5. Ý nghĩa của luận văn
2.1.2.3. Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Tân Hiệp (2008 2012)
Các yếu tố phục vụ cho sản xuất lúa
Cơ sở hạ tầng: các kênh thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo nước cho chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất trong cả mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên, hiện nay có một số kênh cấp 2 và nhiều kênh cấp 3 đang bị bồi lắng làm chậm thời gian tiêu lũ và tiếp ngọt vào thời kỳ cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Hệ thống đường nông thôn còn hẹp nên sử dụng vào vận chuyển nông sản bằng cơ giới còn hạn chế đã phần nào ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ lúa.
Hệ thống cơ sở nhân giống lúa: xác nhận của tỉnh không đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đó giá lúa giống còn cao nên một bộ phận nông dân sử dụng lúa hàng hóa để sản xuất. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng lúa.
Hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp - kỹ thuật: tính đến năm 2012, huyện Tân Hiệp có 01 Trung tâm Tư vấn Kỹ thuật - Dịch vụ huyện Tân Hiệp, 04 doanh nghiệp tư nhân, 98 đại lý cấp I và cấp II kinh doanh cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong huyện và các huyện lân cận.
Máy móc thiết bị: huyện Tân Hiệp chú trọng đến trang bị cơ giới trong sản xuất nhằm giảm bớt lao động nặng nhọc, giảm căng thẳng lao động trong mùa vụ, giảm giá thành trong sản xuất và giảm thất thoát sau thu hoạch. Đến năm 2012, huyện Tân Hiệp cơ bản đã cơ giới hóa các khâu làm đất, bơm tưới, thu hoạch trong sản xuất lúa.
Nguồn vốn: qua khảo sát cho thấy nhu cầu về vốn cho sản xuất lúa là rất lớn, bao gồm các khoản cho mua vật tư nông nghiệp, thuê mướn dịch vụ nông nghiệp, sân phơi, kho chứa lúa,… tuy nhiên nông dân ít có cơ hội tiếp cận được
nguồn vốn vay từ các ngân hàng do thủ tục còn rườm rà, đòi hỏi thế chấp nhưng số tiền được vay không nhiều và lãi suất tiền vay không thấp hơn nhiều so với lãi suất mua chịu vật tư nông nghiệp, thuê mướn dịch vụ nông nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra áp lực cho người nông dân vào cuối vụ buộc người nông dân phải bán lúa tươi cho thương lái với giá thấp hơn do không có điều kiện về sân phơi, kho chứa hoặc để có tiền thanh toán nợ vật tư nông nghiệp, thuê mướn dịch vụ vào cuối vụ.
Lao động cho sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.3. Lao động đang làm việc trong sản xuất nông nghiệp
Đơn vị tính: người
Lao động 2008 2009 2010 2011 2012
Khu vực I 64.602,00 65.848,00 66.039,00 66.908,00 67.267,00
Nông nghiệp và lâm nghiệp 64.602,00 60.388,00 60.909,00 61.718,00 62.020,00 Thủy sản 5.460,00 5.130,00 5.190,00 5.247,00
Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nông nghiệp và lâm nghiệp 100,00 91,71 92,23 92,24 92,20
Thủy sản 8,29 7,77 7,76 7,80
Nguồn: Niên giám thống kê của Chi cục Thống Kê huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang (2008 – 2012)
Năm 2012, tổng lao động trong khu vực Nông - Lâm - Thủy sản là 67.267 người, trong đó lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 62.020 người chiếm 92,20%, lao động trong ngành Thủy sản 5.247 người chiếm 7,8%. Lao động trong khu vực sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản của huyện Tân Hiệp có sự chuyển dịch từ thủy sản sang nông nghiệp. Năm 2009, cơ cấu lao động của ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 8,29% và đến năm 2012, cơ cấu lao động thủy sản đã giảm còn chiếm tỷ trọng 7,8%, đã có sự chuyển dịch lao động tham gia sản xuất thủy sản sang sản xuất nông nghiệp .
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu về giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp huyện Tân Hiệp (2000 - 2010) Đơn vị tính: % STT Năm Tỷ trọng trồng trọt Tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp Tổng số 1 2000 82,0 12,0 6,0 100 2 2005 81,0 9,5 9,5 100 3 2010 80,0 12,0 8,0 100
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Hiệp, 2012
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 về sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hiệp hàng năm từ 10% - 14% (giai đoạn 2000 - 2005: từ 10% - 11,5%).
Số liệu được nêu trong bảng 2.4 cho thấy, trong 10 năm giai đoạn 2000 - 2010, cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Tân Hiệp có sự thay đổi nhưng mức không cao. Trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp thì giá trị của trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2000 là 82%; năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 81%; năm 2010 là 80%. Tỷ trọng giá trị kinh tế từ chăn nuôi - thủy sản không có sự thay đổi chiếm tỷ lệ 12% giá trị toàn ngành.
Xóa đói giảm nghèo cho đại bộ phận dân cư sản xuất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo chung của huyện Tân Hiệp từ 8,91% năm 2005 xuống còn 4,63% năm 2012. Tuy nhiên, việc xóa nghèo thiếu bền vững, giải quyết việc làm ổn định cho người lao động chưa được nhiều, đào tạo nghề cho người lao động còn ít.
2.2. Thực trạng sản xuất lúa tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
Trong các năm qua sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Hiệp được sự quan tâm của các ngành, các cấp trên nhiều mặt: