LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐÀM THỊ HUẾ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TẠI HUYỆN VẠN NINH,
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA – 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐÀM THỊ HUẾ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TẠI HUYỆN VẠN NINH,
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ KIM LONG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:
KHOA SAU ĐẠI HỌC:
KHÁNH HÒA - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu
vào và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban Trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học và các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt là Thầy TS Lê Kim Long- Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang, và NCS Nguyễn Đăng Đức – Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, những người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới phòng Kinh tế hạ tầng huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt xin cảm ơn các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Vạn Ninh
đã nhiệt tình cung cấp cho tôi thông tin để tôi thực hiện thành công đề tài
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những đồng nghiệp, những cộng tác viên
đã trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, nhất là sinh viên Thái Thị Hồng và Hoàng Nữ
Tú Anh, lớp 52KTTS – Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC HÌNH xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xiii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7
1.1 Tổng quan về tôm thẻ chân trắng 7
1.1.1 Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng 7
1.1.2 Hình thức và quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 8
1.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi trong sản xuất 13
1.2.1 Các khái niệm về hiệu quả trong sản xuất 13
1.2.2 Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào 14
1.2.3 Phương pháp phân tích DEA 15
1.2.4 Khả năng sinh lợi 18
1.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 20
Tóm tắt chương 1 23
CHƯƠNG 2: THỦY SẢN KHÁNH HÒA VÀ THỰC TRẠNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN VẠN NINH 24
2.1 Tổng quan chung về thủy sản Khánh Hòa 24
2.1.1 Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa 25
Trang 62.1.2 Thành tựu và nhược điểm của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Khánh Hòa 27
2.2 Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh 30
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 32
Kết luận chương 2: 36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1 Dữ liệu nghiên cứu 37
3.1.1 Dữ liệu thứ cấp 37
3.1.2 Số liệu sơ cấp 37
3.1.3 Khung tính toán các chỉ tiêu sản xuất: 38
3.2 Các mô hình nghiên cứu 40
3.2.1 Mô hình nghiên cứu sử dụng trong phân tích DEA 40
3.2.2 Lý thuyết về kiểm định trung bình mẫu độc lập 40
3.2.3 Sử dụng hàm hồi quy tobit để tìm quan mối tương quan giữa hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi và các yếu tố ảnh hưởng 40
Tóm tắt chương 3 43
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TẠI HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA 44
4.1 Thông tin về hiện trạng nông hộ vùng nghiên cứu 44
4.1.1 Phân bố mẫu theo địa điểm nuôi 44
4.1.2 Phân bố mẫu theo giới tính 44
4.1.3 Thống kê theo số thành viên trong gia đình hộ nuôi 45
4.1.4 Phân bố mẫu theo số người trong độ tuổi lao động 45
4.1.5 Phân bố mẫu theo số người tham gia nuôi tôm 46
4.1.6 Phân bố mẫu theo diện tích nuôi 46
Trang 74.1.7 Phân bố mẫu theo thời gian nuôi mỗi vụ 47
4.1.8 Phân bố mẫu theo kinh nghiệm của người nuôi 47
4.1.9 Phân bố mẫu theo trình độ kỹ thuật người nuôi 48
4.1.10 Phân bố mẫu theo hình thức nuôi 49
4.1.11 Thống kê theo cỡ tôm thương phẩm thu hoạch 49
4.1.12 Phân bố mẫu về độ pH của ao nuôi 49
4.1.13 Phân bố mẫu theo chất lượng tôm giống 50
4.1.14 Thống kê tỷ lệ tôm chết 50
4.1.15 Thống kê loại thức ăn sử dụng cho tôm 51
4.1.16 Thống kê mẫu theo hệ số tiêu hao thức ăn 51
4.1.17 Thống kê hàm lượng thô trong thức ăn 51
4.2 Phân tích chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình nuôi mật độ thấp (dưới 100 con/m2 ) và mô hình nuôi mật độ cao ( từ 100 con/m2 trở lên) 52
4.2.1 Các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình nuôi mật độ thấp (dưới 100 con/m2 ) 52
4.2.2 Các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình mật độ cao (từ 100 con/m2 trở lên) 53
4.3 So sánh các chỉ tiêu sản xuất của hai mô hình 54
4.3.1 So sánh giá trị trung bình 54
4.3.2 Kiểm định thống kê các chỉ tiêu sản xuất so sánh hai mô hình 54
4.4 Phân tích các chỉ tiêu sản xuất của tổng thể các hộ nuôi tôm 57
4.4.1 Khả năng sinh lời của các hộ nuôi tôm 57
4.4.2 Hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm 58
4.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 59
4.5.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời 59
Trang 84.5.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật 61
4.5.3 Mối tương quan giữa khả năng sinh lời và hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 62
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 62
4.6.1 Khả năng sinh lời và hiệu quả kỹ thuật 62
4.6.2 Kiểm định thống kê các chỉ tiêu sản xuất so sánh hai mô hình nuôi mật độ cao và mật độ thấp 63
4.6.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 64
Tóm tắt chương 4 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.1.1 Đặc trưng chung về các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh 67
5.1.2 Khả năng sinh lời và hiệu quả kỹ thuật của hai mô hình nuôi mật độ cao và mật độ thấp 69
5.2 Kiến nghị giải pháp 70
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 70
5.2.2 Đối với người nuôi 73
5.3 Hạn chế nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DEA: Data Envelopment Analysis
FAO: Food and Agriculture Organnization (tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc)
SPF: Stochastic Production Frontier
WTO: World Trade Organization (tổ chức Thương mại Thế giới)
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Qui trình nuôi tôm thâm canh 10
Bảng 1.2: Tóm lược các biến lựa chọn của các nghiên cứu trước 22
Bảng 2.1: Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa 26
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng nuôi tôm thịt Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2010 27
Bảng 3.2: Các biến sử dụng trong phân tích 40
Bảng 3.3: Định nghĩa các biến độc lập trong mô hình 41
Bảng 4.1: Phân bố mẫu địa bàn nuôi 44
Bảng 4.2: Phân bố mẫu theo giới tính 44
Bảng 4.3: Phân bố mẫu theo số thành viên trong gia đình hộ nuôi 45
Bảng 4.4: Phân bố mẫu theo số người trong độ tuổi lao động 45
Bảng 4.5: Phân bố mẫu theo số người tham gia nuôi tôm 46
Bảng 4.6: Phân bố mẫu theo diện tích nuôi tôm 46
Bảng 4.7: Phân bố mẫu theo thời gian nuôi tôm 47
Bảng 4.8: Phân bố mẫu theo kinh nghiệm người nuôi 47
Bảng 4.9: Phân bố mẫu theo trình độ người nuôi 48
Bảng 4.10: Phân bố mẫu theo hình thức nuôi 49
Bảng 4.11: Phân bố mẫu cỡ tôm thương phẩm thu hoạch 49
Bảng 4.12: Phân bố mẫu về độ pH của ao nuôi 49
Bảng 4.13: Phân bố mẫu theo chất lượng tôm giống 50
Bảng 4.14: Thống kê tỉ lệ tôm chết 50
Bảng 4.15: Thống kê loại thức ăn sử dụng nuôi tôm 51
Bảng 4.16: Thống kê hệ số tiêu hao thức ăn sử dụng nuôi tôm 51
Bảng 4.17: Thống kê hàm lượng thô trong thức ăn sử dụng nuôi tôm 51
Bảng 4.18: Các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình mật độ thấp 52
Bảng 4.19: Các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình mật độ cao 53
Trang 11Bảng 4.20: So sánh giá trị trung bình của các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của
hai mô hình mật độ cao và mật độ thấp 54
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, giá bán, các khoản mục chi phí, khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật 55
Bảng 4.22: Kiểm định thống kê chỉ tiêu khả năng sinh lợi, hiệu quả 56
Bảng 4.23 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời 59
Bảng 4.24 Kết quả mô hình Hồi quy Tobit trên phần mềm R các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời .60
Bảng 4.25 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật 61
Bảng 4.26: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật 61
Bảng 4.27: Ma trận hệ số tương quan 62
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 7
Hình 1.2: Sự phụ thuộc các hình thức nuôi vào đầu tư của con người (Tacon, 1988) 8
Hình 1.3: Sơ đồ bố trí trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại một trang trại hoặc nông hộ 12
Hình 2.1: Bản đồ huyện Vạn Ninh năm 2014 30
Hình 3.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu 41
Hình 4.1: Khả năng sinh lời của các hộ nuôi tôm 57
Hình 4.2: Hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm 58
Trang 13TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” có mục tiêu là
phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi; đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa Từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và chủ hộ nuôi nhằm phát triển nghề nuôi bền vững Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, Phương pháp Data Envelopment Analysis (DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và Mô hình tobit để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời
Với mẫu khảo sát của nghiên cứu chính thức n = 175 hộ nuôi, kết quả chính của nghiên cứu gồm: các thông số chung về của các hộ nuôi như: diện tích nuôi từ 0,16 ha đến 0,3 ha là 29,7% Với diện tích từ 0,31 đến 0,5 ha chiếm 60%; diện tích trên 0,5
ha chiếm 10,3% Kinh nghiệm người nuôi từ 6 -15 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất 60%, số năm kinh nghiệm trên 15 năm chiếm tỉ lệ 29,1 % và số năm kinh nghiệm từ 1 – 5 năm chiếm tỉ lệ 10,9 % Trình độ các chủ hộ nuôi tập trung ở mức trung học, chưa qua tập huấn, đối tượng này chiếm đến 74,3% tổng số người được phỏng vấn; đã qua đào tạo trung cấp hoặc đã được tập huấn về nuôi tôm thẻ chiếm tỉ lệ 22,9 %, trình độ cao đẳng đại học chiếm 2,9% Chất lượng tôm giống có chất lượng tốt chiếm 88,0%, tôm giống
có chất lượng trung bình chiếm 12,0%
Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy hầu hết các khoản mục của hình thức nuôi mật
độ cao là cao hơn nhiều so với hình thức nuôi mật độ thấp Chỉ tiêu khả năng sinh lời của cách hộ nuôi tôm theo hình thức mật độ thấp trung bình là 0,35 trđ/ha Chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật được tính toán theo phương pháp phi tham số DEA, kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ nuôi tôm theo hình thức nuôi mật độ thấp là 0,59 tương đối thấp Chỉ tiêu khả năng sinh lời của cách hộ nuôi tôm theo hình thức mật độ cao trung bình là 0,46 trđ/ha Chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật được tính toán theo phương pháp phi tham số DEA, kết quả cho biết hiệu quả kỹ thuật trung bình của các
hộ nuôi tôm theo hình thức mật độ cao là 0,74 tương đối cao Điều này cho thấy các hộ nuôi mật độ cao sử dụng khá hợp lý các yếu tố đầu vào
Trang 14Kết quả thống kê hiệu quả kỹ thuật chung của cả hai mô hình của hộ nuôi tôm cho thấy giá trị trung bình là 0,62; giá trị nhỏ nhất là 0,33 và giá trị lớn nhất là 1 Dựa vào biểu
đồ hiệu quả kỹ thuật chúng ta thấy rằng hiệu quả kỹ thuật chủ yếu tập trung trong khoảng
từ 0,4 đến 0,8 Chứng tỏ hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm tương đối cao
Kết quả ước lượng trong số 8 biến đưa vào mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (số người tham gia nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi, trình độ chủ hộ, tập huấn, vay vốn, diện tích nuôi, hình thức nuôi, chất lượng giống) thì 2 biến “hình thức nuôi” và “kinh nghiệm nuôi” ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (p<0,05) Trong đó,
“hình thức nuôi” có ảnh hưởng thuận chiều, nghĩa là nuôi mật độ cao (trên 100 con/m2) sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào, biến “kinh nghiệm nuôi” có ảnh hưởng ngược chiều, nghĩa là những người nuôi tôm lâu thường chủ quan về kỹ thuật và chuyển sang nuôi các đối tượng nuôi mới Kết quả ước lượng trong số 8 biến đưa vào mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời thì 2 biến “diện tích nuôi” và “kinh nghiệm nuôi” ảnh hưởng đến khả năng sinh lời (p<0,05) Trong đó biến
“diện tích nuôi” có ảnh hưởng thuận chiều, nghĩa là khả năng sinh lời tăng khi diện tích nuôi tăng, phù hợp với chính sách đất đai mà cơ quan quản lý nhà nước đang hướng tới đó là chính sách dồn điền đổi thửa và củng cố, nâng cao chất lượng của hợp tác xã nông nghiệp; biến “kinh nghiệm nuôi” có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lợi so với giả thuyết đặt ra, nghĩa là những người nuôi tôm lâu năm thường chủ quan, ít chịu tiếp cận kỹ thuật nuôi mới, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn Từ kết quả của 2
mô hình này đối với biến kinh nghiệm, việc biên tập huấn không có ý nghĩa thống kê đặt ra câu hỏi đối với chất lượng của các chương trình tập huấn triển khai kỹ thuật của địa phương Đây cũng là câu hỏi mà Nguyen&Fisher (2014) đặt ra đối với việc nghiên cứu nghề nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Kết quả cho thấy, hệ số tương quan giữa hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời là 0,462 nằm trong khoảng từ 0,4 đến 0,5, như vậy hai yếu tố này có tương quan tuyến tính, chứng tỏ hai yếu tố này có ảnh hưởng tới nhau Việc tiết kiệm đầu vào sản xuất
có thể làm tăng khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm Tuy nhiên, mức tương quan này tương đối yếu, có ý nghĩa là đối với hộ nuôi tôm với góc nhìn về lợi nhuận trong ngắn hạn sẽ có nhiều điểm không tương đồng với các nhà quản lý với góc nhìn về tiết kiệm các yếu tố đầu vào để phát triển bền vững
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội … từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển
Ở Việt Nam tiềm năng nuôi tôm rất lớn, với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 Việt Nam cũng
có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm khá dày đặc Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn Đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế Giai đoạn 2000 – 2010, ngành thủy sản có tốc
độ tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm Hiện tại, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là loại tôm được nuôi phổ biến nhất ở
Tây Bán cầu, chiếm hơn 70% (1992) và có thời kỳ chiếm tới 90% (1998) các loài tôm thẻ Nam Mỹ Các nước có sản lượng như Ecuado, Mehico, Panama…Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các nước này ngày càng phát triển, sản lượng cũng tăng lên nhanh chóng, trong đó quốc gia đứng đầu về sản lượng là Ecuado (riêng năm 1998 đạt 131.000 tấn; tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng châu Mỹ vào khoảng 200.000 tấn đạt giá trị 1,2 tỷ USD vào năm 2002)
Các nước châu Á, tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm từ những năm 1980s, tuy nhiên từ năm 1996 loài tôm này mới được đưa vào nuôi thương mại tại Trung Quốc và Đài Loan, sau đó là một số quốc gia ven biển châu Á khác trong đó
có Việt Nam Trong năm 2002, Trung Quốc đã có ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng với sản lượng khoảng 270.000 tấn Một số quốc gia châu Á khác hiện đang phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm này như Thái Lan (120.000 tấn năm 2003), Việt Nam, Philiphin Indonesia…
Theo tổ chức Lương thực thế giới (FAO), sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2007 chiếm 80% sản lượng tôm nuôi, trong đó 85% sản lượng tập trung ở các nước Đông
Trang 16Nam Á Theo báo cáo tại Hội nghị GOAL (Globle Outlook For Aquaculture Leadership -2007) diễn ra tại Marid (Tây Ban Nha) của TS Jam Anderson cho thấy tốc
độ nuôi tôm trên thế giới đang phụ thuộc vào tôm thẻ chân trắng Đặc biệt việc phát triển loại tôm này ở châu Á là nhân tố quyết định Giai đoạn 2001 - 2010, trong khi tôm sú đang có su hướng giảm diện tích và sản lượng nuôi thì tôm thẻ chân trắng lại phát triển nhảy vọt, đạt 1,5 – 1,6 triệu tấn (2006) và ước đạt gần 2 triệu tấn năm 2010 Như vậy có thể thấy xu hướng chung trên thế giới là đang chuyển mạnh từ nuôi các loài tôm khác sang nuôi tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên nhập từ Đài Loan vào nuôi thử tại Bạc Liêu từ tháng 01 năm 2001, sau đó tôm bố mẹ được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc và Hawaii (Mỹ) Đây là loài tôm thẻ ngoại lai duy nhất được nhập vào Việt Nam Trong những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam Đến cuối năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ được thống kê là 4.227 ha Chỉ sau 9 tháng (tính đến tháng 9/2009), diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng đã tăng đến 9.131 ha, hơn gấp đôi Tôm thẻ chân trắng là loại tôm nhiệt đới, khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ, là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ rộng, thời gian sinh trưởng ngắn (3-3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha), mật độ cao có thể đạt đến 20 tấn/ha Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao nên tôm thẻ chân trắng đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng lớn nhất sau đó là châu Âu và Nhật Bản
Mô hình nuôi chủ yếu của tôm thẻ chân trắng là mật độ thấp và mật độ cao với mật độ rất cao Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang được người tiêu dùng ưa chuộng do giá cả rẻ hơn, màu thịt trắng hơn tôm sú đồng thời trước tình hình khó khăn của tôm sú nên ngày càng có nhiều khu vực nuôi tôm sú chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng nên diện tích tôm thẻ chân trắng đang có xu hướng tăng lên Trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa là địa phương có tốc độ tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nhanh đến…chóng mặt Năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây chỉ có 900
ha, sang năm 2009 đã tăng đến 3.100 ha Những địa phương tăng tốc diện tích tôm thẻ chân trắng ồ ạt nhất chính là nơi có thiệt hại nặng nhất Ở Khánh Hòa thả nuôi 2.360
ha tôm thẻ chân trắng thì bị thiệt hại đến 1.500 ha Tuy nhiên, hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Khánh Hòa đều tự phát, manh mún với trình độ kỹ
Trang 17thuật, kinh nghiệm cũng như kiến thức của các hộ nuôi về cơ bản còn rất hạn chế Theo lí thuyết kinh tế, sự phát triển quá nhanh và tự phát của một ngành thường dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào – từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi, ngành và môi trường trong tương lai gần
Trong những năm đầu phát triển, khi môi trường còn chưa bị ô nhiễm, nghề này đã mang lại lợi nhuận lớn, giúp giải quyết công ăn việc làm và giúp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương Dù vậy, nuôi tôm mật độ cao là nghề tạo ra chất thải ô nhiễm rất nhiều Hơn nữa, các hộ nuôi chưa có ý thức bảo vệ môi trường làm cho vùng nuôi đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, môi trường sinh thái bị phá vỡ Do phát triển quá nhanh, số lượng ao nuôi tại các khu vực ngày càng tăng, phát triển một cách
tự phát, từ đó thức ăn nuôi tôm từ sản xuất công nghiệp và từ cá tạp như tôm, cua, nghêu, sò đã tạo ra lượng chất thải rất lớn gây ô nhiễm môi trường nuôi Khi nguồn nước nuôi bị ô nhiễm thì không những hệ động thực vật tại khu vực nuôi bị ảnh hưởng
mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả tôm nuôi tại khu vực này cả trong ngắn và dài hạn
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố đầu vào – đặc biệt là các đầu vào như đất, mặt nước – đóng vai trò quyết định cho việc phát triển bền vững trong dài hạn Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của các chủ hộ nuôi lại thường là khả năng sinh lợi của trại nuôi Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) và khả năng sinh lợi của các trại nuôi là một nhu cầu bức thiết, phải thực hiện ngay nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo chủ trang trại cũng như đề ra các biện pháp quản lí nhằm phát triển nghề nuôi bền vững của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là một chủ đề được nhiều nhà hoạch định chính sách quan tâm – đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất liên quan đến việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên Hiện tại có hai phương pháp phân tích chính là Data Envelopment Analysis (DEA) được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp Stochastic Production Frontier (SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995) Dù rằng phương pháp luận phân tích Stochastic Production Frontier (SPF) đã được một số nghiên cứu trong nước áp dụng
Trang 18Xuất phát từ thực tiễn trên về tầm quan trọng của việc nuôi tôm thẻ bền vững góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa, tác giả chọn đề tài “Phân tích
hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) (technical efficiency) và khả năng sinh lợi (profitability) của các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời
- Đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và chủ nông hộ nhằm phát triển nghề nuôi bền vững
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm căn cứ cho các nhà khoa học và nhà quản lý có biện pháp quy hoạch, cải tiến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cho phù hợp trên địa bàn huyện Vạn Ninh
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài giúp cho cán bộ kỹ thuật và người nuôi thấy
rõ được hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại Từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để nghề nuồi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa phát triển bền vững
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về khả năng sinh lợi, hiệu quả kỹ thuật và
mối tương quan giữa khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: huyện Vạn Ninh
+ Phạm vi thời gian: Từ tháng 11/2013 đến hết tháng 12/2015
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Dữ liệu nghiên cứu
- Địa bàn và qui mô nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Trang 19- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, sau đó rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập để chọn ra các hộ cần điều tra Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Phương pháp định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn biến đầu vào, đầu ra, điều chỉnh biến cho phù hợp với môi trường nghiên cứu, sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế để đo lường Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đo lường hiệu quả
sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các hộ nuôi tôm thẻ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả công việc nuôi tôm thẻ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa là phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp so sánh, Phương pháp Data Envelopment Analysis (DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và Mô hình tobit để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời
6 Dự kiến kết cấu của luận văn
Ngoài các phần như: mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan Chương này giới thiệu tôm thẻ chân trắng (hình thức nuôi và quy trình nuôi), tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh và thực trạng thủy sản tỉnh Khánh Hòa; khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các quan điểm đánh giá hiệu quả Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước
Chương 2: Thực trạng thủy sản Khánh Hòa và tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh
Trang 20Chương 3: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu Chương cũng trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu: phân tích màng dữ liệu (DEA), khả năng sinh lời thông qua chỉ tiêu mang tính đại diện là tỷ số số dư đảm phí
Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Thảo luận Chương này giới thiệu mẫu, kết quả nghiên cứu và thảo luận về hiệu quả các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của các
hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, xác định nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi tôm, để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị giải pháp
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
Trang 21
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan về tôm thẻ chân trắng
1.1.1 Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng
Hình 1.1: Tôm thẻ chân trắng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Tôm thẻ chân trắng hay còn gọi là tôm he chân trắng, hoặc tôm chân trắng có tên khoa học là: Lipopenaeus vannamei (Bone, 1931) và Penaeus vannamei; tiếng Anh là: white shrimp; theo FAO là: tôm chân trắng, camaron patiblanco; tên tiếng Việt là: tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc Tây Châu Mỹ
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê – Hi – Cô, vùng biển Equađo Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường
có màu xanh lam, chân bò có màu trắng nên gọi là tôm chân trắng Chùy là phần kéo dài tiếp với bụng Dưới chùy có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có 5 – 6 răng cưa ở phía bụng Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ 2 [1]
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chùy khá dài đôi khi từ mép sau vỏ sau đầu ngực Gờ bên chùy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có Gai đuôi không phân nhánh Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp
Trang 22Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 – 50 ‰; thích hợp ở độ mặn nước biển 28 – 34 ‰; pH = 7,7 – 8,3; nhiệt độ thích hợp 25 – 320C; tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 280C [1]
Ở các trại nuôi, tôm chân trắng thích hợp với nhiệt độ từ 20 – 300C; pH từ 8,0 – 8,5 trong ngày dao động quá 0,5; độ mặn từ 10 – 25 ‰; độ kiềm từ 100 – 250 mg/l; oxy hòa tan trên 4 mg/l; độ trong khoảng 35,5 cm; màu nước là màu xanh lục hoặc màu mận chín [1]
Tôm chân trắng là loại ăn tạp giống như những loài tôm khác Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên Trong điều kiện tự nhiên, từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn
tới 15 g trong giai đoạn 90 – 120 ngày [1]
1.1.2 Hình thức và quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng
a Những hình thức nuôi tôm thẻ thương phẩm hiện có
Hiện nay có 3 hình thức nuôi phổ biến là: nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh Việc lựa chọn hình thức nuôi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở
hạ tầng, năng lực đầu tư, trình độ quản lý của người nuôi ở từng địa phương Có thể biểu diễn sự phụ thuộc các hình thức nuôi và đầu tư của con người theo sơ đồ sau:
Hình 1.2: Sự phụ thuộc các hình thức nuôi vào đầu tư của con người (Tacon, 1988)
Mức độ quản lý
Khả năng xuất hiện bệnh
Thức ăn nhân tạo
Mật độ nuôi
Thức ăn
tự nhiên Nuôi quảng canh cải tiến
Nuôi bán thâm canh
Nuôi thâm canh
Trang 23 Nuôi quảng canh: gồm quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến:
Nuôi quảng canh là loại hình nuôi truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên, diện tích trại thường lớn từ vài ha đến vài chục ha và độ sâu mức nước thường nông từ 0.5-1m Các trại đầm nuôi được lấy đầy nước khi nước triều lên mang theo thức ăn và nguồn giống tự nhiên Giống và thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Nếu thả thêm giống thì rất ít, khoảng 1 - 2con/m2 Các trại nuôi được thu hoạch theo phương pháp thu tỉa
Loại hình nuôi quảng canh tích cực hơn được gọi là nuôi quảng canh cải tiến Chọn các trại nuôi có diện tích nhỏ, thường khoảng 1 đến vài ha, mật độ thả giống từ 1-5 com/m2, có bổ sung thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự tạo Năng suất đạt từ 300-800 kg/ha/năm
Nuôi bán thâm canh:
Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phù hợp với điều kiện nuôi của nền kinh tế hiện nay của nước ta, đồng thời phù hợp với trình độ và khả năng quản lý của nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng Do vậy hình thức nuôi này ngày càng phát triển
Hình thức này nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu Các trại nuôi mật độ thấp thường xây dựng ở vùng cao triều Diện tích trại nuôi từ 0,5-1,5
ha Hệ thống trại đìa được đầu tư nhất định để chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý
và khống chế môi trường như hệ thống máy bơm, máy sục khí, độ sâu mức nước từ 1,2-1,4m Mật độ giống thả 10-15 con/m2 Năng suất đạt từ 1-5 tấn/ha/năm
Nuôi thâm canh:
Nuôi thâm canh là hình thức có đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, đồng thời đòi hỏi người sản xuất phải có trình độ kỹ thuật tương đối cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về nuôi tôm thương phẩm, có thể nuôi mật độ cao là hình thức con người hoàn toàn kiểm soát các yếu tố môi trường, thức ăn, sinh trưởng … phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm trong suốt chu kỳ nuôi Diện tích trại nuôi thường khoảng 0,5 ha, mật độ thả giống khoảng lớn hơn 30 con/m2, có đủ thiết bị điều khiển môi trường trại nuôi, năng suất thu hoạch lớn hơn 8 tấn/ha/vụ
Hiện nay hoạt động nuôi tôm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa có hai hình thức: nuôi thâm canh và bán thâm canh
b Đặc điểm kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
Dưới đây là quy trình nuôi tôm mật độ cao phổ biến nhất hiện nay
Trang 24Bảng 1.1 : Qui trình nuôi tôm thâm canh
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NUÔI TÔM Chọn địa điểm:
- Điều kiện đất
- Điều kiện nước
- Điều kiện kinh tế xã hội
Thiết kế công trình
- Phù hợp với điều kiện thực tế
- Phù hợp với quy trình kỹ thuật
Xây dựng công trình:
- Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
- Vận hành hiệu quả
↓ CHUẨN BỊ TRẠI NUÔI
Cải tạo trại
- Cải tạo đáy trại
Quản lý việc cho tôm ăn
- Cho ăn tháng đầu tiên
- Cho ăn sau tháng đầu tiên
- Phương pháp kiểm tra việc
đánh giá bắt mồi của tôm
Quản lý môi trường trại nuôi
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các thông số thủy lý, thủy hóa, thủy sinh
- Giải pháp điều chỉnh các yếu
tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh
Quản lý sức khỏe tôm
- Kiểm tra hoạt động tôm
- Kiểm tra các dấu hiệu bệnh ở tôm
- Giải pháp phòng trị bệnh
↓ THU HOẠCH
- Thăm dò thị trường
- Kiểm tra chất lượng tôm trong trại và giải pháp cải thiện chất lượng tôm
- Thu hoạch Bảo quản Bán sản phẩm
Trang 25c Vị trí lựa chọn và xây dựng công trình nuôi
Vị trí lựa chọn
Chọn địa hình nuôi tôm mật độ cao phù hợp là một khâu quan trọng và cần xác định một cách cẩn thận trước khi xây dựng trại nuôi Địa điểm nuôi phải được nghiên cứu kỹ về môi trường tự nhiên và xã hội Khi lựa chọn cần chú ý tới các yếu tố có liên quan sau:
Về mặt địa hình: vùng nuôi phù hợp nhất nằm ở các trung triều hoặc cao triều, có thể phơi khô đáy trại khi cải tạo và thuộc vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, tránh vùng có bão lụt, mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi đột ngột
Đất xây dựng trại phải là đất thịt hoặc đất thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ, kết cấu chặt, giữ được nước Nguồn nước chủ động (thay nước theo thủy triều hay dùng máy bơm), không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, PH nước thích hợp 7,5 – 8,5, độ mặn phù hợp nhất từ 5 – 30 S‰, độ Kiềm từ 80 mg CaCO3/lít trở lên Trại nuôi phải có nguồn nước ngọt để bổ sung khi cần thiết Chọn địa điểm có giao thông thuận lợi, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm, an ninh trật tự tốt và trình độ học vấn người nuôi đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển nuôi tôm …
Xây dựng công trình nuôi
Công trình nuôi thiết kế đúng sẽ giúp ích nhiều cho việc quản lý chất lượng nước, cho ăn, thu hoạch, thu gom và tẩy dọn chất thải
- Trại nuôi
Có diện tích từ 3000 – 5000m2 Hình dạng trại thường là hình vuông, nếu là hình chữ nhật thì tỉ lệ chiều dài/ chiều rộng không quá lớn, trại càng ít góc cạnh càng tốt Đáy trại bằng phẳng, đầm nén chặt, độ dốc nghiêng có cống tháo Cao trình đáy không nên thấp hơn các trại lân cận, xung quanh trại có hệ thống lưới ngăn cua, còng, địch hại từ ngoài xâm nhập vào trong trại
+ Trại chứa (trại lắng)
Trại lắng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát môi trường trại nuôi và dự trữ nước để cung cấp cho trại nuôi khi chất lượng nước trong trại nuôi không ổn định hoặc những nơi có nguồn nước mang tính thời vụ cao Diện tích trại chứa khoảng 25-30% diện tích trại nuôi
+ Trại xử lý nước thải
Trại xử lý nước thải dùng để xử lý nước và bùn của đáy trại trước khi đưa ra bên ngoài Trại này có diện tích từ 10-20% diện tích trại nuôi
Trang 26Dưới đây là sơ đồ bố trí trại nuôi tôm tại một trang trại hoặc nông hộ:
Hình 1.3 : Sơ đồ bố trí trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại một trang trại hoặc nông hộ
- Các hệ thống khác (bờ, đê, cống, mương cấp và thoát nước)
Bờ trại phải đủ cao để ngăn chặn lũ lụt trong mùa mưa hoặc khi nước triều lên cao nhất Tốt nhất mỗi trại nên có 2 cống, cống cấp và thoát nước đặt ở 2 bờ đối diện Mương cấp thoát nước riêng biệt
- Các dụng cụ cần thiết cho nuôi tôm
Bao gồm máy quạt nước, máy sục khí, máy bơm nước, các dụng cụ đo môi trường như máy đo pH, máy đo độ mặn, nên có kính hiển vi nhằm chẩn đoán những bệnh thông thường của tôm thẻ chân trắng
d Chuẩn bị trại nuôi
Chuẩn bị trại nuôi là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của vụ nuôi Mục đích chính của chuẩn bị trại là tạo cho nền đáy sạch và chất lượng nước ban đầu tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh môi trường nước trại trong suốt vụ nuôi
Chuẩn bị trại bao gồm các bước sau: cải tạo trại, diệt tạp, bón phân gây màu nước
e Thả giống
Tiêu chuẩn chọn tôm giống
Tôm đều cỡ, râu và bộ phụ đầy đủ, không có chất bẩn bám Tôm P13 thường có kích thước 12-13mm trở lên hoặc cỡ lớn hơn 2-3 cm Tôm không dị hình, chủy và bộ phụ không bị ăn mòn, có màu đẹp và đồng đều
Trại xử lý nước thải
Trang 27Mật độ thả: Ở vùng Duyên hải miền Nam Trung Bộ thường thả 100-200 con/m2,
cỡ 2-3 cm hoặc 800-1000 con/m2 để đạt năng suất cao
f Chăm sóc và quản lý
- Thức ăn
Loại thức ăn thường sử dụng là thức ăn công nghiệp có chất lượng cao, bảo đảm hàm lượng đạm thô 30-40% Thường cho ăn 3-5 lần/ngày tùy thuộc vào kích cỡ của tôm Lượng thức ăn trong ngày có thể phân chia theo tỉ lệ hoặc chia đều cho các lần cho ăn tùy thuộc vào hoạt động ăn mồi của tôm và điều kiện thời tiết
- Quản lý môi trường trại nuôi
Quản lý môi trường trại nuôi thực chất là điều kiện các yếu tố môi trường dao động trong khoảng giới hạn giá trị tối ưu cho vật nuôi
- Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh bằng các biện pháp sau: chọn tôm giống có chất lượng cao, mật độ nuôi vừa phải, cải tạo trại đìa tốt, cho ăn những thức ăn đảm bảo chất lượng và số lượng, quản lý môi trường trại nuôi tốt
Trị bệnh: hiện nay một số bệnh được chữa bằng hóa chất, các hoát chất này phải không thuộc danh mục thuốc cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành
1.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi trong sản xuất
1.2.1 Các khái niệm về hiệu quả trong sản xuất
- Hiệu quả: Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó [5]
Trang 28Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, bao gồm:
- Chi phí: nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của hộ nông dân nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận
- Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích
- Doanh thu: là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm Doanh thu = Sản lượng nhân với đơn giá
- Thu nhập: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra Thu nhập = Doanh thu – Chi phí đầu tư bằng tiền
- Tổng lợi nhuận: là phần còn lại sau khi lấy thu nhập trừ chi phí lao động gia đình
và chi phí cơ hội của việc sử dụng đất
1.2.2 Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
Giới hạn khả năng sản xuất được định nghĩa là đầu ra Y tối đa có thể sản xuất được khi cho trước một vector đầu vào X, được định nghĩa dưới dạng toán học, giới hạn này là chuẩn mực để dựa trên đó đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được các kết quả đầu ra Qua đó sẽ xác định được tính chất căn bản của việc đo lường sự hiệu quả, không mang tính chất khái quát hóa như hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định [13] Farrel (1957) là người đầu tiên xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết này với ý tưởng
đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất như sau:
Giả sử một nghề sản xuất đơn giản sử dụng 2 yếu tố đầu vào x1, x2 để sản xuất ra
1 đầu ra q được trình bày như hình vẽ dưới đây Đường biên SS’ là đường biên giới hạn của sản xuất, nghĩa là để sản xuất được một đơn vị sản lượng đầu ra thì (i) miền không gian phía tay trái của đường SS’ là miền không gian không khả thi; (ii) miền không gian nằm bên tay phải của đường SS’ là miền sản xuất khả thi trong thực tế
Trang 29Như vậy, các đơn vị sản xuất trong thực tế nằm trên đường SS’ là có sự kết hợp tốt nhất, tiết kiệm nhất các yếu tố đầu vào của sản xuất nên được xem là các đơn vị sản xuất đạt được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đạt 100% Vì vậy C và D là những đơn vị sản xuất đạt hiệu quả Điều đó có nghĩa là, A và B là những đơn vị sản xuất chưa đạt hiệu quả Mức hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất A được đo lường khoảng cách OA’/OA và nhỏ hơn 1 Tương tự, sự không hiệu quả của
ao nuôi B được trình bày bởi khoảng cách OB’/OB và nhỏ hơn 1 Điều này có nghĩa là các đơn vị sản xuất A và B có thể giảm sử dụng 2 đầu vào đối với A là từ A đến A’, và
B là từ B đến B’ mà không giảm đầu ra
1.2.3 Phương pháp phân tích DEA
Charnes và các cộng sự (1978) đã khởi xướng phương pháp phân tích phi tham số Data Envelopment Analysis (DEA) Mặc dù phương pháp tham số (SPF) được sử dụng phổ biến, nhưng các phương pháp phi tham số cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều khi chúng ta không xác định được dạng công nghệ hoặc dạng hàm sản xuất Điểm nổi bật của phương pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định dạng sản xuất và vô số các phương thức phân phối của phần dư Hơn nữa, ước lượng biên sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn Phương pháp này có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu
ra Tuy nhiên, phương pháp DEA cũng có những hạn chế của nó Thứ nhất, kết quả ước lượng (cho phần phi hiệu quả) hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm thống kê của các quan sát Vì vậy, kiểm định thống kê không thể áp dụng được trong phương pháp này
Trang 30Thứ hai, Sengupta (2002) nêu ra, DEA chỉ xem xét phía cung mà không xem xét phía cầu và những đặc trưng của thị trường Cuối cùng là độ nhạy, Timmer (1971) lập luận rằng DEA rất nhạy cảm với các quan sát cực trị Nghĩa là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác, DEA có thể ước lượng quá cao phần phi hiệu quả của chúng Dù có những hạn chế đó, DEA đang ngày càng được sử dụng rộng rãi Phương pháp phân tích DEA được mô phỏng
như sau
Giả sử có dữ liệu của công ty, mỗi công ty sử dụng N đầu vào và M đầu ra Với
công ty thứ i, dữ liệu về đầu vào được thể hiện bằng véctơ cột xi và đầu ra được diễn tả bằng véctơ cột yi Như vậy, số liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các công ty được thể
hiệu quả của nó luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1 Một vấn đề khó khăn có thể xảy ra là có rất
nhiều lời giải cho bài toán trên (ví dụ: nếu u* v* là nghiệm thì 2u* 2v* cũng là nghiệm của bài toán) Để tránh trường hợp áp đặt v’xi = 1
Sự thay đổi ký hiệu từ u và v sang , tương ứng, hàm ý rằng đã xét đến một mô hình toán tuyến tính tương tự khác
max (’yi),
st ’xi = 1,
’yj - ’xj 0, j= 1,2,…, N (2)
Trang 31Mô hình DEA như (2) được xem là mô hình phức toán tuyến tính, sử dụng tính chất đối ngẫu của mô hình toán tuyến tính và có thể phát triển một dạng mô hình đường bao số liệu tương ứng như sau:
(3)
Trong đó, θ - Đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của ao nuôi;
λ –Véc tơ hằng số Nx1
Bài toán (3) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi ao nuôi Như vậy giá trị
nghiệm được xác định cho từng ao nuôi Nếu = 1 nghĩa là ao nuôi đạt hiệu quả; <
1 nghĩa là ao nuôi không đạt hiệu quả Các ao nuôi không đạt hiệu quả có thể chiếu lên
đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận được tổ hợp tuyến tính (X, Y) – là vị trí của
ao nuôi tham chiếu giả định Đối với các ao nuôi không đạt hiệu quả (θ < 1) có thể
thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các yếu tố đầu vào một đại lượng là trong khi vẫn giữ các giá trị xuất lượng như trước
Trong sản xuất, thường phải đối diện với bài toán là quy mô sản xuất sẽ có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất và để ước lượng cho trường hợp này, bài toán (3) sẽ có
- Ưu và nhược điểm của phương pháp DEA
DEA là một phương pháp đánh giá hiệu kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi Những ưu điểm nổi bật của DEA là:
0
,0
,0
),(min ,
Y y
i i
0
11
,0
,0
),(min ,
Y y
i i
Trang 321) Cho phép phân tích hiệu quả trong trường hợp gặp khó khăn trong giải thích mối quan hệ giữa nhiều nguồn lực và kết quả của nhiều hoạt động trong hệ thống sản xuất; 2) DEA có khả năng phân tích một số lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra; 3) Phương pháp cho phép đánh giá sự đóng góp của từng yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra trong tổng thể hiệu quả (hoặc không hiệu quả) của doanh nghiệp và đánh giá mức độ không hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực
Tuy nhiên, giống như mọi cách tiếp cận khác trong đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, DEA cũng có hàng loạt nhược điểm Đó là:
1) Sai sót trong đo lường và nhiễu thống kê có thể ảnh hưởng đến hình dạng và vị trí đường giới hạn khả năng sản xuất;
2) Loại bỏ các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra quan trọng ra khỏi mô hình có thể dẫn đến kết quả sai lệch;
3) Ước lượng hiệu quả thu được bằng cách so sánh với các doanh nghiệp thành công hơn trong mẫu.Vì vậy, đưa thêm doanh nghiệp bổ sung vào phân tích có thể dẫn đến giảm các giá trị hiệu quả;
4) Cần thận trọng khi so sánh giá trị hiệu quả của hai nghiên cứu Các giá trị trung bình phản ánh phương sai của giá trị ước lượng hiệu quả bên trong mỗi mẫu, nhưng không nói gì về hiệu quả của một mẫu so với mẫu khác;
5) Thêm một doanh nghiệp vào phân tích DEA sẽ không làm tăng giá trị hiệu quả
sử dụng các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp hiện có trong mẫu;
6) Tương tự, thêm một yếu tố đầu vào hoặc đầu ra vào mô hình DEA không dẫn đến làm giảm giá trị của hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào;
7) Khi có một số nhỏ các doanh nghiệp tham gia phân tích với nhiều yếu tố đầu vào, đầu ra, sẽ có nhiều doanh nghiệp nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất
1.2.4 Khả năng sinh lợi
Để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp dựa trên phương pháp tài chính, thường sử dụng năm thước đo cơ bản:
+ Tỷ suất lợi nhuận
+ Bảo tồn và phát triển vốn
+ Tình hình tài chính lành mạnh
Trang 33+ Đóng góp cho ngân sách nhà nước
+ Cải thiện thu nhập cho người lao động
Trong đó, khả năng sinh lời là thước đo quan trọng Khả năng sinh lời là thước
đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính Việc đánh giá khả năng sinh lời phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu Khái niệm khả năng sinh lời được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện Khả năng sinh lời có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lời là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, nghĩa là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ Nhìn chung, tùy theo mục tiêu phân tích, khả năng sinh lợi có thể được đại diện bởi nhiều nhóm chỉ số phân tích khác nhau Trong nghiên cứu này, khả năng sinh lời được đo bằng tỷ lệ số dư đảm phí
- Số dư đảm phí: một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiều đồng doanh thu + Số dư đảm phí là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi biến phí:
Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến phí + Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và biến phí đơn vị:
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán - Biến phí đơn vị + Số dư đảm phí bằng số dư đảm phí đơn vị nhân với số lượng sản phẩm tiêu thụ:
Số dư đảm phí = Số dư đảm phí đơn vị x Số lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Lợi nhuận thuần bằng số dư đảm phí trừ định phí
Lợi nhuận thuần = Số dư đảm phí - Định phí
Khi số dư đảm phí bằng định phí, lợi nhuận sẽ bằng 0 => hòa vốn
Mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ hoạch định mạnh Các nhà quản trị có thể có thể dự đoán lợi nhuận ở những mức hoạt động khác nhau mà không cần phải lập báo cáo kết quả kinh doanh Số dư đảm phí phải vượt qua định phí, nếu không sẽ bị lỗ Khi chưa hòa vốn, mỗi sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm lỗ, tương ứng với số dư đảm phí đơn vị
Khi đã hòa vốn cứ bán thêm một sản phẩm, lợi nhuận sẽ tăng tương ứng với số
Trang 34Tỷ lệ số dư đảm phí được sử dụng để xác định mức chênh lệch của tổng số dư đảm phí khi doanh thu thay đổi
Chênh lệch số dư đảm phí = Chênh lệch doanh thu x Tỷ lệ số dư đảm phí
Nếu định phí không thay đổi, bất kỳ khoản tăng (hoặc giảm) số dư đảm phí nào đều làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận tương ứng
Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí, rút ra mối quan hệ giữa doanh thu
và lợi nhuận, mối quan hệ đó là nếu doanh thu tăng 1 lượng, lợi nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ số dư đảm phí
Từ kết luận rút ra hệ quả: nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều
1.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
- Tình hình nghiên cứu trong nước
Phương pháp DEA đã được sử dụng trong nhiều đề tài nghiên cứu để đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đối với lĩnh vực thủy sản như:
Đặng Hoàng Xuân Huy và cộng sự (2012), nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các trại nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào và phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF) Kết quả cho thấy, theo phương pháp DEA tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS), chỉ có 9,47% số trại cá Tra đạt hiệu quả sử dụng các yếu
tố đầu vào, hệ số hiệu quả trung bình là 0,57; trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS), chỉ có 19,47% số trại cá Tra đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, hệ số hiệu quả trung bình là 0,72 Trái lại, với phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên (SPF), hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình là 0,89
và có hai nhân tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đó là chi phí hóa chất và thức ăn
Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy, Nguyễn Thị Hồng Đào, Trương Ngọc Phong (2011), Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, đề tài cấp Trường Đại học Nha Trang Nghiên cứu đã hệ thống
và phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, khả năng sinh lời và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm he chân trắng tại thị xã
Trang 35Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các ao tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Khả năng sinh lời được đại diện bởi 3 chỉ tiêu là thặng dư của người sản xuất, thu nhập và lợi nhuận trên một hec-ta nuôi Kết quả phân tích cho thấy 3 đầu vào của sản xuất gồm con giống, thức ăn, chi phí biến đổi khác có ảnh hưởng quan trọng nhất tới sản lượng/hec-ta và công nghệ nuôi hiện tại đang lạm dụng yếu tố thức ăn Hệ số hiệu quả
sử dụng các yếu tố đầu vào biến thiên trong khoảng 0,1764 – 0,9504, với hệ số trung bình là 0,6867 Điều này hàm ý rằng: (i) việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất của các hộ nuôi vẫn còn lãng phí; (ii) quản lý thức ăn trong sản xuất là vấn đề rất quan trọng với hộ nuôi – đặc biệt đây là đầu vào có chi phí lớn và là nguyên nhân chủ yếu thải các chất ô nhiễm ra môi trường.
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong điều kiện dân số thế giới gia tăng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (còn được gọi là hiệu quả kỹ thuật – technical efficiency) để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là một chủ đề được nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách trên thế giới quan tâm Farrel (1957) là người đầu tiên xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết này và hiện tại có hai phương pháp phân tích chính là Data Envelopment Analysis (DEA) được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp Stochastic Production Frontier (SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995) [13] Mặt khác, ở giác độ vi mô, các chủ hộ nuôi thường quan tâm chủ yếu đến khả năng sinh lợi Do vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) và khả năng sinh lợi của các đơn vị sản xuất để đề xuất các chính sách phát triển bền vững đã được áp dụng rất rộng rãi để trong ngành thủy sản
Ví dụ, Dawang và cộng sự (2011) cho các hộ đánh bắt thủy sản ven bờ Nigeria với
110 mẫu, đã chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) trung bình
là 0,83 và thu nhập ròng của một trại nuôi là 48.734,57 đồng Nigeria; Long và cộng sự (2008) cho thấy lợi nhuận/doanh thu trong năm 2004 của nghề cá ngừ đại dương Khánh Hòa là 12% Nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tiêu biểu là: Sharma và Lueng (1998) chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình của cá Chép ở Nepal
là 0,77; và Iinuma, Sharma và Lueng (1999) chỉ ra hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) trung bình của cá Chép ở Peninsula, Malaysia là 42%.[4]
Trang 36Nguyen, K T., & Fisher, T C., 2014 Efficiency analysis and the effect of pollution in the Mekong river delta Aquaculture Economics & Management, 18(4), 325–343 Nghiên cứu sử dụng các biến đầu vào gồm: chất lượng giống, số người tham gia nuôi, thức ăn, nguyên vật liệu và hóa chất Biến đầu ra là sản lượng tôm thu hoạch
Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích DEA trong đánh giá hiệu quả của nghề nuôi tôm Bảng dưới tác giả tóm tắt một số nghiên cứu và các biến đầu vào và đầu ra của các nghiên cứu này
Bảng 1.2: Tóm lược các biến lựa chọn của các nghiên cứu trước
cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp DEA
và phương pháp SPF
Sản lượng tôm (kg/ha)
Lao động (giờ/ha) Con giống (ngàn con/ha)
Thức ăn (Kg/ha) Chi phí biến đổi (ngàn đồng/ha)
TP Nha Trang, Việt Nam
Phương Pháp DEA
- CRS
Kích cỡ tôm (gram/con) Tổng sản lượng
(kilogram)
Diện tích ao (ha) Lao động (người/ vụ)
Máy quạt nước (cái)
Độ sâu của ao (m) Chi phí hoạt động (triệu đồng/vụ) Phan Bá Vũ
Tùng
(2010)
Hiệu quả của nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến tỉnh Cà Mau
Phương Pháp DEA Lượng tôm
(kg/ha) Cua biển (kg/ha)
Số lao động tham gia vào quá tình nuôi (lao động/ha) Chi phí cả tạo ao nuôi (triệu VNĐ/ha)
Tổng chi phí con giống (triệu đồng/ha)
Phương Pháp DEA Sản lượng
tôm (kg/ha)
Lao động (giờ/ha) Con giống (ngàn con/ha)
Thức ăn (Kg/ha) Chi phí biến đổi (ngàn đồng/ha)
Số lao động tham gia vào quá tình nuôi (lao động/ha)
Trang 37Tóm tắt chương 1
Chương này giới thiệu tổng quan về tôm thẻ chân trắng (hình thức nuôi và quy trình nuôi), khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các quan điểm đánh giá hiệu quả Bên cạnh đó, chương cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước
Trang 38CHƯƠNG 2: THỦY SẢN KHÁNH HÒA VÀ THỰC TRẠNG NUÔI TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN VẠN NINH
2.1 Tổng quan chung về thủy sản Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50''
vĩ độ Bắc Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ Đông Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109027’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10
và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam Biển Khánh Hòa có hơn 2.030 loài cá, trong đó 130 loài có giá trị kinh tế, 1.600 loài giáp xát, 2.500 loài sò, trai,… và rất nhiều rong, chim biển Về lĩnh vực chế biến thủy sản, hiện Khánh Hòa đã có trên 44 xưởng chế biến xuất khẩu trong đó có 26 xưởng chế biến đông lạnh, 3 phân xưởng chế biến đồ hộp, 15 cơ sở chế biến thủy sản khô, 22 phân xưởng đạt tiêu chuẩn được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu [5]
Xuất khẩu thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của Khánh Hòa trong những năm gần đây với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng qua các năm: đạt
Trang 39315 triệu USD vào năm 2011, dự kiến năm 2012 đạt 320 – 325 triệu USD [5] Tuy nhiên, bên cạnh thiếu nguyên liệu sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn đối mặt với nhiều vấn đề lớn như: chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế, phí đã tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Mặt khác, tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, công tác dự báo thống kê chưa kịp thời, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vẫn đang trong quá trình tháo gỡ, khắc phục và rào cản kỹ thuật của các nước là những vấn đề còn tồn tại Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hoạt động từ 50 - 60% công suất do thiếu nguyên liệu [5]
Để kinh tế thủy sản phát triển, điều cốt lõi là tìm ra được giải pháp, hướng đi mới mang tính đột phá Thực tế hiện nay Khánh Hòa có đội tàu, thuyền đánh bắt khá hùng hậu hơn 10.000 chiếc nhưng số tàu 90 – 400 mã lực đánh bắt khơi xa chỉ có 742 chiếc, một tỷ lệ rất thấp [5] Điều này dẫn đến sản lượng khai thác mỗi năm chỉ dao động trên dưới 70.000 tấn không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng và chế biến xuất khẩu; trong khi
đó Khánh Hòa là tỉnh có thị trường xuất khẩu khá tốt ở 64 nước trên thế giới Các giải pháp chủ yếu là nâng cao công suất tàu đánh bắt, giảm số lượng tàu, thuyền khai thác ven bờ sẽ giúp ngành đạt được mục tiêu đề ra Bên cạnh việc mở rộng đầu tư xây dựng các công trình hậu cần nghề cá, cần khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới vào khâu chế biến, đánh bắt xa
bờ và nuôi trồng thủy sản Để đạt mục tiêu của ngành đề ra, giải pháp chủ yếu là nâng cao công suất tàu đánh bắt, giảm số lượng tàu, thuyền khai thác ven bờ Bên cạnh đưa sản phẩm thủy sản nước mặn lợ vào sản xuất, các địa phương tập trung đưa các sản phẩm thủy sản nước ngọt tham gia thị trường xuất khẩu, giải quyết được bài toán nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
Hiện ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Khánh Hòa, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo Từ nay đến năm 2020, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu sản lượng thủy sản đạt trên 120.000 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 90.000 tấn, nuôi trồng 30.000 tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 500 triệu USD
2.1.1 Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa
a) Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa
Là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nên tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa là khá lớn
Trang 40Bảng 2.1: Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa
(Đơn vị tính: ha)
(Nguồn: [5])
Bảng 2.1 cho thấy, tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa tương đối lớn với 8.801,3 ha Trong đó nhiều nhất là ở thị xã Ninh Hòa với 2.770 ha chiếm 31,47% diện tích có thể nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh; đứng thứ hai là huyện Vạn Ninh với 2.326 ha; huyện Cam Lâm đứng thứ ba với 1.685,5 ha; đứng thứ tư là thành phố Cam Ranh và thứ năm là thành phố Nha Trang Các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh có rất ít diện tích đất nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả 2 huyện chỉ là 26,3 ha Hiện nay Khánh Hòa đã sử dụng gần như tối đa diện tích tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản nước lợ với 4.690 ha Từ đó có thể nhận thấy khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng trên trại, đìa là rất khó và Khánh Hòa chỉ có thể phát triển mở rộng diện tích nuôi trồng trên các eo, vịnh trên biển
b) Diện tích và sản lượng nuôi tôm thịt của tỉnh Khánh Hòa
Hiện nay, có thể nói tôm là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Khánh Hòa với diện tích và sản lượng đều rất lớn
Huyện, thị
Trại, hồ nhỏ (nước ngọt)
Nuôi mặt nước các công trình thủy lợi
Đìa
Tổng cộng