Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ nuôi, vật trú ẩn, việc phân kích cơ và chế độ cho ăn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông (panilirus ornatus fabricius, 1789) nuôi trong ao đất phủ bạt (Trang 31)

dụng thức ăn của tôm hùm bông

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ nuôi (3 và 6 con/m2) không ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông nuôi trong ao đất (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm

Thông số 3 con/ m2 6 con/ m2

Ws (g) 23,9 ± 3,73 22,4 ± 1,51

We (g) 55,9 ± 4,49 50,7 ± 6,94

SGR (%/ngày) 1,02 ± 0,14 0,96 ± 0,13

FCR 3,6 ± 0,43 4,3 ± 0,69

SR (%) 85,0 ± 11,67 53,8 ± 13,55

Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng của tôm hùm

Hình 3.2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và hệ số FCR của tôm hùm

Sau 12 tuần nuôi, tôm hùm nuôi ở mật độ 3 con/m2 cho các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn lần lượt là 55,9g, 1,02%/ngày, 85% và 3,6; các chỉ tiêu này ở mật độ nuôi 6 con/m2 lần lượt là 50,7g; 0,96%/ngày; 53,8% và 4,3 (Bảng 3.1, Hình 3.1 và 3.2). Tuy nhiên, có thể thấy một xu hướng là các chỉ tiêu về sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2 cao hơn so với mật độ 6 con/m2 (P > 0,05).

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm đã được đề cập trong một số nghiên cứu [40, 41, 54]. Trong nghiên cứu này, mật độ nuôi 3 và 6 con/m2 không ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn. Trong khi đó, theo Võ Văn Nha (2009), ở kích cỡ 10 – 50 g/con, mật độ nuôi thích hợp của tôm hùm trong lồng là 10 – 15 con/m2 [8]. Kết quả này cũng tương tự so với kết quả nghiên cứu của Jones và ctv (2001), khi nuôi tôm hùm bông kích cỡ 32,2 thì mật độ nuôi 14, 29 và 43 con/m2 không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm sau 272 ngày nuôi [54].

Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy mật độ ương nuôi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm. Ở loài J. edwardsii giai đoạn giống, mật độ nuôi 50 con/m2 cho tốc độ sinh trưởng tốt hơn so với mật độ 100, 150 và 200 con/m2 [40, 41]. Tương tự, nghiên cứu về ảnh hưởng của 2 mật độ (50 và 100 con/m2; 11 và 23 con/m2; 10 và 19 con/m2) nuôi trên 3 nhóm kích cỡ khác nhau (2,14; 57,1 và 138,2 g) trên loài P. cygnus, Johnston và ctv (2006) cho thấy ở các mật độ thấp hơn thì các nhóm kích

thước đều cho tỷ lệ sống cao hơn nhiều (90 - 95%) so với mật độ cao (78% - 88%). Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng giữa các nhóm tôm này lại không có sự khác biệt [44].

3.1.3. Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm được trình bày ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm

Thông số Không có vật trú ẩn Có vật trú ẩn Ws (g) 23,4 ± 2,88 22,9 ± 2,69 We (g) 55,4 ± 6,04 51,1 ± 6,08 SGR (%/ngày) 1,03 ± 0,14 0,96 ± 0,13 FCR 3,6 ± 0,39 4,2 ± 0,75 SR (%) 68,3 ± 23,92 70,4 ± 16,95

Hình 3.4: Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên tỷ lệ sống và hệ số FCR của tôm hùm

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc cung cấp vật trú ẩn hay không đều không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm nuôi trong ao đất (Bảng 3.2). Sau 12 tuần nuôi, tôm ở nghiệm thức có cung cấp vật trú ẩn và không cung cấp vật trú ẩn có các chỉ tiêu lần lượt là khối lượng sau (We 51,1g và 55,4g), tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGR 1,03 và 0,96%/ngày), hệ số chuyển hóa thức ăn (3,6 và 4,2) và tỷ lệ sống (70,4 và 68,3%). Có thể thấy một xu hướng là các chỉ tiêu về tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn ở nghiệm thức có cung cấp vật trú ẩn cao hơn so với không có vật trú ẩn (P > 0,05).

Cung cấp vật trú ẩn là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm hạn chế hiện tượng ăn nhau trong nuôi tôm hùm, đặc biệt là giai đoạn lột xác, đã được đề cập trong một số nghiên cứu [3, 7, 19, 40, 44]. Trong nghiên cứu này, việc cung cấp vật trú ẩn hay không lại không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn.

Tương tự, nghiên cứu của Johnston và ctv (2006) cho thấy ở kích cỡ 2,14 g/con, sử dụng vật trú ẩn bằng lưới khi nuôi tôm hùm loài P. cygnus cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với vật trú ẩn bằng gạch. Tuy nhiên, ở kích cỡ lớn hơn 57,1 g và 138,2 g/con, việc cung cấp 2 loại vật trú ẩn này không ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm [44]. Kết quả nghiên cứu của James và ctv (2004) cho thấy: việc cung cấp vật trú ẩn trong ương giống loài J. edwardsii giúp tăng tỷ lệ sống nhưng lại không ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm [40]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu và ctv (2009) cho thấy: cung cấp vật trú ẩn không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng nhưng lại gia tăng đáng kể tỷ lệ sống (80,6% so với 54,2%) [3, 19].

3.1.4. Tác động tương hỗ của mật độ nuôi và vật trú ẩn lên sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm

Bảng 3.4: Tác động tương hỗ của mật độ nuôi và vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm

Vật trú ẩn Mật độ (cá thể/m2) Không Trung bình We1(g) 3 56.42 55.32 55.87 6 54.36 46.94 50.65 Trung bình 55.39 51.13 ±1,222 SGR1(%/ngày) 3 1.046 0.992 1.019 6 1.006 0.922 0.964 Trung bình 1.026 0.957 ±0,032 FCR1 3 3,40a 3,72 a 3,56 A 6 3,80 a 4,76 b 4,28 B Trung bình 3,60 X 4,76 Y ±0,102 Tỷ lệ sống1(%) 3 90,0 b 80,0 b 85,0 B 6 46,0 a 60,0 a 53,8 A Trung bình 68,3 70,4 ±2,582 1

- Với mỗi thông số đánh giá, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống

nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). 2 - Sai số chuẩn.

Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố cho thấy: Mật độ nuôi (3 và 6 con/m2) và có hay không có vật trú ẩn đều không ảnh hưởng đến khối lượng sau (We), tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) của tôm hùm nuôi trong ao đất phủ bạt (P>0,05).

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) ở mật độ 3 con/m2 (có hoặc không có vật trú ẩn) và 6 con/m2 (không có vật trú ẩn) đều thấp hơn so với mật độ 6 con/m2 (có vật trú ẩn) (P < 0,05) (Bảng 3.4). Trong 3 nghiệm thức đầu, hệ số thức ăn dao động trong khoảng 3,4 – 3,8 trong khi ở nghiệm thức còn lại hệ số thức ăn là 4,76. Điều này có thể là do: ở mật độ 6 con/m2, khi cho ăn, tôm cạnh tranh thức ăn lẫn nhau làm cho thức ăn lẫn trong những vật trú ẩn do đó một lượng thức ăn có thể không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến tăng hệ số chuyển hóa thức ăn. Tương tự, tôm hùm nuôi ở mật độ 3 con/m2 cho tỷ lệ sống cao hơn khi nuôi ở 6 con/m2 ngay

cả trong trường hợp có hay không bổ sung vật trú ẩn (80 và 90% so với 46 và 60%) (P < 0,05). Từ nghiên cứu này có thể thấy rằng, nên nuôi tôm ở mật độ thấp sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn ở mật độ cao vì sẽ hạn chế nguy cơ ăn thịt lẫn nhau.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi chúng tôi nhận thấy tôm hùm nuôi trong ao bị sun bám. Đây có thể là nguyên nhân làm cho tôm khó lột xác nên sinh trưởng của chúng chậm hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, điều này cần được nghiên cứu thêm.

Hình 3.5: Vỏ tôm hùm bị sun bám

3.2. Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ và chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm

3.2.1. Diễn biến một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Bảng 3.5: Diễn biến một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Nhiệt độ (oC) Độ mặn

(‰) pH

Oxy hòa tan (mg/L) Độ kiềm (mg CaCO3/L) 22,2 – 31,0 4,00 – 5,00 Sáng 26,71±2,12 30,0 – 35,0 7,3 – 8,5 4,80±0,36 100,0 – 110,0 23,2 – 34,6 32,34±1,15 4,50 – 6,00 108,12±3,93 Chiều 29,36±3,19 7,9 – 9,1 5,17±0,28

Giá trị trong bảng được thể hiện dưới dạng: các giá trị bên trên là khoảng dao động lớn

nhất và nhỏ nhất, số liệu bên dưới là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Qua bảng 3.5 ta thấy, các yếu tố môi trường bao gồm pH dao động buổi sáng 7,3 – 8,5 và buổi chiều 7,9 – 9,1; nhiệt độ 23 – 34oC, oxy hòa tan 4 – 6 mg/L; độ kiềm 100 – 110 mg CaCO3/L đều nằm trong phạm vi thích hợp cho sự sinh trưởng

và phát triển của tôm hùm. Trong thí nghiệm này, độ mặn không bị thay đổi đột ngột do mưa, do đó không có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của tôm.

3.2.2. Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm dụng thức ăn của tôm hùm

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cho ăn trong ngày lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm được cho ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm

Thông số Một lần cho ăn Hai lần cho ăn

Ws(g) 68,62 ± 9,48 64,99 ± 5,05 We (g) 91,8a ± 4,25 110,9b ± 4,09 SGR (%/ngày) 0,35a ± 0,04 0,63b ± 0,03 FCR 4,55a ± 0,20 3,65b ± 0,23 SR (%) 63 ± 4,00 69 ± 4,3 a,b

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lần cho ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm nuôi trong ao đất (Bảng 3.6). Cụ thể, tôm hùm được cho ăn 2 lần/ngày cho khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm cao hơn so với cho ăn 1 lần/ngày (110,9 ± 4,09 so với 91,8± 4,25, P < 0,05) (Hình 3.6).

Tương tự, tôm hùm được cho ăn 2 lần/ngày cũng cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng cao hơn so với tôm được cho ăn 1 lần/ngày (0,63 ± 0,03%/ngày so với 0,35 ± 0,04%/ngày, P < 0,05) (Hình 3.7).

Hình 3.7: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng của tôm hùm

Kết quả xác định hệ số chuyển hóa thức ăn cũng cho thấy, tôm cho ăn 2 lần/ngày cho hệ số FCR thấp hơn (3,65 ± 0,23) so với cho ăn 1 lần/ngày (4,55 ± 0,204, p < 0,05) (Hình 3.8).

Hình 3.8: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm

Tuy nhiên, số lần cho ăn không có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm nhưng có xu hướng cao hơn ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày (P > 0,05).

Hình 3.9: Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên tỷ lệ sống của tôm hùm

Số lần cho ăn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và đặc biệt là hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm. Trong nghiên cứu này, chế độ cho ăn 2 lần/ngày ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm. Điều này cho thấy: khi chia nhỏ lượng thức ăn, mùi vị và chất lượng thức ăn tốt hơn sẽ kích thích tôm bắt mồi do đó hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ cao hơn. Trong khi đó, khi sử dụng khẩu phần cho ăn trong ngày cho tôm ăn một lần, thức ăn không sử dụng hết sẽ kém hấp dẫn, dư thừa và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, việc chia lượng thức ăn làm 2 lần hay 1 lần không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm. Thông thường, tỷ lệ sống phụ thuộc vào hiện tượng ăn nhau, việc cung cấp vật trú ẩn và sự thiếu hụt thức ăn hơn là việc chia thức ăn làm 2 hay 1 lần/ngày.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ cho ăn và số lần cho ăn trên tôm hùm đã được đề cập trong một số nghiên cứu. Nghiên cứu của Thomas và ctv (2003) trên loài J. edwardsii giai đoạn 5 – 22g cho thấy: khi tỷ lệ cho ăn thấp (0,5% so với 4% BW) và lượng thức ăn bị chia nhỏ (4 lần so với 1 và 2 lần) sẽ làm tăng sự canh tranh thức ăn của tôm, hậu quả làm giảm tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm. Gia tăng số lần cho ăn quá mức cũng ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của tôm và ngoài ra còn gây tốn công chăm sóc và quản lý [76], điều này được Simon và ctv (2008) nhận thấy: cũng trên loài tôm này giai đoạn 10 – 15 g. Tác giả cho rằng tốc

độ tăng trưởng của tôm khi cho ăn 1 lần/ngày cao hơn nhiều so với các chế độ cho ăn 3 lần/tuần, 2 lần/ngày và 5 lần/ngày [72]. Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cho ăn (1 và 2 lần/ngày) và tỷ lệ cho ăn (50 và 100% BW/ngày) lên tốc độ tăng trưởng của loài P. argus giai đoạn giống (5 – 10 mm CL), Cox và ctv (2006) cho rằng ở cùng một tỷ lệ cho ăn, tôm được cho ăn 1 lần/ngày có tốc độ tăng trưởng về chiều dài giáp đầu ngực và khối lượng cao hơn nhiều so với tôm ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày [21].

Nhìn chung, tỷ lệ cho ăn và số lần cho ăn thường giảm dần theo sự tăng lên của kích cỡ và giai đoạn tôm nuôi, và điều này có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Tác giả cho rằng, ở giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus loài P. argus được cho ăn 3 lần/ngày cho tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cao hơn so với 1 lần/ngày. Ngược lại, ở giai đoạn tôm trưởng thành 1 và 2 năm tuổi, số lần cho ăn không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm [43]. Tương tự, theo Lê Anh Tuấn và ctv (2000) và Võ Văn Nha (2009), ở giai đoạn tôm nhỏ nên cho ăn 2 - 4 lần/ngày, lượng thức ăn khoảng 30 – 40% BW, cho ăn nhiều vào ban đêm hoặc sáng sớm. Trong khi đó, ở kích thước lớn hơn 400g/con, tôm nên được cho ăn 1 – 2 ngày/lần [8, 80].

3.2.3. Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ lên sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc phân cỡ ban đầu lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm được cho ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm

Thông số Đều cỡ Không đều cỡ

Ws (g) 69,63 ± 9,38 63,98 ± 4,12 We (g) 100,0a ± 4,50 103,0a ± 5,90 SGR (%/ngày) 0,43b ± 0,05 0,55b ± 0,06 FCR 4,26c ± 0,26 3,94c ± 0,25 SR (%) 67,0d ± 4,10 66,0d ± 4,40 ab

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc phân cỡ ban đầu và không phân cỡ không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm nuôi trong ao đất (Bảng 3.7).

Hình 3.10: Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ lên sinh trưởng của tôm hùm

Hình 3.11: Ảnh hưởng của việc phân kích cỡ lên tỷ lệ sống và hệ số FCR của tôm hùm

Sau 12 tuần nuôi, tôm đều cỡ và không đều cỡ cho các chỉ tiêu lần lượt là

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ nuôi, vật trú ẩn, việc phân kích cơ và chế độ cho ăn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông (panilirus ornatus fabricius, 1789) nuôi trong ao đất phủ bạt (Trang 31)