Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v 4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Văn Giang 544.1.1 Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- -
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thị Ngọc Bích
Trang 3Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo trong khoa
đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện và một số phòng ban khác của huyện Văn Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Thị Dương Nga, người đã giúp
đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận văn này
Cho tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã động viên khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2015
Phạm Thị Ngọc Bích
Trang 4Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv
MỤC LỤC
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của chăn nuôi bò thịt 6
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò thịt 9
2.2.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới 18
Trang 5Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v
4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Văn Giang 544.1.1 Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh Hưng Yên 544.1.2 Số lượng và tốc độ phát triển đàn bò của huyện Văn Giang 584.1.3 Biến động cơ cấu đàn bò của huyện Văn Giang 594.1.4 Biến động nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của huyện Văn Giang 604.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở hộ nông dân huyện Văn Giang 62
4.2.6 Thu nhập và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò của hộ 704.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Văn Giang 75
4.3.8 Công tác khuyến nông trong phát triển chăn nuôi bò thịt 84
Trang 6Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi
4.4 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Văn Giang 85
Trang 7Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 8Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii
DANH MỤC BẢNG
2.2 Sản lượng thịt bò của các nước sản xuất chủ yếu 19 2.3 Xuất khẩu thịt bò bê của các nước xuất khẩu chủ yếu 20 2.4 Số lượng trâu bò bình quân trên đầu người của một số nước châu Á 25 2.5 Phân bố và tốc độ phát triển đàn bò ở các vùng giai đoạn 2008 - 2013 27 2.6 Sản lượng và tỷ lệ thịt hơi các loại so với tổng số thịt 28 2.7 Một số chỉ tiêu sản xuất của bò Vàng Việt Nam 30 3.1 Số liệu khí tượng thủy văn của khu vực Văn Giang năm 2014 39 3.2 Hiện trạng sử dụng đất của Văn Giang năm 2015 41
3.4 Tình hình cơ bản của các xã điều tra (tháng 12/2014) 47 3.5 Số hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi bò thịt huyện Văn Giang 47 4.1 Số lượng bò huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên từ năm 2008 - 2014 58 4.2 Cơ cấu giống bò huyện Văn Giang từ năm 2012 - 2014 59 4.3 Năng suất cỏ voi qua các tháng trong năm ở các hộ 60 4.4 Diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi chủ yếu 61 4.5 Ước tính trữ lượng các loại phụ phẩm nông nghiệp 62
4.7 Tổng hợp ý kiến đánh giá về nguồn thức ăn của các hộ điều tra 65 4.8 Cơ cấu phương thức chăn nuôi bò của hộ theo quy mô 66
4.10 Tỷ lệ hộ thường xuyên biết về thông tin giá cả bò trên thị trường 68 4.11 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo các phương thức
4.12 Hiệu quả chăn nuôi của hộ theo vùng sinh thái 72 4.13 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt theo cơ cấu giống 74
4.15 Tình hình dịch bệnh trên đàn bò thịt nuôi tại nông hộ ở Văn Giang 79
Trang 9Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix
4.16 Tình hình chuồng trại nuôi bò thịt ở Văn Giang (n=90) 84
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Đồ thị 2.1 Phân bố đàn bò trên thế giới theo châu lục (FAO 2014) 18 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ số lượng bò của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2014 26 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Văn Giang năm 2014 45 Biểu đồ 4.1 Số lượng bò của tỉnh Hưng Yên từ năm 2005 đến năm 2014 56 Biểu đồ 4.2 Cơ cấu chăn nuôi bò của hộ theo mục đích chăn nuôi 64 Biểu đồ 4.3 Giá thịt bò tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam 82
Trang 10
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của ngành trong cả nước, ngành chăn nuôi nước ta hiện nay đang được Đảng và Nhà nước quan tâm và có chiều hướng phát triển thành ngành chính trong nền sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên phát triển mạnh và khá toàn diện về năng suất, chất lượng và hiệu quả, đa dạng về quy mô và hình thức chăn nuôi Chăn nuôi bò thịt đã và đang trở thành một nghề ở một số địa phương, trong đó có huyện Văn Giang Sau khi có các đề án chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh thì đàn bò thịt tiếp tục phát triển và có xu hướng tăng ở ba huyện Khoái Châu, Văn Giang và Kim Động Bên cạnh cây lương thực, cây rau màu thực phẩm ở các địa phương này cũng được quan tâm đầu tư phát triển Cùng với việc đảm bảo an ninh lương thực, hàng năm cũng giành một lượng khá lớn thức ăn tinh: gạo, ngô, cám gạo, khoai… cho chăn nuôi, đồng thời cũng tạo ra một lượng thức ăn xanh khá lớn cho chăn nuôi bò Mặt khác, Văn Giang ở vị trí ven đê sông Hồng rất thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn
Phát triển đàn bò thịt nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và điều kiện thuận lợi của huyện cho phát triển chăn nuôi, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành chăn nuôi bò thịt nói riêng Tuy nhiên, trong những năm qua đàn bò thịt tại huyện Văn Giang vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của huyện
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn
nuôi bò thịt tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu thực trạng chăn nuôi bò thịt và tiêu thụ sản phẩm của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt tại địa phương
Trang 11Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Văn Giang;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Văn Giang trong thời gian tới
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng chăn nuôi bò thịt tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên như thế nào?
- Phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Văn Giang bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố nào?
- Trong thời gian tới nên phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Văn Giang như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Thời gian thực hiện đề tài từ: tháng 4/2014 – 4/2015
- Thời gian được nghiên cứu thông qua các số liệu thu thập qua các năm
2010 – 2014, trong đó số liệu sơ cấp tập trung chủ yếu từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014
Trang 12Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3
Sản phẩm của quá trình sản xuất bao gồm hai loại chính Thứ nhất, sản phẩm hữu hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người và tồn tại dưới dạng vật thể Thứ hai, sản phẩm vô hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người nhưng không tồn tại dưới dạng vật thể (thường gọi
là dịch vụ)
Quan niệm cũ cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như vật liệu máy móc thiết bị, mới gọi là đơn vị sản xuất Những đơn vị còn lại, nếu không sản xuất các sản phẩm vật chất thì đều bị xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa
Như vậy, về thực chất, sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ (Nguyễn Thị Minh An, 2006)
* Chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
nó cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ và nâng cao đời sống con người, dùng trong nước và để xuất khẩu
Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đất nước, ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng:
- Cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm với chất lượng cao đối với đời sống nhân dân, cải thiện đời sống bằng những sản phẩm chăn nuôi như các loại thịt, cá,
Trang 13Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4
* Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng
Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần
về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công
dân, của xã hội (Đinh Văn Hải và Lương Thu Thủy, 2014)
* Khái niệm phát triển kinh tế và phát triển bền vững
Theo lý thuyết về sự phát triển thì nghĩa chung nhất của sự phát triển là tăng nhiều hơn về mặt số lượng, phong phú hơn về mặt chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về mặt cơ cấu và phân bố, kết hợp hài hòa và toàn diện các mục tiêu về hiệu quả kinh tế, tình bền vững và bảo vệ môi trường
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm
về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội (Phạm Thị Tuệ, 2005)
Trong nông nghiệp, sự phát triển bền vững cần đạt được các yêu cầu là vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp, vừa không làm giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu trong tương lai, vừa tăng năng suất và bảo
vệ giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, ổn định sự cân bằng có lợi về môi trường (Nguyễn Văn Chung, 2006)
Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển: Gồm các chỉ tiêu phản ánh về mặt số
Trang 14Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5
lượng và các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng
- Các chỉ tiêu số lượng thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự gia tăng của cải vật chất và dịch vụ Sự phát triển của ngành sản xuất về số lượng là quy
mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản xuất ra, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác…
- Các chỉ tiêu chất lượng thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là sự tiến
bộ về đời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường Với một ngành sản xuất
đó là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức quy trình sản xuất hợp lý…
Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của ngành sản xuất trong một nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phải tiên tiến hiện đại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù hợp vào sản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính, pháp luật, chính sách, tổ chức…, đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển
* Phát triển kinh tế theo chiều rộng: Phát triển kinh tế bằng cách tăng số
lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản
cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu Nó thể hiện ở chỗ mức tăng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vừa dựa vào lực lượng lao động và tài sản cố định, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kĩ thuật, công nghệ và tăng năng suất lao động Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu (Đại từ điển, 2014)a
* Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới
thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều
Trang 15Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6
rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu Kết quả phát triển kinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển,
do điều kiện khách quan có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển kinh tế theo chiều rộng vẫn còn có vai trò quan trọng Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc hậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực, thì phát triển kinh tế theo chiều sâu phải được coi trọng và kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện có cho phép (Đại từ điển, 2014)b
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của chăn nuôi bò thịt
Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt:
Thứ nhất, đối tượng tác động của ngành chăn nuôi bò thịt là các cơ thể sống - bò thịt
Thứ hai, chăn nuôi bò thịt có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất như sản xuất công nghiệp hay di động phân tán mang tính chất như sản xuất nông nghiệp
Thứ ba, chăn nuôi bò thịt là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm
Ngoài các đặc điểm sinh học chung, chăn nuôi bò thịt còn có đặc điểm kinh tế -
kỹ thuật sau: (1) Bò thịt là loại động vật ăn cỏ có khả năng thích ứng được với các điều kiện đồng cỏ chăn thả khác nhau; (2) Tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt không nhất thiết yêu cầu những điều kiện kỹ thuật cao, có thể chăn nuôi bò thịt theo các phương thức chăm sóc nuôi dưỡng với quy mô chăn nuôi khác nhau tuỳ theo năng lực của từng loại hình sản xuất, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của vùng chăn nuôi; (3) Chăn nuôi bò thịt có thể là quá trình chăn nuôi khép kín (từ chăn nuôi bò
Trang 16Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7
cái sinh sản đến nuôi bê thịt) hoặc chăn nuôi không khép kín Thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt là cơ sở bảo đảm phát huy tối đa đặc tính di truyền của giống để có năng suất cao và chất lượng thịt tốt; (4) Cơ cấu đàn bò thịt tuỳ theo hướng sản xuất, ý nghĩa kinh tế, điều kiện chăn nuôi Có thể chia đàn bò thành các nhóm trên 36 tháng tuổi (gồm cái sinh sản, đực giống), nhóm 25 đến 36 tháng tuổi (nhóm bò tơ), nhóm từ 13 đến 24 tháng tuổi (nhóm bò lỡ), nhóm dưới 12 tháng tuổi (bê cai sữa 7 đến 12 tháng; bê sữa 1 đến 6 tháng); (5) Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt là trọng lượng thịt bò hơi thu được trong chu kỳ sản xuất (một năm), là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng; (6) Chăn nuôi bò thịt là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa; (7) Vốn đầu tư cho chăn nuôi
bò thịt lớn, thời gian thu hồi vốn chậm
Chăn nuôi bò thịt
+ Bò thịt hay bò nuôi lấy thịt là một loại bò nhà được chăn nuôi chủ yếu phục
vụ cho mục đích lấy thịt bò khác với bò sữa chuyên phục phụ cho mục đích lấy sữa hoặc các giống bò nhà khác phục vụ cho mục đích cày kéo, vận chuyển Bò thịt được chăn nuôi để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng trên thế giới
+ Bò nuôi lấy thịt, mục tiêu chung là làm sao để bò ở giai đoạn tuổi thích hợp đạt trọng lượng cao, kết cấu ngoại hình vững chắc, tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao (Trung tâm Khuyến nông An Giang, 2014)
Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt là trọng lượng thịt bò hơi thu được trong chu
kỳ sản xuất, là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng
2.1.3 Nội dung của phát triển chăn nuôi bò thịt
Nội dung sự phát triển chăn nuôi bò thịt được thể hiện về mặt số lượng và chất lượng
+ Về mặt số lượng, sự phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm: Quy mô đàn bò thịt tăng lên ở một khu vực hay trong một quốc gia; sản lượng thịt bò thu được của toàn đàn trong chu kỳ chăn nuôi; giá trị sản lượng chăn nuôi bò thịt; cơ cấu đàn
+ Về mặt chất lượng sự phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm: Chất lượng đàn
bò thịt được cải tạo; khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn
Trang 17Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8
thả; hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt; tổ chức sản xuất và phương thức chăn nuôi
bò thịt; phát triển chăn nuôi bò thịt phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, giữ gìn môi trường sinh thái
+ Trong chăn nuôi bò thịt, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển
về số lượng và ngược lại (Nguyễn Văn Chung, 2006)
2.1.3.1 Tổ chức sản xuất
- Tổ chức các phương thức chăn nuôi phù hợp, phát huy có hiệu quả tiềm năng
kinh tế và thế mạnh của từng vùng Áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt,
công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tạo ra sản phẩm thịt sạch, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu con người
2.1.3.2 Phát triển chiều rộng
- Tăng quy mô tổng đàn bò thịt trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi bò thịt) bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tích chăn thả, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của hộ,
của vùng;
2.1.3.3 Phát triển chiều sâu
- Tăng năng suất, chất lượng bò thịt bằng cách áp dụng giống mới có tầm vóc
to, trọng lượng lớn và tỷ lệ thịt sẻ cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi
với điều kiện chăn thả từng vùng hay khu vực
- Đảm bảo cơ cấu đàn bò phù hợp với tái sản xuất đàn
- Phát triển chăn nuôi bò thịt phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người
- Trong chăn nuôi bò thịt, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển
về số lượng và ngược lại Với những giống bò thịt có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng được các điều kiện chăn thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp
là cơ sở cho phát triển nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được Việc
Trang 18Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9
phát triên nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được là điều kiện hiệu
quả cao trong chăn nuôi
Để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt thuận lợi, việc phát triển và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi bò thịt là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là hệ thống dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, hệ thống tiêu thụ sản phẩm như chợ, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến thực phẩm…
Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất từ chăn nuôi bò thịt cao, thu nhập của người chăn nuôi bò thịt tăng lên, đời sống của người chăn nuôi bò thịt được cải thiện Trong chăn nuôi bò thịt, hiệu quả kinh tế thu được từ phần chênh lệch tiền thu bán sản phẩm trừ đi chi phí trong quá trình nuôi và được đánh giá qua các chỉ tiêu tổng thu nhập của hộ, thu nhập ròng/100kg thịt tăng, thu nhập ròng/công lao động, thu nhập ròng/đồng vốn bỏ ra, thu nhập ròng/tổng thu nhập từ chăn nuôi bò thịt
Phát triển chăn nuôi bò thịt, không chỉ chú ý các giải pháp tăng trưởng kinh
tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò thịt
2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên
Đối tượng của chăn nuôi là các cơ thể sống, cụ thể là bò thịt thường xuyên chịu tác động của các nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Vị trí địa lý của một vùng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của người dân ở vùng đó Những vùng có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi thì quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt sẽ tốt hơn Người dân có cơ hội để tiếp cận và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, trao đổi giao lưu với bên ngoài, khả năng phát triển kinh tế sẽ tốt hơn so với những vùng có điều kiện không thuận lợi
- Đất đai:
Đất đai là nơi diễn ra các quá trình sản suất chăn nuôi bò thịt gồm: diên tích
Trang 19Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
đồng cỏ, diện tích trồng cỏ, diện tích xây dựng chuồng trại quy mô chăn nuôi đàn bò thịt chịu ảnh hưởng bởi diện tích, năng xuất và chất lượng đồng cỏ
- Khí hậu thời tiết:
Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ sinh trưởng phát triển của đàn bò thịt mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ
và các nguồn thức ăn xanh khác, nghĩa là tác động đến việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò Hơn nữa, “nhiệt độ môi trường cao làm cho khả năng tích lũy chất dinh dưỡng trong cỏ không cao, do vậy dinh dưỡng của gia súc không đảm bảo” (Viện chăn nuôi, 2001)
- Nguồn nước:
Nước cần cho nhu cầu sống của bò thịt và sự sinh trưởng phát triển của cỏ và các loại thức ăn khác cho bò thịt “Bò trung bình mỗi ngày cần 30 - 45 lít nước Trong quá trình làm việc nặng nhọc gia súc luôn bị mất nước thông qua mồ hôi, nếu mất 20% lượng nước cơ thể thì gia súc sẽ chết sau 4 - 8 ngày nếu không được tiếp nước” (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001) Chất lượng của nước xét trên các đặc tính hóa học có ảnh hưởng đến vật nuôi Tuy nhiên nguồn nước cũng là môi trường có thể dễ lây truyền bệnh dịch và Do vậy, trong việc bố trí khu chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm thịt bò, tiêu huỷ xác chết phải chú ý đến việc quản lý, sử dụng nguồn nước nhằm giữ vệ sinh môi trường, bảo đảm vệ sinh thú y
Tóm lại, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đối với chăn nuôi bò thịt để hiểu rõ sự tác động của các yếu tố tự nhiên đối với cơ thể gia súc, trên cơ sở đó có thể đề ra các biện pháp tác động nhằm khai thác hợp lí và có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò thịt Đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
2.1.4.2 Các yếu tố về kinh tế xã hội
- Tổ chức và quản lý sản xuất
Tổ chức quản lý bao trùm cả về kỹ thuật, nhân sự, phương thức sản xuất, cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra, đối với một ngành sản xuất Sự yếu kém hoặc ách tắc ở bất kỳ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến kết quả của sản xuất Hiện nay chăn nuôi bò thịt ở nước ta chủ yếu theo ba hình thức tổ chức sản xuất: Hộ gia
Trang 20Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11
đình, hợp tác xã, trang trại, trong đó hình thức chăn nuôi hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất Điều đó thể hiện trong chăn nuôi bò thịt như quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong chăn nuôi rất hạn chế, năng suất
và chất lượng sản phẩm thấp Kinh tế trang trại tuy có những bước phát triển, nhưng phổ biến là trang trại gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, chủ trang trại thiếu kiến thức
về quản lý kinh tế Việc xác định rõ hình thức tổ chức chăn nuôi sẽ cho phép sử dụng hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất
- Lao động:
“Trong xu thế phát triển, phương thức chăn nuôi bò theo lối tận dụng quảng canh sẽ ngày càng thu hẹp, phương thức chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh đang ngày càng phát triển” (Lê Viết Ly, 1995) Do vậy, lao động trong chăn nuôi bò cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật nhất là các khâu như chăm sóc, nuôi dưỡng, cắt cỏ, dọn vệ sinh,
Trình độ văn hoá của một người bao gồm tổng thể các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở một số vùng có đạt được thành công hay không còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và khả năng thực hiện của cộng đồng dân cư đó Nên trình độ dân trí nó được xem như là điều kiện cần cho cộng đồng nông thôn khi tham gia vào các chương trình chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật, trình độ dân trí giúp họ biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào
Trang 21Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12
khi tham gia vào các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của các chương trình
dự án để nâng cao năng suất lao động trong chăn nuôi bò
- Giao thông và cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng là điều kiện để người nông dân tiếp cận với các thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật chăn nuôi, giúp người dân thuận tiện trong việc mua bán và tiêu thụ, chế biến sản phẩm, giúp người nông dân có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất tốt Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng tốt cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ phục vụ chăn nuôi như: dịch vụ thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, dịch vụ tín dụng… Đây cũng là thuận lợi cho người thu mua sản phẩm và các tác nhân khác trong nền kinh tế, xã hội (Bùi
Mỹ Anh, 2009)
- Hệ thống khuyến nông
Khuyến nông là hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin kinh tế, thị trường nhằm nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh tạo thu nhập cho người nông dân, làm động lực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển
Nội dung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi bò thịt gồm: Các giống bò mới, kỹ thuật chăn nuôi mới, công nghệ chăn nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, kiểm tra và khuyến khích các hộ dân trong công tác vệ sinh thú y, chuồng trại
Đối với phát triển chăn nuôi bò thịt, công tác khuyến nông trong những năm qua đã góp phần đưa giống mới cùng các quy trình chăn nuôi tiên tiến đến với người nông dân, thúc đẩy công tác lai tạo giống, giúp cho việc định hướng và xây dựng các vùng chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá (Bùi Mỹ Anh, 2009)
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ Trong phát triển chăn nuôi bò thịt, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường” Thị trường thịt bò ổn định chính là động lực giúp chăn nuôi bò thịt phát triển
Trang 22Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13
Các nhân tố chủ yếu tác động đến thị trường tiêu thụ thịt bò như:
- Số lượng, chất lượng bò thịt cung cấp, theo quy luật cung cầu, số lượng bò thịt bán nhiều có thể dẫn đến cạnh tranh về giá, về thị phần Tuy nhiên, nếu quy mô chăn nuôi quá nhỏ lẻ sẽ làm tăng chi phí thu gom của trung gian tiêu thụ, nông dân bị ép giá Đối với chất lượng bò thịt càng cao (nhiều nạc, màu sắc thịt đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm) thì giá bán càng cao, dễ tiêu thụ
- Giá bán của sản phẩm bò thịt và giá của các nông sản khác liên quan: Việc mua bán sản phẩm theo thỏa thuận và theo quy luật cạnh tranh, tuy nhiên nếu giá quá thấp thì không đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi, người chăn nuôi có thể thu hẹp quy mô sản xuất Ngoài ra, giá của thịt bò còn chịu ảnh hưởng của giá các loại sản phẩm khác liên quan như: giá các sản phẩm thịt lợn, thịt gà Nếu giá các sản phẩm này càng cao sẽ làm người tiêu dùng chuyển hướng tiêu thụ thịt bò nhiều hơn, người chăn nuôi bò thịt có cơ hội tăng thêm lợi nhuận từ sự tăng giá bò thịt và mở rộng được quy
mô chăn nuôi và ngược lại
- Trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO, cùng với sự phát triển chăn nuôi bò thịt của các nước khác thì thịt bò nhập khẩu vào Việt Nam có giá rẻ hơn thịt bò trong nước sản xuất ra sẽ gây khó khăn cho phát triển đàn bò thịt
- Hệ thống thông tin, thông tin đóng vai trò quan trọng cho cả người bán và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dùng Vấn đề thông tin ở các vùng nông thôn hiện nay chưa được chú trọng và đó cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường của nông thôn chưa phát triển
- Các nhân tố khác như: Thu nhập người tiêu dùng, mật độ dân số, khu vực dân cư thành thị, nông thôn, thị hiếu và tập quán người tiêu dùng về sản phẩm được chế biến từ bò thịt
Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ta phát triển còn chậm, chủ yếu là do sản xuất không gắn với thị trường và không xuất phát từ nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất một cách thích ứng Vì vậy đòi hỏi người chăn nuôi phải chú ý đến các nhân tố này để có hướng chăn nuôi thích hợp đáp ứng những sản phẩm mà thị trường yêu cầu (Bùi Mỹ Anh, 2009)
Trang 23Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14
- Các chính sách của nhà nước
Khi Chính phủ cũng như địa phương có các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất thì chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng mới có thể phát triển được
Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt của địa phương là tổng thể các biện pháp của chủ thể sử dụng để tác động vào quy mô sản lượng và năng suất chăn nuôi bò thịt của địa phương thông qua quản lý điều chỉnh quy hoạch phát triển, các quy định sử dụng đất nông nghiệp cho chăn nuôi, hỗ trợ tài chính và thuế, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
Trong các chính sách phát triển chăn nuôi thì quy hoạch giữ vai trò quyết định Trên cơ sở đó bố trí không gian cũng như khả năng huy động nguồn lực cho phát triển ngành chăn nuôi này Nhưng quy hoạch đòi hỏi phải có các chính sách khác đồng bộ mới đảm bảo phát triển cho ngành, ngoài chính sách đất đai thì chính sách vốn, chính sách đào tạo nhân lực, chính sách khuyến nông, thú y… cũng rất quan trọng
Cùng với chính sách khuyến khích nâng cao năng suất, Chính phủ và địa phương cần có các chính sách cải tiến thị trường, thúc đẩy thương mại đảm bảo đầu ra cho sản phẩm Đồng thời có các chính sách về nhập khẩu thịt trâu, bò phù hợp thuận lợi cho sản phẩm thịt bò trong nước có chỗ đứng trên thị trường
2.1.4.3 Các yếu tố về kỹ thuật
- Giống bò thịt
Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi: trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau
Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi Trong chăn nuôi bò thịt, giống bò phải chọn lọc theo mục đích sản xuất để lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được các yêu cầu về tầm vóc to, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống
để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn (Nguyễn Minh Đường và cs, 2010)
Trang 24Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15
Chọn bò dùng để nuôi thịt hoặc dùng để sản xuất giống thịt, cần chọn bò có những đặc điểm như sau:
+ Có tầm vóc lớn, khung xương to nhưng xương nhỏ, nhiều thịt
+ Da bóng mượt, hơi nhăn đùn (lỏng lẻo)
+ Háo ăn, chịu đựng được điều kiện ăn khó khăn, dễ nuôi, ít bệnh
+ Hiền lành, dễ khống chế
+ Kiểm tra độ béo gầy trong trường hợp muốn vỗ béo chúng trong thời gian nhất định bằng cách quan sát từ xa, quan sát gần, dùng tay xoa những góc xương để xác định mập ốm hay là nhéo ở góc xương (Trung tâm Khuyến nông
An Giang, 2014)
Kinh nghiệm của những địa phương có đàn bò lai phát triển đều đã có hệ thống cung cấp giống bò lai và ngân hàng tinh trùng để nhân giống
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào chăn nuôi không những tạo điều kiện giúp nông dân nâng cao giá trị kinh tế mà còn góp phần giúp bà con làm quen với hướng chăn nuôi mới, do đó đây là việc làm hết sức cần thiết
Khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm giúp nông dân có khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành công tiến bộ kỹ thuật bao gồm cả những kiến thức và kỹ năng về quản lý, thông tin và thị trường, các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông thôn
Khoa học kỹ thuật và công nghệ còn phải giúp nông dân liên kết lại với nhau
để phòng và chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn
Như vậy, khoa học kỹ thuật và công nghệ có tác dụng
+ Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá một cách bền vững, góp phần xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hợp tác hoá
+ Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xoá đói giảm nghèo
Trang 25Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16
+ Nâng cao dân trí trong nông thôn
+ Phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu để hình thành chiến lược nghiên cứu
- Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng bò thịt
Chăm sóc và nuôi dưỡng bò thịt cần đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn về số lượng
và các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của bò ở các độ tuổi, cung cấp nước uống, tiêm phòng định kỳ, giữ gìn vệ sinh khu vực chăn nuôi Nuôi bò thịt được chia ra các giai đoạn như sau:
+ Nuôi bê sữa: từ 1 đến 6 tháng tuổi
+ Nuôi lớn: từ 7 đến 21 tháng tuổi
+ Nuôi vỗ béo: từ 22 đến 24 tháng tuổi
Ứng với mỗi giai đoạn, công tác chăm sóc và chế độ dinh dưỡng là khác nhau Ngay từ khi nuôi bê sữa cần thực hiện tốt công tác chăm sóc tạo cho bê có sức khỏe tốt, thuận lợi cho nuôi dưỡng ở các giai đoạn tiếp sau
- Phương thức chăn nuôi
Việc xác định phương thức chăn nuôi bò thịt liên quan trực tiếp đến phương
án đầu tư cơ sở vật chất thức ăn, chuồng trại cũng như bố trí lao động và có kế hoạch bán sản phẩm Cần phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đất đai, trình độ chăn nuôi mà quyết định quy mô đàn
Thông thường một số phương thức chăn nuôi bò thịt như sau:
- Chăn thả là chính áp dụng cho đàn bò nuôi lớn, nuôi béo nơi có diện tích trồng cỏ rộng Phương thức này có hiệu quả kinh tế cao vì chỉ chi phí lao động cho chăn bò Nhưng bò tăng trọng phụ thuộc vào mùa vụ
- Nuôi chăn thả kết hợp với bổ sung thức ăn tại chuồng: Phương thức này phổ biến tại nước ta do bãi chăn hẹp, chất lượng và số lượng cỏ của bãi chăn không cao Bò chỉ có khả năng thu lượm từ 10 - 15kg cỏ ngoài bãi chăn Vì vậy bò sẽ bị thiếu dinh dưỡng, chúng cần được bổ sung thức ăn tại chuồng Để nâng cao hiệu quả kinh tế thức ăn tại chuồng chủ yếu là thức ăn xanh và phụ phẩm công nông nghiệp Nên cho bò ăn tự do thức ăn được bổ sung sau khi chăn về và vào ban đêm
Trang 26Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17
- Nuôi tại chuồng kết hợp với chăn thả: Phương thức này chủ yếu được áp dụng ở những vùng có đồng cỏ hẹp như vên đê và đồng bằng
- Nuôi nhốt có sân vận động: Phương thức này giá thành sẽ cao nên áp dụng đối với bò cái sắp đẻ hoặc mới đẻ 1 - 2 tháng hoặc giai đoạn vỗ béo
Phương thức chăn nuôi khác nhau nhưng trong chuồng nuôi luôn luôn có đầy
đủ nước sạch để bò được uống tự do
Kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt hiện nay là chọn lọc những bê khỏe mạnh của các giống cao sản chuyên thịt, đưa vào nuôi dưỡng với chế độ thâm canh cao để đạt được khối lượng giết mổ cao nhất ở giai đoạn bê sinh trưởng với cường
độ cao nhất (dưới 24 tháng tuổi) Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ
lệ thịt tinh khác nhau khi giết mổ
Tùy theo quy mô sản xuất, các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tại địa phương mà chọn lựa phương thức chăn nuôi phù hợp để phát triển tốt chăn nuôi bò thịt
- Công tác thú y
Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng của đàn gia súc mà còn cả đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của con người Bò thường mắc một số bệnh nguy hiểm như: Bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán, lao, lở mồm long móng… Nhiệm vụ của công tác thú y là đề phòng và chống bệnh dịch cho đàn gia súc, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất bán Công tác thú y liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi và người tiêu dùng, là nhân tố làm hạn chế các rủi ro sảy ra trong quá trình chăn nuôi Với phương thức chăn nuôi
bò thịt ở nước ta hiện nay thì tổ chức công tác thú y nhằm bảo đảm an toàn cho gia súc là vấn đề hết sức quan trọng, ngoài ra phải đáp ứng nhu cầu kinh phí cho hoạt động của mạng lưới thú y, việc cung ứng thuốc thú y và vaccin phải thường xuyên, cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh Tổ chức tốt công tác tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn bò, khi dịch bệnh xảy ra cần huy động mọi nguồn lực để dập tắt ổ dịch, hạn chế
sự lan rộng để bảo vệ sản xuất Phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm
Trang 27Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò, vị trí của công tác thú y trong quy trình chăn nuôi bò thịt (Bùi Mỹ Anh, 2009)
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới
Theo FAO, năm 2014 thế giới có 193.821 triệu con trâu và 97% phân bố ở Châu Á, số lượng bò 1.467.548 triệu con, dê 975.803 triệu con, cừu 1.162.875 triệu con, lợn 977.274 triệu con, gà 20.887 triệu con, vịt 1.185,7 triệu con
Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới thường chỉ đạt trên dưới 1% năm
Đồ thị 2.1: Phân bố đàn bò trên thế giới theo châu lục (FAO 2014)
Từ Bảng 2.1 cho thấy tổng đàn bò trên thế giới trong những năm qua tăng chậm, năm 2013 là 1.467.548 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 -
2013 là 0,54 % Nghề chăn nuôi bò phát triển tương đối ổn định và phân bổ khắp thế giới Những nước có số lượng đàn bò nhiều nhất năm 2013 gồm: Braxin (211.764 triệu con), Ấn Độ (189.000 triệu con), Trung Quốc (113.644 triệu con), Mỹ (89.299 triệu con) Châu Mỹ luôn là châu lục có số lượng đàn bò thịt chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới (khoảng 35,3%) Tuy nhiên số lượng đàn bò của các quốc gia trên đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn 2011 - 2013 là 0,25% đối với Braxin; 0,93% đối với Ấn Độ; 0,55% đối với Trung Quốc và 1,84% đối với Mỹ
Trang 28Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
Bảng 2.1 Biến động về số lượng đàn bò trên thế giới
Bra xin 212.815 211.279 211.764 -0,72 0,23 -0,25
Ấn độ 192.555 190.904 189.000 -0,86 -1,00 -0,93 Trung Quốc 114.899 114.116 113.644 -0,68 -0,41 -0,55
Nguồn: FAO, năm 2014
Số lượng bò Châu Á đang tăng trở lại, tại một số nước ở khu vực Đông Nam
Á thì Việt Nam là nước có đàn bò nhiều thứ ba sau Indonesia với 18.091 nghìn con, Myanmar với 14.350 nghìn con
Bảng 2.2 Sản lượng thịt bò của các nước sản xuất chủ yếu
Trang 29Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
Tổng sản lượng thịt bò của thế giới năm 2014 dự báo đạt 58,63 triệu tấn, tăng nhẹ (0,2%) so với 58,49 triệu tấn của năm 2013, và tăng ở năm thứ ba liên tiếp (Trang tin Xúc tiến Thương mại, 2014)b Sản lượng thịt bò của các nước Châu Á là 14,3 triệu tấn, chiếm 22% sản lượng thịt thế giới (Trang tin Xúc tiến Thương mại, 2014)b Trong khi số trâu bò của Châu Á chiếm 33,8% tổng số trâu bò toàn thế giới (FAO, 2014) Điều này chứng tỏ năng suất chăn nuôi trâu bò của Châu Á rất thấp so với phần còn lại của thế giới
Tổng xuất khẩu thịt bò trên thế giới năm 2014 dự báo đạt 9,20 triệu tấn, tăng 3,4% so với 8,90 triệu tấn của năm 2013, và tăng 24% trong vòng 5 năm Trong đó, Braxin và ấn Độ chiếm phần lớn mức tăng trưởng xuất khẩu này (Trang tin Xúc tiến Thương mại, 2014)b
Bảng 2.3 Xuất khẩu thịt bò bê của các nước xuất khẩu chủ yếu
Nguồn: Trang tin Xúc tiến Thương mại, 2014 b
Tiêu thụ thịt bò bình quân của thế giới trên 9,0 kg/người/năm Ở các nước phát triển tỷ lệ thịt bò thường chiếm 25-30% trong tổng số thịt tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm Thịt bò luôn được người dân trên thế giới ưa chuộng và nhu cầu ngày càng tăng cao
Trang 30Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
Trên tất cả các châu lục, châu Đại Dương có số lượng thịt bò tiêu thụ bình quân hàng năm cao nhất, đạt 48-52 kg/người/năm Tiêu thụ thịt bò của các nước Đông Nam Á thấp nhât, dưới 3 kg/người/năm Tiêu thụ thịt bò ở Trung Quốc 9,8 kg/người/năm, Nhật 9,6 kg, Singapor 18 kg và Malaysia 33,7 kg/người/năm (Đặng Hoàng Minh, 2013)
2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt nam
2.2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăn nuôi bò thịt
(1) Các chương trình cải tạo đàn bò địa phương
- Chương trình Sind hoá (Zêbu hoá): Lịch sử quá trình Sind hoá được ghi
nhận vào năm 1920, bò Red Sindhi thông qua người Pháp vào Việt Nam Quá trình lai tạo tự phát thành nhóm bò lai Sind Năm 1960-1970, Viện Chăn nuôi tiến hành đánh giá khoa học đàn bò lai Sind, khởi xướng chương trình Sind hóa bò địa phương Năm 1980, ta chủ động nhập Red Sindhi và Sahiwal từ Pakistan (thông qua Mông Cổ) Chủ động lai tạo bò lai Zebu Tiếp tục nghiên cứu công thức lai cấp tiến
bò cái Vàng với bò đực Zebu Con lai cho năng suất cao hơn khi tỷ lệ máu bò Zebu cao Một dự án Phục hồi nông nghiệp (Cr 2561 VN) từ 1995-1998 với 10 triệu USD để Sind hóa đàn bò trong cả nước
Sau 40 năm chương trình Sind hoá đàn bò đạt được kết quả: Bò lai Sind có năng suất thịt tinh 90 - 100kg/con, gấp gần 2 lần so với bò Vàng, trong khi vẫn sinh sản tốt và dễ nuôi (thích nghi với khí hậu nóng ẩm Việt Nam) Đến năm 2003 bò lai Sind chiếm khoảng 30% tổng đàn (Đinh Văn Cải, 2007)a Đàn cái nền lai Sind là nguyên liệu quý cho lai tạo bò sữa (từ 1985) và lai tạo bò thịt gần đây Chương trình Sind hoá đơn giản và rất hiệu quả
- Dự án bò thịt VIE/86/008 được sự giúp đỡ của tổ chức FAO/UNDP và
Viện chăn nuôi năm 1990 – 1992 tại Bình Định, đã hỗ trợ cho phối giống bằng thụ tinh nhân tạo được khoảng 2.864 bò cái nền địa phương với tinh bò thịt Limousine, Herefor, Charolais, Simmental và có 1.400 bê lai ra đời (Phan Tấn Thảo, 2014) Dự
án đã trang bị và tăng cường thiết bị kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thuốc thú y cho các tỉnh tham gia dự án Một số cán bộ tham gia dự án đã được tham quan, thực tập
và học tập tại nước ngoài về các khâu giống, dinh dưỡng, đồng cỏ, thú y và quản lý giống cũng như thụ tinh nhân tạo cho bò
Trang 31Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
- Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò Cr 2561-VN: Dự án khuyến
nông cải tạo đàn bò thuộc dự án Phục hồi Nông nghiệp 1995-1997, do kinh phí của Ngân hàng Thế giới (WB Cr 2561 VN), tổng kinh phí 10 triệu USD trong đó 7,7 triệu USD của Ngân hàng thế giới (WB) và 2,3 triệu USD vốn đối ứng của Việt Nam Dự án
hỗ trợ phối giống bò bằng phương pháp TTNT với tinh bò Zê bu và lai tạo bằng phối giống trực tiếp giữa bò đực lai với đàn bò cái địa phương trên 27 tỉnh của cả nước Riêng chương trình thụ tinh nhân tạo đã tạo được trên 400.000 bê lai Zebu, đã đào tạo
2035 dẫn tinh viên và 5189 khuyến nông viên (Bùi Mỹ Anh, 2009)
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển mô hình trang trại chăn nuôi bò thịt dưới tán rừng tại xã CừM’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
do Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, Sở Khoa học - Công nghệ (Ðác Lắc) và UBND huyện Ea Súp phối hợp triển khai Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên đến nay đã có thêm 43 mô hình chăn nuôi bò dưới tán rừng trên địa bàn huyện Ea Súp được hình thành từ việc học tập và làm theo mô hình của dự án Cư M'lan
Mô hình trang trại bò thịt dưới tán rừng từ khi có áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn chăn nuôi bình thường khoảng 30 – 40%, lợi nhuận thu về
từ 1 con bò sinh sản/ năm từ 2,5 – 3 triệu đồng (Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi, 2014)
Kết quả dự án đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong vùng và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên của Chính phủ giai đoạn
2002 – 2010
(2) Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt:
Chăn nuôi bò thịt là một trong những ngành được Bộ NN&PTNT, các địa phương quan tâm ưu tiên phát triển và được nông dân tham gia tích cực Nội dung chính của các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò của các địa phương tập trung các lĩnh vực sau:
Giống bò: Hỗ trợ giống mới, giống chất lượng cao: Bò lai Zêbu, bò cái
ngoại hỗ trợ 40% kinh phí mua giống (Bắc Kạn, Yên Bái) Hỗ trợ nuôi bò dực giống: 70% kinh phí mua bò đực giống lai Zêbu, hỗ trợ kinh phí mua và vân chuyển
Trang 32Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
bò cái sinh sản từ tỉnh ngoài Hỗ trợ giống gốc theo Quyết định 125/CP của Chính phủ ban hành năm 1991 Hỗ trợ kinh phí mua tinh, vật tư phối giống, nitơ cho thụ tinh nhân tạo cải tạo đàn bò và lai tạo bò thịt (Hỗ trợ 50%, 70% và 100% kinh phí thụ tinh nhân tạo bò cho các khu vực I, II và III của Điện Biên…)
Thức ăn, đồng cỏ: Hỗ trợ giống trồng cỏ hoặc tiền mua giống 70.000
đồng/sào cho trồng cỏ năm đầu nuôi bò; hỗ trợ các chương trình chế biến thức ăn thô xanh và thức ăn viên dự trữ nuôi bò; hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh, ủ chua (Đồng Tháp, Bình Định)
Thú y và phòng bệnh: Hỗ trợ từ 50%-100% tiền mua các loại vắc xin và hỗ
trợ 500-1000 đồng tiền công/ mũi tiêm phòng cho bò Tiêm phòng miễn phí cho các vùng khó khăn và các an toàn khu (Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Giang )
Vốn vay và lãi xuất ngân hàng: Hỗ trợ 50%-100% lãi suất vay vốn mua bò
trong 3 năm (vốn vay 10-20 triệu đồng) để mua bò giống để phát triển chăn nuôi bò thịt cho nông dân (Đồng Tháp, Quảng Bình )
Đào tạo tập huấn, khuyến nông: Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào
tạo tập huấn, khuyến nông, tham quan mô hình trình diễn về chăn nuôi bò thịt (Hòa Bình, Nghệ An, Sơn La, Bắc Giang)
Đầu tư, đất đai: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục đất đai, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư để xây dựng trang trại sản xuất giống bò thịt không hạn chế quy mô và lĩnh vực đầu tư Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò thịt tập trung thâm canh: cung cấp giống, vỗ béo
bò thịt Hỗ trợ chuyển đổi diện tích sang xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc
Thị trường: Tổ chức, thành lập và mở các chợ đầu mối mua bán bò giống
bò, giới thiệu sản phẩm giống và thu hút các nhà đầu tư vào chăn nuôi bò thịt Tìm thị trường nhập khẩu giống mới, thiết bị chăn nuôi, chế biến thức ăn, chế biến cỏ cho chăn nuôi bò và tìm thị trường trong nước cho việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm bò thịt
Hỗ trợ người nghèo: Hỗ trợ, ưu tiên người nghèo có cơ hội nuôi bò
Chương trình Ngân hàng bò cho người nghèo Chính sách hỗ trợ một mái nhà, một con bò, một bể nước của tỉnh Hà Giang thực sự giúp đỡ người nghèo
Trang 33Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
Hội thi bò: Tổ chức các lễ hội thi bò, đua bò theo tập quán và truyền thống
văn hóa Tổ chức hội thi bò giống tốt, hội thi chăn nuôi bò giỏi để khuyến khích phong trào nuôi bò
Khi hội nhập WTO bên cạnh những cơ hội và tiềm năng phát triển chăn nuôi
chúng ta cũng có những thách thức lớn như thiếu giống, năng xuất chăn nuôi thấp và vệ sinh an toàn thực phẩm Để khả năng cạnh tranh tốt với sản phẩm chăn nuôi bò thịt của các nước trong khu vực ta cần có chương trình và chính sách thống nhất chung cho cả nước về phát triển bò thịt giai đoạn 2007-2020
(3) Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt của Bộ NN tới năm 2020
Phát triển chăn nuôi bò thịt là một trong những định hướng chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp giai đoạn 2007-2020 Với mục tiêu đạt 10 triệu con năm 2015 và đến năm 2020 đưa đàn bò thịt tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%; Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4% Cục Chăn nuôi đã đưa ra các giải pháp thưc hiện: Quy hoạch chăn nuôi bò thịt tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng đầu tư; Cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo Chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, bò sữa cao sản và nhập nội bổ sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong nước để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt Nhập bổ sung tinh bò thịt cao sản, bò sữa năng suất cao và một số bò đực cao sản để sản xuất tinh; chuyển đổi hợp lý đất canh tác sang đất trồng cỏ thâm canh và các loại cây làm thức ăn xanh cho việc chăn nuôi bò thịt, nhất là giống cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo diện tích trồng cỏ đáp ứng nhu cầu ăn thô xanh cho đàn gia súc Đồng thời sử dụng các phụ phẩm nông - công nghiệp cho bò ăn; phổ biến quy trình nuôi vỗ béo bò thịt; thực hiện
Trang 34Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
tốt khâu vệ sinh trong chăn nuôi bò thịt và thú y để đảm bảo an toàn dịch bệnh; bên cạnh đó đề xuất chính sách về đầu tư, tín dụng cho chiến lược phát triển đàn bò thịt
2.2.2.2 Kết quả phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
(1) Biến động về số lượng đàn bò
Số lượng đàn bò của nước ta giai đoạn 2001-2007 đã tăng từ 3.89 triệu con lên 6.72 triệu con, đạt tốc độ tăng trưởng 9.51% Đến năm 2013 số bò giảm mạnh còn 5.156 ngàn con Tổng đàn trâu và bò năm 2013 là 7.716 ngàn con Tính bình quân số trâu bò trên đầu người còn rất thấp, chưa tới 0,1 con/người Trong khi bình quân chung của thế giới là 0,24 con/người và châu Á là 0,16 con/người So với một số nước trong khu vực, Việt Nam thuộc nhóm ít nước có số lượng trâu bò bình quân trên đầu người thấp nhất (bảng 2.4)
Bảng 2.4 Số lượng trâu bò bình quân trên đầu người
của một số nước châu Á
Tên nước Dân số
(Nghìn người)
Trâu (Nghìn con)
Bò (Nghìn con)
Bình quân con/người
Trang 35Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
Từ năm 2001, chăn nuôi của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Chăn nuôi bò đã
có nhiều cơ hội để phát triển, tăng trưởng về số lượng và cải tiến về chất lượng giống Hiện nay cả nước có tỷ lệ tổng đàn bò lai là 30%
Tuy nhiên từ năm 2007 trở lại đây số lượng đàn bò nước ta giảm với tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2011 – 2013 là 1,3%/năm và số lượng đầu con là 5.157 nghìn con năm 2013 (chiếm 0,35% tổng đàn bò thế giới) Năm 2014 đàn bò có xu hướng tăng với số lượng 5.234,3 nghìn con (tăng 1,4%) do chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò được triển khai ở nhiều địa phương cộng với giá thịt bò hơi ổn định, người chăn nuôi bò có lãi
Nguồn: FAO, 2014
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ số lượng bò của Việt Nam từ năm 2000
đến năm 2014
Phân bố về số lượng của đàn bò thịt từ 2008 đến 2013 được thể hiện ở bảng 2.5
Như vậy, trên phạm vi toàn quốc số lượng đàn bò đều giảm qua các năm, trong
đó tốc độ giảm nhiều nhất là năm 2011, tổng đàn bò cả nước giảm 6,4% so với năm
2010 Đến năm 2013, vùng Tây Nguyên và Đồng Bằng sông Cửu Long có số lượng đàn bò tăng nhẹ tương ứng là 0,82% và 2,35% Đến năm 2014, số lượng bò của cả nước đã tăng nhẹ với số lượng là 5234,3 nghìn con
Trang 36Bảng 2.5 Phân bố và tốc độ phát triển đàn bò ở các vùng giai đoạn 2008 - 2013
Hạng mục
Số lượng (con)
Số lượng (con)
Tốc độ tăng (%)
Số lượng (con)
Tốc độ tăng (%)
Số lượng (con)
Tốc độ tăng (%)
Số lượng (con)
Tốc độ tăng (%)
Số lượng (con)
Tốc độ tăng (%) Tổng số 6.338 6.103 -3,70 5.808 -4,83 5.437 -6,40 5194,2 -4,46 5.156 -0,74 Đồng bằng sông Hồng 730 695 -4,78 652 -6,23 603 -7,41 517,2 -14,29 496 -4,04 Trung du và miền núi
Trang 37Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
Tổng sản lượng thịt bò tăng từ 97.7 ngàn tấn năm 2001 lên 292,9 ngàn tấn năm 2014 với tốc độ tăng trưởng 16% năm
Bảng 2.6 Sản lượng và tỷ lệ thịt hơi các loại so với tổng số thịt
Năm
Sản lượng
Sản lượng (Nghìn tấn)
Tỷ
lệ (%)
Sản lượng (Nghìn tấn)
Tỷ
lệ (%)
Sản lượng (Nghìn tấn)
Tỷ
lệ (%)
Sản lượng (Nghìn tấn)
Tỷ
lệ (%)
Thịt lợn 2288,3 81,4 3036,4 75,6 3217,9 74,2 3400 73,0 Thịt gia
đã trở thành một loại thực phẩm cao cấp Sản lượng thịt hơi các loại năm 2014 đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6%; sản lượng thịt bò đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt lợn đạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt gia cầm đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3% (bảng 2.6)
Tiêu thụ thịt bò bình quân ở mức thấp nhất 1,9 kg/người/ngày.Tiêu thụ thịt
bò của Trung Quốc gấp 4 lần nước ta, Malaysia gấp 13 lần và Singapore gấp 8 lần (Đặng Hoàng Minh, 2013) Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt bò của Việt Nam vào khoảng 408 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn so với năm 2013 Vậy để đáp ứng đủ nhu cầu cần phải nhập khẩu ít nhất 15 nghìn tấn
Trang 38Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ thịt bò ở Việt Nam ngày càng tăng cao, trong khi nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nên giá thịt bò tăng nhanh
so với giá thịt lợn mặc dù thịt lợn được tiêu thụ gấp nhiều lần thịt bò Năm 1980, thịt bò giá bằng 1/2 thịt lợn; năm 1990, thịt bò bằng giá thịt lợn và năm 2000, thịt bò giá gấp đôi thịt lợn, năm 2015, bằng 2,5 lần giá thịt lợn Gần đây, do đời sống kinh
tế được cải thiện nên người tiêu dùng đã chú ý đến chất lượng của thịt bò Giá thịt
bò trên thị trường thường cao hơn giá thịt lợn cùng loại 30 - 40%
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2014 Việt Nam đã nhập khẩu 202.941 con trâu bò thịt sống các loại Trong đó, đàn bò thịt thương phẩm chiếm 87,7% tổng đàn, 92,9% kim ngạch nhập khẩu Trâu chiếm 12,3% tổng đàn và 7,1% giá trị nhập khẩu
Có 2 quốc gia xuất khẩu trâu bò sang Việt Nam là Úc (chiếm 82,2% về kim ngạch và 61,6% về số lượng nhập khẩu) và Thái Lan (chiếm 17,8% và 38,4% về giá trị và lượng nhập) (Tuyết Nhung, 2014)
Quy trình giết mổ, bảo quản thịt bò sau chế biến ở trong nước còn giản đơn
Đã đến lúc Việt Nam cần có các quy định về điều kiện cho các điểm bán lẻ thịt bò như phải có tủ mát bảo quản, giống như một số nước có tập quán tiêu thụ thịt nóng giống như Việt Nam
Ở Việt Nam chưa hình thành ngành kinh doanh chăn nuôi bò thịt chuyên dụng, thịt bò trên thị trường hiện nay phần lớn là thịt của bò loại thải hoặc phế canh nên năng suất thấp, chất lượng không cao
(2) Cơ cấu các giống bò và một số chỉ tiêu sản xuất
Gần 70% tổng đàn bò của cả nước là bò Vàng địa phương, số còn lại chủ yếu là nhóm bò lai Zêbu, đó là kết quả của chương trình Sind hóa trong những năm gần đây
Bò Zêbu thuần hiện có ở một số nơi như: Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Bình Định, Khánh Hoà, Lâm Đồng và Tp HCM, Bò Zêbu thuần dễ thích nghi với điều kiện khí hậu của ta, bò có khối lượng trưởng thành 400-450 kg,
tỷ lệ thịt xẻ 49-50% Bò Zêbu thích hợp với hình thức bán chăn thả và tỷ lệ thụ thai bằng thụ tinh nhân tạo thấp thường dẫn đến kết quả là khoảng cách hai lứa đẻ dài
- Năng suất bò thịt của Việt nam
Năng suất bò thịt nước ta thấp là do tăng trưởng chậm, tầm vóc nhỏ, tỷ lệ
Trang 39Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
thịt tinh thấp Bò Vàng địa phương, 24 tháng tuổi chỉ đạt 140kg (con cái) và 155kg (con đực) Tỷ lệ thịt xẻ thấp 43-44% Khối lượng bò cái lúc trưởng thành 170-180kg, bò đực 250-260kg Khối lượng thịt xẻ (thịt xô: bỏ đầu, chân, da và nội tạng) từ 75-80kg/con Khối lượng thịt tinh (thịt lọc: sau khi bỏ xương) từ 60-65kg/con Tỷ lệ phần thịt có giá trị như thăn, đùi, mông so với tổng khối lượng thịt cũng thấp – bảng 2.7
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu sản xuất của bò Vàng Việt Nam
Nguồn: Đinh Văn Cải (2007) b
- Các phương thức chăn nuôi bò ở Việt Nam
Chăn nuôi bò thịt quảng canh: Là phương thức chăn nuôi phổ biến cho hầu hết các hộ chăn nuôi bò của ta Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng của nước ta theo phương thức quảng canh và quy mô chăn nuôi nông hộ là chủ yếu Nước ta có 13 triệu hộ nông dân trong đó khoảng 4 triệu nông hộ nuôi bò với quy
mô bình quân 1,5-1,6 con/hộ với phương thức chăn nuôi quảng canh và tận dụng thức ăn là đồng cỏ tự nhiên, do vậy chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn rất nghèo,
Trang 40Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
Chăn nuôi bò thịt bán thâm canh: Là phương thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ Phương thức này bò được chăn thả ngoài gò, bãi, ven rừng, ven đê, ven sông và các cánh đồng chờ thời vụ Khi chăn thả về hoặc ban đêm
bò được cung cấp khoảng 50% khẩu phần tại chuồng là cỏ cắt và các phụ phẩm nông nghiệp Giống bò sử dụng trong phương thức chăn nuôi này thường là bò Lai Zêbu hoặc giống bò thịt Zêbu thuần
Chăn nuôi bò thịt thâm canh: Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, thâm canh là một nghề rất mới mẻ đối với nông dân Việt Nam Chăn nuôi bò thâm canh đòi hỏi dân trí và kinh tế cao Có khoảng 0,5% hộ chăn nuôi có quy mô trang trại lớn trên 100 bò trở lên với phương thức chăn nuôi thâm canh để nuôi bò sinh sản cho sản xuất con giống hoặc vỗ béo bò thịt Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là bò lai, bò ngoại chuyên thịt, bò được nuôi trên đồng cỏ thâm canh luân phiên hoặc nuôi nhốt tại chuồng với khẩu phần ăn hoàn chỉnh và chuồng nuôi hiện đại (Bùi
Mỹ Anh, 2009)
- Vấn đề thức ăn trong chăn nuôi bò
Thức ăn chủ yếu của bò là cỏ và các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt (phần lớn là rơm) Đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, việc phát triển diện tích cỏ trồng ngày càng được chú trọng, hiện nay tổng diện tích cỏ trồng có khoảng 27.000 ha Nhiều giống cỏ cho năng suất cao được nhập và trồng thử nghiệm thành công, trong đó có những giống cỏ mới đang được người chăn nuôi quan tâm, như trồng các giống cỏ hỗn hợp hoà thảo, giống cỏ họ đậu của úc và các giống cỏ Supperdan, Sweet Jumbo, Dairy Mix, Beef Mix trồng rất hiệu quả…Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ chưa phát triển ở nông hộ, nên việc thiếu thức
ăn, nhất là mùa khô vẫn còn phổ biến Mặc dù vậy, nhiều loại phụ phẩm vẫn chưa được tận dụng để làm thức ăn cho bò Một số vùng vẫn còn tập quán đốt rơm ngay trên ruộng (nhất là ở các tỉnh miền Trung), vừa lãng phí một nguồn phụ phẩm chính cho chăn nuôi bò, vừa góp phần gây ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng rơm và các phụ phẩm khác để ủ gốc cây, làm phân rất lãng phí
Một số hộ dùng cám gạo hoặc cho bò ăn thêm thức ăn tinh, nhưng chỉ dùng khi bò phải cày kéo nhiều, khi đau ốm chứ chưa phải dùng với mục đích chăn nuôi