1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của mật độ nuôi, vật trú ẩn, việc phân kích cơ và chế độ cho ăn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông (panilirus ornatus fabricius, 1789) nuôi trong ao đất phủ bạt

58 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Từ những lý do trên, được sự đồng ý của Trường Đại học Nha Trang và Khoa Nuôi trồng Thủy sản, tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi, vật trú ẩn, việc phân kích cỡ và chế độ ch

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này cũng như toàn bộ khóa học cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 – 2011, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức và cá nhân, qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản và các thầy cô giáo đã quan tâm, giúp đỡ và dạy bảo tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn TS Lê Anh Tuấn người đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Đồng thời, qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Dự án ACIAR và công

ty TNHH Lucky Star đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để tôi thực hiện tốt đề tài

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, những người đã luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ và động viên tôi cả về vật chất và tinh thần qua

đó tôi có thể hoàn thành tốt luận văn cũng như khóa học này

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3

1.1 Đặc điểm sinh học của tôm hùm 3

1.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái 3

1.1.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố 4

1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời 4

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 6

1.2 Sự thích ứng của tôm hùm với một số yếu tố môi trường 7

1.2.1 Nhiệt độ 7

1.2.2 Độ mặn 8

1.2.3 Nền đáy 8

1.2.4 Độ sâu 8

1.2.5 Nguồn thức ăn tự nhiên 9

1.3 Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam 9

1.3.1 Tình hình nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm trên thế giới 9

1.3.2 Tình hình nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm ở Việt Nam 11

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi tôm hùm thương phẩm 12

1.4.1 Mật độ nuôi 12

1.4.2 Kích cỡ và phân cỡ 14

1.4.3 Vật trú ẩn 14

1.4.4 Chế độ cho ăn 15

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18

2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu 18

Trang 4

2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 19

2.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20

2.2.3.1 Ảnh hưởng của mật độ nuôi và vật trú ẩn 20

2.2.3.2 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn và việc phân kích cỡ 20

2.2.3.3 Chăm sóc và quản lý 21

2.2.4 Phương pháp xác định các thông số đánh giá 22

2.2.5 Phân tích số liệu 22

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

3.1 Ảnh hưởng của mật độ nuôi và vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông 23

3.1.1 Diễn biến một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 23

3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông 24

3.1.3 Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông 26

3.1.4 Tác động tương hỗ của mật độ nuôi và vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông 28

3.2 Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ và chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm .29

3.2.1 Diễn biến một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 29

3.2.2 Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông 30

3.2.3 Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông 33

3.2.4 Tác động tương hỗ của số lần cho ăn và việc phân kích cỡ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông 35

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 38

4.1 Kết luận 38

4.1 Đề xuất ý kiến 38

Trang 5

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CL: Carapace length – Chiều dài giáp đầu ngực

BW: Body weight – Khối lượng cơ thể

We: End weight - Khối lượng sau khi kết thúc thí nghiệm Ws: Start weight - Khối lượng ban đầu

Ctv: Cộng tác viên

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Diễn biến một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm .23 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm 24 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm 26

Bảng 3.4: Tác động tương hỗ của mật độ nuôi và vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ

lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm 28 Bảng 3.5: Diễn biến một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 29 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả

sử dụng thức ăn của tôm hùm 30 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm 33 Bảng 3.8: Tác động tương hỗ của số lần cho ăn và việc phân kích cỡ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm 36

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vòng đời tôm hùm 5

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18

Hình 2.2: Tôm hùm bông giống trước khi thí nghiệm 19

Hình 2.3: Vật trú ẩn sử dụng trong thí nghiệm 20

Hình 2.4: Vệ sinh lồng nuôi trước khi cho ăn 21

Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng của tôm hùm 24

Hình 3.2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và hệ số FCR 25

Hình 3.3: Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên tốc độ sinh trưởng của tôm hùm 26

Hình 3.4: Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên tỷ lệ sống và hệ số FCR 27

Hình 3.5: Vỏ tôm hùm bị sun bám 29

Hình 3.6: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên khối lượng sau 30

Hình 3.7: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng 31

Hình 3.8: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên hệ số FCR 31

Hình 3.9: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên tỷ lệ sống 32

Hình 3.10: Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ lên sinh trưởng của tôm hùm 34

Hình 3.11: Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ lên tỷ lệ sống và hệ số FCR 34

Hình 3.12: Tác động tương hỗ của việc phân kích cỡ và số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng của tôm hùm 37

Hình 3.13: Tác động tương hỗ của việc phân kích cỡ và số lần cho ăn lên hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm 37

Trang 8

MỞ ĐẦU

Tôm hùm gai (Palinuridae) là một trong những đối tượng quan trọng của nghề nuôi biển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Họ Palinuridae có

49 loài nhưng chỉ có 33 loài có giá trị kinh tế, trong đó loài tôm hùm bông

(Panulirus ornatus) là một trong những loài được quan tâm nhiều nhất, vì chúng là

một trong những loài có giá trị kinh tế cao trên nhiều thị trường

Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm bắt đầu từ năm 1992 tại tỉnh Khánh Hòa và hiện nay đây là một nghề chủ lực của ngành Thủy sản do giá trị kinh tế cao mà nó mang lại Nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam phát triển tập trung ở các tỉnh ven biển Nam Trung bộ: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, đã mang lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi Trong 7 loài tôm hùm gai phân bố ở Việt Nam, tôm hùm bông được nuôi phổ biến nhất

Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi tôm hùm trong những năm gần đây đã cho thấy, đây là một nghề có hiệu quả kinh tế cao nhưng còn nhiều rủi ro Thiệt hại

do dịch bệnh trên tôm hùm nuôi những năm gần đây là vấn đề đáng được quan tâm Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do việc sử dụng nguồn thức ăn tươi (cá tạp, giáp xác và động vật thân mềm) với hệ số thức ăn cao và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nuôi Trong khi đó, hiện nay, nguồn thức ăn cho tôm hùm vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn khai thác từ tự nhiên Việc nghiên cứu và sử dụng các loại thức ăn công nghiệp mặc dù đã được đề cập trong một số nghiên cứu nhưng vẫn chưa được áp dụng phổ biến Do đó, cần có các nghiên cứu rộng rãi hơn về việc

sử dụng các loại thức ăn công nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng các loại thức ăn này trong quá trình nuôi Bên cạnh đó, tỷ lệ hao hụt cao do ăn nhau trong ương nuôi tôm hùm cũng là một trong những khó khăn của nghề hiện nay, nhất là vào giai đoạn tôm lột xác Nghiên cứu các biện pháp hạn chế hiện tượng ăn nhau là hết sức cần thiết Điều này có thể thực hiện bằng cách phân cỡ, lựa chọn mật độ nuôi thích hợp và cung cấp vật trú ẩn trong hệ thống nuôi

Hiện nay, tôm hùm hoàn toàn chỉ được nuôi bằng hình thức nuôi lồng ngoài biển ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới Hệ thống này gần với điều kiện

tự nhiên của tôm hùm, khả năng trao đổi nước tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ môi trường xung quanh cũng như ảnh hưởng của gió bão Ương

Trang 9

nuôi tôm hùm trong bể cũng đã được nghiên cứu với ưu điểm là kiểm soát tốt các yếu tố môi trường và nguy cơ nhiễm bệnh, tuy nhiên, nuôi trong hệ thống này tôm hùm thường sinh trưởng chậm Nuôi trong ao khắc phục được nhược điểm về không gian nuôi, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường và dịch bệnh bằng việc lót bạt cho thấy có tiềm năng lớn có thể ứng dụng để ương nuôi tôm hùm

Từ những lý do trên, được sự đồng ý của Trường Đại học Nha Trang và

Khoa Nuôi trồng Thủy sản, tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi, vật trú ẩn, việc phân kích cỡ và chế độ cho ăn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và

hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius,

1798) nuôi trong ao đất phủ bạt”

Mục tiêu của đề tài là đưa ra mật độ nuôi, vật trú ẩn, kích cỡ tôm và chế độ cho ăn thích hợp trong nuôi tôm hùm trong ao đất phủ bạt

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài được thực hiện với 2 nội dung sau:

(1) – Nghiên cứu: Ảnh hưởng của mật độ nuôi và vật trú ẩn đến sinh trưởng,

tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông nuôi trong ao đất phủ bạt

(2) – Nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ và chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông nuôi trong

Trang 10

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

1.1 Đặc điểm sinh học của tôm hùm

1.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái

Đặc điểm phân loại

Tôm hùm có rất nhiều loài, ở vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương có tất

cả 11 loài, trong đó vùng biển Phú Yên đến Bình Thuận có 7 loài: tôm hùm bông (hùm sao), tôm hùm đá (hùm xanh), tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm vằn, tôm hùm mốc và tôm hùm sỏi Ở Việt Nam có 3 loài chiếm số lượng đáng kể là: tôm hùm bông, tôm hùm đá và tôm hùm đỏ Trong đó, tôm hùm bông là loài có kích thước và số lượng tương đối lớn

Theo George & Hothuis (1965)[29], vị trí phân loại của loài tôm hùm bông như sau:

Ngành: Arthropoda

Lớp: Crustacea

Bộ: Decapoda Họ: Palinuridae

Giống: Panulirus Loài tôm hùm bông: P ornatus (Fabricius 1798)

Đặc điểm hình thái

Các nghiên cứu về đặc điểm phân loại tôm hùm bông ở vùng biển Việt Nam cho thấy: Hình dạng bên ngoài của tôm hùm bông là cơ bản giống nhau, song do sự khác biệt về vùng biển phân bố nên vỏ ngoài của chúng đôi khi khác nhau [2, 4]

Vỏ đầu ngực và mặt lưng của các đốt bụng có màu xanh dương pha xanh lá cây, đồng thời có từ 1 - 2 chấm màu kem nghiêng về hai bên Trên phần vỏ giáp đầu ngực có các gai phân bố, trong đó, đôi gai ở hốc mắt dài và nhọn Năm đôi chân bò nhọn, có những vòng ngang màu tím đậm không đều nhau Các đốt chân có màu xanh nhạt nhưng ở đốt cuối cùng gần móng vuốt có màu xanh đậm Đôi râu số một

có hai cặp gai, cặp sau bé hơn cặp trước Ba cặp gai gần trước rãnh cổ rẽ ra hai bên, tiếp theo 5 cặp gai nhọn song song nhau Đôi râu 1 rất dài có gai, phần gốc to với đôi gai nhọn, dài gấp 2,2 - 2,8 lần cơ thể, gấp 2,0 - 2,4 lần đôi râu thứ 2 Đôi râu thứ

2 chia làm hai nhánh, có từ 5 - 7 màu đen và màu trắng hơi vàng đan xen lẫn nhau

Trang 11

Tôm hùm có 1 đôi mắt kép có cuống mắt Vỏ lưng các đốt bụng bóng láng, không có rãnh ngang Đốt bụng 1 không có phần phụ, mỗi đốt bụng sau có 1 phần phụ ở con đực và 2 - 3 phần phụ ở con cái Các đôi chân ngực không có cấu tạo dạng kìm Ở tôm đực, cơ quan sinh dục nằm ở chân ngực 5, tôm cái nằm ở chân ngực 3 Chân ngực 5 ở con đực có 1 móng vuốt, trong khi ở con cái có 2 - 3 móng vuốt [2, 10]

1.1.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố

Phân bố theo vùng vĩ độ: Trên thế giới tôm hùm bông phân bố khắp các vùng biển nhiệt đới đến á nhiệt đới như: Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,… Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố rải rác từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, nhưng chủ yếu tập trung tại ở các vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đặc biệt là các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận [10]

Phân bố theo độ sâu: Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và tùy thuộc vào từng loài mà chúng phân bố theo độ sâu khác nhau Ở giai đoạn trưởng thành, tôm hùm có xu hướng di chuyển ra khỏi đầm, vũng, vịnh để đến những rạn sâu hơn với những điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của loài Do đó, chúng thường phân bố ở độ sâu 20 m trở lên Tuy nhiên, ở giai đoạn ấu trùng và con non chúng thường phân bố ở các bãi rạn đá san hô ở độ sâu từ 2 – 10 m nước

Tôm hùm thường sống ở các bãi rạn đá, rạn san hô nơi có nhiều hang hốc, khe rãnh ven biển Chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn Ban ngày chúng trú ẩn trong các hang đá ít hoạt động, ban đêm chúng hoạt động tích cực để kiếm mồi Tôm hùm sống thích hợp ở các vùng biển

có độ mặn từ 30 - 36‰, nhiệt độ từ 25 - 320C [10, 28, 36]

1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời

Tôm hùm cũng như nhiều loài giáp xác khác, sinh trưởng thông qua quá trình lột xác Ngoài yếu tố thức ăn, tốc độ sinh trưởng của tôm hùm bông còn chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố sinh thái như: nhiệt độ, ánh sáng, pH, độ mặn,… Ở giai đoạn còn nhỏ, tôm có chu kỳ lột xác ngắn, tôm càng lớn chu kỳ lột xác càng dài Sau mỗi lần lột xác, kích thước và khối lượng của tôm tăng lên rất nhiều Tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác khác, do vậy tốc độ tăng trưởng của chúng tương đối chậm [10, 36] Tôm hùm bông đạt kích thước 8 – 13

Trang 12

mm chiều dài giáp đầu ngực (CL) có chu kỳ lột xác là 8 - 10 ngày; nhóm kích thước

63 - 58 mm CL thì chu kỳ lột xác là 40 ngày [11]

Mỗi giai đoạn sống của tôm hùm gắn với một điều kiện sinh thái khác nhau

tạo thành những quần thể riêng biệt Trong tất cả các loài thuộc giống Panulirus chỉ

có tôm hùm bông có tập tính di cư sinh sản Trong thời kỳ thành thục sinh dục, tôm hùm bông có tập tính di cư ra những vùng biển sâu hơn để sinh sản Quá trình di cư

là điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao vĩ, phát triển tuyến sinh dục, đẻ trứng và thụ tinh [10] Ấu trùng tôm sau khi nở sống trôi nổi ở tầng mặt nhờ sóng gió, dòng chảy và di chuyển gần vào bờ

Hình 1.1 Vòng đời của tôm hùm

Giai đoạn ấu trùng Phyllosoma sống trôi nổi như những sinh vật phù du trên biển và đại dương, vì thế khả năng phát tán của chúng rất lớn do tác động của sóng, gió, dòng chảy, thủy triều,…[10, 36, 82] Toàn thân tôm trong suốt, có chiều dài khoảng 1,5 – 2,0 mm Trong suốt thời kỳ này, chúng luôn di chuyển và hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện môi trường biển khơi [7]

Giai đoạn ấu trùng Puerulus: Qua 12 - 15 lần lột xác và biến thái, ấu trùng Phyllosoma chuyển sang giai đoạn ấu trùng Puerulus, bắt đầu sống đáy Toàn thân tôm trong suốt, có khả năng bơi tự do, chúng có xu hướng di chuyển vào vùng biển nông như vịnh, vũng, đầm,… nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi Chúng thường sống bám trên các giá thể như đá, rong,… ở các vùng biển ít sóng gió, nguồn thức

GIAI ĐOẠN GIỮA

PHYLLOSOMA

Trang 13

ăn phong phú Đáy cát - bùn, trầm tích ưu thế là hạt mịn với hàm lượng các chất hữu cơ cao [24]

Giai đoạn tôm con (Juvenile): Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái, ấu trùng Puerulus trở thành tôm hùm con với hình thái và màu sắc rất giống tôm trưởng thành Chúng thường sống trong các bãi rong biển rậm rạp hay thực vật bậc cao hoặc trong các hang hốc của các rạn đá gần bờ Khi đạt chiều dài giáp đầu ngực 15 – 20 mm, chúng chuyển sang cư trú trong các hang của rạn đá ghềnh, các cụm, rạn san hô và các hang đá vôi, các bờ đá gồ ghề có thảm cỏ biển Đây là nơi thích hợp cho chúng kiếm mồi cũng như lẩn tránh kẻ thù

Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm có tập tính sống thành bầy đàn, di chuyển có định hướng từ vùng rạn nông ven bờ đến những vụng rạn sâu xa

bờ, độ sâu 5 – 100 m tùy loài Trong thời kỳ này, các yếu tố môi trường như nhiệt

độ, độ mặn, nền đáy, ánh sáng, thủy triều,… có ảnh hưởng đến quá trình phân bố, sinh trưởng và sinh sản của tôm [2, 10, 36]

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm hùm là loài động vật ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn chủ yếu các loại động vật như: cá, tôm, cua, ghẹ, cầu gai, giáp xác nhỏ, động vật thân mềm,… Ngoài

ra còn ăn các loài thực vật như: rong, rêu Chúng thường có tập tính ăn mồi tích cực vào ban đêm và rạng sáng Tùy vào giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tôm càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao Ở giai đoạn trước lột xác 2 – 4 ngày, tôm ăn rất mạnh, còn ở giai đoạn lột xác tôm ăn chậm lại

Nhìn chung, đặc điểm dinh dưỡng của ấu trùng tôm hùm vẫn chưa được hiểu

biết đầy đủ Một số nghiên cứu cho rằng ấu trùng tôm hùm loài Jasus edwardsii và

Sagmariasus verreauxi có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn [20, 45, 46, 47, 65]

Hậu ấu trùng của loài H americanus có khả năng sử dụng các mảnh vụn hữu cơ và

động vật không xương sống kích thước nhỏ như cầu gai, động vật thân mềm, cua

đá, các loại giun nhiều tơ và các mảnh vỡ của sao biển [18], copepoda, ấu trùng

giáp xác mười chân, trứng cá và các loài côn trùng [56] Trong khi đó, loài P

cygnus có thể ăn được động vật thân mềm và đôi khi là các loài tảo bám trên san hô

[48] Thức ăn của loài P elephas bao gồm nhiều loài động vật thân mềm, giáp xác

và cầu gai [31], trong khi đó, loài J lalandii chủ yếu ăn cầu gai, vẹm, bào ngư và ốc

[63, 87]

Trang 14

Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy tôm hùm là loài ăn tạp nhưng thiên

về động vật, chủ yếu là các loài động vật không xương sống ở đáy di chuyển chậm như động vật hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, cầu gai, động vật chân bụng, cũng như là tảo và các vật chất hữu cơ trên nền đáy Sự khác nhau về thành phần thức ăn của một số loài tôm hùm là do khác nhau về các loại thức ăn sẵn có trong môi trường

mà chúng phân bố Sự khác nhau về tập tính dinh dưỡng cũng thể hiện trong cùng một loài ở kích thước khác nhau, trong đó, kích thước lớn hơn có thể sử dụng được các loại thức ăn có khả năng vận động nhanh hơn và kích thước lớn hơn

Trong nuôi thương phẩm, tôm hùm được cho ăn các loại thức ăn như vẹm tươi sống, cua và cá tạp [5, 21, 22, 24, 27, 30, 34, 35, 42, 45, 46, 47, 58, 69, 71, 81,

82, 85] Ở điều kiện nước ta, tôm hùm nuôi thương phẩm thường được cho ăn các loại thức ăn như tôm, cua, ghẹ, cá, sò, ngao, sao biển,… [5, 10, 11, 12, 81, 82, 85] Tuy nhiên, thức ăn là giáp xác đóng vai trò quyết định đến khả năng sinh trưởng, lột xác của tôm hùm [7], trên thực tế, người ta thường phối trộn thức ăn giáp xác và thân mềm theo tỷ lệ 3 : 1 thường cho kết quả cao về sinh trưởng, tỷ lệ sống, màu sắc đẹp và hệ số thức ăn thấp [6]

1.2 Sự thích ứng của tôm hùm với một số yếu tố môi trường

Hầu hết các giống có thành phần loài phong phú thuộc họ tôm hùm gai đều tập trung ở vùng biển nhiệt đới Chúng sống từ vùng trung triều đến vùng biển sâu tới 300m [6], chúng sống thành bầy đàn trong hang hốc để bảo vệ nhau và trốn tránh kẻ thù Sự hiểu biết về môi trường sống của tôm hùm ngoài tự nhiên là cơ sở quan trọng để để khai thác, lựa chọn vùng nuôi, đồng thời điều chỉnh các thông số môi trường trong phạm vi thích hợp cho sự sinh trưởng của tôm hùm

1.2.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ nước là một trong số những yếu tố sinh thái quan trọng, chi phối bởi độ sâu và vĩ độ, quyết định sự phân bố của các giống tôm hùm trong họ

Palinuridae Hầu hết các loài thuộc giống Panulirus sống ở vùng nước ấm, nhiệt độ

dao động 20 – 30oC, trung bình khoảng 25oC, đó là những vùng thềm lục địa, vĩ độ thấp khoảng 35 – 10oC vĩ độ Bắc Ở vùng biển miền Trung, kết quả điều tra cho thấy, nhiệt độ vùng phân bố của tôm hùm bông ngoài tự nhiên dao động khoảng 24 – 31oC Ở giai đoạn trưởng thành, vùng phân bố có mức nhiệt độ trong khoảng 26 –

29oC vào mùa hè và khoảng 22 – 27oC vào mùa đông Hơn nữa, khi nhiệt độ nước

Trang 15

thay đổi đột ngột, ví dụ tăng 3 – 5oC thì hầu hết tôm hùm con bị chết, khi giảm nhiệt

độ nước xuống 5oC làm kéo dài thời gian lột xác, thậm chí là quá trình lột xác không diễn ra [7, 10, 11]

1.2.2 Độ mặn

Độ mặn là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sống của tôm hùm, đặc biệt là tôm hùm con Những số liệu điều tra cho thấy vùng phân

bố của tôm hùm con ngoài tự nhiên có độ mặn dao động trong khoảng 33 – 34‰

Sự thay đổi đột ngột của độ mặn (5 - 15‰) sẽ làm hoạt động bắt mồi của tôm con giảm từ 30 – 90% Khi nguồn nước có độ mặn thấp 20 – 25‰ kéo dài 3 – 5 ngày sẽ gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con Độ mặn của môi trường nuôi có tác động đến hoạt động bắt mồi, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu,… ở tôm hùm con, từ

đó hoặc kéo dài thời gian lột xác hoặc gây chết đối với tôm hùm con Theo số liệu điều tra ở khu vực miền Trung nước ta, tôm hùm trưởng thành sống ở ngoài khơi ở

độ sâu trên 10 m nước, độ mặn dao động 30 – 35‰ [7, 10, 11]

1.2.3 Nền đáy

Cấu tạo nền đáy là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự phân

bố của tôm hùm, đặc biệt là ở giai đoạn trưởng thành Tôm hùm thường tập trung chủ yếu trong các hang hốc có nền đáy là đá, san hô, đá tảng, cát hoặc thảm thực

vật Riêng tôm hùm bông (P ornatus), tôm hùm đá (P homarus), tôm hùm đỏ (P

longgipes) và tôm hùm sen (P versicolor) thường sinh sống ở những hang đá tảng

và hang đá nhỏ có ánh sáng rọi tới Tôm hùm tre (P polyphagus) thích vùi mình

dưới cát vì thế hay gặp loài này phân bố ở những vùng đáy cát, đá cuội có rong phát triển [7, 10, 11]

1.2.4 Độ sâu

Độ sâu có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài tôm hùm trong tự nhiên

Ở giai đoạn tôm con, chúng sống ở độ sâu 1 – 5 m nước, nhưng đến giai đoạn trưởng thành hầu hết các loài tôm hùm sống ở độ sâu dao động trong khoảng 5 –

100 m nước, cá biệt có thể tới 180 – 400 m như loài P delagoae Ở vùng biển miền

Trung nước ta, các nghiên cứu cho thấy độ sâu tôm hùm con phân bố thường 0,5 –

5 m nước Tuy nhiên, trong cùng một vùng, các loài khác nhau lại sống ở độ sâu

khác nhau, theo mức độ tăng dần như sau: tôm hùm sỏi (P stimpsoni), tôm hùm

bông, tôm hùm đá nhỏ, và tôm hùm đỏ, khoảng 4 – 6 m Do vậy, khi ương nuôi tôm

Trang 16

hùm, độ sâu khi đặt lồng thường từ 2 – 3 m Giai đoạn trưởng thành, tôm hùm phân

bố ở độ sâu trên 10 m cho tới 30 – 50 m nước, thường ở các rạn san hô, ven bờ và hải đảo [7, 10, 11],

1.2.5 Nguồn thức ăn tự nhiên

Tôm hùm được coi là động vật ăn mồi sống chủ yếu trong hệ sinh vật đáy ở biển Chúng bắt mồi vào ban đêm trên những vùng rạn có nguồn thức ăn phong phú gồm các loài liên quan với rạn và có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc chung của hệ sinh thái hoặc một vùng sinh thái kể cả thành phần loài và độ phong phú của các hệ sinh vật là mồi của chúng Ở nước ta, các nghiên cứu cho thấy thành phần động thực vật thường gặp ở vùng tôm hùm phân bố bao gồm: các loài giáp xác nhỏ (tôm, cua), động vật thân mềm (sò, vẹm, ốc), cầu gai, sao biển, một số loài cá (cá đáy, cá rạn san hô), huệ biển, hải sâm và các loài rong biển [5, 7, 31, 33, 46, 48, 81, 82]

1.3 Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam 1.3.1 Tình hình nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm trên thế giới

Là một trong số những loài giáp xác có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của một số quốc gia, các nghiên cứu về tôm hùm đã thu hút được

sự quan tâm của các nhà khoa học, người nuôi trồng và khai thác thủy sản Hiện nay, nguồn cung cấp tôm hùm thương phẩm cho thị trường được khai thác từ tự nhiên hoặc được nuôi ở một số quốc gia Đông Nam Á, Úc,… Khó khăn lớn nhất của nghề nuôi tôm hùm hiện nay là việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn con giống

tự nhiên Các nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi ấu trùng tôm hùm đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới nổi bật là Úc, Mỹ và Nhật Tuy nhiên, cho đến nay thành công trong sản xuất giống mới chỉ đạt được ở một số loài tôm hùm

càng (tôm hùm càng Homarus spp., thời gian phát triển ấu trùng ngắn) trong khi các

loài tôm hùm gai (với thời gian phát triển ấu trùng dài) còn rất hạn chế [53, 78] Mặc dù dựa hoàn toàn vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên, nghề nuôi tôm hùm gai ở một số nước Đông Nam Á rất phát triển, đặc biệt là Việt Nam và Indonesia Do hậu ấu trùng của tôm hùm gai có đặc điểm sống đáy, bám và chui rúc trong các đám rong, các lồng bè, hang hốc tự nhiên,… nên nhiều người dân đã sử dụng các loại bẫy (lưới, mành, san hô đục lỗ,…) để khai thác tôm hùm giống [23, 67] Sau khi khai thác, nguồn tôm trắng (hậu ấu trùng Puerulus) được ương nâng cấp lên cỡ lớn hơn trước khi sử dụng cho nuôi thương phẩm [55, 70] Sự xuất hiện

Trang 17

nguồn tôm trắng tự nhiên tại một số vùng của một số quốc gia là cơ sở quan trọng

để khai khác giống và phát triển nghề nuôi tôm hùm thương phẩm, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Á

Khi nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển, việc cung cấp thức ăn cho chúng là vấn đề rất được quan tâm Các nghiên cứu về tập tính dinh dưỡng của tôm hùm ngoài tự nhiên, đặc biệt là giai đoạn hậu ấu trùng, cho thấy các thành phần thức

ăn chiếm ưu thế bao gồm động vật thân mềm, giáp xác, giun nhiều tơ, ruột khoang [5, 14, 31, 49, 62] Điều này cho thấy, thức ăn chủ yếu của tôm hùm là động vật không xương sống ở đáy và nhu cầu thức ăn của chúng thiên về các loại có hàm lượng protein cao, hàm lượng lipid thấp và hàm lượng tinh bột ở mức trung bình [25] Các nghiên cứu về sản xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi tôm hùm đã được thực hiện trên nhiều loài [89] Cơ sở của việc sản xuất thức ăn công nghiệp dựa vào tập tính dinh dưỡng và thành phần thức ăn của tôm hùm ở ngoài tự nhiên Tôm hùm

là nhóm động vật ăn thịt, hung dữ với cấu tạo các đôi chân ngực và đôi hàm thích ứng với việc ăn các động vật vỏ cứng, cầu gai, hay cua ghẹ,…[5, 14, 17, 26, 49] Nhiều nghiên cứu sản xuất thức ăn viên cho tôm hùm bông với các đặc điểm về kích thước, kết cấu, mùi vị và dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của tôm hùm thương phẩm Tôm hùm có khả năng tiếp nhận các tín hiệu hóa học liên quan đến nguồn thức ăn, thường là các a xít amin hay chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp, có trong môi trường thông qua hệ thống cơ quan nhận cảm phát triển [33, 59] Các nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm hùm, thậm chí sử dụng thức

ăn của tôm he cho tôm hùm đã được đề cập [22, 30, 75] tuy nhiên kết quả sinh trưởng và sự kích thích ăn mồi của các loại thức ăn này với tôm hùm vẫn kém các loại thức ăn tự nhiên Điều này được giải thích là do thức ăn tự nhiên như thịt vẹm hay thịt tôm có tính hấp dẫn tôm hùm hơn so với thức ăn nhân tạo [30, 79, 89]

Nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm bông đã được đề cập Smith và ctv (2003) nhận thấy tôm hùm bông sinh trưởng rất nhanh khi nuôi bằng thức ăn viên có hàm lượng protein và lipid cao [75] Do đó, những nghiên cứu về thức ăn tổng hợp để ương nuôi tôm hùm là một trong những hướng nghiên cứu cần được ưu tiên hàng đầu Nghiên cứu về nhu cầu protein (32 – 60%) và lipid (6 – 10%) trên tôm hùm bông giai đoạn giống (1,8 g/con), Smith và ctv (2003) cho thấy, tôm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất ở hàm lượng lipid và protein lần lượt là 6% và

Trang 18

47% trong khi ở mức lipid 10%, tốc độ tăng trưởng cao nhất của tôm đạt được khi hàm lượng protein là 53% [75] Huynh và Fortedar (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của Mannan oligosacharide (MOS) - sản phẩm BIO-MOS, Altech, USA - lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông [38]

Johnston và ctv (2008) đã đánh giá khả năng thay thế thức ăn tươi bằng thức

ăn viên trong nuôi tôm hùm bông [43] William và ctv (2005) cũng đã xác định khả năng sử dụng thức ăn của tôm hùm bông bằng cách luyện ăn thức viên, kết quả thu được tỷ lệ sống khá cao (56%) [89] Jones và Shanks (2008) đã tổng hợp các nghiên cứu về nhu cầu tôm hùm bông cho nuôi trồng thủy sản ở Úc Tác giả cũng báo cáo các kết quả nuôi thương phẩm tôm hùm bông trong lồng nổi trong ao nuôi tôm hùm

ở Cairns, Úc [50]

1.3.2 Tình hình nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm ở Việt Nam

Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để khai thác và nuôi thương phẩm tôm hùm gai, với 7 loài có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là tôm hùm bông Nghề khai thác tôm hùm gai ở nước ta bắt đầu từ những năm 1990, nhưng thực sự phát triển mạnh từ năm 2000 với các tỉnh Nam Trung Bộ từ Phú Yên đến Ninh Thuận Tuy nhiên, do áp lực khai thác và thiếu quản lý, quy hoạch dẫn đến năng suất, sản lượng và kích thước tôm hùm khai thác giảm mạnh (tôm hùm bông, từ cỡ 5kg xuống còn gần 1 kg) và điều này cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu do tôm hùm có kích thước lớn được ưa chuộng hơn và giá trị cao hơn [77] Hiện nay, hai loài tôm hùm được nuôi phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ là tôm hùm bông và tôm hùm xanh và nghề nuôi tôm hùm đã và đang trở thành nghề kinh tế quan trọng của ngư dân ven biển mang lại lợi nhuận rất lớn [68] Một trong những lợi thế lớn nhất của nghề nuôi tôm hùm của nước ta là nguồn giống cung cấp từ tự nhiên phong phú và tương đối ổn định với sản lượng khai thác hàng năm từ 1,5 đến 3 triệu tôm trắng mỗi năm [55, 61] Sản lượng tôm hùm nuôi tăng mạnh trong giai đoạn 1995 –

2006 từ 301 tấn lên 1.900 tấn Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bệnh tôm sữa xuất hiện vào cuối năm 2006, sản lượng tôm hùm giảm mạnh còn lại 1.400 tấn năm 2009, đặc biệt năm 2008 xuống mức dưới 1000 tấn [7, 77, 85]

Hệ thống nuôi tôm hùm cũng có nhiều thay đổi kể từ khi nghề nuôi bắt đầu đến nay Từ những năm 1990, tôm hùm được nuôi trong các loại lồng găm cố định trên nền đáy ở các vùng nước cạn, cách bờ khoảng 100-500 m [77] Tuy nhiên, hệ

Trang 19

thống nuôi này thường gặp phải các vấn đề như đóng rong, hà bám và tích tụ thức

ăn thừa, chất thải Để giải quyết vấn đề này, các hộ nuôi bắt đầu chuyển lồng ra vùng nước sâu hơn và cách đáy một khoảng nhất định nhằm cải thiện sự trao đổi nước Những vùng nước như thế thường chịu ảnh hưởng của sóng và gió nhiều hơn

và vật liệu làm khung lồng cũng như lồng vì thế phải vững chắc hơn Từ năm 2000 trở đi, hệ thống lồng bè nổi nuôi tôm hùm trở nên phổ biến thay thế cho hệ thống lồng cố định có nhiều nhược điểm [36]

Nghề nuôi tôm hùm thật sự mang lại nhiều lợi ích cho các cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt là các tỉnh Nam Trung Bộ Tuy nhiên, tính bền vững của nghề nuôi tôm hùmlà một vấn đề đáng quan tâm khi mà việc quy hoạch và quản lý vùng nuôi, kỹ thuật nunôi còn nhiều bất cập và vấn đề suy thoái môi trường vùng nuôi [81, 82, 88] Việc cho tôm hùm ăn hoàn toàn thức ăn tươi, giá trị thấp với hệ số thức

ăn cao thường vượt quá 20 là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nuôi Hậu quả là, rủi ro trong nuôi tôm hùm ngày càng lớn khi nhiều bệnh lạ xuất hiện ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống (chỉ khoảng 40%), sản lượng và chất lượng sản phẩm [34, 84], trong khi những giải pháp chữa trị hiện nay vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả như mong đợi Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm hiện nay, các nỗ lực nghiên cứu nên tập trung vào việc giải quyết vấn đề thức ăn, đặc biệt và việc sản xuất thức ăn nhân tạo thay thế cho thức ăn tươi Tuy nhiên, để đạt được thành công, cần có các nghiên cứu toàn diện hơn về các thành phần và tính chất của thức ăn phù hợp với nhu cầu của tôm hùm [35, 37, 80]

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi tôm hùm thương phẩm

Như trên đã nói, với tiềm năng phát triển lớn, tôm hùm đã thu hút được sự quan tâm nhiên cứu nhằm khép kín vòng đời cũng như thúc đẩy nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển Ngoài dinh dưỡng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu, các yếu tố khác có ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi thương phẩm đã và đang được quan tâm nghiên cứu như: ảnh hưởng của mật độ nuôi, hình thức nuôi, kích cỡ tôm, vật trú ẩn, chế độ cho ăn, …

1.4.1 Mật độ nuôi

Trong nuôi trồng thủy sản thương phẩm, mật độ nuôi là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi và điều này liên quan đến khả năng cung cấp của hệ thống, loài, khả năng chăm sóc quản lý và hiệu quả kinh

Trang 20

tế của nghề nuôi Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống đã được đề cập ở một số loài tôm hùm Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ

nuôi lên sinh trưởng của loài Jasus edwardsii giai đoạn giống cho thấy: mật độ 50

con/m2 cho tốc độ sinh trưởng tốt hơn nuôi ở mật độ 100, 150 và 200 con/m2 [40, 41] Tương tự, nghiên cứu về ảnh hưởng của 2 mật độ nuôi trên 3 nhóm kích cỡ khác nhau (nhóm 1: 2,14 ± 0,07 g, 13,2 ± 0,1 mm, mật độ 50 và 100 con/m2; nhóm 2: 57,1 ± 1,1 g, 38,7 ± 0,28 mm CL mật độ 11 và 23 con/m2; nhóm 3: 138,2 ± 2,26

g, 51,9 ± 0,25 mm CL, mật độ 10 và 19 con/m2) trên loài Panulirus cygnus,

Johnston và ctv (2006) cho thấy: ở các mật độ nuôi thấp, các nhóm kích cỡ đều cho

tỷ lệ sống cao (90 - 95%) hơn nhiều so với nuôi ở các mật độ cao (nhóm 1: 78%, nhóm 2: 86% và nhóm 3: 88%) Như vậy, ở loài này, mật độ nuôi thích hợp cho từng nhóm kích thước là 50, 11 và 10 con/m2 Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi ở các mật độ và nhóm kích thước khác nhau trong nghiên cứu này [44]

Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ nuôi (14, 29 và 43 con/m2) tôm hùm bông giai đoạn 32,4 g và 13,8 mm CL, Jones và ctv (2001) cho thấy: mật

độ nuôi không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống sau 272 ngày nuôi Kích cỡ tôm thu hoạch được trung bình là 225.3 g (61.8 mm CL), tốc độ tăng trưởng đặc trưng là 1.56%/ngày và tỷ lệ sống là 52,5% [54]

Ngoài mật độ nuôi, mật độ lưu giữ sau đánh bắt trong quá trình vận chuyển cũng đã được nghiên cứu, Nguyễn Thị Bích Ngọc và ctv (2009) cho thấy không có

sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm được lưu giữ sau 30 ngày ở hai mật 200 và 300 con/m2 [9, 66] Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, tác giả

đã nhận thấy việc gia tăng mật độ tôm giống từ 300 - 2.000 con/m2 trong quá trình vận chuyển đã làm tăng đáng kể khí amonia và giảm oxy hòa tan trong nước với thời gian vận chuyển hơn 5 giờ Điều này đã có những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ương nuôi tôm hùm sau này [12]

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất trong nuôi tôm hùm là mật độ thả giống Mật độ thả giống phụ thuộc nhiều vào từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi và kích cỡ tôm giống thả ban đầu Từ thực tiễn nghề nuôi tôm hùm ở Nam Trung Bộ, tác giả đã đưa ra một số mật độ ương giống tương ứng với từng kích cỡ tôm: Cỡ giống tôm trắng: 30 - 40

Trang 21

con/m2lồng; cỡ giống 1,5 – 4 g/con: 25 - 30 con/m2 lồng; cỡ giống 4 – 10 g/con: 15

- 20 con/m2 lồng; cỡ giống 10 – 50 g/con: 10-15 con/m2 lồng; cỡ giống 50 – 200 g/con: 7 - 10 con/m2 lồng; cỡ giống hơn 200 g/con: 3 - 5 con/m2 lồng [8]

1.4.2 Kích cỡ và phân cỡ

Tại Phillippines những trại thử nghiệm nuôi tôm hùm được hình thành từ những năm 1970 do cục thủy sản và nguồn lợi (BFAR) xây dựng Đến cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 thì nghề nuôi tôm hùm thương phẩm mới được

phát triển ở Basilan, Western Mindanao Những loài được nuôi chủ yếu là P

ornatus, P longipes, P versicolor đã được nuôi ở bè phao nổi Khối lượng ban đầu

từ 100 - 300g sau 6 - 15 tháng đạt khối lượng 0,8 – 1,3 kg Cho ăn chủ yếu là thức

ăn tươi đạt tỷ lệ sống 90% Nếu nuôi từ khối lượng 30 - 80 g thì tỷ lệ sống là 10% [64] Theo Đinh Tấn Thiện, kích cỡ tôm nuôi khác nhau cho tỷ lệ sống khác nhau: kích cỡ dưới 7 mm CL tỷ lệ sống là 73%; kích cỡ dưới 9,5 mm CL tỷ lệ sống là 88%; kích cỡ là 12 mm CL tỷ lệ sống là đạt trên 98% [13]

Việc san thưa mật độ trong suốt quá trình nuôi là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi thông qua hạn chế hiện tượng ăn nhau Mật độ tôm trắng thả ban đầu nên duy trì 50 – 60 con/m3lồng Định kỳ 15 – 30 ngày ương nuôi, tiến hành kiểm tra xác định khối lượng và san thưa mật độ một cách thích hợp, tương ứng với các mật độ sau: cỡ giống 1,5 – 2

g, san thưa ở mật độ 20 con/m3 lồng; cỡ giống 4 – 6 g/con, san thưa còn 15 – 20 con/m3 lồng; cỡ giống 50 g/con, san thưa 12 – 15 con/m3 lồng; cỡ giống 200 g/con, san thưa còn 7 – 10 con/m3 lồng; sau đó, từ cỡ 400 g/con trở đi, duy trì mật độ 3 – 4 con/m3 lồng, sau 24 tháng nuôi, có thể tiến hành thu hoạch [7] Cũng như đa số các loài giáp xác khác, tôm hùm là nhóm giáp xác ăn tạp, thích bắt các loại mồi sống, giáp xác đang lột xác Do vậy việc phân cỡ tôm góp phần đáng kể hạn chế hiện tượng ăn nhau trong quá trình nuôi [7, 17]

1.4.3 Vật trú ẩn

Trong nuôi thương phẩm tôm hùm, hiện tượng ăn nhau xảy ra phổ biến trong quá trình nuôi đặc biệt là giai đoạn lột xác Một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng là cung cấp vật trú ẩn để tôm ẩn nấp trong quá trình lột xác sẽ góp phần hạn chế hiện tượng ăn nhau, giúp gia tăng tỷ lệ sống Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại

vật trú ẩn (lưới và gạch) đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của loài P cygnus với 3 kích

Trang 22

cỡ: kích cỡ 1 (2,14 ± 0,07 g, 13,2 ± 0,1 mm CL); kích cỡ 2 (57,1 ± 1,1 g, 38,7 ± 0,28 mm CL); và kích cỡ 3 là (138,2 ± 2,26 g, 51,9 ± 0,25 mm CL) Kết quả cho

thấy, ở kích cỡ 1: tốc độ sinh trưởng của loài P cygnus nuôi trong bể có vật trú ẩn

bằng lưới cao hơn so với vật trú ẩn bằng gạch (p < 0,05) Tuy nhiên, ở hai nhóm kích thước còn lại, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của tôm ở hai loại vật trú ẩn khác nhau [44] James và ctv (2004) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của

vật trú ẩn lên con giống của loài J edwardsii Tác giả đã kết luận là vật trú ẩn đã

giúp tăng tỷ lệ sống của tôm hùm giống nhưng không có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm Từ những nghiên cứu của mình, tác giả đã khuyến cáo nên ương

giống của loài J edwardsii với mật độ 50 - 100 con/m2 và có vật trú ẩn sẽ thu được

tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất [40]

Ở Việt Nam, Nguyễn Minh Châu và ctv (2009) đã thử nghiệm ảnh hưởng của các loại vật trú ẩn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn con giống Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn trên 4 loại vật trú

ẩn khác nhau trong 40 ngày ương giống (1) Vật trú ẩn bằng gỗ, được khoan nhiều

lỗ, (2) Vật trú ẩn là san hô được khoan nhiều lỗ, (3) Vật trú ẩn là lưới, (4) Và nghiệm thức đối chứng - không đặt vật trú ẩn Mỗi nghiệm thức có lặp lại 6 lần với

12 con tôm hùm giống/bể Tôm được cho ăn cá tạp một lần mỗi ngày Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vật trú ẩn không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng Tuy nhiên, việc cung cấp vật trú ẩn khác nhau ảnh hưởng đáng

kể đến tỷ lệ sống trong đó: tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức sử dụng lưới làm vật trú ẩn (80,6 ± 5,6%), trong khi đó, tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng - không có vật trú ẩn (62,5 ± 4,2%) và nghiệm thức có vật trú ẩn bằng gỗ (54,2 ± 2,4%) Từ nghiên cứu này, tác giả khuyến cáo nên sử dụng vật trú ẩn là lưới để cải thiện tỷ lệ sống trong quá trình ương [3, 19]

1.4.5 Chế độ cho ăn

Thomas và ctv (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cho ăn (4% và 0,5% BW/ngày) và số lần cho ăn (1, 2 và 4 lần/ngày) đến tỷ lệ sống và sinh trưởng

của loài Jasus edwardsii kích cỡ 5 - 22g Sau 119 ngày nuôi, kết quả cho thấy, tốc

độ sinh trưởng của tôm ở nghiệm thức cho ăn 4% khối lượng thân/ngày: không có

sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống khi thay đổi số lần cho ăn (SGR: 0,77 – 0,82%; tỷ lệ sống: 75 - 84%) Trong khi đó, cũng 4 lần cho ăn, tỷ lệ sống ở tỷ lệ

Trang 23

cho ăn 0,5%/ngày (41%) thấp hơn nhiều so với tỷ lệ cho ăn 4%/ngày (84%) Qua

đó, tác giả thấy rằng, khi tỷ lệ cho ăn thấp và lượng thức ăn bị chia nhỏ sẽ tăng sự canh tranh thức ăn của tôm, làm giảm tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm [76] Tuy nhiên, cũng trên loài này ở giai đoạn 10 – 15 g, Simon và ctv (2008) nhận thấy tốc

độ tăng trưởng của tôm khi cho ăn 1 lần/ngày cao hơn nhiều so với các chế độ cho

ăn 3 lần/tuần, 2 lần/ngày và 5 lần/ngày [72]

Tương tự, khi nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cho ăn (1 và 2 lần/ngày) và

tỷ lệ cho ăn (50 và 100% BW/ngày) lên tốc độ tăng trưởng của loài P Argus giai

đoạn giống (5 – 10 mm CL), ở cùng một tỷ lệ cho ăn, tôm được cho ăn 1 lần/ngày

có tốc độ tăng trưởng về chiều dài giáp đầu ngực và khối lượng cao hơn nhiều so với tôm ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày [21] Trong khi đó, một nghiên cứu khác cũng trên loài tôm này cho thấy: các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ cho ăn có ảnh hưởng khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm, cụ thể, ở giai đoạn hậu

ấu trùng Puerulus tôm được cho ăn 3 lần/ngày cho tốc độ tăng trưởng về chiều dài

và khối lượng cao hơn so với nghiệm thức cho ăn 1 lần/ngày Ngược lại, ở giai đoạn tôm trưởng thành 1 và 2 năm tuổi, số lần cho ăn không ảnh hưởng đến sinh trưởng

và tỷ lệ sống của tôm [43]

Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm vẫn còn sử dụng thức ăn tươi là chính bao gồm: động vật thân mềm, giáp xác, cá mối, cá sơn, cá liệt… Ở loài tôm hùm bông

(P.ornatus) Theo Lê Anh Tuấn và ctv (2009), khẩu phần và số lần cho tôm hùm ăn

cần được điều chỉnh theo giai đoạn ương nuôi, cụ thể, ở kích thước nhỏ cho ăn 3 - 4 lần/ngày, cho ăn nhiều vào ban đêm, trong khi đó, ở kích thước lớn hơn 400g/con, tôm nên được cho ăn 2 ngày/lần [80] Theo Võ Văn Nha (2009), ở giai đoạn nhỏ, tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn cho tôm ăn trong hai tháng đầu bằng 30 - 40% khối lượng tôm thả Sau đó nên kiểm tra định kỳ

và giảm tỷ lệ cho ăn xuống còn 20 - 25% Đến khi tôm có khối lượng lớn hơn 200 g/con, cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn cho vào chiều tối chiếm 70% lượng thức ăn trong ngày Tùy theo loại thức ăn mà điều chỉnh khẩu phần cho ăn hàng ngày cho hợp lý [8]

Trang 24

Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu về ương nuôi tôm hùm trong và ngoài nước, có thể nhận thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu để hoàn thiện qui trình công nghệ ương nuôi tôm hùm bông là rất ít, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến khả năng ương nuôi tôm hùm bông trong ao đất Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố mật độ nuôi, vật trú ẩn, việc phân kích cỡ và chế độ cho

ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông là rất cần thiết và nó sẽ là cơ sở

quan trọng góp phần xây dựng qui trình ương nuôi tôm hùm bông (P.ornatus) trong

ao đất

Trang 25

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tôm hùm Bông (Panulirus ornatus, Fabricius 1798))

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2010 đến tháng 06/2011

Địa điểm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang Địa chỉ Mỹ Thanh - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Tôm hùm bông (P ornatus) nuôi trong ao đất phủ bạt

- Hiệu quả sử dụng thức ăn: FCR

Vật trú ẩn Chế độ cho ăn Phân kích cỡ

Trang 26

2.2.2 Vật liệu nghiên cứu

Nguồn tôm giống

Tôm hùm bông thí nghiệm được mua từ những người dân bán tôm hùm giống, khai thác từ vùng biển Phú Yên – Bình Định Tôm hùm giống trước khi đưa vào thí nghiệm được tuyển chọn kỹ lưỡng đảm bảo: khỏe mạnh, đều cỡ, vận động nhanh nhẹn, màu sắc tự nhiên, tươi sáng, có đầy đủ râu, chân nghĩa là có đầy đủ các phần phụ ngực và phần phụ bụng, không có thương tổn Tôm được vận chuyển bằng thùng xốp và chạy máy sục khí, nhiệt độ được điều chỉnh xuống 25 – 26 oC trong suốt quá trình vận chuyển Sau khi về địa điểm nuôi, cho nước biển nhẹ nhàng vào thùng xốp trong khoảng 1 giờ, sau đó thay nước từ từ để tôm quen với các điều kiện môi trường tại nơi thí nghiệm Trong quá trình lưu giữ trước khi tiến hành thí nghiệm, tôm được tập cho ăn để làm quen với nguồn thức ăn công nghiệp

Hình 2.2: Tôm hùm bông giống trước khi thí nghiệm Nguồn nước

Nước biển sau khi kiểm tra các yếu tố môi trường (độ mặn, pH) được bơm vào ao lắng, để lắng hết phù sa khoảng 2 – 3 ngày, sau đó nước sẽ được bơm vào ao chứa Sau đó, nước được xử lý trước khi bơm vào các ao thí nghiệm

Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm

Thiết bị theo dõi và đo các yếu tố môi trường bao gồm: nhiệt kế, tỷ trọng kế

và các bộ Test – kit: pH, độ kiềm, oxy hòa tan và độ mặn Thiết bị cân tôm và cân thức ăn: cân điện tử độ chính xác 0,01g và các loại thau chậu, rổ rá Dụng cụ cho tôm ăn và vệ sinh ao bao gồm: vợt bắt tôm, kính lặn, ống siphon, máy bơm Ngoài

ra còn có một số thiết bị khác: máy sục khí, máy quạt khí, tủ đông, đèn pin,

Trang 27

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu 2 nhân tố nhằm xác định ảnh hưởng của

mật độ nuôi, vật trú ẩn và sự tác động tương hỗ giữa chúng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm nuôi trong ao đất Tôm đưa vào thí nghiệm khỏe mạnh, kích thước đồng đều, khối lượng trung bình 23,9 ± 3,73 g/con Tôm thí nghiệm được ương với 2 mật độ là 3 con/m2 và 6 con/m2 và 2 cách bố trí vật trú ẩn là có và không có vật trú ẩn trong các lồng nuôi đặt trong ao đất phủ bạt

có kích thước là 2 x 2 x 1 m, kích thước ao là 6000 m2 Vật trú ẩn được sử dụng ở đây là các ống nhựa PVC cắt khúc có đường kính là 27, 34 và 42 mm tùy theo giai đoạn nuôi của tôm, chiều dài là 20 cm, được buộc với nhau từng 3 chiếc một (Hình 2.3) Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 12 tuần và mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần

Hình 2.3: Vật trú ẩn sử dụng trong thí nghiệm 2.2.3.2 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn và việc phân kích cỡ

Ảnh hưởng của chế độ cho ăn và việc phân kích cỡ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm cũng được thiết kế tương tự như thí nghiệm trên Trong đó, tôm thí nghiệm có khối lượng trung bình là 68,62 ± 9,48 g/con Hai chế độ cho ăn (1 lần và 2 lần/ngày) và hai kích cỡ tôm khác nhau được thí nghiệm (tôm đều cỡ: có hệ số phân đàn về khối lượng ban đầu (CVws) là 6% và không đều cỡ: có hệ số CVws là 13%) được thí nghiệm nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ cho ăn và kích cỡ ban đầu và sự tác động tương hỗ giữa chúng lên sinh

Trang 28

trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm Tôm cũng được bố trí trong các lồng nuôi kích thước 2 x 2 x 1 m, đặt trong ao đất có diện tích 500 m2 Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 12 tuần và mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần

2.2.3.3 Chăm sóc và quản lý

Hàng ngày, tiến hành kiểm tra các thông số môi trường 2 lần/ngày vào các thời điểm 6 giờ sáng và 2 giờ chiều Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác đến 10C pH đo bằng Test – kit pH của công ty Uni President có độ chính xác là 0,3 Oxy hòa tan đo bằng Test – kit DO của công ty Uni President có độ chính xác

là 0,1 mg/L Độ mặn được đo bằng tỷ trọng kế, độ chính xác đến 1‰ Khối lượng tôm thí nghiệm được xác định khi kết thúc thí nghiệm bằng cân điện tử có độ chính xác là 0,01g

Trong thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ cho ăn, tôm được cho ăn ở 2 chế độ

1 lần/ngày vào lúc 5 – 5.50 chiều, trong khi đó, nghiệm thức còn lại được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 – 7.30 sáng và 5 – 5.30 chiều Trước khi cho ăn, tiến hành vệ sinh sạch sẽ thức ăn thừa của ngày hôm trước, kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm, lồng nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời

Hình 2.4: Vệ sinh lồng nuôi trước khi cho ăn

Quạt nước được bật 2 lần/ngày: Lần thứ nhất được bật sau khi vệ sinh thu thức ăn thừa xong khoảng 7 giờ 30 phút sáng đến 2 giờ 30 phút chiều, lần thứ hai vào lúc 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau Ngoài ra, cũng tiến hành siphon sạch đáy ao căn cứ vào điều kiện ao nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm và nguy cơ xuất hiện bệnh Tất cả các thao tác và hoạt động trong chăm sóc và quản lý các thí nghiệm được tiến hành đúng giờ, đảm bảo vệ sinh và đúng kỹ thuật

Trang 29

2.2.4 Phương pháp xác định các thông số đánh giá

Phương pháp xác định Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGR w ):

100

1 2

1

t t

LnW LnW

Trong đó: SGRW: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (%/ngày)

W1: Khối lượng tôm ở thời điểm t1 (g)

W2: Khối lượng tôm ở thời điểm t2 (g)

t1: thời điểm bắt đầu thí nghiệm

t2: thời điểm kết thúc thí nghiệm

Trong đó: SR: Tỷ lệ sống của tôm (%)

Sc: Số tôm còn lại khi kết thúc thí nghiệm (con)

Sđ: Số tôm ban đầu (con)

Phương pháp tính hệ số chuyển hóa thức ăn:

FCR = P/M

Trong đó: FCR là hệ số chuyển hóa thức ăn

P : Lượng thức ăn tôm hùm đã dùng

M : Khối lượng tôm hùm tăng thêm

M = (M2 – M1)

M1 : Khối lượng tôm khi đưa vào thí nghiệm

M2 : Khối lượng tôm khi kết thúc thí nghiệm

2.2.5 Phân tích số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, phương pháp phân tích phương sai hai yếu tố (two way - ANOVA) Sự sai khác giữa các nghiệm thức được phân tích bằng kiểm định Duncan multiple range test trên phần mềm SPSS Sự sai khác được xem xét ở mức ý nghĩa P<0,05

Ngày đăng: 05/03/2015, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Huỳnh Văn Cánh, 2010. Hiện trạng kỹ thuật ương nuôi và bệnh trên tôm hùm (Panulirus spp.) giống (≤5g) tại Phú Yên và Bình Định. Luận văn thạc sỹ.Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus
3. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Thị Nhàn, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật bám đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm Panulirus ornatus giai đoạn ấu niên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (2003-2009). Viện Nghiên cứu NTTS III, Trang 852 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus ornatus
4. Phạm Thị Dự, 1990. Tôm Hùm Palinuridae biển Nam - Việt Nam. Báo cáo Khoa học. Viện nghiên cứu biển, tr 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Palinuridae
6. Trương Thị Bích Hồng, 2010. Hiện trạng khai thác, ương nuôi nâng cấp tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius,1789) và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống ở vùng biển Khánh Hòa. Luận văn Thạc sỹ.Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus ornatus
9. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Hà, 2009. Ảnh hưởng của mật độ, thời gian lưu giữ và vận chuyển đến sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm hùm giống (Panulirus ornatus) sau khi đánh bắt. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (2003-2009). Viện Nghiên cứu NTTS III, Trang 854 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus ornatus
11. Nguyễn Thị Bích Thúy, 2004. Một số dẫn liệu về ảnh hưởng của các điều kiện môi trường lên sự sinh trưởng của tôm con (Juvenile) tôm hùm bông (Panulirus ornatus) ở vùng biển miền Trung, Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984-2004), Viện nghiên cứu NTTS III. NXB Nông nghiệp, trang 73-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus ornatus
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
12. Nguyễn Thị Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Hà và Dương Văn Danh, 2009. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong quá trình lưu giữ và vận chuyển con giống tôm hùm gai (Panulirus ornatus). Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (2003-2009). Viện Nghiên cứu NTTS III, Trang 857 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus ornatus
14. Barkai, A., Davis, C.L. and Tugwell, S., 1996. Prey selection by the South African cape rock lobster Jasus lalandii: ecological and physiological approaches. Bulletin of Marine Science 58, 1–8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jasus lalandii
18. Carter, J. A. and Steele, D.H., 1982. Stomach contents of immature lobsters, Homarus americanus from Placentia Bay, Newfoundland. Can. J. Zool. 60: 337- 347 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Homarus americanus
19. Chau, N.M., Ngoc N.T.B. and Nhan L.T., 2009. Effect of different types of shelter on growth and survival of Panulirus ornatus juveniles. In ‘Spiny lobster Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus ornatus
20. Cox, S.L. &amp; Johnston, D.J., 2003. Developmental changes in foregut functioning of packhorse lobster, Jasus (Sagmariasus) verreauxi (Decapoda: Palinuridae), phyllosoma larvae Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jasus (Sagmariasus) verreauxi (Decapoda: Palinuridae
21. Cox, S.L., Davis, M., 2006. The Effect of Feeding Frequency and Ration on Growth of Juvenile Spiny Lobster, Panulirus argus (Palinuridae). Journal of Applied Aquaculture. Volume 18, Issue 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus argus (Palinuridae
22. Crear B., Hart P., Thomas C., Barclay M., 2002 Evaluation of commercial shrimp grow-outpellets as diets for juvenile southern rock lobster, Jasus edwardsii influence on growth, survival, color, and biochemical composition.Journal of Applied Aquaculture 12 :43-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jasus edwardsii
23. Cruz, R., 2002. The Artificial Shelters (Pesqueros) used for the Spiny Lobster (Panulirus argus) Fisheries in Cuba. Spiny lobster aquaculture in the Asia – Pacific region, pages 400 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pesqueros)" used for the Spiny Lobster ("Panulirus argus)
25. Dall, W., Smith, D.M. and Moore, L.E., 1991. Biochemical composition of some prey species of Penaeus esculentus Haswell (Penaeidae: Decapoda).Aquaculture 96, 151–166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Penaeus esculentus" Haswell ("Penaeidae: Decapoda
26. Derby, C.D., Steullet, P., Horner, A.J. and Cate H.S., 2001. The sensory basis of feeding behaviour in the Caribbean spiny lobster, Panulirus argus. Marine and Freshwater Research 52, 1,339–1,350 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus argus
27. Dubber, G.G., Branch, G.M. &amp; Atkinson, L.J., 2004. The effects of temperature and diet on the survival, growth and food uptake of aquarium held postpueruli of the rock lobster Jasus lalandii. Aquaculture, 240 , 249–66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jasus lalandii
29. George, R.W. and Holthuis, L.B., 1965. A revision of the Indo-West Pacific spiny lobsters of the P. japonicus group. Zoửlogische Verhandelingen, Leiden, 72:1-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: P. japonicus
30. Glencross, B., Smith, M., Curnow, J., Smith, D. and Williams, K., 2001. The dietary protein and lipid requirements of post-puerulus western rock lobster, Panulirus cygnus. Aquaculture 199: 119–129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panulirus cygnus
31. Goni, R., Quetglas, A. and Renones, O., 2001. Diet of the spiny lobster Palinurus elephas (Decapoda: Palinuridae) from the Columbretes Islands Marine Reserve (north-western Mediterranean). Journal of Marine Biological Association of the United Kingdom 81, 347–348 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Palinurus elephas (Decapoda: Palinuridae

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w