Tiến hành các thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ nuôi, vật trú ẩn, việc phân kích cỡ và chế độ cho ăn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông (P. ornatus) nuôi trong ao đất phủ bạt.
2.2.3.1. Ảnh hưởng mật độ nuôi và vật trú ẩn
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu 2 nhân tố nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ nuôi, vật trú ẩn và sự tác động tương hỗ giữa chúng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm nuôi trong ao đất. Tôm đưa vào thí nghiệm khỏe mạnh, kích thước đồng đều, khối lượng trung bình 23,9 ± 3,73 g/con. Tôm thí nghiệm được ương với 2 mật độ là 3 con/m2 và 6 con/m2 và 2 cách bố trí vật trú ẩn là có và không có vật trú ẩn trong các lồng nuôi đặt trong ao đất phủ bạt có kích thước là 2 x 2 x 1 m, kích thước ao là 6000 m2. Vật trú ẩn được sử dụng ở đây là các ống nhựa PVC cắt khúc có đường kính là 27, 34 và 42 mm tùy theo giai đoạn nuôi của tôm, chiều dài là 20 cm, được buộc với nhau từng 3 chiếc một (Hình 2.3). Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 12 tuần và mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần.
Hình 2.3: Vật trú ẩn sử dụng trong thí nghiệm 2.2.3.2. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn và việc phân kích cỡ
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn và việc phân kích cỡ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm cũng được thiết kế tương tự như thí nghiệm trên. Trong đó, tôm thí nghiệm có khối lượng trung bình là 68,62 ± 9,48 g/con. Hai chế độ cho ăn (1 lần và 2 lần/ngày) và hai kích cỡ tôm khác nhau được thí nghiệm (tôm đều cỡ: có hệ số phân đàn về khối lượng ban đầu (CVws) là 6% và không đều cỡ: có hệ số CVws là 13%) được thí nghiệm nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ cho ăn và kích cỡ ban đầu và sự tác động tương hỗ giữa chúng lên sinh
trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm. Tôm cũng được bố trí trong các lồng nuôi kích thước 2 x 2 x 1 m, đặt trong ao đất có diện tích 500 m2. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 12 tuần và mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần.
2.2.3.3. Chăm sóc và quản lý
Hàng ngày, tiến hành kiểm tra các thông số môi trường 2 lần/ngày vào các thời điểm 6 giờ sáng và 2 giờ chiều. Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác đến 10C. pH đo bằng Test – kit pH của công ty Uni President có độ chính xác là 0,3. Oxy hòa tan đo bằng Test – kit DO của công ty Uni President có độ chính xác là 0,1 mg/L. Độ mặn được đo bằng tỷ trọng kế, độ chính xác đến 1‰. Khối lượng tôm thí nghiệm được xác định khi kết thúc thí nghiệm bằng cân điện tử có độ chính xác là 0,01g.
Trong thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ cho ăn, tôm được cho ăn ở 2 chế độ 1 lần/ngày vào lúc 5 – 5.50 chiều, trong khi đó, nghiệm thức còn lại được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 – 7.30 sáng và 5 – 5.30 chiều. Trước khi cho ăn, tiến hành vệ sinh sạch sẽ thức ăn thừa của ngày hôm trước, kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm, lồng nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Hình 2.4: Vệ sinh lồng nuôi trước khi cho ăn
Quạt nước được bật 2 lần/ngày: Lần thứ nhất được bật sau khi vệ sinh thu thức ăn thừa xong khoảng 7 giờ 30 phút sáng đến 2 giờ 30 phút chiều, lần thứ hai vào lúc 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. Ngoài ra, cũng tiến hành siphon sạch đáy ao căn cứ vào điều kiện ao nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm và nguy cơ xuất hiện bệnh. Tất cả các thao tác và hoạt động trong chăm sóc và quản lý các thí nghiệm được tiến hành đúng giờ, đảm bảo vệ sinh và đúng kỹ thuật.
2.2.4. Phương pháp xác định các thông số đánh giá
Phương pháp xác định Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGRw): 100 1 2 1 2 x t t LnW LnW SGRW − − = (%/ngày)
Trong đó: SGRW: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (%/ngày). W1: Khối lượng tôm ở thời điểm t1 (g).
W2: Khối lượng tôm ở thời điểm t2 (g). t1: thời điểm bắt đầu thí nghiệm.
t2: thời điểm kết thúc thí nghiệm.
Phương pháp xác định tỷ lệ sống:
SR =
Sđ Sc
x 100
Trong đó: SR: Tỷ lệ sống của tôm (%).
Sc: Số tôm còn lại khi kết thúc thí nghiệm (con). Sđ: Số tôm ban đầu (con).
Phương pháp tính hệ số chuyển hóa thức ăn:
FCR = P/M
Trong đó: FCR là hệ số chuyển hóa thức ăn. P : Lượng thức ăn tôm hùm đã dùng. M : Khối lượng tôm hùm tăng thêm.
M = (M2 – M1)
M1 : Khối lượng tôm khi đưa vào thí nghiệm. M2 : Khối lượng tôm khi kết thúc thí nghiệm.
2.2.5. Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, phương pháp phân tích phương sai hai yếu tố (two way - ANOVA). Sự sai khác giữa các nghiệm thức được phân tích bằng kiểm định Duncan multiple range test trên phần mềm SPSS. Sự sai khác được xem xét ở mức ý nghĩa P<0,05.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của mật độ nuôi và vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông
3.1.1. Diễn biến một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm
Bảng 3.1: Diễn biến một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm
Nhiệt độ (oC) Độ mặn (‰) pH Oxy hòa tan
(mg/L) Độ kiềm (mg CaCO3/L) 26,0 – 33,0 3,50 – 5,00 Sáng 30,1±1,53 27,0 – 35,0 7,6 – 8,2 4,3±0,43 70,0 – 110,0 27,0 – 36,0 31,2±2,76 4,00 – 6,00 91,4±15,0 Chiều 32,0±2,03 7,9 – 8,5 4,9±0,47
Giá trị trong bảng được thể hiện dưới dạng: các giá trị bên trên là khoảng dao động lớn
nhất và nhỏ nhất, số liệu bên dưới là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Qua bảng 3.1 ta thấy, các yếu tố môi trường còn lại bao gồm pH dao động buổi sáng 7,6 – 8,2 và buổi chiều 7,9 – 8,5; oxy hòa tan 3,5 – 6 mg/L; độ kiềm 70 – 110 mg CaCO3/L đều nằm trong phạm vi thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm hùm. Riêng độ mặn trong thí nghiệm dao động khá lớn khoảng 27 – 35‰, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và và tỷ lệ sống của tôm hùm. Nguyên nhân là do các thí nghiệm được tiến hành trong các ao đất nên chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, đặc biệt vào thời điểm có những đợt mưa lớn, độ mặn trong ao sẽ giảm rất nhanh. Đây là một vấn đề cần được xem xét trước khi tiến hành nuôi tôm hùm thương phẩm trong ao bởi lẽ chu kỳ nuôi tôm hùm thường dài khoảng trên 18 tháng. Do đó, khi quy hoạch vùng nuôi cần tính toán đến vấn đề này và cần có hệ thống bể để di chuyển tôm hùm nhằm tránh ảnh hưởng của mưa lũ.
Theo các nghiên cứu của các tác giả trước cho thấy: Sinh trưởng của tôm hùm gai phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có các điều kiện môi trường. Nhiệt độ tùy thuộc loài tôm và nơi sinh trưởng, với loài P. argus ở giai đoạn còn nhỏ ở Mỹ chúng thích hợp ở nhiệt độ 25 – 27oC, ở Cuba là 29 – 30oC. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm hùm bông nằm trong khoảng 25 – 32 oC [15, 57]. Trong khi đó, độ mặn thích hợp với tôm hùm loài P. argus là 32 – 36‰. Độ mặn có thể sống được ở 17 – 50‰ với oxy hòa tan chúng có thể chịu đựng được từ 0,5 mg/l [15]. Với tôm hùm bông, độ mặn thích hợp dao động trong khoảng 30 – 35‰ [57].
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông dụng thức ăn của tôm hùm bông
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ nuôi (3 và 6 con/m2) không ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm bông nuôi trong ao đất (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm
Thông số 3 con/ m2 6 con/ m2
Ws (g) 23,9 ± 3,73 22,4 ± 1,51
We (g) 55,9 ± 4,49 50,7 ± 6,94
SGR (%/ngày) 1,02 ± 0,14 0,96 ± 0,13
FCR 3,6 ± 0,43 4,3 ± 0,69
SR (%) 85,0 ± 11,67 53,8 ± 13,55
Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng của tôm hùm
Hình 3.2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và hệ số FCR của tôm hùm
Sau 12 tuần nuôi, tôm hùm nuôi ở mật độ 3 con/m2 cho các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn lần lượt là 55,9g, 1,02%/ngày, 85% và 3,6; các chỉ tiêu này ở mật độ nuôi 6 con/m2 lần lượt là 50,7g; 0,96%/ngày; 53,8% và 4,3 (Bảng 3.1, Hình 3.1 và 3.2). Tuy nhiên, có thể thấy một xu hướng là các chỉ tiêu về sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2 cao hơn so với mật độ 6 con/m2 (P > 0,05).
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm đã được đề cập trong một số nghiên cứu [40, 41, 54]. Trong nghiên cứu này, mật độ nuôi 3 và 6 con/m2 không ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn. Trong khi đó, theo Võ Văn Nha (2009), ở kích cỡ 10 – 50 g/con, mật độ nuôi thích hợp của tôm hùm trong lồng là 10 – 15 con/m2 [8]. Kết quả này cũng tương tự so với kết quả nghiên cứu của Jones và ctv (2001), khi nuôi tôm hùm bông kích cỡ 32,2 thì mật độ nuôi 14, 29 và 43 con/m2 không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm sau 272 ngày nuôi [54].
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy mật độ ương nuôi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm. Ở loài J. edwardsii giai đoạn giống, mật độ nuôi 50 con/m2 cho tốc độ sinh trưởng tốt hơn so với mật độ 100, 150 và 200 con/m2 [40, 41]. Tương tự, nghiên cứu về ảnh hưởng của 2 mật độ (50 và 100 con/m2; 11 và 23 con/m2; 10 và 19 con/m2) nuôi trên 3 nhóm kích cỡ khác nhau (2,14; 57,1 và 138,2 g) trên loài P. cygnus, Johnston và ctv (2006) cho thấy ở các mật độ thấp hơn thì các nhóm kích
thước đều cho tỷ lệ sống cao hơn nhiều (90 - 95%) so với mật độ cao (78% - 88%). Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng giữa các nhóm tôm này lại không có sự khác biệt [44].
3.1.3. Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm
Thông số Không có vật trú ẩn Có vật trú ẩn Ws (g) 23,4 ± 2,88 22,9 ± 2,69 We (g) 55,4 ± 6,04 51,1 ± 6,08 SGR (%/ngày) 1,03 ± 0,14 0,96 ± 0,13 FCR 3,6 ± 0,39 4,2 ± 0,75 SR (%) 68,3 ± 23,92 70,4 ± 16,95
Hình 3.4: Ảnh hưởng của vật trú ẩn lên tỷ lệ sống và hệ số FCR của tôm hùm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc cung cấp vật trú ẩn hay không đều không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm hùm nuôi trong ao đất (Bảng 3.2). Sau 12 tuần nuôi, tôm ở nghiệm thức có cung cấp vật trú ẩn và không cung cấp vật trú ẩn có các chỉ tiêu lần lượt là khối lượng sau (We 51,1g và 55,4g), tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGR 1,03 và 0,96%/ngày), hệ số chuyển hóa thức ăn (3,6 và 4,2) và tỷ lệ sống (70,4 và 68,3%). Có thể thấy một xu hướng là các chỉ tiêu về tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn ở nghiệm thức có cung cấp vật trú ẩn cao hơn so với không có vật trú ẩn (P > 0,05).
Cung cấp vật trú ẩn là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm hạn chế hiện tượng ăn nhau trong nuôi tôm hùm, đặc biệt là giai đoạn lột xác, đã được đề cập trong một số nghiên cứu [3, 7, 19, 40, 44]. Trong nghiên cứu này, việc cung cấp vật trú ẩn hay không lại không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn.
Tương tự, nghiên cứu của Johnston và ctv (2006) cho thấy ở kích cỡ 2,14 g/con, sử dụng vật trú ẩn bằng lưới khi nuôi tôm hùm loài P. cygnus cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với vật trú ẩn bằng gạch. Tuy nhiên, ở kích cỡ lớn hơn 57,1 g và 138,2 g/con, việc cung cấp 2 loại vật trú ẩn này không ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm [44]. Kết quả nghiên cứu của James và ctv (2004) cho thấy: việc cung cấp vật trú ẩn trong ương giống loài J. edwardsii giúp tăng tỷ lệ sống nhưng lại không ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm [40]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu và ctv (2009) cho thấy: cung cấp vật trú ẩn không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng nhưng lại gia tăng đáng kể tỷ lệ sống (80,6% so với 54,2%) [3, 19].
3.1.4. Tác động tương hỗ của mật độ nuôi và vật trú ẩn lên sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm
Bảng 3.4: Tác động tương hỗ của mật độ nuôi và vật trú ẩn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm
Vật trú ẩn Mật độ (cá thể/m2) Không Có Trung bình We1(g) 3 56.42 55.32 55.87 6 54.36 46.94 50.65 Trung bình 55.39 51.13 ±1,222 SGR1(%/ngày) 3 1.046 0.992 1.019 6 1.006 0.922 0.964 Trung bình 1.026 0.957 ±0,032 FCR1 3 3,40a 3,72 a 3,56 A 6 3,80 a 4,76 b 4,28 B Trung bình 3,60 X 4,76 Y ±0,102 Tỷ lệ sống1(%) 3 90,0 b 80,0 b 85,0 B 6 46,0 a 60,0 a 53,8 A Trung bình 68,3 70,4 ±2,582 1
- Với mỗi thông số đánh giá, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống
nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). 2 - Sai số chuẩn.
Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố cho thấy: Mật độ nuôi (3 và 6 con/m2) và có hay không có vật trú ẩn đều không ảnh hưởng đến khối lượng sau (We), tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) của tôm hùm nuôi trong ao đất phủ bạt (P>0,05).
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) ở mật độ 3 con/m2 (có hoặc không có vật trú ẩn) và 6 con/m2 (không có vật trú ẩn) đều thấp hơn so với mật độ 6 con/m2 (có vật trú ẩn) (P < 0,05) (Bảng 3.4). Trong 3 nghiệm thức đầu, hệ số thức ăn dao động trong khoảng 3,4 – 3,8 trong khi ở nghiệm thức còn lại hệ số thức ăn là 4,76. Điều này có thể là do: ở mật độ 6 con/m2, khi cho ăn, tôm cạnh tranh thức ăn lẫn nhau làm cho thức ăn lẫn trong những vật trú ẩn do đó một lượng thức ăn có thể không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến tăng hệ số chuyển hóa thức ăn. Tương tự, tôm hùm nuôi ở mật độ 3 con/m2 cho tỷ lệ sống cao hơn khi nuôi ở 6 con/m2 ngay
cả trong trường hợp có hay không bổ sung vật trú ẩn (80 và 90% so với 46 và 60%) (P < 0,05). Từ nghiên cứu này có thể thấy rằng, nên nuôi tôm ở mật độ thấp sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn ở mật độ cao vì sẽ hạn chế nguy cơ ăn thịt lẫn nhau.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi chúng tôi nhận thấy tôm hùm nuôi trong ao bị sun bám. Đây có thể là nguyên nhân làm cho tôm khó lột xác nên sinh trưởng của chúng chậm hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, điều này cần được