1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, xây dựng chương trinh du lịch tâm linh tại tỉnh hưng yên

86 425 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Bên cạnh những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đã được biết đến như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Hương tại Hà Nội, hay những ngôi chùa nổi tiếng khác như Yên Tử, chùa B

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH _

Họ và tên : Dương Thị Thu Trang – K21HD

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài : Nghiên cứu, xây dựng chương trình du lịch tâm linh tại

Trang 2

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô ThS Trần Thị Mỹ Linh đã

dành thời gian hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho em, đưa ra những ý kiến quý báu để

em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội và các Thầy Cô trong Khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, đã quan tâm, hỗ trợ và luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên đạt kết quả học tập tốt nhất

Ngoài ra sự giúp đỡ của các cô chú Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên, các anh chị tại Trung tâm xúc tiến Du lịch Hưng Yên cũng góp phần rất nhiều giúp khóa luận tốt nghiệp của em đạt được kết quả tốt hợn

Do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý,

bổ sung của thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên tốt nghiệp

Trang 3

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận 5

2 Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài 6

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 6

4 Kết cấu của khóa luận 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH TÂM LINH 8

1.1 Các khái niệm 8

1.1.1 Du lịch 8

1.1.2 Khách du lịch 9

1.1.3 Tâm lý du khách 10

1.1.4 Sản phẩm du lịch 12

1.1.5 Các loại hình du lịch 13

1.1.6 Kinh doanh du lịch 15

1.2 Du lịch tâm linh 15

1.2.1 Khái niệm về du lịch tâm linh 15

1.2.2 Đặc điểm của du lịch tâm linh ở Việt Nam 16

1.2.3 Xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam 17

1.2.4 Những hoạt động du lịch tâm linh chủ yếu 17

1.2.5 Điều kiện để phát triển du lịch tâm linh 17

1.3 Xây dựng chương trình du lịch 19

1.3.1 Khái niệm và phân loại chương trình du lịch 19

1.3.2 Xây dựng chương trình du lịch 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI TỈNH HƯNG YÊN 28

2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Hưng Yên 28

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28

2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội 30

2.1.3 Tài nguyên du lịch 31

2.2 Thực trạng phát triển du lịch tại Hưng Yên 45

2.2.1 Thực trạng phát triển du lịch tại Hưng Yên giai đoạn 2012 – 2016 45

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Hưng Yên 51

2.4 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong việc phát triển du lịch tâm linh tại Hưng Yên 55

2.4.1 Điểm mạnh 55

2.4.2 Điểm yếu 56

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 57

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TÂM LINH TẠI TỈNH HƯNG YÊN 58

Trang 4

3.1 Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hưng Yên 58

3.1.1 Mục tiêu 58

3.1.2 Nhiệm vụ và giải pháp 58

3.2 Xây dựng chương trình du lịch tâm linh 66

3.2.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường 66

3.2.2 Xây dựng chương trình du lịch tâm linh 67

3.2.2 Đánh giá tính khả thi và nét đặc sắc, hấp dẫn của chương trình du lịch73 3.3 Giải pháp khai thác và phát triển chương trình du lịch tâm linh tại Hưng Yên 74 3.3.1 Liên kết với các công ty du lịch 74

3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực 74

3.3.3 Tăng cường công tác quảng bá chương trình du lịch 74

3.3.4 Phát triển du lịch một cách bền vững 75

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 76

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 80

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận

Du lịch một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Hiện nay, nhu cầu được đi du lịch đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu của con người Những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng du khách hay loại hình du lịch, trong đó du lịch tâm linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự tăng trưởng đó Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội Với ý nghĩa đó, tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh ỏ tình Hưng Yên nhằm hướng tới phát triển bền vững đối với Du lịch Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung

Bên cạnh những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đã được biết đến như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Hương tại Hà Nội, hay những ngôi chùa nổi tiếng khác như Yên Tử, chùa Bái Đính thì ngay cạnh Hà Nội, tỉnh Hưng Yên với đền Mẫu, chùa Chuông, chùa Hiến, đền Chử Đồng Tử,… cũng chính là địa danh hội tụ được đủ các yếu tố để có thể phát triển được ngành dịch vụ tâm linh này

“Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”

Đó là câu thơ người ta vẫn thường hay nhắc về Phố Hiến (Hưng Yên) như thế! Vậy mà thời gian qua, cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi của thể chế chính trị, Phố Hiến dường như đã bị đưa vào quên lãng Mặc dù có bề dày lịch sử, có nền văn hóa đa dạng, có các điều kiện tài nguyên để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh nhưng hiện nay vẫn chưa được khai thác hay khai thác một cách chưa hiệu quả Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch của tỉnh Hưng Yên hay của

cả nước, gây lãng phí tiềm năng và nghiêm trọng hơn là những giá trị văn hóa có thể bị

lãng quên Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu, xây dựng chương trình du lịch tâm linh tại tỉnh Hưng Yên” là hết sức cần thiết để phân tích, đưa ra giải pháp, hướng

đi đúng đắn, xây dựng một chương trình du lịch vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của du khách ngày càng tăng, đồng thời góp phần vào việc quảng bá, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của mảnh đất này

Trang 6

2 Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài

Mục đích: Dựa trên những kiến thức đã học, những số liệu thu thập được, những cuộc nghiên cứu, khảo sát, dựa trên thực tế quan sát tại tỉnh Hưng Yên Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm khai thác du lịch tâm linh tại tỉnh Hưng Yên, cụ thể là xây dựng chương trình du lịch tâm linh tại tỉnh Hưng Yên

Giới hạn: Nghiên cứu thông qua các số liệu thống kê về khách du lịch tâm linh đến với Hưng Yên qua các năm gần đây, sự hấp dẫn đặc sắc của các tài nguyên phục

vụ du lịch tâm linh (đền, chùa,…)

Nhiệm vụ đề tài:

+ Đưa ra cơ sở lí luận về du lịch và du lịch tâm linh

+ Phân tích thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Hưng Yên

+ Xây dựng chương trình du lịch tâm linh tại tỉnh Hưng Yên

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch và các tài nguyên nhân văn để có thể thực hiện được chương trình du lịch tâm linh tại Hưng Yên

Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp thu thập, phân tích số liệu: dựa trên những bảng biểu, những số liệu cụ thể do bản thân nghiên cứu hoặc từ Tổng cục thống kê, từ đó tổng hợp, đánh giá và nhận xét một cách logic ( sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp)

+ Phương pháp nghiên cứu lí luận kết hợp với tìm hiểu quan sát thực tế

+ Phương pháp thống kê, dự dáo: dự báo trước những vấn đề trong tương lai dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thực trạng của đề tài nghiên cứu

+ Phương pháp khảo sát thực địa: Thực hiện kháo luận này, em đã đến các điểm du lịch tâm linh tại tỉnh Hưng Yên để khảo sát, tìm hiểu thêm về thực trạng du lịch tâm linh tại đây

Trang 7

+ Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi, với 50 phiếu, mỗi phiếu gồm bốn câu hỏi để

tìm ra nhu cầu và động cơ của khách du lịch

4 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 phần chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch tâm linh

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Hưng Yên

Chương 3: Xây dựng chương trình du lịch tâm linh tại tỉnh Hưng Yên

Trang 8

để đánh giá đúng mức sống của cư dân nước đó Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa

Định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện tại nước Anh vào năm 1811 dựa trên mục đích của chuyến đi: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”

Năm 1930, ông Glusman (Thụy Sĩ) đã định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”

Theo định nghĩa của hai học giả Thụy Sĩ Hunziker và Kraff đã được Hiệp hội

các chuyên gia du lịch thừa nhận: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng

bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và làm việc thường xuyên của họ” [18]

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam, ban hành ngày 14/06/2005:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

Trang 9

thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” [10]

Như vậy, có rất nhiều khái niệm về du lịch tùy theo từng quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung các quan điểm này đều thể hiện được góc độ nào đó của du lịch Trong điều kiện nước ta, khái niệm Du lịch được công nhận và phổ biến rộng rãi, được trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005

1.1.2 Khách du lịch

Cũng giống như Du lịch, có rất nhiều quan niệm khác nhau về khách du lịch

Định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện vào cuối thế kỷ XIII tại Pháp: “Khách

du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn”

Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa:

“Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế”

Như vậy, có nhiều quan điểm về khách du lịch Tuy nhiên, về cơ bản chúng còn phiến diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm Một số mới chỉ dừng ở việc phân tích động cơ du lịch hoặc bóc tách du lịch khỏi các chức năng kinh tế - xã hội

Năm 1993, theo đề nghị của tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc (UNSC) đã công nhận:

- Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm:

+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): gồm những người nước ngoài đến du lịch một quốc gia

+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là công dân của một quố gia và những người nước ngoài đang ssống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước

Trang 10

Ở Việt Nam, khái niệm khách du lịch được quy định tại Luật Du lịch (2005)

như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [10]

Khách du lịch được chia thành hai loại sau:

- Khách du lịch quốc tế: Ở Việt Nam, khách du lịch quốc tế được xác định gồm hai nhóm khách: Khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound)

+ Khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch

+ Khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound): là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa được xác định là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam [18]

1.1.3 Tâm lý du khách

a Khái niệm

Tâm lý học ngày nay đã trở thành một nền khoa học độc lập Tuy vậy, khi khoa học càng được phân ngành cụ thể thì các ngành khoa học cũng thâm nhập vào nhau, liên quan với nhau càng nhiều Tâm lý có liên quan trực tiếp với các khoa học khác như: sinh học, thần kinh học, giải phẫu học; các ngành khoa học xã hội như: lịch sử, văn hóa…

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về tâm lý khách du lịch phụ thuộc vào cách tiếp cận cũng như phạm vi nghiên cứu Với cách tiếp cận xem tâm lý khách du lịch là một ngành của tâm lý học thì có thể gọi Tâm lý du khách là Tâm lý học khách

du lịch Mục đích của cách tiếp cận này đó là vận dụng những thành tựu, những cơ sở khoa học của tâm lý học cho việc nghiên cứu tâm lý của khách du lịch, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm cho rằng : Tâm lý khách du lịch là một ngành của tâm

lý học, chuyên nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của khách du lịch, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến tâm lý của du khách và nghiên cứu việc vận dụng các thành tựu của khoa học tâm lý trong phục vụ khách du lịch

b Phân loại

Trang 11

Có rất nhiều cách phân loại tâm lý du khách như: Theo giới tính, theo châu lục, theo độ tuổi, theo nghề nghiệp, theo tín ngưỡng tôn giáo,… Tuy nhiên để phù hợp với nội dung khóa luận này, tác giả xin phép được đề cập tới cách phân loại theo độ tuổi

- Thiếu nhi (dưới 12 tuổi)

+ Hoạt bát, hiếu động, tò mò, ưa khám phá những điều mới lạ trong chuyến đi

+ Thích được thể hiện bản thân, thích được đưa ra quyết định như người lớn

+ Thường bày tỏ cảm xúc rõ ràng qua hành vị, lời nói

+ Thích đến chơi ở các công viên hoặc trung tâm giải trí, trò chơi điện tử,…

+ Thích được âu yếm, cưng chiều, thích được khen ngợi, khuyến khích

- Thiếu niên (từ 13 - 17 tuổi)

+ Thích thể hiện bản thân, khẳng định mình với tư cách một người đã trưởng thành thông qua hành động, lời nói, ngôn ngữ và cử chỉ Tuy nhiên hành vi thường mang tính bộc phát, thiếu chín chắn

+ Tò mò, ưa khám phá những điều mới lạ trong chuyến đi

+ Thích tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động mang tính thư giãn, tiêu khiển tại điểm đến

+ Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ mang tính bộc phát, dễ phát sinh trong chuyến đi Khả năng thanh toán thường phụ thuộc vào người lớn cùng đi

- Thanh niên (từ 18 – 30 tuổi)

+ Thích sự vui vẻ, thoải mái và cởi mở trong giao tiếp; không thích gò mình vào những nề nếp, lễ nghi giao tiếp cứng nhắc

+ Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ khá đa dạng Bên cạnh đó, nhu cầu về tinh thần, nhu cầu tự khẳng định bản thân được họ coi trọng hơn nhu cầu về vật chất

+ Thanh niên thường dễ bị thu hút và cuốn theo các trào lưu, thị hiếu của xã hội; đồng thời chịu ảnh hưởng khá từ các phương tiện truyền thông, giải trí

+ Dễ thích nghi với môi trường mới, thích ứng nhanh với các hoạt động trong chuyến

đi Các CTDL kết hợp nhiều hoạt động du lịch trong tour thường hấp dẫn nhóm khách này bởi họ có thể cùng một lúc tham quan, khám phá nhiều điểm đến trong chuyến du lịch của mình Bên cạnh đó, với bản tính thích khám phá nhwwngx điều mới lạ, đối tượng khách du lịch thanh niên thường thích tham gia các CTDL khám phá, mạo hiểm + Khả năng chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch của nhóm khách này thường

Trang 12

không cao nên yêu cầu cũng như sự đánh giá về chất lượng các sản phẩm du lịch của

họ cũng không quá khắt khe

- Trung niên (từ 31 – 55 tuổi)

+ Tâm lý tường ổn định, bản lĩnh, nhạy cảm, tinh tế, khôn ngoan, thường suy xét, cân nhắc trong các mối quan hệ giao tiếp Hành vi của nhóm du khách ở đội tuổi này thường tuân theo những khuôn mấu, chuẩn mực của xã hội

+ Có xu hướng đi du lịch với vợ/chồng hoặc cả gia đình Các CTDL ưa thích của họ thường là các chương trình tham quan hoặc tìm hiểu văn hóa, truyền thống,… của cộng đồng địa phương nơi có điểm đến

+ Khả năng thanh toán cao nhất trong các đối tượng khách ở nhóm các độ tuổi khác Tuy nhiên, đối tượng khách này có mong muốn được hưởng thụ những sản phẩm, dịch

vụ xứng đáng với đồng tiền đã bỏ ra Vì vậy, yêu cầu về chất lượng dịch vụ của họ là khá khắt khe

- Người già (trên 55 tuổi)

+ Thích giao tiếp tình cảm, theo các chuẩn mực phổ biến của xã hội

+ Thích được tôn trọng và cũng rất hay tự ái

+ Thích được quan tâm, chăm sóc, được giãi bày các quan điểm, tâm sự của mình về cuộc sống, gia đình và xã hội

+ Thích tham gia các loại hình du lịch văn hóa, tín ngưỡng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Đồng thời thích đến những nơi yên tĩnh, không quá xô bồ và ồn ào [15]

1.1.4 Sản phẩm du lịch

a Khái niệm

Theo điều 10 Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [10]

Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch

vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách

Trang 13

 Dịch vụ du lịch gồm:

 Dịch vụ vận chuyển

 Dịch vụ lữ hành

 Dịch vụ lưu trú, ăn uống

 Dịch vụ vui chơi, giải trí

 Dịch vụ mua sắm

 Dịch vụ thông tin, hướng dẫn

 Dịch vụ trung gian và bổ sung

 Tài nguyên du lịch gồm:

 Tài nguyên du lịch tự nhiên

 Tài nguyên du lịch nhân văn

b Đặc điểm của sản phẩm du lịch

 Tính vô hình

 Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng

 Tính không chuyển đổi quyền sở hữu

Có nhiều hình thức để phân chia loại hình du lịch

Trang 14

 Phân loại theo mục đích chuyến đi

- Du lịch tham quan - Du lịch thể thao kết hợp

 Phân loại theo tài nguyên du lịch:

- Du lịch văn hóa: “Là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”

- Du lịch sinh thái: “Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

 Phân loại theo phương tiện vận chuyển

- Du lịch xe đạp - Du lịch máy bay

- Du lịch ô tô - Du lịch tàu thủy

- Du lịch tàu hỏa

Trang 15

 Phân loại theo hình thức tổ chức

- Du lịch theo đoàn

- Du lịch cá nhân

- Du lịch gia đình

1.1.6 Kinh doanh du lịch

a Khái niệm kinh doanh du lịch

Về bản chất, hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường

b Các loại hình kinh doanh du lịch

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành, giữa các bộ phận này có mối quan hệ phụ thuộc và bổ sung cho nhau

Có bao nhiêu bộ phận cấu thành thì có bấy nhiêu loại hình kinh doanh du lịch, đó là:

- Kinh doanh lưu trú và ăn uống

- Kinh doanh lữ hành

- Kinh doanh vận chuyển du lịch

- Kinh doanh thông tin du lịch

1.2 Du lịch tâm linh

1.2.1 Khái niệm về du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là một khái niệm mới đối với ngành du lịch Việt Nam Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất Tuy nhiên, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu

và tính ứng dụng cao của đề tài, trong khóa luận này sẽ đề cập đến “du lịch tâm linh” ở Việt Nam

Trang 16

Trong “Tham luận của Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn tại Hội Nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững (Ninh Bình, 21-22/11/2013)” có nêu:

“Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần.” [17]

Văn hóa tâm linh trong định nghĩa trên chính là một mặt hoạt động văn hóa của

xã hội con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống hàng ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ của con người Thể hiện về phương diện giá trị vật chất là những kiến trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ,… Thể hiện về phương diện giá trị văn hóa tinh thần đó

là những nghi lễ, những ý niệm thiêng liêng trong tâm thức con người

Chính vì vậy, khái niệm văn hóa tâm linh với tư cách là hình thái văn hóa của một tộc người bao gồm nhiều yếu tố, theo như GS.TS Hồ Sỹ Vịnh là: tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian và một phần sáng tạo của khoa học, nghệ thuật như sự thăng hoa, phút xuất thần, “tia chớp cảm hứng sáng tạo, trí tuệ phát sáng của khoa học

và nghệ sĩ.”

Cho đến nay, đây có lẽ là khái niệm đơn giản, dễ hiểu và hợp lý cả về nội dung

và tính chất hoạt động

1.2.2 Đặc điểm của du lịch tâm linh ở Việt Nam

Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin ở Việt Nam, trong đó Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo Triết lý phương Đông, đức tin, giáo pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn Mới đây, Tín ngưỡng thờ

Trang 17

cúng Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại

Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành

Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên

Tử

Ngoài ra du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí

1.2.3 Xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam

Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch

Nhu cầu về du lịch tâm linh ngày càng đa dạng

Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh

Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội

1.2.4 Những hoạt động du lịch tâm linh chủ yếu

Hành hương đến những điểm tâm linh, tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian, tham gia lễ hội tín ngưỡng, dân gian

1.2.5 Điều kiện để phát triển du lịch tâm linh

a Điều kiện chung

- Thời gian rỗi của nhân dân

- Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của nhân dân

- Trình độ văn hoá chung của nhân dân đươc nâng cao thì hoạt động đi du lịch cũng được nâng cao

- Không khí hoà bình ổn định chính trị trên thế giới

Trang 18

b Các điều kiện đặc trưng

Điều kiện về tài nguyên du lịch tâm linh

+ Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, hệ động, thực vật + Tài nguyên nhân văn: là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc, của địa phương nơi mà khách đến

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, di tích lịch sử văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo và được lưu giữ cho đến ngày nay

Đặc biệt, đối với du lịch tâm linh thì tài nguyên nhân văn bao gồm: các công trình tôn giáo, các di tích lịch sử văn hóa như đình, đền, chùa, các lễ hội, tín ngưỡng dân gian,…

c Điều kiện sẵn sàng phục vụ khách

Tài nguyên dân cư và lao động: Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho du lịch, là thị trường để tiêu thụ sản phẩm du lịch Đây chính là nhân tố con người, nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi nghành kinh tế, trong đó có du lịch

Tài nguyên cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng: Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch Cơ sở kỹ thuật và hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Ngược lại, sẽ gây khó khăn làm chậm bước phát triển Cơ sở vật chất - kỹ thuật - thiết bị hạ tầng bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải (đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển ), hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí

Chính sách: Đây là nguồn lực - điều kiện tiêu quyết để phát triển du lịch Bởi lẽ một quốc gia dù có giàu có về tài nguyên, nhân lực nhưng thiếu về đờng lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn thì du lịch vẫn không thể phát triển được Đường lối, chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối - chính sách phát triển kinh tế xã hội Các đường lối, phương hướng, chính sách kế hoạch, biện pháp cần

Trang 19

phải được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể Do sự bùng nổ của du lịch cũng như doanh thu từ nó nên nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiêù nước Do vậy cần phải có các chiến lược phù hợp, và do đây là ngành kinh tế liên ngành nên nó có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy các chủ trương, kế hoạch phải được xây dựng một cách đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và được phối hợp một cách nhịp nhàng

Những cơ hội để phát triển du lịch: Những cơ hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học,… cũng là nguồn lực để phát triển du lịch Bởi lẽ thông qua các cơ hội đó mà du lịch tăng thêm nguồn khác, là điều kiện để tuyên truyền, quảng cáo du lịch nước mình Đây chính là cơ hội để phát triển du lịch Bởi lẽ một nước có chính trị ổn định sẽ thu hút được khách đến Một nền văn hoá đậm đà bản sắc, thể thao, khoa học, giáo dục phát triển sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế Các hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hoá, thể thao lớn cũng là nguồn lực quan trọng

Nguồn lực bên ngoài: Đây là một thành tố không thể thiếu được của một quốc gia nói chung và điểm du lịch nói riêng, phát triển du lịch, đặc biệt là đối với chúng ta, một nước đang phát triển, nguồn lực và khả năng hạn chế nên chúng ta cần phải thu hút đầu tư, thu hút khoa học tiên tiến để quy hoạch, phát triển du lịch có kế hoạch và phát triển bền vững

(Điều 4, chương I, khoản 13, Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005)

Chương trình du lịch (CTDL) bao gồm các dịch vụ trong một lịch trình của khách du lịch đã được lên kế hoạch, đặt trước và được khách du lịch thanh toán đầy đủ

Trang 20

b Phân loại

Có rất nhiều tiêu chí để phân loại CTDL như:

- Dựa vào nguồn gốc phát sinh

+ CTDL chủ động: Doanh nghiệp lữ hành (DNLH) nghiên cứu thị trường để xây dựng chương trình ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo và bán – thực hiện

Khách: Gặp chương trình qua quảng cáo và mua chương trình

+ CTDL bị động: DNLH tiếp nhận yêu cầu của khách  Xây dựng chương trình du lịch  Khách thỏa thuận lại và chương trình được thực hiện

+ CTDL kết hợp: DNLH nghiên cứu thị trường  Xây dựng chương trình nhưng không ấn định ngày thực hiện  Khách đến thỏa thuận và chương trình được thực hiện

- Dựa vào mức giá

+ CTDL trọn gói: Được chào bán với mức giá gộp, tổng hợp toàn bộ dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong chuyến đi – là loại CTDL chủ yếu của DNLH

+ CTDL với các mức giá cơ bản: giá vận chuyển, lưu trú,…

+ CTDL với mức giá tự chọn: Dành cho khách lựa chọn các dịch vụ với các chất lượng phục vụ khác nhau ở các mức giá khác nhau

1.3.2 Xây dựng chương trình du lịch

Để phù hợp với mục đích của đề tài khóa luận, dưới đây sẽ đề cập đến xây dựng CTDL trọn gói

Nguyên tắc xây dựng CTDL trọn gói

 Đảm bảo giới thiệu với khách một sản phẩm trọn gói hoặc đủ các yếu tố thành phần để giúp họ có hình dung cơ bản về sản phẩm của riêng mình

 Giới thiệu về các lợi ích khi sử dụng sản phẩm

 Nhấn mạnh các đặc trưng, nét nổi trội của CTDL

 Sắp xếp các hoạt động nhằm đảm bảo sự an toàn và thuận tiện cho khách

 Duy trì sự linh hoạt trong chương trình

Trang 21

 Định giá chương trình du lịch phải đảm bảo có khả năng cạnh tranh với các đối thủ có cùng trải nghiệm và dịch vụ

 Thông báo đầy đủ thông tin cho khách về chuyến đi (những dịch

vụ được bao gồm và không bao gồm)

 Lưu ý tính dị biệt (nét dặc trưng sáng tạo ít nhất trong một yểu tố thành phần của chuyến đi)

 Đảm bảo CTDL có thể mang lại lợi nhuận

 Xây dựng chính sách của công ty với các trường hợp hoãn, hủy

 Chú ý đến các chi tiết [13]

Quy trình xây dựng chương trình du lịch

Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu của thị trường khách

- Các hình thức nghiên cứu chính

Khi nghiên cứu, người nghiên cứu có thể áp dụng một số hình thức nghiên cứu như sử dụng số liệu thứ cấp – là những dữ liệu không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập mà có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; đi thực tế đến nơi mình coi là thị trường khách mình đang tìm kiếm; điều tra trực tiếp bằng các phỏng vấn hoặc phiếu khảo sát,…

- Nhân tố quyết định nội dung tiêu dùng du lịch

Người nghiên cứu cần nghiên cứu đến động cơ, mục đích chuyến đi, khả năng thanh toán, thời gian rảnh rỗi và thói quen tiêu dùng, thị hiếu, yêu cầu về chất lượng của khách du lịch

Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng

- Điểm du lịch: Người nghiên cứu cần tìm ra giá trị đích thực của tài nguyên du lịch nơi mình định xây dựng CTDL Điều quan trọng là phải xác định được những giá trị nào phù hợp với mục đích của CTDL Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng cần chú trọng đến cơ sở vật chất, điều kiện an ninh, chính trị, văn hóa – xã hội của điểm đến

- Khả năng của công ty lữ hành: Khi xem xét khả năng của công ty lữ hành là xem xét đến các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên, khả năng tổ chức và lợi thế cạnh tranh

Trang 22

- Khả năng cung ứng dịch vụ vận chuyển: Người nghiên cứu phải nắm được khoảng cách các điểm đến và thời gian di chuyển, các điểm trung chuyển, các trạm dừng để từ đó lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, đảm bảo chất lượng dịch vụ

- Khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú: Khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú phụ thuộc vào các yếu tố: Thứ hạng khách sạn, chất lượng dịch vụ, mức giá, mối quan hệ với công ty lữ hành và khả năng sẵn sàng đón khách

- Khả năng cung ứng dịch vụ ăn uống: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung ứng dịch vụ ăn uống gồm vị trí, phong cảnh, nhà hàng, chất lượng món ăn và chất lượng dịch vụ

- Khả năng cung ứng dịch vụ mua sắm, giải trí: Dịch vụ mua sắm, giải trí cần đảm bảo

ở các mặt: địa điểm mua sắm, chủng loại, các loại hình giải trí, quỹ thời gian của chương trình, thời điểm diễn ra các hoạt động mua sắm giải trí có sức hút

Bước 3: Xây dựng mục đích, ý tưởng cho tour

Sau khi nghiên cứu nhu cầu du lịch và tài nguyên du lịch của điểm đến, người nghiên cứu cần lên ý tưởng CTDL của mình sao cho đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách mình hướng đến trong phạm vi những tài nguyên du lịch mà điểm đến sẵn có Bên cạnh đó, ý tưởng cần phải có điểm mới, đặc sắc để có khả năng thu hút được du khách

Bước 4: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản

Tuyến được lập ra căn cứ vào:

- Động cơ, mục đích đi du lịch

- Giá trị điểm đến

- Các điểm, trung tâm du lịch, đầu mối giao thông

- Độ dài thời gian

- Chặng đường, địa hình

- Điều kiện dịch vụ du lịch

Khi thiết lập tuyến, người nghiên cứu cần xác định được độ dài chuyến đi, tuyến đi, lịch trình hoạt động trong từng ngày, tại từng điểm

Bước 5: Xây dựng phương án vận chuyển

Bước 6: Xây dựng phương án ăn uống, lưu trú

Trang 23

Để thực hiện hai bước này, người căn cứ vào bảng đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ đã thiết lập ở mục khả năng cung ứng Từ đó lựa chọn phương án và nhà cung ứng dịch vụ có khả năng thỏa mãn cao nhất nhu cầu đặt ra của khách hàng

Bước 7: Điều chỉnh, bổ sung, chi tiết hóa CTDL

Chi tiết hóa lộ trình: Đưa ra tuyến hành trình và các điểm bắt buộc phải có trong chương trình

Chi tiết hóa lịch trình: Đưa ra hoạt động, thời gian và địa điểm cụ thể diễn ra hoạt động

Một số điểm lưu ý:

 Tiến độ của CTDL phải hợp lý, phù hợp với trạng thái tâm, sinh lí của

du khách

 Đa dạng hóa các loại sản phẩm, dịch vụ trong CTDL

 Chú ý đến ấn tượng lúc đón tiếp đầu tiên và tiễn khách cuối cùng

 Giới thiệu các hoạt động vui chơi, giải trí, bổ sung ngoài chương trình

 Có thể đưa ra những chương trình tự chọn cho du khách

Bước 8: Xác định giá thành và giá bán cho CTDL

Z: Tổng chi phí cho cả đoàn khách

Q: Số thành viên trong đoàn

VC: Chi phí biến đổi – là chi phí của tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà đơn giá

được xác định cho từng khách và biến đổi tùy theo số lượng khách trong đoàn

Trang 24

FC: Chi phí cố định - là chi phí của tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà đơn fía

được xác định cho cả đoàn và không phụ thuộc tương đối vào số lượng khách Phương pháp tính giá thành: Theo khoản mục chi phí và theo lịch trình

 Theo khoản mục chi phí:

- Liệt kê các khoản chi phí

- Phân ra các khoản mục chi phí (VC và FC)

- Nhóm toàn bộ các chi phí phát sinh vào các khoản mục đã xác định

Trang 25

 Theo lịch trình

Thời gian lịch

trình

Nội dung chi phí Chi phí biến đổi Chi phí cố định

Công thức tính:

G = z + Cb +Ck +P + T

Trang 26

Trong đó:

G: Giá bán CTDL

z: Giá thành tính cho một khách

Cb: Chi phí bán, gồm hoa hồng cho các đại lý, chỉ phí khuếch trương

Ck: Chi phí khác như quản lý, thiết kế chương trình

P: Khoản lợi nhuận dành cho doanh nghiệp lữ hành

T: Các khoản thuế (chưa tính thuế giá trị gia tăng)

Bước 9: Xây dựng quy định cho CTDL

Quy định trong một CTDL thường gồm những điểm sau:

- Nội dung, mức giá của chương trình du lịch (giá chương trình bao gồm, không bao gồm, lưu ý về giá)

- Giấy tờ, visa, hộ chiếu

- Đăng ký đặt chỗ, tiền đặt trước, hình thức, thời hạn thanh toán

- Chế độ phạt áp dụng khi hủy bỏ

- Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành và khách hàng

- Các trường hợp bất khả kháng

Bước 10: Hoàn thành CTDL

Cấu trúc của một chương trình du lịch gồm:

 Tên chương trình – Hành trình – Thời gian

 Nội dung

- Lịch trình từng ngày

- Ảnh các điểm đến tiêu biểu theo ngáy

- Phần báo giá, giá bao gồm, không bao gồm, giá đối với trẻ em

- Các lưu ý

- Thông tin liên hệ (trụ sở chính, chi nhánh của công ty, người liên hệ trong trường hợp khẩn cấp) [16]

Trang 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hoá, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần

Việc phát triển du lịch tâm linh góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế địa phương; tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, đồng thời hỗ trợ bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh của từng vùng Qua đó, cũng giúp thể hiện nét đẹp văn hóa, tâm linh của con người

Chương 1: Cơ sử lý luận về du lịch và du lịch tâm linh cung cấp cái nhìn tổng

quát về du lịch và du lịch tâm linh; cách xây dựng chương trình du lịch trọn gói Đây là cơ sở để tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Hưng Yên

Từ đó, xây dựng một chương trình du lịch tâm linh tại Hưng Yên hợp lý, có tính ứng dụng cao và góp phần vào việc phát triển du lịch tâm linh tại Hưng Yên

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI TỈNH

HƯNG YÊN 2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Hưng Yên

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

 Vị trí địa lý

Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ , vùng thủ đô Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Hưng Yên có tọa độ địa lý 20°36´ và 21° vĩ độ Bắc, 105°53´ và 106°15´ kinh độ

Đông Ranh giới tỉnh phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây, Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình

Hưng Yên nằm gần các cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và sân bay quốc tế Nội Bài Vị trí địa lý đã tạo cho Hưng Yên có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng phát triển du lịch

 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2015 là 93.022,44 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 61.019,63 ha (chiếm 65,6%), đất phi nông nghiệp 31.756,1 ha (chiếm 34,14%), đất chưa sử dụng 246,71 ha (chiếm 0,26%) Diện tích đất nông nghiệp phong phú, nhưng đất xây dựng công nghiệp và đô thị còn hạn chế Vì vậy, trong quá trình phát triển các ngành kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch,…) sẽ khong tránh khỏi việc sử dụng thêm phần đất nông nghiệp

 Khí hậu, thời tiết

Hưng Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,2°C, nhiệt độ trung bình mùa hè là 25°C, mùa đông dưới 20°C

Trang 29

Lượng mưa trung bình dao động trong khoảng 1.500 – 1.600 mm, trong đó tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm) Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.400 giờ Hưng Yên có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5)

 Sông ngòi, thủy văn

Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi Xung quanh tỉnh, ba phía đều liền sông Phía Tây có sông Hồng, phía Nam có sông Luộc, phía Đông là sông Cửu An Ngoài ra có sông Đuống, chảy qua địa phận Hải Dương, sát tỉnh Hưng Yên ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh và hệ thống các sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc – Hưng – Hải

Các sông có đoạn chảy theo chiều ngang, có đoạn chảy xuôi dòng, có đoạn như ngược chiều, nhưng cuối cùng đều đổ vào dòng sông chính, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Nhìn chung, hệ thống sông ở Hưng Yên là nguồn cung cấp nước tưới tiêu vừa có ý nghĩa trong giao thông đường thủy phục vụ du lịch, trong đó sông Hồng, sông Luộc có vai trò hết sức quan trọng trong liên kết vùng phát triển du lịch

(Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên [17])

Trang 30

2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

 Dân cư và sự phân bổ dân cư

Tỉnh Hưng Yên được thành lập năm 1831, năm 1968 hợp nhất với Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hưng yên từ tỉnh Hải

Hưng

Sau 185 năm thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh đến năm 2015 dân số toàn tỉnh có khoảng 1.164.400 người, trong đó nữa chiếm 50,77%, nam 49,23%; dân số thành thị chiếm 13,05%, nông thôn 86,95%

Tỉnh Hưng Yên hiện có 161 xã, phường và thị trấn được chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện: Khoái Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm Yên Mỹ và Ân Thi Nhìn chung dân cư phân bố khá đều ở các huyện, tuy nhiên dân cư ở thành phố Hưng Yên, huyên Văn Lâm, huyện Yên Mỹ tập trung đông hơn

 Kinh tế

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao Nền kinh tế Hưng Yên đang thay đổi từng ngày

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt 7,8% Năm 2015, GDP bình quân đầu người 40 triệu đồng/năm Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 2,4 lần mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra Tổng thu ngân sách trên địa bàn vượt kế hoạch Trung ương giao và vượt chỉ tiêu hàng năm, năm 2015 ước đạt 8.000 tỷ đồn (mục tiêu Trung ương giao đến năm 2015 đạt 6.000 tỷ đồng), trong đó thu nội địa đạt 5.300 tỷ đồng

 Văn hóa – xã hội

Bên cạnh lĩnh vực kinh tế đạt nhiều kết quả khá toàn diện trong 5 năm qua thì lĩnh vực văn hóa – xã hội của tỉnh cũng tiếp tục được quan tâm và có nhiều tiến bộ Điển hình như: Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì; trường đạt chuẩn quốc gia

và chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ II; chuyển đổi 159/159 trường

Trang 31

mầm non bán công sang công lập Thu hút thêm nhiều trường đại học, cao đẳng về tỉnh Hoạt động khoa học và công nghệ chuyển mạnh sang thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thiết thực, hiệu quả

Tỷ lệ làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa đạt và vượt chỉ tiêu Tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, trong đó có Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 100 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Đầu tư trên 1.000 tỷ đồng xây dựng và nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh tới cơ sở

Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế trên 60% (theo chuẩn mới); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức dưới 1% Thành lập mới các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh; trung tâm y tế tuyến huyện, trạm xá xã được đầu tư, mở rộng hoặc xây mới, mua sắm thêm nhiều trang thiết bị y tế Đội ngũ thầy thuốc được bổ sung đủ về số lượng và chất lượng được nâng cao

Có thể nhận thấy, thời gian qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên tiếp tục ổn định và có bước phát triển khá; an ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; an sinh xã hội được quan tâm chăm lo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố ngày càng vững mạnh Đây là những tiền đề để phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn mới

2.1.3 Tài nguyên du lịch

a Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Hưng Yên là những giá trị về tự nhiên có thể phục vụ phát triển du lịch (như cảnh quan thiên nhiên, sông ngòi, hồ nước, khí hậu, v.v…) So với nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Hưng Yên không có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên Các điểm cảnh quan chỉ tập trung dọc theo sông Hồng, sông Luộc và không thực sự nổi trội Đánh giá tổng thể các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Hưng Yên bao gồm các khu vực sau:

- Cảnh quan ven sông Hồng thuộc huyện Văn Giang;

- Cảnh quan ven sông Hồng thuộc huyện Khoái Châu (khu vực đền Chử Đồng

Tử - Tiên Dung và khu vực Hàm Tử - Bãi Sậy;

Trang 32

- Cảnh quan ven sông Hồng thuộc thành phố Hưng Yên khu vực Phố Hiến;

- Cảnh quan ven sông Luộc thuộc huyện Phù Cừ, khu vực di tích Cây đa và đền

La Tiến ở xã Nguyên Hòa

Đây là các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đường sông kết hợp trang trại trồng cây ăn quả và du lịch nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần kết hợp văn hóa ẩm thực phục vụ khách trong tỉnh, Thủ đô Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình

b Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hưng Yên là những giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần do bàn tay, trí tuệ con người Hưng Yên sáng tạo ra trong cuộc sống Các tài nguyên này bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội,… gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Hưng Yên trong tiến trình lịch sử của dân tộc Đây là thế mạnh nổi bật để phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên

Trải qua lịch sử 185 năm hình thành và phát triển, để lại cho Hưng Yên nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, nhiều lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống kết hợp với các đặc sản có giá trị phục vụ du lịch cao

Các di tích lịch sử - văn hóa

Hưng Yên là tỉnh tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, đứng hàng thứ 3 cả nước, sau Hà Nội, Bắc Ninh Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 800 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ và lịch sử - kiến trúc nghệ thuật Trong đó có 16 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 164 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 204 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng hàng ngàn tài liệu và hiện vật cổ có giá trị , đứng thứ 4 toàn quốc Di thích cấp quốc gia đặc biệt Phố Hiến; các di tích cấp quốc gia như: khu di tích Hàm Tử, Bãi Sậy, khu du tích Đa Hòa – Dạ Trạch, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông, v.v… là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị cho phát triển

du lịch

Hưng Yên là tỉnh có mật độ di tích lớn (trung bình 1,06 di tích/km², gần 0,17 di tích quốc gia/km²) và phân bố trong hầu hết các huyện, thành phố Mật độ các di tích lớn nhất tập trung hình thành 3 khu vực:

Trang 33

1) Khu vực phía Nam: Thành phố Hưng Yên, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ 2) Khu vực phía Bắc: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Ân Thi

3) Khu vực phía Tây Bắc: Khoái Châu, Văn Giang

a Khu vực phía Nam

Nổi bật trong hệ thống di tích của khu vực phía Nam là Đô thị cổ Phố Hiến và quần thẻ di tích Phố Hiến thuộc thành phố Hưng Yên và một số di tích lịch sử khác thuộc thành phố Hưng Yên và các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ

 Đô thị cổ Phố Hiến và quần thể di tích Phố Hiến: Đây là quần thể di tích

có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật to lớn, trở thành nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng trong hệ thống tài nguyên du lịch của tỉnh Hưng Yên

Vị trí: Nằm tại trung tâm Thành phố Hưng Yên, bên bờ sông Hồng

Quy mô: Theo Quyết định số 744/QĐ – TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/5/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến và quần thể di tích Phố Hiến (các di tích ở thành phố Hưng Yên, một phần huyện Tiên Lữ, Kim Động)

Giá trị tài nguyên: Nổi bật về các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật

+ Đô thị cổ Phố Hiến: Đô thị cổ Phố Hiến là một địa danh lịch sử ở thành phố Hưng

Yên Vào thế kỷ 17 – 18, nơi đây là một thương càng cổ nổi tiếng của Việt Nam Lúc ấy, Phố Hiến là một đô thị trải dài trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng

Ngoài kinh đô Thăng Long – Kẻ Chợ phồn vinh nhất nước, Phố Hiến đã là một

đô thị nổi bật ở vị trí thứ hai Dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”,

bvăn bia chùa Thiên Ứng, dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) đã ghi: “Phố Hiến nổi tiếng trong bốn phương là một tiểu Tràng An” – tức một Kinh đô thu nhỏ

Phố Hiến trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa với nhiều mối giao lưu quốc tế Phố Hiến còn mang diện mạo của một đô thị kinh tế, kết cấu gồm: bến cảng sông, tập hợp chợ, khu phường phố và hai thương điếm phương Tây (Hà Lan

và Anh) Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng – đoạn sông Nhị Hà chảy sát Phố Hiến Đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội của những đoạn đường sông từ biển Đông vào tới kinh thành Thăng Long Cùng với hoạt động thương mại,

Trang 34

người nước ngoài đã mang đến Phố Hiến những phog tục tập quán, kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa của từng quốc gia, từng dân tộc Điều này đã hình thành nên nét văn hóa đặc sắc riêng của đất và người Phố Hiến, vừa là điểm hội tụ, vừa là điểm giao thoa giữa các nền văn hóa Mặc dù bị suy tàn, nhưng những dấu tích còn lại của Phố Hiến cho đến nay vẫn là một quần thể di tích có giá trị về mặt kiến trúc và lịch sử Đây

là nguồn sử liệu vô cùng quan trọng và quý báu, là bằng chứng chân thực nhất minh chứng cho sự hình thành và phát triển của Phố Hiến xưa (nay là thành phố Hưng Yên), là cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, dân tộc, xã hội của Việt Nam nói chung và Phố Hiến nói riêng

+ Quần thể di tích Phố Hiến

Quần thể di tích Phố Hiến nằm trên địa phận của Phố Hiến xưa, nay thuộc các phường Hiến Nam, Lam Sơn, Quang Trung, Hồng Châu, Lê Lợi, và Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Quần thể di tích Phố Hiến gồm hơn 100 di tích với nhiều hiện vật tiêu biểu, phân bố ở tất cả các di tích, bao gồm: chuông, khách, bia đá, hoành phi, kiệu bát cống, ngai, bài vị, sắc phong, tượng Phật,… Trong đó có 16 di tích có giá trị tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật,… đã được thủ tướng Chính phủ xếp hạng

di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ – TT ngày 31/12/2014)

Những di tích tiêu biểu có giá trị du lịch đặc biệt trong quần thể di tích Phố Hiến, bao gồm:

1 Văn Miếu Xích Đằng (phường Lam Sơn): Được xây dựng từ thời Lê và trùng tu

năm Minh Mạng thứ 20 (1839), trên nền của chùa cổ Nguyệt Đường, mang đặc phong cách kiến trúc cung đình Huế, với tổng diện tích gần 6.000m2 , gồm: Văn miếu môn, miếu thổ thần, lầu chuông, lầu khánh, tả/hữu vu, tiền tế, hậu cung và công trình phụ trợ Khu nội tự kết cấu kiểu chữ “Tam” gồm tiền tế, trung từ và hậu cung là nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An và các bậc tiên hiền đạo Nho Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ 9 tầm bia đá ghi danh các khoa bảng tỉnh Hưng Yên

2 Đền Mây (phường Lam Sơn): Được xây dựng để thờ Phạm Bạch Hổ (910 – 983) –

danh tướng đã từng phù giúp bốn vị anh hùng dân tộc thế kỷ X là Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn Tương truyền, đến khởi dựng từ thế kỷ thứ X,

Trang 35

đến năm 1882 và 1898, được trùng tu, tôn tạo Hiện nay, đèn có kiến trúc kiểu chữ

“Tam” gồm 5 gian tiền tế, 5 gian trung từ và 3 gian hậu cung với các hạng mục kiến trúc còn tương đối đồng bộ, với nhiều mảng chạm khắc đẹp, tinh xảo mang đậm phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Hậu Lê đan xen Nguyễn

3 Đền Kim Đằng (phường Lam Sơn): Được xây dựng để thờ tướng quân Đinh Điền

và phu nhân Trải qua gian, đền đã bị hư hại, được tùng tu nhiều lần Đến năm 1664, địa phương phục dựng lại 5 gian tiền tế trên nền cũ và tu sửa lại hậu cung Hiện nay, đền có kết cấu hình chữ “Đinh” gồm nghi môn, nhà khách, 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung

4 Chùa Chuông (phường Hiến Nam): Chùa Chuông là một trong những “danh lam

cổ tích” trong Khu di tích Phố Hiến, chùa được trùng tu vào năm Chính Hoà thứ 23 (1702), Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711) Hiện nay, chùa có kiến trúc kiểu “Nội công ngoại quốc” liên hoàn, cùng “Tứ thủy quy đường” mang đậm dấu ấn kiến trúc, mỹ thuật thời Hậu Lê đan xen Nguyễn Khu thờ chính gồm: tiền đường, thượng điện, hai dãy hành lang, gác chuông, gác khánh , nhà Mẫu và nhà Tổ

5 Đình An Vũ (phường Hiến Nam): Đình thờ Cao Sơn Đại Vương (theo truyền

thuyết là em học Tản Viên), có công giúp vua Hùng đánh giặc Đình xây dựng vào thời Cảnh Hưng thứ 2 (1741), được trùng tu năm Bảo Đại thứ 4 (1929) Hiện nay, đình

có kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, diện tích khoảng 3.135m2 , gồm nghi môn, đại bái, hậu cung Các cấu kiện kiến trúc được chạm, trang trí nhiều đề tài: lá hóa rồng, lá lật, đao lứa… mang đậm phong cách mỹ thuật thời Hậu Lê

6 Đền Nam Hòa (phường Hiến Nam): Đền thờ ba vị thần là Đức Thiên Quan Đại

vương, Đức Thổ Địa Long thần và Đức Thủy Phủ Động đinh quân tôn thần Đền được khởi dựng thời Nguyễn Trải qua thời gian, đền bị phá bỏ nhiều hạng mục Sau đó, chính quyền và nhân dân địa phương đã tiến hành phục dựng lại trên nền hậu cung trước kia Hiện nay, đền có kiến trúc kiểu chữ “Nhất”, gồm 3 gian, bốn mái, theo phong cách kiến trúc tuyền thống

7 Đền Trần (phường Quang Trung): Đền Trần gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người anh hùng dân tộc, được nhân dân tôn là “Đức Thánh Trần”, “Đức Thánh Cha” Đền được khởi dựng từ sớm, đại trùng tu vào

Trang 36

năm Tự Đức thứ 16 (1863) Hiện nay, đền có kiến trúc kiểu chữ “Tam” gồm: tiền tế,

trung từ và hậu cung

8 Đền Mẫu (phường Quang Trung): Được khởi dựng từ đời vua Trần Nhân Tông,

niên hiệu Thiệu Bảo thứ nhất (1279); năm Thành Thái thứ 8 (1896) được đại trùng tu như hiện nay, gồm: nghi môn, đại bái, cung đệ Nhất, cung đệ Nhị, cung đệ Tam, hậu cung, phủ Đông, phủ Tây và hai dãy giải vũ Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật, đồ thờ quý như: long sàng, long ký, kiệu vong, bác bửu, châm thư, hoành phi, câu đối, tượng, phù điêu,… mang đậm dấu ấn thời Lê – Nguyễn Đặc biệt, đền hiện còn 15 đạo sắc

phong từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn

9 Chùa Phố (phường Quang Trung): Được trùng tu, tôn tạo vào cuối thời Lê, đầu thế

kỷ XX, Tổng đốc Thái Bình cho tu bổ lớn với mong muốn nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của tỉnh Hưng Yên Hiện nay, chùa gồm các hạng mục: tam quan, tiền

đường, thiêu hương và thượng điện, được làm kiểu “trùng thiềm điệp ốc” liên hoàn

với nhau Ngoài ra còn có nhà Mẫu, nhà bia, khu tăn xá

10 Đền Thiên Hậu (phường Quang Trung): Đền thờ thần Hàng Hải (bà Lâm Tức

Mặc) – bảo trợ của ngư phủ và người đi biển Dền do người Phúc Kiến (Trung Hoa) dựng lên vào thế kỷ XVI – XVII Đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần Hiện nay, đền có

kiến trúc kiểu “Nội tự, ngoại tế” gồm: tam quan trong, thiêu hương, hậu cung, điện

Mẫu cùng hai dãy giải vũ Trang trí trên kiến trúc mô tả các tích cổ của Trung Quốc như: Tam quốc, Tây Du Ký, cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông… được bảo lưu gần

như nguyên vẹn đến ngày nay

11 Võ Miếu (phường Quang Trung): Võ Miếu do người Hoa xây dựng từ thời Lê

Cảnh Hưng (1740) thờ Quan Công thời Tam Quốc, được tu=rùng tu tôn tạo lớn vào thời Thành Thái (1898) Hiện nay, Võ Miếu có diện tích 612.8m2 kiến trúc kiểu “Nội

công ngoại quốc” mang phong cách Việt pha lẫn kiến trúc Phúc Kiến (Trung Quốc)

gồm: tam quan, sân, giải vũ, tiền tế, tòa thiêu hươngm hậu cung

12 Đền Bà Chúa Kho (phường Lam Sơn): Đền thờ bà Lê Ngạch Nương – một phụ

nữ trung quân ái quốc thời Lê, người được triều đình phân công phụ trách khu ngân khố tại Vĩnh Ty Đồn (nay thuộc thành phố Hưng Yên) Đền được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII đời Lê Huy Tông (1676 – 1682) và được trùng tu, tôntạo vào thời Nguyễn

Trang 37

Hiện nay, Đền bà có khuôn viên rộng 543m2 , gồm: tiền tế và hạu cung, các hạng mục

tương đối đồng biih với nhiều mảng chạm khắc và hiện vật có giá trị cao

13 Đình – Chùa Hiến (phường Hồng Châu)

Đình Hiến: Đình được khởi dựng từ sớm, trùng tu lớn vào các thời Lê –

Nguyễn Hiện nay, đình có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Đại báo và Hậu cung Các mảng chạm khắc được tập trung tại Đại bái với các đề tài tứ linh, tứ quý,… mang dấu ấn mỹ thuật thời Lê – Nguyễn đan xen

Chùa Hiến: Chùa khởi dựng vào cuối thời Lý, đầu thời Trần, trùng tu lớn năm

1892 niên hiệu Thành Thái Hiện nay, chùa có kiến trúc kiểu “Nội công ngoại quốc”

gồm tiền đường, thiêu hương, thượng điện, hai dãy hành lang, hậu điện, nhà Tổ, nhà Mẫu… Tại sân chùa có cây nhãn Tổ nổi tiếng , cùng một số hiện vật quý như: tấm bia đá niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 7 (1625), 1 bia đá niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709)…

14 Đông Đô Quảng Hội – Thiên Hậu Cung (phường Hồng Châu): Đây là nơi hội

họp của các thương nhân nước ngoài, chủ yếu là người Hoa sang buôn bán ở Phố Hiến thế kỷ XVI- XVII, đồng thời là nơi thờ tham Thánh của người Hoa (Thần Thái Y, Thần Hoa Quang và Thần Nông) Thiên Hậu Cung là nơi thờ bà Lâm Tức Mặc – vị

thần Hàng hải của người Phúc Kiến

15 Chùa Nễ Châu (xã Hồng Nam): Chùa được khởi dựng vào thời Tiền Lê, lúc đó

ngôi chùa chỉ là 3 gian nhà lá Đến thời Hậu Lê, chùa được đại trùng tu Hiện nay,

Chùa Nễ Châu có kết cấu kiểu “Nội công ngoại quốc” gồm: tam quan, tiền đường,

thượng điện và hai dãy hành lang…

16 Đền Cửu Thiện Huyền Nữ (phường Lê Lợi): Đền thờ Đức Cửu Thiên Huyền Nữ

- người giúp nhân dân trong lúc hoạn nạn, nguy nan nên được tôn làm thành Đền được khởi dựng từ sớm, trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là đời vua Bảo Đại (1937) Hiện nay, đến có kiến trúc kiểu chữ “Công” , gồm: tiền tế, ống muống và

hậu cung

Khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch: Đô thị cổ Phố Hiến và quần thể

di tích Phố Hiến được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt và được Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhièn đến năm 2030 định hướng phát triển thành điểm du lịch cấp quốc gia Với vai trò du lịch và giá trị tài nguyên Phố

Trang 38

Hiến và quần thể di tích Phố Hiến là điểm du lịch quốc gia với chức năg tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, giáo dục và tâm linh

Ngoài ra, tại đây, từ nhiều năm nay, thành phố Hưng Yên đã khôi phục và tổ chức các lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến, thường được diễn ra vào tháng Ba Âm lịch Lễ hội gồm: lễ dâng hương, lễ cầu an, lễ rước kiệu của các di tích, cùng với đó là nhiều họat động phong phú, đặc sắc như văn hóa ẩm thực, thi cầu kiều, kéo co, chọi gà, cờ tướng, bời chải, đàn và hát dân ca, hội thi thả diều sáo, trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặc trưng vùng Phố Hiến, trưng bày cổ vật tại Bảo tàng tỉnh… thu hút đông đảo lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu…

Các di tích khác

Ngoài các di tích nổi bật kể trên, tại khu vực này, còn có một số điểm tài

nguyên như: Đền Đào Nương, Đền Tân La, Đền Bảo Châu, Đình, Đền, chùa Đào Đặng; Lăng và đền thờ Doãn Nổ; đền Phú Vị; đình Bồng Châu (đều thuộc thành phố Hưng Yên); đền Đậu An; đền và chùa Hải Yến; đền Triều Dương (thuộc huyện Tiên Lữ); Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Cây đa La tiến; Đền Tống Trân; Đền

Phượng Hoàng; chùa Trà Dương (thuộc huyện Phù Cừ); Đền Đào Xá; Chùa Phương Tòng (huyện Kim Động) đều có giá trị phục vụ du lịch tham quan, thư giãn, tâm linh

b Khu vực phía Bắc: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Ân Thi:

Một số điểm tài nguyên tiêu biểu, có giá trị du lịch bao gồm:

1 Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Vị trí: Tại thôn Liêu Xá, huyện Yên Mỹ

Đặc điểm tài nguyên: Tại đây còn lưu giữ được nhiều di tích liên quan tới đại danh y Lê Hữu Trác như: Nhà thờ Đại tôn dòng họ Lê, khu lăng mộ họ Lê, nhà lưu niệm Hải Thượng Làn Ông, đền thờ phụ thân,… với nhiều sắc phong, câu đối, bia ký

Trang 39

Đặc điểm tài nguyên: Đền thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão, được tôn tạo với lối kiến trúc hoành tráng Trong quần thể di tích có lăng Phạm Tiến Công (thân sinh Phạm Ngũ Lão); đền Nhũ Mẫu (mẹ nuôi Phạm Ngũ Lão); đền Tinh Huệ Công chúa (con gái Phạm Ngũ Lão), kiến trúc thời Nguyễn Ngoài ra còn có lăng Vũ Hồng Lượng, kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đá thời Hậu Lê (thế kỷ XVII)

Khả năng khai thác: Tham quan, tìm hiểu, giáo dục và tri ân

3 Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Vị trí: Khu lưu niệm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh được xây dựng trên vị trí đất cũ của gia đình tại làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ

Đặc điểm tài nguyên: Với tổng diện tích gần 5.000m2 khu lưu niệm gồm Nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, nhà sắp lễ,… nằm trong khuôn viên có cảnh quan thiên nhiên đẹp

Bên trong trưng bày 120 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu nhằm tái hiện lại thân thế, cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang cùng những đóng góp to lớn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với quê hương, đất nước theo 4 chủ đề chính: những hình ảnh về quê hương

và dòng họ; quá trình hoạt động cách mạng của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Ngoài ra là những hình ảnh, hiện vật, kỷ vật tiêu biểu như: bàn kết án từ khổ sai của tòa án đại hình Pháp, 2 thùng đựng tài liệu, những cuốn sách Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã viết, những hiện vật giá trị mà ông đã tặng cho nhân dân, cây gậy đầu rồng, bộ ấm chén và một số đồ dùng cá nhân…

Việc xây dựng Khu lưu niệm tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trên mảnh đất quên hương đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân cả nước, thắp sáng lên ngọn lửa truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và quê hương Hưng Yên, cố vũ và tiếp sức cho người dân Hưng Yên thực hiện sự nghiệp đổi mới, sáng tạo như lúc sinh thời, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã luôn tâm niệm và kiên trì thực hiện

Khả năng khai thác: Tham quan, tìm hiều, giáo dục lý tưởng cách mạng và tri

ân lãnh tụ

Ngoài những di tích được đánh giá trên, khu vực này còn một số di tích khác gồm: Chùa Hương Lãng, Chùa Hương Lãng, Chùa Nôm, Đền Lý Thường Kiệt (thuộc

Trang 40

huyện Yên Mỹ); Đền Nguyễn Thiện Thuật; chùa Nguyễn Xá; chùa Thừa; chùa Xuân Nhân (thuộc huyện Mỹ Hào); đình Mễ Đậu; đình Phả Lê; chùa Thái Lạc (huyện Văn Lâm); đình Đào Quạt; chùa Xá… (thuộc huyện Ân Thi) đều có khả năng khai thác phục vụ du khách

c Khu vực phía Tây Bắc: Khoái Châu, Văn Giang

Một số điểm tài nguyên tiêu biểu, có giá trị du lịch cao gồm:

1 Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Đền Đa Hòa) Đền Hóa Dạ Trạch (đền thờ Dạ Trạch)

Vị trí: Đền Chử Đồng Tử (Đền Đa Hòa) thuộc địa phận xã Bình Minh, đền Dạ Trạch thuộc xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu

Đặc điểm tài nguyên: Đền Chử Đồng Tử còn gọi là đến Đa Hòa thờ Đức thánh Chử Đồng Tử được tôn vinh là một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt cùng phu nhân

là Tiên Dung công chúa, con gái vua Hùng thứ 18

Đền Dạ Trạch thờ ba nhân vật trong truyền thuyết, gồm Chử Đồng Tử cùng nhị

vị phu nhân là công chúa Tiên Dung và công chúa Hồng Vân (công chúa Tây Sa)

Đây là khu di tích gắn liền với một truyền thuyết về tình yêu, đôi lứa, về tấm lòng nhân hậu của những con người đất Việt

Ngoài ra, lịch sử của đền Dạ Trạch còn gắn liền với truyền thống yêu nước của dân tộc: người anh hùng Nguyễn Trãi vào đến cầu đảo mà tìm được minh chủ Không những thế, trong quần thể di tích còn có đầm Dạ Trạch, trước đây là nơi Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục đóng quân chống quân Lương xâm lược (thế kỷ VI) thắng lợi

Đền Chử Đồng Tử đã, đang và mãi mãi là một trong những điểm tựa cho sức sống bất tử ấy Thời gian đi qua, những truyền thống văn hóa dân tộc còn mãi không

mờ, tâm linh người Việt vẫn luôn hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn và hướng về

“đền Chử Đồng Tử – linh thiêng một tình yêu”

Lễ hội: Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm

Ngày đăng: 22/03/2018, 19:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, Trang thông tin điện tử, website: http://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/dieu-kien-tu-nhien-kinh-te-xa-hoi-tinh-hung-yen.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên
[2] Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên, website: http://sovhttdl.hungyen.gov.vn/portal/Pages/default.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên
[3] Cổng thông tin điện tử tình Hưng Yên, website: http://hungyen.gov.vn/portal/Pages/2009-07/Ban-do-hanh-chinh-ab42c934666f4b33.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin điện tử tình Hưng Yên
[4] Cổng thông tin điện tử Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hưng Yên, website: http://hungyentourism.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin điện tử Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hưng Yên
[5] Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu phát triển du lịch, website: http://www.itdr.org.vn/vi/nghiencuu-traodoi/726-du-lich-tam-linh-o-viet-nam-thuc-trang-va-dinh-huong-phat-trien.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu phát triển du lịch
[6] Du lịch bền vững, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 2010, 35tr [7] Du lịch Hưng Yên, Trung tâm Thông tin – Xúc tiến Du lịch Hưng Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững", Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 2010, 35tr [7] "Du lịch Hưng Yên
[8] Đề án Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2020, Trung tâm Thông tin, Xúc tiến Du lịch Hưng Yên, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2020
[9] Kế hoạch của ban Thường vụ Tỉnh ủy Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ban Thường vụ tỉnh Hưng Yên, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch của ban Thường vụ Tỉnh ủy Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
[10] Luật Du Lịch, Cổng thông tin điện tử chính phủ, website: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=32495 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du Lịch
[11] Marketing điểm đến du lịch, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội – 2015, 46 – 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing điểm đến du lịch
[12] Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam,2010, 110tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
[13] Quản trị nghiệp vụ tuyến du lịch, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 42tr [14] Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tổng cục Du lịch, 113tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nghiệp vụ tuyến du lịch", Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 42tr [14] "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
[15] Tâm lý du khách và nghệ thuật giao tiếp, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 35tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý du khách và nghệ thuật giao tiếp
[16] Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn
[18] Tổng quan du lịch, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội – 2015, 2-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w