Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào của các hộ trồng lúa tại Tân Hiệp, Kiên Giang bằng việc ứng dụng phần mềm R (Trang 41)

5. Ý nghĩa của luận văn

2.2.3.2. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất

Làm đất và gieo sạ

Làm đất: hầu hết các hộ trong vùng đều chuẩn bị đất gieo sạ khá kỹ. Đặc điểm canh tác trong vùng nghiên cứu đều làm hai vụ lúa trong năm, đó là vụ đông xuân và vụ hè thu. Trong mùa lũ, mặc dù đất canh tác đều nằm trong vùng có đê bao nhưng hầu hết nông dân đều xả lũ để đất được nghỉ ngơi, nhận được lượng phù sa cần thiết và tiêu diệt được mầm bệnh lưu tồn trong đất. Do đó, sau khi thu hoạch xong lúa hè thu nông dân thường đốt cháy rơm rạ để làm sạch gốc rạ, cỏ dại, sâu bệnh lưu tồn trong đất và chuẩn bị cho vụ canh tác tiếp theo bằng cách cày ải phơi đất và xả lũ vào.

Làm đất kỹ có ý nghĩa quan trọng vì mục đích của khâu làm đất là tạo ra môi trường thích hợp cho việc gieo sạ, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh, kết hợp tốt hơn phân hữu cơ, phân vô cơ và các chất thải rơm rạ; điều tiết nhiệt độ, mức độ thoáng khí và mức nước trên đồng ruộng. [4]

Phương pháp gieo sạ: qua điều tra cho thấy 100% các hộ nông dân áp dụng phương pháp sạ tay. Sạ tay là phương pháp gieo sạ truyền thống của nông dân. Họ cho rằng sẽ tốn ít chi phí hơn so với sạ hàng do sẽ không phải tốn công

cấy dặm, công làm kỹ đất, đồng thời sẽ có nhiều chồi thì năng suất sẽ cao hơn. Tuy nhiên, sạ theo hàng với mật độ 50, 75 và 125 kg/ha cho kết quả là năng suất không khác biệt ý nghĩa; trong khi sạ lan ở mật độ 100 kg/ha thì cho năng suất cao hơn sạ lan mật độ 200 kg/ha (cao hơn 20 - 23%). So với sạ lan, sạ theo hàng tiết kiệm được hơn 100 kg/ha lúa giống, tăng năng suất từ 0,5 - 1 tấn/ha, giảm yêu cầu thuốc trừ sâu bệnh, giảm chuột phá, dễ phân biệt lúa cỏ, giảm ngã đổ, giảm tỷ lệ lép, thuận lợi đi lại và chăm sóc. [4]

Thu hoạch

Qua điều tra cho thấy 100% các hộ nông dân thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, do đó đã giảm được chi phí so với thu họach bằng tay và giảm được tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch, làm tăng chất lượng, giá trị hạt lúa làm ra và giảm được áp lực lao động mùa vụ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào của các hộ trồng lúa tại Tân Hiệp, Kiên Giang bằng việc ứng dụng phần mềm R (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)