Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng được sản phẩm đặc thù tại làng cổ, đóng góp vào việc giúp cho làng cổ Đường Lâm có được những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút được nhiều khác
Trang 1KHOA DU LỊCH
Họ và tên : Trương Thị Thu Khuyên – K20QT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH: 52340101 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DU LỊCH, KHÁCH SẠN
Trang 2Họ và tên : Trương Thị Thu Khuyên – K20QT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Du lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội cùng với sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn TS Đào Duy Tuấn, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm”
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn –
TS Đào Duy Tuấn đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu với điều kiện tốt nhất
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các anh, chị làm việc tại Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp các thông tin hữu ích về du lịch làng cổ Đường Lâm cũng như các số liệu thống kê
về tình hình hoạt động du lịch tại đây
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song
do lần đầu thực hiện một đề tài lớn, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe, thành công và hạnh phúc!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên tốt nghiệp
Trương Thị Thu Khuyên
Trang 4NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Trương Thị Thu Khuyên ĐT : 0976 584 501 Lớp - Khoá : A1K20 Ngành học : Quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn
1 Tên đề tài :
“Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm”
2 Các số liệu ban đầu:
Lý thuyết trong giáo trình, sách, báo
Các số liệu liên quan đến đề tài
Thông tin từ các trang trang báo mạng, website
Các số liệu về lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch tại làng cổ Đường Lâm của Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm
3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù và
Khái quát về làng cổ Đường Lâm
Thực trạng hoạt động du lịch tại làng cổ Đường Lâm
Trang 5 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm
Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm
Nhận xét, đánh giá chung về phát triển sản phẩm du lịch hiện tại của làng
4 Giáo viên hướng dẫn (toàn phần) : TS Đào Duy Tuấn
5 Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp : 14/12/2015
6 Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa : 09/05/2016
Trưởng khoa
Hà Nội, ngày 05 / 05/ năm 2016
Giáo viên Hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
TS Đào Duy Tuấn
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu: thời gian, không gian 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của khóa luận 3
PHẦN NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÀ TỔNG QUAN VỀ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 4
1.1 Những khái niệm cơ bản về du lịch 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch 5
1.2 Sản phẩm du lịch 7
1.2.1 Khái niệm về sản phẩm, sản phẩm du lịch 7
1.2.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch 8
1.2.3 Đặc điểm của sản phẩm du lịch 9
1.3 Sản phẩm du lịch đặc thù 10
1.3.1 Khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù 10
1.3.2 Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù 11
1.3.3 Quy trình xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù 13
1.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu - Làng cổ Đường Lâm 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 19
Trang 72.1 Khái quát về làng cổ Đường Lâm 19
2.1.1 Khái quát chung 19
2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 19
2.1.3 Tài nguyên văn hóa vật thể 21
2.1.4 Tài nguyên văn hóa phi vật thể 27
2.1.5 Giá trị của di sản văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm 29
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại làng cổ Đường Lâm 32
2.2.1 Lượng khách 32
2.2.2 Doanh thu 33
2.2.3 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch 34
2.2.4 Cơ sở hạ tầng 35
2.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thật phục vụ du lịch 36
2.3 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm (Phân tích SWOT) 38
2.3.1 Các yếu tố vĩ mô (Cơ hội - Thách thức) 38
2.3.2 Các yếu tố vi mô (Điểm mạnh – Điểm yếu) 39
2.4 Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm 41
2.4.1 Sản phẩm du lịch 41
2.4.2 Thị trường khách du lịch 42
2.5 Nhận xét, đánh giá chung về phát triển sản phẩm du lịch hiện tại của làng cổ Đường Lâm 44
2.5.1 Ưu điểm 44
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 47
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐẶC THÙ TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 48
Trang 83.2 Đề xuất thiết kế sản phẩm du lịch cụ thể 49
3.2.1 Thực hiện cung cấp sản phẩm 49
3.2.2 Những điểm thu hút du lịch cụ thể 51
3.2.3 Đề xuất sản phẩm du lịch đặc thù cụ thể 57
3.3 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm 60
3.3.1 Giải pháp về cơ chế liên kết phát triển sản phẩm 60
3.3.2 Giải pháp về phát triển thị trường 60
3.3.3 Công tác quảng bá xúc tiến 62
3.3.4 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 63
3.3.5 Công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn nhà cổ 65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 73
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thoả mãn đời sống tinh thần của con người cũng trở nên quan trọng Vì vậy,
du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, một trong những lĩnh vực kinh tế chủ chốt, “ngành kinh tế quan trọng” trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Việt Nam là một đất nước không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú mà bên cạnh đó còn là những giá trị lịch sử - văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt với các loại hình du lịch đa dạng, phong phú như: du lịch tham quan, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch sinh thái, du lịch tín ngưỡng - tâm linh Trong đó, loại hình du lịch văn hóa truyền thống đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi rất nhiều du khách trong và ngoài nước Đến với loại hình du lịch văn hóa, du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu được khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm những giá trị truyền thống của dân tộc mình cũng như của các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các làng quê đặc trưng cho nền văn hóa của một quốc gia hay một vùng nào đó
Những năm gần đây, làng cổ Đường Lâm cũng theo xu hướng đó mà trở thành một điểm đến du lịch đặc biệt hấp dẫn Nằm cạnh quốc lộ 32, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, mang những giá trị đặc trưng của một làng Việt cổ ở vùng châu thổ sông Hồng Đường Lâm thu hút du khách bởi những nếp nhà cổ kính và không gian văn hóa của một làng Việt xưa có sức sống trường tồn theo năm tháng Không gian văn hóa làng cổ Đường Lâm hợp thành từ những công trình sở hữu chung của cộng đồng như đình, chùa, đền miếu, nhà thờ họ và hàng trăm ngôi nhà cổ hài hòa với cảnh quan thiên nhiên của vùng đồi gò thấp bán sơn địa, cùng với những phong tục tập quán và nếp sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
Như vậy, Đường Lâm có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch Nhận thức
Trang 10tiến hành thực hiện dự án đầu tư: “Cải tạo hạ tầng giai đoạn I (giao thông ngoại vi) phục vụ bảo tồn và tôn tạo Làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây” Trong những năm qua cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Đường Lâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tập trung đề cập đến vấn đề liên quan đến giá trị văn hóa của Đường Lâm, việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa
- lịch sử ở Đường Lâm Đến nay, một số công trình đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, bãi đỗ xe đã đưa vào sử dụng và bước đầu phát huy được hiệu quả đầu
tư Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Đường Lâm còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Nguyên nhân chính là do phát triển du lịch ở làng cổ Đường Lâm chủ yếu là tự phát, các hoạt động du lịch chưa được tổ chức khoa học, chuyên nghiệp, thiếu sự liên kết và hợp tác giữa các bên, đặc biệt là các sản phẩm du lịch vẫn còn sơ sài, dịch vụ nghèo nàn, chưa được quan tâm, đầu tư một cách đúng đắn Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển du lịch tại đây
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm” tập trung nghiên cứu những giá trị du lịch, sản phẩm du lịch tại làng cổ đồng thời phân tích tình hình, thực trạng hoạt động du lịch và các vấn đề còn tồn tại tại làng cổ Đường Lâm bằng các phương pháp thu thập và xử lí thông tin, phương pháp khảo sát thực địa
Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng được sản phẩm đặc thù tại làng cổ, đóng góp vào việc giúp cho làng cổ Đường Lâm có được những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút được nhiều khách du lịch, đóng góp vào sự phát triển du lịch của vùng và của đất nước
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm” được thực hiện nhằm mục đích:
- Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch đặc thù
- Nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị du lịch, đánh giá tình hình hoạt động du lịch tại làng cổ Đường Lâm
- Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch, góp phần vào sự phát triển du lịch của thị xã Sơn Tây
Trang 113 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề lí luận thực tiễn để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho điểm đến du lịch - Làng Việt cổ ở xã Đường Lâm
Đề tài tập trung đánh giá các vấn đề về tình hình hoạt động và thực trạng phát triển du lịch tại đây, bên cạnh đó là đánh giá hệ thống các di tích lịch sử, các cơ sở lưu trú, cơ
sở ăn uống, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ bổ sung phục vụ cho hoạt động du lịch quanh khu vực làng cổ
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là Làng Việt cổ ở xã Đường Lâm, bao gồm 9 làng trong khuôn viên di tích Làng Việt cổ tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia là: Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang và Văn Miếu; trong đó tập trung chủ yếu vào các làng Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đông Sàng và Đoài Giáp
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài: Từ năm 2010 - 2015
Trong quá trình nghiên cứu việc triển khai phát triển xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp thu thập tài liệu và xử lí thông tin; phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp thống kê, phân tích
Kết cấu của khóa luận với đề tài nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm gồm 3 chương:
Chương I Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù và tổng quan về làng Việt cổ Đường Lâm
Chương II Thực trạng phát triển du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm
Chương III Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng sản phẩm
Trang 12PHẦN NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÀ
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, ngành du lịch được coi là “con gà đẻ trứng vàng” trong các ngành kinh tế dịch vụ không chỉ ở các nước kinh tế phát triển mà còn cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Trong xu hướng phát triển, du lịch ngày càng được coi trọng trong cán cân kinh tế của các quốc gia trên thế giới Du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của một cá nhân hay một nhóm người, mà du lịch đã trở thành một nhu cầu phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người Tuy nhiên, du lịch là một sản phẩm được tạo ra bởi sự tương tác của rất nhiều ngành và các bên liên quan nên khái niệm du lịch dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau cũng sẽ có những cách hiểu khác nhau
Năm 1981, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí Ở đây sự giải trí là động cơ chính”
Năm 1930, ông Glusman (Thụy Sỹ) đã định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên.”
Theo định nghĩa của hai nhà học giả Thụy Sỹ Hunziker và Kraff, đã được Hiệp hội các chuyên gia du lịch thừa nhận, thì: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và
Trang 13hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và làm việc thường xuyên của họ”
Các tác giả Mclntosh, Goeldner và Richie lại cho rằng khi nói đến du lịch cần cân nhắc tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch để hiểu bản chất của du lịch một cách đầy đủ Các thành phần đó bao gồm: Khách du lịch, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương Theo các cách tiếp cận này, du lịch có thể được hiểu là “toàn bộ quy trình, hoạt động và kết quả thu được từ sự tương tác giữa các đối tượng: khách du lịch, các nhà cung ứng trong du lịch, cộng đồng địa phương, chính quyền sở tại, các cơ sở đào tạo đại học và các tổ chức phi chính phủ, trong quá trình thu hút, vận chuyển, đón tiếp khách du lịch và khách tham quan”
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được quy định trong Luật Du Lịch Việt Nam và được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch
Khách du lịch là một thuật ngữ linh hoạt, một khái niệm mở phụ thuộc vào quan điểm chủ quan Nhìn chung, khách du lịch được dùng để chỉ những người đi du lịch Theo Weaver và Lawton, để trở thành khách du lịch, một người phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xét về ba khía cạnh: không gian hay phạm vi địa lý du lịch, thời gian du lịch, mục đích hay động cơ du lịch
Theo Weaver và Lawton, con người phải đi ra khỏi nhà mình thì mới được coi
là khách du lịch Tuy nhiên, những đối tượng này không phải lúc nào cũng luôn được xem là du khách Tổ chức Du lịch Thế giới và những tổ chức du lịch lớn khác cho rằng một du khách phải đi ra ngoài “môi trường quen thuộc” của mình Điều này có nghĩa
là phải đi đến một nơi không phải nơi ở, nơi làm việc, nơi thường đi lại để thực hiện các hoạt động thường nhật Một số tổ chức đặt ra những khoảng cách cụ thể để xác định đối tượng nào là du khách bởi điều này quan trọng đối với mục tiêu nghiên cứu
và thống kê của họ
Trang 14Khách du lịch được phân loại theo khu vực địa lý gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
- Khái niệm khách du lịch quốc tế, từ năm 1937, Ủy ban Thống kê của Liên hiệp quốc được định nghĩa như sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia đang cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất
24 giờ” Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Khách du lịch quốc tế là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia cư trú thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau ngoài việc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
- Đối với khách du lịch nội địa, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra khái niệm “Khách du lịch nội địa là những người đang sống trong một quốc gia, không
kể quốc tịch nào, đi thăm một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên tại quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với một mục đích nào
đó ngoài việc hành nghề để có thu nhập tại nơi đến”
Về thời gian du lịch, khoảng thời gian du lịch cũng là một yếu tố để xác định
một người có phải khách du lịch hay không và thuộc loại khách du lịch nào Không có giới hạn chuẩn về thời gian đi du lịch để xác định ai là khách du lịch, nhưng có rất nhiều tổ chức sử dụng ngưỡng tối thiểu là chuyến đi trong vài giờ để phân loại khách
du lịch nội địa đi du lịch trong ngày Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và một số tổ chức du lịch khác đặt ra ngưỡng tối đa cho một chuyến du lịch ra ngoài lãnh thổ quốc gia là 12 tháng để phân loại khách du lịch quốc tế Vì thế, với những đối tượng lưu trú lâu hơn khoảng thời gian này sẽ được coi là cư trú tạm thời hoặc nhập cư Với khách
du lịch nội địa, khoảng thời gian này là 6 tháng Khách được phân loại theo thời gian
đi du lịch gồm khách trong ngày và khách nghỉ tại qua đêm
Về mục đích/ động cơ du lịch, không phải tất cả mọi người khi đi lại đều được
xem là khách du lịch và mục đích của chuyến đi là một trong những yếu tố để xác định
họ có phải là khách du lịch hay không
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), những đối tượng không được coi là khách du lịch gồm có: quân nhân, hành khách, người nhập cư, người đi lao động xuất khẩu, người du mục (những người không có một nơi cư ngụ cố định), người tị nạn và
Trang 15du học sinh Ba nhóm động cơ hay mục đích du lịch chính của khách du lịch bao gồm: nghỉ ngơi và giải trí, thăm bạn bè và họ hàng, công vụ Ngoài ra những nhóm động cơ quan trọng khác bao gồm thể thao, tâm linh, sức khỏe và thẩm mỹ Mặc dù những động cơ này thuộc về nhóm động cơ nghỉ ngơi và giải trí, nhưng thực tế cho thấy khách du lịch có những chuyến đi đa mục đích và vì vậy có thể bao gồm hơn một nhóm các động cơ kể trên
Ở Việt Nam, khái niệm khách du lịch được quy định tại Luật Du lịch Việt Nam như sau: “khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Khách du lịch bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch Khách du lịch quốc tế bao gồm khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound)
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
1.2.1 Khái niệm về sản phẩm, sản phẩm du lịch
Sản phẩm là một thuật ngữ rất rộng bao hàm tất cả những gì dành cho khách hàng, là bất cứ thứ gì có thể đưa ra thị trường làm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng vì sự hấp dẫn, có ích, có khả năng sử dụng hay tiêu thụ Sản phẩm bao gồm những thứ ở thể vật chất và cả những ý tưởng
Trong lĩnh vực du lịch, sản phẩm du lịch là dạng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch của con người Trong đó, nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người
đi đến một nơi khác với nơi ở của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần
Theo nghĩa rộng: Từ góc độ thỏa mãn chung của sản phẩm du lịch, sản phẩm
du lịch là sự kết hợp các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự
Trang 16cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực tại một cơ sở, một vùng, địa phương hay của một quốc gia
Theo nghĩa hẹp: Từ góc độ thỏa mãn đơn lẻ từng nhu cầu đi du lịch, sản phẩm
du lịch là sản phẩm hàng hóa cụ thể thỏa mãn các nhu cầu khi đi du lịch của con người Có nghĩa là bất cứ cái gì có thể mang ra trao đổi để thỏa mãn mong muốn của khách du lịch Bao gồm sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình Ví dụ: món ăn, đồ uống, chỗ ngồi trên phương tiện vận chuyển, buồng ngủ, tham quan, hàng lưu niệm
Theo quan điểm Marketting: “Sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ
có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch”
Nhìn chung, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên trên cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó Như vậy, sản phẩm
du lịch bao gồm những sản phẩm hữu hình (hàng hóa) và những sản phẩm vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ hoặc sản phẩm tổng hợp
Luật Du Lịch quy định: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” Trong khái niệm này, dịch vụ du lịch được hiểu là việc cung cấp dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
1.2.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy hai thành tố chính để tạo nên sản phẩm
du lịch đó là yếu tố vô hình (các dịch vụ) và yếu tố hữu hình (hàng hóa) Hàng hóa ở đây là tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Các dịch vụ gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và tất cả những gì có thể thu hút được du khách Như vậy, điểm đến bán những trải nghiệm có được nhờ việc sử dụng kết hợp các yếu tố kể trên chứ không phải bán một sản phẩm
Trang 17hữu hình Để có thể thu hút khách đến với điểm đến thì doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt Và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch muốn có được sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt thì phải dựa trên cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất đó là điểm đến có tài nguyên du lịch hay không Dựa trên tài nguyên du lịch đặc trưng của từng nơi, các doanh nghiệp sẽ triển khai các dịch vụ và hàng hóa cụ thể, phù hợp để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách du lịch
1.2.3 Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Như đã nói ở trên, sản phẩm du lịch bao gồm những sản phẩm hữu hình (hàng hóa) và những sản phẩm vô hình (dịch vụ), trong đó bộ phận dịch vụ chiếm tỉ trọng cao Vì thế sản phẩm du lịch mang những đặc điểm của dịch vụ
Tính vô hình: Du lịch là ngành dịch vụ và sản phẩm du lịch tồn tại ở dạng vô hình Thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa Sản phẩm du lịch là không cụ thể, do
đó không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu như hàng hóa và cũng vì vậy mà sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta có thể dễ dàng sao chép những chương trình
du lịch, bắt chước cách bài trí phòng đón tiếp hay qui trình phục vụ đã được nghiên cứu công phu Mặt khác, do tính chất không cụ thể nên người tiêu dùng không thể nhìn thấy sản phẩm du lịch cũng như không thể sử dụng các chỉ số để mô tả, kiểm tra hay đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi mua và vì vậy, rất nhiều người chưa từng đi
du lịch sẽ phân vân khi chọn sản phẩm du lịch Ngoài ra, cũng do đặc điểm này mà vấn đề quảng cáo trong du lịch đóng vai trò quan trọng và phải khác với quảng cáo cho những hàng hóa vật chất
Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng và sản xuất sản phẩm
du lịch (dịch vụ) diễn ra cùng một không gian và thời gian Vì sản phẩm du lịch gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, mà như chúng ta biết muốn phát triển du lịch thì phải có tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch không thể di dời đi nơi khác (cố định
về không gian), vì thế khách phải tìm đến nếu muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch Đồng thời, sản phẩm du lịch đa phần là dịch vụ, không thể tiến hành sản xuất vào mùa nhu cầu thấp để lưu kho rồi mang ra tiêu thụ khi nhu cầu tăng cao, mà đã là dịch vụ thì sản
Trang 18Tính không đồng nhất: Vì được tạo thành chủ yếu từ dịch vụ nên sản phẩm du lịch khó tiêu chuẩn hóa được, khó đưa ra một quy chuẩn nhất định Cùng một sản phẩm dịch vụ nhưng chất lượng có thể không giống nhau khi cung cấp bởi những nhân viên khác nhau, cung cấp cho những khách hàng khác nhau và cung cấp tại những thời gian, địa điểm khác nhau
Tính mùa vụ: Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, nhu cầu của sản phẩm
du lịch thường xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tùy thuộc vào một
số điều kiện nhất định Do nhu cầu du lịch thay đổi thường xuyên, lúc thì cầu du lịch quá cao nhưng có lúc thì quá thấp, trong khi đó cung du lịch tương đối ổn định trong thời gian dài Từ đó nảy sinh độ chênh lệch giữa cung và cầu du lịch, đó chính là tính thời vụ trong việc tiêu dùng sản phẩm du lịch Đặc điểm này gây khó khăn đối với nhà kinh doanh du lịch: làm sao để độ chênh lệch giữa cung và cầu ở mức thấp nhất vào mùa cao điểm, làm sao để giải quyết mọi vấn đề về lao động, doanh thu, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất vào mùa thấp điểm
Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn mang những đặc điểm như tính không chuyển đổi quyền sở hữu và tính không thể di chuyển Đối với sản phẩm du lịch, du khách không có quyền sở hữu sản phẩm mình mua, chỉ có quyền sử dụng sản phẩm trong những điều kiện cụ thể Bên cạnh đó, không giống các sản phẩm tồn tại ở dạng vật chất, sản phẩm du lịch không có khả năng di chuyển đến nơi tiêu thụ Người tiêu dùng phải di chuyển để tiêu dùng sản phẩm du lịch
1.3 Sản phẩm du lịch đặc thù
1.3.1 Khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù
Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên với tư cách là một ngành kinh tế, yếu tố quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh của điểm đến là sản phẩm du lịch Tính hấp dẫn của một sản phẩm du lịch cùng loại có thể được xem xét từ nhiều góc độ, tuy nhiên trong mọi trường hợp tính khác biệt của sản phẩm là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với quyết định lựa chọn sản phẩm của khách du lịch cho dù giá sản phẩm có giá cao hơn Tính khác biệt của sản phẩm du lịch có thể được tạo ra bởi sự khác biệt về chất lượng (đối với những sản phẩm
du lịch cùng loại), song thường được thể hiện trong những sản phẩm du lịch đặc thù
Trang 19Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm được xây dựng dựa trên những đặc tính
độc đáo, duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ, điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo
Sản phẩm du lịch đặc thù phải là sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, độc đáo
và đặc sắc so với sản phẩm du lịch thông thường nhằm thu hút du khách, mở rộng thị trường du lịch, khai thác tốt các tài nguyên du lịch, các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững Tính khác biệt của sản phẩm du lịch đặc trưng được quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa bản địa của địa phương nơi sản phẩm du lịch được phát triển, còn tính độc đáo và đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng để phục vụ du khách, phát triển du lịch ở địa phương
Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có khả năng tạo ra sự khác biệt giữa địa phương này với địa phương khác, điểm đến này với điểm đến khác Tính khác biệt, duy nhất, đặc sắc của tài nguyên du lịch mà dựa vào đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có thể là do thiên nhiên ban tặng hoặc do chính con người tạo ra Sản phẩm du lịch có thể có tính độc đáo, đặc sắc nhưng có thể hấp dẫn hay không phụ thuộc vào việc sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu của thị trường hay không Nếu có thể hấp dẫn được thị trường thì sản phẩm du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch và thu hút thị trường cũng như xây dựng thương hiệu du lịch
1.3.2 Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
Phát triển sản phẩm du lịch hiện nay không chỉ chú trọng đến phát triển về quy
mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch ; kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc
tế, mà chuyển trọng tâm sang hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch Các loại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa Cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung Do đó, yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm du lịch là phát triển bền vững, đầu tư khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch đặc sắc để hình thành phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
Trang 20trường trong tương lai Bên cạnh đó là các yêu cầu về việc xác định được giá trị tài nguyên đặc sắc và sự phân bố của chúng trong không gian; xác định sản phẩm đặc thù
và các thành phần tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù
Việc xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cũng được thực hiện như với mỗi sản phẩm du lịch khác Tuy nhiên, với vai trò và những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù thì một số bước cần được thực hiện tuân thủ theo các nguyên tắc
để đảm bảo phát huy tối đa các giá trị đặc thù Như vậy có nghĩa là để xây dựng đặc sản phẩm đặc thù cần có các nguyên tắc cụ thể Các sản phẩm du lịch đặc thù phải tập trung phát triển tại những khu vực phân bố tài nguyên đặc sắc Các giá trị tài nguyên đặc sắc phải được xác định rõ ràng cho từng cấp độ Do đó, cần phải phân biệt rõ về các cấp của sản phẩm du lịch đặc thù
o Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia: sử dụng tài nguyên du lịch có tính độc đáo, đặc trưng cao nhất so sánh toàn quốc Các sản phẩm này có thể thu hút đông đảo thị trường khách du lịch và có thể xây dựng thương hiệu du lịch có tính cạnh tranh cao
o Sản phẩm du lịch đặc thù có tính nội vùng: sử dụng tài nguyên du lịch có tính độc đáo, đặc sắc của một địa phương trong mối quan hệ so sánh với các địa phương còn lại trong vùng Các sản phẩm này có thể rất hấp dẫn khách
du lịch trong vùng và các vùng lân cận nhưng có thể không có tính hấp dẫn toàn quốc, không phải là sản phẩm đại diện có khả năng xây dựng thương hiệu du lịch của vùng
Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù bao gồm việc: Có điều kiện tiếp cận thuận lợi đối với điểm tài nguyên đặc sắc; Có nguồn nhân lực phù hợp về
số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc biệt như “chất văn hóa địa phương” đại diện cho lãnh thổ; Có sự liên kết giữa các điểm đến nơi phân bố dạng tài nguyên sắc dựa vào đó để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm đảm bảo việc xây dựng sản phẩm đặc thù được tiến hành thuận lợi; Có nhu cầu của thị trường du lịch đối với sản phẩm du lịch đặc trưng của lãnh thổ sẽ được xây dựng và phát triển
Tính cạnh tranh, thu hút khách của một điểm đến phụ thuộc vào một số yếu tố
cơ bản bao gồm: mức độ hấp dẫn dựa trên tính khác biệt của sản phẩm du lịch so với
Trang 21những điểm đến khác; tình trạng môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội); sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến (thủ tục ra vào, phương tiện); và hình ảnh, thông tin về điểm đến Như vậy có thể thấy “phát triển sản phẩm du lịch đặc thù” mặc dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định năng lực cạnh tranh, hấp dẫn du lịch của điểm đến song có ý nghĩa quan trọng hàng đầu
a Phân tích các yếu tố hấp dẫn du lịch (hiện tại và tiềm năng)
Văn hóa: phong tục truyền thống, kiến trúc, trang phục, thực phẩm, lễ hội, lịch sử, truyền thống, tôn giáo, các di tích văn hóa
Thiên nhiên: phong cảnh, động thực vật, đường/ lối đi, công viên, các khu thiên nhiên bảo tồn, canh tác nông nghiệp
Các đặc trưng của cộng đồng dân cư tại điểm đến
Vị trí, đường đến: khoảng cách giữa điểm đến với các trung tâm du lịch lớn, giao thông liên lạc (có thể tiếp cận với bên ngoài), loại phương tiện giao thông phù hợp
Các cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện có hoặc tiềm năng: dịch vụ lưu trú, ăn uống, các trang thiết bị, các dịch vụ du khách
Nguồn lực tại điểm đến: tình hình kinh tế và nguồn lực; kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ của nhân lực, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính
Các vấn đề xung đột trong nội bộ cộng đồng và với bên ngoài
b Phân tích khả năng thị trường
Công cụ để phân tích đánh giá thị trường bao gồm việc nghiên cứu các nguồn
dữ liệu thứ cấp, phỏng vẫn các doanh nghiệp du lịch lữ hành hay bản hỏi điều tra khách du lịch Trong đó cần phải phân tích các yếu tố chính về thị trường du lịch hiện tại, tiềm năng và nhu cầu:
Trang 22 Điểm đến chính: cần thống kê các số liệu về du lịch, số lượt khách quốc tế và trong nước, tình hình du lịch tại địa phương, quốc gia, khu vực, các chính sách
và hệ thống tổ chức du lịch, mùa du lịch
Khách du lịch: cần xác định được loại khách đến với điểm đến du lịch, sở thích, nhu cầu và động cơ du lịch của họ
Ngành du lịch: các yếu tố về cơ sở hạ tầng, các hãng lữ hành du lịch và sự cạnh tranh của điểm đến
Bước 2: Đánh giá tính khả thi của điểm đến
Xác định mục tiêu và động cơ làm du lịch: Sau khi lựa chọn được điểm đến cần
có sự đồng thuận giữa cộng đồng dân cư tại điểm đến (nếu có), đối tác đầu tư
và các bên liên quan về mục tiêu chung và động cơ làm du lịch
Phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến môi trường, văn hóa,
xã hội, kinh tế, sự tham gia và năng lực của người dân địa phương và các yếu tố liên quan khác
Xác định điểm thu hút du lịch cụ thể, mô tả từng điểm và các tuyến giao thông liên kết giữa các điểm và phương tiện sử dụng
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa (SWOT) để phân tích nội tại điểm mạnh, điểm yếu của điểm đến, các yếu tố cơ hội bên ngoài và các mối đe dọa có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch
Trang 23Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
3.1 Xác định tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm du lịch đặc thù
Giai đoạn hình thành tầm nhìn mục tiêu của sản phẩm du lịch bắt đầu khi đã xác định được tính khả thi của việc xây dựng sản phẩm du lịch Giai đoạn này nhằm xây dựng mục tiêu cụ thể về du lịch và tầm nhìn của sản phẩm du lịch
3.2 Thiết kế sản phẩm du lịch
a Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Dựa vào thế mạnh để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gồm các yếu tố: loại sản phẩm, địa điểm tổ chức, hoạt động của khách du lịch và các dịch vụ bổ sung Từ
đó, thực hiện các nội dung:
Thiết kế các sản phẩm du lịch có thể cung cấp cho khách
Loại bỏ những sản phẩm không ưu tiên, lựa chọn những sản phẩm mang tính độc đáo, nguyên bản, đặc sắc
Phân tích tính khả thi của sản phẩm du lịch đặc thù
Lập kế hoạch hành động phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
b Đầu tư và đào tạo
Hoạt động đầu tư các cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, các dịch
vụ khách hàng, các kỹ năng, ngôn ngữ Công tác đào tạo huấn luyện cần được thực hiện xuyên suốt trong thời gian phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nhằm đảm bảo trau dồi và phát triển các kỹ năng
Bước 4: Thực hiện cung cấp sản phẩm du lịch
4.1 Kế hoạch quảng bá
Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch Kế hoạch quảng bá làm rõ các nguồn lực cơ bản của sản phẩm du lịch: các điểm hấp dẫn, khả năng tiếp cận, các vấn đề an toàn, các chỉ dẫn cho du khách và người dân địa phương
4.2 Quản lý và tổ chức
Trang 24Để sản phẩm du lịch đạt được hiệu quả như mong đợi cần phải có sự điều hành của ban quản lý và sự hỗ trợ từ bên ngoài, từ đó xây dựng các nội quy, quy định về việc tham quan du lịch
Bước 5: Giám sát và đánh giá
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Sự phát triển của du lịch và sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước cũng như của của khu vực và thế giới Chính vì vậy để có thể đánh giá phát triển sản phẩm du lịch đặc thù một cách chính xác phải dựa vào các yếu tố: tác động kinh tế, các tác động văn hóa xã hội, tác động môi trường
Việc giám sát và đánh giá phải được thực hiện xuyên suốt quá trình xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
1.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu - Làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm là tên một địa danh cổ thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, thành phố
Hà Nội Nằm cạnh quốc lộ 32, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50km về phía Tây Đường Lâm là một điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút du khách bởi những nếp nhà cổ kính và không gian văn hóa của một làng Việt xưa có sức sống trường tồn theo năm tháng Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố
cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội
Trong tâm thức của nhiều người, nói đến Đường Lâm, người ta thường liên tưởng đến với những cái tên rất thuần Việt như: “Làng Việt cổ”, “Làng cổ đá ong Đường Lâm” hay địa danh “Kẻ Mía”, “Một ấp hai vua” Địa danh này xuất hiện khá sớm trong các thư tịch cổ như: Việt điện u linh, Thiên Nam ngữ lục, Lịch triều hiến chương loại chí
Theo nhiều tư liệu thì địa danh Đường Lâm đã xuất hiện cách đây trên dưới
1000 năm Nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc còn ghi dấu ăn tại đây Thời Hùng Vương, Đường Lâm cùng mấy làng lân cận còn rất nhiều địa danh được nhắc đến trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh Cái tên Đường Lâm cũng lần đầu tiên được
Trang 25ghi vào chính sử với cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng những năm cuối thế kỷ VIII Nơi
đây cũng chính là nơi đã sinh ra hai vị vua ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc
là Phùng Hưng và Ngô Quyền, cũng là quê hương của rất nhiều danh nhân như bà
chúa Mía, Thám Hoa Giang Văn Minh, Kiều Oánh Mậu, Quan khâm sai đại thần của
triều Nguyễn tại xứ Bắc kỳ Phan Kế Toại
Năm 2003, Việt Nam và Nhật Bản đã ký biên bản hợp tác về bảo quản tu bổ và
quản lý làng cổ truyền thống Năm 2004, Viện nghiên cứu tài sản văn hóa quốc gia
Nara Nhật Bản đã tiến hành điều tra, chụp ảnh và vẽ ghi sơ bộ 500 ngôi nhà cổ truyền
thống của hai làng Mông Phụ và Cam Thịnh - xã Đường Lâm, tiến hành những
chương trình nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn tại Đường Lâm để tìm hiểu các vấn đề
về lịch sử, kinh tế, xã hội của Đường Lâm
Ngày 28 tháng 11 năm 2005, Đường Lâm đã vinh dự được Nhà nước trao tặng
chứng nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và trở thành làng cổ đầu tiên của
Việt Nam được xếp hạng Có rất nhiều làng quê của thủ đô nói riêng và cả nước nói
chung, đang hội nhập và hòa mình vào dòng chảy công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
thế nhưng cái “Làng Việt cổ” ấy mặc dù ở một vị trí rất gần với đô thị trung tâm của
cả nước (thủ đô Hà Nội) lại vẫn ẩn chứa và giữ trong mình một kho tàng những giá trị
văn hóa, lịch sử đồ sộ và quý báu Đó là thành quả của quá trình lao động, sự sáng tạo,
trí tuệ và những đôi bàn tay khéo léo của bao thế hệ người nông dân được sinh ra,
lớn lên và tồn tại ở vùng quê “địa linh nhân kiệt” - xứ Đoài mây trắng và giờ đây trở
thành nguồn lực quan trọng để tạo nên một điểm đến du lịch hấp dẫn
Trang 26TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm được xây dựng dựa trên những đặc tính độc đáo, duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ, điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo
Chương 1 của đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại làng
cổ Đường Lâm” đã đi sâu vào nghiên cứu các cơ sở lý luận về du lịch, sản phẩm du lịch, các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho một điểm đến du lịch, đặc biệt là tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình xây dựng sản phẩm
du lịch đặc thù để làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng, giải pháp để xây dựng phát triển sản phẩm du lịch cho điểm đến du lịch
Bên cạnh đó, từ cái nhìn tổng quan về làng cổ Đường Lâm, đánh giá được sự độc đáo của giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của làng Việt cổ đá ong, nhận thấy việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù ở nơi đây là hoàn toàn có cơ sở
Trang 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
2.1.1 Khái quát chung
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km về phía Tây, làng Việt cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội Hiện nay, xã Đường Lâm gồm có chín làng là: Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang
và Văn Miếu Gọi Đường Lâm là làng cổ là cách nói về một điểm đến du lịch, là tên gọi chung của di tích Trong đó, trọng tâm của làng cổ ở Đường Lâm được định vị là làng Mông Phụ, còn các làng Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm chọn lựa nhà cổ tiêu biểu cùng với các di tích của làng, cảnh quan đặc trưng để khoanh vùng bảo vệ nhằm tạo ra không gian bổ trợ cho làng cổ
Xã Đường Lâm nằm tiếp giáp với các địa danh: phía Đông giáp phường Phú Thịnh, phía Tây giáp xã Cam Thượng (huyện Ba Vì), phía Nam giáp xã Thanh Mỹ và Xuân Sơn, phía Bắc giáp sông Hồng (bên kia sông là tỉnh Vĩnh Phúc)
Trong đó, làng cổ trọng điểm ở Đường Lâm là làng Mông Phụ được xác định như sau: Phía Đông giáp làng Cam Thịnh, phía Tây giáp làng Đoài Giáp, phía Nam giáp làng Yên Mỹ, xã Thanh Mỹ, phía Bắc giáp quốc lộ 32 và làng Đông Sàng
2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Xã Đường Lâm ngày nay là một trong những làng Việt cổ điển hình, là sự kết tinh và phát triển rực rỡ hàng ngàn năm của nền văn minh sông Hồng Đường Lâm nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung nằm ở vùng đất bán sơn địa với dạng địa hình chủ yếu là đồi và gò Đất đai ở Đường Lâm có địa hình đa dạng như đồng, bãi, gò, đồi, ao,
hồ Nằm trên một miền đồi đá ong ba bên bốn bề non xanh nước biếc, với 36 gò đồi trong địa phận làng, Đường Lâm có vô vàn những địa danh như bãi Sà Mâu, gò Trống,
gò Chiêng, đồi Gầm, đồi Gậy, gò Đồng, gò Yên Ngựa, gò Voi, gò Long, gò Kho, gò Văn Miếu, rộc Kiêng, mũi Giáo, rặng Ruối buộc voi, giếng Chuông Sa, vũng Hùm Tất cả đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt không thể lẫn được với các làng quê khác trên khắp đất nước Việt Nam, đặc biệt hấp dẫn khách du lịch, nhất là khách du
Trang 28lịch quốc tế và tạo điều kiện cho sự phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng
Ngoài cây lúa trên đồng ruộng theo mùa vụ, người dân nơi đây còn trồng các loại cây khác như mía, vừng, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, lạc, đỗ, bí, dưa và các loại rau ngắn ngày khác Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho một số hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch trải nghiệm nông nghiệp
2.1.2.2 Khí hậu
Khí hậu ở khu vực Đường Lâm khá đa dạng với ba loại hình chính: khí hậu vùng đồng bằng có tính chất nóng do chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng; khí hậu đồi có tính chất khô nóng do mang tính chất khí hậu lục địa; khí hậu khu vực đồi gò thấp mát mẻ Tuy nhiên, do nằm trong khu vực Bắc Bộ nên khí hậu bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và
vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với hai mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông
Lượng mưa trung bình năm là 1.839mm, phân bố không đều trong năm, tập trung vào tháng 7, 8, 9 Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 12, 1,2 Số ngày mưa trung bình trong năm là 140,2 ngày
Nhiệt độ trung bình năm là 22,3 oC Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 22,8oC Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,9oC
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 84%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm là 66% Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng đông nam vào mùa nóng và hướng đông bắc vào mùa lạnh
Nhìn chung, khu vực Đường Lâm có điều kiện khí hậu khá thuận lợi với môi trường đa dạng, không gian thoáng mát, tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch diễn ra quanh năm, ngoại trừ khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 là thời gian có điều kiện thời tiết khá nắng nóng, không thuận lợi cho hoạt động thăm quan ngoài trời
2.1.2.3 Thủy văn
Làng cổ Đường Lâm nằm trong vùng chân núi Ba Vì, là khu vực có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được bao bọc bởi các con sông: Nhị Hà
Trang 29(sông Hồng), sông Đà, sông Tích, sông Đáy Đây là nguồn tài nguyên nước dồi dào, thường xuyên được cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
2.1.3 Tài nguyên văn hóa vật thể
2.1.3.1 Làng cổ Mông Phụ
Xuôi theo quốc lộ 32, rẽ trái vào xã Đường Lâm, trên con đường đã được trải nhựa uốn khúc mềm mại là cổng làng Mông Phụ - một biểu trưng truyền thống đặc sắc của ngôi làng Việt cổ truyền Có thể nói, cổng làng Mông Phụ là cổng làng cổ duy nhất còn nguyên vẹn ở Đường Lâm nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung (Vốn dĩ trước kia Đường Lâm có tới năm cổng làng, một cổng lớn và bốn cổng trấn tứ phương) Hiện tại chỉ còn sót lại cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833 Đây không phải là một chiếc cổng làng giống như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ
có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng Cổng được làm theo kiểu “Thượng gia hạ môn - trên là nhà, dưới là cổng” Cổng này được xây bít đốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc, bên trong có khung gỗ, kèo, hoành, rui, trên mái lợp ngói Thượng lương còn rõ dòng chữ khắc trên gỗ: “Thế hữu hưng nghi đại”, nghĩa là: Cuộc đời muốn được hưng thịnh cần phải thích nghi” Đó là phương châm xử thế của người xưa truyền lại Qua cổng đi tiếp theo hương lộ là tới trung tâm của làng Nhìn một cách tổng thể, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng: đầu rồng chính là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ, hai mắt là hai giếng cạnh đình, râu tỏa ra các ngõ xóm, đuôi vắt về xóm Sải
a Đình Mông Phụ
Với hai chức năng chính là cơ sở hành chính và cơ sở tôn giáo, mỗi một ngôi đình gắn bó trực tiếp với cộng đồng dân cư đã xây dựng nên di tích Thông thường người ta xem đình là nơi quản lý hành chính, nơi hội họp, sinh hoạt, liên hoan của nam giới Bên cạnh đó, đình làng còn là nơi phụng thờ Thành hoàng làng
Đình Mông Phụ được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) – là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống, thờ thần chính thức là thánh Tản Viên Đình rộng gần 2000m2 tọa lạc ở vị trí cao nhất của làng - là một điểm đến quan trọng trong chuyến tham quan làng cổ Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành
Trang 30hình tượng hai râu rồng Sân đình lát gạch Bát Tràng, hai bên có Tả hữu mạc, mỗi nhà
có năm gian nhỏ Nhà Tả mạc là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng, còn nhà Hữu mạc là nơi thờ quan ôn, quan đương niên Tam quan của đình gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ, bốn đầu trụ tạo tác lồng đèn hình vuông có chạm nổi
tứ linh, trên đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ đội hai bình hoa Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi
Đình được thiết kế theo kiểu chữ “Công” Đình chính gọi là đình ngoài gồm năm gian hai trái Hậu cung hay đình trong là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày Hai bên đình có hai giếng giống như hai mắt con rồng, trước đình đặt một bể nước tượng trung cho cái ao hoặc phòng khi hỏa hoạn Mái đình hình võng nhẹ, hai đầu nóc có chạm hình hai con rồng Góc mái – thường được gọi là đao đình, uốn ngược lên thành hình rồng và đầu nghê nhìn lên bờ dải có viền hoa thị Mái đình lợp ngói mũi hài Các vì kèo được thiết kế theo kiểu giá chiêng, dựa trên sáu hàng chân Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí Những mô típ trang trí rồng, hổ, cá chép, chim, hoa lá, mây được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren Đình chính không có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ có một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh
ba mặt đến tường của đình trong Đình có sàn ở hai bên, ở gian giữa có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thếp vàng Một ban thờ lớn trang trí bằng tượng rồng,
hổ phù ngậm chữ Thọ, mây Đình trong chỉ có sườn gỗ bào trơn, có tường xây kín ba mặt Bệ thờ đặt giữa Hậu cung, có ngai và bài vị Toàn bộ hệ thống kiến trúc đình còn nguyên vẹn từ đình chính, đình trong từ khi xây dựng Đình hiện còn giữ nhiều hiện vật giá trị như các đồ tế tự bằng đồng, gỗ, long ngai, câu đối, hoành phi, hàng ngàn trang văn bản Hán nôm ghi chép thần phả của làng, gia phả của các dòng họ, bia ký
Đặc biệt ở đây còn lưu giữ được 17 sắc phong Tản Viên làm thành hoàng làng Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng một đến mùng mười tháng giêng âm lịch với các trò chơi như thi lợn thờ, thi gà thờ…
b Giếng làng
Tất cả các làng “bán sơn địa” ở Đường Lâm từ lâu đều có một hệ thống giếng khơi công cộng khá hoàn chỉnh Ở Mông Phụ, mỗi xóm đều có một giếng mang tên
Trang 31của xóm Giếng ở làng cổ Mông Phụ có đường kính từ 3 – 5 mét, sâu trên dưới 10 mét Môt số giếng không phải xây phần thành giếng vì đào trên nền đá ong, chỉ xây phần cổ giếng Do đào ở vùng đất đá ong nên mạch nước rất trong và mát Trong dân gian, người ta tương truyền rằng hai giếng ở hai bên đình Mông Phụ là hai mắt của con rồng chột, một giếng nước trong và một giếng nước đục Chính điều đó đã tạo nên vị trí đắc địa cho đình Mông Phụ
c Ngõ
Các ngõ ở Mông Phụ hay ở làng Đường Lâm nói chung đều khá rộng và thường lát gạch ở phần giữa, hai bên có tường xây bằng đá ong hay gạch chạy dọc theo Cũng giống như các làng khác ở vùng đồng bằng sông Hồng, hai bên đường có đào rãnh nhỏ cho nước thải của các nhà hai bên ngõ chảy vào
d Xóm
Tạo thành làng là các xóm Ở làng Mông Phụ có tất cả bảy xóm bao gồm xóm
Hè, xóm Sui, xóm Chim, xóm Sải, xóm Trại, xóm Trung Hậu trong đó, xóm Trung Hậu là nơi còn tập trung khá nhiều nhà cổ xây bằng chất liệu gạch đất nện và tường đá ong Mỗi xóm xưa kia đều có cổng xóm Đường đi trong xóm khá quanh co nhưng đều
có thể ra được trục đường chính của làng và nối thông ra các làng phụ cận
e Điếm canh, điếm xóm
Các điếm canh ở Mông Phụ đều được xây bằng gạch và lợp ngói, phân bố ở các khu xóm trong làng Đây là nơi để các phiên tuần trú ẩn tuần tra mỗi đêm Điếm thường được xây dựng cạnh trục đường chính trong làng Nội thất bên trong điếm thường có bệ xây làm bàn thờ Trên ban thờ có mũ thờ thổ công, bát hương, vàng mã,
mõ gỗ và con ngựa giấy Vào các ngày rằm, mùng một, dân làng thường hay ra thắp hương Hiện nay, ở xóm Sui và xóm Đình của làng Mông Phụ vẫn còn lại ba điếm dùng làm nhà kho Ngoài ra còn có điếm ở xóm Hè và xóm Giang
f Ao
Không gian cư trú của làng được các ao bảo vệ Ở vùng đồng bằng sông Hồng, các làng truyền thống hầu như đều được quy hoạch như một thứ thành trì với lũy là
Trang 32cận không gian lưu trú Ao nằm ở bên ngoài con đường từ cổng đình vào làng được gọi là “Ao các cụ”, vì nó được làng giao cho người cao tuổi khai thác Ao làng lớn hơn nhiều nằm ở phía Nam của không gian cư trú Ao làng, ao nhà hầu hết nằm ở rìa làng
2.1.3.2 Chùa Mía (hay còn gọi là Sùng Nghiêm Tự)
Chùa Mía, hiệu là “Sùng Nghiêm Tự”, nằm trên vùng đồi của làng Đông Sàng Không còn tư liệu nào cho biết Chùa Mía được xây dựng từ bao giờ Vào thế kỷ 17, chùa bị hư hỏng, điêu tàn đổ nát Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dung (có sách ghi là Nguyễn Thị Ngọc Dao) đã đứng ra khuyến mộ thiện nam, tín nữ các làng thuộc Tổng Mía cùng tôn tạo lại Nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của bà, đã tạc tượng đem thờ ở chùa và tôn sùng bà là “Bà Chúa Mía”
Chùa Mía giản dị ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi chiếc cổng tam quan đơn giản, mộc mạc được tán cây đa già che chở Đối đỉnh với ngọn đa già là tòa bảo tháp cử phẩm Liên hoa Tòa tháp này được xây dựng để thờ vọng Xá lợi Phật Đây cũng là ngọn Tháp bút, Kính thiên, được coi là trấn giữ cho mạch âm của làng quê được an lành và phát triển Đi vào bên trong là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được cấu trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc” rất bề thế, bao gồm Tiền đường, chùa chính, Hậu đường và chùa Trung, tất cả 17 gian Chùa quay về hướng Nam, cửa Tam quan có mái cao 7 mét, cửa chính rộng 2,5 mét và hai cửa bên mỗi cửa rộng 1,75 mét Ở tầng trên Tam quan, phía trái treo một chuông thời Tây Sơn, phía phải treo một khánh, ở giữa là một tượng Tam Châu xoay mặt vào chùa Sau Tam quan là vườn cây, phía trái cổng chùa là nhà khách và nhà Tổ, mỗi nhà rộng 5 gian Đây là phòng hội họp của các tín đồ Đi vào chùa, ở phía bên phải là bàn thờ Mẫu, Quan Âm, phía bên trái là bàn thờ các vị ân nhân và một bia đá tóm tắt lại lịch sử xây dựng chùa Chùa chính song song với Tiền đường, bốn mái, tiếp theo là Thượng điện hay Tam bảo – nơi tập trung rất nhiều tượng thờ
Hiện chùa Mía đang lưu giữ 287 pho tượng thờ (chưa kể những tượng đã mất hay chưa kiểm kê), trong đó có 174 tượng bằng đất nung sơn son thiếp vàng, 107 tượng mộc và 6 pho tượng bằng đồng Những pho tượng nổi tiếng là tác phẩm điêu khắc sinh động như: tượng Tuyết Sơn, tượng Di Lặc, tượng Bát Bộ Kim Cương…
Trang 332.1.3.3 Đền phủ
Đền phủ ở làng Đông Sàng thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Liệu (tức bà Dung – Dao – Reo), cung phi của chúa Trịnh Tráng Theo như Kiều Oánh Mậu nói, công đức của
bà thực sự rất lớn với những việc như góp công tu sửa đình Mông Phụ, chùa Mía, đền
Và, đền Nam, đền Bắc, chùa Viễn Sơn, chợ Tam Bảo, mở bến Hà Tân, đào rạch thông với sông Hồng Đền phủ hiện nay còn hai cửa Tam quan, nhà Tiền bái và Thượng điện Đền phủ nổi tiếng là nơi linh thiêng, được nhân dân địa phương và vùng lân cận tôn kính
2.1.3.4 Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh
Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh ở gần đình Mông Phụ, là nơi ghi danh đức
độ, tinh thần xả thân vì nước của vị sứ thần khi làm nhiệm vụ tại đất nước Trung Hoa thời vua Sùng Trinh (nhà Minh) với tài đối đáp khéo léo, đanh thép hồi thế kỷ 17 Khu nhà thờ có diện tích 400m2, được dựng theo hình chữ Nhị, bao gồm nhà Bái, hậu đường quay theo hướng đông Ngoài ra còn có các hạng mục khác như: sân, cổng, vườn, nét kiến trúc họa tiết trang trí hoa văn mang phong cách thuộc niên đại triều Nguyễn Trong nhà thờ còn lưu giữ một số di vật quý như câu đối, bia đá, lư hương, đỉnh đồng Ngày 24/5/1991, Nhà nước đã ra quyết định xếp hạng Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh là di tích lịch sử văn hóa
2.1.3.5 Đền thờ và lăng Ngô Quyền
Đền thờ và lăng Ngô Quyền tọa lạc ở thôn Cam Lâm trông về hướng Đông Qua cổng đền làm kiểu nghi môn trụ biểu, sân lát gạch và hai dãy tả hữu mạc mỗi dãy
ba gian nhỏ là đến đền chính Đền thờ có quy mô khiêm tốn với tòa Đại bái ba gian nhà ngang được tu bổ vào năm 1857 và tòa Hậu cung ba gian nhà chạy dọc được tu tạo vào năm 1877 Lăng Ngô Quyền được xây dựng vào đời Thành Thái ngay trước nhà thờ, tương truyền là nơi đặt mộ Ngô Quyền Xung quanh lăng có tường bao, cột trụ, phần chính của lăng là nhà bia có mái che cao 1.50m trong đặt tấm bia đá được dựng thời vua Tự Đức ghi "Tiền Ngô Vương Lăng"
2.1.3.6 Đền thờ Phùng Hưng
Trang 34Đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng Ở Đường Lâm, nhân dân vẫn truyền rằng, đền thờ Phùng Hưng được đức Ngô vương cho xây dựng từ thế kỷ thứ X Tuy nhiên ngôi đền hiện này được tu bổ lớn vào năm Thành Thái nguyên niên (1889) và vẫn còn bảo lưu được một số cấu kiện kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII ở tòa đại bái Đền được xây dựng trên một quả đồi thoai thoải trông về hướng Nam Bố cục kiến trúc đền theo kiểu chữ " Nhị " xung quanh có tường bao quanh, phía trước là sân và hai nhà tả hữu mạc, mỗi dẫy gồm năm gian nhỏ Khám thờ trong hậu cung đặt long ngai bài vị "Bố cái đại vương" bức hoanh phi "Đông cung điện "cung các đồ thờ tự khác rất trang nghiêm Lễ hộ tưởng niêm Bố cái đại vương Phùng Hưng được nhân dân tổ chức vào ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm
2.1.3.7 Nhà cổ
Đường Lâm có lẽ là ngôi làng duy nhất cho tới ngày nay còn giữ được lối kiến trúc của làng Việt cổ, tiêu biểu với những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi với vật liệu đá ong đặc biệt của địa phương Hiện Đường Lâm có tổng số 956 ngôi nhà cổ đã hơn 150 năm tuổi trong đó tiêu biểu nhất là số nhà cổ ở thôn Đông Sàng có 441 nhà, thôn Mông Phụ có 350 nhà, thôn Cam Thịnh có 165 nhà Đây đều là những ngôi nhà tiêu biểu cho kiến trúc nông thôn, vật liệu chính là gỗ, đá ong, lợp ngói ri… với ngoại và nội thất còn giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc ban đầu có niên đại hàng trăm năm
Khuôn viên nhà ở truyền thống của làng cổ trọng điểm Mông Phụ và các làng cổ phụ cận như Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm ở làng cổ Đường Lâm phụ thuộc rất nhiều vào quy mô khuôn viên Điều đó quyết định các thành phần của khuôn viên, số lượng và quy mô của các thành phần đó Các thành phần chủ yếu của nhà truyền thống mang đặc trưng của nhà vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm:
Nhà chính là nơi cư trú của gia đình có 3 - 4 thế hệ cùng sinh sống, là nơi nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động, duy trì nòi giống, giáo dục con cái, phụng dưỡng bố mẹ,
Trang 35ông bà, thường kết hợp với thờ cúng, tín ngưỡng Hình thức và kết cấu nhà chính được chú trọng nhất trong toàn bộ các công trình của khuôn viên nhà Nhà có hướng chủ đạo
là hướng Nam, Đông Nam Đây là hai hướng thuận lợi cho việc đón gió mát vào mùa hè
và tránh gió lạnh vào mùa đông Ngôi nhà được xây dựng chủ yếu bằng đá ong, gạch mộc, gắn kết bằng đất trộn với trấu Cột trụ và trần nhà được làm bằng gỗ xoan Mái nhà bao giờ cũng võng xuống theo hình cánh diều, được lợp ngói mũi theo lối lợp chen vai, cài cánh, đan xít vào nhau như vẩy rồng Mặt bằng ngôi nhà có dạng hình chữ nhật, thường có số gian lẻ: 3, 5, 7 gian và hai chái (thường gọi là hai gian buồng) Đồ đạc trong gia đình tùy theo điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình mà có chất lượng, hình thức khác nhau Ngoài ra còn có các đồ dùng, dụng cụ khác liên quan đến sinh hoạt lao động tất cả đều được sắp xếp, bố trí gọn gàng và thiết thực trong cuộc sống hàng ngày Việc trang trí trong ngôi nhà truyền thống cũng rất được chú trọng
Sân là nơi phơi phóng thóc lúa, rơm rạ, nơi tổ chức đình đám của gia đình, là không gian chuyển tiếp từ ngoài nhà vào trong nhà Sân thường được lát bằng gạch theo lỗi chữ công hoặc bằng đất nện đầm kỹ Sân có chiều dài bằng hoặc lớn hơn chiều dài nhà chính, chiều rộng phụ thuộc vào khoảng cách từ nhà chính tới ao, hay nhà chính tới tường rào phía trước
Nhà phụ có thể là một hay nhiều nếp nhà được bố trí trong khuôn viên với mục đích là nơi sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, nơi phục vụ cho nhhu cầu sinh hoạt, ăn ở, là kho chứa lương thực, nguyên liệu sản xuất, công cụ lao động Hình thức kiến trúc và kết cấu của nhà phụ thường đơn giản hơn nhiều so với nhà chính, hầu như không có chạm khắc, trang trí
Ngoài ra, các thành phần khác trong khuôn viên nhà truyền thống tùy theo kích thước và hình dáng khuôn viên mà được đặt trước, sau, hai bên của nhà chính và sân
2.1.4 Tài nguyên văn hóa phi vật thể
2.1.4.1 Lễ hội
Làng cổ Đường Lâm hiện còn lưu giữ một kho tàng những giá trị văn hóa, lịch
sử, kiến trúc, nghệ thuật, khoa học quý báu cùng nhiều nét sinh hoạt truyền thống của một làng quê nông vùng đồng bằng Bắc Bộ
Trang 36Ngoài những giá trị vật thể, làng cổ Đường Lâm chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể với nhiều lễ hội truyền thống gần với các di tích
Tại làng cổ Đường Lâm hiện nay vẫn còn các lễ hội lớn có thể kể đến như:
Bảng 1: Các lễ hội tại làng cổ Đường Lâm
1 Lễ hội đền Phùng Hưng Đền Phùng Hưng – Cam Lâm Mùng 14/8 (âm lịch)
2 Lễ hội đền Ngô Quyền Đền Ngô Quyền – Cam Lâm Tháng giêng
3 Lễ hội ngày Phật đản Chùa Mía – Đông Sàng Mùng 8/4 (âm lịch)
4 Lễ hội Đà Ngư Sông Tích
5 Lễ hội đình Mông Phụ Đình làng Mông Phụ Mùng 8/1 (âm lịch)
6 Ngày giỗ Thám Hoa
Nguồn: Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm
Nhắc đến lễ hội truyền thống, người ta nghĩ ngay đến những hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và được coi là những bảo tàng sống động về văn hóa dân tộc Lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội, nơi lưu giữ những lễ nghi truyền thống, các trò chơi văn hóa van nghệ dân gian đặc sắc Lễ hội dân gian cổ truyền của làng cổ Đường Lâm không những có một quá trình lịch sử lâu dài mà còn phát triển mạnh mẽ,
là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng quan trọng trong khu vực Nghi thức lễ tiết nông nghiệp được coi là hạt nhân của lễ hội làng cổ Đường Lâm
Hội làng và những sinh hoạt cộng đồng trong những ngày làng vào đám ở Đường Lâm bên cạnh những nét chung của hội hè vùng Bắc Bộ còn có những nét riêng phản ánh lịch sử, tập quán, tục lệ, các quy tắc tổ chức, tập hợp và liên kết cộng đồng ở Đường Lâm, liên quan đến sự tích nhân vật được tôn thờ Ngay giữa các thôn làng trong xã ít nhiều cũng có sự khác biệt, từ việc chuẩn bị, cắt đặt người cày ruộng, nuôi lợn thờ, việc chia mâm để hưởng phần “nhang ẩm” tại đình chung
2.1.4.2 Đời sống văn hóa cộng đồng
Trang 37Bên cạnh những giá trị vật chất, làng cổ Đường Lâm còn là nơi hội tụ văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều sản vật dân gian cùng lối sống của cộng đồng dân cư địa phương đã tạo nên phần hồn cho làng cổ Đường Lâm Đó chính
là giá trị phi vật thể đáng được trân trọng, giữ gìn của di tích
Về văn hóa ẩm thực, các món ăn đặc sắc truyền thống của người dân từ nhiều thế kỷ nay vẫn đang được bảo tồn, gìn giữ và phát triển tại làng cổ Đường Lâm Ngày nay, những đặc sản này đang trở thành những sản phẩm quý, rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như: kẹo lạc, chè lam, chè kho, nước vối, chè tươi, gà Mía, mật, tương Đây chính là thế mạnh cần phát huy khi bảo tồn về sinh hoạt ẩm thực truyền thống ven Hà Nội
2.1.4.3 Các tập tục, lối sống và nghi lễ truyền thống
Uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên là một đặc điểm nổi bật, thể hiện đạo
lý, tình cảm của người Việt Trong mỗi gia đình người dân tại làng cổ Đường Lâm, vị tró quan trọng nhất trong ngôi nhà là nơi đặt bàn thờ thờ cũng tổ tiên ông bà Điều khá đặc biệt là cho đến tận hiện nay, khá nhiều gia đình ở làng cổ Đường Lâm ngoài ban thờ gia tiên còn có riêng một bàn thờ thờ Mẫu theo tín ngưỡng Tam phủ và thờ Đức Thánh Trần – tức Trần Hưng Đạo và bàn thờ thổ công ở gian cạnh nhưng lại đặt cao hơn cả bàn thờ tổ tiên bên gian chính
Ngoài các tập tục ma chay, cưới xin, sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình theo nghi lễ truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, những dấu ấn của văn hóa làng cũng thể hiện
rõ nét trong nét sinh hoạt thường nhật tồn tại hàng trăm năm của cư dân làng cổ với ý thức cộng đồng cao, để rồi đi sâu vào tiềm thức của những người dân và trở thành những hoạt động thường ngày của họ
2.1.5 Giá trị của di sản văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm
2.1.5.1 Giá trị lịch sử
Làng cổ Đường Lâm tồn tại đến nay có niên đại khoảng trên dưới 500 năm Các ngôi làng cổ được hình thành cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, gắn liền với lịch sử dân tộc ta Đặc điểm của làng cổ cùng với các thiết chế xã hội, tín ngưỡng và không gian văn hóa đã phản ánh khá đầy đủ về quá trình hình thành lối sống, ăn ở và
Trang 38sinh hoạt của người dân trong xã hội phong kiến nơi đây Những luật lệ và quan niệm dân gian để lại dấu ấn đậm nét trong sinh hoạt và xây dựng nhà ở Đó là những ngôi nhà cổ với nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình, là nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kinh tế gia đình kiểu tự cung tự cấp Đối với những ngôi nhà cổ còn tồn tại đến ngày nay, có lẽ đó là những ngôi nhà của các gia đình quan lại, địa chủ, buôn bán, nhà nhiều ruộng mới có điều kiện sử dụng những vật liệu có chất lượng tốt Tất cả là hình ảnh rõ nét nhất về cách tổ chức xa xưa của người dân trong xã hội cũ
2.1.5.2 Giá trị văn hóa
Làng cổ ở Đường Lâm có giá trị văn hóa mang đặc trưng của nền văn hóa phương Đông với cội nguồn là văn hóa nông nghiệp Tổ chức không gian tổng thể cho thấy phương thức sống tự cung, tự cấp kết hợp với sản xuất nhỏ của người dân Việt Nam từ ngàn đời xưa và không mấy thay đổi theo thời gian Cách thức tổ chức không gian văn hóa, bài trí nội thất đã thể hiện văn hóa tổ chức cuộc sống, phong tục, tập quán và nhất là thể hiện nét đẹp văn hóa trong việc thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam Cùng với nét đẹp của văn hóa gia đình nhiều thế hệ mang tính giáo dục cao cho các thành viên trong gia đình nhờ sự ràng buộc gắn bó tình cảm ruột thịt đã giáo dục tư cách đạo đức cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của gia đình, của đất nước
2.1.5.3 Giá trị nghệ thuật
Giá trị nghệ thuật của làng cổ Đường Lâm được thể hiện rõ nét nhất ở hệ thống kiến trúc tôn giáo và nhà ở dân dụng, trong đó, đáng lưu ý là bố cục tổ chức không gian khuôn viên
Khuôn viên được bố cục một cách chặt chẽ, hài hòa, các thành phần trong khuôn viên đều có vai trò và tư cách riêng được liên kết, ràng buộc lẫn nhau, không chèn lấn, ngôi thứ rất rõ ràng, tất cả đều lấy nhà chính làm điểm quy tụ, hướng tới Kiến trúc nhà ở truyền thống cũng giống như kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung, không phát triển theo chiều cao mà phát triển theo bề rộng, kiến trúc dàn trải theo mặt bằng với nhiều đơn nguyên riêng rẽ nhưng được liên kết hết sức hợp lý bằng
hệ thống sân, vườn ao, cây xanh, lối đi Mặt khác, về kiểu dáng, vật liệu, nội thất hay mặt bằng tổ chức không gian, trang trí bên trong và bên ngoài cũng hết sức hài hòa,
Trang 39hợp lý, phù hợp với đặc điểm của con người, đặc điểm của môi trường sống, phong tục, tập quán của con người nơi đây
Giá trị nghệ thuật kiến trúc còn được thể hiện rõ nét ở tính thống nhất Chúng liên hệ chặt chẽ với nhau qua từng chi tiết, kiến trúc có không gian tổng thể phong phú, kết hợp trong và ngoài nhà một cách khéo léo Không gian chuyển tiếp từ trong ra ngoài theo kiểu “kín” của buồng, “nửa kín, nửa mở” của hiên và “mở” của sân, vườn,
ao Tất cả đã khiến cho công trình gần gũi với thiên nhiên hơn Cảnh quan ngoài nhà hòa quyện với không gian nội thất trong nhà thông qua sự chuyển tiếp từ ngoài vườn, đến sân, đến hiên, vào trong nhà qua hệ thống cửa mở rộng ở các gian, hoa lá của cây cối ngoài vườn hòa cùng hoa văn trên các vật dụng, hoa văn trên bộ vì, trên vách mang lại sức sống mãnh liệt cho ngôi nhà truyền thống Với kiểu dáng mộc mạc gần gũi với thiên nhiên, phong cảnh, kiến trúc nhà ở truyền thống vẫn giữ được những nét riêng độc đáo và bản địa, do đó đã không bị đồng hóa trong nền kiến trúc phương Đông nói chung
2.1.5.4 Giá trị khoa học
Làng cổ Đường Lâm có nhiều giá trị khoa học trong việc sử dụng vật liệu phù hợp với kết cấu truyền thống và điều kiện tự nhiên, môi trường, hạn chế được những bất lợi của khí hậu thông qua việc lựa chọn vị trí và hướng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu đất, thường là khu đất cao, quay về hướng Nam hoặc Đông Nam mà không phạm vào các điều cấm kỵ Kiến trúc sử dụng những vật liệu tùy theo điều kiện khai thác của mỗi vùng, lựa chọn vật liệu có sẵn tại địa phương như gỗ xoan trồng trong vườn nhà, tre, nứa, gạch, ngói ở trong làng và vùng lân cận Các thành phần, cấu kiện quan trọng sử dụng các loại vật liệu tốt, bền như gỗ lim, gỗ đinh cho bộ vì, vách thuận Các thành phần kém quan trọng hơn hoặc dễ thay thế người ta sử dụng các vật liệu có độ bền kém hơn với kinh phí rẻ hơn Nền nhà lát gạch hoặc bằng đất nện vừa mát vào mùa hè, vừa hút ẩm vào những ngày có độ ẩm cao Bên cạnh đó, để tránh ẩm, mốc, mối mọt xâm thực nhà ở truyền thống Đường Lâm thường làm các chân tảng đá
để đỡ cột, các cửa có ngưỡng ngăn không cho côn trùng vào nhà Kỹ thuật xây dựng
Trang 40nhà mang tính chất kế thừa và sáng tạo đòi hỏi người thiết kế phải am hiểu kỹ về kiến trúc truyền thống để áp dụng một cách có sáng tạo
2.2.1 Lượng khách
Trước khi làng cổ Đường Lâm được công nhận là làng Việt cổ, hoạt động kinh doanh du lịch nơi đây chưa được quan tâm, đầu tư phát triển Khu du lịch này cũng không có cơ quan, ban ngành nào phụ trách quản lý, mà hoạt động du lịch chủ yếu là mang tính tự phát Phần lớn những người đến đây là các sinh viên, học sinh với mục đích tham quan, dã ngoại về cảnh làng quê Tuy nhiên, vào năm 2005, làng cổ đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, vì vậy khu du lịch đã trở thành điểm thu hút, hấp dẫn đối với khách du lịch và được nhiều người biết đến
Bảng 2: Doanh thu và lượng khách của khu du lịch Đường Lâm
Nguồn: Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm
Năm 2005, Đường Lâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia, khi đó, địa danh Đường Lâm còn khá xa lạ với khách du lịch Theo thống kê của Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, lượng khách tham quan di tích làng cổ Đường Lâm thời gian qua đang gia tăng Vào năm 2005, lượng khách đến đây mới chỉ hơn 4.000 lượt khách Lý do là vì người dân Đường Lâm vẫn chưa quen với khái niệm "làm du lịch" Nhưng vài năm trở lại đây, địa danh làng cổ Đường Lâm đã xuất hiện thường xuyên trên bản đồ du lịch, là một điểm đến thu hút khách du lịch Liên tục trong 5 năm trở lại đây lượng khách du lịch đã tăng lên nhiều lần Năm
2010, 10,3 vạn lượt khách đến thăm làng cổ, năm 2011 có 12 vạn lượt người và năm
2012 khu du lịch đã đón 12,6 vạn lượt khách, năm 2013 có 13,7 vạn lượt người đến