ sở để doanh nghiệp
Trang 14thu được lợi nhuận cao, góp phần cho việc phát triển trong thương trường Đây là mục tiêu quan trọng và xuyên suốt đối với mọi doanh nghiệp và các đơn vị cung ứng trong quá trình tổ chức các hoạt động kinh doanh
Khảo sát tài nguyên
Để có thể xây dựng được các sản phẩm DLST, việc nghiên cứu, khảo sát để phát hiện những tài nguyên có giá trị là cần thiết Trong hoạt động khảo sát này, những yếu tố như số lượng, loại hình, tính chất, đặc điểm của các tài nguyên; đặc điểm và quy mô của điểm du lịch cần được quan tâm Đồng thời, khả năng liên kết hoặc kết nối giữa các điểm du lịch cụ thể cũng cần được khảo sát và nghiên cứu cụ thể
Khảo sát các điều kiện cung ứng dịch vụ
- Khảo sát điều kiện lưu trú
Điều kiện lưu trú là những điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch Đối với sản phẩm DLST, điều kiện lưu trú không thể có những khách sạn cao cấp như các loại hình du lịch khác Cơ sở lưu trú trong DLST có thể là những bãi cắm trại, những loại hình lưu trú đơn giản như ở nhà dân hoặc những hình thức nhà nghỉ gắn với thiên nhiên như nhà trên cây Như vậy, loại hình lưu trú nào, dịch vụ nào có thể cung cấp cho khách du lịch là vấn đề cần phải khảo sát
- Khảo sát điều kiện vận chuyển
Điều kiện vận chuyển là những tuyến giao thông kết nối giữa các điểm du lịch đã được khảo sát Việc khảo sát điều kiện vận chuyển cần chi tiết và cụ thể liên quan đến các loại hình phương tiện có thể sử dụng, độ dài các tuyến đường kết nối giữa các điểm du lịch, đặc điểm của từng tuyến đường, thời gian di chuyển giữa các điểm du lịch, các tuyến đường dự phòng và các dịch vụ liên quan đến vấn đề vận chuyển
- Khảo sát điều kiện ăn uống
Điều kiện ăn uống thể hiện ở những yếu tố như việc tổ chức hoạt động ăn uống cho khách du lịch đang thực hiện chương trình du lịch như thế nào Trong chương trình du lịch đang thực hiện, khách du lịch có thể ăn uống ở đâu, loại hình thực đơn có thể cung cấp cho khách có đặc điểm gì Ngoài ra, vấn đề quy mô và các điều kiện liên quan đến dịch vụ ăn uống như vệ sinh, người phục vụ… cũng cần phải khảo sát một cách chi tiết
- Khảo sát các điều kiện khác
Những yếu tố rất cần thiết khác cần được khảo sát để phục vụ cho việc xây dựng sản phẩm DLST bao gồm những yếu tố như an ninh, vấn đề cứu thương, vấn
đề cứu nạn hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động vui chơi giải trí cho khách trong
Trang 15quá trình thực hiện chương trình du lịch hay nói cách khác là quá trình tiêu thụ các sản phẩm DLST
Xây dựng tuyến hành trình cơ bản
Xác định điểm bắt đầu, các điểm du lịch trung gian, điểm kết thúc và kế nối chúng lại theo trật tự logic về không gian và thời gian, và phù hợp với các yếu tố khác như đặc điểm tâm lý của khách hoặc theo tính chất của tài nguyên du lịch
Xây dựng lịch trình chi tiết
Trên cơ sở tuyến hành trình cơ bản đã được xây dựng, trong giai đoạn này chúng ta bổ sung những yếu tố rất cụ thể liên quan đến vận chuyển, lưu trú, ăn uống
và các yếu tố liên quan khác như thời gian tham quan tại một điểm, thời gian ăn uống, nghỉ ngơi…
Chuẩn bị lực lượng thuyết minh viên hoặc hướng dẫn viên
Để sản phẩm có thể đưa ra bán việc chuẩn bị lực lượng hướng dẫn viên hoặc thuyết minh viên tại điểm du lịch này là rất cần thiết Sản phẩm DLST hoặc chương trình DLST có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào hai đối tượng này [12]
và Ngàn Phố
VQG Vũ Quang có tạo độ địa lí: 18o09’ đến 18o27’ vĩ độ Bắc; 105o16’ đến
105o35 độ kinh Đông Vườn nằm cạnh tuyến đường Hồ Chí Minh, cách Quốc lộ 8A
18 km, nằm trên đường trục tỉnh lộ 5, cách Quốc lộ 1A (tại thị xã Hồng Lĩnh) 40km Đây là cửa ngõ phía Tây của Hà Tĩnh đến nước CHDCND Lào – Thái Lan qua cửa khẩu Cầu Treo, cách sân bay Vinh 70 km, cách ga Vinh 60 km, cách thành phố Hà Tĩnh 55 km và cách Hà Nội 355 km theo đường Quốc lộ 1A VQG Vũ Quang nằm gần các điểm di tích lịch sử như: Ngã Ba Đồng Lộc, khu lưu niệm Tổng
Bí Thư Trần Phú, [1]
Trang 16 Địa hình
Vườn Quốc gia Vũ Quang có nhiều đỉnh núi với các độ cao khác nhau
từ núi thấp đến núi cao Trong đó có đỉnh Rào Cỏ cao với 2286m Độ dốc thay đổi
từ 10o đến 35o Sườn núi Đông của hệ núi trùm lên một phần lớn diện tích vùng núi của Hà Tĩnh đến tận thung lũng của Hương Khê Vườn có sườn phía Nam giáp Lào, địa hình khá thoải về thung lũng Nậm Ca Đinh của Lào, với nhiều diện tích bằng phẳng trải rộng Địa hình Vườn Quốc gia Vũ Quang được đặc trưng bởi các kiểu sau đây:
+ Kiểu địa hình núi: Diện tích là 31.180 ha chiếm 56,6%, diện tích rừng phân
bố thành một dãy chạy dọc theo biên giới Việt Nam và Lào
+ Kiểu địa hình đồi (đai cao <300m) Với diện tích là 23.681ha chiếm 43% diện tích của Vườn Độ dốc ở đây nhỏ hơn so với kiểu địa hình núi từ 15o đến 30o, phân bố chủ yếu ở khu phục hồi sinh thái Kiểu rừng này có ý nghĩa trong việc phục hồi hệ sinh thái bản địa góp phần bảo tồn nguồn gen
+ Kiểu địa hình đồng bằng và thung lũng: Diện tích rất nhỏ chỉ có 147 ha chiếm 0.4% diện tích của Vườn [1]
1.4.2 Khí hậu, thủy văn
+ Chế độ khí hậu trên núi cao: Ở miền núi, chế độ khí hậu là sự kết hợp giữa khí hậu Lào và khí hậu miền Trung Việt Nam [8]
Thủy văn
Vũ Quang là vùng có hệ thống sông ngòi khá phát triển Đây là khu vực thượng nguồn của 3 con sông chính: Sông Ngàn Phố ở Huyện Hương Sơn, Ngàn Sâu và Ngàn Trươi ở huyện Hương Khê Chúng bắt nguồn từ dãy núi nằm trong VQG Có thể chia hệ thống thuỷ văn của VQG thành ba hệ thuỷ rõ rệt sau:
Trang 17+ Về phía Tây là hệ thuỷ Khe Tre thuộc huyện Hương Sơn Vùng thượng lưu bắt nguồn từ độ cao trên 1400m và đổ xuống theo một độ nghiêng rất dốc trên một đoạn dài 8km xuống độ cao 300m và chảy tiếp với độ dốc không đáng kể đến tận trạm bảo vệ rừng sông Khe Tre sau đó nhập với sông Ngàn Phố Các suối ở đây rất dốc ngắn và hẹp nên dòng chảy rất mạnh
+ Sông Ngàn Trươi dài 30km, rộng 30m đến 35m, bắt nguồn từ các suối ven biên giới Việt Lào có độ cao 1000m Đoạn thượng nguồn rất dốc nhiều đá nổi và thác, gây nhiều khó khăn trong việc đi lại
+ Sông Rào Nổ nằm phía Bắc Vườn Quốc gia thuộc huyện Hương Khê, tập trung nước của các khe Mang Đằng, Hỗ chảy qua các xã Hoà Hải và Hương Thọ Sông có những đoạn đổ dốc rất khó khăn cho việc đi lại.[1,8]
1.4.3 Kinh tế, xã hội
Dân cư, nguồn lao động và điều kiện kinh tế
Theo niên giám thống kê huyện Vũ Quang và kết quả điểu tra của Dự án VCF Vũ Quang Hiện tại vùng đệm của VQG Vũ Quang gồm 8 xã, thị trấn với 7 588 hộ, 30
309 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc kinh, chỉ có 129 hộ dân tộc Lào di cư sang với 923 nhân khẩu Tập trung chủ yếu ở bản Kim Quang và rải rác ở xã Sơn Kim II
Kinh tế - xã hội
Các xã vùng đệm VQG Vũ Quang hiện nay nhìn chung còn khó khăn Số hộ làm nông có cuộc sống phụ thuộc vào rừng còn chiếm tỷ lệ 93%, số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 4%, số hộ tham gia trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng mới chỉ dừng lại ở mức 3% Mức thu nhập bình quân đầu người
là 3.130.000 đ/người /năm
Tình hình nhân lực tại khu vực VQG Vũ Quang, nhìn chung có trình độ thấp, đa số chưa được đào tạo, thực lượng lao động nhàn rỗi nhiều, song chưa đáp ứng được nhu cầu lao động cho các nhà tuyển dụng Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, tỷ
lệ tăng dân số năm 2008 là 1,3% [3]
Trang 18CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tập trung vào tiến hành xây dựng hệ thống sản phẩm DLST tại VQG Vũ Quang nằm trên địa phận hành chính của ba huyện Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
VQG Vũ Quang thành lập ngày 30 tháng 7 năm 2002, chuyển hạng từ Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Vũ Quang Với diện tích 55,058 ha VQG Vũ Quang được cả thế giới biết đến từ khi phát hiện ra hai loài thú mới là Sao La và Mang Lớn Là mảnh đất còn nhiều bí ẩn dành cho các nhà khoa học muốn khám phá những nguồn gen mới Là kho báu thiên nhiên với đa dạng sinh học rất cao, nhiều thắng cảnh đẹp
và là nơi có giá trị lịch sử to lớn đó là những điều kiện thuận lợi phát triển DLST
2.2 Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1 Phương pháp thu thập xử lý số liệu
Đây là phương pháp được áp dụng trong quá trình làm đề tài, thu thập, thanh lọc những tài liệu theo nội dung, yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề mục, so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu và phân tích, chọn lọc, xử lý tài liệu…
2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội
Là phương pháp quan trọng trong quá trình thực hiện khóa luận Việc thu thập thông tin qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp và qua phiếu hỏi, khảo sát nhiều đối tượng, giúp cho việc thực hiện đề tài được khách quan, chính xác hơn
- Phỏng vấn trực tiếp: số lượng người được phỏng vấn: 15 người, trong đó 5 người thuộc sở Văn hóa, du lịch Hà Tĩnh, 5 người thuộc ban quản lý VQG, 5 người dân địa phương
- Số lượng thu lại đạt yêu cầu của tác giả: 150 phiếu, trong đó 70 phiếu dành cho cán bộ, lãnh đạo địa phương, 80 phiếu dành cho cộng đồng địa phương
- Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS
+ SPSS (Statistical Product and Services Solutions) là một phần mềm thống kê,
thường được sử dụng trong nghiên cứu xã hội như trong tâm lý học, tiếp thị và xã hội học, nghiên cứu thị trường
Trang 19+ SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê
2.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Với phương pháp này được tiến hành sau khi đã có những phân tích nhận định về tài nguyên DLST ở VQG Vũ Quang Và tiến hành đi thực địa đánh giá tài nguyên DLST với tuyến tiềm năng Sử dụng các công cụ như máy ảnh để chụp lại hiện trạng rừng, các phong cảnh đẹp, sử dụng bản đồ để định các điểm, tuyến tiềm năng và các vùng có sự xuất hiện của các loài cây, chim thú
Tác giả khóa luận đã có một lần đi thực địa dài một tuần từ ngày 15/03/2013 đến ngày 22/03/2013
2.2.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia về DLST nhằm đưa ra các đánh giá sát thực về tiềm năng DLST cũng như các định hướng, các quyết định mang tính khả thi để xây dựng hệ thống sản phẩm DLST cho VQG Vũ Quang
Các chuyên gia đã đóng góp ý kiến quý báu cho khóa luận bao gồm 3 cán bộ
am hiểu sâu về lĩnh vực DLST của phòng Giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái của ban quản lý VQG Vũ Quang và 1 chuyên gia DLST tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Hà Nội
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1.3 Hiên trạng DLST ở VQG Vũ Quang
VQG Vũ Quang, một nơi cũng đang sở hữu những loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới, nơi mà những năm của thập niên 90 của thế kỷ 20 đã gây chấn động cả thế giới khi phát hiện ra hai loài thú lớn cho thế giới (Sao la và Mang lớn)
Bên cạnh đó còn sở hữu nhiều hệ sinh thái Rừng đặc trưng như rừng Cảnh Tiên, rừng lá Kim và nhiều loài thú quan trọng khác cần phải được bảo vệ Cộng thêm nơi đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử của cuộc khởi nghĩa Vũ Quang
do nhà Yêu nước Phan Đình Phùng lãnh đạo (Thành Cụ Phan, Bãi tập, Miếu Thờ )
Ngoài ra ở đây cũng là nơi sở hữu một nền sản xuất nông nghiệp khá đặc trưng và các sản phẩm nông nghiêp rất có giá trị như: sảm phẩm đồ gốm, nghề đan
Trang 20lát và nhiều loại trái cây nỗi tiếng như cam Vũ Quang, bưởi Phúc Trạch, chè Sơn Thọ
Mặc dù có tiềm năng lớn, song hiện nay DLST ở VQG Vũ Quang chưa được hình thành thực sự Hiện đang có một số hoạt động ban đầu được triển khai như làm đường để phục phụ tham quan khu Thành Cụ Phan, xây dựng Tượng Đài tưởng niệm Cụ Phan và nghĩa quân Việc phát triển DLST ở đây đang được triển khai hết sức chậm và chưa có một định hướng cụ thể, cuộc sống của người dân ở đây vẫn phải chịu những khó khăn do họ đã có thói quen sống bám vào những cánh rừng của VQG Vũ Quang từ bao đời nay, nên khi VQG Vũ Quang ra đời đã phải đối mặt với một thực tế là để bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thì phải ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp của người dân Chính vì thế mà cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn Nhiều hoạt động phát triển cộng đồng cũng đã được triển khai song cũng chưa thể giải quyết hết được mâu thuẫn giữa cuộc sống của người dân và công việc bảo tồn của VQG Vũ Quang.[19]
3.1.1 Hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật DLST
Hiện trạng nhà cơ sở lưu trú
Ở các khu vực du lịch sinh thái, ở khu vực trung tâm có cơ sở hạ tầng khá phong phú Khu vực Văn phòng VQG Vũ Quang, đang có diên tích 40ha, với 5 ngôi nhà cấp 4 và một nhà làm việc 3 tầng
Khu vực phụ cận trung tâm có khách sạn Vũ Quang 2 sao có thể phục vụ nghỉ dưỡng và du lịch cho nhiều đối tượng khách tham quan Khách sạn cách trụ sở vườn 500 m, có 27 phòng đẹp và sang trọng Giá thuê phòng:
+ Phòng 2 người: 250.000 đồng/ngày đêm
+ Phòng 4 người: 400.000 đồng/ngày đêm
Ngoài ra các nhà nghỉ sinh thái dạng homestay các điểm du lịch đang trong quá trình hoàn thiện
Hiện trạng về trung tâm du khách
Hiện VQG chưa có trung tâm du khách tuy nhiên có một nhà bảo tồn mẫu vật cùng đã được hoàn thiện Mẫu vật khá phong phú đa dạng như mẫu vật về động, thực vật nơi đây và những mẫu vật gắn với lịch sử hào hùng của Vũ Quang
Trang 21 Hiện trạng đường giao thông
So với các huyện miền núi thì Vũ Quang có hệ thống đường bộ và đường thuỷ thuận lợi và phân bố đều, đây là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Phía đông bắc có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy xuyên suốt từ Nghệ An -
Hà Tĩnh - Quảng Bình rất thuận tiện cho du khách tham quan tua từ Pù Mát - Vũ Quang - Động Phong Nha Đường Tỉnh lộ 5 đi từ đường Hồ Chí Minh vào trung tâm Vườn Quốc gia Vũ Quang Đây là các con đường cấp tỉnh và cấp quốc gia rất
dễ dàng cho việc di chuyển của du khách Ngoài ra có tuyến đường ra biên giới Việt
- Lào đi qua thành cụ Phan Đình Phùng rất thuận tiện cho du khách tham quan danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá lịch sử vào cuối thế kỷ 19 này.[3]
Đường mòn thiên nhiên
Đường leo núi rộng từ 0.8m đến 1m đi từ đường tỉnh lộ 5 lên đỉnh đồi xuống
bờ hồ Lành, đi vào trụ sở quản lý VQG Vũ Quang ra đường Hồ Chí Minh đây là đoạn đường gập ghềnh và nhiều dốc Tại đây có một chòi canh lửa, có thể quan sát một phần lớn khung cảnh của VQG
Tuyến đường thuỷ được bắt nguồn từ thị trấn Vũ Quang xuyên suốt vào trung tâm của Vườn sau đó chia thành hai nhánh thành sông Con và sông Cái
để đưa du khách vào tham quan tắm mát ở thác Cổng Trời, thác Thăng Đày Hệ thống đường thuỷ này cũng có thể đưa du khách đên tham quan bản dân tộc ở Kim Quang
Tóm lại hệ thống đường giao thông ở đây rất thuận tiện cho phát triển du lịch sinh thái tại VQG Vũ Quang
Hệ thống bưu chính viễn thông
Khu vực trung tâm gần trụ sở ban quản lý VQG Vũ Quang và các vùng lân cận có hệ thống điện thoại hữu tuyến và vô tuyến, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong cả nước và trên thế giới, kịp thời an toàn và thuận tiện
Hệ thống cung cấp nước sạch và tiêu thải nước bẩn
Nhà máy nước sạch Vũ Quang cung cấp cho toàn bộ dân cư trong thị trấn và
cả các vùng lân cận với chất lượng nước tốt và ổn định Nhưng hiện tại trong khu vực trung tâm chưa có hệ thông tiêu thải nước bẩn Nên người dân vẫn thường phải thải nước thải ra sông hay các con đường làm mất cảnh quan và không vệ sinh
Trang 22 Hệ thống lưới điện
Khu vực trung tâm có hệ thống đường dây điện 35KV và các tuyến 0,4KV Trạm hạ thế nằm trong khu vực VQG Hiện tại hệ thống cung cấp điện của khu vực
đủ cung cấp cho các nhu cầu của người dân và các cơ quan
3.1.2 Hiện trạng về nguồn nhân lực làm du lịch
VQG Vũ Quang được tỉnh phân bổ 82 biên chế hưởng lương sự nghiệp cộng với số hợp đồng bảo vệ, thực hiện dự án 661 hiện nay VQG Vũ Quang có tổng số
105 người Trong số đó chỉ có 5/105 người thuộc phòng Phòng giáo dục môi trường
và dịch vụ môi trường rừng Phòng có chức năng triển khai các chương trình phát triển cộng đồng, giáo dục môi trường, dịch vụ môi trường Trọng tâm của phòng chính là khai thác mảng thế mạnh DLST của VQG Vũ Quang
Với như cơ cấu hiện nay việc phát triển DLST mới bắt đầu được có được điều kiện tiền đề cho phát triển hoạt động Hiện phòng này đang lập kế hoạch cho hoạt động DLST và tìm kiếm các cơ hội để triển khai
Tuy nhiên vườn cũng chưa có một hướng dẫn viên du lịch nào, trong các xã thì cũng không có cán bộ nào trực tiếp chuyên trách làm về du lịch Điều này là một hạn chế trong việc phát triển DLST nói chung
3.1.3 Hiện trạng về sản phẩm DLST
Mặc dù là vùng đất tiềm năng về DLST nhưng hiện tại chưa có một sản phẩm DLST nào được ra đời và áp dụng cho vườn Hiện ban quản lý vườn đang cố gắng xây dựng cơ sở vậy chất cũng như đang trong quá trình xây dựng một số hệ thống
sản phẩm DLST
3.1.4 Hiện trạng du khách
Bằng phương pháp điều tra xã hội, với lượng phiếu thu có đầy đủ thông tin tác giả cần, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu Tác giả đánh giá được:
Lượng khách đến với VQG Vũ Quang chưa đông, trong 5 năm từ năm
2008-2012 vườn có khoảng 1.000 – 1500 lượt/ năm Trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 1,2% Khách du lịch đến đây chủ yếu là học sinh, sinh viên và các đoàn nghiên cứu, với lượng khách nội địa chủ yếu Khách đến với mục đích chủ yếu là
Trang 23buổi học ngoại khóa, đi thực tế hay nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, địa hình địa mạo Khách thường không nghỉ lâu ở VQG, thường thì đi về trong ngày
3.2 Tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh và cơ hội của VQG Vũ Quang
Trong những năm gần đây công tác du lịch được Đảng và Nhà nước rất quan tâm với nhiều chủ trương chính sách đầu tư phát triển một cách bền vững
Trên địa bàn Hà Tĩnh có các điểm du lịch hấp dẫn như: bãi biển Xuân Thành, bãi biển Thạch Hải, bãi biển Thiên Cầm, tham quan du lịch Chùa Hương Tích, di tích văn hoá Đại Thi Hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, khu tưởng niệm Tổng Bí Thư Trần Phú, di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc… đã để lại nhiều dấu ấn, kỷ niệm đẹp cho du khách gần xa
Bảng 1: Lượt khách du lịch đến Hà Tĩnh trong 5 năm 2008-2012 [10]
Nội địa 319.282 416.757 561.546 709.531 907.616 Tổng lượt khách 330.920 424.757 571.296 721.380 923.004
Để có thể nhìn rõ hơn về lượng khách du lịch đến Hà tình ta theo dõi biểu đồ sau:
Hình 1 : biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Hà Tĩnh trong 5 năm 2008-2012
0 100000
Trang 24Qua biểu đồ trên ta thấy tổng lượt khách du lịch tới Hà Tĩnh tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2008 có 330.920 lượt khách đến năm 2010 tăng lên 240.376 lượt gấp 1,7 lần so với năm 2008, năm 2012 đã lên đến 923.004 lượt khách gấp 2,8 lần so với năm 2008 và gấp 1,6 lần so với năm 2010
Có được sự gia tăng này là do Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bên cạnh đó tỉnh cũng không ngừng tăng cường đầu tư vào hoạt động du lịch Mặt khác, ta thấy trong cơ cấu khách du lịch đến Hà Tĩnh, lượng khách nội địa chiếm ưu thế hơn lượng khách quốc tế Cụ thể năm 2008 có 330.920 lượt khách tới
Hà Tĩnh thì trong đó khách nội địa là 319.282 lượt chiếm 96,48% tổng lượt khách Năm 2012, trong 923.004 lượt khách tới Hà Tĩnh có 907.616 khách nội địa chiếm 98,33% Sự chênh lệch này diễn ra do thương hiệu du lịch Hà Tĩnh chưa quảng bá rộng rãi trên thị trường quốc tế
Qua phân tích biểu đồ trên ta thấy du lịch Hà Tĩnh đang ngày một phát triển tạo cơ hội cho VQG Vũ Quang thu hút du khách đến với mình Bên cạnh đó lượng khách du lịch tới Hà Tĩnh còn có sự chênh lệch rất lớn giữa khách nội địa và quốc
tế, điều này đặt ra cho du lịch Hà Tĩnh nói chung và DLST VQG Vũ Quang phải có những chính sách cụ thể để thu hút khách quốc tế
Tuy nhiên, du lịch ở VQG Vũ Quang còn mang tính sơ khai, chưa chú trọng đầu tư nên cũng chưa có một thông kê cụ thể nào về doanh thu du lịch nơi đây Khách vào vườn chỉ cần có sự cho phép của ban quản lý vườn và lực lượng kiểm lâm
3.3 Khám phá tiềm năng du lịch ở VQG Vũ Quang
3.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Như phần tổng quan đã đề cập thì về vị trí của một VQG, khi so sánh với các đơn vị khác thì VQG Vũ Quang có khá nhiều lợi thế để phát triển DLST, việc tiếp cận rất dễ dàng từ phía Bắc và phía Nam, nằm ngay trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại Đặc biệt VQG Vũ Quang đã được ngành du lịch Hà Tĩnh đưa vào trong danh mục tài nguyên du lịch của tỉnh Mặt khác Vườn nằm gần đường Quốc
lộ 8, một của ngõ quan trọng của các tour du lịch đến Lào và Thái Lan và ngược lại bằng đường bộ
Trang 25 Cảnh quan Nhìn chung VQG Vũ Quang có nhiều đỉnh núi cao hiểm trở, độ dốc lớn và nhiều khe suối nên đã chia cắt địa hình thành nhiều lưu vực, lòng chảo, có sườn nghiêng, và bãi bằng dưới các đỉnh núi Vì vậy đã tạo ra tính đa dạng về dạng lập địa và các kiểu vùng khí hậu Đây là nguyên nhân hình thành nhiều hệ sinh thái điển hình, đặc trưng là kiểu rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới với loài Pơmu (Fokienia hodginsii) sống đại trà; Kiểu rừng lùn đỉnh núi (rừng cảnh tiên) với các loại cây hạt trần như Đỗ quyên (Phododeudronspp); Dẻ lá nhỏ (Quereusuyreinaefolia) Đây là điều kiện thuân lợi để VQG Vũ Quang có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, treckking khám phá rừng cảnh tiên
độ khí hậu là sự kết hợp giữa khí hậu Lào và khí hậu miền Trung Việt Nam Chính
sự khác biệt này với du lịch treckking khám phá núi rừng du khách có thể cảm nhận được bốn mùa trong một ngày và cũng nhờ sự khác biệt đây nên đã có nhiều sinh cảnh rất độc đáo
Tài nguyên đa dạng sinh học
VQG Vũ Quang được các nhà khoa học trong nước và quốc tế biết đến là một trung tâm đa dạng sinh học cao cả về thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen các loài động thực vật phong phú Đây chính là một nguồn tài nguyên hết sức quan trong bên cạnh những thuận lợi về vị trí, khí hậu để phát triển DLST ở VQG
Vũ Quang
Tài nguyên thực vật và các sinh cảnh
Rừng chiếm 95% diện tích VQG, trong đó rừng nguyên sinh chiếm 61% phân bố ở độ cao 400m trở lên, tán dày, cây to, trữ lượng lớn, còn 39% là rừng thứ sinh trong đó rừng tre nứa chiếm 5,1% đây là vùng thích nghi cho các loài thú lớn như Voi, Bò tót, Mang lớn v.v
Trang 26VQG Vũ Quang có hai kiểu thực vật lớn đó là rừng kín thường xanh á nhiệt đới ở đai cao và rừng kín thường xanh ở đai thấp [1]
- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 1000m thực vật ưu thế thuộc các họ á nhiệt đới: Đỗ quyên, Hồi, Dẽ, Mộc lan.v.v Đặc biệt là ở đây xuất hiện Pơmu và Hoàng đàn giả là hai cây hạt trần có kích thước lớn và là loài gỗ quý
- Rừng kín thường xanh nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 1000m độ dốc thấp cây có kích thước lớn, trữ lượng cao loài cây có ưu thế rõ rệt nhất là: Re, Xoan, Bồ hòn.v.v có tổ thành thấp hơn
Qua điều tra đã thống kê được 1032 loài, 326 chi,134 họ thực vật bậc cao Nhìn chung hệ thực vật của Vũ Quang thuộc khu hệ Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam, ở đây xuất hiện các yếu tố chuyển tiếp với khu hệ nhiệt đới điển hình của Việt Nam Tại đây có các loài Cẩm lai, Gió trầm, Song bột đặc trưng cho khu hệ phía Nam và tại Vũ Quang còn có nhiều loài thực vật quý hiếm đặc biệt như là; Trầm Hương(Aquylaria crasna), Pơmu (Fokieniahodginsii), Thông tre (Fodocaypus nenriifolius), Cẩm lai (Datbergia sp), Song Bột (Calamus poilanei), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) [7]
- VQG Vũ Quang có diện tích rừng tự nhiên còn mang tính nguyên sinh ít bị tác động, nên thể hiện tính đa dạng còn rất cao Bên cạnh sự đa dạng số loài thì Vườn Quốc gia Vũ Quang còn chứa đựng nhiều loài có trong Sách đỏ Việt Nam
và Thế giới Bảy trong số 36 loài cây tìm thấy ở Vũ Quang được đưa vào danh sách các loại thực vật bị đe doạ của IUCN, trong Sách đỏ Việt Nam là 16 loài và trong nghị định 32 HĐBT ghi 16 loài
Vũ Quang là Vườn Quốc gia nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ
là vùng có sự đa dạng nhất Việt Nam, là một trong 200 vùng sinh thái trọng điểm của Thế giới, vì vậy số lượng loài thực vật ở đây thực tế cao hơn nhiều so với số lượng đã được thống kê Chính vì vậy mà VQG Vũ Quang có hệ thực vật còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn, và đây là điều thu hút nhiều chuyên gia nhiều nhà khoa học đến đây nghiên cứu
Mặt khác ở đây có một số lượng cây thuốc lớn và quý giá, là sản phẩm để có thể giấy thiệu cho du khách tham quan khám phá giá trị của các loài này
Khu hệ động vật
Trang 27Cả thế giới biết đến sự độc đáo và giàu có của VQG Vũ Quang khi ở đây đã phát hiện ra hai loài thú mới năm 1992 và 1993; Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis).Tiếp sau đó vào năm 1998, phát hiện thêm loài Thỏ vằn (Nesolagus timminsis ).Ngoài ra cũng tại đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài thú quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như: Bò tót, Vọoc chà vá chân nâu, Hổ Đông Dương, Voi, Sự kiện phát hiện liên tiếp các loài Thú mới cho khoa học thế giới đã kiến cho cộng đồng thế giới, các nhà khoa học, và Du khách DLST muốn tìm đến khám phá những điều bí ẩn đang chờ đợi ở VQG Vũ Quang Bên cạnh các loài thú quan trọng như trên thì năm 1998 tại VQG Vũ Quang lại mô tả được 5 loài cá chưa từng được mô tả ở Việt Nam Cụ thể đã thống kê được 575 loài động vật có xương sống, bao gồm 87 loài thú, 311 loài chim, 65 loài bò sát loài lưỡng cư, 88 loài cá Ngoài ra ở đây có số lượng loài bướm phong phú với 316 loài
Với đăc điểm về địa hình, hướng phơi, độ cao, khí hậu thuỷ văn, tác động của con người kết hợp với từng đặc tính sinh thái của từng loài cây, từng loài động vật đã tạo nên tính đa dạng về loài, sự phân bố, sự có mặt của các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu ở Vũ Quang, cùng với cảnh quan thiên nhiên đã tạo sự hấp dẫn thu hút khách từ mọi nơi đến tham quan, nghỉ dưỡng, học tập và nghiên cứu.Một nét đặc biệt ở VQG Vũ Quang mà khách DLST nên đến nơi này vì trong
11 loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam gần đây thì có 7 loài có mặt ở VQG Vũ Quang Cụ thể các loài sau:
1 Sao la: (Pseudoryxnghetinhensis) Phát hiện ở Vũ Quang
2 Mang lớn (Megamuntaius vuquangensis) phát hiện ở Vũ Quang
3 Gà Lam đuôi trắng hay gọi là Gà lừng (Lophura hatinhensis)
4 Mang trường sơn (Caninmuntiacus Truongsonensis)
5 Chà vá chân xám (Phagarix cinerea)
6 Thỏ vằn ( Nesolagus temminsi)
7 Cá Lá giang (Opsarichthys Vuquangensis) phát hiện ở Vũ Quang.[1] Đây chính là những giá trị to lớn, là những thông tin sẽ thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu ở VQG Vũ Quang
Trang 283.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Các yếu tố lịch sử - nhân văn
Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Vũ Quang
Di tích khu căn cứ Vũ Quang nơi đóng tại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX nằm trong dãy rừng nguyên sinh thuộc xã Hương Quang, huyện Vũ Quang
Khu căn cứ này được xây dựng từ 1887 đến năm 1889 dưới sự chỉ huy của Cao Thắng phó tướng của Phan Đình Phùng bao gồm đào hào đắp luỹ, đào hầm đất nung khô để cất giấu lương thực, lập các lò rèn vũ khí với một hệ thống đồn trại dày đặc để bảo vệ đại bản doanh và bộ tham mưu nghĩa quân
Di tích căn cứ Vũ Quang bao gồm: thành luỹ, bãi tập binh và một số dấu tích liên quan đến một số trận đánh lớn.Thành Vũ Quang là trung tâm của khu di tích được tạo bởi đá tự nhiên có tổng chiều dài 8.010 m rộng khoảng 2ha, mặt tiền của thành dựng đứng có độ cao trung bình 30m, hiện còn dấu tích của hai cổng: Cổng chính và cổng đông bắc Tại cổng chính có hai hòn đá lớn cao 3m x 2m, tương truyền đây là nơi nghĩa quân Phan Đình Phùng đứng gác, phía dưới có vực thành là điểm cuối cùng của thành luỹ Đối diện với mặt tiền là dãy núi Tây Thành làm bức tường tự nhiên bảo vệ Đại bản doanh Hậu thành dựa vào núi Giăng Màn tạo nên thế vững chắc an toàn cho căn cứ, dưới núi có khe rào Rồng, chân
ôm lấy thành và gặp khe Vách rào tạo thành đầu nguồn sông Ngàn Trươi nơi xảy
ra trận đánh nổi tiếng ngày 30-10-1894 trận đánh tiêu biểu của khởi nghĩa Phan Đình Phùng Mặt thành bằng phẳng là nơi đóng bộ chỉ huy doanh trại nghĩa quân hậu cần, quân lương
Bãi tập nghĩa quân: Cách thành cũ quay về phía tây nam khoảng 3km, có bãi đất khá rộng diện tích 418m x 228m phía tây giáp sông Con, phía đông giáp núi cây Khế, phía nam giáp khu vực xã Hương Điền đây là nơi nghĩa quân luyện tập võ nghệ bắn súng cưỡi ngựa
Khu căn cứ Vũ Quang là nơi có địa bàn hiểm trở xung quanh có núi bao bọc tạo thế đứng vững trong 10 năm, từ ngoài đi vào khu căn cứ phải theo một con đường độc đạo phải vượt qua bao ghềnh thác, khe suối với nhiều phòng tuyến canh gác thì mới đến được đại bản doanh của nghĩa quân – trung tâm của cuộc khởi nghĩa