1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào của các hộ trồng lúa tại Tân Hiệp, Kiên Giang bằng việc ứng dụng phần mềm R

72 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 4,34 MB

Nội dung

TRẦN PHƯƠNG NGỌC TÚ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO CỦA CÁC HỘ TRỒNG LÚA TẠI TÂN HIỆP, KIÊN GIANG BẰNG VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM R KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ

Trang 1

TRẦN PHƯƠNG NGỌC TÚ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO CỦA CÁC

HỘ TRỒNG LÚA TẠI TÂN HIỆP, KIÊN GIANG BẰNG VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM R

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2014

Trang 2

TRẦN PHƯƠNG NGỌC TÚ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO CỦA CÁC

HỘ TRỒNG LÚA TẠI TÂN HIỆP, KIÊN GIANG BẰNG VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM R

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

GVHD: ThS Phạm Thị Thanh Bình

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Trần Phương Ngọc Tú

Mã số sinh viên: 52130989

Nơi đào tạo: Trường Đại học Nha Trang

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Giáo viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Thanh Bình

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn đến Khoa Kinh tế, Bộ môn Quản trị Kinh doanh và các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin được gửi lời cảm ơn đến Cô ThS Phạm Thị Thanh Bình, giảng viên Khoa Kinh tế, là giáo viên hướng dẫn cho tôi thực hiện đề tài

Đặc biệt, là Thầy TS Lê Kim Long, Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài

Xin cảm ơn Thầy Lê Trần Phúc – giảng viên bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, là người đã có những góp ý xác đáng và quan trọng cho tôi trong việc chỉnh sửa hình thức, nội dung và kể cả ngôn từ sử dụng trong đề tài

Tôi cũng xin cám ơn các anh chị khóa trước đã có những luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp rất hay, đã giúp ích cho luận văn của tôi rất nhiều

Xin chân thành cảm ơn!

HỌC VIÊN

Trần Phương Ngọc Tú

Trang 5

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Trần Phương Ngọc Tú MSSV: 52130989

Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của các hộ trồng lúa tại Tân Hiệp, Kiên Giang bằng việc ứng dụng phần mềm R

Số trang: Số chương: Số tài liệu tham khảo:

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Nha Trang, ngày tháng 6 năm 2014

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BIỂU BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa của luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Các khái niệm 4

1.1.1 Công nghiệp 4

1.1.2 Nông thôn 5

1.1.3 Kinh tế hộ sản xuất 5

Trang 7

1.1.4 Nông dân 7

1.2 Vai trò của nông nghiệp và nông thôn 7

1.3 Những nhân tố tác động đến sản xuất lúa 9

1.3.1 Phân bón 9

1.3.2 Giống 9

1.3.3 Thuốc bảo vệ thực vật 9

1.3.4 Lao động 9

1.3.5 Điều kiện tự nhiên 10

1.3.6 Yếu tố kỹ thuật 10

1.3.7 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước 10

1.3.8 Thị trường 10

1.4 Các nguồn lực đầu vào đề tài tập trung nghiên cứu 11

1.5 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế 11

1.5.1 Đơn vị ra quyết định 11

1.5.2 Đo lường sản xuất với một đầu vào – một đầu ra 12

1.5.3 Sản xuất với đa đầu vào và đa đầu ra 14

1.5.3.1 Định hướng đầu vào: 15

1.5.3.2 Định hướng đầu ra 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG 19

2.1 Tổng quan về vùng nghiên cứu 19

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang 19

2.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Tân Hiệp 21

2.1.2.1 Dân số lao động 21

Trang 8

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất 21

2.1.2.3 Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Tân Hiệp (2008 - 2012) 23 2.2 Thực trạng sản xuất lúa tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang 25

2.2.1 Cơ sở hạ tầng 26

2.2.2 Dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa 26

2.2.2.1 Về giống lúa 26

2.2.2.2 Về công tác phòng ngừa dịch bệnh 26

2.2.2.3 Về công tác khuyến nông 27

2.2.2.4 Trang bị cơ giới hóa 27

2.2.3 Tổ chức sản xuất lúa 28

2.2.3.1 Lịch thời vụ 28

2.2.3.2 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất 29

2.2.3.3 Sản xuất lúa tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang 30

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 Dữ liệu nghiên cứu 32

3.2 Phân tích dữ liệu với phần mềm R 32

3.2.1 Giới thiệu về phần mềm R 32

3.2.1.1 R là gì? 32

3.2.1.2 Tải R xuống và cài đặt vào máy tính 33

3.2.1.3 Package cho các phân tích đặc biệt 33

3.2.1.4 Khởi động và ngưng chạy R 34

3.2.1.5 “Văn phạm” ngôn ngữ R 36

3.2.1.6 Môi trường vận hành 37

3.2.2 Nhập dữ liệu vào R 39

3.2.2.1 Nhập số liệu trực tiếp 39

Trang 9

3.2.2.2 Nhập số liệu trực tiếp: edit(data.frame()) 41

3.2.2.3 Nhập số liệu từ một text file: read.table 42

3.2.2.4 Nhập số liệu từ Excel: read.csv 44

3.2.2.5 Nhập số liệu từ một SPSS: read.spss 46

3.2.3 Phân tích dữ liệu với phần mềm R 46

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

4.1 Kết quả xử lý dữ liệu 48

4.2 Giải pháp & kiến nghị 53

4.2.1 Đối với các hộ trồng lúa 53

4.2.2 Đối với chính quyền địa phương 53

4.3 Hạn chế của đề tài 54

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC x

Trang 10

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật

DMUs Đơn vị ra quyết định

DEA Data Envelopment Analysis

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

TB Trung bình

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 11

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn 21

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất 22

Bảng 2.3 Lao động đang làm việc trong sản xuất nông nghiệp 24

Bảng 2.4 Chuyển dịch cơ cấu về giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp huyện Tân Hiệp (2000 - 2010) 25

Bảng 2.5 Lịch thời vụ chính sản xuất lúa ở huyện Tân Hiệp năm 2012 29

Bảng 2.6 Tình hình sản xuất lúa của huyện Tân Hiệp (2008 - 2012) 31

Bảng 3.1 Một số package sử dụng trong R 34

Bảng 3.2 Kết quả xử lý số liệu 47

Bảng 4.1 Kết quả sản xuất tính trên một đơn vị đất các hộ thuộc nhóm 1 49

Bảng 4.2 Kết quả sản xuất tính trên một đơn vị đất các hộ thuộc nhóm 2 49

Bảng 4.3 Kết quả sản xuất tính trên một đơn vị đất các hộ thuộc nhóm 3 51

Bảng 4.4 Kết quả sản xuất trung bình trên một đơn vị đất của các nhóm 52

Bảng 4.5 Mức độ gia tăng các khoản chi phí và lợi nhuận của các nhóm 52

Bảng 4.6 Tỉ suất lợi nhuận và doanh thu trên chi phí của các nhóm 52

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Hiệu quả theo cách tiếp cận tối thiểu hóa đầu vào 13

Hình 1.2: Hiệu quả theo cách tiếp cận tối đa hóa đầu ra 14

Hình 1.3: Đường giới hạn khả năng sản xuất định hướng đầu vào 15

Hình 1.4: Đo lường hiệu quả định hướng đầu vào 16

Hình 1.5: Đường giới hạn khả năng sản xuất định hướng đầu ra 17

Hình 1.6: Đo lường hiệu quả định hướng đầu ra 18

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang 20

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, từ bao đời nay, nền kinh tế nông nghiệp đã gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam [3]

Với kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật hiện đại nên nghề trồng lúa ngày càng phát triển, cây lúa đã trở thành cây lương thực chính của Việt Nam Năm

2012 với diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt trên 7,76 triệu ha/năm, đạt sản lượng 43,96 triệu tấn và xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo, đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo chỉ sau Ấn Độ [3]

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa lớn nhất của cả nước, chiếm trên 55% sản lượng lúa cả nước, với sản lượng khoảng 24,516 triệu tấn lúa vào năm 2012 [3] Đây là vùng còn nhiều tiềm năng để phát triển cây lúa,

có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giữ vững vị thế xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường lương thực của thế giới

Kiên Giang là tỉnh ven biển nằm ở phía Tây - Bắc của khu vực ĐBSCL Diện tích tự nhiên của tỉnh là 634.627 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, có bờ biển dài trên 200 km Đất đai ở Kiên Giang phì nhiêu, nguồn nước phong phú (có cả nước ngọt, mặn, phèn), trong đó gần 99% diện tích được dùng vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh

tế, xã hội [1]

Trong thời gian tìm kiếm đề tài nghiên cứu để thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi có đọc qua một số đề tài về chủ đề mà tôi yêu thích, chủ đề nông

nghiệp và cây lúa nước, ví dụ luận văn Thạc sĩ của Phan Văn Tân (2010) “So

sánh hiệu quả tài chính giữa hai mô hình lúa thơm và lúa cao sản tại tỉnh Sóc Trăng”; luận văn Thạc sĩ của Mã Văn Huế (2011) “Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tam Nông - Đồng Tháp” nhưng chủ đề khiến tôi tò

Trang 14

mò và thích thú nhất là luận văn Thạc sĩ của Đỗ Xuân Vinh (2013) “So sánh

hiệu quả sản xuất của các mô hình trồng lúa tại huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang” Tuy nhiên, các đề tài trên chưa nêu được hiệu quả sản xuất của các hộ

nông dân đang ở mức độ nào, hộ nào là hộ hiệu quả, … Kết hợp với những hứng thú về một hướng phân tích mới mà người Thầy của tôi, Tiến Sĩ Lê Kim Long

đang nghiên cứu, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của các hộ trồng lúa tại Tân Hiệp, Kiên Giang bằng việc ứng dụng phần mềm R” để làm khóa luận tốt nghiệp cho mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài sử dụng phần mềm R để phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của các hộ trồng lúa tại Tân Hiệp, Kiên Giang

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Tổng quan tình hình sản xuất lúa tại huyện Tân Hiệp;

 Tìm hiểu và giới thiệu sơ lược phần mềm R;

 Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của các hộ trồng lúa tại Tân Hiệp;

 Đề xuất một số giải pháp sơ lược để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của một số hộ trồng lúa ở huyện Tân Hiệp thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chi phí các nguồn lực đầu vào của các

hộ trồng lúa tại Tân Hiệp – Kiên Giang

Trang 15

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tại bàn, sử dụng các tài liệu tham khảo có sẵn Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp, được chạy và phân tích bằng phần mềm R

5 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn mang lại ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng

và các hộ trồng lúa Cụ thể như sau:

Một là, đề tài bước đầu gợi mở và giúp cho các nhà nghiên cứu, các bạn

sinh viên biết và tìm hiểu về phần mềm R trong học tập và nghiên cứu khoa học

Hai là, kết quả nghiên cứu giúp các hộ nông dân tại huyện Tân Hiệp xác

định được mình đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào hay chưa và làm sao

để cải tiến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào

Ba là, kết quả nghiên cứu góp phần giúp các cơ quan chức năng có cái nhìn

sâu sắc hơn về các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng các nhân tố đầu vào của nông dân tại địa phương Từ đó, có thể chủ động có thêm những hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển kinh tế địa phương

Bốn là, mô hình nghiên cứu cũng góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu

tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và sử dụng chúng cho những nghiên cứu tiếp theo

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai

để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển

và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế

Theo một cách phân loại khác, nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:

- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai: là lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của người nông dân Trong nông nghiệp thuần nông không có sự cơ giới hóa

- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên

môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ

Trang 17

ngũ cốc hay vật nuôi,… Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thỏa mãn các nhu cầu của mình Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp

Ở các nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP

và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội [5]

1.1.2 Nông thôn

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ:

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn với địa bàn nông thôn Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có những đặc điểm

riêng gắn liền với nông nghiệp và nông thôn

Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ v.v Trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể… Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: Vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả [7]

1.1.3 Kinh tế hộ sản xuất

“Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình” [7]

Trang 18

Theo lý thuyết thì hộ sản xuất kinh doanh tồn tại trong nhiều ngành nghề (Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp - Dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp) Nhưng hiện nay phần lớn là hoạt động trong ngành nông nghiệp - thuần nông Trong tổng số lao động của ngành sản xuất vật chất thì riêng ngành nông nghiệp đã chiếm tới 80% Trong số những người lao động nông nghiệp chỉ có 1,5% thuộc thành phần kinh tế quốc doanh còn 98,5% còn lại là người lao động trong lực lượng hộ sản xuất (chủ yếu là hộ gia đình)

Kinh tế hộ gia đình được hiểu là kinh tế của một tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính chất gia đình (truyền thống) Trong các hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế gia đình hiện nay đã và đang trở thành chủ thể kinh tế phổ biến trong khái niệm trên

Một đặc điểm nữa của kinh tế hộ sản xuất là việc tiến hành sản xuất kinh doanh đa năng, vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi và làm nghề phụ Sự đa dạng ngành nghề sản xuất ở một góc độ nào đó là sự hỗ trợ cần thiết để kinh tế hộ sản xuất

có hiệu quả

Tài nguyên của nông hộ là những nguồn lực mà nông hộ có thể sử dụng vào việc sản xuất nông nghiệp của mình như: đất đai, lao động, tài chính, kỹ thuật sản xuất,… chúng có mối quan hệ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa thủy sản và chăn nuôi, giữa sản xuất và dịch vụ

 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế:

Việc làm hiện nay là một vấn đề cấp bách với nông thôn nói riêng và với

cả nước nói chung Đặc biệt nước ta có tới 80% dân sống ở nông thôn Nên nếu chỉ trông chờ vào khu vực kinh tế quốc doanh, Nhà nước hoặc sự thu hút lao động ở các thành phố lớn thì khả năng giải quyết việc làm ở nước ta còn hạn chế

+ Tạo việc làm cho người lao động nhất là ở những khâu lao động thủ công như cày bừa, phun thuốc trừ sâu bệnh, làm cỏ,…

+ Sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, tiết kiệm

Trang 19

1.1.4 Nông dân

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội

1.2 Vai trò của nông nghiệp và nông thôn

Nông nghiệp và nông thôn có các vai trò sau trong kinh tế - xã hội của một địa phương:

 Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội

Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người Xã hội có thể thiếu nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm cho xã hội Do đó, việc thỏa mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện khá quan trọng để ổn định xã hội, ổn định kinh tế Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thỏa mãn nhu cầu này

Bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm không chỉ là yêu cầu duy nhất của nông nghiệp, mà còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế -

xã hội

 Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ

Các ngành công nghiệp nhẹ như: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy, đường, phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này

 Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội Để công nghiệp hoá thành công, đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn Là nước nông nghiệp, thông qua việc xuất

Trang 20

khẩu nông sản, nông nghiệp, nông thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế

 Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ

Với những nước lạc hậu, nông nghiệp, nông thôn tập trung phần lớn lao động và dân cư, do đó, đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất như: Thiết bị nông nghiệp, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu, càng tăng, đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Vốn, thông tin, giao thông vận tải, thương mại, cũng ngày càng tăng Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghiệp như ti vi, tủ lạnh,

xe máy, vải vóc, và nhu cầu về dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, du lịch, thể thao, cũng ngày càng tăng

Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu vực kinh tế rộng lớn là nông nghiệp, nông thôn góp phần đáng kể mở rộng thị trường của công nghiệp và dịch vụ Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ

 Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị,

xã hội

Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị trường của công nghiệp và dịch vụ Do đó, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân Mặt khác, phát triển nông thôn trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn Do đó, phát triển nông thôn là cơ

sở ổn định chính trị, xã hội Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân, người bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công

Trang 21

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản [5]

1.3 Những nhân tố tác động đến sản xuất lúa

1.3.1 Phân bón

Phân bón cũng là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất của nông

hộ Mỗi loại cây trồng khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau, gieo trồng trên những loại đất không giống nhau đều có cách bón phân khác nhau Vì vậy, để cây trồng đạt hiệu quả cao thì cần phải bón đúng lúc và đúng cách Phân nitơ có thể giúp cho lúa chín đồng đều, hạt mẩy với hàm lượng protein cao, nhưng nếu bón quá mức thì lúa sẽ đẻ thêm những nhánh non và do đó làm cho lúa chín không đều Ngược lại, nếu bón thiếu phân nitơ thì hạt sẽ không mẩy và hàm lượng protein trong hạt sẽ thấp [5]

1.3.2 Giống

Giống là phương tiện sản xuất rất quan trọng trong nông nghiệp Việc chọn giống thích hợp sẽ giúp: tăng năng suất cây trồng, cải thiện phẩm chất cây trồng, tăng tính chống chịu của giống cây trồng, tăng tính thích nghi của giống đối với điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất

1.3.3 Thuốc bảo vệ thực vật

Trong quá trình sản xuất của nông hộ ngày nay, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên tai, dịch bệnh,… Vì thế, sử dụng thuốc BVTV là cần thiết, tuy nhiên cần phải phun đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, có như thế mới góp phần bảo vệ mùa màng, nâng cao thu nhập và giảm thiểu chi phí [5]

1.3.4 Lao động

Vùng nông thôn là nơi có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động này

có thể nói là dư thừa vì nông nghiệp mang tính chất mùa vụ, nên cần tìm giải pháp để giải quyết nguồn lao động này thông qua các chương trình đào tạo nghề

Trang 22

nông thôn để họ có việc làm trong lúc nông nhàn, không phải di chuyển đến các nơi khác để tìm việc làm

1.3.5 Điều kiện tự nhiên

Sản xuất lúa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là diễn biến của thời tiết, khí hậu, lượng phù sa bồi đắp hàng năm, lượng mưa nhiều hay ít, cũng như tình hình sâu bệnh nhất là dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá Vì vậy, việc bố trí lịch thời vụ phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất [5]

1.3.6 Yếu tố kỹ thuật

Kỹ thuật canh tác của người dân ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất và trồng trọt Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường, có chi phí thấp

1.3.7 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất của người dân còn hạn hẹp nên Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho nông dân Bên cạnh đó, diễn biến bất thường của thời tiết đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách đầu tư thỏa đáng cho cơ sở hạ tầng nông thôn để nông dân có thể thuận lợi trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ trong nghiên cứu và sản xuất giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái

1.3.8 Thị trường

Trong nền kinh tế thị trường thì sản xuất phải theo nhu cầu thị trường, không thể sản xuất những gì mình có Việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho nông dân trong việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp, đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng,

do đó sản xuất lúa phải đáp ứng theo nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu Bên cạnh đó, người trồng lúa có lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào giá cả của vật tư đầu vào và giá bán lúa Do đó, Nhà nước cần có

Trang 23

những chính sách quản lý giá cả của các mặt hàng phân bón, thuốc BVTV, quy định giá sàn lúa, … nhằm bảo vệ cho người sản xuất lúa, ngăn chặn tình trạng tư thương đầu cơ, ép giá [5]

1.4 Các nguồn lực đầu vào đề tài tập trung nghiên cứu

Với kiến thức, kinh nghiệm và thời gian cho phép nghiên cứu, đề tài này tập trung vào một số đầu vào sau: diện tích đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí lao động và các chi phí khác (vận chuyển, thu hoạch, thuốc BVTV, )

1.5 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế

vị sản xuất, các cơ quan của các tổ chức lớn như các trường đại học, trường học, chi nhánh ngân hàng, bệnh viện, nhà máy điện, trạm cảnh sát, cơ quan thuế, nhà

tù, các căn cứ phòng thủ, một tập hợp các công ty, cá nhân thậm chí thực hành như các học viên y tế DEA đã được áp dụng thành công để đo lường hiệu quả hoạt động của tất cả các loại DMUs

Hầu hết các DMUs là tổ chức phi lợi nhuận, nơi đo lường hiệu quả hoạt động khó khăn Trong những năm qua, DEA cũng đã được áp dụng cho các tổ chức kinh doanh có lãi Điều này một phần là do lợi nhuận cho mỗi gia nhập không phải là một dấu hiệu tốt về tiềm năng cải tiến trong một tổ chức, và bởi vì các yếu tố khác cần thiết cho một đánh giá toàn diện về hiệu suất Lưu ý rằng hiệu quả của tổ chức thương mại có thể được đánh giá dễ dàng bằng lợi nhuận hàng năm của họ, hoặc chỉ số thị trường chứng khoán của họ Tuy nhiên, các yếu

tố đo lường được như vậy không áp dụng đối với các tổ chức phi lợi nhuận Vấn

đề phức tạp bởi thực tế là các DMUs tiêu thụ nhiều nguyên liệu đầu vào giống

Trang 24

nhau và sản xuất một loạt các kết quả giống hệt nhau Ví dụ, trường học có thể

có một loạt các yếu tố đầu vào, mà là như nhau cho mỗi trường chất lượng học sinh, giáo viên, trợ cấp, vv Họ có một loạt các kết quả đầu ra giống hệt nhau - số học sinh đi qua các năm cuối cùng, điểm trung bình thu được từ sinh viên năm cuối của họ

Hiệu suất của DMUs được đánh giá trong DEA sử dụng các khái niệm về hiệu quả và năng xuất, đó là tỷ lệ tổng sản lượng với tổng đầu vào Hiệu quả sử dụng ước tính DEA là tương đối, có nghĩa là, liên quan đến các DMU thực hiện tốt nhất (hoặc DMUs nếu có nhiều hơn một DMUs hoạt động tốt nhất) Các DMU hoạt động tốt nhất được gán một số hiệu quả của sự hợp nhất hoặc 100%,

và hiệu suất của DMUs khác nhau, từ 0 đến 100% so với hiệu suất tốt nhất này

1.5.2 Đo lường sản xuất với một đầu vào – một đầu ra

Thông thường, hiệu quả kinh tế được định nghĩa là

Về ý nghĩa, với 1 đồng chi phí bỏ ra, kết quả đạt được càng cao thì càng hiệu quả Như vậy, hiệu quả là thước đo mang tính so sánh Chúng ta có thể thực hiện so sánh một đơn vị sản xuất Decision Making Unit (DMU) qua thời gian hay so sánh giữa các đơn vị sản xuất hoặc với một chuẩn mực nào đó

Giả sử chúng ta có 2 đơn vị sản xuất là DMU1 và DMU2 với

Nghĩa là với một đồng chi phí bỏ ra, DMU1 tạo ra được kết quả tốt hơn DMU2, nghĩa là DMU1 hiệu quả hơn DMU2

Trang 25

Giả sử chúng ta quy ước hiệu quả của DMU1 là 100%, thì lúc đó, hiệu quả của DMU2 sẽ là:

Rõ ràng E2 < 100% và khi E2 tiến gần đến 1 thì DMU2 càng có hiệu quả kinh tế Giả sử Q2 = Q1, lúc đó

Như vậy: Về mặt bản chất, hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng yếu

tố đầu vào của các đơn vị sản xuất Nếu đầu ra không đổi, hiệu quả kinh tế sẽ càng cao nếu đầu vào được sử dụng càng tiết kiệm hoặc đầu vào không đổi nhưng tạo được nhiều đầu ra hơn

Trong sản xuất, hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất được đo lường và

mô tả dựa vào hàm sản xuất như sau:

Hình 1.1: Hiệu quả theo cách tiếp cận tối thiểu hóa đầu vào

Trang 26

Hình 1.2: Hiệu quả theo cách tiếp cận tối đa hóa đầu ra

1.5.3 Sản xuất với đa đầu vào và đa đầu ra

Khi có nhiều yếu tố đầu vào và nhiều yếu tố đầu ra, việc xây dựng một chỉ

số tổng để đo lường hiệu quả kinh tế của các DMU trở nên khó khăn hơn Yếu tố giá (ở cả đầu vào và đầu ra) thường được sử dụng như trọng số giống trong công thức (*)

Về bản chất của hàm sản xuất, khi giả thuyết là các yếu tố đầu vào có thể thay thế cho nhau Như vậy, hiệu quả kinh tế sẽ bao gồm hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào (khả năng tiết kiệm của các đầu vào khi đầu ra không đổi) và khả năng lựa chọn tỷ lệ phối hợp giữa các yếu tố đầu vào – hiệu quả phân bổ để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí hay tối đa hóa lợi nhuận

Dù vậy, do thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra thường xuyên biến động và các nhà sản xuất thường là người nhận giá, vì thế yếu tố đầu vào và đầu

y = f(x)

x

Trang 27

ra thường biến động trong ngắn hạn Thước đo hiệu quả của công thức (*) thường mang ý nghĩa ngắn hạn, phản ánh hiệu quả tài chính của các DMU và thường được quan tâm bởi chủ các doanh nghiệp

Đối với các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách, một thước đo hiệu quả, dài hạn và không phụ thuộc vào sự biến động của yếu tố giá nhằm đo lường trình độ sử dụng các tài nguyên (đặc biệt là các nguồn tài nguyên hữu hạn) đóng vai trò quan trọng để xây dựng các chính sách phát triển trong dài hạn Trước đây, các thước đo hiệu quả không phụ thuộc vào giá, như Output/X1 hoặc Output/X2 cũng thường được sử dụng để đo lường trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào của các DMU Tuy nhiên các thước đo này chỉ là các thước đo mang tính “riêng phần” (partial efficiency)

Fare (1953) và đặc biệt là Farell (1967) đã phát triển một thước đo hiệu quả tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào mà không cần sử dụng yếu tố giá làm trọng số trên nền tảng lý thuyết của hàm sản xuất như sau:

1.5.3.1 Định hướng đầu vào:

Giả sử việc sản xuất đầu ra Q cần 2 yếu tố đầu vào X1 và X2 Với đầu ra

Q = Q0 thì đường giới hạn khả năng sản xuất XX’ được mô tả như hình vẽ:

Hình 1.3: Đường giới hạn khả năng sản xuất định hướng đầu vào

Trang 28

Như vậy, theo lý thuyết của hàm sản xuất, miền bên phải của XX’ chính

là miền khả thi của sản xuất, miền bên trái của XX’ được giới hạn bởi trục tung

và trục hoành được gọi là miền không khả thi

Tiếp theo, giả sử có 3 đơn vị sản xuất A, B, C cùng sử dụng 2 đầu vào X1, X2 để sản xuất cùng một đầu ra Y = Y0 được mô tả trên đồ thị như sau:

Hình 1.4: Đo lường hiệu quả định hướng đầu vào

Do A và C cùng nằm trên đường biên giới hạn của sản xuất nên các đơn vị sản xuất này được xem là sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố đầu vào B nằm trong miền khả thi của sản xuất và rõ ràng so với C thì B sử dụng quá nhiều các yếu tố đầu vào Hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào của B chính là:

Thước đo hiệu quả này thường được gọi là thước đo Farrell hay thước đo

“tia” Đặc điểm của thước đo này là các đầu vào của B đều có thể giảm cùng một

tỷ lệ để B trở nên có hiệu quả hơn, tức là:

O X1

Trang 29

1.5.3.2 Định hướng đầu ra

Giả sử rằng để sản xuất ra 2 đầu ra Y1 và Y2 ta chỉ cần một đầu vào X Với đầu vào không đổi X = X0 thì đường biên giới hạn khả năng sản xuất được

mô tả như sau:

Hình 1.5: Đường giới hạn khả năng sản xuất định hướng đầu ra

Theo lý thuyết của hàm sản xuất thì miền tay trái của YY’, được giới hạn bởi 2 trục tung và hoành là miền khả thi của sản xuất, Miền phía tay phải của YY’ là miền không khả thi

Giả sử có 3 đơn vị sản xuất là A, B, C

Trang 30

Hình 1.6: Đo lường hiệu quả định hướng đầu ra

Trong trường hợp có nhiều đầu vào và nhiều đầu ra, bài toán phi tham số được viết lại:

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TÂN

HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG

2.1 Tổng quan về vùng nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang nằm ở Tây - Bắc vùng ĐBSCL có tọa độ địa lý: Từ 103030’đến 105032’ kinh độ Đông và từ 9023’ đến 10032’ vĩ độ Bắc

- Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 56,8 km;

- Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu;

- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang;

- Phía Tây Nam là biển giáp Vịnh Thái Lan, với 150 hòn đảo lớn nhỏ và

bờ biển dài hơn 200 km

Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng ĐBSCL,

có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch

vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện): thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Giang Thành, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thượng và 02 huyện đảo: huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải

Kiên Giang có 4 vùng khác nhau:

Vùng Tứ giác Long Xuyên: Bao gồm Kiên Lương, Hòn Đất, Giang Thành

và thị xã Hà Tiên

Vùng Tây sông Hậu: Gồm các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao và thị xã Rạch Giá

Trang 32

Vùng U Minh Thượng: Gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận

và U Minh Thượng

Vùng Hải đảo: Gồm huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải

Tân Hiệp là huyện cửa ngõ của tỉnh Kiên Giang, trung tâm huyện nằm trên quốc lộ 80 với chiều dài 15 km Phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Cờ Đỏ; huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ), phía Bắc - Tây Bắc giáp huyện Thoại Sơn (An Giang) và huyện Hòn Đất; phía Tây Nam giáp với huyện Châu Thành

và một phần thành phố Rạch Giá; phía Đông Nam giáp với huyện Giồng Riềng

Huyện Tân Hiệp có diện tích đất tự nhiên 42.288 ha, gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (01 thị trấn và 10 xã) Năm 2012, dân số toàn huyện là 145.180 người, 32.455 hộ gia đình, mật độ dân số là 343 người/km2 [2]

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang

Nguồn: Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang (2009)

Trang 33

2.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Tân Hiệp

Theo số liệu được nêu trong bảng 2.1, dân số huyện Tân Hiệp năm 2012

là 145.180 người Trong đó dân số khu vực nông thôn 125.290 người chiếm 86,30%, dân số khu vực thành thị 19.890 chiếm 13,70% dân số toàn huyện Qua các năm tư 2008 đến 2012 cơ cấu dân số của huyện hầu như ổn định, có sự dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị và ngược lại nhưng sự dịch chuyển này còn quá thấp

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất

Tình hình sử dụng đất của huyện Tân Hiệp – tỉnh Kiên Giang qua các năm được trình bày ở bảng 2.2

Trang 34

Theo số liệu bảng 2.2, diện tích đất nông nghiệp của huyện Tân Hiệp năm

2012 là 38.774 ha chiếm 91,70% diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng

Trang 35

năm là 36.656 ha, chiếm 95,02% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa diện tích 36.650 ha, chiếm 99,99% đất trồng cây hàng năm

Đất phi nông nghiệp năm 2012 là 3.512 ha, chiếm 8,30% đất tự nhiên

Đất chưa sử dụng là 02 ha, chiếm 0,04% đất tự nhiên

2.1.2.3 Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Tân Hiệp (2008 - 2012)

 Các yếu tố phục vụ cho sản xuất lúa

Cơ sở hạ tầng: các kênh thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo nước cho chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất trong cả mùa mưa và mùa khô Tuy nhiên, hiện nay có một số kênh cấp 2 và nhiều kênh cấp 3 đang bị bồi lắng làm chậm thời gian tiêu lũ và tiếp ngọt vào thời kỳ cuối mùa khô, đầu mùa mưa Hệ thống đường nông thôn còn hẹp nên sử dụng vào vận chuyển nông sản bằng cơ giới còn hạn chế đã phần nào ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ lúa

Hệ thống cơ sở nhân giống lúa: xác nhận của tỉnh không đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đó giá lúa giống còn cao nên một bộ phận nông dân sử dụng lúa hàng hóa để sản xuất Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng lúa

Hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp - kỹ thuật: tính đến năm 2012, huyện Tân Hiệp có 01 Trung tâm Tư vấn Kỹ thuật - Dịch vụ huyện Tân Hiệp, 04 doanh nghiệp tư nhân, 98 đại lý cấp I và cấp II kinh doanh cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong huyện và các huyện lân cận

Máy móc thiết bị: huyện Tân Hiệp chú trọng đến trang bị cơ giới trong sản xuất nhằm giảm bớt lao động nặng nhọc, giảm căng thẳng lao động trong mùa vụ, giảm giá thành trong sản xuất và giảm thất thoát sau thu hoạch Đến năm 2012, huyện Tân Hiệp cơ bản đã cơ giới hóa các khâu làm đất, bơm tưới, thu hoạch trong sản xuất lúa

Nguồn vốn: qua khảo sát cho thấy nhu cầu về vốn cho sản xuất lúa là rất lớn, bao gồm các khoản cho mua vật tư nông nghiệp, thuê mướn dịch vụ nông nghiệp, sân phơi, kho chứa lúa,… tuy nhiên nông dân ít có cơ hội tiếp cận được

Trang 36

nguồn vốn vay từ các ngân hàng do thủ tục còn rườm rà, đòi hỏi thế chấp nhưng

số tiền được vay không nhiều và lãi suất tiền vay không thấp hơn nhiều so với lãi suất mua chịu vật tư nông nghiệp, thuê mướn dịch vụ nông nghiệp Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra áp lực cho người nông dân vào cuối vụ buộc người nông dân phải bán lúa tươi cho thương lái với giá thấp hơn do không có điều kiện về sân phơi, kho chứa hoặc để có tiền thanh toán nợ vật tư nông nghiệp, thuê mướn dịch vụ vào cuối vụ

 Lao động cho sản xuất nông nghiệp

Bảng 2.3 Lao động đang làm việc trong sản xuất nông nghiệp

đã giảm còn chiếm tỷ trọng 7,8%, đã có sự chuyển dịch lao động tham gia sản

xuất thủy sản sang sản xuất nông nghiệp

Ngày đăng: 20/03/2015, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang (2010), Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2010, Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2010
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang
Năm: 2010
2. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang (2012), Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2012, Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2012
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang
Năm: 2012
3. Cục Trồng Trọt (2013), Hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 2012 và kế hoạch năm 2013 tại Nam Bộ, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 2012 và kế hoạch năm 2013 tại Nam Bộ
Tác giả: Cục Trồng Trọt
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2013
4. Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2002), Đánh giá kinh tế - xã hội của quản lý dịch hại trong sản xuất lúa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kinh tế - xã hội của quản lý dịch hại trong sản xuất lúa ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2002
5. Đỗ Xuân Vinh (2013), So sánh hiệu quả sản xuất của các mô hình trồng lúa tại huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả sản xuất của các mô hình trồng lúa tại huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Đỗ Xuân Vinh
Năm: 2013
6. Mã Văn Huế (2011), Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tam Nông Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tam Nông Đồng Tháp
Tác giả: Mã Văn Huế
Năm: 2011
8. Nguyễn Văn Tuấn (2006), Phân tích số liệu và biểu đồ bằng R, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích số liệu và biểu đồ bằng R
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
15. Vũ Anh Pháp, Huỳnh Như Điền, Nguyễn Hoàng Khải, Nguyễn Văn Vững, Lâm Huôn, Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Văn Chánh (2010),“Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL trong bối cảnh dịch rầy nâu, vàng lúa và lùn xoắn lá”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL trong bối cảnh dịch rầy nâu, vàng lúa và lùn xoắn lá
Tác giả: Vũ Anh Pháp, Huỳnh Như Điền, Nguyễn Hoàng Khải, Nguyễn Văn Vững, Lâm Huôn, Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Văn Chánh
Năm: 2010
7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1993), Phụ lục số 1, ban hành kèm theo Quyết định 499A ngày 2/9/1993 Khác
9. Niên giám thống kê của Chi cục Thống Kê huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang (2008 – 2012) Khác
10. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Hiệp (2012), Báo cáo tổng kết đề án chuyển dịch mùa vụ - cây trồng - vật nuôi giai đoạn 2000 - 2010, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2015 Khác
11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hiệp (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động nông nghiệp nông thôn năm 2012 Khác
12. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang (2010), Báo cáo Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2020 Khác
13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang (2012), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác năm 2012 Khác
14. Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang (2009), Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w